Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Giải thích nguyên nhân biến động giá USD trong thời gian qua trên thế giới và tại việt nam dự báo về tỷ giá hối đoái với USD trên thế giới và ở việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.81 KB, 26 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Chính sách tỷ giá luôn được coi là một trong những chính sách vĩ mô rất
quan trọng nhưng tác động khó lường trước và thường phải đánh đổi giữa nhiều
mục tiêu vĩ mô khác nhau. Trên thực tế, có nhiều mục tiêu được đặt ra cho chính
sách tỷ giá, trong khi các công cụ thực thi chính sách và dư địa thực hiện chính
sách lại khá hạn hẹp. Việc giảm giá đồng nội tệ có thể thúc đẩy xuất khẩu và cải
thiện cán cân thanh toán, nhưng điều đó chỉ có thể xảy ra trong những điều kiện
nhất định và tác động đối với từng hàng hóa khác nhau là khác nhau.
Điều đó cho thấy việc đánh giá tác động của điều chỉnh tỷ giá đến nền kinh
tế là không hề đơn giản vì trong một nền kinh tế mở, tỷ giá thực ảnh hưởng đến
giá cả tương đối giữa các hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu.
Tỷ giá cũng có thể tác động trực tiếp đến lạm phát do việc thay đổi giá cả tính
bằng đồng nội tệ của hàng hóa nhập khẩu và qua đó ảnh hưởng đến chỉ số giá.
Việc đánh giá diễn biến nguyên nhân và dự báo biến động tỷ giá, đồng thời
phân tích tác động của biến động tỷ giá đến các doanh nghiệp tham gia hoạt động
thương mại quốc tế là một chủ để rất quan tâm.
Trong giới hạn thời gian và kiến thức, bài tiểu luận với đề tài “Giải thích
nguyên nhân biến động giá USD trong thời gian qua trên thế giới và tại Việt
Nam? dự báo về tỷ giá hối đoái với USD trên thế giới và ở Việt Nam trong
ngắn hạn và dài hạn? Ảnh hưởng của biến động tỷ giá ngoại tệ đến các doanh
nghiệp tham gia hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam” chắc chắn còn
nhiều hạn chế, nhóm rất mong nhận được đóng góp từ cô giáo.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


Chương I: Giải thích nguyên nhân biến động giá USD trong thời gian qua trên
thế giới và tại Việt Nam
1.

Biến động USD trong thời gian qua trên thế giới


1.1.

Thực trạng về USD hiện nay

Sau chiến tranh thế giới thứ hai và những năm cuối của thế kỷ XX, nền kinh tế Hoa
Kỳ là sự thèm muốn của nhiều quốc gia trên thế giới. USD Mỹ là đồng tiền chung
dùng trong thanh toán quốc tế của hầu hết các quốc gia và bên cạnh vàng nó trở thành
đồng tiền dự trữ chính của nhiều nước. Nhưng sau khi tòa tháp đôi sụp đổ, cuộc chiến
tranh Irac và Afganitant kéo dài, Cuối năm 2007, nước Mỹ có gần một triệu người
mất việc. Chính phủ liên bang mỗi năm phải vay mượn thêm 500 tỷ đô-la để tài trợ
cho cuộc chiến chống khủng bố cũng như hàng loạt các chương trình xã hội khác. Lãi
suất ngắn hạn một lần nữa lại tụt giảm và mặc dù nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng
nhưng tỷ lệ vay mượn ở mọi cấp độ xã hội thậm chí còn tăng nhanh hơn. Cuộc khủng
hoảng tài chính 2008 cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã cung cấp các khoản vay trị
giá 9.000 tỷ USD và 05/12/2010 chủ tịch FED tuyên bố sẽ bơm thêm hơn 600 tỷ
USD để phục hồi nền kinh tế Mỹ. Do đó, đồng đô-la trở thành đồng tiền gây khó
khăn cho cả thế giới, giá trị của nó giảm khi so sánh với các đồng tiền mạnh khác và
tụt dốc không phanh nếu đem so với vàng.
Từ năm 2008 cho đến nay, nền kinh tế lớn nhất toàn cầu không ngừng tung ra các gói
cứu trợ hàng trăm tỷ Đô la bơm vào nền kinh tế tuy nhiên hiệu quả là không cao,
lượng người thất nghiệp vẫn làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách của quốc gia
này. Thêm vào đó, 3 chỉ số trên thị trường chứng khoán Mỹ là DowJones, Nasdaq và
S&P lần lượt tụt dốc một cách thảm hại. Các chuyên gia kinh tế nhận định nền kinh tế
Mỹ vẫn chưa thế thoát khỏi cơn bão khủng hoàng trong năm 2012 cho dù đã có nhiều
điểm sang từ cuối năm 2011. Chính những bất ổn của nền kinh tế Mỹ đã làm cho


đồng USD nhìn chung là giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt trên thế giới và giảm
giá so với các đồng tiền ở khu vực. Dưới đây sẽ là những so sánh đồng USD với một
số ngoại tệ mạnh trên thế giới: EUR, JPY, GBP.


1.2 Tỷ giá EUR/USD
Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu khiến đồng Euro mất giá liên tục so với đồng
tiền USD vốn cũng đã mất giá so với các loại tiền tệ khác.

