Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

phân tích thị trường chợ đen đồng bolivar venezuela

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.58 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BÁO CÁO
MINI-CASE: THE VENEZUELAN BOLIVAR BLACK
MARKET- THỊ TRƯỜNG CHỢ ĐEN ĐỒNG BOLIVAR
VENEZUALA

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Kim Hương Trang
Sinh viên thực hiện:

Nhóm 2

Lớp:

TCH414.5

Hà Nội, tháng 12 năm 2017


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 3
Phần 1 . KHÁI QUÁT CHUNG.................................................................................4
1.1 Những nét chung về đất nước Venezuela.........................................................4
1.1.1 Giới thiệu chung .......................................................................................................4
1.1.2 Tình hình kinh tế chính trị .........................................................................................4

1.2 Những chính sách kinh tế tiêu biểu của Venezuela ( Bối cảnh tình huống ).5
Phần 2. MINI- CASE..................................................................................................9
2.1 Tình huống của Santiago...................................................................................9


2.1.1 Bối cảnh tình huống của Santiago............................................................................9
2.1.2 Bài toán dành cho Santiago......................................................................................9

2.2 Các loại thị trường.............................................................................................9
2.2.1 Thị trường chính thức................................................................................................9
2.2.2 Thị trường chợ xám.................................................................................................10
2.2.3 Thị trường chợ đen.................................................................................................13

2.3 Giải pháp tình huống của Santiago................................................................15
Phần 3. TRẢ LỜI CÂU HỎI....................................................................................17
KẾT LUẬN................................................................................................................ 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................21

2


LỜI MỞ ĐẦU
Venezuela được biết đến là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển
nhất Nam Mỹ trong những năm 80 của thế kỷ trước. Kinh tế Venezuela dựa vào dầu
mỏ, các ngành công nghiệp nặng như nhôm và thép. Gần một phần tư thế kỷ trước khi
Tổng thống Chavez lên nắm quyền vào năm 1998, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
Venezuela khá bất ổn: kinh tế suy giảm. Những chính sách kinh tế thất bại và mâu
thuẫn chính trị đã đẩy đất nước Venezuela vào khủng hoảng trầm trọng. Một trong
những chính sách đó là sắc lệnh năm 2003 về những quy định của hối đoái. Cụ thể,
sắc lệnh này đã neo đồng Bolivar ở mức cố định, thành lập cục ngoại hối chính phủ
(CADIVI) để điều hành việc phân bổ ngoại hối tuy nhiên nó chỉ dành cho những ai
ủng hộ Hugo Chavez, đồng thời tiến hành kiểm soát giá chặt chẽ. Chính từ đây, thị
trường chợ đen mua bán đồng Bolibar đã được hình thành và ngày càng phát triển.
Xuất phát từ vấn đề trên, nhóm chúng em đã tiến hành nghiên cứu và thảo luận
Mini-case “The Venezualan Bolivar Black Market- Thị trường chợ đen đồng Bolivar

Venezuela”. Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót
nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để bài viết được hoàn
thiện hơn.
Bài báo cáo gồm có 3 phần chính như sau:
Phần 1: Khái quát chung
Phần 2: Mini-case
Phần 3: Trả lời câu hỏi

3


Phần 1. KHÁI QUÁT CHUNG
1.1 Những nét chung về đất nước Venezuela
1.1.1 Giới thiệu chung
Venezuela (tên chính thức là Cộng hòa Bolivar Venezuela, tiếng Tây Ban Nha:
República Bolivariana de Venezuela, Tiếng Việt: Cộng hoà Bô-li-va-ri-a-na Vê-nê-duê-la) là một quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ. Venezuela tiếp giáp với Guyana về phía
đông, với Brazil về phía nam, Colombia về phía tây và biển Caribe về phía bắc.Có đến
72 hòn đảo nhỏ ngoài khơi biển Caribe cũng thuộc chủ quyền của Venezuela. Thuộc
khu vực nhiệt đới, khí hậu Venezuela đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loài sinh vật
phát triển với nhiều khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã.
Venezuela là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao nhất Mỹ
Latinh. Đa phần dân cư Venezuela tập trung sinh sống tại những thành phố lớn phía
bắc. Caracas là thủ đô và đồng thời cũng là thành phố lớn nhất Venezuela. Ngày nay,
đất nước Venezuela nổi tiếng khắp thế giới với thiên nhiên tươi đẹp, nguồn dầu mỏ dồi
dào và những nữ hoàng sắc đẹp đoạt nhiều giải cao tại những kỳ thi quốc tế.
Diện tích nước này là 916.445 km² và dân số khoảng 28 triệu người.
1.1.2 Tình hình kinh tế, chính tri
Gần một phần tư thế kỷ trước khi Tổng thống Chavez lên nắm quyền vào năm
1998, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Venezuela khá bất ổn: kinh tế suy giảm: việc
phá giá tiền tệ càng làm cho đời sống của người dân Venezuela bị hạ thấp. Những

