Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

nghiên cứu diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông thị tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.79 MB, 103 trang )

Luận văn thạc sĩ

v

Khoa học Môi trường K17

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu............................................................................. 3
4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 4
5. Phương pháp thực hiện ............................................................................................. 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 5
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm môi trường tự nhiên .......................................................................... 6
1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 6
1.1.2. Địa hình, địa mạo ......................................................................................... 6
1.1.3. Thổ nhưỡng .................................................................................................. 8
1.1.4. Đặc điểm khí hậu ......................................................................................... 9
1.1.5. Thảm thực vật .............................................................................................. 10
1.1.6. Đặc điểm thủy văn ....................................................................................... 10
1.1.6.1. Nước mặt ......................................................................................... 10
1.1.6.2. Hình thái học của sông Thị Tính ..................................................... 11
1.1.6.3. Vai trò của sông Thị Tính và quy hoạch sử dụng nước .................. 15


1.1.6.4. Nước ngầm ...................................................................................... 16
1.2. Đặc điểm môi trường kinh tế xã hội .................................................................. 16
1.2.1. Kinh tế .......................................................................................................... 16
1.2.1.1. Hoạt động công nghiệp.................................................................... 16
1.2.1.2. Hoạt động nông nghiệp .................................................................. 18
1.2.1.3. Cơ cấu sử dụng đất lưu vực sông Thị Tính ..................................... 19
1.2.2. Xã hội ........................................................................................................... 19
1.2.2.1. Diện tích và dân số .......................................................................... 19
1.2.2.2. Cơ sở hạ tầng ................................................................................... 20
1.2.3. Qui hoạch phát triển tại lưu vực sông Thị Tính ........................................... 20
Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


Luận văn thạc sĩ

vi

Khoa học Môi trường K17

1.3. Hiện trạng phát thải ô nhiễm trên lưu vực sông Thị Tính .............................. 22
1.3.1. Các nguồn ô nhiễm ...................................................................................... 22
1.3.1.1. Nguồn thải dạng điểm .................................................................... 22
1.3.1.2. Các nguồn thải dạng diện ................................................................ 27
1.3.2. Xác lập lưu vực và Tiểu vùng của sông Thị Tính ....................................... 29
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG TRONG
NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CLN SÔNG THỊ TÍNH
2.1. Phương pháp thu thập tài liệu ......................................................................... 32
2.2. Phương pháp quan trắc môi trường nước...................................................... 32
2.2.1. Xác lập vị trí, thời gian lấy mẫu, thông số phân tích ................................ 33
2.2.2. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu, đo đạc hiện trường ....................... 36

2.2.3. Phương pháp phân tích .............................................................................. 36
2.3. Phương pháp chỉ số chất lượng nước.............................................................. 37
2.3.1. Giới thiệu tổng quan phương pháp ........................................................... 37
2.3.1.1. Khái niệm ................................................................................... 37
2.3.1.2. Ưu điểm của WQI trong đánh giá diễn biến chất lượng nước... 38
2.3.1.3. Lịch sử phát triển ....................................................................... 38
2.3.1.4. Quy trình tính WQI .................................................................... 39
2.3.2. Giới thiệu một số mô hình WQI áp dụng tại Việt Nam .......................... 42
2.3.2.1. Mô hình của Quỹ vệ sinh Quốc gia Hoa Kỳ (NSF – WQI) ........ 43
2.3.2.2. Mô hình NFS – WQI điều chỉnh áp dụng cho Tp.HCM ............ 44
2.3.2.3. Mô hình NFS - WQI cải tiến (HCM – WQI) .............................. 45
2.3.2.4. Mô hình WQI đơn giản (HCM – WQI 6TS)............................... 46
2.3.2.5. Mô hình cơ bản của Bhargava (Bhargava – WQI)...................... 47
2.3.2.6. Mô hình Bhargava – WQI điều chỉnh áp dụng cho Tp.HCM .... 48
2.3.3. Đánh giá và chọn mô hình WQI cho nghiên cứu CLN sông Thị Tính ... 50
2.4. Phương pháp đánh giác CLN bằng chỉ số sinh học ...................................... 52
2.4.1. Vai trò của phương pháp đánh giác CLN bằng chỉ số sinh học .............. 52
2.4.2. Giới thiệu phương pháp chỉ số sinh học Shannon-Wiener. ..................... 53
2.4.3. Ứng dụng phương pháp chỉ số sinh học đối với sông Thị Tính .............. 53
2.4.3.1. Vị trí thu mẫu sinh học ............................................................. 54
2.4.3.2. Phương pháp thu mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ... 54
2.5. Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ chất lượng nước theo chỉ số WQI ........... 56
2.6. Cơ sở khoa học phương pháp đánh giá khả năng tự làm sạch của sông ..... 56

Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


Luận văn thạc sĩ

vii


Khoa học Môi trường K17

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả quan trắc môi trường nước ................................................................ 60
3.1.1. Hiện trạng CLN theo kết quả quan trắc năm 2010 ..................................... 60
3.1.2. Đánh giá diễn biến CLN sông Thị Tính theo QCVN 2008 ........................ 63
3.2. Phương pháp xây dựng chỉ số chất lượng nước WQI .................................... 69
3.2.1. Kết quả tính toán WQI sông Thị Tính ....................................................... 69
3.2.2. Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ chất lượng nước sông Thị Tính .............. 70
3.2.3. Đánh giá diễn biến CLN sông Thị Tính theo chỉ số WQI.......................... 71
3.3. Phương pháp chỉ số đa dạng sinh học ............................................................... 74
3.3.2. Kết quả quan trắc sinh học ......................................................................... 74
3.3.2.1. Thực vật phù du ............................................................................. 74
3.3.2.2. Động vật phù du ............................................................................. 77
3.3.2.3. Động vật đáy .................................................................................. 80
3.3.3. Chỉ số đa dạng sinh học Shannon-Wiener ................................................. 83
3.3.4. Đánh giá diễn biến CLN bằng PP chỉ số ĐDSH Shannon-Wiener ............ 84
3.4. Đánh giá khả năng tự làm sạch của sông Thị Tính .......................................... 85

CHƯƠNG IV. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ CLN SÔNG THỊ TÍNH
5.1. Giải pháp quản lý ................................................................................................. 88
5.1.1. Quy hoạch môi trường .............................................................................. 88
5.1.2. Quản lý môi trường bằng các công cụ pháp lý ......................................... 89
5.1.3. Nâng cao nhận thức BVMT trong cộng đồng........................................... 90
5.2. Giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu phát thải ..................................................... 90
5.2.1. Đẩy mạnh sản xuất sạch hơn kết hợp tái chế và tái sử dụng .................... 90
5.2.2. Kiểm soát nguồn phát thải ô nhiễm .......................................................... 91
5.3. Giám sát môi trường............................................................................................. 91
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả phân tích mẫu qua các năm............................................................ i
Phụ lục 2: Vị trí các điểm thu mẫu năm 2010 .............................................................. v
Phụ lục 3: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt ................................ vii
Phụ lục 4: Thông Tư 02/2009/TT-BTNMT ................................................................. ix
Phụ lục 5: Hình ảnh thực địa ........................................................................................ xii

Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


-1-

Luận văn thạc sĩ

Khoa học Môi trường K17

MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sông Thị Tính là một trong nhiều nhánh lớn, nằm ở tả ngạn sông Sài Gòn, bắt nguồn từ
các sông nhỏ từ tỉnh tây Ninh chảy ngang qua huyện Bến Cát, Dầu Tiếng, một phần
huyện Tân Uyên và Thị Xã thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Sông Thị Tính có diện tích
lưu vực khoảng 840km2, trong đó phần lớn diện tích lưu vực nằm trên địa phận của
huyện Bến Cát và Dầu Tiếng, chiều dài dòng sông chính khoảng 80km. Dòng chính
sông Thị Tính chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, qua Thị trấn Bến Cát rồi về Sông
Sài Gòn ở Phú An, cách thị xã Thủ Dầu Một khoảng 6km về phía thượng lưu.
Sông Thị Tính thực hiện một số chức năng quan trọng như: cấp nước sinh hoạt, sản
xuất, nuôi trồng thủy sản, cấp nước thủy lợi, giao thông thủy, tiếp nhận và thoát nước
thải…Chính vì thế Sông Thị Tính có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương nói chung và cho lưu vực sông nói riêng.

