Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tìm hiểu motif của kiểu truyện nhân vật người thông minh, láu lỉnh trong truyện dân gian việt nam và lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.8 KB, 95 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ LÝ

TÌM HIỂU MOTIF CỦA KIỂU TRUYỆN NHÂN VẬT NGƯỜI
THÔNG MINH, LÁU LỈNH TRONG TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT
NAM VÀ LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI , 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ LÝ

TÌM HIỂU MOTIF CỦA KIỂU TRUYỆN NHÂN VẬT NGƯỜI
THÔNG MINH, LÁU LỈNH TRONG TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT
NAM VÀ LÀO

Ngành: Văn Học Việt Nam
Mã số: 8 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Nguyễn Đức Ninh


HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực.

Tác giả

Nguyễn Thị Lý


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 3
1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................. 3

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................... 5
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................... 12
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 12
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ............................................................. 13
7. Kết cấu của luận văn ......................................................................... 13
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ KIỂU TRUYỆN NHÂN VẬT NGƯỜI
THÔNG MINH, LÁU LỈNH TRONG TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT
NAM VÀ LÀO ........................................................................................... 14
1.1. Một số khái niệm lý luận liên quan .............................................. 14
1.2. Xác định thể loại của kiểu truyện nhân vật người thông minh

trong truyện dân gian Việt Nam và Lào ............................................. 16
1.3. Kiểu truyện nhân vật người thông minh, láu lỉnh trong truyện dân
gian Việt Nam và Lào ............................................................................. 19
Chương 2 NHỮNG MOTIF TƯƠNG ĐỒNG CỦA KIỂU TRUYỆN
NHÂN VẬT NGƯỜI THÔNG MINH, LÁU LỈNH TRONG TRUYỆN
DÂN GIAN VIỆT NAM VÀ LÀO .......................................................... 24
2.1. Những motif tương đồng ............................................................... 24
2.2. Căn nguyên sự tương đồng trong kiểu truyện ............................ 48

1


Chương 3 NHỮNG MOTIF KHÁC BIỆT CỦA KIỂU TRUYỆN
NHÂN VẬT NGƯỜI THÔNG MINH, LÁU LỈNH TRONG TRUYỆN
DÂN GIAN VIỆT NAM VÀ LÀO ........................................................... 56
3.1. Những motif khác biệt ................................................................... 56
3.2. Căn nguyên sự khác biệt trong kiểu truyện ................................ 70
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 79
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 87

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các nhà nghiên cứu văn học Đông Nam Á đã từng nhận định:
văn học dân gian là thành tựu của văn hóa Đông Nam Á nói chung và ở Lào
nói riêng. Vì vậy với mong muốn nghiên cứu về một thể loại văn học ở Việt
Nam trong tương quan so sánh với văn học Lào- một nước láng giềng gần

gũi, chúng tôi nhận thấy văn học dân gian là đối tượng nghiên cứu phù hợp.
Nghiên cứu văn học dân gian Đông Nam Á còn chưa nhiều, nhất là các thể
loại tự sự dân gian. Các nghiên cứu của các nhà khoa học trước đây có xu
hướng thiên về thể loại trữ tình dân gian. Chính vì vậy, nghiên cứu về tự sự
dân gian, mà cụ thể hơn là truyện dân gian còn nhiều khoảng trống cần được
lấp đầy. Nghiên cứu truyện dân gian trong đề tài của chúng tôi góp phần bổ
sung một phần vào khoảng trống đó.
Trong kho tàng truyện dân gian Đông Nam Á, kiểu truyện (type) nhân
vật người thông minh, láu lỉnh là một trong những kiểu truyện xuất hiện ở
Lào, Việt Nam và nhiều nước khác. Trong truyện dân gian ở Việt Nam và
Lào thường có những kiểu truyện về những nhân vật thông minh, láu lỉnh,
ranh mãnh như Xiêng Miệng, Xiêng Nọi, Trạng Quỳnh, Xiển Bột, Ba GiaiTú Xuất, Thủ Thiệm…. Đây là kiểu truyện mà tính trí tuệ, uyên bác được đề
cao và chi phối tới toàn bộ kết cấu của cốt truyện. Bên cạnh tính trí tuệ, kiểu
truyện còn hấp dẫn bởi sự hài hước và tính giải trí do tính cách láu lỉnh, ranh
mãnh của các nhân vật tạo ra. Nhận ra sức hấp dẫn của kiểu truyện nhân vật
người thông minh, láu lỉnh một số nhà nghiên cứu đã có những kiến giải
mang tính chất gợi mở về một khía cạnh nổi bật nào đó liên quan đến nhân
vật. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề cốt lõi như kết cấu, motif,… cần phải được
đào sâu và mở rộng hơn nữa. Mặt khác, vấn đề cốt yếu là sự giống và khác
nhau của kiểu truyện này ở Việt Nam- Lào như thế nào, tại sao lại có sự giống

3


và khác nhau đó? Giải quyết những vấn đề này giúp chúng ta có “cái nhìn
tham chiếu” đầy đủ, sáng tỏ về giá trị của kiểu truyện nhân vật người thông
minh, láu lỉnh ở Đông Nam Á nói chung và hai nước Việt Nam- Lào nói
riêng.
Nghiên cứu về type và motif là những hướng đi để tìm ra bản chất, đặc
trưng và sự phân bố của truyện dân gian theo các khu vực, vùng miền. Motif

