Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phân tích về các hệ thống tiền tệ quốc tế theo anh chị, việc đánh giá tính hiệu quả của một hệ thống tiền tệ quốc tế phải dựa trên tiêu chí nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.58 KB, 6 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế đòi hỏi phải có một hệ
thống tiền tệ và tài chính quốc tế pahù hợp để bảo đảm cho việc thanh
toán, chuyển tiền được nhanh chóng, chính xác và an toàn. Nhận biết
được tầm quan trọng của hệ thống tiền tệ quốc tế trong quan hệ mậu dịch
giữa các nước, bài viết sẽ hướng tới đề tài: “ Phân tích về các hệ thống
tiền tệ quốc tế. Theo anh/chị, việc đánh giá tính hiệu quả của một hệ
thống tiền tệ quốc tế phải dựa trên tiêu chí nào? Tại sao?”

NỘI DUNG
I. Các hệ thống tiền tệ quốc tế
1.

Khái niệm về hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tế 1là tập hợp các quy tắc, thể lệ, định chế điều

chỉnh các quan hệ tài chính – tiền tệ giữa các quốc gia nhằm bảo đảm
thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế, bảo đảm sự ổn định và phát
triển các quan hệ kinh tế quốc tế nói chung.
2.

Sự phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tế được hình thành từ cuối thế kỷ XIX và cho

đến nay đã phát triển qua bốn giai đoạn với bốn chế độ khác nhau:
• Hệ thống thứ nhất – Hệ thống bản vị vàng (1875 – 1914)

Hoàn cảnh ra đời : Trước 1875, hệ thống tiền tệ quốc tế hoạt động
theo chế độ lưỡng kim bảng vị. Tuy nhiên hệ thống này gặp khá nhiều rắc
rối do bản thân giá vàng và giá bạc cũng bị biến động mạnh trong nhiều
thời kỳ, hơn nữa sự thừa nhận rộng rãi của cả vàng lẫn bạc làm tiền thanh


1

Theo định nghĩa trang 212 giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế - Trường đại học luật Hà Nội 2010

1


toán quốc tế ở các quốc gia cũng rất khác nhau. Từ 1875, sau khi hầu hết
các cường quốc

2

chấp nhận chế độ bản vị vàng, hệ thống bản vị vàng

chính thức ra đời và hoạt động đến năm 1914 thì sụp đổ.
Đặc điểm của hệ thống thứ nhất:
-

Vàng được coi là tiền tệ thế giới, được lưu chuyển tự do giữa các
nước và được dùng làm phương tiện thanh toán quốc tế cuối cùng.

-

Các quốc gia đều thực hiện chế độ bản vị vàng trong chế độ tiền tệ
của nước mình.

-

Tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền quốc gia được xây dựng căn cứ vào
tỷ lệ cố định giữa bản vị vàng của các đồng tiền.

Đánh giá về hệ thống tiền tệ bản vị vàng:

-

Ưu điểm: Hệ thống bản vị vàng là một hệ thống đơn giản, phù hợp
với nhận thức và thực tiễn thanh toán và quan hệ kinh tế quốc tế lúc
đó. Nó góp phần ổn định và thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế quốc
tế thời kỳ đó.

-

Nhược điểm: Sang thế kỷ XX, các quốc gia đều có xu hướng bội chi
ngân sách bằng cách in thêm tiền, số lượng vàng dự trữ không đủ đáp
ứng nhu cầu thanh toán, hệ thống bản vị vàng đã tỏ ra không còn thích
hợp và coi như sụp đổ.



Hệ thống thứ hai - Hệ thống bản vị vàng – hối đoái – Hệ thống
Giơ Noa (1922 – 1939)
Hoàn cảnh ra đời: Từ đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, các nước

bắt đầu khôi phục kinh tế, có xu hướng khôi phục lại chế độ bản vị vàng.
Về hình thức các cường quốc đều khôi phục bản vị vàng nhưng trên thực
tế hệ thống bản vị vàng quốc tế hoạt động rất kém hiệu quả do các nước
không tuân thủ điều kiện về dự trữ vàng, bảo đảm chuyển đổi và di
2

Các cường quốc: Anh (1821), Pháp (1870), Phổ ( 1875).


2


chuyển vàng tự do. Có thể coi hệ thống bản vị vàng – hối đoái được ra
đời từ một hội nghị quốc tế họp tại Genois (Italia) năm 1922.
Đặc điểm:
-

Áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi và bản vị vàng có giới hạn.

-

Đồng USD và Bàng Anh có vai trò chính trong thanh toán và cả hai
trở thành phương tiện dự trữ chính thức( cùng với vàng) của các quốc
gia.
Đánh giá:

-

Ưu điểm: Là hệ thống trung gian giữa hệ thống bản vị vàng và hệ
thống hối đoái thả nổi.