chính sách kinh tế thất bại và mâu thuẫn chính trị đã đẩy đất nước Venezuela vào
khủng hoảng trầm trọng, thể hiện rõ nhất qua hai cuộc đảo chính trong cùng năm
1992.Tỷ lệ lạm phát cao với mức kỷ lục là 103,2% năm 1996 dưới thời Tổng thống
Rafael Caldera; tình trạng tham nhũng, tỷ lệ đói nghèo, tội phạm, thất nghiệp đều ở
mức cao. Trong suốt bốn năm đầu tiên của chính quyền Chavez, khi chính phủ không
kiểm soát tập đoàn dầu khí quốc gia (PDVSA), tình hình kinh tế Venezuela cũng
không mấy sáng sủa. Những bất ổn về kinh tế, chính trị lên đến đỉnh điểm dẫn đến
cuộc đảo chính quân sự vào tháng 4-2002 và cuộc tổng bãi công ngành dầu khí (từ
tháng 12-2002 đến 2-2003).
Với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ, cuộc tổng bãi công
ngành dầu khí đã gây ra một cuộc khủng hoảng vô cùng nghiêm trọng đối với nền
4


kinh tế Venezuela, khiến GDP giảm tới 29% trong năm 2002 (từ gần 123 tỷ USD
trong năm 2001 xuống còn gần 93 tỷ USD trong năm 2002 và xấp xỉ 83,6 tỷ USD
trong năm 2003, theo số liệu của Ngân hàng thế giới - WB).
Ngay sau khi cuộc tổng bãi công ngành dầu khí kết thúc, các nhà phân tích đã
dự đoán một tương lai tồi tệ của nền kinh tế Venezuela với một quá trình hồi phục khó
khăn và chậm chạp. Tuy nhiên, không như những dự đoán trước đó, kinh tế Venezuela
đã phục hồi rất nhanh chóng và tăng trưởng với tốc độ kỷ lục trong vòng năm năm sau
đó, với GDP thực tế tăng gần gấp đôi từ thời điểm kết thúc cuộc cuộc tổng bãi công
ngành dầu khí (quý I/2003) cho đến quý IV/2008 (với GDP trong năm 2008 đạt tới
hơn 315,6 tỷ USD, theo số liệu của WB).
Hiện tại, kinh tế Venezuela hiện đã tăng chín quý liên tiếp,bắt đầu từ quý
II/2010 đến quý III/2012. Về tình hình nợ công, theo tính toán của Quỹ tiền tệ thế giới
(IMF) nợ công của Venezuela ở mức 45,5% GDP. Đặc biệt, tỷ lệ lạm phát trong tháng
7-2012 của Venezuela lần đầu tiên ở dưới mức 20% kể từ năm 2008 và tiếp tục giảm
xuống còn 18,1% trong tháng 8-2012.
Công nghiệp dầu mỏ chiếm tới 90% ngoại tệ chảy vào đất nước. Khoảng 50%

thu nhập của chính phủ đến từ công nghiệp dầu mỏ, chủ yếu từ công ty quốc doanh
PDVSA.
Thị trường lao động cũng cho thấy những tín hiệu khả quan khi tỷ lệ thất
nghiệp giảm xuống còn 7,9% trong tháng 8-2012, so với mức 15% trong năm 1999 và
mức đỉnh 17,8% trong năm 2003 (theo số liệu của Viện Dữ liệu quốc gia Venezuela –
INE).
Người dân đã tổ chức những cuộc phản đối mạnh mẽ hơn. Cùng với nguyên
nhân thiếu hụt điện nước, những người phản đối cũng nói đến tình trạng mất kiểm soát
đối với tội phạm khiến cho Venezuela đang có tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới. Người
biểu tình án ngữ trong sân vận động khi diễn ra một trận đấu bóng chày để kêu gọi
ông Chavez từ chức. Người biểu tình đã giương cao khẩu hiệu đậm chất thể thao:
“Chavez, ông đã bị loại!”
1.2 Venezuela với các chính sách của Chavezuela ( Bối cảnh tình huống )
Do được chính phủ trợ cấp, Venezuela là một trong những nước có giá xăng
dầu rẻ nhất thế giới. Tuy nhiên những lên xuống thất thường của giá dầu trên thị
5


trường thế giới cũng như các cuộc khủng hoảng chính trị, đình công luôn đe dọa đến
ngành kinh tế nhạy cảm này của Venezuela. Chính phủ Venezuela đang tìm cách làm
đa dạng hóa nền kinh tế và tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ của nước này.
Các chương trình trợ cấp của Chavez như duy trì giá xăng ở mức dưới 0,1
USD/gallon (tương đương hơn 500 VND/lít), đang làm các nguồn tài nguyên của
Venezuela dần cạn kiệt trong khi các doanh nghiệp tư nhân không dám tăng mức đầu
tư do lo ngại về những vụ quốc hữu hóa và sung công thường hay xảy ra bất ngờ thời
Chavez khiến nền kinh tế càng thêm khó khăn giữa lúc tốc độ tăng trưởng trì trệ mà tỷ
lệ lạm phát lại cao.
- Đồng Boliva mất giá
Ngày 21/1/2003, đồng Boliva đóng cửa ở mức thấp kỉ lục Bs 1891,50/$. Ngay
ngày hôm sau, tổng thống Chasvez đã tạm hoãn việc giao dịch đôla trong 2 tuần. Điều

