Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

bài tập học kỳ môn pháp luật phòng chống tham nhũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.04 KB, 13 trang )

Đề 1: Hãy sưu tầm 2 vụ án hình sự xét xử về tội phạm tham nhũng trong thời gian
gần đây và hãy bình luận về việc định tội danh trong các vụ án đó
Bài làm
Những căn cứ pháp lí trong bài viết sau đây theo Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung
2009, gọi tắt là Bộ Luật Hình sự 2009
A.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tham nhũng từ lâu đãtrở thành một vấn nạn từ lâu nay đã gây nhức nhối trong
người dân ở tất cả các quốc gia. Và hiện nay, tham nhũng xảy ra ở Việt Nam khá phổ
biến, chính điều đó đã khiến cho đất nước nghèo đi, nguồn tài nguyên suy giảm, sự phát
triển bền vững của một quốc gia bị kìm hãm, đồng thời bộ máy nhà nước suy yếu và
niềm tin của nhân dân sụp đổ. Tình trạng theo nhũng kéo dài có thể ảnh hưởng một cách
nghiêm trọng đến sự tồn vong của một thể chế chính trị. Do đó, vấn đề phòng chống tham
nhũng luôn là vấn đề mà tất cả mọi người trong chúng ta ai cũng cần quan tâm, thực hiện
nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để đẩy lùi “nội giặc tham nhũng” ra khỏi cuộc sống
của chính chúng ta. Để thực hiện tốt công việc này thì việc phát hiện ra được các hành vi
tham nhũng và định tội danh đúng đắn, đồng thời có hình phạt, biện pháp xử lí thích đáng
cũng là một trong những bước tiến quan trọng. Vì vậy, để làm rõ hơn về vấn đề này, em
xin chọn đề bài số 1: “Hãy sưu tầm 2 vụ án hình sự xét xử về tội phạm tham nhũng
trong thời gian gần đây và hãy bình luận về việc định tội danh trong các vụ án đó”.
B.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Theo những kết quả thống kê của báo trí, tội phạm tham nhũng hiện nay đang ở con
số đáng báo động, đặc biệt nhất là trong số những năm trở lại đây, con số về tội phạm
tham nhũng đang bị “che giấu” đi rất nhiều. Điều đó khiến cho vấn nạn này ngày càng trở

1




nên nóng hơn, sôi sục hơn. Và vì thế em xin chọn 2 vụ án gần đây nhất, có thể nói là
những vụ án lớn về tội phạm tham nhũng.
I.

Vụ án “đưa hối lộ”, “nhận hối lộ”, “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi

hành công vụ” xảy ra tại Tổng công ty xây dựng đường thủy Việt Nam- Vinawaco
Vụ án đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công
vụ xảy ra tại Tổng công ty xây dựng đường thủy Việt Nam- Vinawaco được coi là một
trong sáu vụ án tham nhũng, kinh tế lớn được Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân đặc
biệt quan tâm, theo dõi sát sao.
1.

Tóm tắt vụ án
8/2013, Vinawaco trúng thầu duy tu, nạo vét luồng hàng hải Hòn Gai - Cái Lân.

Lãnh đạo Công ty giao việc thực hiện dự án này cho Phòng Kế hoạch mà Phạm Đình Hòa
làm trưởng phòng và Phòng Quản lý dự án, Ban điều hành các dự án nạo vét phía Bắc mà
Hồ Thành Nghĩa làm giám đốc. Sau đó, Trịnh Văn Thắng giám đốc Công ty Tân Việt
cùng Vũ Thanh Huyền -Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Tân Việt thỏa thuận với
Nghĩa và Hòa thực hiện hợp đồng nạo vét. Theo đó, Tân Việt sẽ được thực hiện thi công
nhưng chỉ được hưởng 50% đơn giá trúng thầu. Số tiền 50% còn lại Tân Việt phải chuyển
lại cho Hồ Thành Nghĩa và Phạm Đình Hòa.
Trong quá trình thi công, Huyền và Thắng đã đổ thải gần hơn quy định trong hợp
đồng là đổ ở quần đảo Long Châu (cách vị trí nạo vét 43 – 50 km) và thanh toán khống
về vị trí đổ thải, cự ly vận chuyển để được thanh toán theo đơn giá theo hợp đồng đã ký
với Vinawaco. Bằng thủ đoạn trên, cả hai đã chiếm đoạt được hơn 7,8 tỷ đồng trong số
gần 12 tỷ đồng Vinawaco trả cho Tân Việt. Nguyễn Tiến Cường, Nguyễn Hoài Nam,