(Nguồn: />

Từ biểu trên cho thấy, từ giữa năm 2008 cho đến tháng 4 năm 2012, đồng tiền EUR
liên tục biến động lên xuống nhưng xu thế chung là tiền EUR mất giá so với đồng
USD
Vậy các nguyên nhân khiến đồng EUR giảm giá mạnh trên thị trường quốc tế là gì?
Thứ nhất, cuộc khủng hoảng nợ công bắt đầu từ Hy lạp với khoản nợ lên đến 300 tỷ
euro, chiếm 120% GDP của nước này, còn thâm hụt ngân sách thì lên tới 14%. Đây là
những con số quá cao so với mức EU có thể chấp nhận được (60% đối với nợ và 3%
đối với thâm hụt ngân sách) Nguyên nhân dẫn tới tình trạng vô cùng khó khăn của
Hy Lạp là do ngay từ khi bắt đầu khủng hoảng kinh tế thế giới (2008), hai ngành kinh
tế trụ cột của nước này là du lịch và vận tải hàng hải đã bị sụp đổ. Bên cạnh đó, nợ
nước ngoài cao lại vốn là một đặc trưng của Hy Lạp lâu nay (trong 10 năm nay chưa
khi nào nợ dưới 100% GDP).
Khủng hoảng nợ công tại một số nước thuộc khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone)
là hệ quả tất yếu của việc vay nợ chống suy thoái và cứu các ngành sản xuất khỏi bị
suy sụp. Mức độ trầm trọng của khủng hoảng nợ công ngày càng lớn và có dấu hiệu
lây lan, hậu quả của nó vượt xa mọi dự đoán trước đây của các nhà kinh tế và kéo
theo tác động tiêu cực tới ổn định chính trị - xã hội tại các nước khu vực Eurozone.
Hiện tượng "Hy Lạp hóa" đang lây lan sang các nước châu Âu khác. Ít nhất có vài
nước đang đứng bên bờ vực vỡ nợ như Hy Lạp. Khủng hoảng nợ công đang chực
bùng nổ ở Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cùng một số nước Đông Âu như Hungari
và Bungari.
Thứ hai, trước những bất ổn của khu vực đồng tiền chung Châu Âu, ECB ngày
21/01/2011 quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản xuống 2%, và không lâu sau mức cắt

giảm lãi suất này, 8/12 ECB lại tiếp tục quyết định cắt xuống mức thấp kỷ lục 1,0%,
bên cạnh đó cung cấp các khoản vay thời hạn dài 3 năm, đồng thời nới lỏng các quy


định về tài sản thế chấp, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong việc huy
động vốn. Tuy nhiên việc làm này lại càng làm cho đồng tiền chung EUR rớt giá
mạnh so với đồng USD.
Thứ ba, nền kinh tế Mỹ phục hồi khả quan hơn khu vực eurozone. Nhiều chuyên gia
dự báo, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng từ 2,3% - 3% trong năm 2012 so với mức dự kiến
2% năm 2011. Các chỉ số việc làm và chế xuất ở Mỹ cho thấy tăng trưởng quý 4/2011
sẽ trên 3%, mức tăng mạnh nhất trong vòng 18 tháng. Thị trường lao động đã có dấu
hiệu ổn định với tỉ lệ thất nghiệp 8,6% trong tháng 11/2011. Chính điều này làm các
nhà đầu tư tin tưởng hơn vào thị trường Mỹ cũng như đồng tiền USD. Trong khi đó,
các chuyên gia kinh tế cho rằng những khó khăn của Italy và Tây Ban Nha có thể còn
nhiều thêm nếu khủng hoảng nợ công đẩy toàn bộ Eurozone vào một cuộc suy thoái.
Các nhà kinh tế của Ernst & Young dự đoán khu vực này sẽ rơi vào suy thoái nhẹ
trong nửa đầu năm tới và tăng trưởng chỉ 0,1% cả năm, với tỷ lệ thất nghiệp ở mức
10% trong vài năm.
1.3 Tỷ giá JPY/USD
Không nằm trong khu vực Châu Âu, nhưng cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu
cũng đã khiến cho đất nước mặt trời mọc điên đảo, đặc biệt, thiên tai ập đến lại giáng
them một đòn nặng vào nền kinh tế Nhật Bản vốn đã trải qua 2 thập niên suy giảm
này.
Thách thức "kép" đã đặt ra cho đất nước Nhật Bản mục tiêu vừa phải thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế vừa phải đảm bảo sự lành mạnh của nền tài chính công trong lúc tỷ lệ
nợ công hiện ở mức cao nhất trong số các nền kinh tế phát triển, giữa lúc đồng yên
không ngừng tăng giá.
Theo đồ thị dưới đây thì đồng JPY tăng giá tương đối so với đồng USD qua các giai
đoạn.



((Nguồn: />Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn luôn được biết đến như một đất nước thần kì. Mặc dù phải
đối mặt với thảm hoạ động đất sóng thần, cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy
điện nguyên tử Fukushima, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nợ công tăng mạnh
do vay mượn để khắc phục hậu quả thiên tai. Tuy vậy, các hãng xe hơi trong nước
phục hồi nhanh hơn dự kiến, tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật đã giảm,cùng với đó, các nhà
đầu tư cũng đón nhận một tin tức lạc quan khi vào tháng 11 năm ngoái, lần đầu tiên
xuất khẩu của Nhật Bản đi lên với tốc độ 9,1% sau 9 tháng giảm liên tiếp.

1.4 Tỷ giá GBP/USD


Nhìn chung thì so với trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra, đồng Bảng
Anh đã sụt giá nghiêm trọng so với đồng USD. Đây là hậu quả trực tiếp từ những bất
ổn trong chính trị nước Anh do những vụ đánh bom khủng bố diễn ra trong thời gian
vừa rồi cũng như nước Anh không nằm ngoài vòng xoáy của cuộc khủng hoảng tài
chính vừa qua.Theo thông báo của cơ quan Thống kê Quốc gia, tổng sản phẩm quốc
nội của Anh đã giảm 0,2% từ quý IV năm ngoái, khi GDP thụt lùi 0,3%. Đây là kết
quả rất đáng thất vọng, Ngân hàng Trung ương Anh đang trong tháng cuối cùng của
chương trình kích thích kinh tế và sự suy giảm trong sản lượng kinh tế đang diễn ra
với triển vọng u ám tại khu vực châu Âu – thị trường xuất khẩu lớn nhất của Anh. So
với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng kinh tế quý I là không đổi. Mức giảm GDP theo
quý xuất phát từ sự thụt lùi 3% trong hoạt động xây dựng, mức giảm lớn nhất kể từ
quý I/2009 và sự suy giảm 0,4% trong sản lượng công nghiệp. Hoạt động sản xuất
cũng đi xuống 0,1% và ngành dịch vụ, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế, chỉ
tăng trưởng nhẹ 0,1% trong quý I năm 2012, được thúc đẩy bởi hoạt động vận tải,
viễn thông và kho bãi.


