Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Môi trường kinh doanh vĩ mô của hà lan cơ hội và thách thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.68 KB, 17 trang )

Trước năm 1986, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế kế hoạch,
tương tự nền kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa. Chính sách Đổi Mới
năm 1986 thiết lập mô hình kinh tế mà Việt Nam gọi là “Kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa”. Trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng Cộng Sản Việt Nam : Đảng Cộng Sản và Nhà nước
Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chủ trương thực hiện đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc
tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng làm bạn
và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu
vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ
ngoại giao với 171 quốc gia thuộc tất cả các châu lục, trong đó có Hà Lan.
Việt Nam và Hà Lan thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 9/4/1973. Từ
1990, quan hệ hai nước đã đẩy mạnh. Hà Lan có quan hệ hợp tác phát triển
với Việt Nam từ những năm 70, thời kỳ đầu chủ yếu ở các lĩnh vực giáo dục
– đào tạo, y tế.
Trong những năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan
không ngừng phát triển. Hà Lan là một thị trường với số dân không lớn so
với nhiều nước khác trong liên minh Châu Âu, nhưng kim ngạch buôn bán
với Việt Nam khá lớn và tăng đều hàng năm. Các mặt hàng xuất khẩu chính
của ta sang Hà Lan là giày dép các loại, may mặc, hạt điều, hạt tiêu, cà phê,
hải sản, hàng rau quả, đồ gỗ và các sản phẩm gỗ chế biến. Tuy nhiên, tính
đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có nhiều dự án đầu tư sang
Hà Lan. Để đầu tư sang một thị trường nước ngoài thì điều quan trọng nhất
là việc nghiên cứu thị trường vĩ mô của nước đó, từ đó rút ra được những cơ
hội và khó khăn trong việc thâm nhập thị trường. Bài viết dưới đây của em
xin được phân tích về môi trường vĩ mô của Hà Lan.
Bài làm của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhân được những lời
nhận xét, góp ý của cô.
Em xin chân thành cảm ơn !
I .GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HÀ LAN :
Tên nước: Vương quốc Hà Lan (the Kingdom of the Netherlands)


Thủ
đô: Amsterdam


Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Âu, Đông giáp Đức, Nam giáp Bỉ, phía Bắc
và Tây trông ra biển Đại Tây dương
Diện tích: 41.528 km2 (26% tương đương 7.700 km2 thấp dưới mực
nước
biển)
Dân
số:
16.5
triệu
người
(2008)
Tôn giáo chính Đạo Thiên chúa (36%) và Đạo Tin lành (20%)
Ngôn
ngữ: tiếng

Lan
Ngày
Quốc
khánh:
30/4
Nữ
hoàng :
Beatrix
Thủ
tướng:
Jan

Peter
Balkenende
Bộ
trưởng
Ngoại
giao:
Maxime
Verhagen
Gia nhập EU : 1957 (là thành viên sáng lập EEC-nay là EU )
Gia
nhập
NATO
:
1949
Đơn vị tiền tệ : Euro

II . PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ – CƠ HỘI VÀ NGUY CƠ :
1. Yếu tố tự nhiên :
a. Vị trí, địa lý :
Hà Lan là một trong số bốn quốc gia cấu thành của vương quốc Hà
Lan, khu vực bao gồm Hà Lan và sáu hòn đảo thuộc Aruba và lãnh thổ tự trị
Netherland Antilles thuộc vương quốc Hà Lan trên vùng biển Caribe. Hà
Lan bản thổ chiếm đại bộ phân Hà Lan, phía bắc và phía tây giáp biển Bắc,
phía đông giáp nước Đức, phía nam giáp nước Bỉ. Hà Lan được biết đến với
tên gọi là “Nederland”, có nghĩa là “vùng đất thấp” – do trong thực tế phần
lớn vùng lãnh thổ của Hà Lan nằm ở hoặc bên dưới mực nước biển. Hà Lan
là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao và nằm thấp nhất so với
mực nước biển trên thế giới.
Nhìn trên bản đồ thế giới, Hà Lan là một nước rất nhỏ. Bạn có thể lái
xe dọc chiều dài đất nước từ bắc xuống nam chỉ mất khoảng 4 giờ đồng hồ.

Hà Lan nằm ở phía tây bắc Châu Âu, phía đông giáp với Đức, phía nam giáp
với Bỉ, còn phía bắc và phía tây giáp với biển Bắc. Hà Lan có vị trí địa lý
thật lý tưởng để trở thành trung tâm thương mại và trung chuyển của toàn