-

Nhược điểm: Đầu thập kỷ 30 của thế kỷ XX, do tác động của đại
khủng hoảng kinh tế, các quốc gia có đồng tiền chủ chốt đều gặp khó
khăn về dự trữ vàng và lần lượt hủy bỏ chế độ này. Do vậy, cuối thập
kỷ 30 của thế kỷ XX, hệ thống Genois sụp đổ hoàn toàn.

• Hệ thống thứ ba – Hệ thống Bretton – Woods ( 1945 -1973)

Hoàn cảnh ra đời: Hệ thống này được ra đời sau Hội nghị quốc tế
họp tại Bretton – Woodsb 3năm 1944.
Đặc điểm:
-

Áp dụng chế độ tỷ giá cố định trong ngắn hạn, còn về mặt dài hạn cho
phép điều chỉnh theo quan hệ cung cầu.

-

Đồng USD được lấy làm chuẩn, có chế độ bảo đảm bằng vàng. Các
quốc gia khác gắn đồng tiền của mình với USD theo tỷ giá cố định
trong ngắn hạn và có điều chỉnh trong dài hạn.

-

3

Thành lập quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF).

Thuộc bang New Hampshire – Hoa Kỳ

3


-

Lập quỹ dự trữ quốc tế do IMF quản lý, do các nước thành viên đóng
góp bằng vàng, ngoại tệ mạnh và nội t, tất cả được quy đổi thành đơn
vị chung là SDR.

Đánh giá:

-

Ưu điểm: Là một bước tiến bộ trong quan hệ tài chính quốc tế và đã
hoạt động khá tốt trong vòng 30 năm. Đồng USD trờ thành đồng tiền
chủ chốt trên thế giới.

-

Nhược điểm: Đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, nợ thanh toán của hao
Kỳ tăng cao, dự trữ vàng của Hoa Kỳ và IMF không thể đảm bảo nổi
chế độ bản vị vàng cho đồng USD. Vì vậy, hệ thống đã sụp đổ hoàn
toàn vào năm 1973.

• Hệ thống thứ tư – Hệ thống Gia – mai – ca (từ 1976)
Hoàn cảnh ra đời: Hệ thống Gia – mai – ca chính thức ra đời từ
Hội nghị quốc tế của IMF tại Gia – mai – ca ( tháng 1/1976).
Đặc điểm:
-

Bãi bỏ hoàn toàn chế độ bản vị vàng của các nước, vai trò dự trữ vàng
không còn được coi trọng đặc biệt ở IMF.

-

Cho phép các nước được liên kết để thành lập hệ thống tiền tệ khu
vực.

-


Đơn vị thanh toán giữa IMF và các nước thành viên là SDR. Tuy
nhiên thành toán và giao dịch quốc tế giữa các nước, đồng USD vẫn
giữ vai trò chủ chốt.
Đánh giá:
Hệ thống đã hoạt động được hơn 30 năm, nhiều lần cải tiến và có tác

dụng rất tốt.
II. Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của hệ thống tiền tệ quốc tế

4


Việc đánh giá tính hiệu quả của một hệ thống tiền tệ quốc tế cần dựa
trên những tiêu chí sau:
• Độ tin cậy về cả lỹ thuyết lẫn thực tế của hệ thống: Sự xác định tỷ hối
đoái trên lý thuyết phải phù hợp với thực tế, tính công bằng trong việc
xác định tỷ giá phải thật cao. Từ đó tạo nên sự tin cậy lẫn nhau và sự tin
cậy vào hệ thống của các bên tham gia.
• Tính ổn định của hệ thống khi vận hành: Tính ổn định của hệ thống
tiền tệ khi vận hành là hết sức quan trọng, là yếu tố chủ chốt quyết định
hiệu quả của hệ thống. Trước những biến động của tình hình chính trị thế
giới thì hệ thống tiền tệ có tính ổn định cao mới có thể đứng vững trong
mọi hoàn cảnh, giúp nền kinh tế thế giới bình ổn qua mọi biến động, giúp
đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng nếu có.
• Khả năng đảm bảo cho đồng tiền của các hệ thống tiền tệ riêng của
các quốc gia và khu vực chuyển đổi dễ dàng với nhau mà không gây nên
tác động xấu: Tiêu chí này thể hiện việc thực hiện chức năng chính của
một hệ thống tiền tệ quốc tế.


KẾT LUẬN
Tóm lại, thế giới luôn cần có một hệ thống tiền tệ quốc tế để thực hiện
các hoạt động thương mại quốc tế. Vì vậy, hoàn thiện và phát triển hệ
thống tiền tệ quốc tế là việc làm vô cùng quan trọng hiện nay.

5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình môn Quan hệ kinh tế quốc tế - Trường đại học luật Hà Nội
– Nhà Xuất Bản công an nhân dân 2010.
2. />3. Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế - ĐH Ngoại thương
4. Giáo trình Kinh tế học quốc tế - ĐH Kinh tế quốc dân

6



×