Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CHO SINH VIÊN CƠ KHÍ DỰA TRÊN NỀN TẢNG KẾT NỐI NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.94 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-------o0o-------

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
“ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CHO
SINH VIÊN CƠ KHÍ DỰA TRÊN NỀN TẢNG KẾT NỐI NHÀ
TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP”

HỌC VIÊN: NGUYỄN HỮU QUANG
(Giảng viên trường Đại học Kinh Tế - Kỹ thuật Công nghiệp)

HÀ NỘI, THÁNG 8/2017


ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CHO SINH
VIÊN CƠ KHÍ DỰA TRÊN NỀN TẢNG KẾT NỐI NHÀ TRƯỜNG
VÀ DOANH NGHIỆP
1. Đặc điểm, tình hình hướng dẫn thực hành cho sinh viên Cơ khí
trong các cơ sở đào tạo hiện nay:
Hầu hết các cơ sở đào tạo sinh viên khối ngành kỹ thuật nói chung,
ngành Cơ khí nói riêng đều có phương thức hướng dẫn thực hành theo kiểu
“truyền thống”. Đó là tập trung hướng dẫn các kỹ năng nghề cho sinh viên
tại các xưởng thực hành của Trường, theo từng giai đoạn được quy định rõ
trong chương trình đào tạocủa ngành/chuyên ngành. Cán bộ hướng dẫn tập
trung vào một nhóm các giảng viên có kinh nghiệm dạy thực hành. Các
máy móc, thiết bị, phần mềm sử dụng trong hướng dẫn thực hành nghề
phần lớn được đầu tư từ kế hoạch và nguồn vốn hạn chế riêng của cơ sở
đào tạo, của cơ quan quản lý nhà nước đối với cơ sở đào tạo hay từ các dự
án tài trợ có yếu tố nước ngoài. Các máy móc, thiết bị, phần mềm thuộc các
dự án tài trợ nước ngoài thường được setup theo mô hình đào tạo nghề của


các nước đó
2. Những hạn chế tồn tại trong phương thức hướng dẫn thực hành hiện
nay:
Xuất phát từ đặc điểm, tình hình hướng dẫn thực hành cho sinh viên
Cơ khí như đề cập ở trên, có thể dễ dàng nhận thấy một số điểm hạn chế rất
lớn còn tồn tại trong phương thức đào tạo nghề kiểu “truyền thống”. Đó là:
- Hầu hết các cơ sở đào tạo đều hướng dẫn theo dạng dàn trải, chia
đều các kỹ năng vận hành các máy móc thiết bị cơ khí. Mỗi chương trình
thực hành hay hướng dẫn tay nghề đều áp dụng cho tất cả các thiết bị, phần
mềm đang có tại xưởng để đảm bảo lấp đầy khối lượng thực hành theo
đúng định mức.


- Việc đào tạo, hướng dẫn thực hành hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng
và chất lượng các máy móc, thiết bị có tại các xưởng. Phổ biến là các máy
cắt gọt vạn năng truyền thống, cao hơn đến các máy gia công CNC phổ
thông (tiện CNC, phay CNC), một số cơ sở đào tạo có thể có thêm máy gia
công tia lửa điện, cắt dây hay cắt plasma, các phần mềm thiết kế cơ khí
hạng trung phổ thông như Topsolid, Solidworks... Yếu tố tương thích về
chất lượng và mức độ hiện đại của các thiết bị sử dụng trong đào tạo thực
hành giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp đều đang bị bỏ ngỏ hoặc không
được quan tâm đúng mức.
- Các giảng viên hướng dẫn thực hành tại các cơ sở đào tạo tập trung
chủ yếu vào một nhóm nhỏ, không phải tất cả nhưng rất nhiều trong số đó
là các giảng viên trẻ, mới vào, chưa có kinh nghiệm thực tiễn về sản xuất.
Điều này xuất phát từ thực trạng ở các cơ sở đào tạo là các giảng viên lâu
năm có kinh nghiệm chủ yếu được ưu tiên dạy lý thuyết, còn hướng dẫn
thực hành tại xưởng là dành cho các kỹ thuật viên hoặc các giảng viên trẻ,
tập sự.
- Yếu tố cuối cũng có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng đào tạo