là thành tố góp phần làm rõ đặc điểm của một type truyện cụ thể nào đó. Phân
tích motif là “con đường ngắn nhất” cho sự liên kết của các văn bản truyện kể
dân gian trên toàn thế giới. Trên thế giới, đã có nhiều công trình thu thập và
thống kê về type và motif truyện dân gian theo cấp độ quốc gia, khu vực như:
Bảng phân loại và danh mục kiểu truyện dân gian và Bảng chỉ mục các motif
văn học dân gian của Antti Aarne và Stith Thompson, các nghiên cứu về type
và motif trong truyện dân gian Nhật Bản của Hiroko - Ikeda (Nhật Bản), về
type và motif trong truyện dân gian Trung Quốc của Wolfram Eberhard
(Đức)…Tuy nhiên chưa có công trình nào phân loại về type và motif một
cách hệ thống trong truyện dân gian khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt
Nam- Lào nói riêng. Sự thể hiện các motif của kiểu truyện về nhân vật thông
minh, láu lỉnh ở Lào và Việt Nam trong đề tài này sẽ là những chứng cứ xác
thực minh chứng cho sự đặc sắc của kiểu truyện, qua đó có cái nhìn cơ bản,
đa diện, đa chiều về kiểu truyện này ở những nền văn hoá dân tộc khác nhau
của khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên việc nghiên cứu truyện dân gian không
phải chỉ dừng lại ở đó. Ngoài việc tìm ra mối liên kết giữa các type truyện dân
gian thông qua các motif tương đồng, cần phải nghiên cứu về nguồn gốc lịch
sử của truyện, nguyên nhân tạo ra sự tương đồng và khác biệt của motif ở
truyện dân gian các nước, sự thể hiện tính chất xã hội….Vì vậy, tìm hiểu
những motif của kiểu truyện nhân vật thông minh láu lỉnh và căn nguyên tạo

4


ra sự tương đồng và khác biệt của các motif đó trong truyện dân gian Việt
Nam, Lào là cần thiết và hữu ích.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu ở nước ngoài
Đầu những năm 20 thế kỷ XX, trên thế giới có ít nhất có 4 trường phái
nghiên cứu khoa học đã từng đặt ra vấn đề về đơn vị type và motif trong lĩnh

vực nghiên cứu truyện kể dân gian. Nổi bật nhất là hai công trình khoa học
chất lượng tiêu biểu của trường phái Phần Lan: The Type of the Folktale – A
Classification and Bibliography (Bảng phân loại và danh mục kiểu truyện
dân gian), do Antti Aarne biên soạn và Stith Thompson mở rộng được xuất
bản lần đầu vào năm 1928 tại Helsinki, được biết đến với tên gọi tắt là Từ
điển A-T.Tuy nhiên, sau đó S.Thompson đã biên soạn một bộ từ điển truyện
dân gian không phải ở cấp độ cốt truyện (type) mà là ở cấp độ chi tiết (motif),
bởi ông nhận ra sự tương đồng trong các truyện dân gian ở cấp độ motif
thường xuyên hơn cấp độ type. Công trình thứ hai đó là Motif index of FolkLiterature( Bảng chỉ mục các motif văn học dân gian) xuất bản năm 1936.
Trong đó các tác giả đã lập bảng phân loại các motif đơn nhất và chia từ điển
ra làm 23 mục lớn, trong đó mục từ J: The wise and the foolish tập hợp các
motif về người khôn ngoan và ngu ngốc. Có 2799 motif về người khôn
ngoan và ngu ngốc mà các tác giả đã thống kê được, trong đó mục motif
J1100- J1249: là nhóm motif về những người thông minh và hành động,
mục motif J1250- J1499: là nhóm motif phản biện bằng lời nói thông minh.
Các motif về người thông minh trong cuốn từ điển này chủ yếu xuất hiện
trong các truyện dân gian ở Châu Âu, Châu Mỹ như: Ý, Pháp, Anh, Iceland,
Do Thái, Ai Len, Mỹ… và một số nước Châu Á, trong đó tiêu biểu nhất là Ấn
Độ. Chúng tôi nhận thấy không có sự xuất hiện các motif về người thông
minh trong các truyện dân gian khu vực Đông Nam Á trong cuốn từ điển này.

5


Tuy nhiên đây là cứ liệu tin cậy giúp chúng tôi tham khảo khi triển khai tìm
hiểu về motif của kiểu truyện người thông minh trong truyện dân gian của
Việt Nam và Lào.
Bộ sách hai cuốn Tuyển tập V.Ia. Propp (2003) do một nhóm tác giả
biên dịch một cách công phu gồm 4 phần: 1. Hình thái học truyện cổ tích, 2.
Những căn rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ, 3. Những lễ hội nông nghiệp

Nga, 4. Folklore và thực tại. Cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo quý giá
cung cấp cho chúng tôi rất nhiều những vấn đề khoa học về lý thuyết nghiên
cứu truyện kể dân gian cùng với những thí dụ cụ thể từ những ứng dụng tỉ mỉ
của tác giả cuốn sách nhằm làm sáng rõ các quan điểm lý thuyết của mình.
Với Tuyển tập V.Ia. Propp chúng tôi kế thừa định nghĩa motif về phương diện
hình thái học của trường phái cấu trúc -chức năng, phương pháp nghiên cứu
motif theo phương diện cấu tạo và phương pháp nghiên cứu motif theo
phương diện tiếp cận nguồn gốc và sự biến đổi lịch sử.
Ngoài các bộ sách có tính chất định hướng nghiên cứu kể trên, dưới đây
chủ yếu chúng tôi điểm lại các công trình nghiên cứu của các học giả Lào về
văn học dân gian Lào. Cuốn Văn học Lào do Bò Xẻng Khâm Vôông Đa La
chủ biên xuất bản năm 2008, Nhà xuất bản và phát hành sách Quốc gia Lào,
với luận cứ của các nhà nghiên cứu bản địa đã giúp chúng tôi có cái nhìn sâu
sắc và toàn diện hơn về văn học dân gian Lào nói chung và kiểu nhân vật
thông minh trong truyện cổ Lào nói riêng. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã
xếp kiểu truyện về các nhân vật thông minh ở một số nước Đông Nam Á vào
thể loại truyện cười dân gian: “Kiểu truyện cười này từng được thấy ở nhiều
nước anh em xóm giềng như ở Việt Nam có truyện “Trạng Quỳnh”, ở
Campuchia có truyện “ Thơ Mênh Chây”, ở Thái Lan có truyện “ Sỉ Tha Nôn

