Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

xây dựng dự án phát triển chăn nuôi gia xúc gia cầm v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.63 KB, 17 trang )

Xây dựng dự án phát triển Chăn nuôi gia xúc gia cầm

MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................3
B. NỘI DUNG............................................................................................................4
I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CỬA HÀNG:..................................................4
II. SẢN PHẨM:.........................................................................................................4
1. Các loại sản phẩm kinh doanh.............................................................................4
2. Sản phẩm tương lai...............................................................................................8
3. Chính sách bán hàng............................................................................................8
4. Chiêu thị:...............................................................................................................8
III. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG:...........................................................................9
1. Thị trường tổng quan...........................................................................................9
1.1. Phân khúc thị trường...........................................................................................9
1.2. Thị trường trọng tâm..........................................................................................10
2. Đặc điểm khách hàng........................................................................................10
3. Đối thủ cạnh tranh..............................................................................................11
4. Nhà cung cấp.......................................................................................................11
5. Các yếu tố vĩ mô..................................................................................................11
IV. KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ:.............................................................................12
1. Trang thiết bị:......................................................................................................12
2. Địa điểm xây dựng:.............................................................................................13
V. TỔ CHỨC QUẢN LÝ........................................................................................13
1. Tổ chức sản xuất kinh doanh:...........................................................................13
2. Nhân lực và lao động.........................................................................................13
2.1. Nhu cầu nhân viên..............................................................................................13
2.2. Lương nhân viên................................................................................................13
1



VI. NHU CẦU VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ CÁC NGUỒN VỐN..............................14
C. KẾT LUẬN.........................................................................................................17
BÀI LÀM
A. LỜI MỞ ĐẦU
Chăn nuôi gia súc, gia cầm là nghề chăn nuôi truyền thống ở Việt Nam; Sản
phẩm gia súc, gia cầm, đặc biệt là thịt lơn, thịt gà không chỉ là nguồn cung cấp thực
phẩm có giá trị, mà còn in đậm trong đời sống xã hội bởi một nền văn hóa ẩm thực
với cả yếu tố tâm linh, nó được sử dụng nhiều trong những ngày giỗ, ngày tết và lễ
hội. Với những lý do đó, sản phẩm gia súc, gia cầm luôn có vị trí trên thị trường tiêu
thụ, đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho
người chăn nuôi.
Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng, trước xu thế hội nhập
phát triển đất nước. Việc quản lý chất lượng thực phẩm nói chung và sản phẩm gia
cầm nói riêng là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Quản lý chất lượng an toàn
thực phẩm (food safety): luôn là vấn đề có tính thời sự ở hầu khắp các quốc gia trên
thế giới. Tùy theo trình độ dân trí và nền kinh tế phát triển ở mỗi nước mà mức độ
yêu cầu chất lượng an toàn khác nhau về hàm lượng các chất tồn dư kim loại nặng,
thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật và giới hạn cho phép mức nhiễm vi sinh vật
trong sản phẩm. Song nhìn chung để đảm bảo an toàn các yêu cầu đều được tựu
chung bởi những đòi hỏi:
- Thực phẩm đó không chứa mầm bệnh lây sang người.
- Thực phẩm đó không bị nhiễm khuẩn ở mức gây hại.
- Thực phẩm đó nhiễm hàm lượng các chất tồn dư thuốc kháng sinh, kim loại nặng
và thuốc bảo vệ thực vật thẩp hơn giới hạn cho phép.
- Thực phẩm có nguồn gốc động vật không được nhiễm hormon kích tố tăng
trọng.

