Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Tiểu luận cơ sở văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.77 KB, 43 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON

TIỂU LUẬN
TÌM HIỂU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN
HÓA VÀ LỄ HỘI ĐỀN TRẠNG
NGUYÊN LÊ ÍCH MỘC

Sinh viên thực hiện: PHẠM THỊ THÙY DUNG
Lớp

:

ĐHGDTH1.K17
NĂM HỌC 2018


2

PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài...................................................................................
2.Mục đích nghiên cứu........................................................................
3.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.....................................................
4.Phương pháp nghiên cứu ................................................................

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm chung ............ . .....................................................


1.1.1.Khái niệm về văn hóa ..................................................................
1.1.2.Khái niệm du lịch ......................................................................
1.1.3.Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch ........................................
1.1.4.Khái niệm và vai trò của di tích lịch sử .........................................
1.1.5.Khái niệm tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng.........
1.1.6.Khái niệm lễ hội và cấu trúc lễ hội...............................................
1.1.7.Mối quan hệ giữa du lịch và lễ hội..............................................
1.1.8.Tiểu kết chương 1......................................................................
CHƯƠNG 2:KHÁT QUÁT VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ LÊ ÍCH MỘC
2.1.Bối cảnh lịch sử Hải Phòng từ thời Lê Sơ đến thời Mạc...................


3

2.1.1.Địa danh và những thay đổi điều chỉnh về địa giới hành chính......
2.1.2.Tình hình văn hóa, giáo dục...................................................
2.2.Cuộc đời và sự nghiệp Trạng nguyên Lê Ích Mộc.......................
2.2.1.Thân thế và cuộc đời Lê Ích Mộc..............................................
2.2.2.Sự nghiệp của Lê Ích Mộc.........................................................
2.2.3.Tiểu kết chương 2......................................................................
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN TRẠNG
NGUYÊN LÊ ÍCH MỘC
3.1.Thực trạng di tích lịch sử đền Trạng nguyên Lê Ích Mộc.............
3.1.1.Khát quát vị trí...........................................................................
3.1.2.Gía trị lịch sử văn hóa......................................................................
3.2.Lễ hội đền Trạng nguyên Lê Ích Mộc............................................
3.2.1.Cấu trúc lễ hội cụ thể.................................................................
3.2.2.Tổ chức trò chơi..........................................................................
3.2.3.Âm nhạc truyền thống trong lễ hội đền Trạng nguyên Lê Ích Mộc.
3.3.Những biện pháp và phương hướng giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử

và lễ hội đền Trạng nguyên Lê Ích Mộc...............................................
3.4.Tiểu kết chương 3......................................................................

PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


4

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Ở các làng xã nông thôn Việt Nam,tín ngưỡng thờ cúng các vị thần thánh
của người dân rất phổ biến thể hiện niềm tin thiêng liêng, là một chỗ dựa tinh
thần cho cộng đồng từ bao đời nay.Thờ cúng Thành hoàng làng cũng thờ cúng
tổ tiên, nó mang đậm dấu ấn tâm linh là một biểu hiện rất đặc sắc của đời
sống văn hóa làng xã người dân bản địa. Hằng năm,các hoạt động lễ hội
Thành hoàng được tổ chức vào dịp đầu xuân vừa để cầu xin thần linh phù hộ
cho mùa màng bội thu, vừa là một đạo lí thể hiện ý thức hướng về cội nguồn
cũng là tôn vinh các bậc tiền bối luôn gắn kết và che chở cho dân làng phát
huy truyền thống dân tộc “uống nước nhớ nguồn”. Ngày 15/2 âm lịch hằng
năm, tại khu di tích Trạng nguyên Lê Ích Mộc thuộc xã Quảng Thanh, huyện
Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, thường tổ chức lễ hội kỉ niệm ngày mất
vị Trạng nguyên đầu tiên của Hải Phòng. Đây là hoạt động mang giá trị lịch
sử, văn hóa sâu sắc nhằm khơi dậy niềm tự hào, tinh thần hiếu học và ý thức
trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
Suốt cuộc đời gắn bó với quê hương, với sự am hiểu kinh Phật, tinh thông
Nho giáo Trạng nguyên Lê Ích Mộc không chỉ mở mang phát triển chùa Ráng
(Diên Phúc tự), nơi ông ăn học thành tài mà còn xây dựng them một số canh
phật khác như chùa Vang (Bắc Linh tự), chùa Lốt (Đông Linh tự). Khi ông
qua đời, mộ phần của ông ngự tại rừng Lim thuộc xóm Sỏi thôn Thanh Lãng.

Trải qua hàng trăm năm trường tồn và luôn luôn được nhân dân địa phương
gìn giữ, bảo vệ lăng mộ quan Trạng và khu tưởng niệm Trạng nguyên Lê Ích


5

Mộc đã trở thành một di tích lịch sử cấp quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch công nhận năm 1993.
Tôi cảm thấy rất tự hào và may mắn được sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng
vốn là một vùng đất nổi tiếng hiếu học với nhiều bậc hiền tài có công lao lớn
trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Tôi tự hào với tất cả mọi vẻ đẹp văn hóa
riêng biệt từng địa phương nơi đây, đặc biệt là Thủy Nguyên yêu dấu nơi sinh
ra vị Trạng nguyên đầu tiên của Hải Phòng – Trạng nguyên Lê Ích Mộc. Công
lao và sự nghiệp của ông còn vang mãi với thời gian, là tấm gường để răn dạy
chúng ta phải biết phấn đấu vươn lên trong học tập. Khu di tích Trạng nguyên
Lê Ích Mộc là nét đặc trưng của bản sắc văn hóa, lối sống của nhân dân địa
phương, đây còn là một điểm du lịch, tham quan trải nghiệm lí tưởng để giáo
dục con người phải biết hướng về cội nguồn, kế thừa và phát huy truyền
thống cha ông, xây dựng đất nước giàu đẹp.
2.Mục đích nghiên cứu
- Tổng kết cơ sở lí luận và thực tiễn về tín ngưỡng thờ cúng, văn hóa, du
lịch văn hóa và lễ hội, du lịch lễ hội.
- Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng di tích lịch sử văn hóa và lễ hội đền
Trạng nguyên Lê Ích Mộc.
- Làm sáng tỏ thêm tục lệ, vị trí, vai trò thờ cúng Thành hoàng ở làng xã
Việt Nam, đặc biệt là vấn đề đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày càng cao và việc
gắn kết cộng đồng.
- Đề ra các giải pháp khai thác giá trị di tích và lễ hội đền Trạng nguyên
Lê Ích Mộc nhằm quảng bá, giới thiệu và phát triển du lịch văn hóa của địa
phương, của thành phố.