(Nguồn: />2. Biến động giá USD tại Việt Nam trong thời gian gần đây

Tại Việt Nam, tỷ giá chính thức USD/VND có xu hướng đi theo một chu kỳ rõ rệt
gồm hai giai đoạn:
• Trong giai đoạn suy thoái kinh tế hoặc khủng hoảng, VND mất giá khá mạnh so
với USD (1997-2000, 2008-nay)
• Khi giai đoạn suy thoái kết thúc, nền kinh tế đi vào ổn định thì tỷ giá lại được neo
giữ tương đối cứng nhắc theo đồng USD (2000-2007)
Sau đây là biến động của tỷ giá USD/VND trong thời gian gần đây, từ năm 2007 đến
nay.
2. 1 Giai đoạn 2007-2009


Giai đoạn 2007-2009 tỷ giá USD/VND có khá nhiều biến động. Từ năm 2007, dòng
tiền đầu tư gián tiếp ồ ạt chảy vào Việt Nam, sự gia tăng này đã góp phần làm nguồn
cung USD ở Việt Nam tăng mạnh. Trên thực tế vào nửa đầu năm 2007 và từ tháng
10 năm 2007 đến tháng 3 năm 2008, trên thị trường ngoại hối Việt Nam đã có dư
cung về USD khiến cho tỷ giá ở các ngân hàng thương mại giảm xuống mức
sàn biên độ. Đồng Việt Nam đã lên giá trong giai đoạn này. Sau đó, tỷ giá đã có
những biến động mạnh trong năm 2008 do tình hình lạm phát tăng cao trong những
tháng đầu năm và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã bắt đầu tác động tới nền kinh
tế Việt Nam vào nửa cuối năm 2008. Từ giữa năm 2008, cùng với sự suy thoái kinh
tế, luồng tiền đầu tư gián tiếp vào Việt Nam đã bắt đầu đảo chiều.
Xu hướng chung của tỷ giá USD/VND năm 2009 là sự mất giá danh nghĩa của VND
so với USD. Cho đến cuối năm 2009, tỷ giá chính thức USD/VND đã tăng 5,6% so


với tỷ giá này cuối năm 2008. Trong khi trong năm 2008, tỷ giá niêm yết tại các
ngân hàng thương mại biến động liên tục, các tháng đầu năm còn có giai đoạn thấp
hơn tỷ giá chính thức, thì năm 2009 lại là một năm mà tỷ giá ngân hàng thương mại
giao dịch luôn ở mức trần của biên độ giao động mà ngân hàng nhà nước công bố.
Trong cả năm 2009, áp lực về cung cầu USD trên thị trường ngoại hối cùng với áp

lực tâm lý đã khiến tỷ giá trên thị trường tự do ngày càng rời xa tỷ giá chính thức.
Mặc dù ngân hàng ngân hàng nhà nước đã buộc phải mở rộng biên độ giao động của
tỷ giá chính thức trong tháng 3 từ +/-3% lên +/-5% – biên độ lớn nhất trong vòng 10
năm kể từ năm 1998, nhưng các ngân hàng thương mại vẫn giao dịch ở mức tỷ giá
trần. Tình trạng nhập siêu kéo dài và ngày càng tăng từ tháng 3 đến cuối năm,
cả năm 2009 nhập siêu đã vượt 12 tỷ USD.
Thêm vào đó, trong giai đoạn này có sự chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và
giá vàng quốc tế đã khiến cho nhu cầu về USD càng tăng để phục vụ việc nhập khẩu
vàng. Giá vàng và giá đô đều đã tăng mạnh. Người dân đẩy mạnh mua ngoại tệ trên
thị trường tự do, giá USD trên thị trường chợ đen tăng mạnh. Do khan hiếm nguồn
cung USD, các doanh nghiệp cũng phải nhờ đến thị trường chợ đen hoặc phải cộng
thêm phụ phí khi mua ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại. Tâm lý hoang
mang mất lòng tin vào VND làm tăng cầu và giảm cung về USD đã đẩy tỷ giá thị
trường tự do tăng lên hàng ngày. Người dân lo ngại thực sự về khả năng phá giá tiền
VND, sau khi một số báo cáo của các định chế tài chính được công bố.
Đến 26/11/2009, NHNN đã buộc phải chính thức phá giá VND 5,4%, tỷ lệ phá giá
cao nhất trong một ngày kể từ năm 1998 để chống đầu cơ tiền tệ và giảm áp lực thị
trường, đồng thời thu hẹp biên độ giao động xuống còn +/-3%. Cùng với chính sách
tỷ giá, vào thời điểm này NHNN đã nâng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%/năm. Các
chính sách này được cho là hợp lý nhưng khá muộn màng. Đồng Việt Nam tiếp tục
mất giá trên thị trường tự do thể hiện qua việc tỷ giá trên thị trường tự do vào thời
điểm cuối năm 2009 vẫn đứng vững ở mức cao khoảng 19.400 VND cho 1 USD


và các NHTM tiếp tục giao dịch ở mức trần. Vào cuối năm 2009, kỳ vọng mất giá
của đồng tiền Việt Nam hiện vẫn còn khá lớn.
2.2 Giai đoạn từ 2010 đến nay
Năm 2010 tiếp tục chứng kiến các xu hướng tương tự trên thị trường ngoại hối như
trong năm 2009. Cụ thể là các NTTM vẫn tiếp tục đặt tỷ giá tại trần biên độ của tỷ
giá chính thức trong hầu hết các tháng trong năm và khoảng cách giữa tỷ giá chính