Nguyễn Đăng Hiếu, Lê Quang Hiệp vốn là tư vấn giám sát của Ban quản lý dự án Hàng
hải II, Cục Hàng hải Việt Nam những cả bốn đã không làm đúng quy trình giám sát thi
công, tạo điều kiện cho phía Công ty Tân Việt đổ trộm bùn thải sai vị trí quy định trong
hợp đồng.1
1 />
2


2.

Phán quyết của Tòa án
Tại phiên xét xử sơ thẩm từ 19/12/2016 đến 21/12/2016 tại Tòa án nhân dân Thành

phố Hà Nội, các bị cáo đều thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như bản cáo
trạng đã truy tố. Tuy nhiên, xét thấy tính chất, mức độ, hành vi phạm tội của các bị cáo là
đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, do vậy sau khi nghị án Hội đồng xét xử quyết định tuyên
phạt:
 Phạm Đình Hòa 13 năm tù và Hồ Thành Nghĩa 8 năm 6 tháng tù về tội "Nhận hối
lộ".
 Vũ Thanh Huyền bị tuyên phạt 8 năm tù về tội "Đưa hối lộ" và 14 năm về tội "Lừa
đảo chiếm đoạt tài sản", tổng hình phạt chung cho hai tội danh là 22 năm tù;
 Trịnh Văn Thắng bị tuyên phạt 9 năm tù về tội "Đưa hối lộ" và 15 năm tù về tội
"Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", tổng hình phạt chung cho hai tội danh là 24 năm tù;
 Các bị cáo Nguyễn Tiến Cường; Nguyễn Đăng Hiếu; Nguyễn Hoài Nam; Lê
Quang Hiệp bị tuyên phạt từ 20 đến 24 tháng tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng"2
3.

Bình luận việc định tội danh
Trước hết, việc định tội danh của Tòa án dành cho các bị cáo trọng vụ án này đã thể


hiện được sự khách quan, dựa trên cơ sở những tình tiết của vụ án, định tội danh cho các
bị cáo, về cơ bản là đúng người, đúng tội. Tuy nhiên, ở một số hành vi của các bị cáo,
Tòa thực sự chưa định tội danh được “đúng người, đúng tội”.
Thứ nhất là bị cáo Phạm Định Hòa, trưởng phòng kế hoạch và Hồ Thành Nghĩa,
Giám đốc Phòng Quản lý dự án, Ban điều hành các dự án nạo vét phía Bắc. Hội đồng xét
xử đã định tội danh cho hai bị cáo là tội “nhận hối lộ” theo qui định tại Điều 279 Bộ Luật
Hình sự 2009 là hoàn toàn chính xác.

