Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận những nội dung cơ bản của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.77 KB, 14 trang )

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH

1.1.1. Đặc điểm của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh "bảo hiểm cho các tổn thất mất giảm thu nhập
thực tế và tiềm năng cũng như các phụ phí phát sinh từ hậu quả của tổn thất vật
chất" [3,5/7]. Do vậy, nó có một số các đặc điểm riêng biệt so với các loại bảo
hiểm khác như sau:
- Đặc điểm về đối tượng bảo hiểm:
Khi có một rủi ro xảy ra, ví dụ một vụ hoả hoạn, gây thiệt hại tài sản, người được
bảo hiểm sẽ được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm tài sản (cụ thể là đơn bảo hiểm hoả
hoạn và các rủi ro đặc biệt). Với số tiền bảo hiểm nhận được, người được bảo
hiểm có thể có đủ khả năng khôi phục lại cơ sở hạ tầng, mua lại các thiết bị, máy
móc,... phục vụ cho việc sử dụng như trước khi xảy ra rủi ro. Tuy vậy, nếu như số
tài sản bị thiệt hại đang được sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh thì nhà
kinh doanh sẽ phải chịu cả những thiệt hại về mặt kinh doanh như mất lợi nhuận,
mất khả năng kinh doanh trong một thời gian nhất định. Hơn thế nữa, anh ta phải
chịu những chi phí như chi phí thuê nhà xưởng, chi phí trả lương cho công nhân
viên, lãi suất ngân hàng,... mặc dù không thực hiện sản xuất kinh doanh hoặc
những chi phí thuê nhà xưởng, máy móc tạm để tiếp tục sản xuất kinh doanh trong
thời gian sửa chữa, phục hồi cơ sở sản xuất. Nói cách khác, tuỳ vào mức độ thiệt
hại gây ra mà công việc kinh doanh bình thường của người được bảo hiểm sẽ bị
ngưng trệ hoặc giảm sút. Chúng ta hãy cùng xem xét ví dụ minh hoạ sau đây:
Hình dưới đây miêu tả tổn thất về doanh thu có thể xảy ra sau một vụ cháy nghiêm
trọng. Cần chú ý rằng doanh thu (số tiền doanh nghiệp thu được) sẽ chỉ trở lại bình
thường sau 9 tháng kể từ khi có vụ cháy xảy ra cho dù công việc xây dựng lại chỉ
mất 3 tháng. Trường hợp này xảy ra do nguyên nhân một số khách hàng không
chắc chắn được liệu công ty có tiếp tục kinh doanh nữa hay không và nếu khách
hàng có thể dễ dàng tìm ra những hãng cung cấp thay thế thì thời gian hồi phục
kinh doanh sẽ bị kéo dài. Khác hẳn với thiệt hại vật chất, thiệt hại mà nhà kinh



doanh phải gánh chịu trong trường hợp bị ngừng trệ kinh doanh là rất trừu tượng
và được cụ thể hoá vào thời điểm trong tương lai khi mà doanh nghiệp của người
được bảo hiểm trở lại tình trạng vốn có như trước khi tổn thất xảy ra. Nói tóm lại,

Doanh thu

đối tượng của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là đối tượng vô hình.

Chá
y

T12

T3

Thời kỳ
xây dựng lại

T6

T9

T12

(Nguồn: Hình 4.1 - [17, 112])
Trong biểu đồ trên, người ta đã giả định một doanh thu tĩnh song trong thực tế, rất
nhiều ngành nghề biến động theo mùa và tất nhiên cần phải xem xét yếu tố này khi
giải quyết bất kỳ khiếu nại nào. Vì vậy, trong đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
thường nêu rõ công thức sẽ được sử dụng khi giải quyết bồi thường tổn thất.
- Đặc điểm về giai đoạn bồi thường:

Một đặc trưng cơ bản của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là người được bảo hiểm
được chọn một "giai đoạn bồi thường". Đó là giai đoạn mà theo tính toán của
người được bảo hiểm sẽ đủ để người đó khôi phục lại kinh doanh, hoàn toàn khôi
phục lại khả năng hoạt động và doanh thu kể cả khi đã xảy ra vụ hoả hoạn nghiêm
trọng nhất. Người được bảo hiểm sẽ chọn "giai đoạn bồi thường" tối đa, có thể là
12 tháng, 18 tháng, ..., và "giai đoạn bồi thường" sẽ được đưa vào hợp đồng bảo
hiểm. "Giai đoạn bồi thường" tối đa phụ thuộc vào các yếu tố sau:
"+Thời gian để sửa chữa, xây dựng lại tài sản bị thiệt hại. Thời gian này được tính
bao gồm cả thời gian thiết kế, lên kế hoạch và cả thời gian xin các loại giấy phép.


