Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Theo dõi tỷ lệ mắc bệnh phân trắng trên đàn lợn con 1 21 ngày tuổi và biện pháp điều trị tại trại ông đặng đình dũng lương sơn hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.97 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------

TRẦN BÁ THANH
Tên chuyên đề:
THEO DÕI TỶ LỆ MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN ĐÀN LỢN CON
1 - 21 NGÀY TUỔI VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠI
ÔNG ĐẶNG ĐÌNH DŨNG - LƯƠNG SƠN - HÒA BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi thú y

Khoa:

Chăn nuôi thú y

Khóa học:

2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------

TRẦN BÁ THANH
Tên chuyên đề:
THEO DÕI TỶ LỆ MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN ĐÀN LỢN CON
1 - 21 NGÀY TUỔI VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠI
ÔNG ĐẶNG ĐÌNH DŨNG - LƯƠNG SƠN - HÒA BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
ngành:

Chính quy Chuyên
Chăn nuôi thú y Lớp:

K45 – CNTY – N02
Khoa:

Chăn nuôi thú y

Khóa học:

2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Thị Kim Lan

Thái Nguyên, năm 2017



i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
chăn nuôi - thú y, trường Đại học nông lâm Thái Nguyên, cô giáo hướng dẫn,
em được về thực tập tại trại lợn Đặng Đình Dũng, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa
Bình. Để thực hiện tốt thời gian thực tập tại Trại lợn Đặng Đình Dũng vừa
qua, em đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ phía các thầy cô giáo,
nhà trường và đơn vị thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn em trong đợt thực tập cô
GS.TS Nguyễn Thị Kim Lan cùng các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tân tình giúp đỡ em hoàn
thành đợt thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn ông Đặng Đình Dũng cùng toàn thể anh chị
em công nhân, kĩ sư trong trại đã giúp đỡ, tạo điều kiện để em hoàn thành kì
thực tập tại trại vừa qua.
Em xin kính chúc tất cả các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi - thú
y sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc ông Đặng Đình Dũng cùng các
anh chị em công nhân, kĩ sư luôn mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn trong
cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng
Sinh viên

Trần Bá Thanh

năm 2017



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Khẩu phần ăn cho đàn lợn ................................................................ 5
Bảng 4.1 : Lịch tiêm phòng vắc xin cho lợn nái ngoại tại trại Đặng Đình Dũng
..35
Bảng 4.2 : Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................ 38
Bảng 4.3: Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con ở một số đàn lợn ............. 39
Bảng 4.4: Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng ở các tháng theo dõi trong năm
2016............................................................................................... 40
Bảng 4.5: Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi ........................... 41
Bảng 4.6: Tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng theo tính biệt .......................... 42
Bảng 4.7: Hiệu quả điều trị bệnh lợn con phân trắng của thuốc MD NOR 100................................................................................................. 44


3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
cs

: Cộng sự

g

: Gam

kg

: Kilô gam


LMLM

: Lở mồm long móng

mg

: miligam

ml

: mililit

Nxb

: Nhà xuất bản

TT

: Thể trọng


4

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ........................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................
3
2.1 Điều kiện thực hiện chuyên đề.................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện bản thân .................................................................................. 3
2.1.2. Điều kiện của cơ sở thực tập ................................................................... 3
2.2. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 6
2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn con theo mẹ ....................... 6
2.2.2. Nguyên nhân gây bênh phân trăng lơn con............................................. 9
2.2.3. Đặc tính của vi khuẩn E. coli ................................................................ 15
2.2.4. Đặc điểm của bệnh phân trắng lợn con .................................................
18
2.3. Tình hình nghiên cưu trong va ngoai nước ..............................................
27
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 28
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................... 30
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU...32
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 32
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 32


5

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 32
3.2 . Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................... 32
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 32

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp nghiên cứu................................... 32
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi............................................................................... 32
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 32
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 33
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ...................................... 34
4.1. Kết quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng và thú y tại trại .......................... 34
4.1.1 Công tác chăm sóc nuôi dưỡng .............................................................. 34
4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 34
4.1.3 Công tác khác ......................................................................................... 37
4.2. Kết quả nghiên cứu chuyên đề ................................................................. 39
4.2.1 Tình hình mắc bệnh phân trắng ở một số đàn lợn tại trại lợn Đặng Đình
Dũng, Lương Sơn – Hòa Bình ........................................................................ 39
4.2.2 Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở các tháng theo dõi trong năm 2016............
40
4.2.3 Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi................................... 41
4.2.4 Tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng theo tính biệt.................................. 42
4.2.5 Hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con của phác đồ điều trị MD NOR
- 100................................................................................................................. 43
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................. 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 46
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi của nước ta đang ngày càng phát triển, không chỉ

