Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Xây dựng một tình huống tranh chấp có liên quan và đưa ra cách giải quyết theo quan điểm cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.96 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Trong thực tế của chúng ta, khi xảy ra tai nạn gây ra thiệt hại cho người khác ta
thường nghĩ ta chỉ phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong trường hợp mình có
lỗi. Tuy nhiên, theo quy định của Luật và thực tế cuộc sống, có một số trường hợp ta
vẫn phải bồi thường trong khi cả hai bên đều không có lỗi . Lỗi là một trong các căn
cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hay nói cách khác ta
có lỗi thì ta mới phải bồi thường. Vậy những trường hợp như đã nói ở trên liệu có đi
ngược lại với quy định chung của Luật, liệu không có lỗi nhưng vẫn phải bồi thường
cho người khác có phải là một điều thiệt thòi hay không? Em xin làm rõ vấn đề này
qua sự nghiên cứu và phân tích đề bài số 15 : “Phân tích các điều kiện làm phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Xây
dựng một tình huống tranh chấp có liên quan và đưa ra cách giải quyết theo quan
điểm cá nhân”

NỘI DUNG
I - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 quy định “ Người nào có hành vi xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác
của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật
khác có liên quan quy định khác.”. Từ đó ta có thể định nghĩa trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng như sau : trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
là trách nhiệm của người có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác về
tài sản, sức khỏe, tính mạng, các quyền nhân thân mà trước đó giữa người gây thiệt
hại với người bị thiệt hại không có giao kết hợp đồng hoặc giữa họ có giao kết hợp
đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc hành vi vi phạm hợp đồng [1].
1 “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản,tính mạng vàsức khỏe”, TS. Phùng Trung Tập.


Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao
gồm:


Có thiệt hại xảy ra : Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do
việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân và tổ
chức. Thiệt hại là điều kiện bắt buộc phải có trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, nếu không có thiệt hại xảy ra thì không phải bồi thường . Thiệt hại ở
đây bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về vật chất là
thiệt hại về tài sản, các chi phí cứu chữa, phục hồi, chăm sóc, thu nhập thực tế bị mất,
bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, các chi phí phát sinh để ngăn chặn,
khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất do danh dự nhân phẩm bị xâm hại. Còn
tổn thất về tinh thần là khoản bù đắp về tinh thần do quá đau buồn, mất mát, bi
thương, góa bụa, mồ côi,….
Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật : Hành vi trái pháp luật là hành vi
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của pháp luật. Cụ thể ở đây
đó là hành vi xâm phạm tới tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và
lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác và đa phần được thể hiện dưới dạng hành động.
Tuy nhiên không phải mọi hành vi xâm phạm đều là trái pháp luật, nếu các hành vi
xâm phạm nói trên được thực hiện theo quy định của pháp luật thì không bị coi là trái
pháp luật. Chẳng hạn như gây thiệt hại trong trường hợp phòng về chính đáng, tình
thế cấp thiết,…
Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra với hành vi trái pháp luật :
nghĩa là hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại, hành vi trái pháp luật
xảy ra trước, thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi trái pháp luật. Chỉ người
có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại mới phải bồi thường, còn hành vi của một
người được xác định chỉ là điều kiện thì không có mối quan hệ bồi thường với người
đó.


Lỗi : Khi một người có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi để lựa chọn
xử sự phù hợp với pháp luật nhưng vẫn thực hiện hành vi gây thiệt hại thì bị coi là có
lỗi. Lỗi bao gồm 2 dạng là lỗi cố ý và lỗi vô ý.
2. Nguồn nguy hiểm cao độ.