+ Thời gian thay thế máy móc, nguyên vật liệu. Việc đánh giá chính xác khoảng
thời gian này là rất quan trọng và phụ thuộc vào loại máy móc, nguyên vật liệu.
Nếu như doanh nghiệp sử dụng các máy móc, nguyên vật liệu phải nhập khẩu
hoặc loại đặc biệt thì việc ổn định tình hình kinh doanh trong một thời gian ngắn là
hết sức khó khăn.
+ Thời gian cần thiết để khôi phục năng suất và tính hiệu quả kinh doanh trở về
bình thường như trước khi xảy ra tổn thất, bao gồm cả thời gian để giành lại những
khách hàng đã mất." [5, 6].
- Đặc điểm về tổn thất vật chất:
Điều kiện tiên quyết để người được bảo hiểm có quyền đòi bồi thường theo đơn
bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là "tại thời điểm xảy ra tổn thất, các thiệt hại của
các tài sản của người được bảo hiểm tại địa điểm được bảo hiểm phải được bảo vệ
bởi một đơn bảo hiểm thiệt hại vật chất" [2, 1]. Điều kiện này được biết đến trong
ngành bảo hiểm thế giới như "qui định tổn thất vật chất" (material damage
provisio). Qui định này có nghĩa là trước khi giải quyết khiếu nại gián đoạn kinh
doanh, phải có một khiếu nại theo đơn thiệt hại vật chất đã được thanh toán bồi
thường hay trách nhiệm theo đơn bảo hiểm đó đã được chấp nhận. Vì vậy, thông
thường bảo hiểm gián đoạn kinh doanh chỉ là đơn bảo hiểm mở rộng phạm vi bảo
hiểm của một đơn bảo hiểm vật chất. Rủi ro trong đơn bảo hiểm gián đoạn kinh

doanh, trừ những trường hợp loại trừ, phải trùng khớp với rủi ro trong đơn bảo
hiểm thiệt hại vật chất.
1.1.2. Nội dung cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm nói chung và trong hợp
đồng bảo hiểm gián đoạn kinh doanh nói riêng
1.2.2.1. Hợp đồng bảo hiểm
Khái niệm hợp đồng bảo hiểm
"Hợp đồng bảo hiểm là một thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp
bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo


hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được
bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm" [6,16].
Như vậy, đứng trên góc độ pháp lý thì hợp đồng bảo hiểm thực chất là một hợp
đồng kinh tế trong đó một bên đồng ý bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho bên kia
khi xảy ra sự kiện bảo hiểm với điều kiện bên kia chấp nhận đóng phí bảo hiểm.
Theo hợp đồng bảo hiểm, mối quan hệ nhất định giữa hai bên ràng buộc với nhau
bởi hai vấn đề cơ bản: bồi thường và nộp phí bảo hiểm.
Điều kiện pháp lý áp dụng trong hợp đồng bảo hiểm
Có hai loại điều kiện được áp dụng cho hợp đồng bảo hiểm, đó là:
 Điều kiện ngầm định
 Điều kiện rõ ràng
a) Điều kiện ngầm định
Trong thực tế, có những điều kiện ngầm định không được thể hiện bằng văn bản
nhưng hai bên phải luôn tuân thủ trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Quyền lợi được bảo hiểm: Trong luật bảo hiểm Anh và nhiều nước, trong đó có
Việt Nam có qui định về quyền lợi được bảo hiểm. Theo đó, để có đủ năng lực
pháp lý tham gia vào hợp đồng bảo hiểm thì người tham gia bảo hiểm phải là
người có quyền lợi khi đối tượng bảo hiểm đó bị thiệt hại. Điều đó có nghĩa là đối
tượng bảo hiểm, đặc biệt là tài sản phải thuộc quyền sử dụng hay quản lý hợp pháp
của các cơ quan doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức thuộc mọi thành phần kinh

