Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Chiến lược phát triển thành phố từ tầm nhìn tới tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.56 KB, 13 trang )

CHIẾN LƯƠC PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ
Từ tầm nhìn tới tăng trưởng và xóa ₫ói giảm nghèo



PHIÊN HỌP TOÀN THỂ III:
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CDS LÊN TẦM CAO MỚI




HỢP NHẤT CDS
VỚI CÁC CÔNG CỤ QUI HOẠCH QUỐC GIA



Ông Andreas Suhono
Phó Giám đốc về Chính sách và Chiến lược
Giám đốc điều hành Phát triển Nông thôn và Đô thị (DGURD)
Bộ Công trình Công cộng - Cộng hòa Indonesia







Ngày 24-26 tháng 11 năm 2004
Hà Nội, Việt Nam



Phiên hop toàn thể III: Chiến lươc Phát triển CDS lên tầm cao mới Andreas Suhono - 1












INDONESIA:
HỢP NHẤT CDS VỚI
CÔNG CỤ QUI HOẠCH QUỐC GIA













BAN GIÁM ĐỐC VỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN

BỘ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
Andreas Suhono
Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm ₫ói nghèo
24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam

Phiên hop toàn thể III: Chiến lươc Phát triển CDS lên tầm cao mới Andreas Suhono - 2

I. GIỚI THIỆU
Indonesia chỉ vừa hòan thành thực hiện các cuộc bầu cử hòa
bình và lịch sử, điều mà rất khác so với những lần trước đó.
Điều này mở đầu cho một chính sách dân chủ nội lực hòan
toàn như đã từng diễn ra ở Indonesia trong thời gian gần đây
sau khi đã một vài lần thất bại trong hệ thống chính trị trước.
Tiến sỹ Hassan Wirajuda, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao tại kỳ họp
lần thứ 59 tại Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bày tỏ thái độ của
nhân dân Indonesia trong việc giải quyết những vấn đề tranh cử
ở Indonesia như sau:
“Một biến đổi lớn đang hòan tất ở một phía khác của thế giới -
ở đất nước tôi. Rất nhiều người ở Indonesia chúng tôi đã trông
chờ cả cuộc đời mình để chứng kiến sự kiện lịch sử này, cuối
cùng chúng tôi đã đứng lên nắm chắc vận mệnh của chúng tôi
trong chính bàn tay của mình. Khoảng 125 triệu nam nữ đã
từng đoàn đi tới các điểm bỏ phiếu và chọn ra Tổng thống và
Phó Tổng thống là người sẽ lãnh đạo vì quyền lợi của khoảng
220 triệu người Indonesia. Đây là vòng bầu cử thứ ba thực hiện
vận mệnh chính trị quốc gia mà người dân phải thực hiện –
không phải chỉ một lần mà là ba lần - cuộc bầu cử trong thời
gian 6 tháng, hai lần trước là bầu cử nghị viện và vòng đầu là
bầu cử tổng thống. Tất cả các vòng bầu cử đều thắng lợi, công
bằng và dân chủ. Mỗi một vòng là một cuộc vận hành lớn trên

khoảng hơn 17.000 hòn đảo trong một quần đảo trải rộng ngang
châu Âu (và Hợp chủng quốc), gồm hàng triệu cán bộ bầu cử
tham gia tại khoảng 575.000 điểm bầu cử’.
Các vị lãnh đạo quốc gia mới của Indonesia có trách nhiệm rõ
ràng và nặng nề với nhân dân - chứ không phải với thành phần cốt cán, không phải từ các
lãnh đạo đảng, không phải với các nhà buôn có quyền lực và các quyền lợi được đảm bảo –
mà là với nhân nhân. Đây là một cao trào trong giai đoạn chuyển đổi từ qui tắc độc đoán sang
nền dân chủ chính thức, một quá trình đã bắt đầu từ sáu năm trước trong cuộc thử thách gắt
gao của cuộc khủng hoảng ở châu Á, cuộc khủng hoảng đã tàn phá nền kinh tế của chúng tôi
và làm xấu đi hệ thống chính trị xã hội của chúng tôi. Nhân dân Indonesia đã trở thành nền
dân chủ chính thức mà các Nhà sáng lập ra Đảng Cộng hòa của chúng tôi đã tiên lượng rất
lâu rồi. Nhu cầu cải cách chính trị này cũng đã thấy ở các quốc gia khác.
Tiểu vương quốc Ả Rập, làm chủ tịch của khối G-77 đã nói với Quốc hội này tuần trước ‘Cải
cách chính trị và sự tham gia của nhân dân và quá trình ra quyết định không còn là một
phương án mà là một điều cần thiết’. Do đó, người Indonesia rất tự hào về chế độ dân chủ
này của chúng tôi. Đây là một thành công về nguyện vọng chung của con người, và do đó là
Tổng thống Indonesia
Susilo Bambang Yudhoyono
Bầu cử của những người
khuyết tật ở Tây Java
Cuộc bầu cử ở
Wamena Papua
Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm ₫ói nghèo
24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam

Phiên hop toàn thể III: Chiến lươc Phát triển CDS lên tầm cao mới Andreas Suhono - 3

nguyện vọng duy nhất đối với chúng tôi. Nó xuất phát từ đất mẹ của chúng tôi, một đứa con
thực sự của nền văn hóa chúng tôi. Nó không phải là sự áp đặt của bên ngòai, bằng cách chĩa
súng vào”.

II. DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG CẦN PHẢI CÓ MÔI TRƯỜNG DÂN CHỦ QUỐC GIA
Sự kiện dân chủ quốc gia ở Indonesia chỉ vừa mới hòan thành vì lý do đúng đắn của
CDS, một hoạt động toàn cầu có ý nghĩa khuyến khích người dân tham gia vào quá trình ra
quyết định ở cấp cơ sở, và đặc biệt là ở cấp cộng đồng đô thị. Mỗi người đều phải tin tưởng
rằng vấn đề dân chủ cơ sở không thể nảy sinh trong một môi trường quốc gia không dân chủ.
Tương tự như thế, có thể không bao giờ có dân chủ quốc gia trong môi trường toàn cầu
không dân chủ. Bộ trưởng bộ Ngoại giao đã lặp lại trong bài phát biểu của mình tại Đại hội
đồng liên hợp quốc khi nói “Không dân chủ nào lại an toàn mà không có đảm bảo của
một môi trường dân chủ ở cấp toàn cầu. Môi trường đó không thể tạo ra bằng hành
động đơn phương, bất kể ý định mạnh mẽ và tốt tới đâu”.
Môi trường dân chủ quốc gia của Indonesia đã được chứng minh cho thấy toàn bộ xã hội
Indonesia hiện nay đã sẵn sàng và có lợi cho việc tham gia vào quá trình phát triển của đất
nước chúng tôi. Vì dân chủ không thể áp đặt từ bên ngoài, do đó là dân chủ địa phương, nó
không thể bị áp đặt ở cấp quốc gia. Nó cần bắt nguồn từ nhận thức, nguyện vọng và nhu cầu
tham gia vào quá trình ra quyết định công của nhân dân, và mảnh đất cộng đồng màu mỡ này
hòan toàn tồn tại trong cộng đồng đô thị của chúng tôi. Xét về các chiến lược phát triển thành
phố, chúng tôi muốn nhấn mạnh điểm này, rằng việc quản lý đô thị và việc tham gia của
người dân vào cộng đồng đô thị là kết quả của các qúa trình chính trị địa phương và dựa vào
tính sáng tạo bản địa chứ không phải là bị áp đặt từ phía ngòai.
III. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ LÀ CHUYỂN BIẾN TOÀN CẦU ĐỂ
KHUYẾN KHÍCH DÂN CHỦ ĐÔ CƠ SỞ Ở ĐÔ THỊ
Nhận định trên không phải nói rằng chiến lược phát triển thành phố là không quan trọng.
Trên thực tế, chính phủ Indonesia đã đón nhận Chiến lược phát triển thành phố và đã sẵn
sàng hợp tác với chiến dịch toàn cầu về CDS. CDS ra đời kịp thời khi ở rất nhiều xã hội
đang phát triển đang có xu hướng giảm đi của nhiều nhà lãnh đạo quốc gia có thẩm
quyền và xuất hiện lời kêu gọi của những người dân tích cực tham gia vào quá trình
phát triển. Làm việc cùng với Ngân hàng Thế giới, chúng tôi đã chọn ra được chín
thành phố (Bandar Lampung, Bau-bau, Blitar, Bogor, Palembang, Bontang, Palu,
Pangkalpinang và Solo), kết hợp các thành phố có qui mô lớn và trung bình trên cả nước để
cùng tham gia với chúng tôi trong chương trình CDS. Đã gần hai năm làm việc ở cấp địa

phương với chính quyền địa phương và cộng đồng thành phố để xác định Quan điểm phát
triển thành phố địa phương, Nhiệm vụ và Chiến lược, và các chương trình ưu tiên trong
những lĩnh vực lớn mà cả trung ương và địa phương cùng quan tâm. Các khu vực này gồm
có phát triển kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo, điều hành tốt, dịch vụ công cộng, môi
trường, cơ sở hạ tầng và dịch vụ nông thôn, và các ngành chiến lược tiềm năng của địa
phương như du lịch, y tế và giáo dục. Hoạt động CDS bao gồm thông tin của diễn đàn của tất
Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm ₫ói nghèo
24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam

Phiên hop toàn thể III: Chiến lươc Phát triển CDS lên tầm cao mới Andreas Suhono - 4

cả các bên quan tâm tới đô thị, bổ nhiệm các nhà hỗ trợ đô thị để làm việc ở cấp cộng đồng,
thiết lập hệ thống quản lý thông tin đô thị, và quá trình cộng đồng tham gia vào hoạch định
“chiến lược phát triển đô thị” cho thành phố. Tuy nhiên, CDS không thể và không có nghĩa
là thay thế cho “phương pháp phát triển đô thị tổng hợp” trước đây đã thực hiện trong chương
trình IUIDP (Chương trình phát triển hạ tầng đô thị tổng hợp) trong các dự án phát triển đô
thị trước đây (UDP). Sự có mặt của CDS làm phong phú thêm qúa trình tham gia của
người dân địa phương vào phát triển đô thị, bắt đầu bằng việc hoạch định chiến lược, tới
quá trình tham gia vào xác định PJM (chiến lược trung hạn xuất phát từ các ưu tiên về
chương trình và dự án trong lĩnh vực phát triển đô thị.
Phụ lục 1 nêu rõ vị trí của 9 thành phố trong dự án CDS ở Indonesia.
IV. TRIỂN VỌNG DÂN CHỦ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ MỚI CỦA
CHÍNH QUYỀN INDONESIA MỚI
Chính quyền Indonesia mới chỉ vừa thành lập cách đây một tháng nhưng theo các triển vọng
quốc gia, nhân dân đã thấy những dấu hiệu của cấp lãnh đạo mới trong việc giải quyết những
vấn đề thực tế của người dân Indonesia. Ngay trong cuộc họp đầu tiên với Nghị viện của
mình, Tổng thống đã chỉ định chính phủ mới áp dụng bốn chương trình nghị sự mới cho
nhiệm kỳ 5 năm tới (2004-2009) gồm có Hòa bình, Công bằng, Dân chủ và Phồn thịnh.
Chính phủ coi những thách thức lớn của mình là “sự kỳ vọng rất cao của nhân dân” và cách
quản lý sự kỳ vọng đó của nhân dân, cách vượt qua những vấn đề cơ bản chính trong sự phát

triển của đất nước chúng tôi và cách giải quyết vấn đề mất ổn định chính trị dự kiến.
Chương trình nghị sự về Hòa bình gồm có giữ vững “Nhà nước nhất thể của Indonesia”,
hòa nhập dân tộc, chủ quyền tối cao của nhà nước trong quan hệ quốc tế, duy trì an ninh nội
bộ, chấm dứt chính sách phân lập có vũ trang, chấm dứt xung đột cộng đồng, chiến tranh
chống tội phạm kể cả chống chính sách khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, tăng cường
hòa nhập và hội nhập xã hội, và tăng cường hòa hợp về đời sống tôn giáo.
Chương trình nghị sự về Công bằng bao gồm tăng cường công bằng xã hội, khuyến khích
các cơ hội công bằng, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử, tăng cườ
ng nhạy cảm xã hội,
thiết lập qui tắc luật pháp, chống tham nhũng – thông đồng và ưu đãi, và tôn trọng quyền con
người.
Chương trình nghị sự về Dân chủ gồm có phát triển cuộc sống dân chủ, tăng cường chủ
nghĩa hợp hiến, phát triển các tổ chức chính trị và văn hóa, và khuyến khích vai trò của các tổ
chức xã hội nhân dân.
Chương trình nghị sự về Thịnh vượng
gồm có ổn định tăng trưởng kinh tế, tăng cường và
ổn định điều kiện kinh tế vĩ mô, khuyến khích các thành phần kinh tế thực tế và cộng đồng
doanh nghiệp, giảm thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, tăng cao sức mua của nhân dân, phát
triển cơ sở hạ tầng, khuyến khích xuất khẩu và đầu tư tích cực, khuyến khích chất lượng dựa
trên cơ sở nhu cầu, giáo dục và y tế, chất lượng môi trường, và vai trò của phụ nữ.

×