cung cấp một lượng lớn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mà còn mang
lại thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần ổn định đời sống người dân.
Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống ở nước ta, nhưng để chăn nuôi lợn
phát triển theo hướng gắn liền với thị trường, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi
trường thì các địa phương cần đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chăn nuôi
có lợi thế và khả năng cạnh tranh, khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư
theo hướng trang trại, hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi truyền thống
chuyển dần sang chăn nuôi trang trại và công nghiệp.
Cùng với việc phát triển chăn nuôi lợn thịt, chăn nuôi lợn nái sinh sản
cũng không ngừng tăng trưởng, đặc biệt nhiều trang trại đã nuôi hàng trăm
lợn nái ngoại để sản xuất con giống. Đây thực sự là một cuộc cách mạng về
giống ở nước ta, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng
và hiệu quả chăn nuôi lợn trong những năm vừa qua. Vì vậy, công tác phòng
bệnh cho lợn con 1 - 21 ngày tuổi là rất quan trọng. Tuy nhiên, do điều kiện
thời thay đổi đột ngột (nhiệt độ, độ ẩm) kết hợp với điều kiện chăm sóc và
nuôi dưỡng còn hạn chế nên lợn thường hay mắc các bệnh truyền nhiễm, ký
sinh trùng, đặc biệt là lợn con sau khi sinh thường mắc bệnh phân trắng. Khi
lợn con mắc bệnh phân trắng thường dễ chết nếu điều trị khỏi thì cũng còi
cọc, chậm lớn ảnh hưởng đến chất lượng giống, gây tổn thất lớn về kinh tế.
Trại ông Đặng Đình Dũng ở Lương Sơn - Hòa Bình nuôi 1200 lợn nái
ngoại để sản xuất lợn giống. Lợn con 1 - 21 ngày tuổi của trại mắc bệnh phân
trắng rất phổ biến, gây thiệt hại đáng kể cho trang trại.


Từ yêu cầu cấp thiết của trại, em tiến hành đề tài: “Theo dõi tỷ lệ mắc
bệnh phân trắng trên đàn lợn con 1 - 21 ngày tuổi và biện pháp điều trị tại
trại ông Đặng Đình Dũng - Lương Sơn - Hòa Bình”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
Theo dõi tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con tại trại ông Đặng Đình
Dũng, Lương Sơn, Hòa Bình

- Xác định tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con 1 - 21 ngày tuổi tại trại
ông
Đặng Đình Dũng, Lương Sơn, Hòa Bình.
- Xác định được hiệu lực điều trị của phác đồ MD NOR - 100
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
- Kết quả đề tài là thông tin khoa học về quy trình chăm sóc nuôi dưỡng
lợn con và một số đặc điểm và bệnh lý lâm sàng của bệnh phân trắng lợn con.
- Qua tiêp cân thưc tê tai trai la điêu kiên đê nâng cao tay nghê, rèn
luyện các ky năng chuyên môn.
- Vân dung cac kiên thưc đa hoc vao thưc tiên sản xuất, trau dồi thêm
những kiên thưc mơi.
- Học tập kinh nghiệm từ thực tếsản xuất.
- Năm băt đươc tinh hinh chăn nuô,idịch bệnh của trại.
- Có thêm kinh nghiệmtrong chân đoanvà điêu tri bênh cho lợn.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học khuyến cáo cho người chăn nuôi
áp dụng các quy trình ky thuật chăm sóc, phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn
con, góp phần nâng cao năng xuất chăn nuôi lợn.
- Qua điêu tra tinh hinh bệnhphân trắng lợn con cua trai va đanh gia đươc
hiêu lưc cua thuôc sư dung, có thể khuyến cáo phác đồ điều trị hiệu quả bệnh
phân trắng lợn con.


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Điều kiện thực hiện chuyên đề
2.1.1. Điều kiện bản thân
- Bản thân còn trẻ, có sức khỏe tốt, đầy nhiệt huyết, sống lành mạnh,
luôn có ý thức cao trong việc tự học, nâng cao trình độ chuyên môn, kinh

nghiệm, không ngại khó ngại khổ và rất yêu nghề.
- Đã được trang bị các kiến thức cơ bản về chuyên môn để áp dụng vào
thực tế sản xuất.
2.1.2. Điều kiện của cơ sở thực tập
Trang trại lợn của ông Đặng Đình Dũng nằm tại huyện Lương Sơn, tỉnh
Hòa Bình. Trang trại có tổng diện tích khoảng hơn 2 héc ta nằm riêng biệt
trên một quả đồi. Trong đó diện tích khu chăn nuôi và các công trình phụ cận
chiếm gần 1héc ta, diện tích còn lại trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và hồ thả cá.
Trại nằm cách Đường mòn Hồ Chí Minh 100 mét, đây chính là điều
kiện thận lợi cho việc vận chuyển thức ăn, thuốc thú y, tiêu thụ sản phẩm
cũng như chuyển giao khoa học kĩ thuật.
Trại được thành lập và đi vào sản xuất từ năm 2005 với số vốn đầu tư
lên tới gần 40 tỷ đồng, trang trại chuyên nuôi lợn sinh sản do Công ty Cổ
phần thức ăn chăn nuôi Việt Nam (một chi nhánh của Tập đoàn CP Thái Lan)
cung cấp 3 giống lợn LANDRACE, YORSHIRE và DUROC.
Nhân sự của trại gồm:
o 2 kĩ sư
o 4 tổ trưởng: 2 tổ trưởng chuồng bầu, 2 tổ trường chuồng đẻ
o Công nhân phụ trách: 16 công nhân


Trang trại đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong
vùng còn nhiều khó khăn này.
Khu sản xuất được phân ra nhiều phân khu chuồng trại liên hoàn nhau
để nuôi lợn theo từng giai đoạn riêng và áp dụng chế độ nuôi dưỡng phù hợp
cho từng loại lợn. Khu sản xuất của trại gồm:
o 2 dãy chuồng đẻ
o 2 dãy chuồng bầu
o 2 chuồng cách ly
Trang trại nuôi 1.200 lợn nái, 24 lợn đực, 120 lợn hậu bị và khoảng