tế trong xã hội và họ chính là người tham gia bảo hiểm.
- Tín nhiệm tuyệt đối: Điều kiện "tín nhiệm tuyệt đối" được áp dụng trong quan hệ
bảo hiểm giữa người bảo hiểm đối với người tham gia bảo hiểm. Điều đó có nghĩa
là người tham gia bảo hiểm phải có trách nhiệm kê khai trung thực, đầy đủ và
chính xác giá trị tài sản hoặc là tình trạng sức khoẻ,... trong phạm vi kiến thức và
sự hiểu biết của họ khi người bảo hiểm yêu cầu. Những thông tin này là cơ sở để
người bảo hiểm có chấp nhận bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm hay không. Người


tham gia bảo hiểm không được thực hiện bất cứ hành vi man trá hay gian dối nào
trong thời gian hiệu lực cuả hợp đồng nhằm trục lợi. Việc tuân thủ đúng nguyên
tắc này đóng vai trò quan trọng trong việc giao dịch bảo hiểm.
-Bồi thường: Khi có sự cố rủi ro thuộc trách nhiệm bảo hiểm gây thiệt hại cho
người được bảo hiểm, người được bảo hiểm sẽ được bồi thường theo đúng qui
định của hợp đồng. Hiện nay có ba hình thức bồi thường được sử dụng:
+ Thanh toán bằng tiền mặt. Đây chính là hình thức phổ biến nhất. Công ty bảo
hiểm xác định giá trị tổn thất thực tế bằng tiền và thực hiện bồi thường cho khách
hàng.
+ Sửa chữa đối với loại tài sản bị tổn thất còn khả năng sửa chữa.
+ Thay thế hay phục hồi, phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp
tổn thất toàn bộ.
Đó là các điều kiện ngầm định được áp dụng trong hợp đồng bảo hiểm. Hai điều
kiện đầu được coi là hai điều kiện quan trọng phải được thực hiện trước khi hình
thành hợp đồng. Trong trường hợp những điều kiện này không được tuân thủ, tính
hợp lệ của toàn bộ hợp đồng sẽ không được đảm bảo.
b) Những điều kiện rõ ràng
Cùng với việc thực hiện những điều kiện ngầm định, giữa người bảo hiểm và
người được bảo hiểm cũng có những "điều kiện rõ ràng" được qui định bằng văn
bản trong hợp đồng bảo hiểm buộc hai bên cùng phải tôn trọng thực hiện. Các điều
kiện đó sẽ được xem xét một cách cụ thể trong phần tiếp theo của hợp đồng bảo

hiểm.
Kết cấu và nội dung của hợp đồng bảo hiểm
* Đơn yêu cầu bảo hiểm:
Đơn yêu cầu bảo hiểm là hình thức phổ biến nhất để công ty bảo hiểm có thể nhận
được các thông tin liên quan tới rủi ro sẽ được bảo hiểm. Đối với hầu hết các loại
bảo hiểm, người yêu cầu bảo hiểm sẽ điền vào đơn yêu cầu bảo hiểm và nộp cho


công ty bảo hiểm. Các đơn này có thể do công ty bảo hiểm gốc hoặc môi giới bảo
hiểm hay trung gian bảo hiểm cung cấp.
Trong hầu hết các đơn bảo hiểm thường có những câu hỏi chung như sau:
 Tên, địa chỉ của người yêu cầu bảo hiểm (nếu bảo hiểm liên quan đến cá nhân
có thể có câu hỏi liên quan đến nghề nghiệp, tuổi tác).
 Thời gian yêu cầu bảo hiểm.
 Ngành nghề kinh doanh.
 Cơ sở tính phí bảo hiểm (đồ đạc, nhà cửa, bảng lương, doanh thu,...)
Bên cạnh đó cũng có những câu hỏi liên quan đến các rủi ro cụ thể. Nói cách khác,
một đơn yêu cầu bảo hiểm sẽ chứa đựng các câu hỏi chung và riêng, và tất cả các
câu hỏi đó đều có giá trị đối với công ty bảo hiểm.
Đơn yêu cầu bảo hiểm chính là cơ sở của hợp đồng bảo hiểm và là một phần
không thể thiếu trong hợp đồng bảo hiểm.
* Đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm:
Sau khi đơn yêu cầu bảo hiểm được trình bày hợp lý và công ty bảo hiểm chấp
nhận đơn đó, công ty bảo hiểm sẽ cấp cho người được bảo hiểm đơn bảo hiểm
kèm theo giấy chứng nhận bảo hiểm. Đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm
là bằng chứng về việc xác lập hợp đồng, trong đó bao gồm mọi chi tiết về việc bảo
hiểm. Trong đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm phải đề cập được các nội
dung sau:
 Tên, địa chỉ doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm
hoặc người thụ hưởng.

