Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Chuyên đề vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.43 KB, 8 trang )

CHUYÊN ĐỀ
Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học
Môn ngữ văn 8 ở trường THCS
Giáo viên thực hiện: Phùng Thị Yến
Chuyên nghành: Văn Đội
Thời gian thực hiện:
Chuyên đề bao gồm 3 phần:
1- Phần lý luận về dạy học liên môn.
2- Một tiết dạy thực hành tiết 58 “Đập đá ở Côn Lôn”
PHẦN I

Lý luận về dạy học liên môn.
I. Quan niệm về dạy học liên môn:
- Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây
được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh,
đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
- Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn
học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích
hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của thế kỉ
XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy
học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần
tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này.
Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại với nhau
như: Lí- Hóa- Sinh, Văn- Sử- Địa. Hoặc có thể tích hợp được cả các môn tự nhiên với
các môn xã hội như: văn, toán, hóa, sinh, GDCD…Ở mức độ cao, sự tích hợp này sẽ hình
thành những môn học mới, chứ không phải là một sự lắp ghép thông thường các môn
riêng rẽ lại với nhau. Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp
những phần gần nhau. Ở mức độ thấp thì việc tích hợp được thực hiện trong mối quan hệ
liên môn. Những môn được học riêng rẽ nhưng cần chú ý đến những nội dung có liên
quan đến các bộ môn khác, trong quá trình dạy học chỉ cần khai thác, vận dụng các kiến
thức có liên quan đến bài giảng mình đang thực hiện.


- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn,
vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp
nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
II- Cơ sở của dạy học liên môn :
1- Cơ sở lý luận:
“Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật
chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tuợng. Các sự vật, hiện
tuợng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng
đều chỉ là những dạng khác nhau của vật chất. Giữa các bộ môn khoa học xã hội có quan
hệ với nhau như: Giữa Lịch Sử- Văn Học, giữa Lịch Sử- Triết học, kiến thức của các môn
có thể bổ sung, hổ trợ cho nhau, muốn hiểu được một tác phẩm văn học phải hiểu được
hoàn cảnh sáng tác tức là phải biết hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm. Kiến thức của
triết học sẽ giúp ta hiểu về lực lượng sản xuất là gì, vì sao sự đấu tranh giữa các mặt đối
1


lập lại là động lực cho xã hội phát triển. Khi dạy bài “Bình Ngô đại cáo” giáo viên không
thể không nhắc tới cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Vì vậy, vận dụng nguyên tắc liên môn
trong dạy học văn học hay Lịch Sử là việc thực hiện tính kế thừa trong nhận thức các quá
trình lịch sử dân tộc và thế giới từ cổ đến kim, làm cho học sinh hiểu rõ sự phát triển của
xã hội một cách thống nhất, liên tục, tránh nhận thức rời rạc, tản mạn.
Như chúng ta biết: Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới luôn có mối quan hệ
gắn bó với nhau, tồn tại trong sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau theo những
quan hệ xác định. Sự thay đổi sự vật, hiện tượng này có thể bắt nguồn từ sự thay đổi sự
vật hiện tượng khác, và đồng thời nó sẽ ảnh hưởng đến một sự vật, hiện tượng khác nữa.
Do đó, khi nhận thức về một vấn đề, chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan
điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ rồi vội vàng kết luận bản
chất và quy luật của chúng.
2- Cơ sở thực tiễn
Nhìn chung trên thế giới, nhiều nước có xu hướng tích hợp các môn học thuộc lĩnh

vực khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…để tạo thành môn học mới,
với hình thức tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn. Xu hướng thứ hai là việc thực
hiện quan điểm tích hợp nhưng không tạo môn học mới. Đại diện cho xu hướng này là
Cộng hòa Liên bang Đức; Hà Lan…
Khi thực hiện môn học tích hợp có ưu điểm sau: Làm cho qua trình học tập có ý
nghĩa; Xác đinh rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn; Dạy học sử
dụng kiến thức trong tình huống; Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học; Tránh
những kiến thức, kỹ năng trùng lặp; Các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học
sinh; Có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn.
3- Thực trạng của vấn đề dạy học liên môn hiện nay:
Thực trạng của vấn đề dạy học liên môn hiện nay có những nét chính sau:
Hiện nay giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng quan
điểm dạy học liên môn vào giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo
dục. Giáo viên đã nêu ra những thuận lợi cũng như khó khăn khi vận dụng quan niệm dạy
học này là số học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ tự nhiên
ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở”. Mặc dù, quan
niệm dạy học liên môn đã được vận dụng vào giảng dạy lịch sử, song hiệu quả đạt được
là chưa cao. Do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độ bình thường, chưa phát huy
được tính tích cực trong học tập.
Vì vậy với chuyên đề này, không tham vọng gì nhiều, chúng tôi chỉ muốn đưa ra
một số nội dung cơ bản, trong việc vận dụng kiến thức của các bộ môn cụ thể để giải
quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học.
III- Những vấn đề cụ thể áp dụng kiến thức liên môn vào các môn học:
1- Những vấn đề cụ thể áp dụng kiến thức liên môn vào các môn học:
Trong quá trình học tập ở nhà trường, các em sẽ được học các môn học bao gồm
các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên gồm các môn: Toán,
Lí, Hóa, Sinh, Địa…và khoa học xã hội gồm: Văn, Sử GDCD, Mỹ thuật… Giữa các bộ
môn trong nhóm có quan hệ với nhau. Ví như giữa Văn Học và Lịch Sử có liên hệ, kiến
thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà
nhờ đó học sinh có thể nhận thức một cách rõ ràng, như khi học tác phẩm Tắt Đèn của