6

- Giúp tăng thêm hiểu biết về nếp sống, phong tục tập quán cũng như tiếp
xúc gần gũi với dân làng sống quanh vùng đền trạng, củng cố tình yêu văn
hóa truyền thống, niềm tự hào về bản săcs văn hóa quê mình.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu những nét đặc trưng trong tín ngưỡng thờ cúng Thành hoàng
làng, ý nghĩa tinh thần trong đời sống dân làng của di tích lịch sử văn hóa và
lễ hội đền Trạng nguyên Lê Ích Mộc ở xã Quảng Thanh, huyện Thủy Nguyên,
thành phố Hải Phòng. Nhằm phục vụ cho đời sống cộng đồng, phát triển du
lịch và lưu giữ bản sắc văn hóa làng xã.
4.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra nghiên cứu thực địa
Là một phương pháp quan trọng để nghiên cứu, điều tra đem lại kết quả
một cách hiệu quả nhất, chính xác nhất. Đi tìm hiểu trực tiếp đối tượng là để
nhận thức, đánh giá một cách thực tế nhất về giá trị, hiện trạng của đối tượng
điều tra để từ đó đề ra nhứng giải pháp giữ gìn di tích văn hóa và phát triển du
lịch.
- Phương pháp thu thập và xử lí thông tin
Thông tin không những đòi hỏi phải chính xác mà còn phải đầy đủ về mọi
mặt như: lịch sử, địa lí, chính trị, văn hóa và các vấn đề liên quan đến phát
triển du lịch.Các thông tin đó có từ nhiều nguồn: sách, báo mạng, internet,…
vì vậy mà cần phải chọn lọc, xử lí để có được nội dung hợp lí nhất.
- Phương pháp phân tích, đánh giá so sánh


7


Từ các nguồn tài liệu cần đưa ra các nhận xét, đánh giá về thực trạng, tín
ngưỡng thờ cúng, khai thác và phục vụ trong du lịch. Từ đó đề ra giải pháp để
khắc phục hạn chế, bất cập, phát huy tiềm năng tài nguyên du lịch nhân văn.
- Phương pháp xã hội học
Là phương pháp tiếp cận trực tiếp với những người quản lí di tích, người
dân địa phương, những người tham gia lễ hội để biết thêm thông tin nhanh
nhạy về đối tượng điều tra.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
Sơ lược về những vấn đề liên quan đến lễ hội đền Trạng nguyên Lê Ích
Mộc
1.1. Một số khái niệm chung
1.1.1.Khái niệm văn hóa
Văn hóa xuất hiện từ rất sớm, có thể nói văn hóa xuất hiện đồng thời với
con người. Trong giai đoạn đầu tiên của lịch sử phát triển – xã hội nguyên
thủy, loài người đã hình thành tập tính sống thành bầy đàn trong các hang
động, biết hái lượm, săn bắn để phục vụ nhu cầu sống. Đến thời Vua Hùng
dựng nước, khi xuất hiện hệ thống nhà nước con người đã phải tuân theo một
quy tắc, luật lệ do chính họ đặt ra bắt buộc bản thân phải thực hiện để duy trì
sự sống, ổn định trật tự xã hội tất cả vì đáp ứng yêu cầu cuộc sống hiện tại và
thế hệ tương lai. Văn hóa chính là sự phát triển từ một tập tính bản năng qua
quá trình vận động biến đổi cùng với thời gian nó trở thành những kinh


8

nghiệm được truyền lại mà đời sau áp dụng vào thực tiễn cuộc sống hằng
ngày.
Như vậy, văn hóa đơn giản là thói quen được lặp đi lặp lại của một nhóm,

một số nhóm hay đông đảo gồm một tập thể người chung sống với nhau nhằm
tạo ra lợi ích, phục vụ hoạt động sinh hoạt của con người. Khát quát hơn, văn
hóa là hoạt động hằng ngày trong cuộc sống do con người thực hiện tạo ra lợi
ích, có lợi cho sự phát chiển của xã hội, mang dấu ấn đặc trưng của từng thời
đại. Bên cạnh đó, văn hóa cũng có sự chọn lựa chỉ lưu giữ lại những vẻ đẹp
tinh túy để người đời sau học hỏi, vận dụng và tôn vinh nó; những “thói hư tật
xấu” sẽ bị xóa bỏ, đào thải thay đổi theo thời gian hoặc cải tiến hướng đến vẻ
đẹp hoàn mỹ nhất.
Có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi cách
định nghĩa đều có nhiều khía cạnh khác nhau tùy thuộc vào quan điểm vào
góc độ nhìn nhận của mỗi người. Tuy nhiên, nội dung hay nhận định nào cũng
thể hiện ý nghĩ nhất định của văn hóa.
PGS. Phan Ngọc trong công trình Văn hóa Việt Nan và cách tiếp cận mới,
khẳng định: “Văn hóa là một quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu
tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng
của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân
khác”. Trên nền ấy, ông cho rằng: “Bản sắc văn hóa, do đó, không phải – là
một vật mà là một kiểu quan hệ. Kiểu quan hệ kết hợp, chẳng nói từ nhiều
góc rất khác nhau, nhưng tạo nên một thể thống nhất hữu cơ kì diệu”.
Năm 2002, UNESO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa
nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật
chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và