này đã dẫn đến sự xuất hiện của thị trường chợ đen.Vì các nhà đầu tư thuộc mọi hình
thức đã tìm ra cách thoát khỏi thị trường Venezuela hoặc đơn giản là dành được những
đồng tiền mạnh cần để tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh của hoạt động di
chuyển vốn leo thang gây ra giá thị trường chợ đen của đồng boliva lao xuống Bs
2500/$ vào nhiều tuần. Vì thị trường sụp đổ và giá trị trao đổi giảm, tỷ lệ lạm phát của
Venezuela tăng vọt trên 30% mỗi năm.
- Sự kiểm soát vốn và CADIVI
Để đấu tranh với áp lực giảm giá đồng Boliva, ngày 05/02/2003, chính phủ
Venezuela đã tuyên bố thông qua một sắc lệnh năm 2003 về những quy định của hối
đoái. Sắc lệnh này đã dẫn đến sự kiện tháng 8/2003 kiến nghị chống lại Chasvez lan
rộng. Một triệu chữ ký đã được tập hợp lại. Cho dù chính phủ đã quyết định việc kiến
nghị không có hiệu lực, nhóm kiến nghị đã sử dụng danh sách chữ ký để tạo ra một cơ
sở dữ liệu gồm tên và chỉ số an sinh xã hội, cái mà CADIVI đã sử dụng để kiểm tra
chéo các đặc tính khi quyết định ai sẽ nhận được đồng tiền mạnh.
- Phá giá đồng Bolivar năm 2009
Trước những áp lực về tài chính buộc Hugo Chavez đêm ngày 8/1/2009 đã
tuyên bố phá giá Bolivar của Venezuela khiến tỷ giá của đồng nội tệ giảm còn một nửa
so với USD. Theo đó mức tỷ giá 4,3 Bolivar đổi 1 USD, so với mức 2,15 Bolivar
tương đương 1 USD trước khi phá giá - được áp dụng cho việc nhập khẩu hầu hết các
mặt hàng từ xe hơi tới vật liệu xây dựng. Trong khi đó, mức tỷ giá 2,6 Bolivar tương
6


đương với 1 USD sẽ được áp dụng cho việc nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu như
thực phẩm, thiết bị y tế và máy móc.
Sự sa sút của ngành công nghiệp dầu lửa do giá dầu thô giảm, cộng với những
vụ quốc hữu hóa khiến giới doanh nghiệp mất niềm tin, nền kinh tế Venezuela được
dự báo là sẽ còn trì trệ trong năm 2009, trong khi các nền kinh tế lớn khác ở khu vực
Mỹ Latin đang có những dấu hiệu tăng trưởng mạnh. Với một mục tiêu duy nhất là
đưa nền kinh tế phục hồi, Hugo Chavez sẽ duy trì chế độ kiểm soát tiền tệ, trong đó tỷ

giá đồng Bolivar sẽ được neo buộc vào tỷ giá USD. Ông cũng tuyên bố sẽ tăng cường
các biện pháp thắt chặt hoạt động giao dịch tiền tệ “chợ đen” nhằm ngăn chặn sự tháo
chạy của các dòng vốn ngoại. Hiện tại, các nhà chức trách Venezuela đã tăng cường
kiểm tra khách du lịch trong nước ra nước ngoài để kiểm soát việc chi tiêu bằng ngoại
tệ.
Ông Chavez khẳng định, việc phá giá đồng Bolivar sẽ có tác dụng “hạn chế
những mặt hàng nhập khẩu không cần thiết và khuyến khích xuất khẩu”, qua đó thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Quốc gia Nam Mỹ này có mức độ phụ thuộc lớn vào hàng
hóa nhập khẩu, từ thịt bò, tới sữa và xe hơn.
Thêm vào đó, việc phá giá đồng tiền sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu dầu tính
bằng đồng nội tệ của Venezuela tăng lên, giúp giảm thâm hụt ngân sách. Theo các
chuyên gia, nhờ phá giá, thâm hụt ngân sách của Venezuela sẽ giảm từ mức 7% GDP
hiện này về mức khoảng 3%.
Tỷ lệ ủng hộ ông Chavez thời gian qua đã giảm sút do tác động của các vụ bê
bối tham nhũng trong Chính phủ của ông, kinh tế suy giảm, tội phạm leo thang, thiếu
thực phẩm và thiếu điện. Một khi ông Chavez có thêm ngân sách để gia tăng chi tiêu
công, tỷ lệ của ông có khả năng được cải thiện hơn trước khi cuộc bầu cử sắp tới.
Việc phá giá đồng Bolivar cũng có tác dụng hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng của
Venezuela, nơi nhiều nhà băng đã bị đóng cửa vì bê bối tham nhũng. Trước khi đồng
Bolivar bị phá giá, nhiều ngân hàng của Venezuela đã tích trữ một lượng USD lớn.
Tuy nhiên, khi phá giá đồng tiền, ông Chavez đã chấp nhận đánh đổi việc giải
quyết những thách thức về ngân sách và tăng trưởng kinh tế với rủi ro lạm phát sẽ tiếp
tục tăng mạnh. Chính Bộ trưởng Bộ Tài chính Venezuela, ông Ali Rodriguez cũng

7


thừa nhận, việc phá giá đồng Bolivar có thể làm tỷ lệ lạm phát của nước này tăng
thêm 5%.
Cơ chế tỷ giá mới sẽ làm tăng giá hàng hóa, song việc tăng giá sẽ không diễn ra