 Đối tượng bảo hiểm
 Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản
 Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm


 Thời hạn bảo hiểm
 Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm
 Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường
 Các qui định giải quyết tranh chấp
 Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng
Ngoài ra còn có thể có những nội dung khác do các bên thoả thuận.
1.1.2.1. Hợp đồng bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
Hợp đồng bảo hiểm gián đoạn kinh doanh giống như bất kỳ một hợp đồng bảo
hiểm nào đều mang đầy đủ các nội dung cũng như đặc điểm của một hợp đồng bảo
hiểm như đã đề cập ở phần lý luận trên. Tuy nhiên, do tính đặc thù của loại nghiệp
vụ bảo hiểm này nên nó cũng có những đặc điểm riêng so với các loại hợp đồng
bảo hiểm khác. Trong phần lý luận sau, do phạm vi nghiên cứu của đề tài này như
đã đề cập ở phần giới thiệu, sẽ chỉ đề cập tới hợp đồng bảo hiểm gián đoạn kinh
doanh sau cháy.
Một số khái niệm về doanh thu, chi phí cố định, chi phí biến đổi, lợi nhuận thuần,
lợi nhuận gộp
"Doanh thu bán hàng là toàn bộ các khoản doanh thu về tiêu thụ sản phẩm hàng
hoá dịch vụ" [11, 83]. Đây là bộ phận chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh
thu. Ngoài ra, doanh thu còn từ các hoạt động khác bao gồm các khoản từ hoạt
động đầu tư tài chính (thu từ hoạt động đầu tư, thu về việc mua bán chứng khoán,
lãi kí quĩ, hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi,
lãi tiền cho vay...), và từ hoạt động bất thường (thu về nhượng bán thanh lý tài sản
cố định, thu từ phạt vi phạm hợp đồng, nợ khó đòi đã đòi được, nợ phải trả không
xác định được chủ, thu nhập năm trước bị bỏ sót...).
"Chi phí cố định là những chi phí có đặc trưng cơ bản là tổng số của nó không

thay đổi khi khối lượng kinh doanh thay đổi" [18,90]. Khoản chi phí này là những


khoản chi phí tồn tại ngay cả khi không tiến hành sản xuất kinh doanh, ví dụ như
tiền thuê nhà xưởng, thuê đất, tài sản cố định,...
"Chi phí biến đổi là chi phí biến đổi thuận chiều với sự thay đổi khối lượng kinh
doanh của doanh nghiệp" [18,90], ví dụ như chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí
thuê nhân công hợp đồng...
"Lợi nhuận thuần là khoản lợi nhuận thu được sau khi đã trừ đi tất cả các khoản dự
phòng, các chi phí cố định kể cả những chi phí khấu hao, nhưng phải được tính
trước khi trừ đi các loại thuế tính trên thu nhập" [5, appendix A]
"Lợi nhuận gộp = [Doanh thu + (giá trị hàng tồn kho và hàng hoá đang trong kì
sản xuất ở cuối kỳ - giá trị hàng hoá đang trong kỳ sản xuất đầu kì) - tổng chi phí
sản xuất không được bảo hiểm]" [5, appendix A].
Đối tượng bảo hiểm
Như đã đề cập trong phần đặc điểm của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, đối tượng
bảo hiểm trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là đối tượng vô hình. Khác với các
loại nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất có đối tượng bảo hiểm là hữu hình, đối
tượng bảo hiểm trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh do đặc tính trừu tượng như
vậy đã gây rất nhiều khó khăn cho các nhà bảo hiểm. Đây cũng chính là lý do
khiến cho một nghiệp vụ bảo hiểm rất quan trọng như bảo hiểm gián đoạn kinh
doanh đã ra đời quá muộn so với các nghiệp vụ khác. Theo đơn bảo hiểm qui
chuẩn của Anh quốc mà ngày nay rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang sử
dụng thì đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là "tổn thất mang
tính hậu quả do việc ngừng trệ hay gián đoạn" [5, 6].
Số tiền bảo hiểm
Khác với số tiền bảo hiểm trong các nghiệp vụ bảo hiểm thiệt hại vật chất được
xác định dựa trên giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm của bảo hiểm gián đọan kinh
doanh được xác định dựa trên giá trị lợi nhuận gộp hàng năm của doanh nghiệp
tham gia bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm trong loại hình nghiệp vụ này do người được