9

nó chứa đựng cả cách sống, ngoài văn học, và nghệ thuật thửơng thức chung
sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất và văn
hóa tinh thần: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người

mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoại hằng ngày
về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Tóm lại, văn hóa là một phạm trù rất lớn, rất khó để tìm ra một thuật ngữ
bao quát được hết tất cả các khía cạnh các nội dung, đặc điểm ẩn chứa trong
nó. Từ trước đến nay có rất nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa đưa ra hằng
trăm khái niệm nhưng chưa có khái niệm nào thâu tóm hết toàn bộ nội hàm
của hai từ “văn hóa”. Vậy nên, chúng ta ngầm hiểu “văn hóa” là tất cả những
gì liên quan đến con người, vận động xảy ra xung quanh cuộc sống con người
đó là tất cả các lĩnh vực trong đời sống như : truyền thống, lịch sử, chính trị,
kinh tế, xã hội, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng... Văn hóa chính là con người,
con người vừa là chủ thể tạo ra văn hóa, vừa là đối tượng để văn hóa tác động
vào tạo ra quy tắc, chuẩn mực trong xã hội. Giữa văn hóa và con người có
mối quan hệ mật thiết, gắn bó khăng khít không thể tách rời cùng tồn tại và
phát triển.
1.1.2.Khái niệm du lịch
 Khái niệm du lịch
Du lịch ngày nay đã trở thành một ngành kinh tế đang phát triển ở tất cả
các quốc gia trên thế giới. Đã có rất nhiều những ý kiến, nhận định về du lịch


10

khác nhau. Đúng như một chuyên gia du lịch nhận định: “Đối với du lịch có
bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng thì du lịch được hiểu như sau: Du
có nghĩa là đi chơi, Lịch có nghĩa là lịch lãm, từng trải, hiểu biết. Như vậy du

lịch được hiểu là đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức.
Như vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du
lịch bao gồm các yếu tố sau:
- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của cá
nhân tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của họ.
- Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng nhằm
phục vụ các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác khi họ ở
ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.
- Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều đồng
thời có một số mục đích nhất định trong đó có mục đích hoà bình. 5 thường
xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú
không phải là nơi làm việc của họ”.
1.1.3.Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch
Một trong những động cơ khiến con người đi du lịch đó là tìm kiếm
những điều mới lạ, mở rộng sự hiểu biết của bản thân mình. Hiển nhiên du
lịch kể từ khi nó hình thành có sự gắn kết chặt chẽ với văn hóa bởi văn hóa
giữa các vùng miền, giữa các khu vực là không giống nhau, luôn khơi gợi sự
tò mò kích thích sự khám phá. Như vậy, du lịch được coi như hành vi thỏa
mãn văn hóa và hình thành nên loại hình “du lịch văn hóa”.Trong quá trình
phát triển, hoạt động du lịch được coi như là một hiện tượng xã hội và bản
thân nó sinh ra những đặc thù văn hóa trong hành vi ứng xử của những con
người tham gia hoạt động du lịch. Để hiểu sự gắn kết giữa văn hóa và du lịch
phải xét đến cả hai chiều tác động trên với hai mặt tích cực và tiêu cực của nó.
 Tích cực


11

- Văn hoá là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch.
- Văn hoá là điều kiện và môi trường để cho du lịch phát sinh và phát

triển.
- Du lịch trở thành phương tiện để truyền tải và trình diễn các giá trị văn
hoá của một địa phương, một dân tộc để mọi khách du lịch trong nước
và quốc tế khám phá, chiêm ngưỡng, học tập và thưởng thức.
- Nhờ có du lịch mà sự giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng, các quốc gia
được tăng cường và mở rộng.
- Du lịch còn là phương tiện để đánh thức và làm trỗi dậy các giá trị văn
hoá dân tộc đang bị chìm lắng hoặc mai một dần theo thời gian trước
những biến cố của lịch sử. .
- Nhờ có du lịch mà các tài sản văn hoá đó được khôi phục, khai thác và
tôn tạo, phục vụ cho nhu cầu được thẩm nhận những giá trị của những
di sản đó.
- Xét ở góc độ kinh tế, nhờ có du lịch đã tạo ra một nguồn thu nhập cho
phép các địa phương tích luỹ và phát triển kinh tế – xã hội; trong đó có
văn hoá. Nhờ đó các tài sản văn hoá được bảo vệ, tu sửa, tôn tạo đồng
thời với việc xây dựng mới các cơ sở văn hoá và làm phong phú thêm
các giá trị văn hoá đương đại.
 Tiêu cực
- Đối vói các di sản văn hóa vật thể, sự phát triển du lịch ồ ạt chạy
theo số lượng thường gây ra sự bào mòn, hư hại các công trình,
các di tích hiện có. Sự có mặt quá đông của khách du lịch tại một
địa điểm di tích tạo nên những tác động cơ học, hóa học (do khí
thải từ hơi thở, tiếng ồn,...) cùng với yếu tố khí hậu, thòi tiết gây
nên sự xuống cấp, phá hủy những công trình kiến trúc cổ.


12

- Sự phát triển du lịch có thể làm gia tăng sự thất thoát, buôn bán
trái phép đồ cổ, ăn cắp cổ vật tại các di tích, đào bái lăng mộ cổ...