2 />
3


Tội nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian
đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kì hình thức nào có
giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng những đã bị xử lí kỉ luật về hành vi
này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định từ điều 278 đến điều
284 chưa được xóa án tích mà còn vi phạm để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích
hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.3
Xét về chủ thể, cả 2 đều là những người có chức vụ, quyền hạn, là chủ thể của tội
“nhận hối lộ”. Về mặt khách quan, hành vi của Hòa và Nghĩa ở đây là hành vi trực tiếp
nhận hối lộ khi thỏa thuận với Thắng và Huyền để công ty Tân Việt được thi công. Tội
phạm này hoàn thành ngay từ thời điểm cả 4 người này cùng thỏa thuận với nhau. Xét về
mặt chủ quan thì cả hai bị cáo này đều là lỗi cố ý trực tiếp, và động cơ phạm tội là vì vụ
lợi. Do đó, tội danh “nhận hối lộ” cho bị cáo Nghĩa và Hòa là hoàn toàn xứng đáng.
Thứ hai là việc định tội danh cho Vũ Thanh Huyền -Chủ tịch Hội đồng quản trị
Công ty Tân Việt và Trịnh Văn Thắng là Giám đốc công ty Tân Việt chỉ có một phần là
đúng tội danh, đó là tội “đưa hối lộ” theo quy định tại Điều 289 Bộ Luật Hình sự 2009.
Còn tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thì chưa thực sự xác đáng, chưa “đúng tội”
của bị cáo.

Vì Huyền là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tân Việt và Thắng là Giám đốc công ty
này, cả hai đều là người có chức vụ quyền hạn trong việc quản lí tài sản- số tiền
Vinawaco thanh toán cho Tân Việt cho vấn đề đổ thải nên đây là chủ thể của tội tham ô.
Khi thực hiện thi công, hai bị cáo này đã không đổ thải theo hợp đồng mà đổ thải gần,
thanh toán khống về vị trí đổ thải, cự ly vận chuyển để được thanh toán theo đơn giá theo
hợp đồng đã ký với Tổng Công ty Xây dựng đường thủy để lấy chi phí dư ra đó làm tài
sản riêng của mình- hành động thực hiện qua hình thức ngụy trang. Cả hai thực hiện đều
với lỗi cố ý trực tiếp và động cơ vì vụ lợi, do đó xét về tính chất của hành vi này là “tham
ô tài sản” chứ không là “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Mà theo quy định của Bộ Luật
Hình sự 199 thì tội “tham ô tài sản” được quy định tại Điều 278. Định về tội “tham ô tài
3 Giáo trình pháp luật phòng chống tham nhũng

4


sản” như sau: Tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
mà mình có trách nhiệm quản lí có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng
những đã gây hậu quả nghiêm trọng hay đã bị xử lí kỉ luật về hành vi này mà còn vi phạm
hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định từ điều 278 đến điều 284 Bộ Luật Hình sự
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.4
Thứ ba là tội danh mà Tòa án định cho nhóm các bị cáo Nguyễn Tiến Cường;
Nguyễn Đăng Hiếu; Nguyễn Hoài Nam; Lê Quang Hiệp là tội “Thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng” mới chỉ “tương đối” là đúng người, đúng tội. Do các bị cáo này
hoạt động trong tư vấn giám sát của Ban quản lý dự án Hàng hải II, Cục Hàng hải Việt
Nam, nên ít nhiều vấn đề giám sát việc thi công đổ thải của Tân Việt, các bị cáo này sẽ
nắm được, vì ở đây không chỉ có 1 người giám sát mà có tới 4 người giám sát. Có điều,
các bị cáo này có là người giúp sức để cho hành động đổ thải sai của Thắng và Huyền
diễn ra hay không thì chưa có một bằng chứng cụ thể, do đó theo như cách tòa án định tội
tại thời điểm chưa có thêm bằng chứng gì với 4 bị cáo này thì việc định tội danh được
xem như đúng người, đúng tội. Trong trường hợp nếu các bị cáo này thật sự sơ ý trong

công tác kiểm tra, giám sát thì tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là
hợp lí. Còn nếu các bị cáo mà đã biết hành vi đổ thải không đúng hợp đồng, mà cố tình
làm ngơ, thậm chí nhận “ăn chia” tiền từ Thắng và Huyền thì cả 4 sẽ là đồng phạm cho
tội “tham ô tài sản” theo Điều 278 Bộ Luật Hình sự.
Về cơ bản, ranh giới giữa tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “tham ô tài sản”
cũng như tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và đồng phạm của tội “tham
ô tài sản” là rất mong manh, đôi khi chúng ta dễ nhầm lẫn. Thực chất, tội “tham ô tài sản”
chính là một dạng của “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và được tách ra từ tội danh này. Do
đó, nhiều khi trong quá trình xét xử, việc định tội danh cho các bị cáo chưa thực sự chuẩn
tuyệt đối.