6


Chay”[ 47, tr 125]. Sự khẳng định về thể loại của kiểu truyện là cơ sở để
chúng tôi tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình.
Năm 2014, Viện khoa học xã hội quốc gia Lào- Viện nghiên cứu văn hóa
xuất bản cuốn Tuyển tập Văn học Lạn Xạng tập 1, trong đó các tác giả xếp
truyện Xiêng Miệng vào trong tập hợp các tác phẩm văn học dân gian của Lào
thuộc thời kì Lạn Xạng và chỉ rõ thuộc thời vua Su Li Nha Vông Sả ( từ năm
1633). Việc cung cấp dữ liệu về thời gian ra đời truyện Xiêng Miệng một cách

chính xác giúp chúng tôi có căn cứ lịch sử trong quá trình nghiên cứu những
vấn đề liên quan tới nhân vật.
Cuốn Lịch sử- Văn học Lào-học hỏi từ 108 truyện cổ Lào và truyện thế
giới của Nghệ nhân ưu tú Mạ Hả Bun Mi Thếp Sỉ Mương là một trong số rất
ít những cuốn sách viết về Xiêng Miệng- nhân vật thông minh, láu lỉnh tiêu
biểu ở Lào. Trong cuốn sách, Nghệ Nhân đề cập tới những nội dung khái quát
trong truyện Xiêng Miệng. Trong đó tác giả có nhấn mạnh sự bí ẩn và phức
tạp về thời gian ra đời Xiêng Miệng. Đây là một trong những tài liệu hiếm hoi
góp phần định hướng về nội dung cốt truyện về Xiêng Miệng.
Trong cuốn Giáo trình năm thứ nhất của Đại học chuyên ngành Tiếng
Lào- Văn học do Vụ nghiên cứu Cấp cao- Bộ Giáo Dục và thể thao Lào biên
soạn năm 2016, xếp truyện Xiêng Miệng thuộc thể loại truyện cười. Việc xác
định thể loại tác phẩm của các nhà nghiên cứu bản địa là định hướng cho
chúng tôi trong việc xác định thể loại của kiểu truyện nhân vật người thông
minh, láu lỉnh ở Lào.
- Nghiên cứu ở trong nước
Qua các nguồn tư liệu tiếng Việt đã tiếp cận được, người viết nhận thấy
các tài liệu liên quan đến motif của kiểu truyện nhân vật thông minh, láu lỉnh
trong truyện dân gian Đông Nam Á nói chung và hai nước Lào Việt Nam nói

7


riêng còn rất hạn chế về số lượng. Các bài viết, các công trình nghiên cứu chủ
yếu mới chỉ đưa ra những kiến giải ban đầu về sự tồn tại của kiểu nhân vật
thông minh trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Từ năm 1978, trong chuyên đề Nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học dân
gian Việt Nam, Trường Đ.H.S.P I Hà Nội in năm 1978, Đỗ Bình Trị đã đánh
giá về nét độc đáo của nhân vật trí xảo trong truyện trạng Việt Nam đồng thời
ông có nhắc đến khái niệm “tình tiết” trong văn học dân gian. Ông nhận định

so với nhiều tình tiết nổi tiếng trong văn học dân gian thế giới có cốt truyện
này ở những dân tộc thì dị bản Việt Nam có không ít chỗ trùng lặp.
Ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn Đắc là một trong những người
đầu tiên thực hiện lập bảng mục lục tra cứu Type và Motif cho từng bộ sưu
tập truyện kể. Lần đầu tiên trong tập Những truyện kể Vêtala ( NXB KHXH
Hà Nội, 1986) do chính tác giả dịch có kèm theo bảng tra cứu type và motif.
Nguyễn Tấn Đắc cũng đã lập bảng tra cứu type và motif cho sưu tập Truyện
dân gian Campuchia của Vũ Tuyết Loan, Nguyễn Sĩ Tuấn, Nguyễn Thị Hiệp(
NXB KHXH Hà Nội, 1987). Trong tài liệu này Nguyễn Tấn Đắc có nhắc đến
những truyện về trí thông minh trong phần viết về loại truyện cổ mang tính xã
hội của Campuchia: “ Truyện kể Campuchia cũng diễn đạt tài tình trí thông
minh láu lỉnh, tài ứng phó đối đáp của dân gian. Những chùm truyện về
Thmênh Chây, về thằng Lêu, về con thỏ, rất được nhân dân Campuchia yêu
thích” [24, tr. 10] Ngoài việc giới thiệu truyện kể dân gian, nhà nghiên cứu
cũng bước đầu chú ý quan sát phân tích type và motif của truyện. Đến năm
2001, cuốn sách Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif của tác giả đã
được xuất bản. Loạt tác phẩm này của tác giả là sự tiếp nối lý thuyết type và
motif của trường phái Phần Lan trên thế giới khi áp dụng ở một vài trường
hợp của một số nước Đông Nam Á.

8


Trong cuốn Truyện Trạng Đông Nam Á (2001), NXB Tổng hợp Đồng
Nai, Trương Sĩ Hùng đã khẳng định sự kế thừa của truyện trạng với các thể
loại khác của văn học dân gian và đặt các hệ thống truyện trạng Việt Nam bên
cạnh các hệ thống truyện trạng của nước ngoài để chỉ ra những đặc trưng cơ
bản, tiêu biểu cho thể loại truyện trạng. Ông cũng khẳng định mối liên hệ giữa
truyện Trạng Quỳnh và truyện trạng ở các nước láng giềng của Việt Nam: “
không phải ngẫu nhiên, khi xếp các hệ thống Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Xiển

Bột… của Việt Nam bên cạnh Thơmênh Chây của Cămpuchia, Xiêng Miệng
của Lào ta thấy ngay được tính thống nhất trong nghệ thuật xây dựng tính
cách nhân vật, thống nhất về chủ đề tư tưởng. Nếu liên hệ rộng hơn đến tài
liệu văn học dân gian của các dân tộc ít người Việt Nam – ta sẽ gặp những tác
phẩm tương tự: Truyện Lục Pia(Tày), Truyện Chú Cuội (Mường), Chàng
Ngốc (Chăm), Chàng Gơnác Hucr (Xrê)” [19, tr.20]. Đây là một định hướng
nghiên cứu sự tương đồng về type nhân vật trong các truyện dân gian Lào và
Việt Nam, góp phần hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Đức Ninh trong cuốn Về một số vấn đề văn hóa dân gian( Folklore)
Đông Nam Á ở phần viết về truyện cổ tích động vật và cổ tích sinh hoạt của
Mã Lai- Inđônêxia cho rằng, trong kiểu truyện cổ tích sinh hoạt của Mã LaiInđônêxia nổi lên hai loại hình tượng nhân vật: hình tượng nhân vật thông
minh, ranh mãnh hoặc đại bịp, nói dối như Cuội và hình tượng nhân vật đần
độn, ngu ngốc tham lam. Trong đó, với hình tượng nhân vật thông minh, ranh
mãnh: “ Tương tự loại nhân vật này là Silunchai ở Malaixia, Thơ Mênh Chây
hoặc A Lêu ở Campuchia, Si ThaNon Trai ở Thái Lan, thằng Cuội ở Việt
Nam”[ 29, tr. 101]. Quan điểm xem các nhân vật này là dạng nhân vật thông
minh, ranh mãnh là quan điểm mang tính chất định hướng và gợi hứng cho
luận văn này.