Tây Âu. Thế kỷ 17 là thời đại hoàng kim trong lịch sử Hà Lan, điều này
không có gì là ngạc nhiên nếu bạn biết rằng 90% hàng hóa tại Châu Âu được
vận chuyển bởi các tàu Hà Lan. Trong thực tế, Hà Lan là nền kinh tế lớn thứ
16 trên thế giới và là một trong mười quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế
giới. Ngoài đặc điểm là một đất nước nhỏ bé, bạn sẽ thấy ấn tượng ngay lập
tức bởi một vài đặc trưng về phong cảnh ở đây. Đó là địa hình rất bằng
phẳng, chỉ có một vài ngọn đồi nhỏ ở phía đông nam đất nước không đủ làm
phá vỡ khoảng trời vốn làm nên nét đặc sắc của bức tranh phong cảnh Hà
Lan. Gần ¼ diện tích đất của Hà Lan nằm thấp hơn mực nước biển. Nhiều
diện tích đất của Hà Lan có được do lấn biển mà thành. Hà Lan có hệ thống
sông hồ, kênh rạch từ lớn đến nhỏ, vừa là hệ thống vận tải thủy quan trọng,
vừa phục vụ hữu ích cho nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi bò.

b. Khí hậu :
Gần kề với biển, địa hình bằng phẳng và có nhiều hồ, kênh rạch đã
làm cho Hà Lan có biểu khí hậu không khác nhau nhiều giữa các vùng miền.
Khí hậu thường mát mẻ vào mùa hè và không lạnh vào mùa đông. Thời tiết
đặc trưng cho từng mùa không rõ ràng. Nhưng thời tiết trong ngày thay đổi
không dự đoán được, sáng nắng nhưng chiều có thể mưa và ngược lại. Mùa
đông bắt đầu vào tháng 12 và kết thúc vào tháng 2, khí hậu khá lạnh và ẩm
ướt, trời ít khi lạnh dưới 0 độ C và ít có tuyết. Sông hồ và các kênh rạch có
thể đóng băng. Vào giữa mà đông, hiện tượng này có thể không còn. Mùa hè
kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8 và chỉ có ít ngày nóng nực, nhìn chung là khí
hậu mát. Vào những tháng còn lại trong năm, nhiệt độ trung bình dao động
từ 5 – 15 độ C. Thời tiết mưa trong cả năm. Mặc dù vào mùa hè có ít ngày

mưa nhiều hơn nhưng sau đó mưa sẽ trở nên nặng hạt hơn. Nắng ấm thường
có khoẳng 2 tiếng vào tháng 1 và khoảng 7 – 8 tiếng vào tháng 6. Các vùng
ven biển có khí hậu ôn hòa cả năm và lượng mưa thấp nhất mặc dù có thể có
bão vào mùa hè kèm theo mưa đá.
Với địa hình bằng phẳng, gió cũng làm nên một nét riêng của Hà Lan,
một đất nước nhiều gió. Ở đây có một lời khuyên dành cho bạn : cách tốt
nhất để bắt chuyện với một người Hà Lan là hãy nói chuyện với họ về thời
tiết.


c. Tài nguyên thiên nhiên :
Diện tích Hà Lan rất nhỏ nên đất là nguyền tài nguyên vô cùng quý
giá. Người Hà Lan đã nỗ lực giành đất từ biển và cải tạo đất. Lịch sử của Hà
Lan là lịch sử đấu tranh và kiểm soát các nguồn lực tự nhiên (nước biển), và
người Hà Lan tự hào nói rằng: “Chúa tạo nên thế giới, còn người Hà Lan tạo
nên đất nước Hà Lan” (God made the world, but the Dutch made Holland).
Người Hà Lan luôn hãnh diện vì họ đã sống rất tốt trong điều kiện tự nhiên
như vậy.
Để sinh tồn ở một vùng đất có hơn ¼ diện tích nằm thấp hơn mực
nước biển, con người phải có khả năng khống chế được các con sóng và
chuyển hướng các dòng chảy. Đây là cách kiểm soát thiên nhiên (nước) ở đất
nước này hơn 1000 năm qua. Chính vì vậy, trong các bài học địa lý của
mình, trẻ em Hà Lan được học rất kỹ về thủy lợi.
Hà Lan có khí đốt, được khai thác trên quy mô lớn gần Groningen
cũng như là phía nam biển Bắc. Năm 1996 có 75,8 tỉ mét khối được khai
thác. Như thế Hà Lan đứng thứ 5 trên thế giới về khai thác khí đốt, sau Nga,
Mỹ, Canada và liên hiệp Anh. Ngoài ra còn có trữ lượng dầu nhỏ tại vùng
biên giới Emsland và mỏ muối tại Delfijl và Hengelo. Ngoại trừ đất sét thí
dụ như tại Bourtanger Moor, Hà Lan không có tài nguyên khoáng sản lớn.


Cơ hội :


Hà Lan có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ngay vùng đồng bằng nơi nhiều
con sông chính của Châu Âu đổ vào Biển Bắc, được định vị khá lý
tưởng để trở thành một trung tâm thương mại và giao thông cho tất cả
các quốc gia ở Tây Âu. Chính vì thế, doanh nghiệp khi đầu tư vào thị
trường Hà Lan sẽ có cơ hội mở rộng giao thương buôn bán không chỉ
với Hà Lan mà còn với các nước Tây Âu khác, mang lại nguồn lợi về
kinh tế.



Địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc di
chuyển.


Khó khăn :


Vị trí địa lý lý tưởng của Hà Lan vừa là cơ hội, vừa là nguy cơ cho
các doanh nghiệp vì tính cạnh tranh rất cao. Để thâm nhập vào thị
trường tiềm năng này không chỉ có một vài doanh nghiệp mà có rất
nhiều và đến từ các nước lớn trên thế giới.