Điều 601 BLDS 2015 quy định “ Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện
giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động,
vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm
cao độ khác do pháp luật quy định.”.
Điều 601 đã liệt kê cho ta một loạt các loại nguồn nguy hiểm cao độ tuy nhiên
khái niệm cụ thể về từng loại nguồn nguy hiểm cao độ lại được quy định trong các
loại văn bản khác nhau. Cụ thể :
Phương tiện giao thông vận tải cơ giới : Hiện nay chưa có một văn bản pháp
luật nào chính thức đưa ra khái niệm về phương tiện giao thông vận tải cơ giới. Theo
Khoản 18 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 thì “ phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ
moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn
máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự ”. Như vậy, ngoài phương tiện giao
thông vận tải cơ giới đường bộ còn có phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường
sắt, đường biển, đường hàng không,….Cụ thể các phương tiện giao thông đường
thông đường thủy như tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác ( Khoản 7 Điều 3 Luật
giao thông đường thủy nội địa năm 2004). Các phương tiện giao thông đường hàng
không bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác
( Khoản 1 Điều 13 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006). Các phương tiện giao
thông đường sắt là đầu máy, toa xe, toa xe động lực, phương tiện chuyên dùng di
chuyển trên đường sắt ( Khoản 20 Điều 3 Luật đường sắt 2005)…


Hệ thống tải điện : được hiểu là dây truyền dẫn điện, mô tơ, máy phát điện...Nhà
máy công nghiệp như công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.... Cũng giống như phương
tiện vận tải cơ giới chúng chỉ được xem là nguồn nguy hiểm cao độ nếu đang trong
trạng thái hoạt động.
Vũ khí : là những phương tiện được sử dụng với mục đích sát thương nhanh bao
gồm vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn, công cụ hỗ trợ,....[2].
Chất cháy, chất nổ : là các chất rắn, lỏng, khí…dễ xảy ra cháy nổ.[ 3]. Chất cháy

có khả năng tự bốc cháy cao khi tiếp xúc với oxy. Chất nổ có khả năng gây nổ mạnh,
nhanh tỏa nhiệt và phát sáng.
Chất độc: là những chất có độc tính cao, rất nguy hiểm cho tính mạng sức khỏe
con người, động vật và môi trường xung quanh. Ví dụ Acônitin,….
Chất phóng xạ : là chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí, có hoạt động phóng xạ riêng lớn
hơn 70 kbo/kg [4]. Chất phóng xạ có tính sát thương rất lớn, có khả năng phát ra
những tia phóng xạ không nhìn thấy và gây bệnh hoặc gây nhiễm xạ với con người,
động vật và môi trường sống.
Thú dữ : là động vật bậc cao, có lông mao, có tuyến vú, nuôi con bằng sữa,….Ví
dụ như gấu, báo, hổ, sư tử,…
Nguồn nguy hiểm cao độ khác : là được xem như là một quy định mở của pháp
luật. Pháp luật quy định như vậy nhằm dự liệu trước nhiều nguồn nguy hiểm chưa
được phát hiện nhưng gây ra thiệt hại và cần phải bồi thường thiệt hại cho người bị
thịêt hại.
Như vậy, nguồn nguy hiểm cao độ không chỉ là những loại đã được liệt kê ở Điều
601 BLDS 2015 mà còn bao gồm cả những loại khác cũng chứa đựng khả năng gây
2 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 về Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
3 Luật phòng cháy chữa cháy 2001
4 Pháp lệnh về an toàn và kiểm soát bức xạ năm 1996.


thiệt hại như nguồn nguy hiểm cao độ. Vì vậy để xác định một vật là nguồn nguy
hiểm cao độ thì cần phải căn cứ vào các điều kiện sau :
 Vật phải đang hiện hữu và phải đang hoạt động vận hành, sản xuất,…..
 Phải luôn chứa đựng khả năng gây thiệt hại cho con người và môi trường xung
quanh rất lớn.
 Con người không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối nguy cơ gây thiệt hại
3. Trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một
trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách

nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm của
chủ sở hữu, người được chủ sở hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trong việc
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại về vật chất, tinh thần, phải bồi thường
thiệt hại cho người bị thiệt hại nhằm khôi phục tình trạng tài sản, bù đắp tổn thất
tinh thần cho người bị thiệt hại.[5] Thiệt hại liên quan đến các nguồn nguy hiểm rất
đa dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên chỉ áp dụng trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra khi thỏa mãn được các điều kiện
sau:
Thứ nhất : vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ phải đang trong tình trạng
vận hành hoạt động, chẳng hạn như phương tiện giao thông vận tải cơ giới đang tham
gia trên đường, chập hệ thống dây tải điện đang hoạt động,…Trường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ đang ở trạng thái “tĩnh” – không hoạt động thì không thể coi
là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được.
Thứ hai : thiệt hại phải do chính sự tác động của bản thân nguồn nguy hiểm cao
độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra. Thiệt hại này nằm ngoài sự
kiểm soát, chế ngự của con người, không có sự tác động bởi hành vi của con người
và do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại . Ví dụ xe ô tô đang đi trên đường
5 “Từ điển giải thích thuật ngữ luật học”, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND, 1999


thi bị nổ lốp và đâm vào chiếc xe đạp đi bên cạnh, nó khác với trường hợp ô tô đang
đi trên đường vì tránh khúc gỗ ở trước mặt mà đâm vào xe đạp đang đi bên cạnh, đây
là thiệt hại do hành vi của con người gây ra chứ không thể là xác định là thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Căn cứ vào Điều 601 BLDS 2015 thì khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại
chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường được xác định như sau :
 Chủ sở hữu, người đang chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ
phải bồi thường khi gây thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng.
 Nguồn nguy hiểm cao độ đang bị chiếm hữu trái pháp luật gây thiệt hại thì
người người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ

phải bồi thường.
 Nguồn nguy hiểm cao độ đang bị chiếm hữu trái pháp luật gây ra thiệt hại mà
chủ sở hữu có lỗi trong việc để người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật
nguồn nguy hiểm cao độ thì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ và người đang
chiếm hữu , sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải liên đới bồi
thường thiệt hại.
 Nguồn nguy hiểm cao độ đang bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây ra thiệt
hại mà người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao
độ đó có lỗi trong việc để cho nguồn nguy hiểm cao độ bị người khác chiếm
hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đó và người chiếm hữu, sử dụng trái pháp
luật nguồn nguy hiểm cao độ phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Trong thực tế, khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thường có sự nhầm
lẫn giữa trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra với trách nhiệm dân
sự cho hành vi trái pháp luật gây ra. Do đó thường dẫn đến việc xác định trách nhiệm
không đúng của các chủ thể phải bồi thường.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 601 thì căn cứ để loại trừ trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là: “ Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử


dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ
trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.”
II - CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ là trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng do đó căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng áp dụng như căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, yếu tố lỗi trong trách nhiệm

bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra vẫn là một vấn đề còn nhiều
tranh cãi và có nhiều quan điểm khác nhau.Vậy để hiểu rõ hơn về các căn cứ phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra em xin đi
vào phân tích cụ thể từng căn cứ một như sau.
1. Có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Thiệt hại ở đây được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích vật chất của một người
được xác định được trên thực tế và những thiệt hại gián tiếp chắc chắn sẽ xảy ra.
Thiệt hại có thể là trực tiếp cũng có thể là gián tiếp. Thiệt hại trực tiếp là những thiệt
hại đã phát sinh trên thực tế và có thể được xác định bằng tiền. Ví dụ như giá trị của
tài sản bị mất mát, hư hỏng… Thiệt hại gián tiếp là những thiệt hại chưa xảy ra trên
thực tế nhưng chắc chắn sẽ xảy ra trên cơ sở khoa học. Ví dụ như sự sụt giảm giá trị
của tài sản, suy giảm hoặc mất những lợi ích khi sử dụng, khai thác từ tài sản,…..
Nguồn nguy hiểm cao độ có thể gây thiệt hại cho bất kỳ ai bao gồm cả chủ sở
hữu, người đang chiếm hữu, vận hành, người không liên quan đến nguồn nguy hiểm