9


Năm 2012, một công trình về type truyện đã ra đời ở Việt Nam do
Nguyễn Thị Huế chủ biên: Từ điển type truyện dân gian Việt Nam, Nxb Lao
động, HN. Công trình này đưa ra rất nhiều những type truyện liên quan đến
những nhân vật kiểu như Trạng Quỳnh. Nhóm type truyện này được sắp xếp
thuộc nhóm type truyện cười, truyện trạng, giai thoại từ mục 568-761. Tuy
nhiên trong tài liệu này không gọi tên type truyện là type về nhân vật thông
minh, láu lỉnh.
Năm 2013, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Chiến trong bài viết Truyện

nhân vật thông minh láu lỉnh trong văn học dân gian Đông Á ( Trường hợp
trạng Quỳnh của Việt Nam và Kim Sodal của Triều Tiên), Tạp chí khoa học
xã hội, số 4/2013, khẳng định sự ra đời của kiểu nhân vật này chính là ước mơ
về trí tuệ dân gian với tài phán đoán, sáng tạo và dũng cảm. Trong nhiều
trường hợp họ là cán cân công lý mang lại công bằng và quyền lợi cho những
người không có địa vị trong xã hội. Bài viết chỉ ra sự tương đồng và khác biệt
giữa truyện Trạng Quỳnh (Việt Nam) và truyện Kim Sondal (Triều Tiên) và
bước đầu có những lý giải về sự tương phản của hai chuỗi truyện này.
Năm 2016, Tác giả La Mai Thi Gia trong cuốn: Motif trong nghiên
cứu truyện kể dân gian: lý thuyết và ứng dụng đã đưa ra đề nghị một cách tiếp
cận hiệu quả nhất hiện nay trong nghiên cứu motif truyện kể dân gian qua một
ứng dụng cụ thể từ trường hợp motif tái sinh. Đồng thời cuốn sách đã giới
thiệu được quan điểm nhị nguyên về motif, những phương thức nghiên cứu
motif theo quan điểm này và các ứng dụng trên thế giới khi nghiên cứu motif
theo thuyết nhị nguyên. Cuốn sách này cũng là một tài liệu tin cậy để chúng
tôi tham khảo khi nghiên cứu về kiểu truyện dân gian từ góc độ type và motif.
Năm 2014, Tác giả Đặng Quốc Minh Dương trong luận án: Kiểu truyện
con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới thể hiện quan

10


niệm nhân vật tinh ranh là những con vật mà trong quan niệm dân gian được
xem là thông minh, tinh quái, mưu trí. Từ đó tác giả triển khai nghiên cứu
nhân vật thông minh với tư cách nhân vật- con vật. Tuy cũng lựa chọn đối
tượng nghiên cứu là nhân vật tinh ranh, thông minh nhưng luận án mới chỉ
lựa chọn trong phạm vi con vật. Đây là khoảng trống trong nghiên cứu về
kiểu nhân vật thông minh, láu lỉnh với tư cách là con người trong truyện cười
dân gian.
Bước đầu tìm hiểu tình hình tư liệu, chúng tôi nhận thấy vấn đề motif

của kiểu truyện nhân vật người thông minh, láu lỉnh trong truyện dân gian
Việt Nam và Lào chưa được giới nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu
như một đối tượng độc lập. Đến thời điểm này vấn đề này vẫn còn là một
khoảng trống trong nghiên cứu. Với luận văn này, người viết mong muốn sẽ
đưa ra được những nhận diện khái quát về kiểu truyện đồng thời nghiên cứu
và phân tích về một số motif thường gặp ở kiểu truyện nhân vật thông minh
trong truyện cổ 2 nước Việt Nam và Lào. Dù chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách toàn diện motif của kiểu truyện về nhân vật thông minh ở hai
nước nhưng để thực hiện đề tài, chúng tôi cũng đã được thừa hưởng thành quả
của nhiều công trình sưu tầm, tập hợp, biên dịch truyện dân gian và nghiên
cứu ở Việt Nam và Lào. Những tài liệu này hỗ trợ chúng tôi về mặt phương
pháp đồng thời cung cấp những cốt truyện cùng các bản kể về truyện dân gian
để chúng tôi tiện khảo sát và nghiên cứu. Những khoảng trống được gợi ra từ
những tài liệu kể trên đã khiến chúng tôi nghiên cứu vấn đề Tìm hiểu motif
của kiểu truyện nhân vật người thông minh, láu lỉnh trong truyện dân gian
Việt Nam và Lào .
3. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:

11


+ nhận diện khái quát về kiểu truyện nhân vật người thông minh, láu lỉnh
trong truyện dân gian của 2 nước Việt Nam và Lào
+ làm rõ sự khác biệt và tương đồng của các motif trong kiểu truyện nhân vật
người thông minh, láu lỉnh trong truyện dân gian Việt Nam và Lào.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là các motif của kiểu truyện về nhân vật người
thông minh, láu lỉnh trong truyện dân gian Việt Nam và Lào.
- Phạm vi nghiên cứu: chúng tôi tập trung nghiên cứu những truyện dân gian