Đây là một đất nước nghèo tài nguyên, chính vì vậy, các doanh nghiệp
đầu tư vào thị trường này nếu muốn đặt nhà máy sản xuất tại đây, phải
tự mang nguyên liệu từ nước chính quốc sang hoặc phải nhập nguyên

liệu đầu vào từ các nước khác. Thực tế này đặt ra một bài toán khó
cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, mức phí vận chuyển cao trong khi
không được tăng giá sản phẩm lên quá đắt.

2. Nền kinh tế :
Hà Lan có một nền kinh tế cởi mở và hoạt động tốt. Từ những năm
1980 chính phủ đã rút lại các can thiệp về kinh tế của nhà nước. Đây là một
trong những trung tâm kinh tế của Liên minh Châu Âu. Nền kinh tế Hà Lan
có các quan hệ ngành ổn định, thất nghiệp và lạm phát thấp, một lượng
thặng dư tài khoản vãng lai lớn, và đóng vai trò là một trung tâm vận tải của
Châu Âu. Hà Lan cùng với 11 nước EU bắt đầu lưu hành đồng Euro vào
ngày 1 tháng 1 năm 2002. Quốc gia này là một trong những nước Châu Âu
xếp hàng đầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiện tại, Hà Lan là nền
kinh tế đứng thứ 16 thế giới.. Hà Lan hiện là thành viên của Liên minh Châu
Âu, OECD và WTO.
a. Công nghiệp :
Công nghiệp hóa chất, thực phẩm, lọc dầu và sản xuất thiết bị điện là
những ngành thống lĩnh trong lĩnh vực sản xuất. Là nước chuyên về hàng
hải, Hà Lan cũng rất mạnh về ngành công nghiệp đóng tàu. Trước các nước
láng giềng một thời gian dài, đất nước này đã có một ngân sách quốc gia cân
đối và đấu tranh chống trì trệ trong thị trường lao động có hiệu quả.
Từ thế kỉ 16, Hà Lan đã theo kinh tế thị trường, tự do hóa nền kinh tế thương mại, có đội thương truyền mạnh nhất thế giới, xâm chiếm Mỹ, châu


Phi, Indonesia .. Thế kỉ 17, Hà Lan là trung tâm tài chính lớn nhất thế giới
với các tổ chức tín dụng, ngân hàng, thị trường chứng khoán đầu tiên trên
thế giới. Công ti Đông Ấn Hà Lan được coi là tập đoàn xuyên quốc gia đầu
tiên trên thế giới. Do vậy, thế kỉ 17 được coi là “thê kỷ Hà Lan”, sau đó bị
Anh, Đức, Mỹ vượt lên.


b. Nông nghiệp :
Được công nghệ hóa cao và hiện đại, nền nông nghiệp Hà Lan đặc
biệt có năng suất rất cao. Ngành nông nghiệp quan trọng nhất ở Hà Lan là
trồng trọt ngũ cốc, cây ăn trái, rau và hoa. Biểu tượng quốc gia của Hà Lan
được biết đến rộng rãi là hoa Tulips, tuy đó chỉ là một trong số rất nhiều loại
hoa “biết nói” ở Hà Lan.
Hà Lan cũng nổi tiếng với ngành công nghiệp chế biến sữa và chăn
nuôi bò sữa trên quy mô lớn. Và tất nhiên, sản phẩm sữa xuất khẩu chủ yếu,
mà nhờ nó Hà Lan trở nên nổi tiếng, là phomat.
Nền nông nghiệp Hà Lan tạo việc làm cho gần 4% người lao động
nhưng lại góp phần quan trọng trong xuất khẩu. Hà Lan xuất khẩu nông sản
cho toàn thế giới và chiếm 7.7% thị phần toàn cầu. Được mệnh danh là vườn
rau của toàn Châu Âu, Hà Lan hiện là nhà xuất khẩu rau quả hàng đầu thế
giới, trong đó thị phần hoa của Hà Lan chiếm đến 60% thị phần của thế giới.
Các phương pháp quản lý và sản xuất theo công nghệ hiện đại đã mang lại
những vụ mùa năng suất cao, chất lượng tốt cũng như lợi tức lý tưởng cho
nền nông nghiệp Hà Lan.
Sau Mỹ và Pháp, Hà Lan là nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp
đứng thứ ba trên thế giới.
c. Vận tải :
Nằm ở vị trí cửa ngõ của Châu Âu, ngành vận tải đem lại nhiều lợi
nhuận cho Hà Lan. Với hải cảng Rottedam – cảng biển lớn nhất thế giới, sân
bay quốc tế Schiphol – một trong những sân bay lớn nhất Châu Âu, hệ thống
xe lửa dày đặc và các tuyến đường nối Hà Lan với các nước khác trên lục
địa, hơn ¼ lượng hàng chuyên chở bằng đường biển tới Châu Âu được


trung chuyển ở cảng Rottedam và 2/3 lượng hàng chuyên chở bằng đường
thủy nội địa của Châu Âu đi qua Hà Lan.
Là nước hẹp, người đông, không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, Hà