- Sự phát triển du lịch thường kèm theo sự du nhập văn hóa ngoại
lai, và do vậy có thể làm xói mòn hoặc mất đi bản sắc văn hóa
địa phương,
- Một số ứng xử của khách du lịch có thể làm ảnh hưởng đến
thuần phong mỹ tục của dân cư địa phương.
1.1.4.Khái niệm và vai trò của di tích lịch sử
Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt
đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử
Di tích lịch sử văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan
trong đó chứa đựng giá trị điển hình, lịch sử do tập thể hoặc cá nhân con
người sáng tạo ra trong lịch sử để lại.
Di tích lịch sử văn hóa chứa đựng nhiều nội dung lịch sử khác nhau. Mỗi
di tích có nội dung, giá trị văn hóa, lượng thông tin riêng biệt khác nhau, Cần
phải phân tích các di tích khác nhau để xác định tên gọi đúng với nội dung
của nó và khai thác, sử dụng và bảo vệ các di tích một cách có hiệu quả.
Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học. Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây:
 Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá
trình dựng nước và giữ nước.
 Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng
dân tộc, danh nhân của đất nước.
 Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời


13

kỳ cách mạng, kháng chiến.
 Năm 2014, ở Việt Nam có hơn 32.839 di tích, trong đó hơn 3.591 di tích
quốc gia, 4.404 di tích cấp tỉnh. Trong số di tích cấp quóc gia có 62 di tích

đặc biệt, 8 di sản thế giới. Di tích lịch sử chiếm 51.2% số di tích được xếp
hạng.
 Vai trò của di tích lịch sử
Di tích lịch sử văn hóa là bằng chứng xác thực nhất về đặc điểm văn hóa
của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nó chứa đựng những gì tốt đẹp nhất về truyền
thống văn hóa, tinh hoa dân tộc. Là tài nguyên quan trọng trong việc phát
triển du lịch cũng như phát triển kinh tế địa phương.
- Di tích lịch sử văn hóa là không gian văn hóa cho nhân dân trong
những dịp sinh hoạt lễ hội truyền thống của địa phương.
- Là địa điểm tham quan, địa điểm tìm hiểu và nghiên cứu khoa học của
du khách.
1.1.5.Khái niệm tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng

 Khái niệm tín ngưỡng
Ở Việt Nam có những hiện tượng xã hội - văn hóa, thực ra nếu xét theo
tiêu

chí của tôn giáo thì chúng không đáp ứng đầy đủ nhưng không thể bỏ

qua. Có nhà nghiên cứu không thừa nhận thuật ngữ này mà gọi là các tôn giáo
nguyên thuỷ, hay các tôn giáo sơ khai. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa tôn giáo
và tín ngưỡng chỉ có tính chất tương đối.
Giải thích từ tín ngưỡng, GS. Đào Duy Anh viết là: “Lòng ngưỡng mộ,
mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa”. Trong khi đó, giải thích từ
tôn giáo, ông lại viết: “Một thứ tổ chức lấy thần đạo làm trung tâm mà lập nên
giới ước để khiến người ta tín ngưỡng.”


14


Trong đời sống ngôn ngữ, xã hội, cả hai thuật ngữ tôn giáo, tín ngưỡng
đều tồn tại. Sự phân biệt giữa hai thuật ngữ chủ yếu ở mức độ niềm tin và cơ
cấu tổ chức của hai hiện tượng xã hội. Nói đến tín ngưỡng là nói đến quá trình
thiêng hóa một nhân vật được gửi gắm vào niềm tin tưởng của con người.
Quá trình ấy có thể là quá trình huyền thoại hóa, lịch sử hóa nhân vật phụng
thờ. Mặt khác, giữa các tín ngưỡng đều có những đan xen và trong từng tín
ngưỡng đều có nhiều lớp văn hóa lắng đọng.
Thực chất của tín ngưỡng là khát vọng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của
con người và tạo vật, lấy các biểu tượng về sinh thực khí và hành vi giao phối
làm đối tượng. Tín ngưỡng này có mặt rất sớm trong cơ tầng văn hóa Đông
Nam Á cổ đại nhưng có sự biến thiên khác nhau giữa các vùng, do sự ảnh
hưởng của văn hóa Hán nhiều hay ít.
Tín ngưỡng cũng thể hiện một khía cạnh của văn hóa, tín ngưỡng mang
tính dân tộc dân gian xuất phát từ trong cuộc sống đời thực được gìn giữ lưu
truyền từ đời này sang đời khác.Nó biểu hiện rõ nét trong các loại hình nghệ
thuật dân gian và trong các nghi lễ thờ cúng, và trong các lễ hội truyền thống,
lễ hội dân gian.
Một số nhà thần học: xem tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin vào cái
thiêng, cái huyền bí, ở đó chứa đựng những yếu tố siêu nhiên, nó có một sức
mạnh, một quyền lực to lớn có thể cứu giúp con người khỏi khổ đau và có
được hạnh phúc và sự bình yên.
Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng
niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng
thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân
gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã
hội.


15


Tín ngưỡng là sự phản ánh hư ảo của ý thức xã hội về tồn tại xã hội, chịu
sự quy định của các tồn tại xã hội, đều có chức năng bù đắp hư ảo, xoa dịu nỗi
đau hiện thực của con người, hướng con người tới sự giải thoát về mặt tinh
thần.
 Khái niệm tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng
Một trong những tín ngưỡng phổ biến nhất của dân tộc Việt Nam trên
mọi miền đất nước từ Bắc chí Nam là tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng trong
các làng xã. Thần Thành hoàng được thờ trong các đình làng.Tn ngưỡng thờ
Thành hoàng từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam, từ thời Bắc thuộc
(179 TCN - 905 SCN), cũng làm nảy sinh ra một số thần Thành hoàng mà
chức năng cũng giống Thành hoàng Trung Quốc, tức là thần bảo vệ các tòa
thành.Thành hoàng là vị thần bảo hộ thành trì, từ trung ương đến địa phương,
bảo vệ bộ máy quan liêu và cư dân trong thành.
Có thể nói tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng là một tín ngưỡng lâu đời và
hết sức quan trọng trong đời sống cộng đồng của người Việt. Làng Việt còn
tồn tại thì tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng còn tồn tại. Như Giáo sư Đào
Duy Anh đã nhận định: “Thần Thành hoàng là biểu hiện của lịch sử, phong
tục, đạo đức, pháp lệ cùng hy vọng chung của cả làng, lại cũng là một thứ
quyền uy siêu việt, một mối liên lạc vô hình, khiến cho hương thôn thành một
đoàn thể có tổ chức và hệ thống chặt chẽ.
Với người dân ở cộng đồng lãng xã, vị thần Thành hoàng làng được coi
như một vị thánh. Mỗi làng quê có một vị thánh của mình: trống làng nào
làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ. Với các vương triều, vị thành hoàng
làng được xem như một “viên chức” thay mặt triều đình, nhà vua coi sóc,
chăm nom một làng quê cụ thể, bởi ”viên chức” này do nhà vua đưa về các