2



Trong chăn nuôi, một trong những vấn đề mà các nhà chăn nuôi quan tâm nhất
là thức ăn cho vật nuôi. Vì thức ăn là yếu tố quan trọng trong các điều kiện sinh sống
của vật nuôi, để chúng sinh sống bình thường và cho ra nhiều sản phẩm chất lượng
cao đáp ứng theo nhu cầu của con nguời. Việc cho ăn theo cách truyền thống là sử
dụng thức ăn sẵn có và pha chế theo cảm tính làm cho vật nuôi phát triển không tốt,
dễ bị bệnh, không có khả năng đề kháng cao, khi thiếu chất này khi lại thừa chất kia
không đảm bảo dinh dưỡng cần thiết để cho ra sản phẩm vật nuôi chất lượng cao theo
nhu cầu của khách hàng dẫn đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi không cao.
Việt Nam đã gia nhập WTO thì sự đòi hỏi về chất lượng thương phẩm của mọi
sản phẩm ngày càng khắt khe, thực phẩm không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong nước
mà cho cả nhu cầu xuất khẩu trên thị trường thế giới. Vì lẽ đó, các nhà chăn nuôi phải
biết tính toán việc nên cho vật nuôi của mình ăn gì, dung lượng bao nhiêu, để vừa tiết
kiệm chi phí, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển, đảm bảo vừa có năng suất,
vừa đảm bảo chất lượng, để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường nhằm thu được lợi
nhuận cao trong chăn nuôi. Bên cạnh đó thức ăn chăn nuôi phải được quản lý chất
lượng chặt chẽ, đản bảo tiêu chuẩn (TCVN) quy định của nhà nước về thành phẩm
giá trị dinh dưỡng, về các chỉ tiêu vi sinh vật, nấm mốc, thuốc kháng sinh. . . phải
nằm trong danh mục về giới hạn được phép. Tuyệt đối không được sử dụng các loại
hormon, kích thích tố tăng trọng. Quản lý và cung cấp chất lượng thức ăn là khâu cơ
bản ngăn chặn mối nguy gây ô nhiễm thịt, trứng về các thuốc kháng sinh, kim loại
nặng, thuốc bảo vệ thực vật. Căn cứ trên tình hình thực tế đó. Nhóm chúng tôi quyết
định đi sâu nghiên cứu và lập dự án đầu tư : «Hệ thống cửa hàng thức ăn gia súc ở
huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình». Tuy nhiên, trước khi triển khai một chuỗi cửa
hàng để bao phủ tỉnh Hòa Bình cũng như những khu vực lân cận. Nhóm chúng tôi đã
quyết định sẽ xây dựng dự án theo các thông số, số liệu được áp dụng đối với một cửa
hàng.
B.
I.

NỘI DUNG:

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CỬA HÀNG:

- Tên «Cửa hàng thức ăn gia súc huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình ».
3


- Địa điểm : Thị trấn Lương Sơn – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình.
- Ngành nghề kinh doanh : Bán thức ăn gia súc – Gia cầm, thuốc thú y, một số dụng
cụ trong chăn nuôi.
- Vị trí trong ngành: Hệ thống cửa hàng thức ăn gia súc cấp I.
SẢN PHẨM:

II.

1. Các loại sản phẩm kinh doanh:
Các loại thức ăn bán tại cửa hàng có hai nhóm: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức
ăn hỗn hợp đậm đặc, trong đó mỗi nhóm có các loại thức ăn sau: Thức ăn của heo,
gà,vịt. Ngoài ra còn có thuốc thú y và máng ăn của gà - vịt. Theo nguồn thông tin tìm
hiểu từ nhà cung cấp và qua nhận xét của khách hàng thì các loại sản phẩm chúng tôi
dự kiến bán có tiện ích và công dụng có thể tóm lược qua ba bảng sau:
Bảng 1: Tiện ích của việc sử dụng thức ăn công nghiệp:
Nhóm thức ăn
Tiện ích, công dụng
1. Thức ăn hỗn hợp hoàn - Chế biến sẵn không cần phải pha chế thêm.
chỉnh

- Đã được cân đối về mặt dinh dưỡng không cần bổ sung
thêm chất.
- Thời gian thu hoạch không kéo dài.
- Năng suất cao.

- Cho ra sản phẩm nuôi tốt.
- Tăng cường khả năng phòng bệnh.

2. Thức ăn hỗn hợp đậm đặc - Cung cấp các chất dinh dưỡng chính yếu: Protein,
khoáng chất, vitamin...
- Tận dụng những thức ăn sẵn trong gia đình.
- Tiện lợi cho việc chế biến thủ công và quy mô chăn
nuôi quy mô nhỏ.

4


Bảng 2: Công dụng của sản phẩm thức ăn:
Thức ăn của Heo

Công dụng

1. Thức ăn của heo:

- Có mùi thơm tạo sự khoái khẩu cho heo con.
a. Thức ăn của heo thịt:

- Giúp heo con dễ tiêu hoá.