Từ những năm 2003 trở về trước sông Thị Tính chưa là đối tượng quan tâm thích đáng
vì tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chưa cao, các khu công nghiệp (KCN), khu dân cư
(KDC) chưa đông nên những tác động của hoạt động nhân sinh chưa là vấn đề thời sự.
Nhưng từ sau những năm 2003 đến nay, ngày càng có nhiều quy hoạch phát triển kinh
tế với các cụm dân cư, khu công nghiệp được xây dựng và phát triển với tốc độ ồ ạt nên
đã gây ra nhiều tác động đến môi trường nước Sông Thị Tính, đặc biệt là sự cố vỡ bờ
bao chứa nước thải của Công ty Cổ phần thực phẩm San Miguel Foods vào tháng 7 năm
2009 đã làm nổi lên vấn đề thời sự về ô nhiễm môi trường nước Sông Thị Tính.
Các nghiên cứu về chất lượng nước cũng như quản lý tổng hợp cho lưu vực sông mới
chỉ được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây. Trong đó, các nghiên cứu về chất
lượng nước (CLN) và đánh giá diễn biến chất lượng nước (DBCLN) lưu vực sông nhằm
phục vụ cho công tác quy hoạch và bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt trên địa bàn lưu
vực sông Thị Tính cũng còn khá hạn chế.
Tổng quan các nghiên cứu về sông Thị Tính:
Các khảo sát, nghiên cứu về sông Thị Tính có thể tóm tắt như sau:
Một số tài liệu nghiên cứu về sông Thị Tính đã có vào khoảng đầu những năm 1980 khi
hồ Thị Tính được xây dựng vào năm 1985 ở thượng nguồn. Tuy nhiên chỉ dừng ở
những nghiên cứu cơ bản và các điều tra sơ bộ về hình thái sông Thị Tính. Cho đến
Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


Luận văn thạc sĩ

-2-

Khoa học Môi trường K17

những năm gần đây, khi mà các báo động về chất lượng nước ở các lưu vực sông có nền
kinh tế xã hội (KTXH) phát triển nói chung và ở địa bàn Tỉnh Bình Dương nói riêng, thì
Sở Khoa Học Công Nghệ tỉnh Bình Dương cũng mới bắt đầu có những nghiên cứu

nhằm đánh giá chất lượng nước sông Thị Tính. Các nghiên cứu có thể kể đến là:
1. Khảo sát hiện trạng chất lượng nước và lưu lượng hệ thống sông suối trên địa
bàn tỉnh Bình Dương, thực hiện năm 2002 trong đó có lưu vực sông Thị Tính.
Tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá diễn biến nước sông Thị
Tính ở mức độ cơ bản với các nguồn thải dạng điểm tại thời điểm nghiên cứu và
các kết quả sinh học dừng ở mức định tính, chưa đầy đủ.
2. Dự án “Công trình thủy lợi sông Thị Tính” do Ban quản lý Dự án NN và PTNT –
Sở NN và PTNT tỉnh Bình Dương đầu tư thực hiện nạo vét sông Thị Tính được
thực hiện năm 2002. Dự án nhằm cải thiện tình hình ngập úng và điều hòa nguồn
nước sông phục vụ cho mục đích tưới tiêu, tận thu vật liệu phục vụ cho xây dựng
và giao thông. Tuy nhiên dự án này chỉ dừng ở mức các dữ liệu về hình thái của
sông trên tính toán lý thuyết, không có đánh giá dự báo nào về chất lượng nước
trước và sau khi nạo vét.
3. Quan trắc chất lượng nước sông Thị Tính được thực hiện trong các năm gần đây
bởi sở TN & MT và sở NN PTNT tỉnh Bình Dương tuy nhiên ở dạng quan trắc
tổng thế chất lượng nước mặt trên toàn tỉnh, nên số liệu quan trắc CLN trên sông
Thị Tính chỉ có một vài điểm chính và các chỉ tiêu chỉ dừng ở mức cơ bản, chưa
mang tính hệ thống theo mùa, chưa đánh giá được diễn biến theo thời gian.
4. Đề tài: Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất các giải pháp tổng
hợp quản lý chất lượng nước lưu vực sông Thị Tính thuộc tỉnh Bình Dương, do
sở KN&CN Bình Dương quản lý và do Viện kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi
truờng thực hiện và nghiệm thu năm 2008. Đề tài đã đánh giá hiện trạng chất
lượng nước sông Thị Tính năm 2006, 2007 và dự báo diễn biến chất lượng nước
sông Thị Tính bằng mô hình Qual2k cho ra các kịch bản tương ứng với các điều
kiện giả thuyết về phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, các thông số chạy cho các
kịch bản về dự báo chất lượng nước sông Thị Tính của đề tài này chủ yếu là mô
phỏng diễn biến một số thông số lý hóa học (DO và BOD) dựa trên kết quả quan
trắc của một năm. Do đó đề tài này còn khá hạn chế trong việc đánh giá tổng hợp
về diễn biến chất lượng nước theo thời gian, không gian. Đặc biệt là nhiều thông
số hóa lý, sinh học chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ nhằm đánh giá tổng

thể về diễn biến chất lượng nước sông Thị Tính. Tuy nhiên, đây là tài liệu tham
khảo chính của luận văn.
Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


Luận văn thạc sĩ

-3-

Khoa học Môi trường K17

Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/03/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01 tháng 07 năm 2009. Thông tư quy định việc đánh giá khả năng tiếp nhận
nước thải của nguồn nước là các sông, suối, kênh, rạch tự nhiên. Áp dụng cho các cơ
quan quản lý tài nguyên nước; các tổ chức, cá nhân có hoạt động xả nước thải, tư vấn
lập hồ sơ đề nghị cấp phép xả nước thải vào nguồn nước. Đây cũng là một trong những
nội dung hướng đến của đề tài.
Với các đặc điểm tóm tắt của Sông Thị Tính và các nội dung đã được nghiên cứu nhưng
còn hạn chế ở trên, cùng với sự ra đời của Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT thì việc
nghiên cứu đánh giá diễn biến chất lượng nước và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất
lượng môi trường nước sông Thị Tính là việc làm cần thiết, đảm bảo các mục tiêu
phát triển hiện tại và đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai của các địa phương
trong lưu vực Thị Tính nói riêng và toàn tỉnh Bình Dương nói chung.
Đề tài này cũng góp phần làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện thông tư số
02/2009/TT-BTNMT đối với việc cấp phép xả thải cho các cơ quan quản lý tài nguyên
nước; các tổ chức, cá nhân có hoạt động xả nước thải vào sông Thị Tính.
Qua đề tài này, tác giả cũng đề xuất thêm một số phương pháp cho việc đánh giá diễn
biến chất lượng nước sông Thị Tính, cụ thể là phương pháp đánh giá diễn biến chất
lượng nước bằng chỉ số chất lượng nước (WQI) và Phương pháp chỉ số đa dạng sinh

học. Việc so sánh kết quả của các phương pháp, cùng với các kiểm nghiệm thực tế,
cũng nhằm đưa ra các đánh giá trực quan hơn, toàn diện hơn về diễn biến chất lượng
nước sông Thị Tính trong những năm gần đây.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-

Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Thị Tính từ năm 1999 đến nay bằng
phương pháp chỉ thị sinh học và từ năm 2006 đến nay bằng phương pháp quan
trắc môi trường và phương pháp xây dựng chỉ số chất lượng nước.

-

Đánh giá định tính hiện trạng khả năng chịu tải của sông Thị Tính nhằm phục vụ
cho việc áp dụng thông tư 02/2009 về cấp phép xả thải cho các hoạt động phát
triển kinh tế xã hội trên lưu vực sông Thị Tính

-

Đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp chất lượng nước phục vụ cho sự phát
triển kinh tế xã hội trên địa bàn lưu vực Thị Tính.