16

làng quê bằng một quyết định cụ thể: sắc phong (còn gọi là sắc thần). Các

vương triều khác nhau sẽ có các sắc phong thần khác nhau. Một vị thành
hoàng có thể có nhiều sắc phong khác nhau của các triều đại khác nhau. Ngay
một triều đại cũng có thể phong sắc nhiều lần cho một vị thần, nhưng số mĩ tự
thì lần sau bao giờ cũng gia tăng hơn lần trước.
Nói cách khác, Thành hoàng như một thanh nam châm hút tất cả các sinh
hoạt văn hóa ở các làng quê để trình diễn trong một ngày hay vài ngày tùy
theo diễn trình ngày hội. Đối với người dân, thành hoàng là chỗ dựa tinh thần,
nơi gửi gắm niềm tin cho họ, giúp họ vượt qua những khó khăn của cuộc đời
đầy sóng gió.
1.1.6.Khái niệm lễ hội, cấu trúc lễ hội
 Khái niệm lễ hội
Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa cổ truyền của các dân tộc trên
khắp đất nước ta và các dân tộc khác trên thế giới. Thông thường lễ hội được
tổ chức vào thời gian rảnh dỗi trong năm theo một chu kì xác định, có thể tổ
chức vào sau hoặc trước mùa vụ. Đây là dịp để người nông dân cảm ơn các vị
thần linh đã phù hộ cho họ trong năm qua, đồng thời cầu xin mưa thuận gió
hòa, mùa màng bội thu trong năm tới.
Có thể hiểu, lễ hội là một sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra ở một đại
phương, trong thời gian nhàn rỗi hằm nhắc lại một sự kiện hoặc một nhân vật
hay huyền thoại nào đó có ảnh hưởng tới cộng đồng,đồng thời là dịp để con
người thể hiện cách ứng xử văn hóa của mình với thần thánh và con người
trong xã hội.


17

Lễ hội bao giờ cũng gắn bó với một cộng đồng dân cư nhất định. Nếu
Tết âm lịch là sinh hoạt của cả cộng đồng thì ngày hội là ngày Tết của một
cộng đồng dân cư nhất định nào đó. Lễ hội gắn bó với từng làng quê, các làng
quê khác nhau thì ngày hội làng cũng khác nhau. Mặt khác, lễ hội mang tính

tộc người rất rõ. Các dân tộc khác nhau sẽ có những lễ hội khác nhau.
Nhân vật trung tâm được thờ phụng của cộng đồng là nhân vật chính của
ngày lễ hội. Tất cả nghi lễ, lễ thức trò diễn, trò chơi đều hướng tới nhân vật
được thờ phụng này. Tùy theo từng tiêu chí phân loại mà người ta có thể chia
hệ thống nhân vật được thờ phụng này thành các loại: nhân thần và thần tự
nhiên; thành hoàng làng và các phúc thần; nam thần và nữ thần cùng các Mẫu
v.v…
 Cấu trúc lễ hội
Đã thành một ước lệ, người ta chia lễ hội thành hai bộ phận: lễ và hội.
Phần lễ là các nghi thức được thực thi trong lễ hội, thường là có sự giống
nhau trong các lễ hội, theo điển lệ của các triều đình phong kiến. Chẳng hạn
nghi thức quy định khi nào dâng rượu, khi nào dâng trà, dâng oản quả, dâng
thức ăn mặn. Tuy nhiên, phần lễ đôi khi vẫn có sự khác nhau giữa các vùng.
Phần hội là phần khác nhau giữa các lễ hội. Thành tố đáng l ưu ý trong
phần hội là trò diễn. Trò diễn là hoạt động mang tính nghi l ễ, di ễn l ại
toàn bộ hay một phần hoạt động của cuộc đời nhân vật ph ụng th ờ.
Các trò diễn trong lễ hội là các lớp văn hóa tín ngưỡng của các thời kì
lịch sử khác nhau lắng đọng lại, phản ánh những sinh hoạt của cư dân nông
nghiệp sống với nghề trồng lúa nước, gắn kết với nhân vật được phụng thờ.
Cùng với các trò diễn là trò chơi. Các trò chơi trong lễ hội thường không
mang tính nghi lễ, nhưng cũng có những trò chơi vốn trước kia là những trò


18

diễn mang tính nghi lễ nhưng tính nghi lễ đã mờ nhạt hoặc đứt gãy. Chằng
hạn, trò chọi gà, trò đấu vật.
Cuối cùng là thức cúng trong lễ hội. Có hai loại thức cúng: một là loại
thức cúng phổ biến ở tất cả các lễ hội như oản, hương, hoa, quả v.v…; hai là
loại thức cúng mang tính nghi lễ chỉ có ở một lễ hội riêng biệt, như món bánh

