Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

báo cáo NGHIÊN cứu về tác ĐỘNG của SUY THOÁI KINH tế TOÀN cầu tới môi TRƯỜNG KINH DOANH tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.09 KB, 8 trang )

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ
TOÀN CẦU TỚI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI VIỆT NAM

Tóm tắt
Báo cáo nghiên cứu này được lập ra nhằm mục đích phân tích các tác động của
cuộc Suy thoái kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ xảy ra trong giai đoạn 20132015 đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng.
Thông qua việc áp dụng các lý thuyết về Tài chính doanh nghiệp quốc tế vào
phân tích các dữ liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, báo cáo đã đi đến
các kết luận chủ yếu về tác động của cuộc Suy thoái đến môi trường kinh doanh
toàn cầu, môi trường kinh doanh Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam và các
nhà đầu tư tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, các đề xuất và khuyến nghị được đưa ra
cho các doanh nghiệp Việt Nam để ứng phó với tác động của Suy thoái, bao
gồm: mở rộng thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa; cơ cấu lại
nguồn nhân lực và tiết kiệm chi phí; quản lý chi tiêu công chặt chẽ.


Nội dung
Tóm tắt
Nội dung
1. Giới thiệu
2. Thảo luận và kết quả nghiên cứu
3. Kết luận
4. Đề xuất
5. Danh mục tài liệu tham khảo


1. Giới thiệu
Từ năm 2008 đến nay, thế giới đã chứng kiến hai cuộc khủng khoảng liên tiếp là
khủng hoảng tài chính Mỹ và khủng hoảng nợ công Châu Âu. Các cuộc khủng
hoảng này không chỉ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ và Châu
Âu mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước Đông Nam Á, tàn phá những nỗ


lực đi lên của nền kinh tế khu vực của những nước đang phát triển này. Tính đến
thời điểm này, nhiều kịch bản về viễn cảnh kinh tế thế giới giai đoạn 2013-2015
được đưa ra. Tuy nhiên, đại đa số các chuyên gia tài chính đều cho rằng một
cuộc suy thoái toàn cầu mới sẽ xảy ra và ở mức độ tồi tệ hơn nữa.
Như vậy, các nền kinh tế trên thế giới đang đứng trước nguy cơ phải tiếp tục đối
mặt với nhiều khó khăn, trở ngại hơn nữa từ cuộc Suy thoái toàn cầu trong
tương lai. Lúc đó, các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ, thậm
chí theo dự đoán trong trường hợp xấu nhất, khu vực Đông Nam Á sẽ chịu tác
động nặng nề nhất do sự phụ thuộc quá lớn vào khu vực Châu Âu.
Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài vòng ảnh hưởng nếu Suy thoái toàn cầu xảy
ra như dự đoán. Chính vì vậy, cần phải có một báo cáo nghiên cứu tổng thể các
tác động có thể xảy ra đối với nền kinh tế Việt Nam. Từ đó, các doanh nghiệp
Việt Nam phân tích được những rủi ro tài chính tiềm ẩn và có kế hoạch ứng phó
phù hợp.
2.

Thảo luận và kết quả nghiên cứu

2.1. Tác động tới môi trường kinh doanh của Việt Nam
• Bất ổn thị trường tài chính
Nối tiếp cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu hiện tại, Suy thoái toàn cầu sắp tới
sẽ tạo ra những biến động khó lường về tỷ giá hối đoái. Từ khi cuộc khủng
hoảng nợ cộng Châu Âu có dấu hiệu nghiêm trọng, đồng EUR đã mất giá tương
đối so với USD và JPY. Đồng USD và JPY sẽ còn tiếp tục tăng giá so với EUR
do tính an toàn từ phía các đồng tiền này. Xu hướng này sẽ gây rủi ro cho các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam trong việc vay, trả và thanh toán


bằng ngoại tệ. Hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại
cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Bên cạnh rủi ro về tỷ giá hối đoái, còn có những hệ lụy tất yếu khác của Suy
thoái toàn cầu tác động lên thị trường tài chính Việt Nam như lãi suất tăng cao,
thị trường chứng khoán giảm sút, thị trường bất động sản đóng băng,…
• Giao thương quốc tế bị thu hẹp
Hiện nay, Mỹ và EU là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Dưới
đây là cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam theo thị trường trong 8 tháng đầu năm
2012.

