Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.89 KB, 9 trang )

HƯỚNG DẪN
XÂY DỰNG THANG BẢNG LƯƠNG
Tại sao phải xây dựng thang bảng lương?
Theo Luật Lao Động, điều 93. Xây dựng thang lương, bảng
lương và định mức lao động
1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương
và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao
động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định
mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa
thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho
người lao động.
2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động
người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện
tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc
của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan
quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất,
kinh doanh của người sử dụng lao động.

== > Theo đó thì phải xây dựng thang bảng lương gửi
cho cơ quan Lao động cấp Quận, huyện.
Theo nghị định 95/2013 (đã được sửa đổi bởi
NDD88/2015) , quy định xử phạt về tiền lương.
Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000
đồng đối với người sử dụng lao động không gửi thang lương,
bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về
lao động cấp huyện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người
sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động
hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động


không đúng quy định pháp luật;


b) Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không
đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan
quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
c) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng
lương, định mức lao động, quy chế thưởng;
d) Không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức
trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.
3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại
thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về
lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm
thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho
người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương
của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả
lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời
chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng
lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian
đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo
một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01
người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11
người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51
người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101
người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301
người lao động trở lên.
4. Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao
động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định
theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01
người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11
người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51
người lao động trở lên.


5. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có hành vi không trả
thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ
phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham
gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm
thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức
sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01
người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với vi phạm từ 11
người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng với vi phạm từ 51
người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101
người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301
người lao động trở lên.

6. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng
đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm
quy định tại Khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền
lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi
suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương
mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi
phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;
b) Buộc trả đủ khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ
phép hằng năm cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy
định tại Khoản 5 Điều này.”

 Theo đó nếu không xây dựng thang bảng lương thì sẽ bị xử
phạt theo quy định trên.
Theo TT 96 sửa đổi TT 78.
2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động
thuộc một trong các trường hợp sau:


a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người
lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng
từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ
cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng
và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao
động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty,
Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng

quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính
của Công ty, Tổng công ty.
== > Theo đó thì thang bảng lương sẽ là cơ sở để ghi lương,
thỏa thuận lương, tiền thưởng với người lao động và được
tính vào chi phí hợp lý.
( Ngoài ra thang bảng lương còn là cơ sở xây dựng quy chế tiền
lương, quy chế thưởng, mình sẽ nói rõ thêm khi viết bài Xây dựng
quy chế tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp)

Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên thì DN
phải xây dựng thang bảng lương.
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG
HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG
Có một số phương pháp xây dựng thang bảng lương,
nhưng ở đây mình chỉ đưa phương pháp mà cty mình áp
dụng để các bạn tham khảo.
I/- MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU :
Mức lương công ty áp dụng theo thang bảng lương do
công ty tự xây dựng dưới đây và không thấp hơn mức tối
thiểu do Chính phủ quy định.


II/- HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG :
1/- BẢNG LƯƠNG CHỨC VỤ QUẢN LÝ DOANH
NGHIỆP:
Đơn vị tính : triệu đồng.

CHỨC

DANH

SỐ
CÔNG VIỆC
01/- Giám
đốc
- Mức
lương
02/- Phó
Giám đốc
- Mức
lương
03/- Kế toán
trưởng
Mức lương

BẬC
I

II

III

IV

V

C01

10,0 11,0 12,0 13,0 …

C02


8,0

8,8

9,6

10,4 …
.

C03

7,0

7,5

8,0

8,5

v
VI VII VIII . …
v

2/- BẢNG LƯƠNG VIÊN CHỨC CHUYÊN MÔN,
NGHIỆP VỤ, THỪA HÀNH, PHỤC VỤ
Đơn vị tính : triệu đồng.