thực hành nghề là kinh phí dành cho vật tư phục vụ thực hành tay nghề của
các cơ sở đào tạo còn hạn chế dẫn đến việc sinh viên phải thực hành chay,
thực hành với nhóm đông người. Điều này dẫn đến thời lượng tối thiểu cho
mỗi sinh viên để đạt tay nghề cơ bản không đảm bảo, kéo theo chất lượng
đào tạo thực tế đi xuống.
3. Vai trò của doanh nghiệp và đề xuất phương thức hướng dẫn thực
hành dựa trên nền tảng kết nối Nhà trường – Doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là yếu tố then chốt quyết định đến phương hướng và
chuẩn đầu ra của hầu hết các cơ sở đào tạo trong nước và trên thế giới hiện
nay. Mục tiêu của các quá trình đào tạo chính là cung cấp sản phẩm đầu ra
(sinh viên tốt nghiệp) với các kỹ năng đáp ứng được yêu cầu sử dụng của


doanh nghiệp (cho các công nghệ, dây chuyền đang vận hành của doanh
nghiệp đó).
Tuy nhiên, thực tế hiện nay vai trò của doanh nghiệp vào quá trình đào
tạo tại các cơ sở đào tạo là chưa cao, thậm chí là không có. Các cơ sở đào
tạo chỉ gửi sinh viên ra kiến tập hay thực tập trong các kỳ cuối khóa, khi
gần kết thúc khóa đào tạo. Khi đó các kỹ năng nghề và kiến thức chuyên
môn của sinh viên đã được định hình, có thể rất khác với yêu cầu và đời
sống sản xuất thực tế tại doanh nghiệp. Trong khi đó, ngay từ khi bước vào
tiếp cận với các học phần ngành và chuyên ngành thì các yếu tố thực tế về
máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất, công nghệ sản xuất, đồ gá, phụ trợ… tại
các xưởng thực hành của trường và của doanh nghiệp đều cần phải được
đưa vào một cách sinh động và trực quan, thay vì hình vẽ, hình ảnh và mô
tả tưởng tượng trong các bài giảng “truyền thống” của giảng viên như trước
đây.
Vì vậy, chúng tôi đề xuất một mô hình kết hợp hướng dẫn thực hành,
thực tập có kết hợp Nhà trường và Doanh nghiệp một cách “linh hoạt”
trong quá trình đào tạo như sau:

Dựa vào kế hoạch đào tạo toàn khóa của sinh viên cơ khí và kế hoạch
sản xuất tổng thể / năm của Doanh nghiệp, mỗi bên lựa chọn và thống nhất
ra tối thiểu 3 khoảng thời gian để trao đổi phương thức truyền đạt, hướng
dẫn cho sinh viên. Trong mỗi một khoảng thời gian tiến hành trao đổi,
khoảng 20-30% thời lượng để cán bộ kỹ thuật của Doanh nghiệp đến giới
thiệu sơ bộ về máy móc, thiết bị, dây chuyền, công nghệ và đặc biệt là kế
hoạch sản xuất thực tế tại thời điểm đó và 70-80% thời lượng còn lại để
cho sinh viên đến kiến tập, thực tập, lao động trực tiếp tại cơ sở sản xuất
của doanh nghiệp. Mục đích và nội dung cụ thể của các khoảng thời gian
tiến hành trao đổi, hướng dẫn thực hành cho sinh viên như sau:


- Khoảng thời gian 1: trùng với khoảng thời gian sinh viên chuẩn bị
bước vào học các học phần cơ sở ngành
+ Mục đích:
Nhà trường: cho sinh viên làm quen với thiết bị, nhận biết tên
gọi, kiểu dáng, loại hình thiết bị, dây chuyền sản xuất thực tế để có cái nhìn
tổng thể về ngành
Doanh nghiệp: giới thiệu sơ bộ cho sinh viên biết dây chuyền,
máy móc thiết bị hiện có, các tính năng công nghệ và quy trình sản xuất để
sinh viên làm quen và bước đầu tiếp cận với công việc
+ Nội dung:
Nhà trường: cho các em tìm hiểu về nguyên lý, cấu tạo, cách
vận hành, cách quản lý sơ bộ một dây chuyền sản xuất, làm quen với các
cách thức tiếp nhận thông tin
Doanh nghiệp: cho các em tìm hiểu sơ bộ về máy móc, thiết
bị, cách bảo quản, an toàn thiết bị, tiếp cận và thực hiện một số thao
tác/công đoạn hỗ trợ

Hình 1: Sinh viên tìm hiểu sơ bộ dây chuyền hàn của doanh nghiệp



+ Kết quả:
Sau giai đoạn này, sinh viên có cái nhìn tổng quan về thực tế
và làm quen được với công nghệ, thiết bị, mô hình quản lý của doanh
nghiệp
- Khoảng thời gian 2: trùng với khoảng thời gian sinh viên đã học
xong các học phần cơ sở ngành, bắt đầu tiếp cận với một vài học phần
chuyên ngành sâu
+ Mục đích:
Nhà trường: cho sinh viên hiểu được quá trình chi tiết về thiết
kế sản phẩm, vận hành dây chuyền thiết bị và quy trình sản xuất một sản
phẩm (thực tế), đặc biệt là so sánh đối chứng các công nghệ gia công cơ khí
giữa lý thuyết với thực tiễn.
Doanh nghiệp: cho sinh viên nắm bắt được công nghệ và dây
chuyền đang vận hành sản xuất, đưa sinh viên tham gia vào quy trình sản
xuất thực tế, góp phần tạo ra sản phẩm thương mại
+ Nội dung:
Nhà trường: để sinh viên hoàn toàn tìm hiểu sâu về máy móc,
thiết bị, công nghệ gia công, chế tạo sản phẩm, kỹ thuật thiết kế sản phẩm,
quy trình vận hành và sản xuất sản phẩm…
Doanh nghiệp: phân công sinh viên tham gia thực tế vào dây
chuyền sản xuất hoặc tham gia vào một số công đoạn, nhằm hỗ trợ nhân
lực và đẩy nhanh tiến độ sản xuất thực tế
+ Kết quả:
Sinh viên nắm tốt về các quy trình công nghệ gia công sản
xuất thực tế, có cái nhìn thực tế và tổng hợp về ngành nghề và lĩnh vực
được đào tạo chuyên sâu, doanh nghiệp được hỗ trợ nhân lực trong đúng



giai đoạn sản xuất cần nhiều lao động, nhà trường có thêm kinh phí và kinh
nghiệm từ doanh nghiệp

Hình 2: Sinh viên tìm hiểu, hỗ trợ cơ bản các công đoạn sản xuất
- Khoảng thời gian 3: trùng với khoảng thời gian sinh viên đã hoàn
thành xong tất cả các học phần chuyên ngành, chuẩn bị làm khóa luận tốt
nghiệp.
+ Mục đích:
Nhà trường: cho sinh viên làm chủ hoàn toàn một dây chuyền
công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại hiện có tại doanh nghiệp, mở ra cơ
hội làm việc ngay tại doanh nghiệp
Doanh nghiệp: thêm lao động có tay nghề cơ bản vào trong
dây chuyền sản xuất, mở ra cơ hội tuyển dụng luôn lao động đã có sẵn tay
nghề.
+ Nội dung:
Nhà trường: cho sinh viên tìm hiểu toàn bộ thông tin về dây
chuyền công nghệ, máy móc thiết bị, mô hình quản lý, từ đó có cái nhìn


tổng thể và lựa chọn được phương hướng phát triển sau này, đồng thời lựa
chọn luôn đề tài, lĩnh vực làm khóa luận tốt nghiệp
Doanh nghiệp: tiếp tục cho sinh viên tham gia vào dây chuyền
sản xuất, lựa chọn các nhân tố xuất sắc để đưa thêm vào các lĩnh vực cần
nhiều chuyên môn như thiết kế, quản lý…