bảo hiểm xác định, được tính từ số liệu kế toán của người được bảo hiểm và phải
thể hiện được giá trị lợi nhuận gộp ước tính trong tương lai của doanh nghiệp được
bảo hiểm. Để xác định giá trị đó, số liệu kế toán của năm gần nhất sẽ được sử
dụng. Tuy nhiên, thường thì người ta sử dụng số liệu kế toán của hai hoặc ba năm
liên tiếp nhằm tránh những biến động bất thường có thể ảnh hưởng tới tính chính
xác của số liệu. "Khi thời hạn bồi thường là 12 tháng hoặc thấp hơn, số tiền bảo
hiểm phải là giá trị hàng năm của lợi nhuận gộp. Nếu thời hạn bồi thường vượt
quá 12 tháng số tiền bảo hiểm phải là lợi nhuận gộp cho thời hạn bồi thường được
chọn" [5, 7]. Ví dụ nếu thời hạn bồi thường là 3 năm thì số tiền bảo hiểm là 3 lần
giá trị lợi nhuận gộp hàng năm.
Tuy vậy, mục đích của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh không những bảo hiểm
phần lợi nhuận bị mất đi so với cùng kỳ năm trước mà còn bồi thường cho thêm cả
phần lợi nhuận họ sẽ thu được theo tỉ lệ tăng doanh thu bình quân năm kế tiếp. Để
tránh sự đánh giá thấp của số tiền bảo hiểm, người ta còn phải tính đến hệ số tăng
bình quân doanh thu của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách so
sánh nhiều năm tài chính dựa trên cơ sở kế toán tính trước khi kí kết hợp đồng
gián đoạn kinh doanh. Bằng cách đó người ta có thể tính được số tiền bảo hiểm
như sau:
Số tiền bảo hiểm

=

Lợi nhuận
gộp cả năm

x

hệ số tăng

bình quân

x

thời hạn bồi thường
tính bằng tháng

Phạm vi bảo hiểm:
"Công ty bảo hiểm sẽ chỉ bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất
mang tính hậu quả do việc ngừng trệ hay gián đoạn kinh doanh với điều kiện:
(1) tại thời điểm xảy ra tổn thất, các thiệt hại của các tài sản của người được bảo
hiểm phải được bảo vệ bởi một đơn bảo hiểm thiệt hại vật chất và:


(i)

công ty bảo hiểm của đơn bảo hiểm thiệt hại vật chất đã xác nhận trách
nhiệm hoặc đã thanh toán bồi thường.

hoặc
(ii)

công ty bảo hiểm của đơn bảo hiểm thiệt hại vật chất đáng nhẽ đã xác
nhận trách nhiệm hoặc đã thanh toán tiền bồi thường nhưng do điều
kiện của đơn bảo hiểm thiệt hại vật chất sẽ không bồi thường cho
những tổn thất nhỏ hơn mức trách nhiệm đã kê khai trong đơn bảo
hiểm.

(2) trách nhiệm của công ty bảo hiểm, trong mọi trường hợp, sẽ không vượt quá :
(i)


Tổng số tiền bảo hiểm hay số tiền bảo hiểm tương ứng với mỗi khoản
mục được kê khai trong giấy chứng nhận bảo hiểm

(ii)

Bất cứ trách nhiệm được đưa ra trong giấy chứng nhận bảo hiểm hay
bất cứ số tiền bảo hiểm nào được sửa đổi bởi các sửa đổi bổ sung đính
kèm và được ký xác nhận bởi công ty bảo hiểm hay người đại diện cho
công ty bảo hiểm" [2, 1].

Điều khoản loại trừ
"Đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh không bảo hiểm cho các tổn thất do hậu quả
của:
-

Thiệt hại do thiết kế sai, khuyết tật của nguyên vật liệu hay do tay nghề kém;

do những khuyết tật ẩn tì; do sự thoái hoá dần giá trị hoặc do sự biến dạng, hao
mòn tự nhiên; do việc ngừng cung cấp điện, nước, khí đốt hay các nguồn nguyên
liệu khác hay do sự hư hỏng của hệ thống thải rác; do ăn mòn, gỉ; do sự thay đổi
độ ẩm hay khô của thời tiết; do nấm mốc mục nát; do hao hụt bay hơi, do hư hại
do tác động của ánh sáng, sâu bọ côn trùng; do các hành động lừa dối không trung
thực.
-

Thiệt hại do những mất mát không giải thích được, những thiếu hụt do lỗi kế

toán, lỗi kiểm kê, quản lý hành chính.