đột ngột. Phần lớn hàng tiêu dùng nhập khẩu “không thiết yếu” của Venezuela được
thanh toán bằng ngoại tệ trôi nổi trên thị trường “chợ đen” phát triển rộng khắp ở đất
nước này. Tuy nhiên, các mức tỷ giá chính thức mới của đồng Bolivar vẫn cao hơn
nhiều so với tỷ giá của đồng tiền này trên thị trường “chợ đen”. Trước thời điểm phá
giá hai ngày, trên thị trường “chợ đen” ở Caracas, phải 6,25 Bolivar mới đổi được 1
USD, gấp 3 mức tỷ giá chính thức.
Thêm vào đó, sự trợ giá rộng rãi của Chính phủ Venezuela cho các mặt hàng
thiết yếu như lương thực, xăng dầu, thuốc chữa bệnh… sẽ làm dịu bớt tác động của
lạm phát đối với cuộc sống của người nghèo. Ngay sau khi công bố cơ chế hối đoái
mới, Tổng thống Hugo Chavez cũng tuyên bố sẽ dành thêm 1 tỉ đô la Mỹ từ ngân sách
quốc gia để tăng trợ giá các mặt hàng thiết yếu cho người nghèo, đe dọa “tịch thu các
nhà máy và giao lại cho công nhân nếu phát hiện tình trạng đầu cơ tích trữ hàng hóa”.
Giá dầu thô đang trong xu thế tăng cũng sẽ giúp Chính phủ Venezuela vượt qua
những chấn động gây ra từ vụ phá giá đồng bạc, song với chính sách trợ giá hào
phóng như đã nói ở trên, giữ cho giá xăng không vượt quá 10 xu Mỹ mỗi gallon, đang
nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn ngân sách của đất nước này và không thể coi trợ giá
như một giải pháp dài hạn để ổn định nền kinh tế.
Vấn đề của Venezuela thời điểm này là khôi phục sản xuất công nghiệp để thay
thế hàng nhập khẩu và tạo ra việc làm cho người dân trong thời buổi kinh tế trì trệ và
lạm phát cao.Đồng thời đưa ra các chính sách kinh tế hợp lý, lâu dài hơn với nền kinh
tế Venezuela

8


Phần 2. MINI- CASE
2.1 Tình huống của Santiago
Santiago là một doanh nhân thành đạt sống tại thủ đô Caracas ,công việc kinh
doanh của ông là phân phối thuốc cho các đại lý thuốc của Venezuela.
2.1.1 Bối cảnh tình huống của Santiago

Ngày 5 tháng 2 năm 2003, tổng thống Hugo Chavez ban hành việc kiểm soát
vốn bổ sung. Theo đó, chính phủ Veneuela kiểm soát tất cả các dòng tiền nước ngoài
chảy ra và chảy vào đất nước.
Tình hình tiền tệ Venezuela càng thêm căng thẳng khi đồng Bolivar (Bs) bị phá
giá vào tháng 3 năm 2005. Điều này đã khiến tỷ giá hối đoái tăng làm cho các chi phí
đổi đồng ngoại tệ để thanh toán cho việc nhập khẩu hàng hoá tăng theo. Thêm vào đó
nguồn cung ngoại tệ cũng khan hiếm hơn, khiến cho việc nắm giữ ngoại tệ của người
dân Venezuela ngày càng khó khăn.
2.1.2 Bài toán dành cho Santiago
Công việc kinh doanh phân phối thuốc của Santiago cần một lượng ngoại tệ lớn
để tiến hành các giao dịch thương mại với nước ngoài. Tuy nhiên, bối cảnh đất nước
với các chính sách của chính phủ khiến cho việc kiếm đồng đola của Santiago ngày
càng trở nên khó khăn. Ông buộc phải mua theo nhiều cách khác nhau- có những cách
đắt đỏ hơn và không phải luôn hợp pháp- để thu đồng đô la, điều đó làm lợi nhuận của
ông ta giảm tới 50%. Nhưng cũng có lúc ông không thể tìm được người bán đồng đô
la cho ông. Trong khi đó, khách hàng của ông cần hàng hóa một cách nhanh chóng.
Bài toán đặt ra cho Santiago lúc này là ông phải làm gì để kiếm được 30,000$ trả cho
những đơn hàng gần đây nhất để cung ứng thuốc cho khách hàng trong nước của ông.
Trong tình huống này, xuất hiện ba thị trường cung cấp ngoại tệ là thị trường
chính thức CADIVIA, thị trường chợ đen và thị trường chợ xám. Tuy nhiên, Santiago
cũng cần cân nhắc, tính toán kĩ lưỡng khi mua đồng đola trên các thị trường để không
chỉ giải quyết bài toán của mình mà ông còn có thể tối đa hóa được lợi nhuận của
mình.
2.2 Các loại thị trường
2.2.1 Thi trường chính thức
Là thị trường được nhà nước kiểm soát.
9


Thị trường đồng bolivar chính thức ở Venezuela:

Sự kiểm soát vốn và CADIVI
Ngày 05/02/2003, chính phủ Venezuela đã tuyên bố thông qua một sắc lệnh
năm 2003 về những quy định của hối đoái.
Sắc lệnh đã tiến hành những hành động sau đây:
1. Lập tỷ giá hối đoái cố định tại mức Bs1596/$ mua vào và Bs 1600/$ bán ra.
2. Thành lập cục ngoại hối chính phủ (CADIVI) để điều hành việc phân bổ
ngoại hối.
3. Tiến hành kiểm soát giá chặt chẽ để ngăn chặn lạm phát bị gây nên bởi sự
yếu hơn của đồng Boliva và hậu quả của việc kiểm soát ngoại hối trong nhập khẩu
(the exchange control - induced contraction of import)
CADIVI vừa là trung gian cố định vừa là trung gian rẻ nhất mà nhờ nó, người
dân Venezuela có thể có được ngoại tệ. Để nhận được sự ủy quyền từ CADIVI để có
được đô la, người xin ủy quyền được yêu cầu hoàn thành một loạt mẫu đơn. Sau đó,
người xin ủy quyền được yêu cầu chứng minh họ đã nộp thuế cho 3 năm trước đó,
cung cấp bằng chứng về các hoạt động kinh doanh, những tài sản sở hữu và những
hợp đồng cho tài sản và chứng từ thanh toán các khoản an sinh xã hội hiện thời.
Tuy nhiên, một cách không chính thức, có một yêu cầu bổ sung không được
nêu ra về việc cho phép có được ngoại tệ đó là: sự ủy quyền bởi CADIVI được dành
riêng cho người ủng hộ Chasvez.
Tháng 8/2003, sự kiến nghị chống lại Chasvez lan rộng. Một triệu chữ ký đã
được tập hợp lại. Cho dù chính phủ đã quyết định việc kiến nghị không có hiệu lực,
nhóm kiến nghị đã sử dụng danh sách chữ ký để tạo ra một cơ sở dữ liệu gồm tên và
chỉ số an sinh xã hội, cái mà CADIVI đã sử dụng để kiểm tra chéo các đặc tính khi
quyết định ai sẽ nhận được đồng tiền mạnh
2.2.2 Thi trường chợ xám
a. Đặc điểm và chức năng
Thị trường xám hay chợ xám bao gồm các hoạt động trao đổi hàng hóa một
cách hợp pháp nhưng không chính thức, không được ủy quyền và ngoài mong muốn
của nhà sản xuất ra các hàng hóa đó hoặc ngoài ý muốn của cơ quan nhà nước điều
tiết thị trường. Chú ý đừng nhầm với chợ đen là các hoạt động trao đổi hàng hóa phi

10


pháp (mặt hàng phi pháp và kênh trao đổi phi pháp). Những mặt hàng thường được
trao đổi ở chợ xám là:
- Các mặt hàng nhập lậu để khai thác giá mặt hàng cao do thuế quan cao đánh
vào hàng nhập chính ngạch (như mỹ phẩm, rượu, thuốc lá, dược phẩm, thực phẩm
chức năng,...),
- Một số mặt hàng được nhà sản xuất định hướng vào thị trường này lại được
trao đổi ở thị trường khác hoặc chưa có kế hoạch phân phối ở thị trường này nhưng đã
được nhập vào (phần mềm, điện thoại di động, dược phẩm, ô tô, xe máy, máy ảnh và
ống kính máy ảnh,...),
- Những mặt hàng hiếm do chưa có hoạt động nhập khẩu chính ngạch nên được
các cá nhân nhập về với số lượng nhỏ, lẻ ("hàng xách tay"),
- Một số loại chứng khoán không niêm yết (ở một số nước),
- Ngoại tệ
- Vé xem bóng đá, vé xem biểu diễn nghệ thuật, vé sử dụng dịch vụ giao thông
mua bán không qua đại diện được ủy quyền của nhà tổ chức hay nhà cung cấp dịch
vụ.
Trong trường hợp này đề cập đến thị trường chợ xám trong mua bán cổ
phiếu
- Là thị trường không kiểm soát được đối với chứng khoán nơi mà người môi
giới mua và bán cổ phiểu của một công ty trước khi nó được liệt trong danh sách trao
đổi chứng khoán trên sàn.
- Thị trường chợ xám là hợp pháp ở US và hầu hết các nước trên thế giới mặc
dù chúng ít phổ biến ở các nước khác hơn.
Chức năng
Các công ty chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng thường sử dụng giá
từ thị trường chợ xám để xác định giá IPO của họ.Họ có thể điều chỉnh mối quan tâm
của các nhà đầu tiên trước khi chứng khoán được bán ra công chúng

Đặc điểm
Để mua 1 cổ phiểu trên thị trường chợ xám, người mua phải biết ai đó có liên
quan đến công việc kinh doanh.Không giống như giao dịch bình thường trên sàn giao
dịch chứng khoán Newyork.Không có trung tâm giao dịch cho thị trường chợ xám. Nó
11


không hợp pháp hay “giao dịch nội bộ “ người mua mua quyền mua cổ phiếu chưa
được phát hành
Rủi ro
Cổ phiếu chợ xám rủi ro hơn nhiều mua bán cổ phiểu bình thường.Loại thị
trường cổ phiếu này không thuộc giám sát của chính phủ và có rất ít thông tin chính
xác về giá thị trường thật tồn tại .
Lợi ích
Mua ở thị trường chợ xám mang lại lợi nhuận cao. Thị trường chứng khoán chợ
xám việt nam là 1 ví dụ, lớn hơn thị trường chính thức, và một số thương vụ mang lại
lợi nhuận gấp đôi giá trị của nhà đầu tư nắm giữ cổ phần trực tiếp
b. Thị trường chợ xám ở Venezuela
Một loạt các cơ hội đã mở ra cho người dân Venezuela –điển hình là một cơ hội
cho phép các nhà đầu tư tránh khỏi việc kiểm soát ngoại hối chặt chẽ trong thị trường
cổ phiếu Caracas.
Cách thức:
Các nhà đầu tư mua cổ phần của công ty viễn thông hàng đầu CANTV trên sàn
chứng khoán Caracas, và sau đó chuyển đổi chúng thành biên nhận lưu chiểu bằng
đồng USD Mỹ (ADRs) được giao dịch trên sàn NYSE.Giá cổ phiếu của CANTV
nhanh chóng trở thành phương pháp chính của tính toán ngầm định của tỷ giá hối đoái
thị trường xám.
Ví dụ, CANTV cổ phiếu đóng cửa ở Bs7945/share trên sàn chứng khoán
Caracas vào ngày 6,2004. Cùng thời điểm đó, CANTV ADRs đóng cửa tại New York
ở mức 18,84 USD / ADR. Mỗi đồng ADR bằng bảy cổ phiếu CANTV tại Caracas. Tỷ