3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


Luận văn thạc sĩ

-4-


Khoa học Môi trường K17

-

Phạm vi không gian nghiên cứu: Lưu vực sông Thị Tính – Tỉnh Bình Dương.
Không gian tập trung thu mẫu chính đoạn từ phía trên Cầu Bến Cát 5km trở về
cửa sông (Ngã ba sông Thị Tính và sông Sài Gòn). Chiều dài đoạn sông thu mẫu
khoảng trên 30 km.

-

Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nguồn tác động đến chất lượng nước và diễn biến
chất lượng nước sông Thị Tính.

Đối tượng nghiên cứu:
Hiện trạng chất lượng nước sông Thị Tính bằng các chỉ tiêu lý, hóa, sinh và diễn
biến chất lượng nước sông Thị Tính theo không gian và thời gian bằng việc đánh
giá các thông số này.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
-

Khảo sát và thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên và KTXH lưu vực sông Thị
Tính.

-

Khảo sát, thu thập thông tin về hiện trạng phát thải vào lưu vực sông Thị Tính,


-

Khảo sát, lấy mẫu, phân tích mẫu nước và mẫu sinh học để đánh giá hiện trạng
CLN sông Thị Tính

-

Áp dụng, tính toán và so sánh số chất lượng nước (Water Quanlity Index - WQI),
chỉ số đa dạng sinh học để đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Thị Tính
theo không gian và thời gian,

-

Đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ môi trường nước sông Thị Tính.

5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Để đạt được các mục tiêu và nội dung công việc nêu trên, các phương pháp nghiên cứu
chính sau đây đã được sử dụng trong đề tài:
-

Phương pháp khảo sát, thực địa:
+
+

+

-

Tiếp cận, thu thập các tài liệu, các nghiên cứu liên quan.
Phân tích, đánh giá, tổng hợp và kế thừa các nội dung phù hợp phục vụ

cho việc nghiên cứu của đề tài.
Lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu đối với các số liệu thu thập và các số
liệu mà tác giả nghiên cứu được.
Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


Luận văn thạc sĩ

-

-5-

Khoa học Môi trường K17

Phương pháp đánh giá hiện trạng và diễn biến CLN bằng Quy chuẩn chất lượng
Việt Nam 2008, bằng chỉ số WQI và bằng chỉ số đa dạng sinh học tích hợp với
GIS.

Mỗi phương pháp được áp dụng đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định cho việc
kết luận và đánh giá kết quả nghiên cứu. Cơ sở khoa học để tác giả lựa chọn phương
pháp và nội dung thực hiện cụ thể của từng phương pháp được trình bày cụ thể ở
chương 2 của đề tài này.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học:
Đề tài có ý nghĩa trong việc đánh giá về hiện trạng và diễn biến chất lượng nước sông
Thị Tính từ năm 1999 đến nay. Bổ sung thêm các kết quả nghiên cứu chất lượng nước
sông Thị Tính tổng quan hơn so với các nghiên cứu trước đây.
Ý nghĩa thực tiễn:

-

Đề tài nhằm làm sáng tỏ bức tranh về hiện trạng môi trường nước sông Thị Tính
đến thời điểm năm 2010.

-

Tham gia dự báo diễn biến của môi trường nước sông Thị Tính do các hoạt động
của các khu công nghiệp, khu dân cu, đô thị gây ra. Từ đó đánh giá khả năng
chịu tải hiện tại của sông Thị Tính.

-

Kiến nghị các cơ sở cho việc cấp phép xả thải cho các KCN và KDC trên địa bàn
lưu vực sông Thị Tính.

-

Bổ sung thêm các công cụ cho việc đánh giá chất lượng nước sông Thị Tính dưới
tác động phát triển kinh tế xã hội nhằm phục vụ cho việc quy hoạch các giải pháp
nhằm sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Thị Tính
nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung.

-

Đề xuất một mạng lưới các trạm quan trắc nhằm giám sát chất lượng nước sông
Thị Tính.

Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.



-6-

Luận văn thạc sĩ

Khoa học Môi trường K17

CHƯƠNG 1.
ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm môi trường tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Toàn bộ lưu vực sông Thị Tính hầu như nằm trên địa phận tỉnh Bình Dương, thuộc khu
vực miền Đông Nam bộ, nằm về phía Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên bản đồ địa lý, lưu vực sông Thị Tính có tọa độ 106022’ ÷ 106040’ Kinh Đông và
11015’ ÷ 1103’ Vĩ Bắc. Lưu vực có dạng hình lông chim khá rõ.
Tổng diện tích lưu vực khoảng 78.000 ha, chiếm 28,75% diện tích toàn tỉnh Bình
Dương. Lưu vực trải rộng trên 4 huyện thị bao gồm: huyện Dầu Tiếng, huyện Bến Cát,
huyện Tân Uyên và thị xã Thủ Dầu Một, trong đó huyện Dầu Tiếng và huyện Bến Cát
chiếm diện tích đáng kể.
Hai huyện Bến Cát và Dầu Tiếng chiếm phần lớn diện tích lưu vực (trên 98%) và hai
huyện Tân Uyên và TX. Thủ Dầu Một chiếm một phần diện tích nhỏ (<1%), (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Các huyện thị thuộc lưu vực sông Thị Tính
TT
1
2
3
4

Huyện, thị
Huyện Dầu Tiếng

Huyện Bến Cát
Huyện Tân Uyên
Thị xã Thủ Dầu Một
Tổng

Diện tích (ha)
33.068
43.610
404
699
77.783

Tỷ lệ (%)
42,5
56,1
0,5
0,9
100

Nguồn: Sở Tài Nguyên môi trường tỉnh Bình Dương, 2009.
Căn cứ vào mạng lưới sông suối và địa hình, ranh giới lưu vực sông Thị Tính và ranh
giới hành chính (Hình 1.1), thì lưu vực sông Thị có một phần nhỏ nằm trên địa bàn tỉnh
Bình Phước (giáp ranh ở phần phía Bắc của tỉnh Bình Dương).
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Nhìn chung địa hình lưu vực sông Thị Tính tương đối thấp, bằng phẳng và bị phân cắt
bởi mạng lưới các suối nhánh trên nền địa chất ổn định, vững chắc và phổ biến là những
dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau. Địa hình lưu vực biến đổi theo kiểu “lượn sóng”, xen

Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.



Luận văn thạc sĩ

-7-

Khoa học Môi trường K17

giữa các đồi thấp là thung lũng nhỏ hẹp, vùng ven sông thường ngập nước trong mùa
mưa với hướng dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam.

Hình 1.1. Ranh giới Lưu vực sông Thị Tính [22]

Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


-8-

Luận văn thạc sĩ

Khoa học Môi trường K17

Độ cao địa hình dao động trong khoảng từ 10 – 50m, bình quân khoảng 25m (so với
mực nước biển). Có thể xác định lưu vực sông Thị Tính bao gồm 3 dạng địa hình chính
sau đây:
Vùng thung lũng bãi bồi: phân bố dọc theo các sông suối trên lưu vực. Đây là vùng đất
thấp, phù sa mới, phì nhiêu, bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 5 – 10m.
Vùng địa hình bằng phẳng: nằm sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình tương đối
bằng phẳng, độ dốc 2 – 12o, độ cao trung bình khoảng 10 – 30m.
Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng: nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các đồi
thấp với đỉnh bằng phẳng, độ dốc khoảng 5 – 15o, độ cao phổ biến từ 30 – 60m.