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Do đó, Suy thoái toàn cầu sẽ gây thiệt hại nặng nề cho xuất khẩu của Việt Nam,
thể hiện ở các điểm sau:
-

Giảm sút nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường lớn nhất là Mỹ và EU do

các nền kinh tế này chịu tác động mạnh mẽ nhất từ khủng hoảng.
-

Tuy ít nặng nề hơn nhưng các nền kinh tế khác cũng phải gánh chịu hậu

quả của suy thoái kinh tế, và kết quả là nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của họ
cũng bị thu hẹp.
-

Giá cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu thô, dệt

may, lúa gạo, cao su, cà phê, thủy sản đều giảm.


• Nguồn vốn có nhân tố nước ngoài giảm sút

Ngoài lĩnh vực xuất khẩu là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, các dòng chảy tài
chính cũng sẽ bị ngưng đọng. Việt Nam vốn phụ thuộc khá lớn vào dòng đầu tư
nước ngoài để tăng trưởng kinh tế nên việc các nền kinh tế phát triển áp dụng
chính sách khắc khổ sẽ đẩy khu vực và tình trạng khan hiếm vốn đầu tư. Hơn
thế nữa, các nhà đầu tư trên thế giới sẽ có xu hướng dự trữ vàng trước nguy cơ
khủng hoảng, do đó luồng vốn đầu tư gián tiếp càng trở nên khan hiếm.
Các nguồn ngoại tệ khác cũng sẽ giảm sút như nguồn kiều hối từ nước ngoài
chuyển về cũng sẽ kém dồi dào. Thu nhập từ dịch vụ, du lịch, kinh doanh tiền
tệ, vận tải đều sẽ giảm.
2.2. Tác động tới môi trường kinh doanh toàn cầu
Ở góc độ toàn cầu, Suy thoái kinh tế sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề trên diện
rộng. Các hậu quả nghiêm trọng nhất phải kể đến bao gồm:
Một là, thương mại toàn cầu sụt giảm. Đây là ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất. Nếu
sản lượng và nhu cầu của nền kinh tế Mỹ và Châu Âu giảm, tiêu dùng tư nhân,
đầu tư của các công ty và hoạt động sản xuất sụt giảm, thì sẽ dẫn tới sự sụt giảm
trong nhập khẩu các loại hàng hóa tiêu dùng và các nguyên vật liệu khác từ thị
trường bên ngoài.
Hai là, đồng EUR suy yếu sẽ ảnh hưởng đến các nước phụ thuộc vào thị trường
Châu Âu. Đồng EUR yếu sẽ thúc đẩy xuất khẩu của các nước Châu Âu, nhưng
lại là cơn ác mộng đối với các nhà xuất khẩu Châu Á, những nước vốn phụ
thuộc nhiều vào xuất khẩu sang thị trường EU.
Ba là, giá hàng hóa và nguyên vật liệu thô sẽ giảm. Do giá dầu lửa cao nên nhu
cầu hàng hóa của thế giới đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên,
tình trạng này sẽ kéo dài không lâu do Mỹ và Trung Quốc tăng trưởng chậm lại,
kéo theo sự sụt giảm nhu cầu đối với các loại hàng hóa như dầu lửa, thực phẩm
và khoáng sản. Điều này sẽ tác động tiêu cực tới xuất khẩu và tăng trưởng kinh


tế của các nước xuất khẩu những mặt hàng này ở châu Phi, Mỹ Latinh và châu
Á.