trôi ở hội đền Hát Môn, món chè củ mài ở lễ hội vùng Phong Châu (tỉnh Phú
Thọ). Không gian của lễ hội, vì thế, bao gồm cả trong di tích lẫn ngoài di tích.
Tùy lễ hội ở từng địa phương, từng làng mà không gian này sẽ có những nét
khác nhau.
 Giá trị lễ hội
Giá trị của lễ hội chính là giá trị cộng cảm và cộng mệnh. Ngày lễ hội là
thời gian cư dân tụ họp để tưởng nhớ vị thánh của làng. Vì thế, đây là “một
sinh hoạt tập thể long trọng, thường đem lại niềm phấn chấn cho tất cả mọi
người, cho mỗi một con người. Những quy cách và những nghi thức của lễ
hội mà mọi người phải tuân theo, tạo nên niềm cộng cảm của toàn thể cộng
đồng, làm cho mỗi người gắn bó chặt chẽ hơn với cộng đồng và do đó thấy
mình vươn lên ở tầm vóc cao hơn, với một sức mạnh lớn hơn.”
Mặt khác, lễ hội còn là một bảo tàng văn hóa, một thứ bảo tàng tâm thức
lưu giữ các giá trị văn hóa, các sinh hoạt văn hóa. Đó có thể là các trò chơi,
các tín ngưỡng, các hình thức diễn xướng dân gian v.v… Trong văn hóa làng,
lễ hội là một thành tố có tiềm năng to lớn.
Tuy nhiên, cũng cần thấy trong lễ hội có cả các yếu tố phi văn hóa, phản
văn hóa được lưu giữ. Đó là những yếu tố mê tín dị đoan cần loại bỏ khi kế
thừa kho tàng lễ hội cổ truyền để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc.


19

1.1.7.Mối quan hệ giữa du lịch và lễ hội
Lễ hội và du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong lễ hội có du
lịch và lễ hội là tài nguyên của du lịch. Lễ hội ra đời và phát triển không nhằm
mục đích du lịch nhưng lại mang tính du lịch rất ró rệt. Chính vì vậy mà giữa
du lịch và lễ hội có mối quan hệ qua lại, tác động và tương hỗ lẫn nhau.
 Tích cực

- Du lịch là ngành định hướng tài nguyên khá rõ nét, lễ hội là một trong
những tài nguyên nhân văn quan trọng và là sản phẩm du lịch đạc sấc,
phong phú, tiềm năng.
- Lễ hội là phương tiện phổ biến văn hóa địa phương ra phạm vi quốc
gia, quốc tế, quảng bá giới thiệu hình ảnh địa phương.
- Tạo kinh phí để tu bổ di tích, đầu tư cho lễ hội, nâng cấp cơ sở vật
chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch địa phương.
- Tạo công ăn việc làm, thu nhập cho cộng đồng cư dân địa phương,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, đóng góp vào ngân sách
chung của đất nước.
- Đêm đến cho lễ hội sắc thái mới, sức sống mới, tạo cho lễ hội cơ hội
để thể hiện, phô diễn giá trị.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hó truyền thống, nâng cao lòng yêu
nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức giữ gìn văn hóa phi vật thể của
người dân.
- Thúc đẩy giao lưu văn hóa, xóa bỏ sự phân biệt văn hóa, là phương
tiện để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
 Tiêu cực
-

Sự có mặt quá đông của khách du lịch tại một địa điểm di tích, cùng với
hoạt động sinh hoạt, dịch vụ nghi lễ cúng bái (đốt nhan, đốt vàng


20

mã,...) ăn uống tạo nên gây nên sự xuống cấp, phá hủy những công
trình kiến trúc cổ.
-


Sự phát triển du lịch có thể làm gia tăng sự thất thoát, buôn bán trái
phép đồ cổ, ăn cắp cổ vật tại các di tích, đào bái lăng mộ cổ...

-

Bản sắc văn hóa , nghi thức tổ chức lễ hội ở các vùng, miền có sự giao
thoa theo cả hướng tốt và xấu.

-

Hoạt động du lịch với đặc thù riêng của nó dễ làm biến dạng các lễ hội
truyền thống.

-

Làm mất sự cân bằng, dẫn tới phá vỡ khuôn mẫu truyền thống của địa
phương trong quá trình diễn ra lễ hội.

1.1.8.Tiể kết chương1
Bằng việc đưa ra những đánh giá, nhận định, khái niệm cơ bản về du lịch
văn hóa chúng ta hiểu được phần nào những nội dung cơ bản về du lịch và các
vấn đề có liên quan. Đây là cơ sở, nền tảng để phục vụ cho việc nghiên cứu
chuyên sâu về phát triển du lịch. Có thể nói, Hải Phòng là một thành phố giàu
tài nguyên du lịch nhân văn để phục vụ cho việc phát triển du lịch, sau đây bài
khóa luận xin chọn một trong những tài nguyên nhân văn đó làm đề tài để
nghiên cứu. Đó là di tích và lễ hội đền Trạng nguyên Lê Ích Mộc, một trong
những điểm đến hấp dẫn của chương trình du lịch lễ hội Thủy Nguyên- Hải
Phòng. Không chỉ nghiên cứu về di tích và lễ hội mà còn biết thêm về một
thời kì lịch sử gắn liền với tên tuổi của Lê Ích Mộc.


CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ LÊ ÍCH MỘC VÀ
LỄ HỘI THÀNH HOÀNG LÀNG
2.1.Bối cảnh lịch sử Hải Phòng từ thời Lê Sơ đến thời Mạc
2.1.1.Địa danh và những thay đổi, điều chỉnh về địa giới hành chính