Hình 3: Sinh viên tham gia vào dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp.
+ Kết quả:
Sinh viên có cơ hội đánh giá và hoàn thiện toàn bộ kiến thức,
kỹ năng tổng thể, gắn lý thuyết được đào tạo với thực tế, mở ra cơ hội tìm
việc cho chính bản thân. Doanh nghiệp có lao động cơ bản và lành nghề hỗ

trợ cho quá trình sản xuất và tuyển dụng, nhà trường có thêm kinh phí hỗ
trợ đào tạo.
Các khoảng thời gian trong mô hình đề xuất hợp tác thay đổi phương
thức đào tạo thực hành như trên đây hoàn toàn có thể được điều chỉnh bởi
Nhà trường và Doanh nghiệp, có thể thay đổi theo từng năm hay từng giai


đoạn sản xuất thực tế. Đây chính là yếu tố “linh hoạt” dẫn đến hiệu quả đào
tạo kiến thức tay nghề vượt hẳn so với phương thức hợp tác truyền thống.
4. Những điểm nổi bật trong phương thức hướng dẫn thực hành mới:
Mô hình kết hợp đào tạo thực hành, thực tập này giúp tạo ra các lợi
thế cho cả Nhà trường và Doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Với Nhà trường:
- Tận dụng được thế mạnh về kinh nghiệm, thiết bị và công nghệ sản
xuất thực tế của Doanh nghiệp
- Tiết kiệm được chi phí đầu tư thiết bị, vật tư tiêu hao trong công tác
hướng dẫn thực hành, thực tập, thậm chí có thêm kinh phí hỗ trợ đào tạo từ
doanh nghiệp.
- Tăng cường hiệu quả giảng dạy thực hành thực tập cho sinh viên với
các tình huống trực quan sinh động, linh hoạt ngay vào các thời điểm học
cụ thể, không bị ràng buộc “cứng” vào chương trình đào tạo
Với Doanh nghiệp:
- Định hướng được cơ sở đào tạo để đào tạo các kỹ năng nghề và kiến
thức chuyên môn theo nhu cầu sử dụng thực tế của Doanh nghiệp
- Bổ sung được nguồn lao động trực tiếp “linh hoạt” phù hợp với kế
hoạch sản xuất và kế hoạch đào tạo thực tế trong năm
- Được hỗ trợ trong công tác tuyển dụng lao động hàng năm
- Tận dụng được mối quan hệ và kinh nghiệm, kiến thức của giảng
viên Nhà trường trong các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ…
5. Kết luận:

Mô hình đổi mới phương thức hướng dẫn thực hành cho sinh viên Cơ
khí dựa trên nền tảng kết hợp Nhà trường và Doanh nghiệp là mô hình rất
tiên tiến, mang lại lợi ích trực tiếp và ngay cho cả hai phía. Khác với kiểu


“truyền thống” là kết hợp theo thời điểm cố định, tập trung chủ yếu vào
giai đoạn cuối của quá trình đào tạo, mô hình mới tạo cách kết hợp linh
hoạt, căn cứ đúng vào thời điểm có nhu cầu thực tế của cả hai bên: kết
hoạch đào tạo của Nhà trường và kế hoạch sản xuất của Doanh nghiệp. Mô
hình này được triển khai áp dụng rất nhiều tại các nước tiên tiến, nhưng tại
Việt Nam, do nhiều lý do mà chưa được nhân rộng. Vì vậy cần cơ chế tạo
điều kiện của các bên liên quan để trước mắt thí điểm cho một số cơ sở đào
tạo đặc thù trên địa bàn như trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công
nghiệp để đúc rút kinh nghiệm, sau đó mở rộng cho các cơ sở đào tạo còn
lại trong tỉnh Nam Định và khu vực đồng bằng Sông Hồng.

Thông tin tác giả:Nguyễn Hữu Quang
Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
SĐT: 0932.271.107
Email:



×