thức và tỷ giá thị trường tự do có lúc đã tăng lên những mức cao chưa từng có vào
cuối năm 2010.
Do các áp lực vẫn tiếp tục tăng cao dù NHNN đã có nhiều nỗ lực vào cuối năm
2009, đến ngày 11/02/2010, NHNN đã phải tăng tỷ giá chính thức từ 17.941
VND/USD lên 18.544 VND/USD, tương đương với việc phá giá 3,3%. Cùng với
việc nâng tỷ giá này, NHNN đã thực hiện hàng loạt các biện pháp hành chính nhằm
giảm áp lực lên thị trường ngoại hối như giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi
ngoại tệ, mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ, chấm dứt việc giao dịch vàng trên các
tài khoản ở nước ngoài của các NHTM và các tổ chức tín dụng, đóng cửa các sàn
vàng, và tăng lãi suất cơ bản lên 8%/năm. Kết quả là, trong sáu tháng đầu năm 2010
tín dụng ngoại tệ đã tăng 27% trong khi tín dụng VND chỉ tăng 4.6%. Đồng thời,
kiều hối và các khoản giải ngân FDI, ODA và FII (đầu tư gián tiếp nước ngoài)
đều tăng lên trong hai quý đầu của năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009 khi còn
khủng hoảng. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần tăng cung và giảm cầu ngoại tệ nhờ
đó giảm khoảng cách giữa tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá chính thức trong quý II và
nửa đầu quý III năm 2010.
Tuy nhiên, các NHTM tiếp tục đặt giá ở mức trần hoặc gần với trần biên độ của tỷ
giá chính thức. Và từ đầu tháng 7 năm 2010, tỷ giá thị trường tự do lại bắt đầu tăng
lên dù lúc đầu chỉ tăng chậm. Những xu hướng này phản ánh kỳ vọng của thị trường
ngoại hối về sự phá giá của VND. Nguyên nhân của kỳ vọng này là: (1) cung ngoại
tệ tăng là chủ yếu do các doanh nghiệp tận dụng chênh lệch lãi suất giữa tiền gửi


ngoại tệ và tiền gửi VND; (2) nhiều biện pháp hành chính của NHNN chỉ mang tính
tạm thời và có thể sẽ bị đảo ngược; (3) lo lắng về việc cầu ngoại tệ sẽ tăng cao khi
nhiều khoản vay ngoại tệ của các doanh nghiệp nhằm tận dụng chênh lệch lãi suất sẽ
đến hạn; và (4) hành vi đầu cơ củangười dân do giảm sút niềm tin vào tiền đồng.
Có lẽ do nhận thức được những mối đe dọa này, vào ngày 17/08/2010, NHNN đã đột
ngột tăng tỷ giá thêm 2,1% lên 18.932 VND/USD mặc dù lúc đó áp lực thị trường
vẫn chưa rõ ràng và khoảng cách giữa tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá chính thức

vẫn đang ở mức thấp khoảng 500 VND/USD. Ngay lập tức, các NHTM tăng tỷ giá
của họ lên kịch trần. Động thái của NHNN có thể đã giúp giảm áp lực và ổn định tỷ
giá nếu không có nhiều những yếu tố bất lợi diễn ra trong những tháng cuối của
năm2010. Yếu tố đầu tiên và có lẽ là yếu tố quan trọng nhất là việc giá vàng quốc tế
tăng cao kỷ lục dẫn đến giá vàng trong nước còn tăng cao hơn do đầu cơ. Đồng thời,
sau một vài tháng tăng với tốc độ chậm, lạm phát lại bắt đầu tăng nhanh từ tháng 9
năm 2010 khiến cho CPI của năm 2010 tăng lên 11,75% so với 7% năm 2009.
Trong những tháng cuối năm 2010, thị trường ngoại hối chứng kiến sự tăng lên
nhanh chóng của cầu về ngoại tệ do: (1) nhu cầu mua ngoại tệ để trả các khoản vay
đáo hạn của các doanh nghiệp tận dụng chênh lệch lãi suất trong hai quý đầu năm
2010, (2) nhu cầu nhập khẩu thường tăng cao vào cuối năm cộng thêm nhu cầu nhập
khẩu vàng nhằm kiếm lời từ sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng
quốc tế, (3) NHNN thắt chặt tín dụng ngoại tệ; (4) lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng cao,
lên trên 5%/năm; và (5) hoạt động đầu cơ gia tăng. Thêm vào đó, cung ngoại tệ giảm
sút do các doanh nghiệp không muốn bán ngoại tệ cho ngân hàng khi họ lo lắng về
khả năng NHNN sẽ tiếp tục phải phá giá VND.
Kết quả của sự dư cầu ngoại tệ là tỷ giá thị trường tự do bắt đầu tăng từ tháng 9 năm
2010 lên 20.500 VND/USD vào giữa tháng 10 và lên đến mức kỷ lục là trên
21.500 VND/USD vào cuối tháng 11. Đối mặt với tình trạng này, NHNN đã phải
thực hiện một loạt các biện pháp hành chính như tuyên bố tăng cung ngoại tệ cho


việc nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất, thắt chặt việc trao đổi cũng
như nhận gửi và cho vay bằng vàng, và tăng hạn ngạch nhập khẩu vàng để làm dịu
tình hình căng thẳng trên thị trường vàng. Đồng thời, lãi suất cơ bản cũng được tăng
lên 9%/năm vào tháng 11.
Tuy nhiên, tỷ giá thị trường tự do chỉ giảm nhẹ đôi chút và vào cuối năm 2010 và
đầu năm 2011 vẫn đứng ở mức cao. Nguyên nhân thứ nhất cho tình trạng này là do
hầu hết các biện pháp của NHNN, nhất là đối với thị trường vàng chỉ mang tính tạm
thời. Thứ hai, dự trữ ngoại hối đã liên tục giảm sút từ năm 2009 và do đó tuyên bố