Bốn là, niềm tin sẽ giảm mạnh và tình trạng này cũng đã lan rộng ra thị trường
tài chính nhiều nước trên thế giới. Giới đầu tư sẽ chuyển sang tích lũy loại tài
sản có tính an toàn và bảo tồn giá trị cao như vàng.
2.3. Tác động tới tài sản của doanh nghiệp và nhà đầu tư
Nếu Suy thoái toàn cầu xảy ra, giá trị của doanh nghiệp và các nhà đầu tư đứng
trước nguy cơ bị giảm sút nghiêm trọng. Ở góc độ các doanh nghiệp, giá trị của
họ sẽ giảm đi một cách trực tiếp do khả năng sinh lời thấp hơn và gián tiếp do tỷ
lệ lạm phát và lãi suất cao. Hơn thế nữa, sự tụt dốc của thị trường chứng khoán
khiến giá hầu hết các cổ phiếu giảm làm cho giá trị doanh nghiệp và giá trị tài
sản của các cổ đông bị hạ thấp.
Ngoài ra, biến động tỷ giá hối đoái sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài e ngại
đầu tư vào các nền kinh tế có đồng tiền yếu vì giá trị tài sản của họ sẽ giảm sút
theo sự mất giá của đồng nội tệ của các nước này.
2.4. Tác động của tình hình chính trị tới môi trường kinh doanh của Việt
Nam
Về cơ bản, tình hình chính trị của Việt Nam vốn được coi là ổn định do chế độ
đơn đảng. Tuy nhiên, mặt trái của nó là mô hình quản lý cứng nhắc, thiếu linh
hoạt, tạo điều kiện cho nhiều tiêu cực nảy sinh. Điều này có ảnh hưởng không
nhỏ đến môi trường kinh doanh, cụ thể là:
• Nhà đầu tư nước ngoài e ngại thị trường Việt Nam do nạn tham nhũng.
Vốn đầu tư nước ngoài được phân bổ chủ yếu cho khối doanh nghiệp nhà nước,
nhưng hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp này lại ở mức thấp nhất so
với các thành phần kinh tế khác. Các tập đoàn kinh tế nhà nước lại đầu tư dàn
trải, không có trọng điểm làm thất thoát vốn nghiêm trọng, điển hình là vụ việc
Vinashin.


• Việc chính phủ bảo hộ khối doanh nghiệp nhà nước không chỉ ảnh hưởng
đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà còn giảm sút niềm tin của các nhà đầu tư
khác trong nước.

• Căng thẳng chính trị Việt – Trung cũng sẽ tác động không nhỏ tới các
doanh nghiệp Việt Nam vì Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại
lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
3. Kết luận
Từ những thảo luận và phân tích ở phần 2, báo cáo đi đến những kết luận chủ
yếu sau về tác động của Suy thoái kinh tế đến Việt Nam và nền kinh tế toàn cầu.
Thứ nhất, Suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ làm cho thương mại toàn cầu sụt giảm,
đồng EUR yếu sẽ làm thay đổi dòng hàng hóa xuất khẩu dịch chuyển từ các
nước châu Á sang Châu Âu theo hướng ngược lại, giá hàng hóa và nguyên liệu
thô sẽ đi xuống và niềm tin của giới đầu tư suy giảm khiến cho vàng trở thành
lựa chọn đầu tư hấp dẫn nhất.
Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu tác động
từ xuất khẩu giảm sút, nguồn vốn bị thắt chặt, tiêu dùng và sản xuất trong nước
bị thu hẹp.
Thứ ba, các ngành kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất ở Việt Nam là dầu thô, dệt
may, lúa gạo, cao su, cà phê, thủy sản đều giảm.
Thứ tư, nguy cơ bị giảm sút giá trị tài sản cùng với nạn tham nhũng và quan liêu
sẽ khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước e ngại rót vốn vào thị trường Việt
Nam.
4. Đề xuất đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Các kết luận nêu trên cho thấy lập kế hoạch ứng phó với các tác động của Suy
thoái kinh tế toàn cầu là hoàn toàn cần thiết. Dựa trên các kết quả nghiên cứu và
phân tích, báo cáo đưa ra các đề xuất sau cho doanh nghiệp Việt Nam.
• Mở rộng thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa


Tăng cường xuất khẩu sang các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á là
cách tốt để giảm thiểu sự phụ thuộc lớn vào các thị trường xuất khẩu truyền
thống được dự đoán là sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc Suy thoái kinh tế
toàn cầu.

Bên cạnh đó, tập trung phát triển thị trường trong nước cũng là cần thiết.
• Cơ cấu lại nguồn nhân lực và tiết kiệm chi phí
Cắt giảm lao động một cách có khoa học: luân chuyển lao động giữa các bộ
phận, giảm giờ làm, bố trí nghỉ luân phiên. Tập trung đào tại lại nhân viên để
nâng cao trình độ và tay nghề, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
• Quản lý chi tiêu công chặt chẽ
Để khôi phục niềm tin của nhà đầu tư và nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam
trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì quản lý chi tiêu công và sử dụng
vốn của khối doanh nghiệp nhà nước cần được quản lý chặt chẽ hơn.
5. Danh mục tài liệu tham khảo

/>

/>Tổng cục Thống kê Việt Nam



×