- Thức ăn giành cho heo con

- Giúp cứng xương.
- Heo con phát triển nhanh không bị mất sức
- Cung cấp các chất giúp heo tích luỹ mở bọc thân


- Thức ăn giành cho heo từ 7kg –
15kg

- Phát triển bộ xương
- Heo lớn nhanh chóng
- Bụ bẩm rất đẹp mất
- Thức ăn đủ chất thay cho sửa mẹ
- Bổ sung kháng sinh

- Thức ăn giành cho heo từ 15kg – - Tăng tỷ lệ nuôi sống
30kg

- Giúp heo không bị sút giảm vận tốc tăng trưởng
- Phòng bệnh stress

- Cung cấp các chất chủ yếu tăng trọng, dưỡng
- Thức ăn giành cho heo từ 30kg –
60kg

chất không cao
- Giúp tăng trưởng ổn định
- Giúp quày thịt không có hiều mở
- Đạt chất lượng thương phẩm cho giai đoạn thu

- Thức ăn giành cho heo từ 60kg –

hoạch

100kg trở lên
- Tăng trọng tối đa

5


Thức ăn của Heo

Công dụng
- Phát triển sinh lý tốt cho phối giống

b. Thức ăn giành cho heo nái

- Giúp dưỡng thai

- Thức ăn giành cho heo nái hậu bị

- Cung các chất tạo nhiều sửa
- Đảm bảo tể trọng và tầm vóc
- Cho nhiều sửa nuôi con

- Nái nuôi con

- Đảm bảo khả năng sinh sản ở lứa sau
- Đảm bảo sức khoẻ tốt và thể trọng .

2.

Thức ăn của vịt - gà
- Giúp tăng trọng

a. Thức ăn cho vịt thịt - gà thịt


- Sức đề kháng cao
- Đạt chất lượng thương phẩm
- Cho nhiều trứng
- Cho trứng tốt

b. Thức ăn cho vịt đẻ - gà đẻ

- Giữ thể trọng
- Đẻ nhiều lứa
- Đảm bảo năng lượng cho các hoạt động .

Bảng 3: Thuốc và dụng cụ đựng thức ăn cho gia cầm:
Tên thuốc/dụng cụ
Thuốc kháng sinh
Vacxin

Công dụng
Phòng bệnh, trị bệnh

Vitamin

Bồi dưỡng

Premix

Bồi dưỡng

Ống tiêm

Dùng đựng thuốc để tiêm


Kim tiêm

Dùng để tiêm thuốc

Phòng bệnh

6


Tên thuốc/dụng cụ

Công dụng
- Rất tiện lợi khi cho gia cầm ăn
- Hạn chế rơi rớt thức ăn ( giảm hao phí thức ăn )
- Có thể cho ăn cùng lúc nhiều con

Máng ăn cho gia cầm

2. Sản phẩm tương lai:
Ngoài những sản phẩm kinh doanh truyền thống theo nhu cầu phát triển chung
chúng tôi sẽ cung cấp các loại thức ăn giành cho cá, sản phẩm chăm sóc chó mèo và
máng heo ăn tự động đáp ứng nhu cầu chăn nuôi ngày càng phát triển và tiến bộ.
3. Chính sách bán hàng:
Đây là hệ thống cửa hàng cấp I chủ yếu là bán trực tiếp người tiêu dùng không
thông qua kênh phân phối trung gian nào theo sơ đồ phân phối sau:
Sơ đồ a:
Nhà sản xuất

Sơ đồ b:


Đại lý

Nhà sản xuất

HT Cửa hàng

HT Cửa hàng

Khách hàng

Khách hàng

Và giao hàng với hai hình thức:
- Giao hàng tại chỗ bán.
- Chở hàng đến tận nơi theo yêu cầu nếu khách hàng mua với số lượng nhiều.
Tuy có hai hình thức cách giao hàng nhưng vẫn thực hiện cùng một mức giá
nhằm khuyến khích nhu cầu sử dụng sản phẩm của cửa hàng và xem đây là một
phương thức để thu hút khách hàng.
4. Chiêu thị:

7


Để cửa hàng nhanh chóng được biết đến thì chúng tôi có kế hoạch đưa thông tin và
thu hút khách hàng như sau:
- Quảng cáo thông qua các hình thức chủ yếu treo băng rôn ở các tuyến đường
chính.
- Kết hợp với UBND xã tổ chức các chương trình hướng dẫn bà con chăn nuôi
cách thức cho gia súc - gia cầm ăn có hiệu quả, phát những sách và cẩm nang hướng

dẫn cách chăn nuôi, chăm sóc và phòng bệnh gia cầm.
- Đặt áp phích bảng hiệu ở cửa hàng với những thông tin chủ yếu (Tên cửa hiệu,
tên các loại sản phẩm, mức chiết khấu) ngắn gọn, cỡ to rõ ràng, dễ đọc.
- Có chương trình khuyến mãi tặng mũ, áo, lịch trong thời gian khai trương cửa
hàng.
- Có chương trình khám bệnh gia cầm và tư vấn miễn phí đối với tất cả cơ sở
chăn nuôi trên địa bàn.
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG:

III.