2000 lợn con đã tách mẹ. Lợn sau khi sinh 19 đến 23 ngày thì được xuất
chuồng. Mỗi năm trang trại cho xuất ra thị trường khoảng 20.000 - 24.000 con
lợn giống.
Trang trại áp dụng quy trình nuôi lợn theo ky thuật cao từ khâu chọn
giống đến ky thuật chăn nuôi.
Lợn được nuôi trong chuồng kín có hệ thống quạt thông gió hệ thống
giàn mát tự động và sưởi ấm đủ yêu cầu về nhiệt độ. Quá trình cho lợn ăn,
uống nước được điều khiển theo hệ thống hoàn toàn tự động bằng dây chuyền
được nhập từ nước ngoài do công ty hỗ trợ cung cấp. Thức ăn cho mỗi loại
lợn cũng có chế độ dinh dưỡng khác nhau.
Thức ăn trại sử dụng là thức ăn công nghiệp của tập đoàn Charoen
Pokphand (CP) cung cấp. Thức ăn sử dụng cho lợn nái mang thai là 566S và
567SF, thức ăn cho lợn con tập ăn và sau cai sữa là 550SF, thức ăn sử dụng
cho lợn nái hậu bị là 562FS.
Khẩu phần ăn của đàn lợn như sau:


Bảng 2.1. Khẩu phần ăn cho đàn lợn
Đối tượng

Giai đoạn

Lợn nái hậu bị

Từ 60 – 110 kg

Lợn nái chờ phối

Lợn nái mang thai


ăn/ngày (kg)

Loại cám

3kg

562FS

Sau cai sữa

3,0 – 3,5 kg

567FS

Chửa kì 1 (từ 1 – 84 ngày)

1.5 – 2,0 kg

566F

2,0 – 3.5 kg

567FS

1,0 – 1,5 kg

567FS

0,5 kg


567FS

1 kg

567FS

Ngày thứ 2

1,5 – 2,0 kg

567FS

Ngày thứ 3 – ngày cai sữa

2,5 – 5,0 kg

567FS

Chửa kì 2 (từ 85 – 110
ngày)
Từ 111 – 113 ngày
Ngày đẻ

Lợn nái nuôi con

Chế độ

Sau đẻ 1 ngày

Lợn con theo mẹ


Tập ăn từ ngày thứ 5

Ăn tự do

550Fs

Lợn con cai sữa

Sau cai sữa – xuất bán

Ăn tự do

550FS

Mỗi tuần phải điều chỉnh bảng cám một lần vào thứ 3 để đảm bảo hợp
lý khẩu phần ăn phù hợp với từng đối tượng, để lợn nái nuôi con tốt, không
quá béo không quá gày. Đối với lợn nái hậu bị thì khẩu phần ăn trong các chu
kì cũng không quá 2,0 kg để tránh hiện tượng khó đẻ do thai quá to.
Với việc chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, các biện pháp phòng
chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi của trại được thực hiện chủ động và tích
cực. Mỗi con lợn đều có một hồ sơ riêng cho việc phối tinh, đẻ, xuất chuồng,
nhập chuồng chính xác tới từng ngày. Để phòng tránh dịch bệnh khu chuồng
nuôi được quản lý nghiêm ngặt. Mọi công nhân trong trại và khách thăm quan
muốn vào chuồng lợn đều phải đi qua hệ thống sát trùng, tắm rửa sạch sẽ,
thay quần áo, đeo khẩu trang và đi ủng chuyên dụng. Trong các chuồng lợn,
công nhân phun thuốc sát trùng ngày 2 lần. Xung quanh trang trại được trồng


cây xanh, đào những hồ sinh học để tạo môi trường tự nhiên thông thoáng cho

lợn sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Hàng ngày, toàn bộ lượng phân mà đàn
lợn thải ra đều được đóng bao, chuyển ra khu tập trung cách xa khu sản xuất
và bán lại cho nhân dân trồng rau màu xung quanh vùng. Nguồn nước thải rửa
chuồng được thu gom và xử lý tại các khu dành riêng cho chất thải.
2.2. Cơ sở khoa học
2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn con theo mẹ
Lợn con từ sơ sinh đã có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh.
Theo Nguyễn Xuân Tịnh (1996)[32] so với khối lượng sơ sinh thì khối lượng
lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng lên gấp 4 lần,
lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần, lúc 50
ngày tuổi tăng gấp 10 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12 - 14 lần.
Lợn con sau khi sinh, sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng không
đồng đều qua các giai đoạn, sinh trưởng nhanh trong 21 ngày đầu sau đó
giảm, sự giảm tăng trưởng là do nhiều nguyên nhân, nhưng cũng chủ yếu là
do lượng sữa mẹ giảm và hàm lượng Hemoglobin trong máu của lợn con
giảm. Để hạn chế sự giảm tăng trưởng chúng ta cần tập ăn sớm cho lợn con và
tiêm bổ sung Dextran-Fe cho lợn con vào 2 ngày tuổi và 7 ngày tuổi.
Do khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh nên khả năng đồng hóa và
trao đổi chất của lợn diễn ra rất mạnh. Ở lợn con 21 ngày tuổi mỗi ngày có thể
tích lũy được 9 - 14 g protein/kg khối lượng, nhưng lợn trưởng thành chỉ tích
lũy được 0,3 - 0,4 g protein/kg khối lượng. Qua đó ta thấy cường độ trao đổi
chất ở lợn con và lợn trưởng thành chênh lệch nhau khá lớn. Mặt khác lợn con
trong giai đoạn này chỉ tích lũy nạc là chính, vì vậy tiêu tốn ít thức ăn hơn so
với lợn trưởng thành.


Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa
Cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn chỉnh,
các tuyến tiêu hóa phát triển chưa đồng bộ, dung tích của bộ máy tiêu hóa còn
nhỏ, thời kỳ bú sữa cơ quan phát triển hoàn thiện dần.

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004)[18], dung tích bộ máy tiêu hóa tăng
lên nhanh trong 60 ngày đầu: Dung tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 3
lần, lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần so với lúc
sơ sinh (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít). Dung tích ruột non lúc
10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần, lúc 60 ngày tuổi
gấp 50 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,12 lít). Còn dung tích ruột già lúc
60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần so với lúc sơ sinh. Sự tăng về kích thước cơ quan
tiêu hóa giúp lợn con tích lũy được nhiều thức ăn và tăng khả năng tiêu hóa
các chất, đặc biệt là xenluloe có nhiều trong thức ăn.
Cơ quan tiêu hóa của lợn con chưa thành thục. Hoàng Toàn Thắng và
Cao Văn (2005)[26] cho rằng, lợn con trước 1 tháng tuổi, dịch vị không có
HCl tự do, lúc này lượng axit tiết ra ít và nhanh chóng kết hợp với dịch nhày,
cũng do dịch vị chưa có HCl tự do nên men pepsin trong dạ dày lợn chưa có
khả năng tiêu hóa protein của thức ăn. Vì HCl tự do có tác dụng kích hoạt
men pepsinnogen không hoạt động thành men pepsin hoạt động và men này
mới có khả năng tiêu hóa protein.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004)[18], vì thiếu HCl tự do nên vi sinh
vật có điều kiện dễ dàng phát triển gây bệnh đường tiêu hóa, điển hình là bệnh
phân trắng ở lợn con, do đó để hạn chế bệnh đường tiêu hóa có thể kích thích
vách tế bào dạ dày tiết ra HCl tự do sớm hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm
cho lợn con. Nếu tập ăn sớm cho lợn con vào lúc 5 - 7 ngày tuổi thì HCl tự do
có thể tiết ra từ 14 ngày tuổi.


Enzym trong dịch vị dạ dày lợn con đã có từ lúc mới đẻ, tuy nhiên lợn
trước 20 ngày tuổi không thấy khả năng tiêu hóa thực tế của dịch vị có
enzym, sự tiêu hóa của dịch vị tăng theo tuổi một cách rõ rệt khi cho ăn các
loại thức ăn khác nhau, thức ăn hạt kích thích tiết ra dịch vị mạnh, hơn nữa
dịch vị thu được khi cho thức ăn hạt kích thích HCl nhiều hơn và sự tiêu hóa
nhanh hơn dịch vị thu được khi cho uống sữa. Đây là cơ sở cho việc bổ sung

sớm thức ăn và cai sữa sớm cho lợn con.
Thực nghiệm còn xác nhận rằng nhiều loại vi khuẩn đường ruột đã sinh
ra các chất kháng sinh ức chế sự phát triển của vi trùng gây bệnh, khi lợn con
sinh ra hệ vi sinh vật đường ruột chưa phát triển đầy đủ số lượng vi khuẩn có
lợi, chưa có khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh nên rất dễ nhiễm bệnh
đường tiêu hóa. Vi khuẩn gây bệnh phó thương hàn, vi khuẩn gây thối rữa ở
lợn con mới sinh.
 Đặc điểm cơ năng điều tiết nhiệt
Lợn con sơ sinh tỷ lệ nước trong cơ thể cao đến 82% chỉ 30 giây sau đẻ
lượng nước đã giảm xuống 1,2 - 2% kèm theo nhiệt độ cơ thể 5 - 10° C. Sau 3
tuần tuổi thân nhiệt của lợn con tương đối ổn định và lên đến 39 - 39.5° C.
Lợn mới đẻ cần được sưởi ấm bằng quây úm, ô có đèn sưởi nhất là những
ngày trời lạnh. Nhiệt độ được duy trì đến lúc lợn con cai sữa (Phan Đình
Thắm, 1995)[25].
Nguyên nhân của hiện tượng mất nhiệt nhanh được giải thích như sau:
- Hệ thống điều khiển cân bằng nhiệt chưa hoàn chỉnh, trung khu điều
hòa thân nhiệt nằm ở vỏ não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả
2 giai đoạn trong thai và ngoài thai.
- Lớp mỡ dưới da còn mỏng, lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ
thể còn thấp, trên thân lông còn thưa nên khả năng cung cấp nhiệt để chống
rét còn hạn chế và khả năng giữ nhiệt kém.


