Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận phân tích môi trường vĩ mô trong kinh doan của nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.2 KB, 14 trang )

Môn: Tổng quan kinh doanh quốc tế

I. Đặt vấn đề
Có thể thấy với xu thế chung của thế giới ngày nay, sự phát triển về kinh tế của các
quốc gia đang diễn ra một cách chóng mặt. Các quốc gia luôn tìm cách tận dụng triệt để
những nguồn lợi của mình với mong muốn trở thành một siêu cường về kinh tế. Nhật Bản
cũng không nằm ngoài số đó. Với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng trong nhiều năm, từ
một quốc gia không có lợi về tài nguyên lại thường xuyên xảy ra những thiên tai Nhật Bản
đã vươn lên trở thành một trong ba cường quốc về kinh tế trên toàn thế giới. Điều này có
sự đóng góp không nhỏ của những doanh nghiệp Nhật Bản. Vậy những yếu tố nào khiến
cho những doanh nghiệp Nhật Bản có thể khắc phục nguy cơ và tạo ra cơ hội cho mình?
Câu trả lời nằm ở môi trường vĩ mô trong kinh doanh của Nhật Bản.

II. Giải quyết vấn đề
Môi trường vĩ mô của Nhật Bản được nhìn nhận từ rất nhiều góc độ, yếu tố khác nhau.
Nhưng nổi bật trên đó có thể kể đến sáu yếu tố chính như: các yếu tố về kinh tế; chính trị luật pháp; văn hóa – xã hội; công nghệ; tự nhiên; xu hướng toàn cầu hóa.
1. Các yếu tố về kinh tế
• Tình trạng kinh tế:
Nhìn chung, kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường phát triển. Quy mô nền
kinh tế này theo thước đo GDP với tỷ giá thị trường lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, còn
theo thước đo GDP ngang giá sức mua lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc. Kinh tế Nhật
bản bắt đầu tăng trưởng từ sau chiến tranh Thế giới thứ II. Một loạt các nhà máy và khu
công nghiệp được xây dựng, một số ngành mới như điện tử, sản xuất ô tô, đồ điện cũng
bắt đầu phát triển. Đây là thời kì tạo ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh
trong những ngành này. Điển hình có thể thấy đây cũng là lúc mà trên thế giới xuất hiện
những tên tuổi như Panasonic, Sony, Honda… Nhưng nền kinh tế của Nhật Bản đang phát
triển thịnh vượng bỗng nhiên bộc lộ ra những điểm yếu của nó. Sau thời kì kinh tế "bong
bóng" 1986-1990, từ năm 1991 kinh tế Nhật Bản phát triển ì ạch. Trong những năm 19921995 tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt 1,4%, năm 1996 là 3,2%. Đặc biệt, từ 1997, và
1



Môn: Tổng quan kinh doanh quốc tế

nhất là từ đầu 1998, kinh tế Nhật bị lâm vào suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ sau cuộc
khủng hoảng dầu lửa năm 1974. Hiện tại, Nhật Bản đang gánh một khoản nợ công gần
gấp đôi GDP quốc gia và là nước có tỷ lệ nợ trên GDP cao nhất nhì thế giới. Thâm hụt
ngân sách của Nhật Bản cũng đang ở mức báo động với con số thâm hụt 30,8 nghìn tỷ yên
(khoảng 340,3 tỷ USD) tương đương 6,4% GDP. Trái ngược với gia đoạn phát triển chóng
mặt ở trên, đây là thời kì cực khó khăn với những doanh nghiệp Nhật Bản. Điều này thấy
rõ khi các doanh nghiệp Nhật Bản giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế bởi
đồng yên đã tăng 4,7% so với USD và 13% so với Euro trong suốt ba tháng qua. Mới đây,
một báo cáo của bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản cho thấy các tập đoàn
của Nhật đã chậm chân hơn rất nhiều doanh nghiệp của các quốc gia khác trong việc phát
triển ở các thị trường đang phát triển vốn chiếm đến 4 tỷ dân số cùng doanh số lên đến
5000 tỷ USD mỗi năm. Tình trạng này của các nhà xuất khẩu Nhật Bản sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến quá trình phục hồi kinh tế của nước này. Chính vì vậy, người ta cũng
đang đánh mất dần sự kỳ vọng đối với doanh nghiệp Nhật Bản. Thế nên, so với cùng kỳ
năm ngoái thì hiện tại chỉ số Nikkei của thị trường chứng khoán Nhật Bản đã giảm 15%.
• Tỉ lệ lạm phát:
Trước tình hình kinh tế gặp nhiều biến động như hiện nay thì tỉ lệ lạm phát của Nhật
Bản cũng đang là vấn đề đáng lo ngại đối với những chủ doanh nghiệp. Cơ quan thống kê
của Nhật cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đối với các mặt hàng thiết yếu, trong đó chưa
tính đến thực phẩm tươi sống nhiều biến động như rau quả và cá, ở nước này năm 2008 đã
tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2007. Chỉ số này trong tháng 4 năm 2008 là 0,9%. Chi tiêu
hộ gia đình đã giảm liên tiếp trong vòng 3 tháng qua, do giá xăng dầu, bánh mì và sữa
tăng, khiến người dân phải hạn chế tiêu dùng. Theo cơ quan thống kê Nhật, chi tiêu hộ gia
đình đã giảm 3,2%, mức lớn nhất kể từ tháng 9/2006. Tỷ lệ thất nghiệp đã ở mức 4%.
Điều này tạo ra những nguy cơ rất lớn cho những doanh nghiệp và cả người tiêu dùng của
Nhật Bản. Bởi lẽ, khi tỉ lệ lạm phát cao thì đồng nghĩa với việc chi phí của các doanh
nghiệp tăng và sức mua của người tiêu dùng giảm từ đó dẫn tới doanh thu, lợi nhuận của
doanh nghiệp bị giảm và nhủ cầu tiêu dùng của người dân cũng giảm. Mặc dù vậy, vấn đề