1. Thị trường tổng quan:
- Cửa hàng đáp ứng cho khách hàng khu vực Thị trấn Lương Sơn là chủ yếu,
thông qua các cuộc tiếp xúc với những người chăn nuôi địa phương, chúng tôi được
biết đa số những người chăn nuôi ở đây đã có sự đầu tư đúng mức, họ đã có hiểu biết
về chăn nuôi sao cho phát triển được ngành nghề và có lợi nhuận để làm giàu, đặc
biệt là có ý thức về vai trò của thức ăn. Do đó, nhu cầu thức ăn vật nuôi sẽ ngày càng
tăng.
-

Tình hình dịch cúm gia cầm đang nằm trong tầm kiểm soát và có xu hướng

suy giảm thì nhu cầu sử dụng thịt từ gia cầm sẽ tăng kéo theo việc chăn nuôi gia cầm
tiếp tục phát triển và thức ăn cho gia cầm sẽ tăng trở lại.
- Giá thành giá cầm trên thị trường hiện tại đang có xu hướng tăng dần tạo điều
kiện thúc đẩy chăn nuôi nhiều hơn.
8


Tất cả những điều trên cho thấy nhu cầu thức ăn thực sự chất lượng và có kiểm

dịch đối với gia súc – gia cầm và các sản phẩm kèm theo sẽ tăng mạnh trong những
năm tới.
Phân khúc thị trường:

1.1.

Theo hình thức chăn nuôi trong vùng chúng tôi phân khúc thị trường theo cách sau:
Bảng 4: Hình thức phân khúc thị trường:

Hình
thức
nuôi

Chăn nuôi trang Chăn nuôi hộ gia
chăn trại
đình

Chăn nuôi ít,
nhỏ lẻ

Tiêu chí
Số lượng
nuôi

Là hình thức chăn nuôi

người Chỉ có một ít trang trại phổ biến trong vùng Không nhiều
(Chiếm 3%)

(95%)


(2%)

Qui mô nuôi

Lớn, số lượng nhiều
Vừa, số lượng trung
(Heo từ 20 con trở lên,
bình (Heo 1 – 20 con,
gà vịt từ 1000 con trở
gà vịt 10 – 1000 con)
lên )

Nhỏ, số lượng ít
(Gà vịt từ 1- 10
con)

Tiêu chuẩn mua

Chất lượng cao, giao
Chất lượng, giá hợp lý
hàng tận nơi

Tiện lợi, gần nhà

Trung thành

Cao

Khá cao


Không cao

Tình trạng mua

Không thường xuyên
(Khoảng 1lần/tháng)

Thường xuyên
(Khoảng 3– 4lần/tháng)

Mức sử dụng

Cao

Khá cao

Không
xuyên

thường

Thấp

Dựa vào các tiêu chí thì hình thức chăn nuôi hộ gia đình có nhiều đặc điểm phù
hợp cho việc mở cửa hàng hơn so với hình thức chăn nuôi trang trại và chăn nuôi nhỏ
lẻ, vì hình thức này phổ biến nhất trong vùng, số luợng nuôi của họ không nhiều bằng
9



trang trại nhưng cũng khá lớn và người chăn nuôi hộ gia đình mua thường xuyên với
mức độ sử dụng cao, tiêu chí mua hàng của họ không quá khắt khe .
1.2.