Lan chỉ có khí đốt, một khối lượng không lớn dầu lửa ở biển Bắc, nhưng đã
biết sử dụng thế mạnh là một quốc gia ven biển, cửa khẩu của ba con sông
lớn ở Tây Âu và giữa các cường quốc kinh tế Anh, Pháp, Đức để phát triển
các ngành dịch vụ hàng hải, cảng, vận tải sông, công nghiệp chế biến, hóa
dầu … Hà Lan cũng đã tận dụng đất đai màu mỡ để phát triển nông nghiệp
và ngành công nghiệp thực phẩm.

d. Dịch vụ :
Hà Lan được biết đến là quốc gia xuất khẩu hàng hóa và lớn thứ tám
trên thế giới. Bên cạnh những sản phẩm hàng hóa xuất khẩu như hóa chất,
thực phẩm, nông sản, thiết bị … thì Hà Lan còn xuất khẩu các dịch vụ. Các
ngành dịch vụ quan trọng nhất phải kể đến dịch vụ vận tải, kinh doanh ngân
hàng và bảo hiểm.

Cơ hội :


Nền kinh tế Hà Lan là nền kinh tế mở, ổn định và năng động, các
doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường Hà Lan sẽ có thêm cơ hội để
phát triển, hoàn thiện chính mình.



Vận tải phát triển, có cơ hội cho các doanh nghiệp thâm nhập vào thị
trường Hà Lan giao thương với cả các nước xung quanh.
Khó khăn :



Nền kinh tế mở và năng động vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp phát

triển, vừa là nguy cơ. Các doanh nghiệp sẽ phải cố hết sức để có thể
hòa nhập với nền kinh tế năng động này. Hoặc là doanh nghiệp đó sẽ
thành công trong việc thâm nhập thị trường Hà Lan, tạo nguồn thu lợi
nhuận lớn cho nước chính quốc, hoặc là doanh nghiệp sẽ bị chính nền
kinh tế năng động này “đè bẹp”.




Công nghiệp hoa được coi là ngành sản xuất mũi nhọn trong nền kinh
tế Hà Lan. Từ những năm 1970, việc sản xuất và xuất khẩu hoa đã
mang lại lợi nhuận khổng lồ cho quốc gia này. Tuy nhiên, hiện những
người trồng hoa ở đây đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của các đối
thủ như Kenya, Nhật Bản, Ấn Độ, Colombia,... buộc họ phải tìm
hướng đi mới bằng cách đầu tư nâng cao chất lượng hoa thông qua
ứng dụng công nghệ mới. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Arie
Kruithof, đại diện Ngân hàng Rabobank, do sức cạnh tranh của các
quốc gia khác cũng như sức ép về giá cả, đầu vào, số lượng người
trồng hoa trong nhà kính ở Hà Lan có thể giảm xuống còn 50% vào
năm 2016. Đó là thách thức cho doanh nghiệp nào muốn đầu tư vào
trồng, khai thác, sử dụng, xuất khẩu hoa.



Hà Lan còn nổi tiếng về sữa và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, nạn
bò chết, bò điên đang diễn ra, đây là khó khăn cho các doanh nghiệp
muốn đầu tư vào sữa và các sản phẩm từ sữa của Hà Lan.

3. Chính trị - luật pháp :
a. Chính trị :

Hà Lan là nước theo chế độ quân chủ lập hiến với hệ thống quốc hội,
quốc vương và các bộ trưởng thành lập ra chính phủ. Vì những lý do lịch sử,
trung tâm của chính phủ được đặt ở Hague, mặc dù thủ đô là Amsterdam.
Chính phủ được thành lập bởi một liên minh bao gồm hai hay nhiều đảng.
Kể từ năm 1980, Nữ hoàng Beatrix là người đứng đầu nhà nước. Con
trai lớn là hoàng tử Willem Alexander được phong là Thái tử của Hà Lan.
Hà Lan được coi là một trong những nước tự do nhất thế giới (về báo
chí, mại dâm, sử dụng ma túy … ) xuất phát từ đề cao chủ nghĩa cá nhân,
nhân quyền.
Nữ hoàng vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là thành phần của chính phủ
bên cạnh thủ tướng và các bộ trưởng. Nữ hoàng có trách nhiệm đọc các bài
phát biểu hàng năm, khai mạc quốc hội và thông qua kế hoạch năm của
chính phủ vào ngày thứ ba tuần thứ ba của tháng 9. Nữ hoàng có vai trò


quan trọng trong việc lập chính phủ mới sau khi bầu nghị viện.