giá hối đoái thị trường màu xám ngụ ý sau đó được tính như sau:
Thị trường tiềm ẩn màu xám tỷ lệ =
Tỷ giá hối đoái chính thức trên cùng một ngày hôm đó là Bs1598 / $. Điều này
có nghĩa rằng tỷ giá thị trường chợ xám bolivar yếu hơn so với đồng USD ~ 46% so
với tỷ giá chính thức
Hình 1 thể hiện rõ tỷ lệ hối đoái chính thức và tỷ lệ thị trường chợ xám (tính
bằng cách sử dụng CANTV cổ phiếu) cho tháng 1 năm 2002 - tháng 3 năm 2004 . Sự
12


khác nhau giữa tỷ giá thị trường chính thức và chợ xám bắt đầu từ tháng 2 năm 2003
trùng hợp với việc áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn.

2.2.3 Thi trường chợ đen
a. Định nghĩa, đặc điểm
Thị trường chợ đen (black market) được hiểu là nơi giao dịch những hàng hóa,
dịch vụ không thuộc thành phần của nền kinh tế chính thức. Thị trường chợ đen còn
có cách gọi khác như kinh tế ngầm (underground economy hoặc shadow economy),
kinh tế đen (black economy), hay nền kinh tế phi chính thức (unofficial economy). Thị
trường chợ đen thường là nơi giao dịch các hàng hóa, dịch vụ trốn thuế, không có bản
quyền hoặc những mặt hàng bị cấm. Chẳng hạn các hàng hóa không được đăng ký,
không có bản quyền, buôn lậu hoặc các hàng hóa dịch vụ bị cấm.
Nguyên nhân hình thành chợ đen
Từ kinh nghiệm thực tế ở các nền kinh tế trên thế giới người ta đúc kết một số
nguyên nhân sau dẫn đến thị trường giao dịch tiền tệ trên thị trường chợ đen phát
triển.
13


• Chính phủ neo đồng nội tệ quá chặt với một loại ngoại tệ nào đó mà không

phản ánh giá trị thị trường thực sự của nó. Trường hợp này đúng với những quốc gia
có chế độ tỷ giá cố định.
• Đồng nội tệ liên tục bị mất giá, khiến người dân mất sự tin tưởng vào giá trị
của đồng nội tệ.
• Chính phủ gây khó khăn đối với người dân trong việc sở hữu ngoại tệ hoặc
trao đổi ngoại tệ.Như vậy, Chính phủ xem việc sở hữu ngoại tệ là bất hợp pháp (kết
hối) vì vậy người dân buộc phải giao dịch ngoại tệ trên thị trường chợ đen.
• Ở các nền kinh tế có các hoạt động phi pháp như buôn lậu, buôn ma túy và
tham nhũng tràn lan càng khiến chợ đen phát triển mạnh.Nguồn tiền này sẽ được trao
đổi mua bán trên thị trường tiền tệ để biến thành tiền sạch.
Tác động


Xấu

Như vậy, nhìn chung thị trường chợ đen hay kinh tế ngầm gây ra rất nhiều hệ
lụy cho nền kinh tế và xã hội. Nhà nước sẽ bị thất thu bởi không thu được thuế, các
hoạt động thị trường bị rối loạn do không kiểm soát được, người tiêu dùng bị thiệt hại
bởi mua phải những hàng hóa chưa được kiểm định chất lượng. Ngoài ra, những hàng
hóa độc hại như ma túy, vũ khí và tệ nạn xã hội tác động đến đời sống người dân.Đặc
biệt thị trường chợ đen cũng là “mảnh đất” để việc tham nhũng, rửa tiền, các tổ chức
tội phạm phát triển.
Mặc dù có nhiều tác động tiêu cực nhưng thị trường chợ đen vẫn tồn tại ở tất cả
các quốc gia trên thế giới.Theo nghiên cứu của 3 tác giả Matthew H. Fleming, John
Roman và Graham Farrel về nền kinh tế ngầm thời điểm năm từ 1990 – 1993 thì tại
các nước có nền kinh tế kém phát triển ở Châu Phi kinh tế ngầm chiếm 60-80% so với
GDP. Tại các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như ở Nam Mỹ hay Đông Âu,
kinh tế ngầm chiếm từ 20-30%. Tại các quốc gia phát triển châu Âu từ 13-20%. Còn
tại các nền kinh tế tự do và phát triển cao như Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản từ 7-10%. Tại
Đông Nam Á ngoại trừ Singapore khoảng 13% thì hầu hết các quốc gia khác từ 3050%. Ở Việt Nam theo nhận định của một số nhà kinh tế kinh tế ngâm chiếm 30-40%

so với GDP.