Thị trường trọng tâm:

Những người chăn nuôi hộ gia đình là khách hàng chính của chúng tôi vì đây là
hình thức chăn nuôi phổ biến trong vùng, họ thường xuyên mua hàng và mức độ sử
dụng khá cao, về sau các hộ chăn nuôi có thể phát triển thành các trang trại. Do đó,
tương tai chúng tôi sẽ có những chính sách để thu hút khách hàng ở khúc thị trường
này vì các trang trại mặc dù mua không thường xuyên nhưng số lượng mua của họ
rất lớn, giữ được chân họ là điều kiện phát triển sau này.
2. Đặc điểm khách hàng
Khách hàng chính của chúng tôi là những hộ nông dân, cách sống của họ đơn
giản, chất phát, thẳng thắng, mua bán không cầu kỳ, dễ gần gũi. Khi mua hàng, điều
mà họ quan tâm nhất là sử dụng loại thức ăn có cho năng suất cao không, có tiết kiệm
chi phí không, có kéo dài thời gian thu hoạch, phòng được bệnh tật… và sản phẩm có
thực sự hiệu quả hơn so với thức ăn thường không? Ngoài ra, theo tìm hiểu qua các
cuộc nói chuyện với các hộ chăn nuôi chúng tôi được biết khi mua họ còn cân nhắc
những điều như: Cửa hàng có hướng dẫn đầy đủ thông tin về cách thức pha chế, sử
dụng, loại gia súc – gia cầm phù hợp; Mức giá; Thời gian và cách thức phục vụ;
Nguồn hàng tại kho có đủ để cung cấp; Thái độ của nhân viên chăm sóc và bán hàng.
3. Đối thủ cạnh tranh
Mặc dù có nhiều điều kiện khách quan cũng như chủ quan thuận lợi. Nhưng để
thành công chúng tôi còn phải nghiên cứu và xem xét đối thủ cạnh tranh tại địa bàn
và phải làm tốt hơn để thu hút khách hàng. Hiện nay trong khu vực thị trấn Lương
Sơn đã có hai cửa hàng, đó là những đối thủ gần mà chúng tôi phải xem xét, họ đã có
mối quan hệ lâu bền với người chăn nuôi trong vùng. Mặc dù họ có những thuận lợi
đó nhưng theo khảo sát thì họ còn yếu trong khâu tư vấn và cung cách phục vụ. Một
vấn đề nữa là không gian của họ không rộng đủ mức cần thiết và giao thông không

thuận lợi gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng cho khách hàng. Nắm được những
10


điểm mạnh, điểm yếu đó của đối thủ chúng ta đã tích cực đầu tư vào những điểm để
đảm bảo thu hút khách hàng ngay từ những ngày đầu hoạt động.
4. Nhà cung cấp
Theo quan niệm của chúng tôi thì nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng tạo nên
thành công của doanh nghiệp, việc tạo quan hệ tốt với những nhà cung cấp chất lượng
sẽ có được những thuận lợi to lớn cho doanh nghiệp nhưng để tìm được nhà cung cấp
tốt về chất lượng, giá hợp lý là điều không dễ. Qua quá trình tìm kiếm và chọn lọc
hiện tại nhà cung cấp chính của cửa hàng là đại lý cửa hàng thức ăn gia súc cấp I của
Công ty CP thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty CP Việt Pháp (Proconco) với
thương hiệu Cám con cò... Họ cung cấp những sản phẩm chất lượng với giá cả phù
hợp.
5. Các yếu tố vĩ mô
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc mở ra các loại hình kinh doanh không
còn khó khăn và luôn được nhà nước khuyến khích nhất là các ngành nghề hỗ trợ
nông nghiệp. Do đó với loại hình kinh doanh thức ăn gia súc gia cầm thì việc đăng ký
không quá khó khăn và gặp trở ngại.
Trong thời gian vừa qua ngành chăn nuôi gia súc - gia cầm nói chung và chăn
nuôi gà - vịt nói riêng chịu thiệt hại nặng nề do người dân đã sử dụng những sản
phẩm chứa chất tạo nạc, biến đổi gen và chất gây ung thư để chăn nuôi gia súc - gia
cầm. Tuy nhiên tình hình này đang dần được kiểm soát và bình ổn trở lại tạo cơ hội
cho các cửa hàng thức ăn gia súc - gia cầm đem đến cho người dân và người tiêu
dùng những sản phẩm tốt và an toàn.
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đã có các chính
sách ưu đãi cho hộ chăn nuôi vay với lãi suất thấp.
Ở địa phương chưa có nhiều công ty, xí nghiệp, trong khi số người đang ở độ
tuổi lao động tăng, diện tích đất canh tác, trồng lúa và hoa màu dần thu hẹp thì chăn

nuôi sẽ tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập và có cuộc sống ổn định.
11


KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ:

IV.
1.

Trang thiết bị:

Bảng 5: Trang thiết bị cần thiết:

Đơn vị

Tên trang thiết bị
Tủ đựng thuốc lớn
Tủ đựng thuốc nhỏ
Tủ lạnh Deawoo
Bộ bàn ghế
Máy vi tính
Máy in
Cân lớn
Cân nhỏ
Xe máy
Xe gắn máy có thùng kéo
Tổng
2.