2


Môn: Tổng quan kinh doanh quốc tế

lạm phát tại Nhật Bản vẫn ít trầm trọng hơn so với ở các quốc gia phát triển khác trên thế
giới như Liên minh châu Âu – nơi lạm phát đã lên tới 3,6% trong 1 năm.
• Tỉ lệ lãi suất:
Đây là yếu tố tác động đến cả mức cầu đối với sản phẩm và chi phí vốn của doanh
nghiệp. Đến năm 2008, Nhật Bản vẫn giữ mức lãi suất cơ bản là 0,5% bởi mối lo ngại
đang gia tăng về nguy cơ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế toàn cầu cũng như đà sụt
giảm tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản, do đầu tư yếu hơn vào thị trường nhà ở trong
nước. Mức lại xuất này được Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định giữ
nguyên không tăng từ tháng 02/2007. Quyết định này của Ngân hàng Nhật Bản nhằm duy
trì phần trăm lãi suất trong nước ở mức rất thấp để kích thích nhu cầu trong nước và tăng
trưởng kinh tế. Lãi suất thâNhưng dù vậy, lạm phát của nước này trong năm 2007 là 0,7%,
năm 2009 lại giảm xuống -1,7% và -1,1% trong năm 2010. Đến năm 2011, lãi suất của
công trái dài hạn của Nhật Bản chỉ ở mức 1,3% và không một quốc gia công nghiệp phát
triển nào lại trả lãi suất ở mức thấp như vậy. Từ đó, có thể chắc chắn một điều rằng các
nhà đầu tư nước ngoài sẽ không dại gì cho Nhật Bản vay tiền với lãi suất đó. Thế nhưng
với tỉ lệ lãi suất từ ngân hàng thấp như vậy thì vấn đề vốn với các doanh nghiệp Nhật Bản
sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi họ có thể vay vốn để kinh doanh với mức lãi suất có thể coi là
thấp nhất trên thế giới.
• Tỉ giá hối đoái: là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trong nước với nước ngoài.
Hiện nay, một vấn đề cấp thiết với những doanh nghiệp Nhật bản là việc đồng Yên
mạnh. Theo tin từ BBC, hãng điện tử Toshiba ngày 31/10/2011 cho biết, lợi nhuận quý 3
của công ty này đã giảm 19% so với cùng kỳ năm trước, còn 22,2 tỷ Yên, tương đương
280 triệu USD. Cùng cảnh với Toshiba, lợi nhuận ròng quý 3 của hãng xe Honda sụt 55%,
còn 60,4 tỷ Yên. Tệ hơn, hãng điện tử Panasonic chứng kiến mức lỗ ròng 105,8 tỷ Yên, so
với mức lợi nhuận ròng 31 tỷ Yên cách đây 1 năm. Đồng Yên mạnh được xem là một

trong những nguyên nhân khiến các công ty Nhật làm ăn bết bát. Đồng nội tệ của một
quốc gia tăng giá thường làm hàng xuất khẩu của nước đó trở nên đắt đỏ hơn ở nước
3