của NHNN về việc cung ngoại tệ ra thị trường không được hoàn toàn đảm bảo. Thứ
ba, lạm phát tăng cao và vẫn tiếp tục đà tăng. Thứ tư, thâm hụt thương mại năm
2010 vẫn cao ở mức 12,4 tỷ đô la (đã loại trừ 2,8 tỷ nhập khẩu ròng vàng). Tình
trạng này còn trầm trọng hơn do các hoạt động đầu cơ.
Không thể tiếp tục duy trì tỷ giá, NHNN đã tuyên bố mức phá giá cao nhất trong lịch
sự (9,3%) vào đầu tháng 2 năm 2011, nâng tỷ giá chính thức lên 20.693 VND/USD
và giảm biên độ xuống còn +/-1%. Nỗ lực này đã không có kết quả ngay lập tức. Tỷ
giá thị trường tự do vọt lên trên 22.100 VND/USD trong vòng vài ngày kể từ sau lần
phá giá này. Vào tháng 3 năm 2011, NHNN đã siết chặt các hoạt động trên thị trường
tự do, áp đặt trần lãi suất thấp cho tiền gửi bằng ngoại tệ và do đó mở rộng chênh
lệch giữa lãi suất tiền gửi ngoại tệ và lãi suất VND lúc đó đã lên kịch trần 14%. Do
vậy, cung ngoại tệ đã tăng lên khi các doanh nghiệp và cá nhân chuyển đổi tiền gửi
bằng ngoại tệ sang tiền gửi bằng VND để tận dụng chênh lệch lãi suất cao. Đồng
thời, NHNN cũng tuyên bố là đã mua thêm được 3 tỷ cho dự trữ ngoại hối. Nhờ đó,
cả tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá NHTM đều giảm xuống từ tháng 4 năm 2011, và
có lúc còn thấp hơn tỷ giá chính thức. Những tháng cuối năm 2011 đến 3 tháng đầu
năm 2012, tỷ giá USD/VND tương đối ổn định, không có biến động mạnh. Đây là
kết quả tích cực của việc phá giá trong tháng 2/2010 và các biện pháp kiểm soát thị
trường tự do của ngân hàng nhà nước. Thêm vào đó nhập siêu 3 tháng đầu năm 2012


chỉ ở mức 251 triệu USD, là mức thấp nhất so với cùng kỳ nhiều năm gần đây và dự
trữ ngoại hối cũng tăng lên 20%, các nhân tố tích cực đó đã góp phần giữ được sự ổn
định của tỷ giá USD/VND cho đến nay.


Chương II: Dự báo về tỷ giá hối đoái đối với USD trên thế giới và ở Việt Nam
trong ngắn hạn và dài hạn
1. Dự báo đồng USD trên thế giới trong thời gian tới
Những thông tin kinh tế vĩ mô trong báo cáo mà Ngân hàng Dự trữ liên bang (FED)

công bố trong thời gian gần đây cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang tiếp
tục

duy

trì

đà

phục

hồi

liên

tiếp

trong

3

tháng

đầu

năm

2012.

Một số biểu hiện cụ thể là: chỉ số ISM phi sản xuất tăng lên 57,3 so với mức trước

56,1. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn giữ ở mức 8,3%, chỉ số cân đối đầu tư dài hạn tăng lên
101B so với mức trước 38,9B, niềm tin người tiêu dùng Mỹ được cải thiện đã tăng
lên 1,3%. GDP trong quý I đạt 3% và doanh thu thuế của Mỹ cuối cùng đã trở lại với
mức cao đạt được trước khủng hoảng.
Mặc dù nền kinh tế Mỹ ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan về khả năng phục hồi, tuy
nhiên mức độ phục hồi vẫn còn khá khiêm tốn. Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu
đang có xu hướng lan rộng với mức độ ngày càng trầm trọng đe dọa đẩy Eurozone
cũng như nhiều nước khác trên thế giới cũng như Mỹ vào một cuộc suy thoái mới.
Hơn thế nữa, Mỹ hiện đang phải giải quyết vấn đề khủng hoảng nợ, cùng những mâu
thuẫn chính trị trong nước. Nhiều chính sách về thuế, việc làm... của Tổng thống
B.Obama vấp phải sự phản đối của đảng Cộng hòa vốn cho rằng, chính sách trên
không giúp kích thích kinh tế Mỹ mà chỉ tác động tiêu cực đến các chủ doanh nghiệp
nhỏ. Vừa qua, Chính phủ Mỹ buộc phải nâng mức trần nợ công lên 2.400 tỷ USD và
yêu cầu cắt giảm 2.100 tỷ USD chi tiêu công trong mười năm tới, giá nhiên liêu tăng
liên tiếp từ đầu năm…là những minh chứng cho thấy nền kinh tế Mỹ đang phục hồi
nhưng còn khá yếu ớt và tiềm ẩn nhiểu rủi ro.
Chính vì lý do đó mà có thể trong ngắn hạn, đồng USD sẽ giảm giá so với các đồng
tiền khác. Nguyên nhân là nền kinh tế Mỹ phục hồi chưa ổn định và các nhà đầu tư


trên thế giới có xu hướng tìm kiếm các đồng tiền an toàn và ổn định hơn ví dụ như
SDR, CHF hay AUS…
Tuy nhiên trong dài hạn nếu Mỹ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, ổn định
cũng như giải quyết tốt các vấn đề nội bộ của mình thì rất có thể Mỹ sẽ trở lại vị trí số
1 trong nền kinh tế thế giới. Khi đó đồng USD cũng sẽ lấy lại được vị thế vốn có
trước đây của mình là một trong những đồng tiền mạnh trong thanh toán và dự trữ
trên thế giới.
Xu hướng đồng USD so với một số loại ngoại tệ khác trên thế giới
• Đồng EUR:
Hiện nay, tình hình cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đang ngày càng tồi tệ. Hy

Lạp và Ireland đã chính thức tuyên bố vỡ nợ. Một loạt các quốc gia khác như Italia,
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…cũng đang có nguy cơ tương tự đe dọa sự sụp đổ của
khu vực đồng tiền chung châu Âu nói riêng và nhiều nước khác trên thế giới nói
chung. Trước tình hình ấy, thì các nước châu Âu đã phải nhóm họp và cùng chung tay
góp sức giải cứu khu vực Eurozone khỏi sự sụp đổ. Vấn đề này chắc chắn không thể
được giải quyết trong thời gian ngắn nên trong dài hạn việc đồng USD sẽ tăng giá so
với đồng EUR là điều có thể dự đoán được.