b. Hệ thống pháp lý:
Tòa án tối cao gồm các thẩm phán do Nữ hoàng bổ nhiệm suốt đời từ
danh sách do Hạ viện đề cử. Hệ thống tư pháp được thực hiện bởi các thẩm
phán được bổ nhiệm và không có chế độ bồi thẩm đoàn. Dưới tòa tối cao có
3 loại tòa án khác: 61 tòa án khu chuyên xét xử các vụ hình sự và dân sự
nhỏ; 19 tòa án quận xử các vụ quan trọng hơn và 5 tòa phúc thẩm xử khiếu
nại từ các tòa án cấp quận.
Ngoài hệ thống pháp lý, Hà Lan còn có các toà án hành chính và tòa
án quân sự. Các toàn án hành chính được chuyên môn hóa trong nhiều kĩnh
vực như thương mại và công nghiệp, thuế, tài chính … Hiến pháp Hà Lan
bác bỏ việc áp dụng xét xử bằng bồi thẩm đoàn và án tử hình.

c. Chính sách xã hội :

Trong những thập niên vừa qua, nước Hà Lan được biết đến đặc biệt
là vì những quy định pháp luật tự do về những chất gây nghiện "mềm"
(đọc Coffeeshop), về mại dâm (là một nghề được luật pháp công nhận và
người mại dâm vì thế có bảo hiểm xã hội), về việc phá thai cũng như về việc
giúp người chết không đau đớn (tiếng Anh: euthanasia). Hà Lan cũng là
quốc gia đầu tiên tạo khả năng cho hôn nhân của những người đồng tính
luyến ái.
Trừ những thành phố gọi là Randstad (Amsterdam, Rotterdam và Den
Haag), cởi mở và khoan dung trong quần chúng một phần đi theo sau những
luật lệ tự do của chính mình này.
Vào ngày 2 tháng 11 năm 2004 nhà đạo diễn phim phê bình đạo
Hồi Theo van Gogh bị giết chết tại Amsterdam. Tiếp theo sau đó là nhiều vụ
đốt cháy nhà thờ đạo Hồi và tấn công nhà thờ Thiên Chúa giáo của người
theo đạo Hồi. Các vụ việc đã khởi đầu cho nhiều thảo luận mãnh liệt về hội
nhập người nước ngoài và về việc chung sống của những văn hóa và tôn


giáokhác nhau.
Bắt đầu từ ngày 15 tháng 3 năm 2006 những người muốn di dân vào
Hà Lan phải trải qua một thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm bao gồm nhiều câu
hỏi về kiến thức ngôn ngữ, văn hóa và vài đề tài khác. Thêm vào đó hiện nay
đang thảo luận về một đạo luật cấm sử dụng những thứ tiếng khác
ngoài tiếng Hà Lan nơi công cộng.

Cơ hội :


Pháp luật Hà Lan tương đối thoải mái, hơn nữa, Hà Lan dựa chủ yếu
vào ngoại thương, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp muốn thâm
nhập vào thị trường này.


4. Văn hóa – xã hội:
a. Văn hóa :
Hà Lan đã sản sinh ra một danh sách đầy ấn tượng gồm các nghệ sĩ
nổi tiếng thế giới như Rembrandt, Steen, Vermeer, Van Gogh. Nhà hát kịch
Hà Lan là một trong những nha fhast kịch đứng đầu thế giới và dàn nhạc
hoàng gia Concertgebouw nổi tiếng khắp thế giới. Âm nhạc, điện ảnh hay
văn học của Hà Lan đều đạt được những thành tựu đáng kể.
Và nếu như bóng đá được coi là một môn nghệ thuật thì Hà Lan chắc
chắn có nhiều bậc thầy trong lĩnh vực này, đó là Johan Cruyff, Marko van
Basten, Ruud Gullit và Dennis Bergkamp.
Thế giới còn còn biết đến người Hà Lan với 15 giải Nobel trong các
lĩnh vực hóa học, vật lý, y khoa, kinh tế học và hòa bình.

b. Ngôn ngữ :


Hà Lan là một đất nước đa ngôn ngữ. Điều này rất tiện lợi cho sinh
viên nước ngoài. Ngôn ngữ chính thống ở Hà Lan là tiếng Hà Lan. Mặc dù
vậy, người Hà Lan nói tiếng Anh chuẩn và sử dụng rộng rãi hơn tất cả các
quốc gia trên thế giới không nói tiếng Anh chính thống.
Hà Lan là quốc gia không nói tiếng Anh đầu tiên trên thế giới cung
cấp các khóa học bằng tiếng Anh cho sinh viên quốc tế. Những người chọn
các khóa học dạy bằng tiếng Hà Lan truyền thống cũng cần phải có trình độ
tiếng Anh khá vì hầu hết các tài liệu tham khảo được viết bằng tiếng Anh.

c. Tôn giáo :
Các tôn giáo quan trợng nhất là Công giáo Rôma 31%, Tin Lành 20%
và Hồi giáo 5,5%, tôn giáo khác 2,5%, khoảng 40% người Hà Lan không
cảm thấy thuộc vào tôn giáo nào. Người theo Công giáo sống chủ yếu ở

miền Nam trong khi người theo đạo Tin Lành chủ yếu ở miền Bắc Hà Lan.
Hiện nay, ở Hà Lan ước tính có khoảng 250.000 tín đồPhật giáo.