Số lượng


Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Chiếc

1
1
1
2
1
1
1
1
1
2

Đơn giá

Thành tiền

(1000đ/đơn
(Đơn vị:1000đ)
vị)

3,500
2,000
1,500
2,500
6,000
1,500
1,000
200
13,000
10,000

3,500
2,000
1,500
5,000
6,000
1,500
1,000
200
13,000
20, 000
33,700

Địa điểm xây dựng:

Cửa hàng được xây dựng ngay tại trung tâm thị trấn Lương Sơn, huyện
Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, địa điểm này gần với những hộ chăn nuôi lớn cũng
như nhỏ và cũng là tâm điểm rất tiện lợi cho việc mua bán của người dân. Đây là
địa điểm thích hợp không ảnh hưởng đến dự tính ban đầu là xây dựng cửa hàng
thức ăn gia súc dễ gần gũi với người chăn nuôi trong vùng và trao đổi mua bán ở

các địa phương lân cận, cũng như thuận tiện về đường giao thông vận chuyển hàng
từ nhà cung cấp đến với người dân.

TỔ CHỨC QUẢN LÝ:

V.
1.

Tổ chức sản xuất kinh doanh:
Chủ cửa Hàng

Kế toán

-

Kỹ sư

Phục vụ

Chủ cửa hàng: Là người quản lý và điều hành mọi hoạt động của cửa hàng.
12


Kế toán: Theo dõi và ghi chép lại tất cả mọi hoạt động của cửa hàng và tổng

-

hợp chi phí, xác định doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng và lập báo cáo....
Kỹ sư nông nghiệp: Tư vấn và hướng dẫn khách hàng về kỹ thuật chăn nuôi


-

đặc biệt về thức ăn, cách cho ăn và pha trộn, sử dụng thuốc thú y, hỗ trợ bán hàng.
-

Phục vụ: Bốc xếp, vận chuyển, bán hàng...

2.

Nhân lực và lao động:
2.1.

Nhu cầu nhân viên:

- Kế toán : 1 người
- Kỹ sư :

2 người

- Phục vụ: 3 người, lao động phổ thông biết sử dụng phương tiện xe gắn
máy, thông thạo địa hình tại địa phương.
2.2.

Lương nhân viên:

Bảng 6: Dự trù ngân sách nhân sự:

Chỉ tiêu
Chủ cửa hàng
Kỹ sư TC

Kế toán TC
Phục vụ
Tổng
VI.

Tiền lương
(1000đ)
7.000
4.000
3.000
2.000

Số lượng
1
2
1
3

Thành tiền
(1000đ)
7.000
8.000
3.000
6.000
24.000

NHU CẦU VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ CÁC NGUỒN VỐN:
- Dự toán chi phí đầu tư ban đầu:
Đ/v: 1000 đồng


Tên trang thiết bị

Đơn vị Số lượng

I- Cửa hàng 60m2
- Sửa chữa
- Biển hiệu

Đơn giá

Thành tiền
105,000
75,000
10,000

13


- Khác
II- Trang thiết bị
-Tủ đựng thuốc lớn
-Tủ đựng thuốc nhỏ
-Tủ lạnh Deawoo
-Bộ bàn ghế
-Máy vi tính
-Máy in
-Cân lớn
Tên trang thiết bị
-Cân nhỏ
-Xe máy

-Xe gắn máy có thùng
kéo
Tổng

Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái

1
1
1
2
1
1
1

Đơn vị Số lượng

20,000
54,200
3,500
2,000
1,500
5,000
6,000
1,500

1,500

3,500
2,000
1,500
2,500
6,000
1,500
1,500
Đơn giá

Thành tiền

Cái
Cái

1
1

200
13,000

200
13,000

Chiếc

2

10,000


20,000
159,200

- Bảng tính chi phí thường xuyên phục vụ hoạt động kinh doanh:
Tên trang thiết bị