Môn: Tổng quan kinh doanh quốc tế

ngoài. Cũng trong ngày 31/10, Chính phủ Nhật đã ra quyết định can thiệp lần thứ 3 trong
năm vào thị trường ngoại hối để giảm nhiệt tỷ giá đồng Yên, hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu
của nước này. Cuộc khủng hoảng đối với ngành điện tử Nhật còn tồi tệ hơn, người Nhật
bắt đầu hiểu tại sao nhiều công ty sản xuất tivi và điện tử của Nhật biến mất trong thập
niên 1980 khi những hàng của Nhật như Sony, Panasonic và Toshiba tấn công vào thị
trường Mỹ.
Công ty sản xuất hàng điện tử Nhật đang chịu rất nhiều áp lực từ hãng điện tử của Hàn
Quốc như Samsung hay LG và nhiều hãng khác đang lắp ráp hàng hóa tại Trung Quốc,
Indonexia, Thái Lan và nhiều nước chi phí thấp khác. Đồng yên đã ghi nhận một xu thế
tăng liên tục sau khi được thả nổi khỏi đồng USD trong năm 1971, từ 360 JPY/USD lên
83,4 JPY/USD. Tuy nhiên, một đồng yên mạnh chỉ thích hợp trong bối cảnh mức lương và
giá tài sản tăng, còn trong hoàn cảnh lương và tài sản đồng loạt giảm thì chính sách đồng
yên mạnh chẳng khác nào “tự sát”. GDP và mức lương danh nghĩa của Nhật Bản đã đạt
đỉnh trong năm 1997, và liên tục giảm từ đó tới nay. Nền kinh tế Nhật vẫn trụ vững một
thời gian dài chỉ bởi chính phủ Nhật đã áp dụng các chính sách tài khóa nới lỏng nhằm
xoa dịu tác động của giảm phát gây ra bởi một đồng yên mạnh. Không còn lựa chọn, nợ
công Nhật Bản cũng phải đồng hành cùng mức tăng giá đồng yên, dự báo đạt 1.000 tỷ JPY
trong năm 2012 (215% GDP), tương đương 7,8 triệu yên (94.000 USD) mỗi người. Như
vậy, các công ty Nhật nếu muốn tồn tại qua cuộc khủng hoảng sẽ cần phải mạnh tay nâng
cao hiệu quả sản xuất và cắt giảm chi phí.
2. Chính trị - Luật pháp
• Chính trị
Nền chính trị Nhật Bản được thành lập dựa trên nền tảng của một thể chế quân chủ

lập hiến và cộng hòa đại nghị (hay chính thể quân chủ đại nghị) theo đó Thủ tướng giữ vai
trò đứng đầu nhà nước và chính đảng đa số. Nhật Bản hiện là thành viên Liên hiệp
quốc và là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an; một trong các thành viên
“G4” tìm sự chấp thuận cho vị trí thành viên thường trực . Hiện Nhật là thành viên của
nhiều tổ chức quốc tế gồm G8, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
(APEC) và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) và là một nước hào phóng trong các
4


Môn: Tổng quan kinh doanh quốc tế

công tác cứu trợ và các nỗ lực phát triển các dự án quốc tế chiếm khoảng 0,19% Tổng thu
nhập quốc dân (GNI) năm 2004. Việc tham gia vào nhiều tổ chức trên thế giới như vậy sẽ
giúp cho các doanh nghiệp Nhật Bản có cơ hội phát triển, mở rộng trên trường quốc tế.
Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế,
giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ... Cải
cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra chậm chạp
nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật
Bản và đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật đã phục hồi và có bước tăng
trưởng năm 2003 đạt trên 3%, quý I/2004 đạt 6%. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng có rất
nhiều những chính sách phát triển văn hóa xã hội. Cũng như nhiều nước trên thế giới, quá
trình phát triển giáo dục Nhật Bản gắn liền với quá trình phát triển của chế độ chính trị,
nền kinh tế và đời sống văn hóa-xã hội. Từ một xã hội phong kiến tập quyền khép kín,
kinh tế tiểu nông, công nghệ lạc hậu, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn..., Nhật Bản đã mở
cửa ra thế giới bên ngoài trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Việc phổ cập
giáo dục và quản lý giáo dục rất được các cơ quan chức năng quan tâm, hỗ trợ. Điều này
sẽ tạo ra nguồn nhân lực trình độ cao cho các doanh nghiệp ở Nhật Bản.Tuy mức độ tác
động của các chính sách tới các ngành là khác nhau nhưng vẫn khiến các doanh nghiệp
Nhật Bản có phần an tâm hơn trong việc xúc tiến kinh doanh.
• Luật pháp

Có thể nói, các qui định của Chính phủ, các văn bản pháp qui…có tác động tương đối
đa dạng tới hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp Nhật Bản. Trong số đó, có
những chính sách ảnh hưởng chung hoặc có chính sách ảnh hưởng tới một số ít đối tượng.
Nhìn vào tốc độ tăng trường của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ II, ta thấy: Giai
đoạn 1955-1970: GDP trên 10%; 1970-1990: GDP khoảng 4,5%; 1990-2011: GDP khoảng
1,0%-1,2%. Theo đó, ta thấy nền kinh tế Nhật Bản đang có dấu hiệu sụt giảm, đặc biệt
trong giai đoạn 1990-2011, đã có thời điểm GDP xuống âm %. Như vậy, yêu cầu cấp thiết
đặt ra trước mắt Chính phủ Nhật Bản lúc bấy giờ là cần phải có những biện pháp phù hợp
để thúc đẩy nền kinh tế tăng trường cao và nhanh hơn. Ba nhân tố cần thiết cho sự phát
triển của nền kinh tế là: lao động, vốn và năng suất. Khi các yếu tố đầu vào là vốn và năng
5


