Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Hãy lựa chọn 1 công ty xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa mà bạn biết, tham khảo (đề xuất) bộ chứng từ xuất hoặc nhập khẩu cho công ty đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 16 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THẢO LUẬN
MÔN
KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
Đề bài:

“Hãy lựa chọn 1 công ty xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa mà bạn
biết, Tham khảo(đề xuất) bộ chứng từ xuất hoặc nhập khẩu cho công ty đó.”

Nhóm:
Lớp:
Giáo viên:
Danh sách thành viên nhóm:
1. Nguyễn Hải Anh
2. Hoàng Thu Hiền
3. Phạm Thị Tuyết Nhung

THÁI NGUYÊN 2013


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV VẠN XUÂN
1.1 Vài nét về công ty
Tên công ty : Công ty TNHH MTV Vạn Xuân
Tên giao dịch : Công ty TNHH MTV Vạn Xuân
Tên tiếng anh: VAN XUAN COMPANY LIMITED (VAN XUAN CO,.LTD)
Trụ sở chính : Xóm Nguyên Gon - Phường Cải Đan - Thị xã Sông Công- Tỉnh
Thái Nguyên
Điện thoại : 0280.2212090


Fax: 0280 3762715
Email:
Website : vanxuantools.com
Mã số thuế : 4600473809
Vốn điều lệ : 5.000.000.000 đồng.
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh : Sản xuất, mua bán chế tạo và xuất khẩu sản
phẩm cơ khí, chế tạo khuôn mẫu đồ gá cho ngành sản xuất công nghiệp.
Số lượng lao động : 125 người
1.2 Ngành nghề kinh doanh chính:
Vạn Xuân là một công ty đặc biệt, chuyên về thiết kế, chế tạo khuôn mẫu, dụng
cụ cắt gọt và các dụng cụ có độ chính xác cao dùng trong cơ khí như :
- Khuôn dập nóng - Khuôn dập cắt via – Khuôn ép chỉnh hình dùng trong công
nghệ dập nóng như : khuôn dập ba chạc cọc lái xe máy, khuôn dập tay biên xe máy
– ô tô, khuôn dập dụng cụ cầm tay, khuôn dập dụng cụ làm vườn, khuôn dập dụng
cụ y tế ...
2


- Khuôn dập cắt hình, khuôn đột lỗ, khuôn dập uốn tấm, khuôn cán thép, khuôn
kéo thép, bộ khuôn cắt – khuôn đột – khuôn uốn – khuôn sấn – khuôn gấp liên
hoàn như : bộ khuôn dập vỏ máy vi tính, bộ khuôn dập các chi tiết tủ, giá sách.
- Khuôn dập vuốt tấm như : khuôn dập vuốt chậu, khuôn dập vuốt cốc, khuôn
dập vuốt xoong - nồi, khuôn dập vuốt bếp nướng.
- Khuôn đúc áp lực, khuôn làm mẫu đúc, khuôn đúc epoxy, khuôn đúc nhôm,
khuôn đúc kẽm, khuôn đúc chì như : khuôn đúc để chân xe máy, khuôn đúc epoxy
đĩa cách điện
- Khuôn ép phun nhựa, khuôn ép cao su, khuôn mẫu thổi nhựa, khuôn hút chân
không vỏ bao bì như : khuôn ép nhựa tay nắm kìm hai màu, khuôn ép nhựa rọ
mõm ngựa, khuôn thổi bình sữa ...
- Dao phay ngón nguyên khối, dao phay định hình, mũi khoan, dao khoét, dao

doa. Đồ gá gia công, đồ gá kiểm tra và các dụnh cụ cơ khí đặc biệt khác.
- Xuất, nhập khẩu các loại khuôn mẫu, đồ gá công nghiệp.
1.3 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH MTV Vạn Xuân là một doanh nghiệp trực thuộc công ty cổ
phần MEINFA.
Năm 2005, đơn vị được thành lập và có tư cách pháp nhân, quy chế tài chính
tách bạch riêng biệt. Với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1704000009 do
Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 20/04/2005.
Công ty bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh từ tháng 9 năm 2006, với nguồn
vốn đầu tư ban đầu là 5.000.000.000đ và 125 cán bộ công nhân viên. Đến nay, trải
qua hơn 6 năm hoạt động vừa sản xuất vừa đầu tư mở rộng quy mô, cùng những nỗ
lực của ban lãnh đạo công ty và đội ngũ người lao động thì Công ty TNHH MTV
Vạn Xuân đã đi vào sản xuất kinh doanh ổn đinh, với hệ thống cơ sở hạ tầng khang
trang cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại.