Đồng JPY

Có thể nói rằng kể từ sau thảm họa động đất sóng thần hồi tháng 3 năm 2011 đồng
JPY tăng giá mạnh mẽ do các nhà bảo hiểm và giới đầu tư Nhật phải cầm cố các tài
sản ở nước ngoài để trang trải cho những chi phí sau thảm họa và nhu cầu vốn lớn để
tái thiết đất nước. Dự báo trong dài hạn, đồng USD sẽ tiếp tục giảm giá so với đồng
JPY do kinh tế Nhật Bản có khả năng phục hồi nhanh và mạnh mẽ hơn kinh tế Mỹ.
2. Dự đoán tỷ giá đồng USD tại Việt Nam trong ngắn hạn và trong dài hạn


2.1 Dự báo tỷ giá trong ngắn hạn
Nhận định về tỷ giá USD trong năm 2012, các chuyên gia kinh tế đều có chung một
nhận xét là tỷ giá USD sẽ tương đối ổn định với mức tăng dao động trong khoảng 34%
- Điều này thể hiện trước hết ở định hướng điều hành chung, Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình cho biết quan điểm của Ngân
hàng Nhà nước trong thời gian tới là tiếp tục đảm bảo vị thế cho VND, cho lợi
ích nắm giữ VND. Khi vị thế và lợi ích được khẳng định đồng nghĩa với việc
hạn chế tâm lý và hoạt động đầu cơ, găm giữ ngoại tệ gây bất lợi cho tỷ giá.
Thống đốc Bình cho rằng, từ kinh nghiệm những năm qua, với những tính toán
ban đầu cộng với sự điều hành nhất quán của Chính phủ và Ngân hàng Nhà
nước thì tỷ giá sẽ ổn định hơn. Mặt khác, ông dự báo cán cân tổng thể năm nay

sẽ thặng dư khoảng 3 tỷ USD, tiếp tục là một yếu tố hỗ trợ thuận lợi cho bình
ổn tỷ giá và thị trường ngoại hối.
- Gần đây, nhà nước cũng mới ban hành 02 thông tư
(i)

Thông tư 03/2012/TT-NHNN ban hành ngày 08/3/2012 về siết chặt cho vay
ngoại tệ, trong đó thu hẹp các trường hợp được vay vốn bằng ngoại tệ, cụ
thể : “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt
động ngoại hối xem xét quyết định cho khách hàng là người cư trú vay vốn
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng ngoại tệ để thanh toán ra nước ngoài
tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ
nguồn thu sản xuất- kinh doanh để trả nợ vay.”Như vậy, theo thông tư này
khách hàng chỉ được vay vốn bằng ngoại tệ nếu có đủ nguồn thu ngoại tệ từ
hoạt động sản xuất- kinh doanh để trả nợ vay. Trường hợp nếu khách hàng
không có hoặc không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ sản xuất- kinh doanh thì


Tổ chức tín dụng chỉ được phép cho vay sau khi có sự chấp thuận bằng văn
bản của NHNN để “cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền
nhập khẩu xăng dầu”. Thông tư cũng nhấn mạnh các trường hợp cho vay
khác không thuộc ở trên thì phải được NHNN “chấp thuận bằng văn bản
của cho từng trường hợp cụ thể”, tuy nhiên phải căn cứ trên cơ sở khách
hàng vay vốn có phương án sản xuất - kinh doanh có tính khả thi cao và đáp
ứng đầy đủ các điều kiện về vay vốn theo quy định của pháp luật, và đặc
biệt phương án sản xuất- kinh doanh đó phải “thuộc lĩnh vực ưu tiên theo
chủ trương của Chính phủ”.
(ii)

Thông tư 07/2012/TT-NHNN ngày 20/3/2012 quy định về trạng thái ngoại
tệ của tổ chức tín dụng theo đó Thông tư 07, tổng trạng thái ngoại tệ âm

cuối ngày của các TCTD, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không
được vượt quá 20% vốn tự có (trước đó là 30%). Các chi nhánh ngân hàng
nước ngoài tại Việt Nam có vốn tự có từ 25 triệu USD trở xuống được áp
dụng mức giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ dương và âm cuối ngày quy ra
USD không được vượt quá 5 triệu USD.

Tỷ giá VND/USD trong thời gian tới sau khi 02 Thông tư này chính thức có hiệu lực
thi hành (kể từ ngày 02 tháng 05 năm 2012) được dự báo sẽ ổn định và bớt được
những cơn sốt lên giá như thời gian qua.
- Hơn thế nữa, một trong những nguyên nhân khiến tỷ giá VND/USD biến động
mạnh chính là giá vàng thế giới biến động lớn ảnh hưởng lớn tới việc bình ổn
tỷ giá và thị trường ngoại hối nói chung thì dự kiến, năm 2012 Ngân hàng Nhà
nước sẽ có được những công cụ cần thiết để bình ổn thị trường vàng, hạn chế
tác động của nó đối với tỷ giá (nghị định quản lý kinh doanh vàng, chế tài xử
phạt trong lĩnh vực này đã được ban hành, đề án huy động sức vàng trong dân
dự kiến sẽ triển khai...)


2.2 Dự báo tỷ giá trong dài hạn
Theo nhận định chủ quan của nhóm nghiên cứu thì trong thời gian sắp tới thì tỷ giá
VND/USD sẽ có xu hướng gia tăng vì những lý do như sau:
Thứ nhất, có thể thấy rằng hiện nay, nước ta đang vẫn đang trong giai đoạn công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, cố gắng phấn đấu đến năm 2020 trở thành nước công
nghiệp, chính vì thế mà nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, tiên
tiến từ nước ngoài là một nhu cầu tất yếu. Điều này lý giải nguyên nhân tình trạng
nhập siêu của nước ta trong hơn 20 năm qua

Bảng…: Tình hình nhập siêu của Việt Nam từ năm 1995-2011
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng nhập siêu là vấn đề phức tạp và kéo dài của
nền kinh tế nước ta. Và để kiềm chế nhập siêu, một trong những biện pháp thường