d. Đời sống xã hội :
Những người trẻ tuổi, độc thân thường đến các điểm vui chơi cùng với
bạn bè và gặp gỡ những người bạn mới. Họ thường tổ chức các buổi tiệc ở
các quán cà phê, club hoặc tại nhà của một ai đó. Nói chung, điều này diễn
ra vào kỳ nghỉ cuối tuần. Còn người lớn tuổi hơn một chút thì thích ở nhà
hơn. Chỉ thỉnh thoảng họ hẹn gặp bạn bè ở bên ngoài, còn thì họ thường tiếp
xúc với nhau thông qua các hoạt động xã hội hoặc mời bạn bè tới nhà chơi,
trong một không khí thân tình và ấm cúng.
Vào dịp sinh nhật hay nghỉ lễ, người dân Hà Lan thường tổ chức tiệc
trong gia đình. Mọi người thường ghi nhớ ngày sinh nhật của người thân
trong gia đình và bạn bè thân thiết. Dù có được mời dự sinh nhật hay không,
mọi người cũng có thói quen ghé chơi, gọi điện thoại hoặc gửi bưu thiếp
chúc mừng. Bạn có biết là hầu hết các gia đình ở Hà Lan đều có cuốn lịch
ghi ngày sinh nhật của mọi người (Birthday Calendar) và treo đâu đó trong
nhà, mà thường là hay treo trong WC nhất. Mọi người cũng có thói quen


mang bánh kẹo, trái cây mời đồng nghiệp vào giờ nghỉ. Mọi người thường
tặng những món quà sinh nhật mang tính tượng trưng mà thôi.
Một nơi mà người dân Hà Lan ở mọi lứa tuổi ưa thích tới là tham gia
các club, ví dụ như là tham gia vào hội tình nguyện, các ban nhạc nghiệp dư,
câu lạc bộ cờ vua, tổ chức phụ nữ, hội sinh viên, câu lạc bộ thể thao, võ
thuật hay khiêu vũ … Thông qua các hoạt động tại câu lạc bộ này, các thành
viên có thể tham gia nhiều hoạt động xã hội khác. Các câu lạc bộ đều có
quán bar riêng nên các thành viên thường tổ chức tiệc ở đây, hay cùng nhau
đi tham quan, dã ngoại.


Cơ hội :


Hà Lan là một đất nước đa dạng về ngôn ngữ, điều này có lợi cho các
doanh nghiệp vì có thể dùng ngôn ngữ của chính mình, hoặc là tiếng
anh, tiết kiệm được chi phí dạy tiếng cho nhân viên.



Là một đất nước giàu văn hóa, đa dạng về các viện bảo tang, đây là
một cơ hội cho các doanh nghiệp muốn đầu tư về kiến trúc vào đất
nước Hà Lan.



Người Hà Lan có vẻ thích không khí đầm ấm, tụ họp bên gia đình.
Biết được điều nay, các doanh nghiệp đầu tư về dịch vụ ăn uống, giải
khát nên biết cách trang trí cửa hàng với một không gian đầm ấm, để
khách hàng có thể thấy được cái ấm cúng trong gia đình. Đây là cơ
hội để các doanh nghiệp làm vừa lòng khách hàng, đồng thời tăng lợi
nhuận.

Khó khăn :


Đời sống xã hội của người Hà Lan thường hướng về gia đình, chỉ
những người trẻ tuổi mới có sở thích đi café giao lưu kết bạn. Đây là
khó khăn mà các doanh nghiệp muốn đầu tư về các dịch vụ như ăn
uống, vui chơi giải trí gặp phải.



5. Con người :
a. Ngoại hình :
Người dân Hà Lan mong muốn mình có một ngoại hình cao ráo và cân
đối, và thực tế họ là những người có ngoại hình lớn nhất trên thế giới. Tuy
nhiên xã hội Hà Lan ngày càng có nhiều người đến từ các nền văn hóa khác
nhau, vì vậy bạn sẽ thấy nhiều loại ngoại hình khác nhau, nhất là ở các thành
phố
lớn.
b. Trang phục :
Khi bạn gặp một người Hà Lan, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả
năng tài chính thông qua vẻ bề ngoài của họ. Một nguời đàn ông đi một
chiếc xe đạp cũ, mang một đôi giày cũ và đội một cái mũ ngộ nghĩnh có thể
là một người quét dọn mà cũng có thể là một giáo sư. Một phụ nữ với đôi
giày cao gót và bộ vest lịch sự có thể là một nữ quản lý mà cũng có thể là
nhân
viên
dọn
bàn
trong
một
quán
ăn.
Vậy phong cách ăn mặc của người Hà Lan là như thế nào? Thực tế đa
phần người dân Hà Lan không chạy theo thời trang, họ thích ăn mặc sao cho
thoải mái, thuận tiện chứ không cần hình thức quá. Thị hiếu thời trang mang
tính cá nhân chứ không mang tính hình thức và nhìn chung khá là giản dị.
Dù là đi xem hoà nhạc, kịch hay khiêu vũ thì mọi người đều ăn mặc hết sức
bình thường, miễn sao họ cảm thấy thích là được. Chỉ trong kinh doanh hay
cơ quan chính phủ người ta mới mặc vest, đeo cà vạt mà thôi.

c.