Trong thời gian gần đây, địa hình tự nhiên này đang bị biến động mạnh chủ yếu do các
hoạt động phát triển KT-XH diễn ra trên lưu vực như: công nghiệp, đô thị, du lịch…
Từ ngã ba sông Sài Gòn – Thị Tính đến đập Thị Tính có thể chia địa hình sông Thị Tính
thành 3 phân đoạn như sau:
Bảng 1.2. Phân đoạn địa hình từ ngã ba sông Sài Gòn–Thị Tính đến đập Thị Tính
Phân đoạn

Chiều dài
sông chính
(km)

Cao độ đáy
sông (km)

Độ rộng
TB sông
(m)

Cao độ mặt
ruộng ven
sông (m)

Từ ngã ba sông Sài Gòn –
Thị Tính đến hạ nguồn suối
Bến Trắc

10,5

-7,3 ÷ 6,13


15

-

Từ cửa suối Bến Trắc đến
cửa suối Nhà Mát

23,5

6,13 ÷ 2,02

12

1,2 ÷ 2,0

Từ cửa suối Nhà Mát đến
đập Thị Tính

16

2,02 ÷12,02

8

2,0 ÷ 4,0

Nguồn: Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi II, 2004
Nhìn chung, mặt ruộng ven sông Thị Tính khu vực từ cửa suối Bến Trắc đến cửa suối
Nhà Mát chủ yếu là các vùng ruộng bằng phẳng trồng lúa và vườn cây ăn trái. Còn đoạn
từ cửa suối Nhà Mát đến đập Thị Tính, chủ yếu là các bờ tre, nứa, cỏ dại mọc lấn sâu

xuống lòng sông.
1.1.3. Thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đất trên lưu vực, quyết định nhất trong sự
phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp khác nhau. Trên lưu vực có 4 loại đất: đất xám,
đất đỏ vàng, đất dốc tụ và đất phù sa, trong đó đất xám chiếm tỷ lệ diện tích cao nhất
Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


Luận văn thạc sĩ

-9-

Khoa học Môi trường K17

(Bảng 1.3).
Đất phù sa và đất dốc tụ: phân bố ven sông suối có điạ hình thấp, thành phần cơ giới
thịt nhẹ, tỷ lệ cát chỉ chiếm 25-30%, sét 30-35%, kết dính, giữ nước và phân tốt.
Đất xám và đất đỏ vàng trên phù sa cổ: phân bố ở vùng có địa hình cao hơn, tiếp nối đất
phù sa và đất dốc tụ, có thành phần cơ giới nhẹ (pha cát), tỷ lệ cát cao từ 40 - 60%, kết
cấu rời rạc, giữ nước và phân kém.
Bảng 1.3: Các loại đất và diện tích trên lưu vực sông Thị Tính
Loại đất

Diện tích (ha)

Đất xám
Đất đỏ vàng
Đất dốc tụ
Đất phù sa
Đất phèn

Tổng

59253
7472
6723
4230
95
77.783

Tỷ lệ (%)
76,2
9,6
8,6
5,4
0,1
100

Nguồn: Sở Nông Nghiệp phát triển nông thôn Tỉnh Bình Dương, 2009
1.1.4. Đặc điểm khí hậu
Lưu vực sông Thị Tính nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, phân bố
thành 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa từ tháng 5 - 11 và mùa khô từ khoảng tháng 12
năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa lượng mưa chiếm khoảng 80 – 85% lượng
mưa cả năm, mùa khô hầu như không mưa.
Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm cao (26,7oC) và khá ổn định. Biến thiên nhiệt
độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 4,6oC. Tuy nhiên, biến thiên nhiệt
độ ngày thì khá cao khoảng 10oC. Nhiệt độ không khí tháng nóng nhất (tháng 5): 29,5
o
C. Nhiệt không khí tháng lạnh nhất (tháng 2): 24,9 oC
Lượng bức xạ mặt trời:

-

Lượng bức xạ hàng năm khoảng 150 kcal/cm2

-

Lượng bức xạ trung bình hàng ngày khoảng 480 cal/cm2

Độ bốc hơi
Độ bốc hơi trong năm tương đối lớn, có khi độ bốc hơi lớn hơn cả lượng mưa trong
cùng một thời đoạn, độ bốc hơi trung bình năm vào khoảng 1.300-1.450 mm. Độ bốc
hơi trung bình ngày tính cho tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất có sự biến đổi rất lớn,

Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


Luận văn thạc sĩ

-10-

Khoa học Môi trường K17

độ bốc hơi trung bình ngày tính cho tháng nóng nhất là 136 mm và độ bốc hơi trung
bình ngày tính cho tháng lạnh nhất là 70 mm. Bốc hơi trung bình ngày: 3,5 mm/ngày;
Bốc hơi ngày tối đa: 6,05 mm/ngày; Bốc hơi ngày tối thiểu: 1,97 mm/ngày.
Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí trong năm tương đối cao và có sự biến đổi theo mùa khá rõ, chênh
lệch độ ẩm giữa hai mùa khoảng 7,8%. Độ ẩm trung bình vào mùa mưa là 86,4% và độ
ẩm trung bình vào mùa khô là 78,6%. Độ ẩm trung bình hàng năm: 82%; Độ ẩm không
khí tối thiểu: 72% (tháng 3); Độ ẩm không khí tối đa: 91% (tháng 9)

Lượng mưa:
Trong những năm gần đây, lương mưa ở lưu vực có khuynh hướng giảm dần, lượng
mưa bình quân hằng năm: 1.950 mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 85 –
95% lượng mưa hàng năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 9 với hơn 400 mm. Lượng mưa
năm nhiều nhất: 2.680 mm; Lượng mưa năm thấp nhất: 1.136 mm.
Chế độ gió
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt
đới. Tốc độ gió bình quân khoảng 0,7 m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s.
1.1.5. Thảm thực vật
Thảm phủ thực vật trên lưu vực chủ yếu là các loại cây công nghiệp như cao su, điều;
các loài cây ăn trái: sầu riêng, xoài, mít... và một số ít rừng thứ sinh ở các vùng đồi cao
với các loại cây như: keo tai tượng, cây bụi, le, tre...Hiện nay không còn rừng nguyên
sinh trên lưu vực, các loại cây bụi thủy sinh đang dần dần được thay thế bằng cây vườn.
Vùng rừng trồng và rừng tái sinh không còn nhiều.
Vùng hạ lưu, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra chóng trên lưu vực sông Thị
Tính với việc hình thành các KCN, CCN, khu du lịch và các khu dân cư tập trung, vì
vậy thảm phủ thực vật khu vực hạ nguồn sông Thị Tính đang đần bị thay thế bởi các
công trình xây dựng. Vùng ven sông Thị Tính còn có các ruộng lúa nước hai vụ.
1.1.6. Đặc điểm thủy văn
1.1.6.1. Nước mặt
Gồm sông chính (Thị Tính) và hệ thống suối nhánh.
Sông chính: Thị Tính
Sông Thị Tính bắt nguồn từ đồi cao của Chơn Thành, cách mực nước biển khoảng 50m.
Đường phân lưu chung với sông Sài Gòn ở phía Tây và Bắc, sông Bé ở phía Đông.
Dòng chính của sông Thị Tính chạy theo hướng chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


-11-


Luận văn thạc sĩ

Khoa học Môi trường K17

qua thị trấn Bến Cát rồi đổ vào sông Sài Gòn ở Phú An, cách thị xã thủ Dầu Một
khoảng 6 km về phía thượng lưu.
Sông Thị Tính có diện tích toàn bộ 840 km2, chiều dài sông Thị Tính khoảng 80 km, độ
dốc trung bình lòng sông (Js) vào loại nhỏ (Js = 0,7 ÷ 0,8%). Mật độ sông suối trên toàn
bộ lưu vực khoảng 0.3 km/km2 với tổng chiều dài các sông suối là 250 km. Hầu hết các
sông suối chảy trên hệ trầm tích đệ tứ với độ dốc nhỏ.
Hệ thống suối nhánh
Dọc sông có sự hình thành một số con suối với khoảng cách tương đối đều nhau và tập
trung chủ yếu về phía bờ phải như: suối Cam Xe, suối Đá Yêu, suối Hồ Muồng, suối
Nhà Mát, suối Cầu Trệt, suối Đông Sổ, suối Cầu Đò, suối Bến Trắc và suối Cầu Định.
Ở phía bờ trái, chỉ có suối Cầu Trắc đổ vào hồ Thị Tính là đáng kể về mặt lưu lượng,
các suối còn lại đang dần bị bồi lắng, co hẹp bởi sự xói mòn đất và phát triển mạnh của
các loài cây hoang dại. Trên các suối nhánh, dòng chảy phụ thuộc theo mùa. Vào mùa
khô, có đoạn suối hầu như không có nước.
Sự phát triển của lưu vực tập trung phía tả của dòng chính. Nơi thượng nguồn đã xây
dựng hồ Thị Tính năm 1985. Phần hạ lưu Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi II đang
triển khai dự án cải tạo lòng sông nhằm tiếp nhận nước từ hồ Phước Hòa sau này.
Bảng 1.4: Hệ thống suối nhánh trên lưu vực sông Thị Tính
Khoảng cách từ
Chiều dài
Diện tích
cửa sông
TT Tên suối
2
suối (km)
lưu vực (km )