được ưa dùng là tăng tỷ giá để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Đó có lẽ
là nguyên nhân làm tăng giá VND/USD trong dài hạn
Thứ hai, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu đang có diễn biến
phức tạp với mức độ ngày càng trầm trọng, có nguy cơ tạo nên một cuộc khủng
hoảng tài chính mới trên thế giới nên chắc hẳn nhiều quốc gia trên thế giới sẽ có xu
hướng tìm những “hầm trú ẩn” an toàn như vàng hay một số đồng tiền như SDR,
CHF…nên giá vàng thế giới trong dài hạn chắc chắn sẽ tăng cao. Việt Nam chủ yếu
nhập khẩu vàng từ thế giới nên giá vàng Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật
trên. Hơn thế nữa, hiện nay Việt Nam vẫn chưa tìm được biện pháp hiệu quả để thu
hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước với giá thế giới. Nếu chênh lệch này vượt
quá 1%, thì sẽ xuất hiện tình trạng mua USD trên thị trường tự do để nhập lậu vàng,
làm cho giá USD trên thị trường tự do tăng, gây sức ép tăng tỷ giá trên thị trường
chính thức, tạo sức ép điều chỉnh tỷ giá.
Thứ ba, tổng dự trữ ngoại hối của Việt Nam còn mỏng. Theo báo cáo bổ sung tình
hình kinh tế - xã hội năm 2011 và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội năm 2012 được Chính phủ trình lên Thường vụ Quốc hội ngày 20/4, dự trữ ngoại
tệ của Nhà nước đã được cải thiện rõ rệt khoảng 19 tỷ và hiện đang ở mức khoảng 9
tuần nhập khẩu. Tuy nhiên, theo đánh giá của IMF, quy mô dự trữ ngoại tệ của một
quốc gia cần đạt từ 12 - 14 tuần nhập khẩu mới được xem là đủ. Trong thời gian tới,
Việt Nam cố gắng tăng dự trữ ngoại hối, cố gắng kiềm chế tình trạng nhập siêu và
điều này sẽ khiến tỷ giá VND/USD trong dài hạn tăng lên,
Thứ tư, nợ nước ngoài của Việt Nam cao. Theo tin từ Bộ Tài chính, tính đến ngày
31/12/2011, nợ nước ngoài của Việt Nam ước tính ở mức khoảng 1.042 nghìn tỷ đồng
(tương đương 50 tỷ USD), bằng 41,5% GDP năm 2011, nằm trong phạm vi giới hạn
an toàn theo Nghị quyết của Quốc hội (kiểm soát dư nợ công đến năm 2015 dưới
65% GDP, nợ Chính phủ, nợ quốc gia dưới 50% GDP). Theo đánh giá của các tổ



chức tài chính quốc tế như WB, IMF, Việt Nam là nước có mức nợ nằm trong tầm
kiểm soát và không nằm trong nhóm các nước có gánh nặng về nợ.
Dù được khẳng định vẫn trong giới hạn an toàn, song đã có một số dấu hiệu cho thấy
"độ nóng"ngày càng gia tăng của Nợ công trong thời gian gần đây, cả về định tính và
định lượng, với mấy điểm nhấn đáng chú ý như quy mô nợ tăng vượt dự báo, lãi suất
vay nợ của Việt Nam đang có xu hướng tăng lên cả do Việt Nam đã bị giảm mức
nhận ưu đãi vì gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình, cũng như do ít nhiều
giảm cả mức tín nhiệm quốc gia (theo một vài đánh giá cá biệt là từ BB+ xuống BB)
vì những e ngại bất ổn của kinh tế vĩ mô và sự kiện Vinashin...Hơn nữa, theo Bộ
trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, hiện nay tổng số dịch vụ nợ (trả nợ cả gốc và lãi)
của Chính phủ chiếm khoảng 14% - 16% tổng ngân sách nhà nước trong khi theo
thông lệ quốc tế, mức dịch vụ nợ an toàn là không quá 30% tổng thu ngân sách. Nhu
cầu trả nợ đến hạn cũng tác động đến cán cân thanh toán quốc tế gây áp lực tới tỷ giá.


Chương III: Ảnh hưởng của biến động tỷ giá ngoại tệ đến các doanh nghiệp
tham gia hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam.
Thông thường, những biến động về tỷ giá hối đoái sẽ có tác động đến các doanh
nghiệp tham gia hoạt động TMQT theo nhiều hướng khác nhau. Cụ thể như sau:
• Đối với các doanh nghiệp NK
Tỷ giá tăng sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp nhập khẩu, khi đồng nội
tệ mất giá, dẫn đến các doanh nghiệp nhập khẩu phải sử dụng nhiều nội tệ hơn để
mua hàng hóa, nguyên vật liệu từ nước ngoài. Do đó chi phí sẽ tăng cao, ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chúng ta cùng xem xét trường hợp của công ty gang thép Thái Nguyên nói riêng và
ngành thép nói chung để thấy rõ tác động này.
Tháng 2/2011, ngành thép đang gánh chịu tác động kép khi cùng cơn sốc tỷ giá tăng,
giá nguyên liệu đầu vào như phôi, thép phế và than cốc thế giới đều đã tăng từ trước,
tới 70-80 USD/tấn. Giá phôi là 660-680 USD/tấn, giá thép phế là 540 USD/tấn và
than cốc cũng đã xấp xỉ 400 USD/tấn. Mặc dù có lợi thế là sở hữu mỏ quặng lớn nhất

miền Bắc, tự sản xuất được lượng phôi lớn nhất trong ngành thép, nhưng công ty GT
TN vẫn bị phụ thuộc tới 40% phôi và 90% thép phế nhập ngoài.
Trung bình một tháng, thép Thái Nguyên sẽ phải nhập khoảng 25.000 tấn phôi, mất
khoảng 16,5 triệu USD, 20.000 tấn thép phế với giá trị nhập khoảng 10,8 triệu USD.
Riêng than cốc, công ty vừa nhập về 1 chuyến tàu 30.000 tấn với tổng giá trị khoảng
12 triệu USD và sẽ phải nhập thêm 2 chuyến nữa mới đủ nhu cầu cả năm, tức là 1
tháng chi phí cho than cốc vào khoảng 3 triệu USD
Như vậy, chỉ tạm tính sơ sơ, lượng ngoại tệ phải chi trả cho 3 loại nguyên vật liệu
trên đã là 30,5 triệu USD. Sau khi tỷ giá tăng 9,3%, từ 18.392 lên 20.693 đồng đổi 1