3


Năm 2005, với nguồn vốn ban đầu là 5 tỷ đồng, công ty đã đầu tư xây dựng
nhà xưởng và 1 máy trung tâm gia công CNC. Năm 2007 – 2008, tiếp tục mở rộng
quy mô bằng cách đầu tư xây dựng thêm nhà xưởng mới, Năm 2011, công ty đã
đầu tư 3 tỷ đồng vào 2 máy cắt dây để gia công khuôn, gá theo lập trình tự động.
Hiện, vốn điều lệ của công ty đã lên đến 15 tỷ đồng và có 4 nhà xưởng khang trang
với diện tích trên 10.000m2 hệ thống máy móc sản xuất công nghệ cao, hiện đại,
tiên tiến trên thế giới như: Máy phay DECKEL MAHO, máy phay 5 trục, máy mài
CNC, cắt dây, máy khắc chữ, máy cắt xung EDM…Hệ thống máy vạn năng: Máy
tiện, máy phay vạn năng, máy bào, máy khoan, máy mài tròn, máy mài phẳng, máy
ép...Hệ thống lò tôi chân không, lò nhiệt luyện. Trong năm 2012, công ty TNHH
MTV Vạn Xuân hướng tới thị trường sản xuất linh kiện xe gắn máy và mở rộng
sản xuất ra nước ngoài.

1.4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
 Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau :
Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng
Tổ
chức

Tổ
máy

Phòng
Tài
vụ

Tổ
cắt
dây

Phòng
Kế
hoạch

Tổ
nguội

Phòng
Kỹ

thuật

Tổ tia
lửa
điện

Phòng
KCS

Tổ
hàn

Tổ
đánh
bóng

Phòng
Bảo
vệ

Tổ
nhiệt
luyện

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bộ máy quán lý của công ty TNHH MTV Vạn Xuân
4


 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban :
- Giám đốc : Là người đứng đầu đại diện hợp pháp của công ty trước pháp luật.

Giám đốc phụ trách mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, có nghĩa vụ nộp Ngân
sách và đảm bảo cuộc sống của CBCNV trong công ty.
- Phó giám đốc : Giúp giám đốc về công tác kinh doanh, đảm bảo về trật tự
phục vụ cho công tác sản xuất. Ngoài ra còn giúp giám đốc về kế hoạch sản xuất,
tiến độ kế hoạch, công tác sửa chữa thiết bị, chất lượng sản phẩm, các định mức kĩ
thuật.
- Phòng Tổ chức : Chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc công ty, có chức
năng đảm nhiệm công tác nhân sự trong công ty, sắp xếp tổ chức cho phù hợp với
từng thời kỳ, quản lý và thực hiện mọi quy chế của Nhà nước đối với người lao
động trong công ty và hàng kỳ có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp với giám đốc công ty.
- Phòng Kế hoạch sản xuất : Có chức năng lập kế hoạch sản xuất và tổ chức
sản xuất trong toàn công ty, quản lý kho tàng, lập phiếu xuất kho nhập vật tư.
- Phòng Kĩ thuật : Có chức năng quản lý kĩ thuật trong sản xuất sản phẩm,
đảm bảo an toàn thiết bị trong vận hành, lắp đặt, xây dựng định mức kĩ thuật và
khắc phục kịp thời mọi sự cố kĩ thuật, hệ thống máy móc, quy định công nghệ.
- Phòng KCS : Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm trước
khi xuất bán theo đúng tiêu chuẩn chất lượng.
- Phòng Tài vụ : Giúp cho ban giám đốc trong việc hạch toán kế toán trong
công ty. Phối hợp với các phòng ban khác trong công ty để có những định hướng
trong hoạt động tài chính.
- Phòng Bảo vệ : Chịu trách nhiệm bảo vệ toàn bộ tài sản của công ty.

1.5 Thế mạnh, hạn chế và phương hướng phát triển của công ty
1.5.1 Thế mạnh:
5


- Là thành viên của Công ty cổ phần MEINFA - một công ty cơ khí được thành
lập năm 1975 – chuyên sản xuất các thiết bị và dụng cụ y tế. Vì vậy tạo cho Công
ty TNHH MTV Vạn Xuân một nền tảng kinh nghiệm về chế tạo khuôn mẫu, dụng