Thị Tính (km)
1 Suối Cam Xe
50
225
28,5
2 Suối Đỏ
50
20
6
3 Suối Đen
48,8
32,8
9
4 Suối Đá Yêu
45
103
15,7
5 Suối Thằng Nù
43
15,2
7,2
6 Suối Hồ Muồng
40,8
22
5,8
7 Suối Nhà Mát
34
32
8,3
8 Suối Đồng Sổ

16,8
109
17
9 Suối Bến Cha Vi
16,8
72
15
10 Suối Bến Trắc
10,3
45
9,2
11 Suối Tân Định
3,8
22
4,8
Nguồn: Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi II, 3/2004
1.1.6.2. Hình thái học của sông Thị Tính
Địa hình: sông Thị Tính có dạng biến đổi từ dạng địa hình miền núi sang địa hình dạng
đồng bằng, có thể phân thành 3 đoạn:

Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


Luận văn thạc sĩ

-12-

Khoa học Môi trường K17

-


Đoạn từ K16 (Cầu Đò) ÷ K21 cao độ đáy sông biến đổi từ -5,26 lên ÷2,72m.
Chiều rộng sông trung bình 12m. Cao độ mặt ruộng hai ven sông biến đổi từ 1,2
÷ 2,0m. Ruộng bờ bên phải trồng lúa, bờ bên trái là vườn cây ăn trái.

-

Đoạn từ K21 ÷ K27 cao độ đáy sông biến đổi từ -2,72 ÷ -0,29 chiều rộng lòng
sông biến đổi không đều, có mặt cắt rộng trung bình 10m, có mặt cắt rộng 8m.
Cao độ mặt ruộng hai bên sông biến đổi từ 2,0 ÷ 4,0m, đây là vùng cây tre, cỏ
dại mọc lấn ra sông.

-

Đoạn từ K27 ÷ K37 + 170 cao độ lòng sông biến đổi từ -0,29 ÷ + 4,12m, chiều
rộng lòng sông trung bình 7 ÷ 8m. Ruộng đất hai bên sông là các cụm tre cỏ, lấn
sâu xuống lòng sông.

Hình dạng: lưu vực có dạng hình lông chim khá rõ. (Hình 1.2).
Thảm phủ thực vật: chủ yếu là rừng cao su, điều và các loại cây ăn trái khác. Ở đây
không còn rừng nguyên sinh, các loại cây bụi nguyên thủy dần dần được thay thế bằng
các loại cây vườn. Trên nền đất bazan thuộc phức hệ bở rời, thấm nước mạnh nhưng giữ
nước kém, dòng chảy kiệt sẽ nhỏ, lũ tập trung nhanh và ác liệt, mô đuyn đỉnh lũ sẽ lớn.
Dòng chảy:
Hướng dòng chảy: Dòng chính của sông Thị Tính chảy theo hướng Tây Bắc – Đông
Nam qua thị trấn Bến Cát rồi đổ vào sông Sài Gòn ở Phú An, cách thị xã Thủ Dầu Một
khoảng 6km về phía thượng lưu.
Tính chất dòng chảy: mang đặc điểm của sông đồng bằng là chính. Độ dốc lòng sông
nhỏ ngoại trừ đoạn từ suối Hồ Muồng trở lên có độ dốc tương đối lớn. Dòng chảy trong
sông chịu tác động bởi thủy triều từ sông Sài Gòn truyền vào. Lòng sông từ Cầu Đò lên

thượng nguồn bị thu hẹp do bồi lắng và đặc biệt là các loại cây bụi như tre, cây có gai,
cây họ dứa lá to… càng lên thượng lưu mức độ thu hẹp càng mạnh.
Có thể chia sông Thị Tính thành 2 phần với đặc điểm tự nhiên và chế độ thủy văn, thủy
lực khác nhau.
Phần thượng nguồn: từ phía trên suối Hồ Muồng về phía thượng nguồn, có diện tích lưu
vực phần này khoảng 277 km2 với chiều dài sông chính khoảng 30km. Phần này có đặc
tính lưu vực đồi núi trung du, độ dốc tương đối lớn, dòng chảy trong sông hoàn toàn
phụ thuộc vào chế độ nước mặt do mưa và sự điều tiết của lưu vực nên mùa khô lượng
nước trên sông rất nhỏ. Trong mùa mưa, lúc triều xuống chế độ nước sông ưu thế nên
vận tốc dòng cực đại khá lớn, nước chảy khá xiết, đặc biệt là ở các khu vực điểm uốn
của sông và nơi có thiết diện sông nhỏ. Do đó, đây cũng là điểm khó khăn trong quá

Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


-13-

Luận văn thạc sĩ

Khoa học Môi trường K17

trình tiếp cận khảo sát trên sông trong cả 2 đợt tiếp cận thu mẫu cho đề tài, đặc biệt là
đợt thu mẫu mùa khô năm 2010.
Phần hạ lưu: Phần hạ lưu giới hạn bởi đập Thị Tính tới cửa sông nối với sông Sài Gòn
từ phía dưới suối Hồ Muồng về đến ngã ba sông Thị Tính và sông Sài Gòn, dài 46,8km,
diện tích vào khoảng 560 km2. Phần này mang tính chất nửa đồi nửa đồng bằng với độ
dốc lòng sông nhỏ, chế độ dòng chảy trong sông chịu ảnh hưởng của dòng triều từ sông
Sài Gòn nên nguồn nước dồi dào, việc tiếp cận khảo sát ở phần này khá thuận lợi hơn.
Chuẩn dòng chảy năm
Quá trình biến động dòng chảy phụ thuộc cơ bản vào quá trình mưa. Thời kỳ mưa lớn sẽ

tương ứng với thời kỳ nước lớn và ngược lại dòng sông sẽ cạn khi ít mưa. Tuy nhiên do
có sự điều tiết lại của lưu vực mà mùa dòng chảy sẽ bắt đầu hay kết thúc chậm hơn mùa
mưa. Thời khoảng lệch pha này xấp xỉ khoảng 1 tháng. Tùy theo mỗi năm khi mà mùa
mưa đến và kết thúc sớm hay muộn mà hai tháng này có lượng dòng chảy lớn hơn hay
nhỏ hơn giới hạn phân mùa.
Dòng chảy lũ: Dòng chảy lũ và dòng chảy lớn nhất xác định đặc điểm chung của chế độ
dòng chảy sông ngòi của một vùng. Trong năm mùa lũ kéo dài từ tháng (VII – XI). Mùa
lũ có lượng dòng chảy chiếm tới 85% lượng dòng chảy cả năm. Mùa này vào tháng IX
và X có dòng chảy lớn hơn cả. Lũ lớn nhất trong năm thường xuất hiện vào 2 tháng này.
Dòng chảy kiệt: Dòng chảy kiệt là dòng nước trong sông ở thời kỳ từ lúc kết thúc nùa lũ
cho đến lúc bắt đầu mùa lũ của năm tiếp theo. Lượng dòng chảy kiệt do nước ngầm
cung cấp. Trong các tháng trong năm thì từ tháng XII đến tháng VI năm sau là mùa kiệt,
vì vậy từ tháng I đến tháng IV lượng dòng chảy là tương đối nhỏ. Dòng chảy nhỏ nhất
thường xuất hiện vào tháng IV hàng năm. Khi đó lượng nước ngầm đã cạn kiệt, bề mặt
lưu vực khô cằn và khả năng bốc hơi là lớn nhất. Do đó khoảng thời gian này mang đầy
đủ ý nghĩa của mùa kiệt.
Bảng 1.5: Lưu lượng dòng chảy sông Thị Tính
Các trạm đo
Trạm Long Hòa
Trạm Cầu Đò