4 Giáo trình Pháp luật phòng chống tham nhũng

5


II.

Vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ,

quyền hạn trong khi thi hành công vụ; vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động
của các tổ chức tín dụng; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; lừa đảo chiếm
đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Dệt kim Đông Phương và Agribank Chi nhánh 6,
Agribank”
Đây là một trong tám vụ án trọng điểm được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng
chống tham nhũng, chủ trương đưa ra xét xử trước Đại hội lần thứ XII của Đảng. Vụ án
này, đã gây một sự rúng động lớn trong nhân dân cả nước về tội phạm tham nhũng và
một số tội phạm khác có liên quan. Cũng chính qua đây, chúng ta có thể nhìn nhận rõ hơn
bản chất của tham nhũng.
1.


Tóm tắt vụ án
Vào năm 2006, Công ty Đông Phương do Lê Thành Công làm giám đốc hợp tác với

Dương Thanh Cường- nguyên Tổng giám đốc Công ty Bình Phát huy động vốn để đầu
tư và khai thác dự án xây dựng dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ và chung cư cao
tầng trên nền đất hơn 17.000 m2 tại số 10, đường Âu Cơ, Thành phố Hồ Chí Minh. Lê
Thành Công đã cho Công ty cổ phần Xây dựng thương mại Bình Phát vay 10 tỷ đồng
trái quy định về quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp Nhà nước. Mặc dù khoản tiền
lãi phải trả là hơn 82 triệu đồng nhưng lợi dụng việc này, Công đã yêu cầu Dương Thanh
Cường phải chi cho Công 500 triệu đồng và Công giữ 417 triệu đồng. Khi cần tiền tiêu
xài, Công còn ký hợp đồng khống chuyển nhượng một lô đất với ông Đỗ Trọng Nhân,
Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Siêu Mẫu Việt để cùng Nhân rút 6 tỷ đồng của
cơ quan sử dụng cá nhân.
Bị cáo Dương Thanh Cường là người lập ra nhiều công ty, thuê nhiều người làm
giám đốc, Cường giữ vai trò điều hành các công ty này và chỉ đạo những người mình
thuê thực hiện việc vay thế chấp đối với ngân hàng Agribank chi nhánh 6 hai lần (lần
một 170 tỷ, lần 2 là 628 tỷ đồng), thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại
số 10 Âu Cơ và 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Bình Chánh

6


Hồ Đăng Trung -giám đốc Agribank chi nhánh 6 dù biết dự án chưa được phê
duyệt, tài sản thế chấp lô đất số 10 Âu Cơ là giấy chứng nhận tạm thời, không đủ điều
kiện thế chấp cho vay, nhưng Trung vẫn ký duyệt cho công ty của Cường 170 tỷ đồng.
Do hạn mức phân quyền của chi nhánh chỉ được phép cho vay tối đa 80 tỷ nên để hợp
thức hóa khoản vay của Cường, Trung đã sử dụng mức phân quyền cho vay của dự án
khác. Biết sai nhưng bị cáo Trung vẫn làm trái và cho Công ty Thanh Phát (tức bị cáo
Dương Thanh Cường làm chủ) vay là do ông Nguyễn Thế Bình (nguyên Tổng Giám đốc