cao độ….Tuy nhiên trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ chỉ
được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho “những người xung quanh”
– là những người không có quan hệ lao động hoặc quan hệ sở hữu hoặc liên quan đến
nguồn nguy hiểm cao độ. Ví dụ như xe tải của anh A đang đi trên đường vì mất phanh
lên lao xuống dốc với tốc độ nhanh và đâm vào ô tô của anh B gây thiệt hại thì khi đó
anh A sẽ phải bồi thường thiệt hại cho anh B do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà
anh A là chủ sở hữu. Còn nếu là chủ sở hữu của tài sản thì họ phải tự chịu mọi rủi ro
do tài sản của mình gây ra. Ví dụ ông A là chủ sở hữu của chiếc ô tô, anh B là lái xe
riêng của ông A, khi đang trên đường chở ông A đi làm thì xe bị nổ lốp trước và mất
lái nên đâm vào cháu C đang đi xe đạp bên đường, cháu C bị gãy mất 1 chân và 1 tay.
Nhưng cháu C lại là con ông A nên ông C cũng không được yêu cầu bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Hoặc với trường hợp người bị thiệt hại trong
khi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động thì sẽ được hưởng bồi
thường theo chế độ bảo hiểm tai nạn lao động. Anh Ba làm việc tại một nhà máy sản

xuất đồ đông lạnh, công việc của anh là đi kiểm tra lại các thiết bị, máy móc dây
chuyền sản xuất sau khi mọi người đã tan làm, trong một lần đi kiểm tra có múi điện
bị hở nhưng anh Ba không biết nên vô tình chạm tay vào dây điện và bị điện giật
chết. Như vậy trong trường hợp này cũng không thể xác định thiệt hại của anh Ba là
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được.
Nguồn nguy hiểm cao độ là những tài sản có khả năng gây thiệt hại trong quá
trình vận hành, sử dụng do đó những thiệt hại do nó gây ra chỉ có thể là thiệt hại về
tài sản, tính mạng, sức khỏe. Còn thiệt hại về danh dự nhân phẩm uy tín là những
thiệt hại chỉ phát sinh do hành vi của con người nên không thuộc phạm vi tác động
của nguồn nguy hiểm cao độ. Nhiều người cho rằng trường hợp “chó cắn rách váy”
khiến cho người phụ nữ bị xấu mặt, bị mọi người chê cười là thiệt hại về danh dự
nhân phẩm, tuy nhiên thiệt hại ở đây phải là những chi phí để khắc phục những tổn
thất do bị xâm hại, còn cái bị xâm hại ở đây tức danh dự nhân phẩm thì được coi là
khách thể.


2. Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ.
Khoản 1 Điều 601 BLDS 2015 đã liệt kê một loạt các loại được coi là nguồn
nguy hiểm cao độ. Tuy nhiên trên thực tế còn rất nhiều nguồn nguy hiểm cao độ khác
nhau do đó để xác định được đâu là nguồn nguy hiểm cao độ cần phải căn cứ vào các
văn bản, quy định khác có liên quan ( như đã phân tích ở mục 2 phần I ).
Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải do chính bản thân nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra. Cũng có quan điểm cho rằng vật là thứ vô tri vô giác do đó chúng
không thể gây thiệt hại nếu không có sự tác động của con người. Tuy nhiên trên thực
tế có rất nhiều trường hợp thiệt hại do vật gây ra mà không hề có có sự tác động của
con người, hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ nằm ngoài sự kiểm soát của con
người, không có một biện pháp nào khác có thể ngăn chặn được. Trên thực tế có rất
nhiều trường hợp thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ và thường bị
nhầm lẫn giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra. Ví dụ như