Làm
việc
theo
kế
hoạch
:
Người Hà Lan luôn làm việc theo một thời khóa biểu khá nghiêm túc.
Chẳng hạn nếu bạn bất ngờ mời họ ghé quán bar sau giờ làm việc thì có thể
họ sẽ chần chừ vì bữa ăn tối ở nhà sẽ được dọn lên bàn vào đúng 6 giờ 30.
Hầu hết người Hà Lan luôn đặt kế hoạch cho những hoạt động của họ
trước một thời gian dài, và ghi chép chúng trong cuốn nhật ký bỏ túi. Hầu
như những ai từ 12 tuổi trở lên đều mang theo mình một cuốn nhật ký như
vậy. Nó được gọi là nhật trình, và bạn có thể viết vào đó tất cả những cuộc


hẹn

của

bạn.

Kết quả của thói quen này là, hầu hết mọi người nhận thấy bản thân
mình rất bận rộn. Hầu như ngày nào họ cũng có những cuộc hẹn ghi trong sổ
và đây là lý do tại sao người Hà Lan rất khó chịu khi bạn bắt họ phải chờ.
Bạn
đừng
bao
giờ

đến
trễ
trong
một
cuộc
hẹn.
d.

Tôn
trọng
sự
riêng

:
Trên tàu hỏa, dù rất đông nhưng nếu không quen nhau thì người Hà
Lan hiếm khi nói chuyện với nhau. Khi bạn hỏi người ngồi đối diện điều gì
đó, bạn có thể nhận được một câu trả lời cộc lốc nhưng cũng có thể là một
nụ cười và sự đáp lại nhiệt tình. Khi ấy, bạn sẽ nhận ra rằng người Hà Lan
không phải là không thân thiện mà đơn giản chỉ cần một ai đó hay một điều
gì đó phá bỏ đi cái không khí dè dặt ban đầu.
Người Hà Lan luôn tôn trọng sự riêng tư của người khác, ví dụ như
những người nổi tiếng thì có thể đi lại khá thoải mái ở những nơi công cộng
mà không bị quấy rầy. Người ta có thể nhận ra những nhân vật quan trọng
hay những chính khách trên đường phố, nhưng đa số mọi người ngại tiếp cận
họ để nói chuyện. Nữ hoàng Beatrix thỉnh thoảng đi mua sắm tại các cửa
hàng, và các con trai bà sống một cuộc sống bình thường như những người
khác.
e.

Thẳng

thắn
:
Người Hà Lan luôn mong muốn ở đối phương sự tự nhiên và thành
thật. Có nghĩa là lời nói hay hành vi của người đó là dễ hiểu, khi nói chuyện
người đó trả lời ngay mà không cần phải suy nghĩ nhiều trước khi trả lời.
Nhưng nếu sự tự nhiên đi quá xa và người nói không quan tâm đến
cảm giác của người nghe thì họ sẽ bị coi là vô ý, và như thế thì lại là không
tốt. Tuy nhiên, nhìn chung người Hà Lan đều hết sức thẳng thắn và ít khi họ
cảm thấy bị xúc phạm. Vì thế nếu bạn giật mình trước câu nói của một ai đó,
hãy nhớ rằng có lẽ họ không có ý bất lịch sự. Và khi bạn đã quen với cách
nói chuyện như vậy, có thể bạn sẽ nhận thấy rằng thói quen thẳng thắn của
người Hà Lan sẽ dễ chịu hơn các cách nói chuyện tế nhị mà bạn không hiểu
nổi.


Bạn hãy là người chủ động nếu bạn cần giúp đỡ, hãy nói bạn muốn
làm quen với họ và bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của họ. Có thể
nói người Hà Lan sẽ rất thân thiện, hào phóng và sẵn sàng giúp đỡ khi họ đã
tiếp xúc cởi mở. Nói chung, bạn hãy thẳng thắn nói ra điều bạn nghĩ khi tiếp
xúc với họ. Đừng mong họ tìm hiểu hàm ý sau những lời nói của bạn.
f.

Bình
đẳng
:
Trong đối thoại, người Hà Lan không vì tuổi tác hay địa vị của người
nghe mà sử dụng cách nói trịnh trọng. Thanh niên nói thẳng những điều họ
nghĩ mà không cần che đậy bằng một sự cung kính nào. Thực tế họ không có
ý đối nghịch, đó chỉ là thẳng thắn mà thôi. Bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe Thủ
tướng được phỏng vấn trên truyền hình như thế nào. Người phỏng vấn coi

Thủ tướng hoàn toàn bình đẳng, đặt ra những câu hỏi hóc búa và nhận được
câu trả lời với sự thẳng thắn tương tự. Nhưng giọng nói trong trường hợp
này
rất
cởi
mở
chứ
không
hề
đối
nghịch.
Người Hà Lan ghét những kẻ thích phô trương, những kẻ muốn thế
giới nghĩ rằng họ giàu có hơn, thông minh hơn hay tài năng hơn người khác.
Ở Hà Lan, người giàu có muốn tránh sự chú ý. Một người tặng bạn bè những
món quà hậu hĩ có thể bị coi là khoe khoang chứ không phải được coi là một
người
hào
phóng.

cách

Nữ hoàng Beatrix và các thành viên hoàng gia đều nổi tiếng bởi vì

xử
bình
dân
của
họ.

g.