-

Thiệt hại do đổ vỡ, rạn nứt hay áp suất quá tải của nồi hơi, bình đun bằng hơi,

bình hay đường ống dò gỉ; do hư hỏng trục trặc máy móc thiết bị về đo điện hay
cơ khí; vỡ, tràn nước, tháo nước hay dò gỉ.
-

Thiệt hại do sự xói mòn của sông biển; sụt lở đất, lún đất.

-

Thiệt hại do tài sản bị biến mất, thiếu hụt khi kiểm kê trong quá trình vận

chuyển ngoài khu vực được đề cập hoặc không rõ nguyên nhân.
-

Thiệt hại do thông tin bị tẩy xoá, mất mát, bóp méo trên hệ thống máy tính

hoặc các chương trình phần mềm lưu trữ số liệu khác.
-

Thiệt hại đối với kính lắp cố định, kính và các đồ dễ vỡ khác, các máy điện

toán, các thiết bị xử lý dữ liệu, máy móc thiết bị đang lắp đặt, di chuyển, tài sản
đang trong quá trình kiểm tra, lắp đặt, sửa chữa, xây dựng, xe cơ giới đang lưu
hành trên đường.
-


Thiệt hại do bất kỳ hành động cố ý hay sự cẩu thả cố tình của người được bảo

hiểm hay bất kỳ ai đại diện cho họ.
-

Thiệt hại do hậu quả dù trực tiếp hay gián tiếp của chiến tranh, xâm lược, các

hành động thù địch, nội chiến, binh biến, bạo động, hành động khủng bố
-

Thiệt hại gây ra do người được bảo hiểm bị tước quyền sở hữu tạm thời hay

vĩnh viễn do bị tịch thu tài sản, trưng dụng tài sản theo lệnh của nhà cầm quyền
hợp pháp.
-

Thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp hoặc phát sinh từ hậu quả hay do ảnh hưởng

một phần của bất kỳ nguyên liệu vũ khí hạt nhân nào, phóng xạ ion hoá hay do ô
nhiễm phóng xạ" [2, 3].
1.2.2.2.6. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm gián đoạn kinh doanh được tính trên cơ sở số tiền bảo hiểm do người
được bảo hiểm chọn (gọi là số tiền bảo hiểm đăng ký). Để đăng ký một hợp đồng
bảo hiểm thiệt hại kinh doanh người tham gia bảo hiểm phải thông báo một loạt số
liệu về kế toán, đặc biệt là tài khoản kết quả sản xuất kinh doanh thực hiện một số


năm trước đó. Căn cứ vào tài khoản này cộng thêm với lời khai báo, hai bên thỏa
thuận với nhau về số tiền bảo hiểm (cụ thể số tiền bảo hiểm ở đây là lợi nhuận
gộp). Việc thoả thuận được số tiền bảo hiểm có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho

công tác tính phí vì thực chất phí bảo hiểm gián đoạn kinh doanh được xác định
như sau:
Phí bảo hiểm =

số tiền bảo hiểm x tỉ lệ phí bảo hiểm

Tỉ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản:
-

Xác suất rủi ro của nghiệp vụ bảo hiểm.

-

Phạm vi bảo hiểm.

-

Số tiền bồi thường cho một số năm trước đây.

Tuy vậy, trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, tỉ lệ phí bảo hiểm được tính dựa
trên tỉ lệ phí bảo hiểm chung cho rủi ro hoả hoạn.
Việc tính phí bảo hiểm còn phụ thuộc vào yếu tố thời gian, cụ thể là thời hạn bồi
thường. Thời hạn bồi thường càng cao có nghĩa là trách nhiệm bồi thường của nhà
bảo hiểm càng lớn, vì thế phí bảo hiểm cũng tăng tương ứng. Ví dụ, theo biểu phí
Bảo Việt Hà Nội hiện đang triển khai thì nếu thời hạn bồi thường là 3 tháng thì tỉ
lệ phí bảo hiểm là 50% tỉ lệ phí bảo hiểm của bảo hiểm hoả hoạn, nếu 6 tháng là
75%, nếu 12 tháng là 100%. Tuy nhiên, thời hạn bồi thường tăng đến một mức
nhất định thì phí bảo hiểm có xu hướng giảm dần do cơ sở tính phí sẽ thay đổi.
Thời hạn và phương thức bồi thường
Bồi thường là nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm. Trong bảo hiểm gián đoạn kinh