trường hợp đánh cá bằng mìn, dùng điện để bẫy chuột, nhốt người vào chuồng hổ,
….những hành vi này là hoàn toàn có chủ ý chứ không phải do tự thân nguồn nguy
hiểm cao độ gây thiệt hại. Những trường hợp như xe ô tô đang chạy thì mất phanh,
chập đường dây tải điện, cháy nổ nhà máy do trục trặc kỹ thuật….thì mới được coi là
thiệt hại do chính bản thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Hoạt động gây thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải có tính trái pháp
luật. Việc gây thiệt hại trái pháp luật tức là những thiệt hại do sự hoạt động của nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra, pháp luật không cho phép. Ví dụ như xe tải nổ lốp đâm đâm
vào xe khách đang đi trên đường gây chết người, dây điện của nhà máy công nghiệp
bị chập làm chết nhiều người,…..Ngoài ra, có những trường hợp nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra thiệt hại nhưng không bị coi là trái pháp luật ví dụ như trường hợp xe
tải của anh A đang đi trên đường thì bị mất phanh nếu đi thẳng anh sẽ đâm phải chiếc
xe khách phía trước đang chở 24 người , vì vậy anh đã rẽ sang bên trái và đâm vào


cổng của một nhà nằm bên đường, trong trường hợp này có thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra nhưng bị coi là trái pháp luật.
3. Mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra với thiệt hại xảy ra.
Quan hệ giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra có
mối quan hệ phổ biến, biện chứng. Hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên
nhân tất yếu, có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại và thiệt hại xảy ra là kết quả của
hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ. Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại điểm mấu chốt là phải xác định được thiệt hại đó do nguyên nhân nào gây ra.
Tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được
áp dụng khi tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại.
Ví dụ như A là chủ của một khu chuồng nuôi hổ. B là nhân viên chăm sóc cho hổ.
Đến một hôm B vào cho hổ ăn như bình thường nhưng bất ngờ bị con hổ tấn công
làm cho B chết. Vậy mối quan hệ nhân quả ở đây chính là hoạt động gây thiệt hại do
con hổ gây ra và thiệt hại là tính mạng của B.

4. Vấn đề lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra.
Theo căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung
thì lỗi là một trong bốn điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Một
người chỉ phải bồi thường khi có thiệt hại do hành vi có lỗi của mình gây ra. Cở sở để
người bị thiệt hại được bồi thường là họ phải chứng minh được người gây thiệt hại có
lỗi. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều trường hợp thiệt hại xảy ra mà không hề do lỗi
của ai cả. Ví dụ như xe đang xuống dốc thì bị mất phanh và gây thiệt hại cho người
khác,…Trong trường hợp đó nếu xác định trách nhiệm theo yếu tố lỗi thì không thể
đảm bảo được hiệu quả quyền lợi cho nạn nhân được. Chính vì thế có một số quan


điểm khác cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp có thể
phát sinh mà không có yếu tố lỗi.
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trường hợp đặc
biệt, trách nhiệm bồi thường có thể đặt ra cho chủ sở hữu ngay cả khi không cần xem
xét đến yếu tố lỗi. Khoản 3 Điều 601 BLDS 2015 quy định như sau: “Chủ sở hữu,
người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi
không có lỗi ”. Với quy định trên của pháp luật thì có 3 cách hiểu khác nhau [6] :
Quan điểm thứ nhất cho rằng cần căn cứ vào nguyên nhân gây thiệt hại. Nếu
thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ thì áp dụng trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dù có lỗi hay không có lỗi của
người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Ví dụ như thiệt hại do bị chập
điện của nhà máy sản xuất, thiệt hại do xe bị nổ lốp giữa đường. Còn trường hợp do
hành vi của con người gây ra mà có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ thì áp
dụng nguyên tắc chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ví dụ như người lái ô tô
uống rượu say và gây thiệt hại cho người đi đường. Nếu theo quan điểm này thì có xu
hướng đè nặng trách nhiệm cho chủ sở hữu, người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao
độ vì có nhiều trường hợp trên thực tế thiệt hại xảy ra là do lỗi của người khác. Ví dụ
như A cắt đứt phanh xe của B, B không biết và lái xe trên đường gây ra thiệt hại cho

người khác.
Quan điểm thứ hai cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoàn toàn loại trừ
yếu tố lỗi. Nếu thiệt hại xảy ra do một phần lỗi của chủ sở hữu, người chiếm hữu thì
áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung. Nếu thiệt hại hòan toàn không có
lỗi thì áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Tuy nhiên trên thực tế cũng rất khó mà có thể xác định được những trường hợp nào
hoàn toàn không do lỗi của con người được.