Không
cạnh
tranh
:
Người Hà Lan có xu hướng ít cạnh tranh hơn so với những người
phương Tây khác. Trong quan hệ, mọi người không phân biệt thứ bậc một
cách rõ rệt lắm. Cách làm việc theo nhóm và thống nhất với nhau được đánh
giá cao. Một người cố gắng làm việc để trội hơn người khác sẽ bị coi là “một
nghệ sĩ đơn độc” (‘solo artist’) và sẽ bị loại trừ khỏi nhóm.
Rất nhiều sự kiện thể thao ở Hà Lan diễn ra không mang tính ganh
đua. Người ta tổ chức đi bộ, chạy, bơi…ở một địa điểm nào đó vào một ngày
nhất định. Và tất cả những người tham gia mà hoàn thành chặng đua đều


nhận được huy chương. Không ai thắng ai trong những sự kiện như thế.
Niềm vui lớn nhất là đạt được cái đích do chính mình đề ra.
Những nét tiêu biểu của người Hà Lan là luôn nghiêm túc, hoà nhã và
chỉ quan tâm nhiều đến công việc. Thực sự bạn rất ít gặp những cảnh ai đó
tức giận quá hay hồ hởi quá. Tuy nhiên có một nét đặc biệt trong văn hóa Hà
Lan, và bạn sẽ rất may mắn nếu có được cảm giác đó. Đó là bầu không khí
thân thiện khi con người hoà nhập vào thế giới xung quanh mình. Và tính
không ganh đua khiến cho bầu không khí này càng dễ chịu hơn.
h.

Khen

chê
:
Người Hà Lan có thói quen tự đánh giá bản thân qua ý kiến của chính

mình chứ không phải thông qua ý kiến của người khác. Với họ, lời khen
không quan trọng và bạn ít khi nghe được những lời tán dương của họ. Họ
cũng ít khi đưa ra các lời bình phẩm.
Một người mà luôn miệng khen
ai đó hay bình phẩm này nọ sẽ bị coi là kẻ xu nịnh, không thật thà hoặc ngớ
ngẩn. Những lời phê bình thường xuất phát từ những người hiểu biết, và khi
bạn quen với điều này thì bạn sẽ thấy những lời chê lại rất có ích cho bạn.
Do vậy, nếu bạn có phê bình ai đó thì cũng đừng lo mình đang xúc phạm đến
họ. Người Hà Lan sẽ có thể tranh luận với bạn, nhưng họ sẽ không cảm thấy
bị
xúc
phạm.
i.

Thói
quen
tự
thanh
toán
:
Có một thói quen của người Hà Lan khi cùng vào tiệm ăn hay quán cà
phê, đó là mọi người tự thanh toán phần chi phí của mình. Điều này hết sức
bình thường ở Hà Lan. Và vì thế, nếu bạn học ngoại ngữ thì bạn đã khá quen
với câu nói ‘going Dutch’ hay ‘pay Dutch’, có nghĩa là cùng thanh toán chi
phí. Nếu bạn là người nước ngoài và một người Hà Lan mời bạn đi ăn và có
ý định thanh toán cả phần tiền của bạn thì họ sẽ nói rõ cho bạn ngay từ đầu
rằng bạn là khách mời. Còn nếu không thì tốt nhất bạn nên tự thanh toán
phần
của
mình.

Nếu sau một bữa ăn của một nhóm người, người phục vụ mang ra tờ
Hóa đơn thanh toán thì một trong số họ sẽ đọc to phần tiền của từng người
lên, và không ai cảm thấy khó xử vì điều này cả. Nếu lúc ấy mà một người
tuyên bố trả tiền cho tất cả thì quả là bất bình thường. Còn nếu một ai đó


thanh toán Hóa đơn bằng thẻ tín dụng thì những người còn lại sẽ trả lại cho
anh ta bằng tiền mặt phần của họ.

Cơ hội :


Người Hà Lan có những đức tính tốt như thẳng thắn, tôn trọng sự
riêng tư, làm việc có kế hoạch, bình đẳng … . Đây là cơ hội tốt cho
những doanh nghiệp muốn tuyển nhân viên là người của nước sở tại.

Khó khăn :


Tuy nhiên, cũng có nhiều khó khăn, ví dụ như người Hà Lan thường
không chạy theo thời trang, đây là khó khăn cho những doanh nghiệp
thời trang muốn đầu tư vào thị trường này. Vì vậy, những doanh
nghiệp này buộc phải mang đến đây những mẫu thiết kế phù hợp với
thị hiếu người tiêu dùng, ví dụ như là những loại trang phục không
cần thời trang mà phải thoải mái.



Là người không có tính cạnh tranh, có thể doanh nghiệp sẽ gặp khó
khăn khi có những nhân viên người Hà Lan mang đặc tính này, vì ai

cũng biết là, nếu muốn phát triển thì bắt buộc chúng ta phải cạnh
tranh, mà thương trường là chiến trường.



×