ở Việt Nam và Lào mà có nhân vật chính là người thông minh, tính cách láu
lỉnh .
5. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp liên ngành: Trong luận văn này chúng tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu liên ngành. Trong đó chúng tôi sử dụng phương pháp
liên ngành để lý giải căn nguyên của sự tương đồng và khác biệt của các motif
trong truyện dân gian Việt Nam và Lào. Tiếp cận vấn đề dưới góc độ của
nhiều ngành khoa học giúp chúng tôi thấy được nét gặp gỡ, giao thoa trong
các kiểu truyện nhân vật thông minh của hai nước Đông Nam Á do chịu (hoặc
không chịu) ảnh hưởng về văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, tôn giáo…
+Phương pháp thống kê – phân loại: Phương pháp này được sử dụng
trong việc khảo sát, phân loại và trong khi so sánh đối chiếu các motif trong
truyện dân gian Việt Nam và Lào. Nhờ phương pháp thống kê mà chúng tôi có
được các số liệu để phân loại các truyện kể; cũng qua đây thấy được tần suất
xuất hiện các motif của kiểu truyện ở hai nước. Nhờ phương pháp này mà
chúng tôi có những số liệu tin cậy, làm cơ sở để đưa ra những lý giải thích
hợp, những kết luận, khái quát khoa học về các motif của kiểu truyện nhân vật
người thông minh, láu lỉnh ở Việt Nam và Lào.

12


+Phương pháp so sánh – loại hình: Phương pháp so sánh – loại hình
được sử dụng trong suốt quá trình xử lí đề tài. Phương pháp này giúp chúng
tôi thấy được những tương đồng và dị biệt về nhân vật, kết cấu, motif,... của
kiểu truyện ở hai nước. Từ đó đưa ra những gợi mở về căn nguyên tương
đồng, khác biệt của kiểu truyện này trong truyện dân gian giữa hai nước.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Luận văn nghiên cứu các motif của kiểu truyện nhân vật người thông
minh, láu lỉnh trong truyện dân gian Việt Nam và Lào, góp phần bổ sung

thêm cho nghiên cứu về motif và type truyện trong văn học dân gian nói
chung.
- Là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến chuyên
ngành này.
7. Kết cấu của luận văn
Để thực hiện luận văn, chúng tôi dự định triển khai nghiên cứu theo khung
đề cương sau:
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3
chương:
Chương 1: Khái quát về kiểu truyện nhân vật người thông minh, láu lỉnh
trong truyện dân gian Việt Nam và Lào.
Chương 2: Những motif tương đồng của kiểu truyện nhân vật người thông
minh, láu lỉnh trong truyện dân gian Việt Nam và Lào.
Chương 3: Những motif khác biệt của kiểu truyện nhân vật người thông minh,
láu lỉnh trong truyện dân gian Việt Nam và Lào.

13


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ KIỂU TRUYỆN NHÂN VẬT NGƯỜI THÔNG MINH,
LÁU LỈNH TRONG TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM VÀ LÀO
1.1. Một số khái niệm lý luận liên quan
1.1.1. Khái niệm type truyện
Theo Từ điển Văn học (bộ mới) “Tập hợp những truyện có cùng chủ đề
và cốt truyện tương tự như nhau, được gọi là kiểu truyện” [18, tr.1841]. Ở
Việt Nam, các nhà nghiên cứu dùng khá nhiều thuật ngữ chỉ nội hàm khái
niệm kiểu truyện: type, dạng thức, típ truyện, dạng truyện. Như theo Nguyễn
Tấn Đắc “Type chỉ một tập hợp những truyện có cùng cốt kể thuộc cùng một
kiểu truyện, hay một đơn vị truyện” [12, tr.136]. Nghiên cứu type truyện trong

văn học dân gian là cách thức nghiên cứu những truyện có chung một chủ đề,
cốt truyện. Các truyện này sẽ có nhiều motif tương đồng, tất nhiên các motif
này không hoàn toàn trùng khớp nhau trong tất cả các truyện. Sự tương đồng
giữa các motif góp phần làm thành một type truyện với hệ thống các motif
đặc trưng có ý nghĩa phản ánh riêng.
Trong truyện dân gian Lào và Việt Nam có một kiểu truyện với nhân
vật chính là những người có tính cách thông minh nhưng láu lỉnh, ranh mãnh,
hay sử dụng những mẹo lừa bịp, tinh quái. Trong đề tài, chúng tôi vận dụng lý
thuyết type truyện để nghiên cứu về kiểu nhân vật thông minh, láu lỉnh trong
truyện dân gian Việt Nam và Lào. Từ đây chúng tôi xin được gọi tên type
truyện này là: Kiểu truyện về nhân vật người thông minh, láu lỉnh trong
truyện dân gian Lào và Việt Nam. Cách gọi này tương đồng với thuật ngữ
type truyện trong các công trình nghiên cứu của nước ngoài và Việt Nam.

14


1.1.2. Khái niệm motif
Motif là một trong những thuật ngữ văn học dân gian được sử dụng
nhiều nhất hiện nay trong các công trình nghiên cứu về thể loại tự sự dân
gian. Theo định nghĩa của Lê Bá Hán- Trần Đình Sử “Từ Hán Việt là mẫu đề
(do người Trung Quốc phiên âm chữ motif trong tiếng pháp), có thể chuyển
thành các từ khuôn, dạng hoặc kiểu trong tiếng Việt, nhằm chỉ những thành
tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định bền vững và
được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn
học nghệ thuật dân gian.” [17, Tr.197]. Như vậy, chúng ta có thể hiểu motif
có những tính chất: Thứ nhất là những chi tiết tạo nên một cốt truyện. Thứ hai
được sử dụng nhiều lần trong truyện. Thứ ba mang tính chất ổn định, bền
vững. Như đã nói, motif chính là phần tử đơn vị cấu tạo nên cốt truyện. Motif
nhỏ hơn type. Nói cách khác, type là đơn vị lớn hơn motif, trong một type có

thể chứa nhiều motif.
Trong đề tài này, chúng tôi xem motif là dạng thức được lặp đi lặp lại
nhiều lần và tiềm tàng những giá trị văn hóa, những lớp nghĩa riêng nhưng có
sự ổn định trong kiểu (type) truyện về những nhân vật thông minh ở hai nước
Lào, Việt Nam. Các motif khảo sát trong đề tài này được chúng tôi lựa chọn
dựa trên những nguyên tắc sau:
- Những motif được lựa chọn là những motif có ý nghĩa quan trọng trong việc
thể hiện nhân vật thông minh, láu lỉnh đồng thời là yếu tố không thể thiếu góp
phần hình thành nên cốt truyện.
-Dựa trên việc so sánh giữa các cốt truyện có cùng motif, chúng tôi chọn ra
những motif có tần suất xuất hiện cao nhất trong truyện dân gian hai nước
Việt Nam và Lào.