cụ cắt gọt dùng trong sản xuất các thiết bị và dụng cụ có độ chính xác cao.
- Chất lượng sản phẩm được khách hàng đánh giá là: Tốt - ngang bằng chất
lượng sản phẩm của các nước có nền công nghiệp tiên tiến, nhưng giá bán thấp
hơn.
- Hệ thống nhà xưởng, máy móc khang trang, hiện đại, ứng dụng các thành tựu
công khoa học công nghệ cao, tạo ra năng suất sản xuất cao.
- Ban Giám đốc, Banh lãnh đạo của công ty luôn nỗ lực phấn đấu, học hỏi
không ngừng để tìm ra những phương hướng mới giúp công ty ngày càng phát
triển hơn.
- Ngoài đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm và tâm huyết, công ty còn có một đội
ngũ cán bộ trẻ được đào tạo chính quy, năng động, có sức sáng tạo.
1.5.2 Hạn chế:
- Hệ thống khách hàng tập trung ở miền Bắc, thị trường miền Nam và miền
Trung vẫn còn bỏ ngỏ.
- Chưa tối ưu hoá được các chi phí nên giá thành sản phẩm còn khá cao.
- Có một số nhân viên đảm nhiệm những trọng trách mới, năng lực nghiệp vụ
chưa kịp nâng cao để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mới nên có phần tỏ ra lúng
túng và hơi đuối chuyên môn.
1.5.3 Phương hướng phát triển:
- Củng cố và phát triển mối quan hệ với các khách hàng hiện có.
- Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch chiến lược để mở rộng thị trường trong
và ngoài nước, tìm kiếm khách hàng mới.
- Nỗ lực giảm chi phí, giá thành, nâng cao lợi nhuận.

6


- Phát huy những ưu điểm hiện có, tìm biện pháp khắc phục những mặt còn hạn
chế.
- Thúc đẩy khả năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ, nhân viên để tìm ra những

bước đi mới, tạo sự ổn định trong kinh doanh, chủ động trước những biến động của
thị trường.
- Tiếp tục đầu tư phát triển, mở rộng cơ sở vật chất của công ty.

7


CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU BỘ CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU
1. Thông tin đơn hàng xuất khẩu cụ thể:
- Công ty TNHH MTV Vạn Xuân, nhận đơn đặt hàng từ công ty sản xuất linh
linh kiện xe máy NIDEC TOSOK CO., LTD (Địa chỉ: 15A Cross Region
Plaza, no.899 Lingling Road, Shanghai city, China) . Theo đơn hàng, công ty
Vạn Xuân sẽ xuất khẩu
+ Tên mặt hàng: Khuôn dập nóng thanh truyền xe máy ( Môtor
spare part from hot forging die-mold).
+ Số lượng: 100 chiếc.
+ Đơn giá: 50.000.000 đ/ chiếc (2500 USD/sp)
+ Vận chuyển: theo đường biển, áp dụng điều kiện thương mại là
FOB Hai phong port, Viet Nam (theo Incoterms 2010)
2. Bộ Chứng từ cần thiết cho hoạt động Xuất khẩu hàng hóa này là:

 Để có thể xuất khẩu được hàng hóa, thì cần có bộ chứng từ xuất khẩu hàng
hóa đầy đủ các giấy tờ cần thiết.
Bao gồm 3 nhóm chính:
1. Chứng từ hàng hóa trong ngoại thương (gồm: hóa đơn thương
mại ( Commercial invoice), Phiếu đóng gói (Packing list), Giấy
chứng nhận chất lượng, số lượng và/hoặc trọng lượng
(Certificate of Quanlity/Quantity (or Weight).
2. Chứng từ thanh toán trong ngoại thương: Thư tín dụng, lệnh

chuyển tiền, hối phiếu
3. Bộ chứng từ giao và nhận hàng hóa trong ngoại thương: gồm:
Vận đơn (Bill of lading), Chứng từ bảo hiểm, Giấy chứng nhận
xuất xứ, Chứng thư giám định.
 Cụ thể với, đơn hàng xuất khẩu trên, nhóm em tư vấn bộ chứng từ xuất
khẩu sẽ gồm:
1. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (theo mẫu của Hải Quan Việt Nam)
8


2. Hóa đơn thương mại ( Commercial invoice) giữa người mua và
người bán
3. Phiếu đóng gói (parking list)
4. Giấy chứng nhận chất lượng, số lượng và/hoặc trọng lượng
(Certificate of Quanlity/Quantity (or Weight).
5. Các giấy tờ chứng từ thanh toán ngoại thương: Thư tín dụng,
lệnh chuyển tiền.
6. Giấy chứng nhận xuất xứ
7. Vận đơn (Bill of lading)
8. Chứng thư giám định.
9. Chứng từ bảo hiểm.
 Nội dung các chứng từ:
1. Tờ khai hóa đơn xuất khẩu hàng hóa:
Điền đầy đủ các nội dung theo mẫu sau:

9


2. Hóa đơn thương mại:
Hóa đơn thương mại là chứng từ để chứng minh thật sự việc cung cấp hàng

hóa hay dịch vụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và để đòi tiền Người mua,
Nhà nhập khẩu chuyển trả tiền.
Hóa đơn thương mại thường bao gồm những nôi dung sau:
- Ngày, tháng lập hóa đơn
- Tên, địa chỉ người mua, người bán
10


- Mô tả hàng hóa: Tên, số lượng, đơn giá, tổng giá trị hợp đồng,
quy cách, ký mã hiệu, trọng lượng tịnh, bao bì..v.v...
- Ngày gửi hàng
- Tên tàu
- Ngày rời cảng
- Ngày dự kiến đến
- Cảng đi, Cảng đến
- Điều kiện giao hàng
- Điều kiện thanh toán
Có thể Điền đầy đủ thông tin theo mẫu:

3. Phiếu đóng gói (parking list)
Là một chứng từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, loại hàng được đóng gói
trong một kiện hàng nhất định.
11


Nội dung của phiếu đóng gói gồm: Tên người bán, tên hàng, tên người mua,
số hiệu hóa đơn, số thứ tự của kiện hàng, cách đóng gói, số lượng hàng đựng trong
kiện, trọng lượng, thể tích của kiện hàng. Ngoài ra, đôi khi phiếu đóng gói còn ghi
rõ tên xí nghiệp sản xuất, người đóng gói và người kiểm tra kỷ thuật. Tùy theo loại
hàng hóa mà thiết kế một Packing List với các nội dung thích hợp.

Phiếu đóng gói được lập thành 03 bản. Một bản gửi trong kiện hàng sao cho
người nhận hàng khi cần kiểm tra hàng hóa trong kiện có thể thấy được ngay
chứng từ để đối chiếu giữa hàng hóa thực tế và hàng hóa do người bán đã gửi. Bản
thứ hai, dùng để tập hợp cùng với các bản của kiện hàng khác, làm thành một bộ
đầy đủ toàn bộ các kiện hàng trong lô hàng người bán đã gửi. Bộ này được xếp
trong kiện hàng thứ nhất của lô hàng nhằm tạo điều kiện cho người nhận hàng dễ
dàng kiểm tra các kiện hàng hoặc dễ dàng rút tỉa một số kiện hàng nào đó ra khỏi
lô hàng. Bản thứ ba cũng lập thành 01 bộ để kèm chung với Hóa đơn thương mại
trong Bộ chứng từ hàng hóa thanh toán, để xuất trình với Ngân hàng.
Có thể lập theo mẫu sau:

4. Giấy chứng nhận chất lượng, số lượng và/hoặc trọng lượng (Certificate of
Quanlity/Quantity (or Weight).
Do một cơ quan giám định độc lập kiểm nghiệm. Tại Việt nam có nhiều cơ
quan như: Vinacontrol, SGS, FCC, ICT, DAVI,...
Công ty TNHH MTV Vạn Xuân áp dụng tiêu chuẩn chất lượng ISO 90012000. vì vậy các sản phẩm yêu cầu chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn này.
5. Giấy Chứng nhận xuất xứ: (Certificate of Origin)
Là chứng từ xác nhận xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa do Nhà xuất khẩu, hoặc
do Phòng Thương mại của nước xuất khẩu cấp, nếu như trong L/C có quy định.
12


Tại Việt Nam, loại chứng từ này do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) phát hành.
Nội dung của Chứng thư xuất xứ gồm các các mục cơ bản gồm: Tên địa chỉ
Nhà xuất khẩu, Nhà nhập khẩu, Tên hàng, Số lượng, Trọng lượng, Ký mã hiệu, lời
khai của chủ hàng và xác nhận của Phòng thương mại về nơi sản xuất, xuất xứ của
hàng hóa.
Như mẫu sau:


6. Vận đơn (bill of lading)

13


Do vận chuyển chính bằng đường biển nên vận đơn sẽ là Vận đơn đường biển
(OCEAN BILL OF LADING). Đó là chứng từ xác nhận việc chuyên chở hàng hóa
bằng đường biển do người vận chuyển cấp cho Người gửi hàng.
Tác dụng của vận đơn:

B/L là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên
chở, thực hiện hợp đồng vận chuyển.

B/L là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã
ghi trong vận đơn, cho phép người nắm bản gốc của vận đơn nhận hàng
hóa khi tàu cập bến.

Làm căn cứ để khai hải quan, làm thủ tục xuất, hoặc nhập khẩu.