Tối thiểu
12,1
17,3

Lưu lượng (m3/s)
Trung bình
20,6
34,4


Tối đa
24,5
57,0

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Dương, 2009

Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


Luận văn thạc sĩ

-14-

Khoa học Môi trường K17

Hình 1.2: Mạng lưới sông suối lưu vực sông Thị Tính

Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


Luận văn thạc sĩ

-15-

Khoa học Môi trường K17

Bảng 1.6. Các đặc trưng cơ bản về hình thái học dòng chính sông Thị Tính
TT
I
1

2
3
4
5
6
7
8
9
II
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Đặc trưng
Tuyến đập Thị Tính
Diện tích lưu vực
Chiều dài sông chính
Tổng độ dài sông suối
Mật độ sông suối
Độ rộng bình quân lưu vực
Hệ số hình dạng lưu vực
Độ cao bình quân lưu vực
Độ hạ thấp lưu vực
Độ dốc bình quân lòng sông

Toàn bộ sông Thị Tính
Diện tích lưu vực
Chiều dài sông chính
Tổng độ dài sông suối
Mật độ sông suối
Độ rộng bình quân lưu vực
Hệ số hình dạng lưu vực
Độ cao bình quân lưu vực
Độ hạ thấp lưu vực
Độ dốc bình quân lòng sông

Đơn vị

Trị số

km2
km
km
km/km2
km

277,0
32,0
87,0
0,31
8,66
0,27
30,0
43,0
1,36


m
m
%o
km2
km
km
km/km2
km
m
m
%o

840,0
80,0
251,0
0,30
10,50
0,13
25,0
50,0
0,66

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Dương, 2004
1.1.6.3. Vai trò của sông Thị Tính và quy hoạch sử dụng nước
Cũng như các lưu vực sông khác, sông Thị Tính đóng một vai trò quan trọng trong việc
thực hiện các chức năng môi trường của nó. Hiện nay, sông Thị tính đang đang được
khai thác sử dụng cho nhiều mục đích phát triển kinh tế xã hội, có thể kể đến các vai trò
chính như sau:
Cấp nước: Sông Thị Tính là nguồn cung cấp nguồn nước mặt phong phú phục vụ cho

các hoạt động kinh tế - xã hội – văn hóa. Theo quy hoạch, hiện nay trên địa bàn lưu vực
đã có 2 nhà máy cấp nước sinh hoạt đã đi vào hoạt động, bao gồm:
Bảng 1.7: Nhà máy xử lý nước sinh hoạt trên sông Thị Tính
Nhà máy nước
Công suất
Điểm lấy nước
STT (NMN)
(m3/ngày)
Tân Định An
10.000
Sông Thị Tính khu vực thị trấn Tân Định An
1
Mỹ Phước
15.000
Sông Thị Tính khu vực thị trấn Mỹ Phước
2
Nguồn: Công ty Cấp thoát nước và Môi trường Bình Dương, 5/2009

Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


Luận văn thạc sĩ

-16-

Khoa học Môi trường K17

Thoát nước:
Sông Thị Tính hiện đang là nguồn tiếp nhận nước thải của các KCN/CCN trong lưu vực
sông Thị Tính. Có 4 KCN/CCN đang hoạt động với lưu lượng nước thải phát sinh hiện

khoảng 6.825 m3/ngđ. 19 nhà máy phân tán trong lưu vực sông Thị Tính cũng đang thải
nước vào đây với tổng lưu lượng phát thải hiện khoảng 16.240 m3/ng.đ.
Ngoài tiếp nhận nước thải công nghiệp, sông Thị Tính còn là nơi tiếp nhận nước thải
sinh hoạt và nước mưa chảy tràn trong lưu vực. Ngoài ra, sông Thị Tính góp phần bổ
sung vào nguồn nước mặt sông Sài Gòn, tăng lưu lượng dòng chảy của sông và góp
phần đẩy mặn phía hạ lưu sông Sài Gòn.
Giao thông thủy: Hoạt động giao thông thủy trên dòng chính sông Thị Tính tương đối
phát triển, đặc biệt là đoạn từ ngã ba sông Sài Gòn – Thị Tính đến thị trấn Mỹ Phước do
đoạn này có chiều rộng và độ sâu thích hợp và hoạt động kinh tế xã hội trên đoạn này
cũng phát triển hơn nhiều so với các vùng khác.
Tưới tiêu: Sông Thị Tính và các suối phục vụ nguồn nước tưới tiêu chính cho các hoạt
động nông nghiệp trên toàn lưu vực.
1.1.6.4. Nước ngầm
Nước ngầm lưu vực sông Thị Tính xuất hiện ở độ sâu cách mặt đất từ 2m đến 20 m và
thay đổi theo mùa cũng như theo vị trí. Hướng chảy chủ yếu theo hướng dốc của địa
hình ra sông. Hiện chưa xác định chính xác trữ lượng nhưng được đánh giá là khá
phong phú. Các giếng đào ở độ sâu 15 - 20m đều có nước. Các giếng khoan 70 – 100m
có lưu lượng bình quân 3 - 4 lít/giây. Chất lượng nước ngầm khá tốt, hiện nay đang
được nhân dân sử dụng để sinh hoạt, tưới rau và lúa.
1.2. Đặc điểm môi trường kinh tế xã hội
1.2.1. Kinh tế
Bình Dương là một trong 7 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng có nền
kinh tế năng động nhất cả nước, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tập trung sản xuất
hàng hoá với số lượng lớn và công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, trong địa bàn lưu vực sông
Thị Tính thì có Huyện Bến Cát là có các hoạt động phát triển kinh tế xã hội mạnh hơn
cả. Các hoạt động công nghiệp, đô thị hóa đều tập trung chính ở huyện này. Các huyện
còn lại trên địa bàn lưu vực chủ yếu phát triển nông nghiệp là chính.
1.2.1.1. Hoạt động công nghiệp
Lưu vực sông Thị Tính có tốc độ công nghiệp hóa tương đối chậm hơn các địa phương
khác trong tỉnh Bình Dương như Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một.

Hiện nay, tốc độ phát triển công nghiệp trên lưu vực cao nhất là ở địa bàn huyện Bến
Cát với cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


-17-

Luận văn thạc sĩ

Khoa học Môi trường K17

nông nghiệp - thương mại dịch vụ. Các số liệu thống kê cho thấy tốc độ công nghiệp
hóa trên địa bàn huyện Bến Cát tương đối cao trong giai đoạn 2000 – 2003 với số doanh
nghiệp đăng ký tăng bình quân 12,76 %/năm và giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình
quân 35,37 %/năm. Huyện Dầu Tiếng, tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn
huyện có xu hướng gia tăng với tốc độ bình quân 8,33 %/năm.
Trong những năm gần đây với chủ trương quy hoạch của tỉnh và huyện, các đơn vị đầu
tư tập trung về điạ phương ngày càng nhiều, đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa trên lưu
vực sông Thị Tính.
Hiện nay trên lưu vực sông có 3 KCN (Mỹ Phước I, II, III), 1 CCN (Tân Định), (Bảng
1.8) và 19 cơ sở sản xuất kinh doanh nằm ngoài KCN, CCN thuộc các ngành nghề khác
nhau đang hoạt động (Bảng 1.9, hình 1.3).
Bảng 1.8: Các KCN, CCN đang hoạt động tại trên lưu vực sông Thị Tính
Tên KCN/CCN
KCN
Mỹ Phước I
Mỹ Phước II
Mỹ Phước III
CCN
Tân Định


Địa điểm
Huyện Bến Cát
Thị trấn Mỹ Phước
Thị trấn Mỹ Phước
Xã Thới Hòa
Xã Tân Định

Diện tích (ha)
2.738
2.738
377
471
890
47
47

Tình trạng
Đang hoạt động
Đang hoạt động
Đang hoạt động
Đang hoạt động

Nguồn: Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Bình Dương, 2009.
Các KCN, CCN sản sinh một lượng lớn nước thải sản xuất với thành phần đặc trưng
cho từng ngành sản xuất, tuy đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng nước đầu ra sau xử
lý có lúc chưa đạt tiêu chuẩn môi trường.
Đối với các nhà máy, xí nghiệp nằm ngoài KCN, CCN thuộc các ngành nghề có lưu
lượng, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm cao. Nước thải hầu hết chưa được xử lý
triệt để thải thẳng ra các kênh, rạch, sông suối gây ô nhiễm hữu cơ và còn ảnh ưởng đến
tầng nước ngầm mạch nông.