15


Dựa trên tiêu chí này, chúng tôi lựa chọn được 13 motif tiêu biểu với
tần suất xuất hiện nhiều nhất trong các truyện.
1.2. Xác định thể loại của kiểu truyện nhân vật người thông minh trong
truyện dân gian Việt Nam và Lào
Trong các công trình nghiên cứu đi trước, việc xác định thể loại để từ
đó xếp truyện Xiêng Miệng, Xiêng Nọi, Chàng Pô… ở Lào hoặc Trạng
Quỳnh, Xiển Bột, Ba Giai- Tú Xuất… ở Việt Nam (các nhân vật cùng loại tính
cách) vào ô nào trong bảng phân loại của văn học dân gian cho đến nay vẫn
chưa thống nhất. Nhìn chung các nghiên cứu văn học dân gian về kiểu truyện
của loại nhân vật này chia thành bốn nhóm ý kiến chính:
1.

Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng nên xem kiểu truyện dân gian này là


một thể loại riêng: Vũ Ngọc Khánh trong tuyển tập Kho tàng về các ông
Trạng Việt Nam đã thể hiện quan điểm đó. Trong tuyển tập này, ngoài các
giai thoại viết về Trạng Nguyên có thật trong lịch sử Việt Nam, Vũ Ngọc
Khánh còn dành một phần tuyển tập về các Trạng dân phong trong đó có
truyện về các nhân vật Trạng Quỳnh, Trạng Lợn... Trong cuốn Truyện Trạng
Đông Nam Á(2001), NXB Tổng hợp Đồng Nai, đặt truyện trạng Việt Nam
trong tương quan so sánh với một số truyện trạng Đông Nam Á, Trương Sĩ
Hùng có “Ý kiến đề xuất về thể loại văn học dân gian: truyện trạng dân gian ở
Việt Nam” tồn tại như một thể loại tương đối độc lập như các thể loại khác
của văn học dân gian. [19, tr.17]. Ngoài ra có rất nhiều nhà nghiên cứu: Thạch
Phương, Nguyễn Chí Bền, Mai Hương, Đỗ Bình Trị, Đặng Văn Lung, Bùi
Mạnh Nhị, Trần Tấn Vĩnh, Nguyễn Tấn Phát… cũng có quan niệm tương tự
khi gọi kiểu truyện về những nhân vật thông minh này là truyện Trạng .
2.

Nhóm ý kiến thứ hai xếp kiểu truyện này vào loại truyện cổ tích sinh

hoạt. Trong cuốn: Văn học khu vực Đông Nam Á( tái bản năm 2000), nxb Đại

16


Học Quốc gia Hà Nội do Đức Ninh chủ biên, người viết phần văn học
Campuchia đã chia văn học dân gian thành 3 loại: Thần thoại và truyền
thuyết, Truyện cổ tích và Tục ngữ ca dao-dân ca. Trong thể loại truyện cổ
tích, các tác giả cho rằng: “ Trong kho tàng truyện cổ tích Campuchia, truyện
cổ tích sinh hoạt và cổ tích về loài vật nổi trội độc đáo với những mô típ
truyện về nhân vật thông minh, láu lỉnh và con thỏ ranh mãnh khôn ngoan
phản ánh tài trí của nhân dân Campuchia... Người thông minh yếu kém về vật
chất nhưng lại có sức mạnh trí tuệ, như Th mênh Chey” [26, tr. 101-106]. Vẫn

giữ quan điểm này, Đức Ninh trong cuốn Về một số vấn đề văn hóa dân gian(
Folklore) Đông Nam Á ở phần viết về truyện cổ tích động vật và cổ tích sinh
hoạt của Mã Lai- Inđônêxia đã cho rằng trong kiểu truyện cổ tích sinh hoạt
của Mã Lai- Inđônêxia nổi lên hai loại hình tượng nhân vật: hình tượng nhân
vật thông minh, ranh mãnh hoặc đại bịp, nói dối như Cuội và hình tượng nhân
vật đần độn, ngu ngốc tham lam. Trong đó, với hình tượng nhân vật thông
minh, ranh mãnh: “ Tương tự loại nhân vật này là Silunchai ở Malaixia, Thơ
Mênh Chây hoặc A Lêu ở Campuchia, Si ThaNon Trai ở Thái Lan, thằng
Cuội ở Việt Nam”[ 29, tr. 101].
3.

Nhóm ý kiến thứ ba xếp nhóm truyện kiểu như Trạng Quỳnh thành một

tiểu loại của truyện cười dân gian. Ở Lào, các nhà nghiên cứu văn học dân
gian cũng có cùng quan điểm với nhóm thứ nhất khi xếp kiểu truyện về các
nhân vật thông minh như Trạng Quỳnh vào thể loại truyện cười dân gian: “
Kiểu truyện cười này từng được thấy ở nhiều nước anh em xóm giềng như ở
Việt Nam có truyện “Trạng Quỳnh”, ở Campuchia có truyện “ Thơ Mênh
Chây”, ở Thái Lan có truyện “ Sỉ Tha Nôn Chay”[47, tr.125]. “Việc biến hóa
giữa các đoạn, phần trong truyện cười đã thể hiện cho thấy tính cách và tài
năng sắc sảo, lém lỉnh của các nhân vật”. [47, tr.124]. Cũng trong cuốn Văn
học khu vực Đông Nam Á (tái bản năm 2000), Nxb Đại Học Quốc gia Hà Nội

17


do Đức Ninh chủ biên, người viết phần văn học Lào lại cho rằng : “Các
truyện Xiêng Miệng, Xiêng Phốt, Lung Pao, Thao Pộ, Thạo Xốm Bò Khít,
Tai Chang Bu Hang,...đều thuộc loại truyện trào phúng thù”- là một loại
truyện thuộc thể loại truyện cười của Văn học Lào [26, Tr. 182].

