Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Sưu tầm 1 ví dụ thực tiễn về hoạt động quảng cáo bị cấm thực hiện và phân tích rõ các khía cạnh trái pháp luật trong ví dụ thực tiễn đã nêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.47 KB, 4 trang )

[Type text]

LỜI MỞ ĐẦU
Quảng cáo là một hình thức tiếp thị được sử dụng phổ biến tại tất cả các
thị trường mua bán trên thế giới. Nó tác động trực tiếp tới quyết định mua bán
của khách hàng và là nhân tố quan trọng góp phần tăng tính cạnh tranh, phát
triển thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, do sự hám lợi nhuận
của các doanh nghiệp, sự nhẹ dạ cả tin của người tiêu dùng mà hoạt động quảng
cáo đang ngày càng có nhiều biểu hiện tiêu cực, trái pháp luật. Để làm rõ hơn
vấn đề này, bài tiểu luận của em xin đi sâu tìm hiểu và phân tích các khía cạnh
trái pháp luật từ một ví dụ thực tiễn : quảng cáo sữa của công ty cổ phần G&PMama sữa non.
NỘI DUNG CHÍNH
Hẳn rất nhiều người tiêu dùng trong nước, đặc biệt là các ông bố, bà mẹ có
con nhỏ đã từng một hay nhiều lần nghe tên về sản phẩm sữa dành cho trẻ sơ
sinh của công ty cổ phần G&P-Mama sữa non được quảng cáo rầm rộ trên các
phương tiện thông tin đại chúng trong một thời gian khá dài. Với mục đích
khuyến khích các bậc cha mẹ mua sản phẩm Mama sữa non cho con nhằm bù
đắp những thiếu hụt của sữa mẹ về chất dinh dưỡng, về lượng sữa trong giai
đoạn đầu sau sinh . Đoạn clip quảng cáo cho sản phẩm này đã mượn lời của một
bà mẹ trẻ từng nuôi con nhỏ và bị mất sữa trong những ngày đầu tiên con chào
đời. Trong clip có đoạn tâm sự của bà mẹ: “sau khi sinh em bé ra tôi bị mất sữa,
nên tôi đã tìm đến bác sĩ và nhờ vậy, tôi mới biết Mama sữa non được bổ sung
sữa non, tốt cho em bé ở giai đoạn sơ sinh nên tôi an tâm hơn khi dùng Mama
sữa non, thấy bé phát triển rất tốt” , đồng thời trong quảng cáo cũng nhấn mạnh
thành phần sữa non của bò trong sản phẩm Mama sữa non :“Sữa non của bò
cũng có tính chất tương tự như sữa non của mẹ nhưng đặc biệt hơn trong sữa
non của bò có kháng thể IgG cao hơn 43 lần so với sữa non của mẹ”. Không chỉ
có vậy, quảng cáo còn giới thiệu hàng loạt công dụng của sản phẩm như tăng
cường khả năng miễn dịch cho bé, khắc phục tình trạng biếng ăn, hỗ trợ phòng
chống rối loạn tiêu hóa, cung cấp hàm lượng canxi hữu cơ giúp bé phát triển
chiều cao vượt trội, hàm lượng DHA cao giúp trẻ phát triển trí não, bổ sung đầy


[Type text]


[Type text]