Môn: Tổng quan kinh doanh quốc tế

suất không thể tăng thêm thì cần phải có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp (DN) để
tăng yếu tố năng suất, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho phát triển
kinh tế. Trong điều kiện cạnh tranh, những DN hoạt động kém hiệu quả sẽ không thể tồn
tại trên thị trường và bị đào thải. Đây là cơ hội tốt cho các DN mới tìm kiếm lợi nhuận
hoạt động trên thị trường. Tuy nhiên, khi nền kinh tế của Nhật Bản phát triển mạnh mẽ
nhất thì chính sách cạnh tranh lại rất mờ nhạt. Điểm mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ, ngăn
cản cạnh tranh khiến thị trường mất đi sự năng động và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh
tế Nhật Bản trong suốt những năm của thập niên 1970 và 1980. Bên cạnh đó, Nhật Bản
chỉ chú trọng đến phát triển ngoại thương trong khi nền kinh tế trong nước lại hoạt động
kém hiệu quả. Chính sự phát triển không đồng đều đã trở thành rào cản cho sự tăng trưởng
kinh tế của Nhật Bản ở giai đoạn sau này. Vào những năm cuối thập niên 1990, Chính phủ
Nhật Bản đã đưa ra rất nhiều các biện pháp để tái cấu trúc và cải tổ nền kinh tế nhưng
chính sách cạnh tranh vẫn chỉ là một điểm mờ nhạt trong các biện pháp của Chính phủ.
Giai đoạn 1995-2004 được xem là một thập kỷ thất bại của Nhật Bản trong việc thực hiện
cải tổ các chính sách cạnh tranh. Điều này được minh chứng khi thâm nhập vào thị trường

Châu Âu và Hoa Kỳ, sự thiếu kinh nghiệm trong hoạt động thương mại và chính sách
cạnh tranh đã khiến các các doanh nghiệp Nhật Bản phải trả không ít “học phí”. Đến năm
2006, khi Châu Âu và Hoa Kỳ thực hiện những biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt tình
trạng độc quyền, các doanh nghiệp Nhật Bản đã có những thay đổi đáng kể trong nhận
thức của mình. Để đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu bằng đường biển, chính sách biển của
Nhật Bản chú trọng bảo đảm sự an toàn về hàng hải; không để xảy ra bất kỳ sự gián đoạn
nào trong vận tải biển và trong các hải cảng. Ngoài ra, Nhật Bản còn đảm bảo cho các
chuyến tàu đi qua các eo biển bằng cách yêu cầu hải quân phải đảm bảo an toàn hàng hải
trong phạm vi 1.000 hải lý từ các cảng của Nhật. Điều này có thể coi là một thuận lợi cho
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Nhật Bản. Bên cạnh đó, với những ngành nghề kinh
doanh chủ yếu như sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép,
phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến đều được ưu tiên
đầu tư và phát triển. Hơn thế nữa, Nhật bản cũng chú trọng trong vấn đề thuế. Thuế quan
là công cụ chính trong chính sách thương mại Nhật Bản. Tuy nhiên, đa số hàng nhập khẩu
6


Môn: Tổng quan kinh doanh quốc tế

của Nhật Bản được miễn thuế hoặc áp dụng mức thuế quan thấp. Như vậy, đâu có thể coi
là cơ hội cho những doanh nghiệp nhập khẩu của Nhật Bản. Đồng thời, việc không đánh
thuế theo giá hàng (non ad valorem duties) được coi là đặc điểm quan trọng trong chính
sách thuế quan của Nhật Bản, đặc biệt đối với các sản phẩm nông nghiệp. Nhật Bản cũng
áp dụng một số biện pháp phi thuế quan tương tự đối với các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn
thực phẩm đối với các mặt hàng thuỷ sản. Những biện pháp hiện đang được triển khai đó
là cấm nhập khẩu hoặc hạn chế số lượng nhập khẩu một số mặt hàng (ví dụ như một số
loại thủy sản cá tôm). Việc nhập khẩu một vài loại hàng hóa phụ thuộc vào yêu cầu giấy
phép để đảm bảo an ninh quốc gia, bảo đảm sức khỏe, cuộc sống người tiêu dùng hoặc
bảo tồn cuộc sống động, thực vật, cây cối và môi trường thiên nhiên. Những biện pháp
cấm nhập khẩu của Nhật Bản hiện đang được áp dụng phù hợp với những giải pháp của

Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ.
3. Văn hóa – Xã hội
Có thể nói, Nhật Bản là một quốc gia nổi tiếng với văn hóa truyền thống. Tất cả những
người dân trên thế giới đều không thể quên một đất nước Nhật Bản với những cô gái mặc
kimono xinh đẹp hay những cây hoa anh đạo rực rỡ. Nền văn hóa – xã hội của Nhật Bản
được tạo nên từ rất nhiều phương diện khác nhau. Trước hết có là văn hóa trong những gia
đình Nhật Bản. Gia đình truyền thống Nhật Bản là một hình mẫu gia trưởng với nhiều thế
hệ cùng chung sống trong một ngôi nhà và mối quan hệ, giúp đỡ lẫn nhau giữa những
người cùng huyết thống rất mật thiết. Mỗi thành viên trong gia đình, tuỳ theo tuổi tác và
giới tính, có một địa vị nhất định, cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ gia đình. Tuy
vậy, từ Chiến tranh thế giới thứ hai đã có những thay đổi lớn. Dòng người rời bỏ nông
thôn ra thành phố đã làm cho mô hình gia đình lớn tan rã, thay thế bằng gia đình hạt nhân
và các ngôi nhà nhỏ được xây dựng ngày một nhiều.
Hầu hết các cặp vợ chồng trẻ Nhật Bản hiện nay có một hoặc hai con, sống trong các căn
hộ không được thoải mái lắm về diện tích. Sau khi kết hôn, phần lớn họ ra ở riêng. Trung
bình muốn có một mái ấm của riêng mình, họ phải bỏ ra số tiền từ 3 đến 5 tỷ đồng Việt
Nam. Chính vì vậy mà nhiều cặp vợ chồng trẻ sống trong các căn hộ cho thuê, hoặc nhà
của công ty. Với truyền thống như vây thì lĩnh vực bất động sản của Nhật sẽ có rất nhiều
7


Môn: Tổng quan kinh doanh quốc tế

cơ hội trong việc kinh doanh các khu chung cư. Bên cạnh đó, những người đi làm việc ở
công ty thường đi làm về rất muộn hoặc đi nhậu với bạn bè, đồng nghiệp vào buổi tối. Vì
vậy, cảnh người chồng không cùng ăn tối với gia đình là điều rất bình thường. Vì lý do
này hay lý do khác, ngày càng nhiều thanh niên Nhật chọn cách sống một mình, và sự lựa
chọn đó đang dần hình thành tương lai của xã hội Nhật Bản. Hiện có tới 25% nam và 16%
nữ thanh niên xứ Phù Tang ở độ tuổi 30 quyết định sống độc thân và không sinh con.
Niềm đam mê của một bộ phận người trẻ tuổi thành đạt Nhật Bản giờ đây là thức ăn ngon,

rượu và công việc. Nắm bắt được thị hiếu đó thì các doanh nghiệp thực phẩm của Nhật
Bản sẽ có được những chính sách riêng cho từng đối tượng khách hàng. Không chỉ có vậy,
người Nhật cũng là một nết văn hóa của Nhật Bản. Một đặc điểm của người Nhật là mức
độ thuần nhất cao của họ, nếu không kể thiểu số người Ainu hiện nay còn khoảng 18.000
người sống ở Hokkaido và Sakhalin thì tất cả người Nhật đều thuộc về cùng một chủng
tộc và chỉ nói một ngôn ngữ. Một phần vì vậy mà tính cách của người Nhật Bản mang sắc
thái khá rõ ràng và đồng nhất. Họ có tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài
Chúng ta có thể nói rằng không có dân tộc nào nhạy bén về văn hoá của nước ngoài như
người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình bên ngoài, đánh giá và
cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật,
và nếu như họ phát hiện ra trào lưu nào đang thắng thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học
hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó. Đây là một điểm lợi thế cho những doanh nghiệp
muốn đem những sản phẩm của nước ngoài về với đất nước Nhật Bản.Mặc dù rất nhạy
cảm đối với văn hoá nước ngoài, song người Nhật rất ý thức về tài sản văn hoá của họ. Tư
liệu lịch sử văn hoá, đền đài, chùa chiền… đại bộ phận vẫn còn được bảo tồn cho đến
ngày nay. Hơn thế, các ngành nghề truyền thống không những không bị mai một đi mà
còn được cải tiến kỹ thuật và càng trở nên tinh tế hơn. Họ cũng có ý thức tập thể rất cao.
Tập thể đóng một vai trò quan trọng đối với người Nhật. Nó được thể hiện ngay từ trong
cách xưng hô với người ngoài khi nói chuyện. Trong công việc người Nhật thường gạt cái
tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh. Các tập
thể có thể cạnh tranh với nhau rất gay gắt song cũng có lúc họ lại bắt tay với nhau để có
thể đạt được mục đích chung như để đánh bại đối thủ nước ngoài. Đây chính là điểm khác
8