Tốt
14


Thực tế, kinh tế ngầm hay thị trường chợ đen không hoàn toàn có tác dụng tiêu
cực mà nó đóng vai trò nhất định cho sự phát triển kinh tế và xã hội.Một khi thể chế ở
một nền kinh tế nào đó yếu kém thì kinh tế ngầm tồn tại như một yếu tố tất yếu để bổ
sung những khuyết tật của kinh tế chính thức.Chẳng hạn đối với những mặt hàng bị
kiểm soát giá thì thị trường chợ đen sẽ đóng vài trò phân phối một cách hiệu quả nhất
hàng hóa này đến tay người tiêu dùng.Còn trong một thể chế yếu kém, quan liêu thì
thị trường chợ đen như một chất bôi trơn giúp nền kinh tế vận hành “trơn tru” hơn.
Đối với những sản phẩm cụ thể như bản quyền phần mềm và dược phẩm nhờ
thị trường chợ đen những sản phẩm này được phổ biến rộng rãi trên thế giới.Những
người tiêu dùng không đủ khả năng chi trả cho bản quyền đắt đỏ vẫn có thể sử
dụng.Ví dụ điển hình nhất là các phần mền của Microsoft đóng góp lớn vào sự phát
triển tin học toàn cầu nhờ thị trường “chợ đen”.
b. Thị trường chợ đen ở Venezuela
Người Venezuelela thu mua đồng ngoại tệ mạnh là thông qua sự phát triển
nhanh chóng của thị trường chợ đen.Thị trường chợ đen cũng như thị trường trên toàn
thế giới thực chất không nhìn thấy được và bất hợp pháp.Tuy nhiên, nó khá phức tạp ,
sử dụng nguồn cung cấp của những người môi giới hay chủ ngân hàng ở Venezuela
những người đồng thời nắm giữ tài khoản quốc tế đồng Dollar Mỹ. Sự lựa chọn một
người môi giới thị trường chợ đen là quan trọng, trong trường hợp không hoàn thành
giao dịch đúng cách thì không có quyền truy đòi pháp luật.
Nếu như Santiago muốn mua đồng Dola trên thị trường chợ đen thì ông ta sẽ
gửi tiền Bolivar vào tài khoản của người môi giới ở Venezuela.Tỷ lệ trao đổi trên thị
trường chợ đen thống nhất được xác định vào ngày gửi tiền và thường trong khoảng

20% cổ phiếu của thị trường chợ xám xuất phát từ giá cổ phần CANTV.Sau đó,
Santiago sẽ được truy cập vào tài khoản ngân hàng có Dola ngoài Venezuela trong số
lượng đã được thỏa thuận.Trung bình, một giao dịch mất 2 ngày để thanh toán. Tỷ lệ
không chính thức của thị trường chợ đen là Bs 3300/$.
2.3 Giải pháp tình huống của Santiago
Theo lý thuyết, Santiago đã ký tên kiến nghị kêu gọi loại bỏ Tổng thống
Chavez nên ông không được phép đổi đồng Bolivar sang Dola Mỹ với giá Bs 1920/$.
Tuy nhiên, bằng việc trả cho người trong nội bộ Cadivi thêm 500 Bolivar mỗi Dola ,
15


Santiago đã nhận được xác nhận chấp thuận ông ta sẽ mua được 10,000 USD theo tỷ
giá hối đoái chính thức Bs 1920/$. Như vậy, giá USD là Bs 2420/ USD, giá này thấp
hơn so với hai thị trường còn lại.
Tuy nhiên, Santiago cần tất cả 30,000 USD để thanh toán hóa đơn nhập khẩu,
chính vì vậy, ông vẫn cần đổi thêm 20,000 USD nữa từ hai thị trường chợ đen và chợ
xám. Xét trên hai thị trường, ở thị trường chợ xám, tỷ giá hối đoái là Bs 2952/USD,
cao hơn thị trường chính thức, nhưng lại thấp hơn so với giá USD trên thị trường chợ
đen, Bs 3300/USD. Thêm vào đó, thị trường chợ đen có tỷ lệ rủi ro không hoàn thành
giao dịch cao. Do đó, để mua thêm 20,000 USD, Santiago sẽ mua ở thị trường chợ
xám.
Từ hành động mua USD ở trên, có thể thấy, dù giá USD có thay đổi như thế
nào, nhưng nhu cầu mua USD phục vụ cho việc bán hàng của Santiago vẫn không hề
thay đổi. Giá USD mua từ người nội bộ của CADIVI dù cao hơn giá chính thức nhưng
vẫn là giá thấp nhất ông có thể mua, chứng tỏ việc "thu mua USD là không quá khó
khăn".

16



Phần 3. TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Tại sao 1 quốc gia như Venezuela lại áp đặt kiểm soát vốn?
Trả lời:
 Khái niệm: Kiểm soát vốn chính là thực hiện các biện pháp can thiệp của chính
phủ dưới nhiều hình thức khác nhau để tác động lên dòng vốn nước ngoài chảy vào và
ra khỏi một quốc gia để nhằm đạt “mục tiêu nhất định” của chính phủ.
 Trong trường hợp của Venezuela, việc kiểm soát vốn xuất phát từ những
nguyên nhân:


Chống lại áp lực giảm giá mạnh của đồng Bolivar (Ngày 21/1/2003,

đồng Boliva đóng cửa ở mức thấp kỉ lục Bs 1891,50/$, giá thị trường chợ đen của
đồng boliva lao xuống Bs 2500/$ vào nhiều tuần)

Hạn chế việc rút vốn khỏi Venezuela của các nhà đầu tư ( Việc giảm giá
mạnh của đồng Bolivar đã khiến các doanh nghiệp lo ngại về xu hướng giảm giá của
đồng Bolivar, chính vì vậy, họ tiến hành chuyển vốn khỏi thị trường Venezuela)

Kìm chế lạm phát (Vì thị trường sụp đổ và giá trị trao đổi giảm, tỷ lệ
lạm phát của Venezuela tăng vọt trên 30% mỗi năm)
2.
Trong trường hợp củaVenezuela, sự khác nhau giữa “thi trường chợ
đen” và “thi trường chợ xám” là gì?
Trả lời:
 Sự khác nhau giữa “ thị trường chợ đen” và “ thị trường chợ xám “ :