4.

Nhóm ý kiến thứ tư gọi chung kiểu truyện về nhân vật này là một loại

truyện cổ dân gian. Đại diện tiêu biểu cho nhóm ý kiến này là nhà nghiên cứu
Nguyễn Tấn Đắc với cách chia kho truyện cổ Campuchia thành các nhóm
truyện theo chủ đề và chức năng thể loại: Truyện về những truyền thuyết về
buổi đầu của quốc gia, về sự xuất hiện của các triều đại; Truyện sự tích;
Truyện mang tính xã hội. Trong loại truyện mang tính xã hội: “ Truyện kể
Campuchia cũng diễn đạt tài tình trí thông minh láu lỉnh, tài ứng phó đối đáp
của dân gian. Những chùm truyện về Thmênh Chây, về thằng Lêu, về con thỏ,
rất được nhân dân Campuchia yêu thích” [24, tr. 10]. Nhân vật Thmênh Chây
mà tác giả nhắc đến ở đây chính là một nhân vật thuộc kiểu truyện nhân vật
thông minh, láu lỉnh ở Campuchia. Quan niệm này cũng có ưu điểm khi bao
quát được tất cả các quan niệm khác với phạm vi rất rộng của khái niệm
“Truyện cổ dân gian”. Nghĩa là dù là truyện cười, truyện cổ tích sinh hoạt,
hay là truyện Trạng thì cũng đều thuộc phạm trù truyện cổ dân gian. Có thể
tên gọi về thể loại truyện này đang trong hồi tranh cãi. Tuy nhiên phải thừa
nhận rằng điểm chung không thể phủ nhận của các truyện dân gian này là đều
có một nhân vật trung tâm xuyên suốt- nhân vật cơ trí, nhân vật thông minh
láu lỉnh, tinh ranh.
Trong đề tài này, để tiện cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi tạm xem
kiểu truyện về các nhân vật thông minh, láu lỉnh như Trạng Quỳnh, Sỉ Tha
Nôn Chay, Thmênh Chây, A Lêu, Xiêng Miệng của văn học dân gian Việt
Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia là một kiểu truỵên dân gian kết chuỗi đặc

18


biệt có nhiều đặc điểm kế thừa và phát triển từ kiểu loại truyện cổ tích sinh

hoạt và loại truyện cười. Bởi dù là truyện có những yếu tố gây cười, nhưng ẩn
ý sâu xa của những truyện này không nhằm mục đích chính là tạo ra tiếng
cười. Đồng thời, sự nhất quán về motif, kết cấu và tính cách của các nhân vật
ở các nước Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia tạo cho kiểu truyện có
những đặc trưng riêng khác với những truyện cười thông thường. Có thể đưa
ra tiêu chí để nhận diện kiểu truyện này: là kiểu truyện kết chuỗi bao gồm
nhiều mẩu truyện nhỏ xoay quanh một nhân vật có tính cách thông minh, láu
lỉnh, tinh ranh, các hành động, mánh khóe của nhân vật có thể gây cười cho
người đọc.
1.3. Kiểu truyện nhân vật người thông minh, láu lỉnh trong truyện dân gian
Việt Nam và Lào
1.3.1. Số lượng kiểu truyện
Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi khảo sát kiểu truyện nhân
vật thông minh, láu lỉnh trong 16 tuyển tập truyện dân gian Lào và 9 tuyển tập
truyện dân gian Việt Nam.
Trong các tuyển tập truyện dân gian Lào chúng tôi thấy có 9 chuỗi
truyện về nhân vật thông minh, láu lỉnh. Các nhân vật là những người thuộc
nhiều tầng lớp trong xã hội Lào như: chú tiểu, con rể, chàng lười, bác nông
dân, chàng mồ côi. Trong số 9 chuỗi truyện này thì chuỗi truyện về Xiêng
Miệng có thể xem là chuỗi truyện tiêu biểu của kiểu truyện này ở Lào với tính
hệ thống, nhất quán và dung lượng truyện dài nhất. Ngoài chuỗi truyện về
Xiêng Miệng, dung lượng của các chuỗi truyện nhân vật thông minh, láu lỉnh
ở Lào không dài, mỗi chuỗi truyện chỉ phản ánh được một phần tính cách láu
lỉnh và sự thông minh của các nhân vật thông minh.

19


Trong khi đó chín tập truyện dân gian Việt Nam, có 350 truyện, trong
đó có 6 truyện dài và 344 truyện ngắn với 19 nhân vật thuộc kiểu nhân vật

người thông minh láu lỉnh. Trong đó, có 12 nhân vật thuộc lớp truyện dân
gian người Việt gồm: Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Xiển Bột, Ba Giai- Tú Xuất,
Mân Nhụy, Nguyễn Kinh, Ông Tuyn, Thủ Thiệm, Bợm Bảy, Bộ Ninh, Ông
Ó, Em bé thông minh; 7 nhân vật thuộc truyện dân gian của các dân tộc thiểu
số ở Việt Nam như dân tộc Mường: Cuội; dân tộc Thái : Chàng rể thông
minh, Con dâu thông minh; dân tộc Tày: Mồ côi thông minh và dân tộc
Chăm: Ja Nyaoh Ka, Blek Bleng Ma, Trùm khôn. Với số lượng các truyện và
tần suất xuất hiện các motif trong số 12/13 motif được khảo sát, truyện Trạng
Quỳnh được xem là chuỗi truyện điển hình cho kiểu truyện này ở Việt Nam.
Tuy nhiên bên cạnh đó, truyện dân gian Việt Nam cũng có rất nhiều chuỗi
truyện khác khá tiêu biểu cho kiểu truyện này và có sự đặc sắc không kém
Trạng Quỳnh như: Truyện Xiển Bột, Truyện Thủ Thiệm, truyện Ba Giai- Tú
Xuất. Sự có mặt đông đảo các chuỗi truyện về kiểu nhân vật người thông
minh, láu lỉnh ở Việt Nam, trong đó có sự đóng góp của nhiều đại diện của
văn học các dân tộc thiểu số là một trong những căn cứ và cơ sở phỏng đoán
về nguồn gốc của kiểu truyện này.
1.3.2. Kết cấu của kiểu truyện
Một đặc điểm dễ nhận diện của kiểu truyện về nhân vật thông
minh ở Lào và Việt Nam là dạng truyện kết chuỗi, bao gồm nhiều truyện ngắn
độc lập với nhau nhưng đều xoay quanh một nhân vật trung tâm chính là nhân
vật thông minh, láu lỉnh. Trong các chuỗi truyện ở Việt Nam thì dung lượng
dài hơn, số lượng nhiều hơn so với các truyện ở Lào: chuỗi truyện Trạng
Quỳnh có 66 truyện, truyện Xiển Bột có 44 truyện, truyện Ba Giai- Tú Xuất có
45 truyện, truyện Thủ Thiệm có 66 truyện, truyện Xiêng Miệng có 37
truyện…Trong các truyện ngắn này, nhân vật thông minh, láu lỉnh là nhân vật