6 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam, T.S Trần Thị Huệ.


Quan điểm thứ ba là sự hòa hợp của hai quan điểm trên. Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ áp dụng khi hoạt động gây thiệt hại
của nguồn nguy hiểm cao độ nằm ngoài khả năng kiểm soát, điều khiển của người
chiếm hữu, vận hành và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại. Nếu thiệt hại xảy
ra do hoàn toàn lỗi cố ý của con người trong việc trông giữ bảo quản, vận hành nguồn
nguy hiểm cao độ thì không áp dụng trách nhiệm này mà sẽ áp dụng trách nhiệm bồi
thường thiệt hại nói chung. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra không loại trừ khả năng thiệt hại cũng có một phần lỗi của người quản lý
trông giữ, bảo quản, vận hành, nguồn nguy hiểm cao độ không phải là nguyên nhân
có tính chất quyết định thiệt hại. Chủ sở hữu, người đang chiếm hữu nguồn nguy
hiểm cao độ không được miễn trừ trách nhiệm bồi thường kể cả trong trường hợp họ
chứng minh được mình không có lỗi trong việc trông giữ, bảo quản vận hành nguồn
nguy hiểm cao độ. Có thể nói quan điểm này đúng đắn và phù hợp hơn so với hai
quan điểm nêu trên. Dấu hiệu quan trọng ở đây để xác định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại là nguyên nhân trực tiếp, yếu tố quyết định dẫn đến gây thiệt hại. Thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể hoàn toàn không có lỗi của con người, cũng
có thể do một phần lỗi của người trực tiếp quản lý, điều khiển,….tuy nhiên lỗi chỉ
đóng vai trò thứ yếu mà thôi.
III - TÌNH HUỐNG:

a, Tình huống: Anh Nguyễn Văn A là chủ sở hữu của chiếc ô tô tải, thuê anh
Phạm Văn Ba lái xe chở hàng từ kho hàng X đến hợp tác xã M tại địa bàn Tỉnh Ninh
Bình. Trên đường chở hàng từ kho hàng X đến hợp tác xã M, ô tô tải do anh Ba điều
khiển bị nổ lốp, anh Ba mất lái, xe đâm vào nhà chị Hà Thị Thu ở bên đường làm
chết đứa con nhỏ 5 tuổi của chị Thu đang chơi ngoài sân và gây thiệt hại cho một số
tài sản khác của gia đình chị như hàng rào bị đổ vỡ, xe máy trước sân bị đè nát, bộ
bàn ghế đá trước sân bị đâm vụn,…
b, Giải quyết tình huống:


*Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tình huống:
Xét tình huống với lý luận đã nêu ở phần trên. Thì đối với tình huống này điều
kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã thỏa mãn đủ ba yếu tố:
- Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật do chính nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra
- Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho “người xung quanh”
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của
nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra.
Như vậy đối với tình huống trên, chiếc ô tô tải mà anh A là chủ sử hữu đã thuê
anh Ba lái xe để trở hàng đang hoạt động trên đường từ kho hàng X đến hợp tác xã M
thì bị nổ lốp. Khi xe ô tô tải bị nổ lốp như vậy thì sẽ nằm ngoài sự kiểm soát, chế ngự
của anh Ba. Hoạt động trái pháp luật gây thiệt hại là do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra, tức bản thân sự vận động của chiếc xe tải đó là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Khi ô
tô nổ lốp anh Ba nhận thức được sự nguy hiểm của nó nhưng không có cách nào để
khắc phục và ngăn chặn được tình trạng đó, sự gây thiệt hại hoàn toàn không có sự
tác động của con người. Bên cạnh đó, có thiệt hại xảy ra, ở đây bao gồm cả thiệt hại
vật chất lẫn tinh thần đối với gia đình chị Hà Thị Thu, chị vừa phải tốn chi phí để sửa
chữa, tu sửa lại những gì đã bị xe tải tàn phá, vừa phải gánh chịu nỗi đau mất mát khi
mất đi đứa con nhỏ, thiệt hại ở đây vô cùng lớn.. Nguyên nhân gây ra thiệt hại là do ô
tô nổ lốp, nếu ô tô không nổ lốp thì có thể đã không có thiệt hại xảy ra, do đó giữa

thiệt hại của gia đình chị Hà Thị Thu với hoạt động gây thiệt hại của tự thân chiếc xe
tải là có mối quan hệ nhân quả với nhau.
*Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 601 BLDS 2015
“Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra


2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người
này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Xét với tình huống đã nêu, thì anh A là chủ sở hữu của chiếc xe tuy nhiên anh
A đã thuê anh Ba lái chiếc xe đó để trở hàng cho mình, do gặp sự cố ngoài ý muốn thì
anh Ba đã gây thiệt hại cả về tinh thần và vật chất cho gia đình chị Thu. Đối với yếu
tố lỗi, trong trường hợp này không ai có lỗi, nguyên nhân là do chiếc xe. Tuy nhiên,
do đây là trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nên anh A là chủ sở
hữu của chiếc xe tải phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình chị Thu.
Sau khi anh A đã bồi thường thiệt hại cho nhà chị Thu thì anh Ba phải hoàn trả lại
một khoản tiền cho anh A. Bởi vì, tuy anh Ba không phải chủ sở hữu chiếc xe tải,
nhưng trước đó anh Ba đã được giao quyền chiếm hữu, sử dụng (Anh A thuê anh Ba
lái chiếc xe tải để trở hàng).

KẾT LUẬN
Qua những gì đã phân tích ở trên có thể thấy rằng trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một loại trách nhiệm dân sự đặc biệt, nó có
thể phát sinh ngay cả khi không cần đến yếu tố lỗi. Nguồn gây thiệt hại thường là
điện, ô tô, xe tải, thú dữ,….vì vậy trên thực tế loại trách nhiệm này xảy ra rất phổ
biến, tuy nhiên Luật cũng chưa có một quy định cụ thể riêng biệt nào để nói đến căn
cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra vì
thế khi áp dụng trên thực tiễn vẫn còn nhiều sai sót đáng kể. Để tránh được những sự
việc xử lý sai trên thực tế thiết nghĩ nhà làm luật cần phải có sự sửa đổi bổ sung và

hoàn thiện hơn nữa, đặc biệt là cần quy định chặt chẽ và rõ ràng hơn về căn cứ phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.


1. “Giáo trình Luật dân sự Việt Nam II” , Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB
Công An Nhân Dân, Hà Nội – 2015.
2. “Hướng dẫn môn học Luật dân sự tập II”, TS. Phạm Văn Tuyết, TS. Lê Kim
Giang, NXB Tư Pháp Hà Nội – 2015.
3. “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng” ,
TS.Phùng Trung Tập, NXB Hà Nội – 2009.
4. “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật dân sự
Việt Nam” , TS. Trần Thị Huệ, NXB Chính trị - Hành chính Hà Nội – 2013.
5. “Bình luận khoa học Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” , TS. Nguyễn Minh Tuấn, NXB Tư Pháp Hà Nội – 2005.
6. “Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - bản án và bình luận
bản án tập 2”, PGS.TS Đỗ Văn Đại, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh,
2014.
7. “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng từ quy định của pháp luật
đến thực tiễn” , PGS.TS. Trần Thị Huệ, TS. Vũ Thị Hồng Yến, Vũ Thị Hải Yến,
NXB Tư Pháp – 2008.
8. “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”, Trần Trà Giang, Luận văn thạc sĩ Luật học,
năm 2011
9. Đề tài “ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra”, công trình nghiên cứu khoa học, nhóm ngành khoa học: Xh2b, Bộ giáo dục
và đào tạo Trường đại học Luật Hà Nội.
10.Bộ luật dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2015, NXB Lao động.
11.Nghị quyết số 03/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự

năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
12.
/>


×