Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.95 KB, 6 trang )

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1

1, Quy định của pháp luật về mua bán hành hóa qua sở giao dịch hàng
hóa( SGDHH) và hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.
1-2-3
2, Hướng hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa qua SGDHH

C. KẾT LUẬN

3-4-5

5

0


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sở giao dịch hàng hóa là một loại thị trường đặc biệt được hình thành và phát
triển đã từ lâu ở những nước có nền kinh tế thị trường. Sở giao dịch hành hóa đã
phát huy được những thế mạnh trong nền kinh tế của các nước phát triển và
đang phát triển. Ở Việt Nam, khái niệm thị trường sở giao dịch hàng hóa vẫn
còn khá mới mẻ. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là một
nội dung quan trọng của sở giao dịch hàng hóa.Luật thương mại 2005 là văn bản
pháp luật đầu tiên quy định về vấn đề này



GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1, Quy định của pháp luật về mua bán hành hóa qua sở giao dịch hàng hóa(
SGDHH) và hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.
Theo Điều 63 bộ luật Thương mại 2005 thì “Mua bán hàng hóa qua Sở giao
dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện
việc mua bán một lượng nhất định cuẩ một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao
dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa với giá được
thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác
định tại một thời điểm trong tương lai”. Từ khái niệm nêu trên, có thể thấy việc
mua bán ở Sở giao dịch có những đặc điểm chủ yếu ban đầu như: Hàng hóa
mua bán ở sở giao dịch là những hàng hóa có cung cầu lớn và thường xuyên
biến động; Mua bán ở sở giao dịch được thực hiện qua sở giao dịch với ý nghĩa
là người trung gian; Mua bán được thực hiện theo các tiêu chuẩn do Sở giao
dịch quy định, các tiêu chuẩn về loại hàng, lượng hàng, phẩm chất hàng hóa,
giá cả, thời hạn giao hàng...;Mục đích mua bán ở Sở giao dịch chủ yếu là nhằm
kiếm lợi nhuận do chênh lệch giá giữa lúc ký kết và lúc giao hàng.
Hợp đồng mua bán hàng hóa qua SGDHH là loại hợp đồng có giá trị kinh tế
và rủi ro lớn nên hình thức của hợp đồng này là văn bản. Hợp đồng mua bán
hàng hóa qua SGDHH có bản chất của hợp đồng mua bán nói chung nhưng
1


được quy định chặt chẽ hơn về các điều khoản rằng buộc và các biện pháp đảm
bảo. Có hai loại hợp đồng đó là “ Hợp đồng kỳ hạn” và “ Hợp đồng quyền chọn”
Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận bên bán cam kết giao, bên mua cam kết nhận
hàng tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng. Trong hợp đồng này, nếu
các bên không có thoả thuận gì khác thì người bán buộc phải giao hàng theo
hợpđồng, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán. Trường hợp các bên có
thoả thuận về việc bên mua có thể thanh toán bằng tiền và không nhận hàng thì

bên mua phải thanh toán cho bên bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa
giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do sở giao dịch hàng hoá công
bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện. Nếu các bên có thoả thuận về việc
bên bán có thể thanh toán bằng tiền và không giao hàng thì bên bán phải thanh
toán cho bên mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do sở
giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả
thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng vềquyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là
thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một
hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một
khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua
quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng
hóa đó. Trong hợp đồng này thì bên mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán
phải trả tiền mua quyền chọn để được trở thành bên giữ quyền chọn mua hoặc
giữ quyền chọn bán. Số tiền phải trả cho việc mua quyền chọn do các bên thoả
thuận. Bên giữ quyền chọn mua có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải
mua hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn
mua quyết định thực hiện hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng hoá
cho bên giữquyền chọn mua. Trường hợp bên bán không có hàng hoá để giao thì
phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằng mức chênh
lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do sở giao dịch hàng
hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện. Bên giữ quyền chọn bán
có quyền bán nhưng không có nghĩa vụphải bán hàng hoá đã giao kết trong hợp
2


đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp đồng thì
bên mua có nghĩa vụ phải mua hàng hoá của bên giữquyền chọn bán. Trường
hợp bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữquyền chọn bán
một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do sở giao dịch hàng

hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp
đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán quyết
định không thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì hợp
đồng đương nhiên hết hiệu lực.
2, Hướng hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa qua SGDHH
- Hiện nay, pháp luật Việt Nam sử dụng cả hai thuật ngữ là hợp đồng kì hạn,
hợp đồng tương lai trong pháp luật thương mại và pháp luật chứng khoán, thậm
chí khái niệm “hợp đồng kì hạn” còn được sử dụng trong pháp luật ngân hàng.
Pháp luật thương mại gọi loại hợp đồng mua bán hàng hoá qua SGDHH là hợp
đồng kì hạn, trong khi đó pháp luật ngân hàng cũng điều chỉnh hoạt động mua
bán ngoại tệ giữa các ngân hàng bằng hợp đồng kì hạn nhưng không phải là mua
bán qua sở giao dịch. Trong khi đó, pháp luật chứng khoán lại có điều khoản
quy định về loại hợp đồng này và gọi tên là hợp đồng tương lai. Theo em, các
khái niệm, thuật ngữ sử dụng ở phần quy định về mua bán hàng hoá qua sở giao
dịch trong Luật thương mại năm 2005 cần phải được sửa đổi cho phù hợp với
thông lệ quốc tế, phù hợp với thuật ngữ tiếng Anh là “futures contract”.
Cần thống nhất các tên gọi giao có kỳ hạn, giao tương lai, giao phát
sinh…Có thể sử dụng tên gọi là giao phái sinh vì bản chất của nó là được sinh ra
từ họa động mua bán hàng hóa thông thường, các hoạt động này có thể không
được giao trong tương lai vì 98% hợp đồng giao này được thanh lý trước ngày
đáo hạn vì vậy sẽ không có đợt giao theo ký hạn nào trong tương lai cả.
Để các hoạt động giữa người các SGD với nhau có thể hợp tác và phát triển.
Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng từ cách hiểu đúng trên thực tế để có thể
nghiên cứu và hoàn thiện hơn các quy định về
- Khi giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng
hoá ngoài việc phải tuân thủ các quy định của Luật thương mại, các chủ thể
3