Ngô Tất Tố, học sinh sẽ hiểu về những thuế, những sưu mà nhân dân phải gánh chịu, hiểu
được những chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp, đặc biệt hiểu và thông cảm sâu
sắc cho tình cảnh người nông dân Việt Nam, làm việc cực nhọc “bán mặt cho đất, bán
lưng cho trời” nhưng vẫn không đủ sống, mà tôi nghĩ là bằng ngôn từ của mình giáo viên
2


khó có thể khắc họa hết những tủi nhục, những đắng cay mà người dân phải gánh chịu
trong thời kỳ pháp thuộc. Và cũng khó tìm thấy một ngôn từ nào để diễn tả cho hết sức
mạnh như vũ bão của quân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược hơn
những lời thơ của Nguyễn Trãi:
Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông
Cơn gió to trút sạch lá khô
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ
( Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi)
Nguợc lại, Lịch sử cũng góp phần giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về Văn Học, như
phải hiểu hoàn cảnh tác phẩm đó ra đời như thế nào mới hiểu hết được dụng ý nghệ thuật
cũng như nội dung sâu sa mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì. Hay như giữa môn
Địa Lí và lịch sử chẳng hạn, điều kiện tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử
các nước, hiểu được vị trí địa lí, hiểu được quy luật lên, xuống của thủy triều thì ta sẽ giải
thích được vì sao quân dân ta lại ba lần đánh thắng quân xâm lược trên sông Bạch Đằng.
Ví dụ: Khi dạy về chiến dịch điện biên phủ, để học sinh hiểu rõ thời gian diễn ra chiến
dịch và hiểu thêm về những gian khổ, hy sinh mà quân đội và nhân dân ta đã trải qua,
giáo viên chỉ cần đưa một số câu thơ minh họa sau:
Từ ngày 13/3/1954 ta bắt đầu tấn công Điện Biên Phủ:
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi,
ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt.
Máu trộn bùn non
gan không núng

chí không mòn! ( Tố Hữu),
Cho đến trưa ngày 7/5/1954, ta đã giành thắng lợi vẻ vang:
“Cờ quyết chiến quyết thắng
Tung bay trên nóc hầm
Chiều mồng bảy tháng năm
Một chiều hè lịch sử”
( Bài thơ: Một chiều hè lịch sử - SGK lớp 1 những năm chưa cải cách).
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!”…
(Trích trong bài thơ: Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu).
Giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng có quan hệ gắn bó với nhau, như
môn Vật Lí bằng phương pháp phóng xạ cacbon đã giúp xác định niên đại các di vật cổ
xưa. Hóa Học, sinh học, toán học còn giúp cho môn ngữ văn giải quyết các vấn đề nảy
sinh trong các văn bản nhật dụng. Ví dụ như: Khi giảng bài “ Ôn dịch thuốc lá”, giáo viên
có thể dùng kiến thức hóa học để làm rõ các chất có trong thuốc lá; kiến thức môn sinh
để thấy chất độc có trong thuốc lá có hại cho sức khỏe con người như thế nào? Các phép
tính còn giúp cho các em thấy được hút thuốc lá không những có hại cho sức khỏe mà
còn tiêu tốn tiền bạc; Môn GDCD giúp các em hiểu được tác hại từ hút thuốc lá dẫn đến
hủy hoại về đạo đức, nhân cách…
- Hay dạy học liên môn giữa môn lịch sử với môn Mỹ thuật. Đây là một phương
pháp dạy học hiện đại trong dạy học Lịch Sử, giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi
mặt áp dụng vào giảng các bài tìm hiểu về văn hóa xã hội các thời kỳ lịch sử. Ví dụ như
bài “Phong trào văn hóa phục hưng” Giáo viên có thể đưa ra những tranh, ảnh thể hiện
hiện nội dung của phong trào văn hóa Phục Hưng, sau đó sẽ giải thích về những nội dung
3