21

Sau khi đánh đuổi quân Minh về nước, năm 1428 Lê Lợi nên làm vua,
gọi là Lê Thái Tổ. Vùng Hải Dương, Hải Phòng ngày đó thuộc Đông Đạo.
Vua Lê Thánh Tông chia đătj lại các đơn vị hành chính. Đông đạo đổi là thừa
tuyên (gồm cả huyện An Lão, huyện Kiến Thụy, quận Dương Kinh, quận
Kiến An và quận Đồ Sơn ngày nay) mới chia ra làm hai huyện An Lão và
Nghi Dương (sau đổi là Kiến Thụy). Các huyện Thủy Đường (sau đổi là Thủy
Nguyên), An Lão và An Dương thuộc phủ Kinh Môn, huyện Minh Tiên (sau
đổi là Tiên Lãng) thuộc phủ Nam Sách, huyện Đồng Lại (sau đổi Vĩnh Lại,
sau lại chia thành Ninh Giang và Vĩnh Bảo) thuộc phủ Hạ Đồng. Riêng hai
quận Cát Hải, Bạch Long Vĩ vẫn thuộc thừa tuyên An Quảng.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung lật đổ triều Lê lập nên triều Mạc. Ông cắt
toàn bộ vùng châu thổ sông Hồng và các huyện hữu ngan sông Đuống để
thành lập kinh đô thứ hai gọi là Dương Kinh mà trung tâm là huyện Nghi
Dương (Kiến Thuỵ). Năm 1592, thời Lê trung hưng đã xóa bỏ Dương Kinh,
trả lại các tên phủ, huyện như cũ.
2.1.2.Tình hình văn hóa, giáo dục
Thời Lý, Trần đạo Phật dưới thời chiếm ưu thế. Từ giữa thời Trần về sau,
nhất là dưới thời Lê, đạo chiếm vị trí chính thống, lấn át đạo Phật, đạo Lão.
Đến thế kỉ XVI, đạo thiên chúa được truyền bá vào nước ta, nhiều thôn làng
ven biển Hải Phòng đã có người theo đạo mới. Triều đình lúc cho phép, lúc
ngăn cấm, nhưng số dân theo đạo Thiên chúa ngày một tăng. Nhà thờ được
xây dựng theo kiểu Phương Tây, còn chùa, đình, cung điện, từ đường làm

theo kiến trúc dân tộc. Nổi tiếng nhất là cung điện, lăng tẩm họ Mặc ở Dương
Kinh, từ Đường họ Nguyên, mẹ nuôi vua Lê Uy Mục ở Hoa Lăng (Thủy
Nguyên), đình vàng ở Đại Hợp (Kiến Thụy), đình Bàng ở Đồ Sơn, đình Cung
Chúc ở Vĩnh Bảo, đình Đôn Lương ở Cát Hải,...


22

Trong thời gian này, số Nho sĩ đỗ đạt Hải Phòng có đến gần 100 nho sĩ
trong đó có ba người đậu Trạng Nguyên, đó là Lê Ích Mộc, Trần Tất Văn,
Nguyễn Bỉnh Khiêm; một người đậu bảng nhãn (Đào Công Chính), một
người đậu Đình nguyên Hoàng giáp (Bùi Đình Dự), một người đậu Hương
nguyên Hội nguyên và Đình đậu thứ nhì (Lê Khắc Cẩn) Gia đình Nguyễn
Kim ở An Lão, cả ba cha con đều đỗ tiến sĩ, một ngày co hai con được vinh
quy bái tổ; có người được vua Lê Thánh Tôn g chọn vào hội thơ Tao đàn của
nhà vua là Hoàng giáp Bùi Phổ (Tú Sơn).
2.2.Cuộc đời và sự nghiệp Trạng nguyên Lê Ích Mộc
2.2.1.Thân thế và cuộc đời Lê Ích Mộc
Theo gia phả Lê tộc để lại thì Lê Ích Mộc sinh ngày mồng 2 tháng 2 năm
1458 tại làng Ráng, huyện Thủy Đường, bậc khởi tổ là cụ Lê Văn Hộ từ đất
Tây kinh Thanh Hoá đến đây sinh cơ lập nghiệp. Đến đời thứ ba kết quả mối
tình giữa cụ Lê Văn Quang và bà Nguyễn Thị Lệ sinh thành ra Lê Ích Mộc.
Theo sinh đồ Lê Tuấn Mậu trong: “Tiểu sử thiền sư chùa Thanh Lãng” soạn
năm 1597 cho biết: Dưới triều Lê Thánh Tông, ở làng Ráng, huyện Thủy
Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương, có một người nối nghiệp nho, tư
giam hiếu thảo, họ Lê tên Quang, vợ là Nguyễn Thị Lệ, cửa nhà thanh bần,
kính sư sùng phật, hay giúp đỡ người nghèo khó. Một đêm kia vợ chồng nằm
chiêm bao thấy quan âm bồ tát cho một đoá hoa sen và một bài thơ:
Phật cho Lê thị một bông sen
Hiển thách nghìn thu dậy tiếng khen

Đích xác sang năm sinh quý tử


23

Danh lừng tam giáo gọi ơn trên.
Hôm sau, vợ chồng nói chuyện với nhau lấy làm vui mừng. Từ ngày ấy,
bà Lệ có mang và sinh hạ được một người con trai mặt vuông, tai lớn đặt tên
là Lê Ích Mộc.
Tục truyền rằng thủa nhỏ Lê Ích Mộc là cậu bé thông minh, ham học và
ngoan ngoãn, được bà con làng trên xóm dưới yêu quý. Hàng ngày, sau những
buổi phụ giúp cha mẹ, cậu bé Lê Ích Mộc thường hay tới chùa Ráng, giúp đỡ
các vị tăng ni quýet dọn nhà cửa, xới đất trồng cây, nghe nhờ văn sách và
chăm chỉ học hành, nghe nhờ văn sách.
Cảm động trước tấm lòng say mê, hiếu học, nhà chùa đã nhận cậu Lê Ích
Mộc vào làm đệ tử, kèm cặp thêm kinh sử. Ngày ngày ăn chay niệm Phật. Lê
Ích Mộc vẫn giành thời gian cho đèn sách. Đêm đêm, dưới ánh sáng lập loè
của đom đóm hay dưới ánh sáng mờ nhạt của ánh trăng khuya, ông lấy mâm
cát làm sách học. Lê Ích Mộc chăm chỉ dùi mài kinh sử. Ông lấy cát đổ lên
mâm xoa phẳng, dùng ngón tay viết chữ lên đó để học, ghi nhớ rồi xoá đi. Đó
là cách học “nhập tâm” giúp người ta nhớ lâu, hiểu kỹ. Ích Mộc cho rằng:
Việc học là việc khó nhưng không vì thế mà không học. Mỗi người hãy tùy
theo khả năng của mình mà chọn học. Bởi thế mà ông đã lừng danh trong là
người nhớ lâu hiểu kỹ. Tài học của ông sách Đại Việt đỉnh nguyên có ghi:
“Tam công túc học đáo Kim cang” tức là sau ba năm đã thông hiểu đầy đủ
giáo lý, giáo pháp của bộ kinh Kim cương.
Một hôm, Ích Mộc đang đi ở ngoài đường, gặp một vị sư già, nhà sư thấy
Lê Ích Mộc có tướng và cơ duyên của một vị cao tăng nên theo Lê Ích Mộc
về nhà. Ông Lê thấy khách quý lại chơi, xiết bao mừng rỡ, ân cần mời làm
thượng khách. Nhà sư chỉ Lê Ích Mộc nói rằng: Ông là người từ thiện nên cậu