Agribank Việt Nam vào thời điểm đó) gọi điện chỉ đạo cho vay. Do áp lực cấp trên cho
nên biết sai vẫn thực hiện.
7/2007 Cường tiếp tục chỉ đạo Lê Văn Tuấn là giám đốc công ty Thanh Phát do
Cường thuê lập hồ sơ vay 628 tỷ đồng của Agribank chi nhánh 6 để thưc hiện dự án khu
biệt thự ở huyện Bình Chánh. Tài sản thế chấp là 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
mà Cường thu mua của người dân trong quá trình giải phóng mặt bằng cho dự án trên
cùng với 3 bất động sản khác. Đối với 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Cường
mang đi thế chấp chưa được chuyển nhượng cho Công ty Thanh Phát nhưng phía
Agribank chi nhánh 6 vẫn ký hợp đồng cho vay. Số tiền vay được, Cường dùng để trả các
khoản nợ trước đó và đầu tư bất động sản dẫn đến mất khả năng thanh toán. Dẫn đến việc
Ngân hàng Agribank bị thiệt hại hơn 966 tỷ5
2.

Phán quyết của Tòa án
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự số 392/2015/HSST, ngày 05/11/2015, Tòa án

nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên án:
 Lê Thành Công - nguyên Tổng giám đốc Công ty dệt kim Đông Phương 13 năm tù
về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, 12 năm tù về tội lợi dụng
chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, tổng hợp hình phạt là 25 năm tù.
 Hồ Đăng Trung nguyên Giám đốc ngân hàng Agribank chi nhánh 6 20 năm tù về
tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

5 />
7


 Bị cáo Đỗ Trọng Nhân - nguyên Giám đốc công ty Trách nhiệm hữu hạn Siêu mẫu
Việt bị phạt 8 năm tù về tội về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ

 Bị cáo Dương Thanh Cường (nguyên Tổng Giám đốc, Công ty CP Tập đoàn Bình
Phát) bị phạt mức án chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, chung thân
về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Tổng hợp hình phạt đề nghị là tù
chung thân
 Tòa xử phạt bị cáo Thái Cường 8 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản, xử phạt Lê Sơn Hùng 9 năm tù, Phạm Hoàng Thọ 4 năm tù về tội Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. Hồ Văn Long 19 năm tù, Trương Quốc Bảo 12 năm tù, Nguyễn
Hoàng Quốc Thụy 9 năm tù, Trương Nhật Quang 12 năm tù về tội Vi phạm các
quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng6
3.

Bình luận việc định tội danh
Vụ án xảy ra tại Công ty Dệt kim Đông Phương và Agribank Chi nhánh 6, Agribank

cũng là một trong những vụ án khá lớn, gây nên làn sóng phẫn nộ lớn trong nhân dân thời
gian qua. Tại vụ án này, Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm thành phố Hồ Chí Minh đã có
những phán quyết về việc định tội danh cho các bị cáo. Về cơ bản, việc định tội danh là
đúng với các bị cáo, tuy nhiên vẫn có một số tội danh chưa thực sự chuẩn xác với hành vi
mà bị cáo thực hiện.
Thứ nhất là bị cáo Lê Thành Công, Hội đồng xét xử đã định cho bị cáo tội danh
“Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” (Điều 280) và tội “ Lợi dụng chức vụ
quyền hạn trong khi thi hành công vụ”(Điều 281). Ở đây, chỉ có tội “Lạm dụng chức vụ
quyền hạn chiếm đoạt tài sản” là đúng với hành vi của bị cáo còn tội danh “Lợi dụng
chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” thì chưa thỏa đáng.
Tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” là hành vi của người có
chức vụ, quyền hạn đã vượt ra ngoài phạm vi, quyền hạn của mình chiếm đoạt tài sản của
người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả
6 />
8