được thể hiện trong tranh. Cuối cùng, đặt một số câu hỏi giúp học sinh nhận thức vấn đề
và rút ra kết luận cần thiết.
- Hoặc chúng ta có thể liên hệ các khái niệm vật lí liên quan đến môi trường

như: tiết kiệm, hiệu suất, năng lượng, phân loại năng lượng, phân loại nguồn gốc năng
lượng, năng lượng tái sinh và không tái sinh. Liên hệ kiến thức vật lí liên quan đến
các yếu tố tác động đến sự suy thoái và ô nhiễm môi trường.
Áp dụng: Hiện tượng này thường thấy ở những phiến đá có dòng nước chảy qua. Do
hiện tượng xảy ra chậm nên phải thật sự chú ý chúng ta mới nhận ra điều này. Hiểu được điều
này giúp học sinh biết được dụng ý khoa học của câu tục ngữ có từ xa xưa và làm cho hóa học
trở nên rất gần gũi hơn trong cuộc sống đời thường.
2- Một số phương pháp dạy học tích hợp:
Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, chúng tôi đã đưa ra một số phương
pháp để dạy học tích hợp như sau:
- Dạy học theo dự án
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thực địa
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
Trong các phương pháp trên, chúng ta thường sử dụng phương pháp thứ tư đó là:
Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó
GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự
giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri
thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được nhũng mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của
phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt
đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”
Đây chính là một trong những hình thức dạy học vận dụng kiến thức liên môn để
giải quyết những vấn đề đặt ra trong bài học.
IV- Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn theo quan điểm tích
hợp:
Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một bản đề cương
kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là một bản
thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh
hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và giáo dưỡng của

bộ môn.
Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống
dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình
độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các
tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp
cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo.
Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải
làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho HS qua phân tích, chiếm
lĩnh bài văn; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức bộ môn mình dạy
với các bộ môn khác.
V- Tổ chức giờ học vận dụng kiến thức liên môn trên lớp:
Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu cơ hoạt
động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học, trong đó giáo
viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền thụ áp
đặt một chiều. học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò
4


chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá,
chiếm lĩnh kiến thức. Ví dụ trong văn học, ta phải chuyển tác phẩm của nhà văn vào
trong tư duy, cảm xúc của mình, biến tác phẩm thành thế giới tinh thần, tình cảm của
riêng mình để tự nhận thức, tự giáo dục và phát triển theo mục đích định hướng giáo dục
của giáo viên.
Quan điểm dạy học vận dụng kiến thức liên môn hay dạy cách học, dạy tự đọc,
tự học không coi nhẹ việc cung cấp tri thức cho học sinh. Vấn đề là phải xử lí đúng đắn
mối quan hệ giữa bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển năng
lực, tiềm lực cho học sinh. Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá
trình học sinh tự ý thức về phương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng. Muốn
vậy, chẳng những cần khắc phục khuynh hướng dạy tri thức hàn lâm thuần tuý và khắc
phục khuynh hướng rèn luyện kĩ năng theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, coi nhẹ kiến thức,

nhất là kiến thức phương pháp.
* Tóm lại, “Quan điểm dạy học vận dụng kiến thức liên môn cần được hiểu toàn
diện và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học; quán triệt trong mọi khâu của quá
trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương
trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên
và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham
khảo. Quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt
động học tập của học sinh trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy
năng lực tự học của học sinh, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho học sinh
thì các em mới tự tin và học tốt được.
Trên đây là một số vấn đề về lý luận của việc dạy học liên môn. Để hiểu rõ thêm
những vấn đề đã nêu, chúng tôi áp dụng vào một bài dạy cụ thể đó là tiết 58 “ Đập đá ở
Côn Lôn” môn ngữ văn lớp 8.
PHẦN II
Một tiết dạy thực hành
Tiết 58

Văn bản:
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
(Phan Châu Trinh)

1. Mục tiêu:
a, Về kiến thức:
- Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỉ XX.
- Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu
Trinh.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.
b, Về kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản thơ văn yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường
luật.

- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ.
- Tích hợp với môn ngữ văn và các môn học khác: địa lí, lịch sử, giáo dục công
dân
c, Về thái độ:
5


- Liên hệ với bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian bị
giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch.
- Hs yêu mến, cảm phục, biết ơn hình tượng người anh hùng yêu nước đầu thế kỉ
XX.
- Kế thừa và phát huy lòng yêu nước của cha ông đi trước.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a, Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK, SGV,…
b, Chuẩn bị của HS: SGK,vở ghi, vở soạn,…
3. Phương pháp giảng dạy:
- Vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình, thảo luận nhóm…
4. Tiến trình giảng dạy:
a, Ổn định tổ chức lớp học: 1’
- Kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
b, Kiểm tra bài cũ: (5’)
* H: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông
cảm tác”?
* Đáp án: HSTL theo nội dung bài đã học.
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’)
Thơ trong tù là một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ
XX đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ trong buồng giam tăm tối của ngục
tù đã dõng dạc vang lên những lời thơ bất khuất mang theo hào khí của một Đại Việt

không chịu cúi đầu. Nhà ngục của thực dân đế quốc, đó là nơi mưu toan chôn vùi ý chí
chiến đấu của con người, là bóng đen mờ mịt với những mưu đồ, cạm bẫy trỗi dậy rình
rập sự sống. Vậy mà đối với Phan Châu Trinh, đó chỉ là nơi thử lửa, là “nhà trọ” cho
những bước chân bôn ba Cách mạng tạm dừng. Bằng cảm xúc mãnh liệt, bài thơ “Đập
đá ở Côn Lôn”, như một khúc tráng ca vĩ đại và hào hùng, đã thể hiện rõ phong thái ung
dung, đường hoàng và khí phách kiên cường bất khuất vượt lên hoàn cảnh tù đầy của nhà
chí sĩ Cách mạng Phan Châu Trinh
c, Dạy nội dung bài mới:
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm:
A. Giới thiệu về tác giả, tác
GV gọi hs đọc chú thích (é) sgk
phẩm:
H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- GV đưa ảnh của Phan Châu Trinh giới 1. Tác giả:
- Phan Châu Trinh (1872-1926),
thiệu cho hs.
- GV giới thiệu hoàn cảnh đất nước đầu thế hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã.
kỉ XX, đó là những năm đen tối của lịch sử - Quê: thôn Tây Hồ, xã Tam
dân tộc khi các phong trào đấu tranh vũ Phước, Tam Kỳ, Quảng Nam.
trang chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX - Là người đề xướng dân chủ sớm
đều thất bại. Phong trào Cần Vương đã đổ, nhất ở Việt Nam.
nhưng chí báo thù phục quốc vẫn vẫn âm ỉ - Tác phẩm chính: Tây Hồ thi tập,
sôi trào.Bước sang đầu thế kỉ XX, luồng gió Tỉnh quốc hồn ca, Xăng-tê thi tập,
mới từ châu Âu thổi tới từ phong trào Duy …
Tân ở Nhật Bản, Trung Hoa tràn sang,
những con người tâm huyết với sự nghiệp
cứu nước lại háo hức khởi sự một phong

trào đấu tranh mới theo khuynh hướng dân
6


chủ tư sản do các nhà nho yếu nước lãnh
đạo. Họ chủ trương khai thông dân khí, mở
mang dân trí, chấn hưng công thương
nghiệp, đưa nước nhà đến văn minh, phú
cường. Các phong trào trong giai đoạn này
đã hợp thành một cao trào đấu tranh cách
mạng lớn (1905- 1909). Sau đó, thực dân
Pháp thẳng tay khủng bố, phong trào suy
yếu dần, những người cầm đầu phần lớn
phải vào tù hoặc lưu lạc ở nước ngoài, trong
số đó có Phan Châu Trinh.
Ông là người đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ
chế độ quân chủ sớm nhất ở Việt Nam. Hoạt
động của ông đa dạng, phong phú sôi nổi ở
trong nước, có lúc ở Pháp, Nhật. Văn chính
luận của ông hùng biện, đanh thép, thơ văn
trữ tình thấm đẫm tinh thần yêu nước và dân
chủ.
d, Củng cố, luyện tập
2’
- Qua bài thơ này em cảm thấy bản thân mình phải làm gì để xứng đáng với những
lớp cha ông đi trước? (học tập với mục đích để sau này xây dựng quê hương đất nước,
tìm hiểu gìn giữ những di tích lịch sử gắn với những vị anh hùng dân tộc...)
-Xác định được mục đích đúng đắn của việc học tập để có ý thức vượt khó học tốt
- Xác định được những hành động, việc làm thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ
nguồn” biết ơn những anh hùng đã đổ bao xương máu để có được cuộc sống tươi đẹp

hôm nay.
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo những di tích đã được công nhận là di tích lịch
sử như Côn Đảo, Khu rừng Trần hưng Đạo, hang Pác Bó...
e, Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 1’
- Nắm nội dung của bài học, học thuộc bài thơ, các nội dung pt
- Soạn bài tiếp: Ôn luyện về dấu câu.
7


5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

8



×