- Diện tích bề mặt cơ thể so với khối lượng chênh lệch tương đối cao
nên lợn con bị mất nhiệt nhiều khi trời lạnh.
 Đặc điểm về khả năng miễn dịch
Hệ thống miễn dịch bắt đầu phát triển ở thai lợn chửa khoảng 50 ngày.
Khoảng 70 ngày tuổi có thể phản ứng với các tác nhân lạ với sự sản sinh
kháng thể. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì môi trường dạ con là vô
khuẩn và lợn con đẻ ra không có kháng thể nào. Vì vậy lợn con mới sinh phụ

thuộc vào kháng thể có trong sữa non trong vài tuần đầu cho tới khi hệ thống
miễn dịch có thể phản ứng với kháng nguyên từ nhiều tác nhân lây nhiễm gặp
phải trong môi trường.
Theo Trịnh Thị Vinh (1996)[34] trong sữa đầu của lợn nái có hàm
lượng protein rất cao. Những ngày đầu mới đẻ hàm lượng protein chiếm 18 19%, trong đó γ - globulin chiếm số lượng lớn (30 - 35%), γ - globulin có tác
dụng tạo sức đề kháng cho nên sữa đầu có vai trò quan trọng đối với khả năng
tạo miễn dịch của lợn con. Lợn con hấp thụ γ - glubolin bằng con đường ẩm
bào. Quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử γ - globulin giảm đi rất nhiều theo
thời gian. Phân tử γ - globulin có khả năng thấm qua thành ruột non tốt nhất
trong 24 giờ đầu sau khi đẻ ra. Do đó lợn con sau khi đẻ được bú sữa đầu
càng sớm càng tốt. Nếu không được bú sữa đầu thì từ 20 - 25 ngày tuổi mới
có khả năng tự tổng hợp kháng thể. Do đó nhũng con không được bú sữa đầu
thì sức đề kháng rất kém, dễ mắc bệnh, tỷ lệ chết cao.
2.2.2. Nguyên nhân gây bênh phân trăng lơn con
Bệnh phân trắng lợn con đã và đang được nhiều tác giả quan tâm,
nghiên cứu và đưa ra những nhận định khác nhau về nguyên nhân gây bệnh.
Song, nguyên nhân tập trung theo hai hướng chính như sau:
- Nguyên nhân nội tại
- Nguyên nhân do ngoại cảnh


* Nguyên nhân nội tại
Theo Hồ Văn Nam và cs (1997)[13], khi mới sinh cơ thể lợn con chưa
phát triển hoàn chỉnh về hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Trong dạ dày lợn con
thiếu HCl, do đó pepsinogen tiết ra không được hoạt hóa để chuyển thành
pepsin. Khi thiếu men pepsin mà sữa bị kết tủa dưới dạng cazein không tiêu
hóa được bị đẩy xuống ruột già gây rối loạn tiêu hóa, từ đó dẫn tới bệnh và
phân có màu trắng là màu của cazein chưa được tiêu hóa.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996)[6] thì một trong các yếu tố làm cho
lợn con dễ mắc bệnh đường tiêu hóa là do thiếu sắt. Nhiều thực nghiệm đã

chứng minh, trong cơ thể sơ sinh phải cần 40 - 50 mg sắt nhưng lợn con chỉ
nhận được lượng sắt qua sữa mẹ là 1mg. Vì vậy phải bổ sung một lượng sắt
tối thiểu 200 - 250 mg/con/ngày. Khi thiếu sắt, lợn con dễ sinh bần huyết, cơ
thể suy yếu, sức đề kháng giảm nên dễ mắc bệnh phân trắng.
Theo Phạm Ngọc Thạch và cs (2009)[23], bệnh phân trắng lợn con đã
có từ rất lâu và ngày càng phổ biến ở các trại chăn nuôi tập trung và các nông
hộ trên lợn từ 5 - 25 ngày tuổi dễ mắc bệnh nhất.
Cũng theo các tác giả này thì nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn con
chủ yếu do bản thân gia súc non (do sự phát dục của bào thai kém). Do những
đặc điểm sinh lý bộ máy tiêu hóa của gia súc non như dạ dày và ruột của lợn
con trong 3 tuần đầu chưa có khả năng tiết dịch vị, thức ăn trực tiếp kích thích
vào niêm mạc mà tiết dịch, trong dịch vị chưa có HCl, hàm lượng và hoạt tính
của men pepsin rất ít.
Do hệ thống thần kinh của gia súc non chưa ổn định nên kém thích nghi
với sự thay đổi của ngoại cảnh.
Mặt khác, lợn con trong thời kỳ bú sữa có tốc độ phát triển về cơ thể rất
nhanh đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ đạm, khoáng và vitamin. Trong khi đó
sữa mẹ ngày càng giảm về số lượng và chất lượng. Nếu không kịp thời bổ


sung dinh dưỡng, lợn con sẽ còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, nhất là bệnh
phân trắng lợn con.
* Nguyên nhân ngoại cảnh
Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã có nhận định bệnh
phân trắng lợn con xảy ra do nhiều nguyên nhân phối hợp, liên quan đến hàng
loạt yếu tố. Qua tài liệu của nhiều tác giả có thể chia thành những nguyên
nhân sau:
- Do điều kiện thời tiết khí hậu
Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của gia
súc. Khi có sự thay đổi các yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí của

chuồng nuôi đều ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của lợn.
Đặc biệt ở lợn con theo mẹ, do cấu tạo, chức năng sinh lý của các hệ cơ
quan chưa ổn định và hoàn thiện. Hệ thống tiêu hóa, miễn dịch, khả năng
phòng vệ và hệ thống thần kinh đều chưa hoàn thiện. Vì vậy lợn con là đối
tượng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh mạnh nhất bởi các phản ứng
thích nghi và bảo vệ của cơ thể còn rất yếu.
Lạnh và ẩm là hai yếu tố gây rối loạn hệ thống điều hòa trao đổi nhiệt
của cơ thể, từ đó dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất. Khi nhiệt độ quá
lạnh, thân nhiệt giảm xuống làm mạch máu ngoại vi co lại, máu dồn vào các
cơ quan nội tạng. Khi đó mạch máu thành ruột bị sung huyết, gây trở ngại cho
việc tiêu hóa, thức ăn bị đình trệ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây thối rữa phát
triển. Quá trình lên men tạo nhiều sản phẩm độc, chất độc làm hưng phấn gây
tăng nhu động ruột. Đồng thời tính thấm của thành mạch tăng, làm tăng tiết
nước vào lòng ruột, làm cho phân nhão ra kết hợp với nhu động ruột tăng,
phân được tống ra ngoài nhiều gây tiêu chảy.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy điều kiện môi trường sống lạnh,
ẩm đã làm thay đổi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của cơ thể, biến đổi