Môn: Tổng quan kinh doanh quốc tế

biệt giữa các doanh nghiệp Nhật Bản với các doanh nghiệp Việt Nam và nó cũng tạo nên
một lợi thế trong kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhật Bản. Hơn thế nữa, ý thức tôn
trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của người Nhật. Thái độ nhún mình trước

những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận đại nhưng đặc
biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét và được thể hiện trong đời sống hàng ngày.
Ví dụ trong phòng họp, người có chức vụ thấp nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào, người có chức
vụ càng cao thì càng ngồi gần phía bên trong. Hoặc trong các buổi tiệc tổ chức tại nhà
hàng một cách đột xuất thì mọi người đều biết vị trí của mình mà không cần có sự hướng
dẫn nào khác. Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ
xưng hô và hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng xã hội cụ thể. Đối với người lớn
tuổi hay người có địa vị thì phải dùng ngôn ngữ kính trọng (sonkeigo), khi nói về mình và
những người trong gia đình mình thì dùng ngôn ngữ khiêm nhường (kenjogo). Chính từ
cơ cấu này mà tinh thần đoàn kết và lòng trung thành của người Nhật được phát sinh, và
nhờ đó mà việc động viên cho sự thực hiện mục tiêu của toàn thể tập đoàn, các doanh
nghiệp là tương đối dễ dàng. Không chỉ có vậy, óc thẩm mỹ cũng là một đặc trưng của
người dân Nhật Bản. Ấn tượng ban đầu của bất kỳ ai lần đầu đến thăm Nhật Bản là ngạc
nhiên và thán phục về óc thẩm mỹ của người Nhật, từ cách trang trí nhà cửa sắp, xếp đồ
đạc trong gia đình hay cách bài trí bữa cơm đều khiến cho mọi người có cảm giác tiếp cận
một sự tinh tế, một óc thẩm mỹ cao. Nhưng óc thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu
hiện qua các hiện tượng bên ngoài mà còn qua lối suy nghĩ và cung cách làm việc của họ
hàng ngày, hay nói rộng ra là nhân sinh quan của họ. Một người đan quạt tre ngắm đi
ngắm lại xem cái quạt của mình làm đã cân đối chưa, có cần phải chau chuốt gì không,
mặc dù khi làm như vậy thì anh ta sẽ mất nhiều thời gian hơn, đồng nghĩa với việc lợi
nhuận thu về được ít hơn, song đối với người dân Nhật Bản ngoài mục đích lợi nhuận thì
họ còn muốn đạt được một mục tiêu khác không kém phần quan trọng – đó là cảm giác
thoải mái khi hoàn thành mỹ mãn một công việc dù là rất nhỏ. Họ luôn tìm kiếm cái đẹp
trong công việc của mình, người Nhật nổi tiếng là người làm việc cần mẫn, xem công việc
của công ty như là công việc của mình, luôn tận tâm tận sức, nhiều khi họ làm việc không
phải vì lợi ích cá nhân của mình, họ xem công việc của họ không những là “hoạt động
9


Môn: Tổng quan kinh doanh quốc tế


kinh tế” mà còn là “hoạt động thẩm mỹ”. Từ đó, những sản phẩm được làm ra của Nhật
Bản cũng vô cùng được ưa chuộng trên toàn thế giới. Nó góp phần đưa tên tuổi của các
doanh nghiệp vượt ra xa khỏi đất nước.
4. Công nghệ
Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công
nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Gần 700.000 nhà nghiên cứu chia sẻ 130 tỉ USD của
ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới. Một vài đóng góp công
nghệ quan trọng của Nhật Bản là những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy
móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản dẫn đầu
thế giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200 trong tổng
742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất. Nhật Bản đã phát minh ra QRIO, ASIMO và
Aibo. Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới và là quê hương của 6
trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất
chất bán dẫn lớn nhất thế giới. Nhật Bản đang có những kế hoạch rất sáng sủa trong ngành
thám hiểm không gian, trong đó có kế hoạch xây dựng một trạm mặt trăng vào năm
2030. Cơ quan thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA) là một trong những thành viên
chủ chốt của trạm vũ trụ quốc tế, đây là cơ quan chuyên nghiên cứu về không gian vũ trụ,
các hành tinh, các nghiên cứu hàng không, phát triển tên lửa và vệ tinh. Vào ngày 1 tháng
6 năm 2008 lúc 6:02am giờ Nhật Bản, tàu con thoi Discovery đã rời bệ phóng Trung tâm
vũ trụ Kennedy, Florida mang theo Module Kibo cùng nhà du hành Akihiko Hoshide và
sáu đồng nghiệp khác, mục đích chính của chuyến đi là lắp đặt phần quan trọng của phòng
thí nghiệm Nhật Bản có tên Japanese Pressurised Module (JPM) cùng cánh tay máy dài
khoảng 10m phục vụ cho công tác lắp đặt về sau cho Kibo. Các nhà nghiên cứu Nhật cũng
đã phần nào khẳng định được mình qua các lần đoạt giải Nobel. Nhật Bản cũng là đất
nước sở hữu nhiều khoa học gia đoạt giải Nobel nhất ở châu Á hiện nay. Không những
thế, Nhật Bản cũng là quốc gia giành được nhiều giải thưởng Fields nhất Châu Á, giải
thưởng