doanh, rất khó xác định số tiền bồi thường mặc dù đã có công thức xác định cách
giải quyết tổn thất được ghi trong nội dung đơn bảo hiểm. Kế toán của người được
bảo hiểm thường tham gia xác định mức lãi kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thu
được nếu như vụ hoả hoạn hay một hiểm hoạ nào đó không xảy ra.
Vấn đề bồi thường trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh khác với bồi thường
trong thiệt hại vật chất. Nếu như mục đích của bảo hiểm bồi thường trong các đơn


bảo hiểm thiệt hại vật chất là đưa người bảo hiểm trở về vị trí giống như trước khi
xảy ra tổn thất , thì đối với bảo hiểm gián đoạn kinh doanh lại không hoàn toàn
như vậy. Chúng ta hãy xem xét một ví dụ ngắn. Một nhà sản xuất hàng phục vụ lễ
Giáng Sinh.Và hiện giờ hàng đang trong nhà kho chờ ngày đem bán. Một vụ cháy
xảy ra ở nhà kho, phá huỷ hầu hết số hàng hoá phục vụ cho Giáng Sinh. Như vậy
ta sẽ thấy ngay có một số nhân tố khiến hầu như không thể đưa người được bảo
hiểm trở về vị trí tài chính giống như trước khi xảy ra tổn thất như nhà sản xuất đã
bỏ lỡ thị trường, mất khách hàng... Vì vậy, đối với các đơn bảo hiểm gián đoạn
kinh doanh, bồi thường có thể được coi là một nỗ lực đưa người bảo hiểm trở về vị
trí tài chính mà lẽ ra người đó sẽ phải có nếu như tổn thất không xảy ra.
Để xác định số tiền thiệt hại lợi nhuận gộp, công thức sau thường được sử dụng:

Tỉ lệ lợi nhuận gộp =

lợi nhuận được đảm bảo
Tổng giá trị các tài khoản thu nhập liên
quan đến hoạt động của doanh nghiệp

Thiệt hại doanh
thu thực tế

Thiệt hại lợi

nhuận gộp

=

=

doanh thu lẽ ra
được thực hiện

thiệt hại doanh
thu thực tế

-

x

doanh thu thực tế
được thực hiện

tỉ lệ lợi
nhuận gộp

Thiệt hại lợi nhuận gộp cho phép ta xác định được số tiền bồi thường tối đa, nhưng
phải trừ đi mức miễn thường (thường được tính bằng ngày trong bảo hiểm thiệt hại
kinh doanh). "Giả định, mỗi đơn vị doanh thu bao gồm 0,6 đơn vị là chi phí mua
nguyên vật liệu và các chi phí biến đổi khác, 0,3 đơn vị là chi phi cố định, 0,1 đơn
vị là lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, khi xảy ra tổn thất làm gián đoạn kinh doanh thì


người được bảo hiểm sẽ không phải gánh chịu tổn thất của cả 1 đơn vị doanh thu

đó mà sự giảm doanh thu sẽ kéo theo việc giảm tương ứng chi phí biến đổi, vì vậy
người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với 0,6 đơn vị chi phí mua nguyên
vật liệu và các chi phí biến đổi khác mà chỉ cần bồi thường 0,4 đơn vị chi phí cố
định và lợi nhuận ròng là có thể đưa người được bảo hiểm trở về tình trạng tài
chính mà lẽ ra người đó có nếu như tổn thất không xảy ra". [5, 61]. Do đó, số thiệt
hại lợi nhuận gộp là số tiền bồi thường tối đa mà người được bảo hiểm có thể nhận
được. Tuy nhiên trên thực tế, như đã phân tích trong ví dụ trên, thì số tiền bồi
thường sẽ hiếm khi đạt được bằng số thiệt hại lợi nhuận gộp.
Yếu tố thời hạn bồi thường được đưa vào đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
khác hoàn toàn so với đơn bảo hiểm thiệt hại vật chất, thời hạn bồi thường trong
bảo hiểm gián đoạn kinh doanh được ghi rõ trong đơn bảo hiểm và phải do người
được bảo hiểm tự chọn.



×