BẬC
CHỨC

DANH
CÔNG VIỆC


SỐ

I

01/- Ngạch
lương
D03 4,5
- Mức
lương
02/- Ngạch
lương
D03
- Mức
lương

II

III

IV

V

5,0

5,5


6,0

6,5

v
V V
V
.
I II
I
v
I I





BẬC
CHỨC
DANH
CÔNG VIỆC


SỐ

I

II


III

IV

V

v
V V
V
.
I II
I
v
I I


03/- Ngạch
lương
D04
- Mức
lương
01 : Ngạch lương Áp dụng cho các chức danh : Trưởng
phòng và tương đương
02 : Ngạch lương Áp dụng cho các chức danh: Nhân viên
nghiệp vụ chuyên môn có trình độ ĐH
03: Ngạch lương Áp dụng cho các chức danh: Nhân viên
có trình độ Cao đẳng trở xuống.
Ngày …tháng…năm 20…
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

Mình giải thích cụ thể như sau:
1/ Về Bậc lương:
Từ bậc 1 lên bậc 2 thì bên mình xây dựng khoảng cách
là 1 năm, theo đó NLĐ làm việc đủ 1 năm là được tăng lên
bậc 2, ( nếu tăng trước thời hạn, tăng vượt bậc thì được
quy định ở quy chế lương, thưởng) cứ như vậy tăng hàng
năm nếu không có thay đổi, khoảng cách thời gian từ bậc
này lên bậc khác được quy định trong Quy chế tiền lương.
Tùy DN mà khoảng cách thời gian giữa các bậc lương
sẽ khác nhau, các bạn có thể là 2 năm, 3 năm.
Khoảng cách thời gian giữa các bậc lương là thống
nhất cho tất cả NLĐ.




2/ Về mức tăng giữa các bậc lương.
Mức tăng lương giữa bậc sau và bậc trước được quy
định cụ thể trong quy chế tiền lương, mức tăng này được
thống nhất, cụ thể và cố định từ bậc trước lên bậc sau của 1
đối tượng, giữa các đối tượng thì mức tăng từ bậc trước lên
bậc sau có thể không giống nhau. ( các bạn xem kỹ bảng
trên)
3/ Về hồ sơ tăng lương.
Căn cứ vào HĐLĐ, quy chế trả lương, quy chế làm việc
của Cty, mỗi năm Cty có thể họp xét nâng lương 2 lần cho
NLĐ được tăng trong 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối
năm.
Sau khi họp và thống nhất thì có Biên bản cuộc họp,
tiếp theo ra Quyết định tăng lương cho NLĐ đến kỳ hạn,

NLĐ tăng trước hạn, tăng vượt bậc.
Căn cứ vào quyết định tăng lương, kế toán hạch toán
tăng chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương,
( tăng lương không có quyết định, hoặc không có phụ lục
HĐLĐ sẽ không được tính vào chi phí hợp lý)


CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ
GIẢI QUYẾT THẤT NGHIỆP

Số

/ QĐ-NL

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do -Hạnh phúc

Hà nội, ngày tháng năm 2….

QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY
( V/v nâng lương cho người lao động)
GIÁMĐỐC CÔNG TY
Căn cứ Luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của
QuốcHội.
Căn cứ điều lệ của công ty CP dịch vụ Giải quyết thất nghiệp.
Theo đề nghị của trưởng phòng Nhân sự.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Nâng lương cho ông: Lương Đang Thấp, chức vụ: Phó
phòng tìm kiếm việc làm từ bậc 3 lên bậc 4, mã số D03, thời gian
hưởng lương bậc 4 được tính từ ngày 01/10/2015.

Điều 2: Các Phòng Tài chính - Kế toán, phòng nhân sự, ông
Lương Đang Thấp và các bộ phận liên quan căn cứ quyết định thực
hiện.
Nơinhận:
- Nhưđiều 2.
- Lưukếtoán.

GIÁM ĐỐC
Nguyễn Keo Kiệt


- Về quy ước mã số của hệ thống thang lương, bảng lương:
Bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp (Mã số C)
+ C.01 – Tổng Giám Đốc / Giám Đốc
+ C.02 – Phó Tổng Giám Đốc / Phó Giám Đốc
+ C.03 – Kế Toán Trưởng
Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thừa hành, phục vụ (Mã số
D)
+ D.01 – Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp
Chức danh: Thành viên cố vấn, Cộng tác viên (trình độ trên Đại Học)
+ D.02 – Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính
Chức danh : Trưởng phòng (trình độ Đại Học)
+ D.03 – Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư
Chức danh: Phó Trưởng phòng (trình độ Đại Học)
+ D.04 – Cán sự, kỹ thuật viên (trình độ Cao đẳng, Trung cấp)
+ D.05 – Nhân viên văn thư
+ D.06 – Nhân viên phục vụ

Chúc các bạn thành công.




×