nghiêm trọng hoặc đã bị xử lí kỉ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội
danh quy định từ Điều 278 đến Điều 284 chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 7
Lê Thành Công là giám đốc công ty Phương Đông, là người có chức vụ, quyền hạn,
chủ thể của tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Ở đây, bị cáo đã hợp tác
với Dương Thanh Cường để huy động vốn để đầu tư và khai thác dự án xây dựng dự án
Trung tâm thương mại, dịch vụ và chung cư cao tầng. Từ đây, Công cho Công ty của
Cường vay 10 triệu, và lãi là 82 triệu đồng. Lợi dụng từ chính việc này, Công đã yêu cầu
Cường chi cho Công 500 triệu đồng, và giữ riêng 417 triệu đồng cho bản thân. Hành vi
của Công đã thuộc vào hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn uy hiếp tinh thần của Công
để chiếm đoạt tài sản 417 triệu đồng cho bản thân. Về mặt khách quan, lỗi của bị cáo Lê
Thành Công là lỗi cố ý trực tiếp và động cơ vì vụ lợi của bản thân. Số tiền chiếm đoạt là
417 triệu đồng, thuộc vào khoản 3 Điều 280 Bộ Luật Hình sự 2009 nên mức hình phạt áp
dụng 13 triệu đồng là đúng.
Tiếp theo là Lê Thành Công đã kí khống trong giao dịch chuyển nhượng một lô đất
với Đỗ Trọng Nhân hơn 30 tỷ đồng, và từ đây cả Nhân và Công cùng rút 6 tỷ đồng của cơ
quan để tiêu xài cá nhân. Hành vi này, Hội đồng xét xử đã định tội “Lợi dụng chức vụ
quyền hạn trong khi thi hành công vụ” cho cả hai bị cáo Lê Thành Công và Đỗ Trọng
Nhân. Tuy nhiên, với hành vi của bị cáo Nhân và Công, thì đây lại là hành vi cấu thành
tội tham ô tài sản theo Điều 278 thì đúng hơn. Ở đây, tội tham ô tài sản có đồng phạm, Lê
Thành Công là người thực hành, Đỗ Trọng Nhân là người giúp sức. Ở đây, cả bị cáo
Nhân và bị cáo Công đều là những người có chức vụ quyền hạn, chủ thể của tội tham ô
tài sản. Đặc biệt, trong trường hợp này, bị cáo Công có trách nhiệm quản lí tài sản khi
tiến hành kí hợp đồng nhận chuyển nhượng đất từ bị cáo Nhân. Ở đây, hành vi tham ô
này được ngụy trang bằng một hợp đồng khống và cả 2 bị cáo chiếm đoạt 6 tỷ đồng. Lỗi
của chủ thể trong trường hợp này là lỗi cố ý trực tiếp vì mục đích muốn có tiền tiêu xài cá
nhân nên động cơ phạm tội là vì vụ lợi.

7 Giáo trình Pháp luật về phòng chống tham nhũng


9


Với hành vi đó, đủ các dấu hiệu pháp lí để cấu thành tội tham ô tài sản nhưng Hội
đồng xét xử lại định tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” là thật
sự chưa xác đáng. Vì khi tội phạm, hành vi của người phạm tội nếu cấu thành tội tham ô
tài sản thì bị xử lí về các tội phạm này mà không bị xử lí về tội “Lợi dụng chức vụ quyền
hạn trong khi thi hành công vụ”. Tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành
công vụ” được coi như một tội “chung”, áp dụng sau cùng, có nghĩa là cần phải áp dụng
những dấu hiệu mà có thể cấu thành một tội khác trước, nếu không đủ điều kiện cấu
thành tội đó thì mới tiến hành định tội danh này.
Thứ hai là bị cáo Hồ Đăng Trung, Hội đồng xét xử định tội danh cho bị cáo là tội vi
phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng là thật sự chưa thỏa
đáng. Bởi ở đây, hành vi của bị cáo đã cấu thành tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ
theo điều 282 Bộ Luật Hình sự 2009.
“Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ” là hành vi của người có chức vụ quyền
hạn vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác đã vượt quá quyền hạn của mình làm trái công
vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân.8
Bị cáo đã quyết định cho Công ty Tấn Phát vay 170 tỷ đồng khi dự án chưa được
cấp có thẩm quyền phê duyệt, không đề nghị xin nâng quyền phán quyết cho vay, tự ý
cho vay vượt quyền phán quyết, ký hợp đồng thế chấp là tài sản không được phép thế
chấp, không công chứng... giải ngân không đúng theo hợp đồng nội dung cho vay, cho
mượn tài sản không có bất kỳ biện pháp nào phòng ngừa rủi do. Cho Công ty Thanh Phát
vay 628 tỷ đồng khi dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt do bị áp lực từ cấp
trên là ông Nguyễn Thế Bình (nguyên Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam vào thời điểm
đó) gọi điện chỉ đạo cho vay. Ở đây, bị cáo là giám đốc ngân hàng Agribank, là người có
chức vụ, quyền hạn- chủ thể của tội “ Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”. Trong
hành vi đồng ý cho công ty Tấn Phát vay tiền khi chưa đủ điều kiện vay và cho vay quá
hạn mức được coi là hành vi làm trái với công vụ, vượt quá quyền hạn mà mình được