còn phải tuân thủ các nguyên tắc chung về hợp đồng mà Bộ luật dân sự đã quy

định
- Các nhà đầu tư trên thị trường chỉ lấy hàng hoá làm cơ sở để giao dịch hợp
đồng, tức là buôn bán hợp đồng. Do đó, cơ chế vận hành của loại thị trường này
có nhiều điểm tương đồng với cơ chế của thị trường chứng khoán. Vì vậy cơ
quan quản lí thị trường này thông thường thuộc Bộ tài chính. Do vậy, theo em,
nên sửa đổi quy định của pháp luật theo hướng giao cho cơ quan thuộc Bộ tài
chính nhiệm vụ thiết lập và quản lí thị trường còn Bộ thương mại chỉ là cơ quan
phối hợp để xây dựng chính sách hàng hoá, thống kê hàng hoá được đưa vào
giao dịch trên thị trường.
- Pháp luật mua bán hàng hoá qua SGDHH của Việt Nam nên đưa các nội dung
tranh chấp và vi phạm pháp luật trên thị trường vào điều chỉnh. Tuy nhiên,
chúng ta không nhất thiết phải đưa tất cả các nội dung, có những vi phạm pháp
luật bị xử lí bằng chế tài hình sự thì bổ sung hành vi phạm tội đó vào Bộ luật
hình sự.
- Để hành lang pháp lí điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hoá qua SGDHH ở
Việt Nam được vận hành tốt, chúng ta cần phải hoàn thiện đồng bộ các quy
định trong hệthống pháp luật. Cụ thể, trong luật dân sự phải xác định rõ hơn nữa
nội dung sở hữu, tài sản, tư cách pháp nhân... của các chủ thể tham gia trên thị
trường; Luật doanh nghiệp, thương mại phải có thêm các điều khoản xác định
hình thức tổ chức, trình tự, thủ tục đăng kí kinh doanh, mở rộng phạm vi ngành
nghề,... của các công ti kinh doanh trên thịtrường; các đạo luật về thuế cần
được mở rộng đối tượng, xác định các phương pháp tính thuế, loại thuế được
áp dụng đối với các chủ thể trên thị trường, các giao dịch trên thị trường và cả
các nhà đầu tư.
Cần phân định lại và tạo ra cơ chế hợp lý để phân định địa vị pháp lý, cơ chế,
chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước và SGD để nhà nước vẫn
quản lý tốt thị trường mà không can thiệp quá sâu vào thị trường. Và theo em
nên có một cơ quan chuyên quản lý các hoạt động của SGDHH (độc lập với các
cơ quan quản lý), cơ quan này có quyền quyết định các vấn đề của
4



SGDHH một cách độc lập tránh sự trồng chéo như hiện nay, đảm bảo hoạt động
một cách có hiệu quả. Cơ quan này sẽ có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ về
hoạt động của SGDHH
Cần quy định thêm về khả năng, chuyên môn cũng như kinh nghiệm của thành
viên tham gia vào SGDHH để thu hút nhà đàu tư trong và ngoài nước. Đối với
các thành viên cũ cần có thêm những lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho
họ.Mặt khác, các SGDHH cũng cần chú ý tới công nghệ của SGDHH của mình.
Điều này là cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, và giữ được uy tín
của SGDHH của mình trên thị trường và có thể hướng tới cạnh tranh với các sở
giao dịch trên giới.
Các quy định về mua bán qua SGDHH của các nước khác thường có một hệ
thống về tranh chấp, vi phạm pháp luật và cách giải quyết tranh chấp vi phạm
pháp luật đó. Theo thong lệ chung các nước căn cứ vào nội dung, tính chất tranh
chấp mà xác định đó là tranh chấp kinh tế, dân sự.Và căn cứ vào đó để xác định
trách nhiệm dân sự hay hình sự. Vì vậy theo em nên quy đinh thêm chế tài
đẻ giải quyết tranh chấp trong buôn bán hàng hóa qua SGD vào vi phạm pháp
luật thị trường điều chỉnh.
Nhà nước cần bổ sung thêm các quy định của pháp luật về mua bán hiểm rủi ro
cho các giao dịch tại SGDHH đẻ tạo niềm tin cho các đối tác án tâm khi tham
gia giao dịch ở SGD của Việt Nam, cũng có thể quy định về việc Ngân hàng
thương mại cho các SGDHH thanh khoản ngắn hạn trong trường hợp cần
thiết với mức quy định là 5% giái trị của hợp đồng

KẾT LUẬN
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, mặt khác chúng ta
còn rất non trẻ trong việc mua bán hàng hóa qua SGD nên cần phải học hỏi kinh
nghiệm của các nước đã phát triển mô hình này thành công từ cách tổ chức,
quản lý, điều hành…Nhưng phải tiếp thu một cách có chọn lọc để phù hợp với

hoàn cảnh của Việt Nam
5



×