Là một chứng từ trong Bộ chứng từ mà người bán gửi cho Người
mua hoặc Ngân hàng thanh toán để thanh toán tiền hàng.

Là chứng từ có thể cầm cố, mua bán (tính lưu thông của vận đơn).
Nội dung của vận đơn:
Vận đơn được in sẳn theo mẫu. Có 02 mặt, với những nội dung cơ bản
sau:
Ở mặt trước:

Tên và địa chỉ của hãng tàu hoặc đại lý tàu biển.(Agent)


Tên và địa chỉ của người gửi hàng (Shipper, Consigner)

Tên và địa chỉ của người nhận hàng (Consignee):
Nếu là vận đơn đích danh: Ghi rõ tên người nhận hàng
Nếu là vận đơn theo lệnh: Ghi "to order of consignee", hoặc "to order of
consigner", hoặc "to order of name's bank".

Tên và địa chỉ của người được thông báo khi hàng về (Notify
Address)

Tên tàu chở hàng (Vessel)

Cảng xếp hàng (Port of Loading)

Cảng bốc dỡ hàng (Port of Discharge)

Tên cảng cuối cùng (Port of Destination)

Khối lượng (Measurement)

Ký mã hiệu của bao bì đóng gói (Bag mark and number)

Mô tả hàng hóa và cách đóng gói hàng hóa (Description of goods of
kind package)

Trọng lượng gộp (Gross weight)

Trọng lượng tịnh (Net weight)

Số bao (Number of bags)


Nơi phát hành vận đơn (Place and date of issue)

Số lượng bản gốc (Number of original)

Người lập vận đơn ký tên (Signature)
Mẫu Vận đơn đường biển (Ocean Bill Of Lading):
14


7. Chứng Thư giám định:
Được cấp bởi các công ty giám định quốc tế chuyên về lĩnh vực này, Vd như:
công ty SGS, vinacontrol … Những chi tiết của chứng thư giám định phải thật phù
hợp với những chi tiết trong chứng từ vận tải và trong hóa đơn thương mại.
8. Các chứng từ khác:
Ngoài ra, đối với các yêu cầu khác nhau thì bộ chứng từ xuất khẩu, có thể còn
cần phải có các chứng từ khác như: Chứng từ bảo hiểm, Giấy chứng nhận vệ sinh
(Sanitary Certificate), Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary
Certificate), Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Veterinary Certificate).
Tuy nhiên, đối với đơn hàng của công ty, do áp dụng điều kiện FOB, nên
chứng từ bảo hiểm do bên nhập khẩu chịu trách nhiệm mua và giữ, còn 3 laoị giấy
chứng nhạn kiểm dịch, chứng nhận vệ sinh thường áp dụng đối với hàng hóa là
thực phẩm, động vật …. Đối với hàng hóa xuất khẩu là Khuôn mẫu công nghiệp là
không yêu cầu.
15


CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN
Muốn thực hiện được các hoạt động ngoại thương như: Xuất hoặc nhập khẩu

hàng hóa, thì yêu cầu các công ty cần có bộ chứng từ xuất hoặc nhập khẩu theo
đúng yêu cầu, với những chứng từ cần thiết và phù hợp.
Một bộ chứng từ xuất/ nhập khẩu phải gồm đầy đủ các chứng từ thuộc 4 nhóm
chính: Bộ chứng từ hải quan, bộ chứng từ hàng hóa, bộ chứng từ thanh toán, bộ
chứng từ giao nhận. Tuy nhiên ngoài những chứng từ bắt buộc phải có như: vd: đối
với xuất khẩu phải có: hợp đồng thương mại, phiếu đóng gói, chứng nhận chất
lương/trọng lượng, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, … thì tùy điều kiện thương mại
áp dụng, tùy phương thức thanh toán, tùy thuộc mặt hàng xuất hay nhập hàng, mà
các bộ chứng từ có những yêu cầu chứng từ khác phù hợp yêu cầu.
Vì vậy, để có thể thực hiện tốt hoạt động xuất khẩu cũng như nhập khẩu, các
doanh nghiệp cần nắm rõ thủ tục, nắm rõ những chứng từ nào là cần thiết, chứng từ
nào không, và cũng cần phải thực hiện tuần tự các bước các khâu của hoạt động
xuất/nhập khẩu.
Thái nguyên, ngày 10 tháng 05 năm 2013
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Giáo trình – Bài giảng Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương (trường ĐH KT
& QTKD Thái Nguyên)
- www.customs.gov.vn
- Website: Vanxuantools.com
- Các nguồn tìm kiếm khác.

16



×