Bảng 1.9: Các cơ sở sản xuất phân tán trên lưu vực sông Thị Tính
Cơ sở
Ngành sản xuất giấy, bao bì (08)
DNTN Thuận An
Cty TNHH Giấy Vĩnh Cơ
Cty TNHH Giấy bao bì Đồng Tiến
Công ty TNHH Hiệp Lợi
Công ty TNHH Vạn Phát
Cty TNHH Giấy Chánh Dương
Cty TNHH Tân Quảng Phát

Địa điểm
Xã Tân Định, huyện Bến Cát
Xã Tân Định, huyện Bến Cát
Xã Tân Định, huyện Bến Cát
Xã Tân Định, huyện Bến Cát
Xã Tân Định, huyện Bến Cát
KCN Mỹ Phước, huyện Bến cát
Xã Lai Hưng, huyện Bến Cát

Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


Luận văn thạc sĩ

-18-

Cơ sở
Cty TNHH Giấy Công Thành
Ngành chế biến mủ cao su (06)

Cty TNHH Hiệp Thành
Cty TNHH Cao su Phương Nam
Cty TNHH Kumho Việt Nam
Nhà máy chế biến mủ cao su Long Hòa - Công
ty Cao su Dầu Tiếng
Nhà máy chế biến mủ cao su Phú Bình - Công
ty Cao su Dầu Tiếng
Cty TNHH Cao su Minh Tân
Ngành chế biến thực phẩm (01)
Nhà máy rượu GSI
Ngành chăn nuôi gia súc (04)
Cty TNHH San Miguel Fure Food
Cty TNHH Darby JL Genetics
Cty TNHH Nông Sản Đài Việt
Cty TNHH Chăn nuôi Hanpork

Khoa học Môi trường K17

Địa điểm
Xã An Lập, huyện Dầu Tiếng
Xã Lai Uyên, huyện Bến Cát
Xã Lai Uyên, huyện Bến Cát
Xã Lai Uyên, huyện Bến Cát
Xã Long Hòa, huyện. Dầu Tiếng
Xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng
Xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng
Xã Thới Hòa, huyện Bến Cát
Xã Lai Hưng, huyện Bến Cát
Xã Long Nguyên, huyện Bến Cát
Xã Lai Uyên, huyện Bến Cát

Xã Long Nguyên, huyện Bến Cát

Nguồn: Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Bình Dương, 2009.
1.2.1.2. Nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp khoảng 69.785 ha, chiếm 87,4% tổng diện tích tự nhiên
của lưu vực.
Trồng trọt: Diện tích đất trồng cây hàng năm ngày càng giảm, chủ yếu là giảm diện tích
đất trồng cây lương thực và hoa màu do chuyển sang đất công nghiệp, khu dân cư và
chuyển đổi sang trồng cây lâu năm. Tổng diện tích đất tồng cây lâu năm ngày càng tăng,
chủ yếu là tăng diện tích đất trồng cây cao su và cây ăn quả.
Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc tiếp tục phát triển thuận lợi nhờ thị trường tiêu thụ khá ổn
định. Riêng chăn nuôi gia cầm ở những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn trong việc
giải quyết đầu ra cho sản phẩm do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm tái phát.
Bảng 1.10: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên lưu vực sông Thị tính
Loại đất
Đất trồng cây lâu năm
Đất vườn tạp và thổ
Đất trồng lúa, màu
Đất trồng cây ăn quả
Cộng

Diện tích (ha)
51.322
7.678
6.609
2.401
68.010

Tỷ lệ diện tích (%)
75,5

11,3
9,7
3,5
100

Trong đó xã Long Nguyên, Lai Uyên (huyện Bến Cát) và Long Tân, Minh Thạnh, Long
Hòa (Dầu Tiếng) có diện tích canh tác cây lâu năm lớn (>30.000 ha); một số xã Long
Nguyên, Thới Hòa (Bến Cát) và An Lập (Dầu Tiếng) có diện tích canh tác lúa màu lớn.

Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


-19-

Luận văn thạc sĩ

Khoa học Môi trường K17

1.2.1.3. Cơ cấu sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên của lưu vực sông Thị Tính là 77.783 ha bao gồm đất nông
nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Bảng 1.11: Cơ cấu sử dụng đất lưu vực sông Thị Tính
Loại đất
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở

Đất chuyên dùng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất mặt nước chuyên dùng
Đất chưa sử dụng
Tổng cộng

Diện tích
(ha)
69.785
68.010
1.429
87
258
5.247
595
3.437
144
1.072
2.751
77.783

Tỷ lệ diện tích
từng loại đất (%)
100
97,5
2,0
0,1
0,4
100
11,3

65,5
2,7
20,4
100

Tỷ lệ diện tích
tự nhiên (%)
89,7
87,4
1,7
0,1
0,3
6,8

3,5
100

1.2.2. Xã hội
1.2.2.1. Diện tích và dân số
Diện tích phân bố của lưu vực sông Thị Tính trên địa bàn các huyện, thị được thể hiện ở
bảng sau:
Bảng 1.12: Diện tích lưu vực sông Thị Tính trên địa bàn các huyện, thị
Đơn vị hành chính

Thị xã Thủ Dầu Một
Huyện Dầu Tiếng
Huyện Bến Cát
Huyện Tân Uyên
Toàn lưu vực


Diện tích tự
Diện tích
2
nhiên (km ) trong lưu vực
sông Thị
Tính (km2)
87,88
7
719,84
330,68
588,37
436,1
613,44
4,05
2009,53
777,83

Tỷ lệ so với
diện tích tự
nhiên
7,97%
45,94%
74,12%
0,66%
38,71%

Tỷ lệ so với
diện tích lưu
vực
0,90%

42,51%
56,07%
0,52%

Nếu so với tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Bình Dương (2695,54 km2) thì diện tích
lưu vực sông Thị Tính (không tính địa phận Bình Phước) chiếm 28,86%.
Dân số
Dân số trên toàn lưu vực vào khoảng 150.000 người, quá trình sinh hoạt hằng ngày tạo
ra một lượng lớn nước thải với thành phần chủ yếu là các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy,
chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng, chất tẩy rửa, dầu mỡ, vi trùng… Nước thải sinh hoạt
Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


Luận văn thạc sĩ

-20-

Khoa học Môi trường K17

chưa được thu gom, xử lý, một phần tự thấm xuống đất, một phần theo hệ thống kênh
mương chảy ra sông suối. Đây là vùng nông thôn đang trong giai đoạn công nghiệp hóa,
đô thị hóa, mật độ dân số chưa cao (khoảng 2 người/ha), nước cấp cho sinh hoạt không
lớn (khoảng 50 – 100 lit/người.ngày) nên vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải sinh
hoạt chưa đến mức báo động. Trong tương lai, cùng với xu hướng gia tăng dân số và gia
tăng chất lượng cuộc sống, đây sẽ là một nguồn ô nhiễm lớn cho hệ thống sông, suối
trên lưu vực nếu không có biện pháp giảm thiểu.
1.2.2.2. Cơ sở hạ tầng
Cấp điện, nước
Nguồn điện lưới trung thế 22KV – hệ thống điện lưới quốc gia theo đường giao thông
cung cấp cho toàn khu vực, hiện trạng đường điện đã xây dựng cho các phường, xã là