chức năng và hình thái của hệ tuần hoàn, hệ nội tiết, hệ bài tiết có liên quan
đến phản ứng điều hòa nội mô. Khi thay đổi về các chỉ tiêu sinh lý, sức đề
kháng của cơ thể giảm đi là điều kiện cho các vi khuẩn đường ruột tăng độc
tính và gây bệnh.
Đào Trọng Đạt và cs (1996)[6], Phạm Khắc Hiếu và cs (1998)[8], cũng
cho rằng các yếu tố stress như lạnh và ẩm ảnh hưởng rất lớn đến lợn sơ sinh,
lợn con vài ngày tuổi. Trong các yếu tố về tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là
nhiệt độ và độ ẩm. Độ ẩm thích hợp cho lợn là từ 75 - 85%. Việc làm khô và
giữ ấm chuồng nuôi là vô cùng quan trọng.
Theo Hồ Văn Nam và cs (1997)[13], khi gia súc bị lạnh ẩm kéo dài sẽ
làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác động thực bào, do đó gia súc dễ bị vi

khuẩn cường độc gây bệnh.
Sử An Ninh (1993)[14] cho rằng, yếu tố lạnh và ẩm là nguyên nhân
hàng đầu gây nên bệnh lợn con phân trắng.
Theo Chu Thị Thơm và cs (2006)[29], nếu chuồng nuôi không thoáng
khí, tồn đọng nhiều phân, rác, nước tiểu thì khi nhiệt độ trong chuồng tăng
cao sẽ sinh nhiều khí có hại như NH3, H2S làm lợn con trúng độc thần kinh
nặng gây trạng thái stress - một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy.
- Do đặc điểm nuôi dưỡng
Theo Phạm Ngọc Thạch và cs (2009)[23], một trong những nguyên
nhân gây bệnh phân trắng lợn con là do lợn mẹ trong thời gian mang thai
không được nuôi dưỡng đầy đủ hoặc lợn mẹ bị bệnh.
Trong giai đoạn theo mẹ, đặc biệt lợn con mới sinh, sữa mẹ là nguồn
dinh dưỡng quan trọng nhất, sự sinh trưởng và phát triển của lợn con nhanh
hay chậm phụ thuộc vào sữa mẹ tốt hay xấu. Nếu chất lượng sữa mẹ kém dễ
gây rối loạn tiêu hóa ở lợn con, từ đó dễ phát sinh bệnh. Tình trạng rối loạn
trao đổi protein có thể xuất hiện do thiếu hụt protein trong thức ăn, tỷ lệ các


axit amin trong khẩu phần không cân đối, do hệ tiêu hóa của lợn mẹ hấp thu
kém. Do vậy, nếu lợn con không được chăm sóc tốt, không cung cấp đủ chất
dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây nên bệnh.
Mặt khác, lợn con ở giai đoạn sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh về
giải phẫu, sinh lý nên quá trình tiêu hóa và hấp thu kém, điều hòa nhiệt kém,
hệ thống miễn dịch chưa hoạt động nên việc có sữa tốt cho lợn con bú rất
quan trọng. Sự tạo sữa của lợn mẹ ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau,
giai đoạn mới sinh 1 - 2 ngày có quá trình tiết sữa đầu. Sữa đầu có hàm
lượng vitamin A, B, C, D cao hơn nhiều so với sữa thường; protein chiếm tới
18 - 19%, lượng γ - globulin chiếm 34 - 45%, do đó phải có quá trình tập ăn
thích hợp cho lợn con. Ngoài ra,trong sữa đầu còn có MgSO4 có tác dụng tẩy
chất cặn bã trong đường tiêu hóa của lợn sơ sinh, làm tăng nhu động ruột.

Thức ăn bị nấm mốc là nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Thức ăn thiếu
đạm, tỷ lệ protit và các axit amin không cân đối dẫn đến quá trình hấp thu
dinh dưỡng không tốt. Cơ thể lợn thiếu dinh dưỡng, hàm lượng albumin,
globulin huyết thanh giảm, nên cũng giảm khả năng miễn dịch, tạo điều kiện
cho các vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Thức ăn ôi thiu, thức ăn thừa trong chuồng nuôi, thay đổi các loại thức
ăn đột ngột, cho lợn ăn quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ra tiêu chảy.
- Do stress
Bệnh phân trắng lợn con có liên quan đến stress, hầu hết lợn con bị
bệnh phân trắng có hàm lượng Cholesterol trong huyết thanh giảm thấp. Sự
thay đổi các yếu tố khí hậu, thời tiết, mật độ chuồng nuôi, phương thức chăn
nuôi, vận chuyển đi xa đều là các tác nhân stress quan trọng trong chăn nuôi,
dẫn đến hậu quả giảm sút sức khỏe vật nuôi, là nguy cơ xảy ra các bệnh, trong
đó có bệnh tiêu chảy.
- Do vi khuẩn


Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân quan trọng được nhiều nhà
khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu và ghi nhận. Hầu hết các tác giả
nghiên cứu về tiêu chảy của lợn đều kết luận, trong bất cứ trường hợp nào của
bệnh cũng đều có vai trò tác động của vi khuẩn.
Hệ vi khuẩn có hại trong đường ruột được quan tâm nhiều nhất là trực
khuẩn E. coli. Đây là nguyên nhân quan trọng được nhiều nhà khoa học trong
nước và trên thế giới nghiên cứu. Người ta đã chứng minh được vai trò của E.
coli trong bệnh lợn con phân trắng.
Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001)[24], ở bệnh phân trắng lợn con
tác nhân gây bệnh chủ yếu là E. coli, ngoài ra có sự tham gia của Salmonella
và thứ yếu là Proteus, Streptococcus.
Nguyễn Anh Tuấn và cs (2013)[33] nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn E.
coli và Salmonella là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong hội chứng

tiêu chảy ở lợn con trong chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện
nuôi công nghiệp như nghiên cứu này, E. coli có khả năng đóng vai trò “trội”
so với Salmonella.
Đoàn Thị Kim Dung (2004)[2] cho biết, khi lợn bị tiêu chảy, số loại vi
khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong một gam phân tăng lên so với lợn
không bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng số lượng vi khuẩn E. coli,
Salmonella và Streptococcus tăng lên, trong khi đó các chỉ tiêu này giảm đi
đối với Staphylococcus và Bacilus subtilis.
Nguyễn Thị Ngữ (2005)[17], khi nghiên cứu về E. coli và Salmonella
trong phân lợn tiêu chảy và lợn không tiêu chảy đã kết luận: Ở lợn không tiêu
chảy có
83,30 - 88,29% số mẫu có E. coli, 61,00 - 70,50% số mẫu có mặt Salmonella.
Trong khi đó ở mẫu phân của lợn bị tiêu chảy thì có tới 93,70 - 96,40% số
mẫu phân lập có E. coli và 75,00 - 78,60% số mẫu phân lập có Salmonella.
Phạm Thế Sơn và cs (2008)[21], đã nghiên cứu hệ vi khuẩn đường ruột


ở lợn khỏe và lợn tiêu chảy, tác giả cho biết: Lợn ở cả hai trạng thái đều có 6
loại vi khuẩn thường gặp là: E. coli, Salmonella, Klebsiella, Staphylococcus,
Bacillus subtilis, Clostridium ferfringens.
Theo Nguyễn Bá Hiên (2001)[7], ở gia súc mắc hội chứng tiêu chảy số
lượng 3 loại vi khuẩn: E. coli, Salmonella, Clostridium ferfringens tăng lên từ
2 - 10 lần so với số lượng của chúng ở gia súc khỏe mạnh. Hơn nữa, tỷ lệ các
chủng mang yếu tố gây bệnh sản sinh độc tố cũng tăng cao.
Kết quả nghên cứu của Viện thú y quốc gia cho thấy: Bệnh tiêu chảy
tập trung chủ yếu ở vụ đông - xuân, các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, đặc biệt
là lợn con, bệnh mang tính chất lây lan nhưng không mạnh, thời gian mang
bệnh chưa được xác định.
Evans D.G. và Evan D.J. (1973)[38] khi nghiên cứu về độc tố đường
ruột của Salmonella cho thấy, độc tố gồm hai thành phần là độc tố thẩm xuất

nhanh (Rapid permeability Factor, viết tắt là RPF) và độc tố thẩm xuất chậm
(Delayed permeability Factor, viết tắt là DPF).
2.2.3. Đặc tính cua vi khuân E. coli
- Đặc điểm hình thái
E. coli là một trực khuẩn hình gậy, kích thước từ 2 - 3 x 0,6 µm, trong
cơ thể con vật bệnh vi khuẩn có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ, đôi khi
xếp thành chuỗi ngắn. Trong canh trùng gà, vi khuẩn dài 4 - 8 µm.
Phần lớn E. coli di động do có lông ở xung quanh thân, nhưng một số
không di động. Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể có giáp mô.
- Đặc tính nuôi cấy
E. coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể phát triển ở
nhiệt độ 5 - 40° C, nhiệt độ thích hợp là 37° C, pH thích hợp 7,2 - 7,4; vi
khuẩn phát triển được ở pH 5,5 - 8.


E. coli phát triển dễ dàng trong các môi trường nuôi cấy thông thường:
+ Trong môi trường nước thịt: Vi khuẩn phát triển làm cho môi trường
rất đục có màu tro nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có màu xám nhạt trên mặt
môi trường, môi trường có mùi phân thối.
+ Trên môi trường thạch thường: Sau 24 giờ nuôi cấy hình thành nên
khuẩn lạc tròn, ướt, không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, có đường
kính 2 - 3 mm. Nuôi lâu khuẩn lạc trở thành gần như nâu nhạt và mọc rộng ra.
Có thể quan sát thấy cả những khuẩn lạc dạng R và khuẩn lạc dạng M.
+ Môi trường Istrati: Khuẩn lạc có màu vàng tươi.
+ Môi trường Maconkey: Khuẩn lạc có màu đỏ hồng.
+ Môi trường Brilliiant - Gren - Ager: Khuẩn lạc có màu vàng chanh.
+ Môi trường EMB ( Eosin - Methylen - Blue ): Khuẩn lạc có màu đen
tím.
+ Môi trường Muller Kauffman: Vi khuẩn không mọc.
+ Môi trường thạch SS ( Salmonella - Shigella ): Khuẩn lạc màu đỏ.