đủ các Vitamin B1, B6, B9 và 22 loại acid amin tự nhiên cùng các nguyên tố vi
lượng cho bé phát triển hoàn hảo...
Chưa cần xét đến chất lượng trên thực tế của sản phẩm so với những “mỹ
từ” được dùng trong quảng cáo, ta cũng có thể thấy ngay những vi phạm pháp
luật của quảng cáo sữa non kể trên. Cụ thể:
Theo Nghị định số 21/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về việc kinh doanh và
sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em. Khoản 1, Điều 6 quy định:
“Nghiêm cấm quảng cáo sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, thức ăn dùng cho
trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú với đầu vú nhân tạo và núm vú giả dưới mọi hình
thức.”
Trong khi đó, Clip quảng cáo của công ty cổ phần G&P-Mama sữa non về
sản phẩm sữa của mình đã cho thấy rõ đối tượng trực tiếp tiêu thu sản phẩm mà
quảng cáo hướng đến là trẻ sơ sinh, trẻ vừa chào đời ( đoạn video chia sẻ những
tâm sự của một bà mẹ từng bị mất sữa khi con vừa chào đời và được bác sĩ tư
vấn dùng Mama sữa non). Như vậy, quảng cáo sữa này đã vi phạm quy định của
Nghị định 21/2006/NĐ-CP về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh
dưỡng dùng cho trẻ em .
Không chỉ có vậy, theo Nghị định số 45/2005/NĐ-CP của Chính Phủ tại
chương 2 quy định về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, tại
điểm b, khoản 3, điều 17 cũng nêu rõ :
“3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
b) So sánh các sản phẩm thay thế sữa mẹ là tương đương hoặc tốt hơn sữa mẹ”.
Như vậy, với việc so sánh sữa non của bò có tính chất tương tự sữa non
của mẹ và có kháng thể IgG cao hơn 43 lần so với sữa non của mẹ, quảng cáo

sản phẩm Mama sữa non của công ty cổ phần G&P-Mama sữa non đã vi phạm
nghiêm trọng quy định của pháp luật về quảng cáo, đem so sánh thành phần có
trong sản phẩm sữa của mình với nguồn sữa mẹ tự nhiên, coi nhẹ khuyến cáo
nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời mà bộ Y tế và tất cả các bà mẹ có
con nhỏ hướng đến.
[Type text]


[Type text]

Ngoài ra, xét về mặt chất lượng sản phẩm, kết quả kiểm nghiệm sản phẩm
của thanh tra y tế Hà Nội thời gian qua cũng cho thấy sản phẩm sữa non của
công ty cổ phần G&P-Mama sữa non không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm so với hồ sơ công bố. Chỉ tiêu men vi sinh công bố trên nhãn sản
phẩm là 10 mũ 6 trong khi đó kết quả kiểm tra của thanh sở y tế chỉ đạt 10 mũ 5,
đây là hành vi quảng cáo sai sự thật, đã được quy định cấm tại khoản 7, điều
109, Luật thương mại. Theo đó, các quảng cáo thương mại bị cấm gồm
“7.Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá,
công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục
vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ”.
Như vậy, với việc không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cùng
những vi phạm trong hoạt động quảng cáo kể trên, công ty cổ phần G&P-Mama
sữa non hoàn toàn phải chịu sự xử lí của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm
trước những thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng.
KẾT LUẬN
Trước sự phát triển của thị trường hàng hóa trong nước nói chung, thi
trường sữa dành cho trẻ em nói riêng, các doanh nghiệp, các nhà phân phối
đang ngày càng có nhiều cơ hội cạnh tranh hơn, điều đó cũng đồng nghĩa với
việc nảy sinh nhiều hơn những chiêu trò, những cách thức luồn lách pháp luật để
tận thu lợi nhuận và vượt lên trên đối phương của mình. Hoạt đông quảng cáo vi

phạm pháp luật là một ví dụ điển hình như vậy. Bởi lẽ đó, các cơ quan chức
năng, các ban ngành có liên quan cần chủ động hơn trong việc thắt chặt quản lí,
phát hiện và đẩy lùi những quảng cáo trái pháp luật, mang đến một môi trường
cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Còn về phía người
tiêu dùng, hãy sáng suốt trong việc lựa chọn sản phẩm, tự bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của chính mình và là những nhà tiêu dùng thông thái.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[Type text]


[Type text]

1. Giáo trình Luật thương mại tập II (nxb. Công an nhân dân)
2. Luật thương mại
3. Nghị định số 21/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về việc kinh doanh và sử
dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em.
4. Nghị định số 45/2005/NĐ-CP của Chính Phủ quy địnhvề xử phạt vi phạm
hành chính trong linh vực y tế.
5. www.dantri.com
6. www.laodong.com
7. www.nguoitieudung.com

[Type text]



×