8 Giáo trình Pháp luật phòng chống tham nhũng

10


giao khiến cho Ngân hành thiệt hại hơn 966 tỷ đồng cả gốc và lãi. Lỗi ở đây của bị cáo là
lỗi cố ý trực tiếp vì bị cáo Trung hoàn toàn biết thực trạng về thực trạng của Công ty Tấn
Phát, công ty Thanh Phát. Do vậy, ở đây có dấu hiệu của tội lạm quyền trong khi thi hành
công vụ. Và động cơ ở đây là động cơ cá nhân khi nghe lời của Nguyễn Thế Bình là
nguyên Tổng giám đốc Agribank Việt Nam vào thời điểm đó.
Thứ ba tội danh xác định với các bị cáo Bị cáo Dương Thanh Cường là tội “Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản” và tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; Thái Cường tội
“Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; Lê Sơn Hùng, Phạm Hoàng “Lừa đảo chiếm
đoạt tài sản”; Hồ Văn Long, Trương Quốc Bảo, Nguyễn Hoàng Quốc Thụy, Trương Nhật
Quang về tội “Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” là
hoàn toàn có cơ sở và hợp lí.
C.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Vấn đề phát hiện, phòng chống và xử lí nghiêm ngặt các tội phạm về tham nhũng
cần được Đảng, Nhà nước và toàn dân quan tâm hơn nữa. Chúng ta phải nhanh chóng và
tiến hành đẩy lùi “tệ nạn” tham nhũng ra khỏi đất nước để Việt Nam có thể trở thành một
quốc gia văn minh, dân chủ và vững mạnh. Trong đó, công việc định tội danh của Hội
đồng xét xử cũng có vai trò rất quan trọng bởi một quyết định mà Tòa án ra phán quyết sẽ
có mục đích giáo dục cho tất cả mọi người, từ bị cáo đến những người tham gia phiên
tòa, từ đó cũng góp phần phòng chống tệ tham nhũng tốt hơn. Vì vậy, việc định tội danh
phải thật công bằng, khách quan mới có thể đủ sức răn đe với những người có tư tưởng,
lập trường không vững vàng, nhưng cũng không quá nặng với hành vi mà bị cáo gây ra.
Trên đây là toàn bộ bài viết của em. Với trình độ kiến thức còn nhiều hạn hẹp, kinh

nghiệm còn ít, nên chưa thể đi sâu phân tích một cách toàn diện triệt để vấn đề và trong
bài làm còn có nhiều sai sót. Em rất mong nhận được những góp ý, nhận xét, sửa chữa
của thầy cô để giúp em có thể hoàn thiện kiến thức hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
11


12







D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Pháp luật về phòng chống tham nhũng, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nhà xuất bản Công an nhân dân
Luật phòng chống tham nhũng 55/2005/QH11, Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật phòng chống tham nhũng số 27/2012/QH13
Bộ luật Hình sự 1999
Bộ luật Hình sự 2015

 /> /> /> /> />
13



×