+ Môi trường Endo: Khuẩn lạc màu đỏ.
- Đặc tính sinh hóa
E. coli lên men sinh hơi các loại đường Fructoze, Glucoze, Galactoze,
Lactoze, Mannit, Dextroze. Trừ Andonit Inozit là lên men. Lên men không
chắc chắn các loại đường Dulcitol, Saccharose.
Các phản ứng khác: H2S, VP, urea: âm tính.
MR, Indol: dương tính.
Sữa đông sau 24 - 72 giờ ở 37° C.
Gelatin, huyết thanh đông, lòng trắng trứng đông.
E. coli có khả năng khử Nitrat thành Nitrit, khử Cacbocyl trong môi
trường Lysinedecacboxylase.
- Cấu trúc kháng nguyên


Cấu trúc của kháng nguyên E. coli rất phức tạp, có 3 loại kháng nguyên
O, H, K.
Kháng nguyên O (Kháng nguyên thân: Ohne): Là kháng nguyên vách tế
bào, nó có 2 đặc tính:
+ Chịu được nhiệt, ở 100° C bị phá hủy sau 2h.
+ Kháng cồn và bị phá hủy bởi formon 5%.
Kháng nguyên O rất độc, chỉ cần 1/20 mg là liều chí tử cho chuột nhắt
sau 24h.
Kháng nguyên H (kháng nguyên lông: Hauch): Là kháng nguyên có
trên lông vi khuẩn. Đó là một protit có cấu trúc myozin của cơ, nó có đặc
điểm là kém bền vững, kém chịu nhiệt, bị cồn và các enzym tiêu hóa protein
phá hủy.
Kháng nguyên K (kháng nguyên bề mặt Kapsul hay Envelope): Gồm 3
loại L, A, B. Bản chất hóa học là một loại polysaccarid bao quanh tế bào vi
khuẩn. Người ta xác định được 13 loại kháng nguyên K khác nhau.
- Độc tố

Vi khuẩn E .coli tạo ra 2 loại độc tố đó là nội độc tố và ngoại độc tố
+ Ngoại độc tố: Là một chất không chịu được nhiệt dễ bị phá huỷ ở 56°
C trong vòng 10h30 phút dưới tác dụng của formol và nhiệt, ngoại độc tố
chuyển thành giải độc tố, ngoại độc tố có hướng thần kinh và gây hoại tử.
Hiện nay việc chiết xuất ngoại độc tố chưa thành công mà chỉ phân lập
được trong canh trùng nuôi cấy vi khuẩn. Khả năng tạo độc tố sẽ mất đi khi
các chủng được giữ lâu dài hoặc cấy chuyển nhiều lần trên môi trường dinh
dưỡng (Đào Trọng Đạt và cs, 1986)[5].
+ Nội độc tố: Là các yếu tố gây độc chủ yếu của trực trùng đường ruột
E. coli, chúng có trong tế bào vi trùng và gắn vào vi trùng rất chặt chẽ, nội


độc tố có thể chiết xuất bằng nhiều phương pháp: Phá vỡ vỏ tế bào bằng cơ
học hoặc chiết suất bằng Axittrichoxetic, Phenol dưới tác dụng của emzym.
- Sức đề kháng của mầm bệnh
Trực trùng đường ruột không chịu được nhiệt độ cao bị tiêu diệt ở nhiệt
độ 60° C trong vòng 15h30 phút và bị tiêu diệt ở 100° C. Trong đất và nước
E. coli sống được khoảng vài tháng, các chất sát trùng thông thường như axit
Phenic, formol… có thể diệt E. coli trong 5 phút. E. coli đề kháng với sự sấy
khô, các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được mẫn cảm cao với một số loại
kháng sinh: cefiofur, amikacin và kháng mạnh với tetracyclin, ampicillin (Lê
Văn Dương, 2010)[4].
Theo Bùi Thị Tho và cs (1995)[28], khi nghiên cứu về tính mẫn cảm và
tính kháng thuốc của E. coli được phân lập từ các ổ lợn con bị bệnh phân
trắng ở nước ta đã cho biết, những thuốc có tác dụng tốt trong điều trị bệnh
phân trắng lợn con do E. coli gây ra gồm chloramphenicol, furazolidon,
neomycin và tetracyclin, còn các thuốc streptomycin, sunphonamid ít có tác
dụng với E. coli vì tỷ lệ E. coli kháng lại chúng cao từ 70 - 80%. Theo các tác
giả, những thuốc này đã dùng để điều trị thường xuyên, đôi khi dùng sai
nguyên tắc dẫn đến vi khuẩn đã quen và kháng thuốc.

2.2.4. Đặc điểm của bệnh phân trắng lợn con
* Đường nhiễm bệnh
Lợn con nhiễm bệnh chủ yếu là do ăn uống. Khi bị nhiễm E. coli phát
triển nhanh chóng trong đường ruột, chúng tự huỷ hoại và giải phóng ra các
độc tố, độc tố này xâm nhập vào dòng Lympho do đó máu bị nhiễm độc và
con vật chết. Từ khi mới sinh ra hệ sinh vật phát triển trong đường tiêu hoá rất
đa dạng, tỷ lệ số lượng vi trùng rất khác nhau ở các đoạn ruột khác nhau.
* Cơ chế gây bệnh
Theo Phạm Khắc Hiếu và cs (1998)[8], bệnh có liên quan đến trạng


×