USD, công ty thép Thái Nguyên sẽ phải mất thêm tới 70 tỷ đồng phát sinh trong 1
tháng.
Doanh thu mỗi năm của doanh nghiệp này là khoảng 8.000 tỷ đồng. Và chỉ vì tỷ giá
thay đổi, khoản chi phí phát sinh trên đã bằng 0,06% tới so với tổng doanh thu.
• Đối với các doanh nghiệp XK
Tỷ giá tăng sẽ làm gia tăng hoạt động xuất khẩu, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp
này theo hướng tích cực. Tuy nhiên trong thực tế hoạt động của các doanh nghiệp XK
còn chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nữa. Bên cạnh đó, rất nhiều doanh
nghiệp xuất khẩu VN phải nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất, do đó cũng đồng
thời gánh chịu cả tác động bất lợi của việc gia tăng tỷ giá.
Ngành dệt may là một nhóm ngành tiêu biểu phải đối mặt với vấn đề này. Sau khi
Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá lên 9,3%, một số ngành nghề của Việt Nam
được hưởng lợi từ chính sách này, trong đó có ngành dệt may. Tuy nhiên, có một
nghịch lý là, trong khi các DN may mặc phải nhập khẩu vải thì các DN xơ sợi lại
đang xuất khẩu! Điều này đã dẫn đến một hệ quả: ngành dệt may vẫn gặp khó khăn
do biến động của tỷ giá.
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đã tăng trưởng
đáng kể, chủ yếu sang các thị trường khó tính như Châu Âu, Châu Mỹ, tuy nhiên
nhóm ngành này cũng phải nhập khẩu đến 70% nguyên liệu.

Lý giải cho tình trạng trên, Hiệp hội Bông sợi Việt Nam nêu vấn đề, sở dĩ có nghịch
lý trên đó là bởi công nghiệp dệt sợi, in, nhuộm trong nước hiện rất yếu. Nếu công
nghiệp dệt phát triển tốt thì sản phẩm sợi có thể chuyển sang các DN dệt, nhuộm
hoàn tất, từ đó tạo ra các sản phẩm vải cao cấp, cung ứng cho các DN may, giảm sự
lệ thuộc nhập khẩu vải từ nước ngoài. Mặt khác, sợi sản xuất trong nước chất lượng


cao, có giá trị xuất khẩu; trong khi nhiều DN may trong nước chỉ có nhu cầu loại sợi
có chất lượng vừa phải nên phải nhập khẩu…
Điều đó cho thấy, ngành dệt may đang phát triển mất cân đối, và khi tỷ giá biến động,
nhóm ngành này cũng không hoàn toàn nhận được các lợi ích từ những thay đổi đó.
Nhìn chung, đối với hầu hết các doanh nghiệp kể cả xuất khẩu và nhập khẩu, việc tỷ
giá biến động mạnh và khó dự báo sẽ gây ra tác động xấu nhất là tạo sự bất ổn vĩ mô,
từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và môi trường đầu tư, gây khó khăn cho dự báo
và lập kế hoạch kinh doanh dài hạn của các doanh nghiệp.
Để hạn chế rủi ro do biến động tỷ giá, doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc áp dụng
đồng thời một số các giải pháp sau:
 Sử dụng các phương pháp dự báo tỷ giá: như phân tích cơ bản (Fundamental
analysis) là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý do hoặc
nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống; hoặc phân tích kỹ thuật: là
một phương pháp dự báo dựa vào nghiên cứu về quá khứ, tâm lý và quy luật xác
suất.
 Lựa chọn ngoại tệ thanh toán: sự biến động tỷ giá của từng loại ngoại tệ khác nhau
phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia. Các doanh
nghiệp nên lựa chọn loại ngoại tệ có giá trị tương đối ổn định làm đồng tiền thanh
toán, để giảm thiểu ảnh hưởng của biến động tỷ giá.
 Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành: Đây là phương pháp tự bảo hiểm
rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách tiến hành song hành cùng một lúc cả hai hợp
đồng xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị và thời hạn tương đương nhau. Bằng cách
này, nếu biến động tỷ giá mang lại thêm lợi nhuận cho hợp đồng xuất khẩu thì

phần lãi đó sẽ được sử dụng để bù đắp tổn thấp cho hợp đồng nhập khẩu. Cách
này đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn kém nhưng doanh nghiệp lại có thể gặp khó


khăn trong việc tìm kiếm cùng một lúc cả hai hợp đồng có thời hạn và giá trị
tương đương nhau.
 Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá: Theo phương pháp này, khi thu được phần lợi
nhuận tăng thêm do biến động tỷ giá thuận lợi thì công ty sẽ trích phần lợi nhuận
này lập ra quỹ dự phòng để bù đắp cho tổn thất khi tỷ giá biến động bất lợi. Cách
này cũng khá đơn giản và dễ thự chiện, tuy nhiên các doanh nghiệp cần cẩn trọng
trong thủ tục kế toán và quy trình quản lý quỹ này để không bị lạm dụng vào việc
khác.
 Sử dụng thị trường tiền tệ: Sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá
là cách thức vận dụng kết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường
ngoại hối với các giao dịch vay và cho vay trên thị trường tiền tệ để cố định các
khoản phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi lệ thuộc vào sự biến động tỷ giá.
Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể lựa chọn các công cụ phái sinh do các ngân
hàng cung cấp để thực hiện bảo hiểm tỷ giá, phòng tránh rủi ro có thể xẩy ra. Các
công cụ này bao gồm:
 Spot (giao dịch giao ngay): Là giao dịch mà hai bên thực hiện mua, bán một
lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh
toán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo. Giao dịch này phù hợp với các
doanh nghiệp có nguồn thu chi ngoại tệ nhỏ, không có kế hoạch ổn định.
 Forward (giao dịch kỳ hạn): Là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán
với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ
được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai. Khách hàng có thể xác
định tỷ giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng và hạn chế một phần rủi ro biến
động tỷ giá. Loại hình này thích hợp với các doanh nghiệp có kế hoạch thu chi
ngoại tệ ổn định, ít có kinh nghiệm về sự biến động tỷ giá hàng ngày.



×