được


xem



Nobel

Toán

học

với

3

lần

đăng

quang: Kunihiko

Kodaira (1954), Heisuke Hironaka (1970), Shigefumi Mori (1990). Việc công nghệ của
Nhật bản phát triển nhanh chóng như vậy sẽ tạo ra cả cơ hội và nguy cơ cho những doanh
10


Môn: Tổng quan kinh doanh quốc tế

nghiệp của nước này. Về cơ hội, có thể thấy nhờ công nghệ cao nên các sản phẩm được
sản xuất với chất lượng tốt hơn, nhiều tính năng hơn nên sản phẩm có khả năng cạnh tranh

hơn. Điều này cũng tạo ra thị trường mới cho những sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh
nghiệp. Nhưng trái lại, nó cũng tiềm ẩn không ít những nguy cơ. Trước hết, công nghệ
phát triển sẽ tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền
thống. Không chỉ có vậy, nó còn đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng
cường khả năng cạnh tranh. Cùng với đó, nó sẽ làm tăng thêm áp lực, rút ngắn thời gian
khấu hao công nghệ so với trước. Có thể nói, công nghệ Nhật Bản chính là “con dao hai
lưỡi” mà các doanh nghiệp Nhật Bản phải đối mặt trong kinh doanh.
5. Tự nhiên
Nhật Bản là một đảo quốc ở Đông Bắc Á. Các đảo Nhật Bản là một phần của dải núi
ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới Alaska. Nhật Bản có bờ biển dài 37.000 km, có đá lớn
và nhiều vịnh nhỏ nhưng rất tốt và đẹp. Đồi núi chiếm 73% diện tích tự nhiên cả nước,
trong đó không ít núi lànúi lửa, có một số đỉnh núi cao trên 3000 mét, hơn 532 ngọn núi
cao hơn 2000 mét. Ngọn núi cao nhất là núi Phú Sĩ cao 3776 mét. Giữa các núi là các cao
nguyên và bồn địa. Nhật Bản có nhiều thác nước, suối, sông và hồ. Đặc biệt, ở Nhật Bản
có rất nhiều suối nước nóng, là nơi hàng triệu người Nhật thường tới để nghỉ ngơi và chữa
bệnh. Đây cũng là thế mạnh cho những doanh nghiệp làm về du lịch của Nhật Bản. Vì
nằm ở tiếp xúc của một số đĩa lục địa, nên Nhật Bản hay có động đất gây nhiều thiệt hại.
Động đất ngoài khơi đôi khi gây ra những cơn sóng thần. Điều này ảnh hưởng trực tiếp
đến cuộc sống người dân và hoạt động của những doanh nghiệp. Thiên tai xảy ra có thể sẽ
khiến cho hoạt động sản xuất bị ngừng trệ, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
đẫn đến họ sẽ dần mất niềm tin vào các doanh nghiệp Nhật Bản. Cùng với đó, là sự phát
triển của rất nhiều những doanh nghiệp của Mỹ, Nga, Pháp sẽ tạo ra một cục diện cạnh
tranh vô cùng khó khăn cho những doanh ngiệp Nhật Bản. Vùng Hokkaido và các cao
nguyên có khí hậu á hàn đới, các quần đảo ở phương Nam có khí hậu cận nhiệt đới, các
nơi khác có khí hậu ôn đới. Mùa đông, áp cao lục địa từ Siberi thổi tới khiến cho nhiệt độ
không khí xuống thấp; vùng Thái Bình Dương có hiện tượng foehn- gió khô và
mạnh. Mùa hè, đôi khi nhiệt độ lên đến trên 30 độ C, các khu vực đô thị có thể lên đến
11