17



Nội dung

Thị trường chợ xám

Thị trường chợ đen

Tính chất

Nhìn thấy được;Hợp pháp
Không nhìn thấy ;Bất hợp pháp
Các nhà đầu tư mua cổ phần của - Sử dụng nguồn cung cấp của
công ty viễn thông hàng đầu những người môi giới hay chủ
CANTV trên sàn chứng khoán ngân hàng ở Venezuela những
Caracas, và sau đó chuyển đổi người đồng thời nắm giữ tài

Cách trao đổi

chúng thành biên nhận lưu chiểu khoản quốc tế đồng Dollar Mỹ.
bằng đồng USD Mỹ (ADRs) - Gửi tiền Bolivar vào tài khoản
được giao dịch trên sàn NYSE.

của

người

môi

giới




Venezuela. Sau đó, người đổi
tiền sẽ được truy cập vào tài
khoản ngân hàng có ưu thế về
Dola ngoài Venezuela để lấy số
lượng đôla Mỹ đã thỏa thuận.
Mỗi đồng ADR bằng bảy cổ Tỷ lệ trao đổi trên thị trường
phiếu CANTV tại Caracas

chợ đen thống nhất được xác
định vào ngày gửi tiền và

Cách tính

Tỷ lệ

=

thường trong khoảng 20% cổ
phiếu của thị trường chợ xám
xuất phát từ giá cổ phần

Rủi ro

CANTV
Không có thông tin chính xác về Trường hợp không hoàn thành
giá thị trường thật tồn tại
giao dịch đúng cách thì không
có quyền truy đòi pháp luật.


Tỷ giá hối
đoái chính

Bs 2,952/ $

Bs 3,300/$

thức

18


3. Hãy làm 1 phân tích tài chính về sự lựa chọn của Santiago và dùng nó để
gợi ý một giải pháp cho vấn đề của ông ấy.
Trả lời :
Santiago cần 30,000 để trả cho hóa đơn nhập khẩu dược phẩm ở Mỹ. Trong đó:
 Ông ta sẽ mua được 10,000$ theo tỷ giá hối đoái chính thức của CADIVI là
Bs 1920/$, tuy nhiên ông phải trả thêm Bs 500/$ cho người trong CADIVI để có thể
mua được 10,000$ này nên tóm lại, ông mua 10,000$ từ CADIVI với giá Bs 2420/$
(tỷ giá này vẫn thấp hơn so với tỷ giá tại hai thị trường chợ đen và chợ xám)
 Ông còn thiếu 20,000$, có hai lựa chọn mua USD tại hai thị trường chợ
đen và chợ xám

Tỷ giá hối đoái

Thị trường chợ đen
Bs 3,300/$

Thị trường chợ xám
Bs 2,952/$


không chính thức
Tổng số Bolivar

=20,000 x 3,300

=20,000 x 2,952

cần có để mua

= 66,000,000

= 59,040,000

được 20,000$
 Santiago nên mua ở thị trường chợ xám vì nó sẽ giúp ông ta tiết kiệm được:
66,000,000 – 59,040,000= 6,960,000 (Bolivar)
 Kết luận: Để có 30,000$ với tỷ giá hối đoái thấp nhất, Santiago sẽ mua 10,000$
từ CADIVI và 20,000$ từ thị trường chợ xám.

19


KẾT LUẬN
Thị trường chợ đen đã và đang tồn tại ở rất nhiều quốc gia không chỉ
Venezuela. Nhìn chung thị trường chợ đen gây ra rất nhiều hệ lụy cho nền kinh tế và
xã hội. Nhà nước sẽ bị thất thu bởi không thu được thuế, các hoạt động thị trường bị
rối loạn do không kiểm soát được, người tiêu dùng bị thiệt hại bởi phải mua với giá
cao. Tuy nhiên, với một quốc gia có chính sách kiểm soát vốn chặt chẽ thì thị trường
chợ đen lại đóng vài trò phân phối một cách hiệu quả hàng hóa cụ thể ở đây là đồng

USD đến tay người tiêu dùng đặc biệt là những người đã tham gia phản đối chính
quyền tổng thống Chavez. Mặc dù vậy, thị trường chợ đen vẫn chỉ là giải pháp cuối
cùng của người tiêu dùng như Santiago vì bản chất của nó là bất hợp pháp và những
rủi ro mà nó mang lại là rất lớn!
Chúng em xin chân thành cám ơn sự chỉ dẫn tận tình của giảng viên Kim
Hương Trang trong suốt quá trình chúng em hoàn thiện báo cáo này. Bởi vì kiến thức
chúng em còn hạn hẹp nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót, chúng em
mong nhận được sự góp ý của cô giáo để bài báo cáo được hoàn thiện và thiết thực
hơn.

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David K. Eiteman, Arthur I. Stonehill, Michael H. Moffett, Multinational
Business Finance 12th edition, 2009, NXB Addison Wesley
2. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chính quốc tế xuất bản lần 3, 2010,
NXB Thống Kê
3. Các trang web:
- />
venezuela
/> />
-

unregulated-market-on-devaluation.html
/>
-

idUSBRE8AK0R820121121
/>

-

gia-dong-noi-te.aspx
/>
-

trong/126/5751378.epi
/>
-

tien/45/3748334.epi
/>
21



×