24

bé này có quý tướng làm lên sự nghiệp lớn, rạng danh gia phong. Nếu cho cậu
ấy xuất gia đầu phật tương lai phong đỗ cao làm vinh hiển gia đình, tiền đồ
không thể hạn lượng được.
Ông Lê Văn Quang bèn hỏi: Ý kiến con thế nào? Ích Mộc nhận lời. Từ
đó Lê Ích Mộc xuất gia học đạo gánh sách theo thầy đến ở chốn xa. Nhà sư là
một vị cao tăng trụ trì tại chùa Yên Lãng (tức chùa Láng). Khoảng 5 năm Ích
Mộc đủ thông hiểu các pho kinh phật, tiếng tăm của ông lững lẫy khắp làng.
Ngày ngày ăn chay niệm phật, chăm chỉ sách đèn, ông gần gũi dân làng,
chỉ bảo họ cách làm ăn, làm thuốc chữa bệnh cho dân, hướng dẫn từ công việc
cấy cày đồng áng đến cắm đăng đan lưới cho dân bắt tôm, cá. Sau những kỳ
đi giảng kinh ở những vùng xa trở về, ông thường đem về những giống cây lạ
phân phát cho dân làng trồng, đã cung cấp nguồn gỗ chủ yếu để dựng chùa,
làm nhà cửa.
Sống nơi cửa thiền sân phật, Lê Ích Mộc luôn thông cảm sâu sắc với
những khó khăn của dân làng, ông khuyên mọi người hứơng về cửa phật với
lòng thành tâm của chính mình chứ không phải bằng những nghi lễ tốn kém.
Không chỉ là một vị tăng sư chuyên tâm hằng dương phật pháp, mà ông còn là
người am hiểu sâu sắc giáo lý Khổng tử, Mạnh tử, tỏ tường sâu trình các phép
thần thông huyền bí của Đạo Giáo, Lão, Trung. Ông kế thừa được truyền
thống “Nhập thế gia trụ Phật pháp” của các thiền sư nổi tiếng như Vạn Hạnh,
Đạo hạnh, Minh không... Chính nhờ các phương thuật huyền bí kết hợp với sự
am hiểu về y học, thiên văn, chiêm tinh, lý số... của Lê Ích Mộc mà ngôi chùa
Ráng đã trở thành một sơn môn lẫy lừng.
2.2.2.Sự nghiệp của Lê Ích Mộc



25

Dưới triều Lê Thánh Tông, ông đi thi mấy lần mà không đỗ. Ông về quê
nhà trụ trì tại chùa Ráng, chuyên nghiên cứu Kinh tam tạng nhà Phật. Sách
“Đại Việt sử ký toàn thư” chép: “Mùa xuân tháng hai năm Nhâm Tuất niên
hiệu Cảnh Thống 5 (1502) đời Lê Hiến Tông, triều đình mở hội thi kén người
tài, một lần nữa, Lê Ích Mộc quyết tâm rùi mài kinh sử ứng thi những mong
đem trí tài giúp nước. Khoa thi năm ấy sĩ tử đi ứng thi có mấy mươi ngàn
người, triều đình chọn lấy đỗ 61 người có bài thi xuất sắc nhất, trong đó Lê
Ích Mộc một người làng Ráng, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn, đạo Hải
Dương đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên), Lê Sạn đỗ
Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (Bảng nhãn), Nguyễn Văn Thái đỗ Đệ
nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh (Thám Hoa). Khi duyệt bài văn của Lê
Ích Mộc nhà vua vô cùng sửng sốt khen ngợi và mến phục tài văn chương của
ông bèn sai ông đọc bài “chế thư” của mình trước các ông nghè tân khoa. Hai
tay Lê Ích Mộc nâng lư hương đang bốc cháy rừng rực làm bỏng rộp hết cả da
tay mà không biết.
Sách “Công dư tiệp ký” của Vũ Phương đề chép: Lê Ích Mộc tuổi đã cao
mà chưa đỗ đạt gì thì tâm trạng cũng buồn, ông thường đến chùa Diên Phúc
theo học thầy chùa và Kinh Phật. Kỳ thi Đình năm ấy, tự tay vua Hiến Tông
ra đề thi về đạo trị nước của bậc đế vương với đề bài ra 9 dòng chữ. Thật là
duyên kỳ phúc đã đến. Bằng những hiểu biết sâu sắc của gần 30 năm đèn
sách, Lê Ích Mộc trình bày một cách mạch lạc, trôi chảy trên 25 trang giấy về
niềm khát vọng chấn hưng Phật giáo, hiến nhiều kế sách về đạo trị nước của
các bậc đế vương qua thực tế các triều đại. Văn ông ý tứ dồi dào, đầy ký ức,
không bỏ sót ý nào. Khi duyệt bài của ông vua Hiến Tông – một ông vua có
phong cách thi nhân thành tao của thời Lê vô cùng sửng sốt mà thốt lên rằng:
Bài văn của Lê Ích Mộc hơn hẳn mấy tầm so với bạn đồng khoa, trẫm rất hài



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×