20


nền tảng xuyên suốt chuỗi truyện, tham gia vào tất cả các diễn biến sự kiện

trong câu chuyện. Sự kết chuỗi của các truyện ngắn làm nên tính chỉnh thể
cho toàn bộ chuỗi truyện. Tuy nhiên mỗi một truyện nhỏ lại có nội dung, cốt
truyện hoàn chỉnh, khiến cho các chuỗi truyện không có sự liên kết chặt chẽ
với nhau trong một tổng thể hoàn chỉnh. Theo dòng lưu truyền, khi kể chuyện
người kể có thể lược chọn mỗi truyện nhỏ làm thành một truyện đơn, hoặc có
thể sắp xếp thứ tự các truyện tùy theo sở thích. Vì thế, các câu chuyện có lúc
liền mạch, có lúc thống nhất nhưng cũng có lúc không nhất quán, chặt chẽ. Về
mức độ liên kết trong chuỗi truyện của Lào và của Việt Nam cũng có sự khác
nhau. Dù có sợi dây xâu chuỗi các truyện lại với nhau nhưng nhân vật chính
vẫn là nhân vật thông minh, láu lỉnh. Đây là điểm khu biệt của kiểu truyện
này so với những dạng truyện kết chuỗi khác.
Khảo sát hệ thống các chuỗi truyện ở hai nước, chúng ta nhận thấy kết
cấu chung của các truyện cũng giống như kết cấu của nhiều thể loại tự sự dân
gian khác, thường gồm ba phần: phần mở đầu, phần diễn biến và phần kết
thúc. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy kiểu truyện này có những đặc sắc riêng,
khó lẫn với các thể loại khác.
Phần mở đầu và kết thúc của kiểu truyện này ít có sự nhất quán. Đa số
phần mở đầu là phần kể về xuất thân của nhân vật, nhưng sự thể hiện ở truyện
dân gian Lào và Việt Nam có sự khác biệt. Ở Việt Nam có chuỗi truyện sử
dụng yếu tố kì lạ khi kể về xuất thân của nhân vật, còn ở Lào thì các nhân vật
phần lớn là những nhân vật được bình thường hóa như những con người bình
thường. Phần kết thúc của các chuỗi truyện đa phần sẽ nói đến kết cục số
phận của nhân vật như thế nào. Ở Lào, các truyện thiên về kết thúc có hậu,
nghĩa là nhân vật thông minh giành chiến thắng tuyệt đối, trở thành vua,
hoàng tử hoặc thành người giàu có như Xiêng Nọi, Chàng Pô, chàng Tiềm
To… Còn ở Việt Nam, đa số các kết thúc thường bằng cái chết của nhân vật

21



với tinh thần đấu tranh chống lại đối phương đến cùng như Trạng Quỳnh,
Nguyễn Kinh, Thủ Thiệm, Xiển Bột. Vì mục đích thể hiện tinh thần không
khoan nhượng trước kẻ thù, có đôi khi nhân vật thông minh phải trả giá bằng
cái chết như Trạng Quỳnh, như Nguyễn Kinh.
Kiểu truyện về nhân vật thông minh ở Lào và Việt Nam phần nhiều có
sự tương đồng ở phần diễn biến truyện. Phần diễn biến là những cuộc đấu trí
của nhân vật thông minh và là phần chiếm dung lượng lớn nhất trong mỗi
chuỗi truyện. Đó là những cuộc đấu trí của các nhân vật thông minh với nhiều
thế lực đối kháng mà phần thắng hầu hết nghiêng về các nhân vật này. Mỗi
lần thử thách, đấu trí nhân vật chính lại được khắc hoạ và tô đậm thêm phẩm
chất thông minh cũng như tính cách láu lỉnh, ranh mãnh của mình. Động cơ
mà các nhân vật thông minh đấu tranh chống lại các thế lực lớn đa phần là sự
phản kháng, đáp trả lại sự xấu xa, chơi bẩn của đối phương.
Như vậy, kết cấu của kiểu truyện về nhân vật người thông minh, láu
lỉnh là dạng truyện kết chuỗi nhưng vẫn có những đặc điểm khác so với các
loại truyện kết chuỗi khác trong văn học dân gian. Đó là sự thống nhất các dữ
kiện trong chuỗi truyện để làm nổi bật tính cách láu lỉnh và trí tuệ thông minh
của một nhân vật trung tâm.
Tiểu kết:
Kiểu truyện nhân vật người thông minh, láu lỉnh trong truyện dân gian
Việt Nam và Lào được chúng tôi xác định tương đương với thuật ngữ type
truyện. Trong type truyện này có các motif khác nhau. Mỗi motif là tình tiết,
sự việc, là đơn vị phần tử cấu tạo nên một cốt truyện. Kết cấu của kiểu truyện
này ở Việt Nam và Lào thường có ba phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. Phần
diễn biến của kiểu truyện này ở Việt Nam và Lào đều tương đồng vì đều là
những cuộc đấu trí của nhân vật thông minh, láu lỉnh với đối thủ là những kẻ

22



×