Đơn vị

Số lượng Đơn giá

- Thuê nhà
- Lương 6 người
- Thuế

tháng
Người
Năm

12
12
1

Tên trang thiết bị

Đơn vị

Số lượng Đơn giá

- Điện thoại

- Văn phòng
- Giao dịch
- Lãi vay (200 trđx1,2%/t)
- Khác
Tổng

tháng
tháng
tháng
tháng
tháng

12
12
12
12
12

Thành tiền

3,000
5,000
1,500

36,000
60,000
1,500
Thành tiền

2,000

1,000
1,000
2,400
500

24,000
12,000
12,000
28,800
6,000
180,300

- Qua cân đối các khoản đầu tư và chi phí xác định nhu cầu vốn là khoảng 660
triệu đồng, trong đó:
+ Đầu tư trang thiết bị cố định:

160 triệu đồng.

+ Đầu tư cho hoạt động kinh doanh:

180 triệu đồng.

+ Giá vốn hàng hóa:

320 triệu đồng.

14


- Qua làm việc với các nhà sản xuất và cung cấp đồng ý áp dụng hình thức bán

chịu, thanh toán tiền hàng sau khi ngay sau khi số hàng được tiêu thụ. Cửa hàng phải
đặt cọc một số tiền tổng cộng là 320 triệu đồng, các nhà cung cấp sẽ chuyển hàng đến
cửa hàng theo số lượng đã thỏa thuận, khi tiêu thụ hết và có nhu cầu nhập hàng mới
thì sẽ thanh toán ngay số tiền của lần nhập hàng đó.
- Tổng nhu cầu vốn là: 660 triệu đồng, trong đó:
+ Vốn tự có: 460 triệu đồng.
+ Vốn vay ngân hàng: 200 triệu đồng.
- Bảng kế hoạch doanh thu:
Tên sản phẩm
1. Thức ăn của heo

Đơn vị

Giá
bán

Năm
2011

Năm 2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015


Bao
Bao
Bao
Bao

150
115
195
110

218.25
308.725
624.525
595.65

228
316.2
617.2
602.8

237.75
323.675
579.875
609.95

247.5
311.15
602.55
617.1


257.25
238.625
615.225
624.25

Bao

120

433.8

441.6

449.4

457.2

465

Bao
Bao

112
105

203.28
114.975

210.56
121.8


217.84
128.625

225.12
135.45

232.4
142.275

Bao

102

226.236

232.152

238.068

243.984

249.9

Đơn vị

Giá
bán

Năm

2011

Năm 2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Bao

100

107.8

113.6

119.4

125.2

131

Chai
Gói
Gói

Gói
Chai

20
40
25
7
25

36.16
43.52
90.2
37.856
90.2

37.26
45.72
91.575
38.241
91.575

38.36
47.92
92.95
38.626
92.95

39.46
50.12
94.325

39.011
94.325

40.56
52.32
95.7
39.396
95.7

Ống
Cây

1
20
1
12

2.52
21.6
7.2
17.28
3,179,77
7

2.573
22.66
7.253
17.916
3,238,6
85


2.626
23.72
7.306
18.552
3,267,59
3

2.679
24.78
7.359
19.188
3,336,50
1

2.732
25.84
7.412
19.824
3,335,40
9

a. Thức ăn của heo thịt
Heo con
Heo từ 7kg - 15kg
Heo từ 15kg - 30kg
Heo từ 30kg - 60kg
Heo từ 60kg - 100kg
trở lên
b. Thức ăn heo nái

Heo nái hậu bị
Heo nái nuôi con
2. Thức ăn của gà - vịt
Gà - vịt thịt
Tên sản phẩm
1. Thức ăn của heo
a. Thức ăn của heo thịt
Gà - vịt đẻ
3. Thuốc thú y
Kháng sinh
Vacxin
Vitamin
Premix
Thuốc trị bệnh phổ biến
4. Dụng cụ thú y
Ống tiêm thường
Ống tiêm đặc biệt
Kim tiêm
Máng ăn của gà - vịt

Cái

Tổng

- Bảng tính chi phí tiền hàng bán ra:
Tên sản phẩm

Đơn vị

Giá mua

15

Năm

Năm


1. Thức ăn của heo
a. Thức ăn của heo thịt
Heo con
Heo từ 7kg - 15kg
Heo từ 15kg - 30kg
Heo từ 30kg - 60kg
Heo từ 60kg - 100kg
b. Thức ăn heo nái
Heo nái hậu bị
Heo nái nuôi con
2. Thức ăn của gà - vịt
Gà - vịt thịt
Gà - vịt đẻ
3. Thuốc thú y
Kháng sinh
Vacxin
Vitamin
Tên sản phẩm
1. Thức ăn của heo
a. Thức ăn của heo thịt
Premix
Thuốc trị bệnh phổ biến
4. Dụng cụ thú y