Môn: Tổng quan kinh doanh quốc tế

gần 40độ C. Không khí mùa hè ở cácbồn địa nóng và ẩm. Vùng ven Thái Bình Dương
hàng năm chịu một số cơn bão lớn. Nhật Bản là quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên.
Trên các đảo Hokkaido và Kyushu có các mỏ than và kỹ nghệ khai mỏ lên tới cực điểm
vào năm 1941, ngày nay hầu như các hầm mỏ này không hoạt động. Tất cả khoáng sản
khác, kể cả dầu thô, đều phải nhập cảng từ nước ngoài. Đây là một khó khăn cho những
doanh nghiệp Nhật Bản kinh doanh trong những ngành cần nhiều nhiên liệu. Nhưng bên
cạnh đó tại Nhật Bản, cây rừng cũng là một nguồn tài nguyên. Gỗ được dùng cho kỹ nghệ
xây nhà và làm giấy nhưng việc sản xuất nội địa đã giảm hẳn vì Nhật Bản ưa nhập cảng
loại gỗ rẻ tiền hơn từ các quốc gia nhiệt đới thuộc vùng Đông Nam Á. Một tài nguyên
khác của Nhật Bản là cá biển. Ngành du lịch với các khách sạn, các sân golf và loại kỹ
nghệ này càng bành trướng, lại càng làm ô nhiễm môi trường sống trong khi người dân
Nhật vẫn quý trọng thiên nhiên. Do sự phát triển đô thị, do các loại kĩ nghệ và việc bành
trướng du lịch, môi trường sống của một số sinh vật đã bị ảnh hưởng xấu.
Loại hạc (tancho ) rất đẹp của hòn đảo Hokkaido đã từng làm đề tài cho các bức danh họa
nhiều thế kỷ trước, nay đã bị tuyệt chủng. Sự ô nhiễm các dòng sông đã làm chết đi các
loại cá chép và cá hồi. Loại gấu màu nâu cũng biến đi dần. Loại khỉ macaca chỉ còn thấy
tại khu vực Nagano. Các khu giải trí dưới mặt nước cũng làm hư hỏng các vùng biển san
hô thiên nhiên. Tình trạng này sẽ khiến cho những doanh nghiệp Nhật Bản gặp rất nhiều
khó khăn trong việc kinh doanh với nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt. Trước tình hình
đó, chính phủ Nhật bản cần phải có những chiến lược và biện phấp nhằm bảo tồn tự nhiên
như: duy trì và tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có; sử dụng vật liệu nhân tạo
thay cho những vật liệu không thể tái sinh…
6. Xu hướng toàn cầu hóa
Ngày nay, trong thời kì hội nhập thì xu hướng toàn cầu hóa là một yếu tố quan trong
cho sự phát triển của một quốc gia nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. Nhật bản
cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Điều này được thể hiện rất rõ ở sự tác động trực
tiếp vô mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Ở Nhật Bản,
nguyên Thủ tướng Obuchi đề ra mục tiêu của phát triển công nghệ thông tin là đến năm

2005 tạo ra một xã hội trong đó mọi người có thể sử dụng các dịch vụ Internet và thu thập,
12


Môn: Tổng quan kinh doanh quốc tế

xử lý và gửi thông tin một cách tự do tùy ý. Điều này sẽ tạo ra sự bùng nổ thông tin và là
cơ hội cho các doanh nghiệp Nhật Bản trong qua trình hội nhập. Một dẫn chứng nữa là sự
tăng lên nhanh chóng của việc sử dụng điện thoại di động ở Nhật bản, đặc biệt là sự bùng
nổ dữ dội của loại điện thoại di động I-mode do NTT DoCoMo cung cấp. Đây có thể là
một điềm báo trước cho sự kết thúc của một kỷ nguyên, trong đó máy tính cá nhân là một
nền móng thống trị duy nhất đối với những người sử dụng công nghệ thông tin. Những
thành tựu phát triển như mạng Internet đã làm cho thế giới trở thành “một ngôi làng toàn
cầu” trong tương lai gần.Kết quả thật sự là hàng hóa và dịch vụ có thể được phát triển,
được mua, được bán, và trong nhiều trường hợp, thậm chí còn được giao nhận qua các
mạng lưới điện tử. Thương mại điện tử đem lại nhiều lợi thế về tiết kiệm chi phí, tính hiệu
quả và thâm nhập thị trường hơn những phương pháp mang tính vật lý truyền thống. Điều
này sẽ khiến cho các doanh nghiệp làm về lĩnh vực công nghệ thông tin thu về mức lợi
nhuận vô cùng cao. Ngoài ra, còn phải kể đến sự phát triển và bành trướng của các công ty
tư bản độc quyền xuyên quốc gia, lực lượng chi phối toàn cầu hóa. Các công ty này là kết
quả của quá trình tích tụ và tập trung sản xuất và tư bản. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện
nay, các công ty lớn ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thấy rõ sự khẩn thiết phải
sáp nhập nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

III. Kết luận
Có thể khẳng định, dù còn nhiều vấn đề khó khăn đang cần giải quyết như lạm phát, nợ
công…nhưng vị trí của Nhật Bản trên trường quốc tế vẫn luôn được coi trọng. Điều này
có sự đóng góp không nhỏ của những doanh nghiệp Nhật Bản đang ngày ngày tạo ra lợi
nhuận cho quốc gia. Và trong tương lai, không biết Nhật Bản sẽ biến chuyển thế nào
nhưng sự cố gắng và nỗ lực Nhật Bản trong mọi phương diện luôn đáng được cả thế giới

nghiêng mình thán phục.

13


Môn: Tổng quan kinh doanh quốc tế

14



×