100%.
Nguồn nước dùng cho các KCN hiện đang được dẫn chủ yếu từ các con sông trên địa
bàn huyện. Do đó, cần có quy hoạch vùng, trong đó cần phải có một nhà máy nước để
có thể đấu nối phục vụ cho phát triển công nghiệp.
Thông tin liên lạc
Các tuyến giao thông huyết mạch tại các huyện trong lưu vực đã được nâng cấp, mở
rộng. Hệ thống thông tin liên lạc phát triển và phủ kín hầu hết các xã, thị trấn của huyện.
Giao thông
Phát triển giao thông đường bộ khá tốt. Mạng lưới tỉnh lộ và huyện lộ được kết nối với
các trục giao thông chính và các đường vành đai đã kết nối giao thông thông suốt tới các
khu, cụm công nghiệp và các vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp.
Đối với giao thông đường thuỷ: tiếp tục nạo vét luồng lạch sông Thị Tính; cải tạo, nâng
cấp và xây dựng hệ thống cảng phục vụ vận chuyển, du lịch và dân sinh.
Nhìn chung, về cơ sở hạ tầng đường giao thông của tỉnh Bình Dương khá phát triển.
1.2.3. Qui hoạch phát triển tại lưu vực sông Thị Tính
Quy hoạch phát triển dân số
Dân số tăng bình quân 4,2 %/năm giai đoạn 2006 - 2010, tăng 5,9 %/năm giai đoạn
2011 - 2015 và 4,6 %/năm giai đoạn 2015 - 2020; trong đó, tốc độ tăng dân số tự nhiên
giảm, tốc độ tăng cơ học được duy trì ở mức hợp lý.
Trong khu vực hiện có 1 thị trấn: Thị trấn Mỹ Phước. Thị trấn có diện tích là 2.162 ha
với số dân là 31.908 người, là huyện lỵ và thuộc đô thị loại V.
Về phát triển đô thị, Bến Cát sẽ hướng đến chia tách thành 2 đô thị cấp quận làm vệ tinh
cho Tp.Bình Dương. Đô thị trung tâm phía Nam là Mỹ Phước và trung tâm phía Bắc là
Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


-21-

Luận văn thạc sĩ


Khoa học Môi trường K17

Bàu Bàng.
Quy hoạch phát triển kinh tế
Công nghiệp
Theo mục tiêu đề án quy hoạch tổng thể của tỉnh, dự kiến đến cuối năm 2010, Bến Cát
cơ bản trở thành một huyện công nghiệp, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp sẽ chiếm
74,6%, dịch vụ chiếm 17,9% và nông nghiệp chiếm 7,5% trong cơ cấu GDP. Tốc độ
tăng trưởng GDP hàng năm trung bình 25%/năm. Đến cuối năm 2020, trong cơ cấu kinh
tế của huyện, công nghiệp sẽ chiếm 64%, dịch vụ chiếm 29,9% và nông nghiệp khoảng
5,5%, tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 19,2%/năm.
Theo chủ trương quy hoạch của Tỉnh đến năm 2020 trên lưu vực sẽ có khoảng 8 KCN,
CCN được thành lập với tổng diện tích 3.273 ha. Danh mục các KCN, CCN qui hoạch
phát triển đến năm 2020 được trình bày trong bảng 1.13.
Bảng 1.13: Dự báo các KCN, CCN trên lưu vực sông Thị Tính đến 2020
Tên

Địa điểm

Diện tích (ha)
2007

KCN Mỹ Phước I

Thị trấn Mỹ
Phước
KCN Mỹ Phước II Thị trấn Mỹ
Phước
KCN Mỹ Phước III Xã Thới Hòa
KCN Thới Hòa

Xã Thới Hòa
KCN Bàu Bàng
Xã Lai Uyên
KCN Lai Hưng
Xã Lai Hưng
CCN Tân Định
Xã Tân Định
CCN An Điền
CCN Thanh An
Xã Thanh An
Cộng

2020

Loại hình
công
nghiệp

Module xử
lý nước
thải

377

377

Nhẹ

02


230

471

Nhẹ

03

1.000

1.000
200
1.000
78
47
100
50
3.323

Nhẹ
Nhẹ
Nhẹ
Nhẹ
Nhẹ
Nhẹ

04
02
04
01

01

47
1.895

Nguồn: Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Bình Dương, 2009.
Nông lâm nghiệp
Theo quy hoạch điều chỉnh nông – lâm – thủy sản đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 ngày
18/06/2004 của UBND tỉnh Bình Dương, quy hoạch phát triển nông nghiệp lưu vực
sông Thị Tính quán triệt các quan điểm sau:
- Khai thác tối ưu các lợi thế và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên tạo sản phẩm
có năng suất cao, chất lượng tốt tăng tính cạnh tranh.
- Phát triển đi đôi với chuyển dịch cơ cầu kinh tế, chăn nuôi là ngành chính (heo, bò),
cây công nghiệp lâu năm (cao su, điều, tiêu), cây ăn trái thế mạnh (bưởi, măng cụt,

Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


-22-

Luận văn thạc sĩ

Khoa học Môi trường K17

sầu riêng, mít, nghệ) và thủy sản.
- Chuyển mô hình canh tác truyền thống sang mô hình nông nghiệp ven đô.
Giao thông
Phát triển giao thông đường bộ theo hướng kết nối với hệ thống quốc lộ hiện đại tầm cỡ
khu vực, với sân bay quốc tế và cụm cảng biển Thị Vải - Vũng Tàu và hệ thống hạ tầng
kỹ thuật khác. Tập trung phát triển các trục giao thông đường bộ từ đại lộ Bình Dương đi

Dầu Tiếng, đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn. Mạng lưới tỉnh lộ và huyện lộ sẽ kết nối
với các trục giao thông và các đường vành đai nhằm kết nối giao thông thông suốt tới các
khu, cụm công nghiệp và các vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp. Phát huy hiệu quả
các tuyến đường sắt trên địa bàn.
Đối với giao thông đường thuỷ: tiếp tục nạo vét luồng lạch sông Thị Tính, cải tạo, nâng
cấp và xây dựng hệ thống cảng phục vụ vận chuyển, du lịch và dân sinh.
1.3. Hiện trạng phát thải ô nhiễm trên lưu vực sông Thị Tính
1.3.1. Các nguồn ô nhiễm
1.3.1.1. Nguồn thải dạng điểm
Trên lưu vực sông Thị Tính hiện có 3 KCN (Mỹ Phước I, Mỹ Phước II, Mỹ Phước III),
1 CCN (Tân Định) và 19 nhà máy nằm ngoài các KCN, CCN đang hoạt động thuộc các
ngành nghề khác nhau bao gồm sản xuất giấy, bao bì (08 nhà máy); chế biến mủ cao su
(06); chăn nuôi gia súc (04) và chế biến rượu các loại (01) với tổng diện tích đất công
nghiệp lên đến khoảng 1.654 ha, phân bố tập trung ở khu vực hạ lưu (khu vực huyện
Bến Cát).
ƒ Nguồn thải từ khu công nghiệp
Bảng 1.14: Hiện trạng các KCN, CCN trên lưu vực sông Thị Tính
Nguồn thải
KCN Mỹ Phước I
KCN Mỹ Phước II
KCN Mỹ Phước III
CCN Tân Định
Tổng cộng

Diện tích 2007 (ha)
377
230
1.000
47
1.654


Loại hình công
nghiệp
Nhẹ
Nhẹ
Nhẹ
Nhẹ

Hệ số lấp đầy
(%)
95
80
40
100

Nguồn: Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Bình Dương, 2009.

Nghiên cứu đánh giá diễn biến và đề xuất các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Thị Tính.


×