Ống tiêm thường
Ống tiêm đặc biệt
Kim tiêm
Máng ăn của gà - vịt

Bao
Bao
Bao
Bao
Bao

145
110
190
105
115

Năm
2011
210.95
199.6
850
358.55
415.72

Bao
Bao

105
100


190.575
109.5

197.4
116

204.225
122.5

211.05
129

217.875
135.5

Bao
Bao

95
95

210.71
102.41

216.22
107.92

221.73
113.43


227.24
118.94

232.75
124.45

Chai
Gói
Gói

15
35
20

27.12
38.08
72.16

27.945
40.005
73.26

28.77
41.93
74.36

29.595
43.855
75.46


30.42
45.78
76.56

Đơn vị

Giá mua

Gói
Chai

5
20

27.04
72.16

27.315
73.26

27.59
74.36

27.865
75.46

28.14
76.56


Ống
Cây

1
15
0,5
10

1.26
16.2
3.6
14.4
2,920,03
5

1.287
16.995
3.627
14.93
2,94
4,364

1.313
17.79
3.653
15.46
2,978,53
6

1.34

18.585
3.68
15.99
3,052,71
0

1.366
19.38
3.706
16.52
3,036,88
2

Cái

Tổng

Năm
2011

229.825
213.95
564.75
592.225
430.675

Năm
2014
239.25
221.1

587.1
589.05
438.15

Năm
2015
248.675
228.25
599.45
505.875
445.625

2012

2013

220.4
206.8
582.4
595.4
423.2

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014


- Tính hiệu quả kinh doanh:
Chênh lệch
I-Doanh thu
- Khuyến mại, giảm giá
II- Chi phí tiền hàng
III-Chi thường xuyên
IV-Lãi gộp
V-Lãi sau thuế

-

Năm
Năm
Năm 2013 Năm 2014
2011
2012
3,179,777 3,238,685 3,267,593 3,336,501
-31,798
-42,387
-37,676
-32,365
2,920,035 2,944,364 2,978,536 3,052,710
180,300
180,300
180,300
180,300
47,644
71,634
71,081

71,126
38,115
57,307
56,865
56,901

Năm 2015
3,335,409
-35,254
3,036,882
180,300
82,973
66,378

Tính hiệu quả dự án

Chỉ tiêu
Vốn đầu tư(đvt:1000đ),
(P)
Lãi suất chiết khấu(r)
Ngân
quỹ
ròng(đvt:1000đ),(cf)

Năm 0
159,200
0.10
159,200

Năm1


Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

38,115

57,307

56,865

56,901

66,378

Lãi suất chiết khấu là 10%/năm
16

Năm
2015


Giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV): NPV = 41,468
Vậy ta có NPV >0, dự án khả thi.
Tỷ suất sinh lời nội bộ(IRR): IRR= 20%
Ta thấy, suất sinh lời thực tế của dự án IRR >10%, dự án khả thi.

C.

KẾT LUẬN:
Qua quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá thì dự án đầu tư “Cửa hàng thức ăn
gia súc Lương Sơn”có khả thi và gặp ít rủi ro. Với những chính sách mà cửa hàng
thực hiện và hoạt động với phương châm “Muốn cho đàn gia súc gia cầm của bà
con khoẻ mạnh, đạt năng suất cao” và mục tiêu hướng đến khách hàng như tăng sự
hài lòng khi sử dụng sản phẩm, tạo uy tín với người dân tại địa bản hoạt động, tối
đa hóa sản lượng tiêu thụ sản phầm và đạt lợi nhuận ngay từ năm đầu hoạt động.
Bên cạnh đó góp phần hỗ trợ tích cực cho các nhà chăn nuôi trong vùng trong việc
phát triển ngành nghề, tìm kiếm lợi nhuận đồng thời chính điều đó và xu thế phát
triển của ngành chăn nuôi cũng tạo điều kiện cho cửa hàng phát triển lâu dài. Đây
cũng là cơ sở vững chắc để nhóm chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng điển
hình các cửa hàng tương tự tại các huyện của tỉnh Hòa Bình.

17



×