Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Trình bày quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh đối với một ngành nghề kinh doanh có điều kiện cụ thể kinh doanh karaoke

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.01 KB, 6 trang )

LỜI MỞ ĐẦU:
Càng ngày xã hội càng phát triển kéo theo đó các ngành nghề kinh doanh cũng
ngày càng gia tăng một cách phong phú và đa dạng. Bên cạnh những mặt tích cực
mà những ngành nghề đó mang lại thì cũng không thể nào tránh khỏi những tiêu
cực phát sinh; vì vậy việc quản lý nhà nước giúp phát huy tính tích cực và hạn chế
tính tiêu cực là vô cùng cần thiết. Việc nhà nước quy định về điều kiện kinh doanh
với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã phần nào chi phối được vấn đề
trên. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này em xin đi vào đề tài sau: “Trình bày quy
định của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh đối với một ngành nghề kinh
doanh có điều kiện cụ thể (do sinh viện tự chọn)” (cụ thể là kinh doanh karaoke ).
NỘI DUNG:
1.

Khái quát về điều kiện kinh doanh và đối tượng được phép kinh doanh

a)

Karaoke
Điều kiện kinh doanh
Ngành, nghề và điều kiện kinh doanh được Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định
tại Điều 7 như sau:
− Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền kinh doanh các ngành,
nghề mà pháp luật không cấm.
− Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định
phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ
điều kiện theo quy định. Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có
hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy
phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề,
chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu
cầu khác.


1


− Cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam
và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.
Khi cá nhân hoặc tổ chức đáp ứng được điều kiện trên thì sẽ được tham gia kinh
doanh.
b)

Đối tượng được phép kinh doanh Karaoke
Đối tượng được phép kinh doanh Karaoke là mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam trừ
những đối tượng không được phép theo quy định tại khoản 2, Điều 13 Luật Doanh
nghiệp năm 2005 như:
− Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản
nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị
mình;
− Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
− Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các
cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
− Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu
nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần
vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
− Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất
năng lực hành vi dân sự;
− Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh
doanh;
2



− Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
2.

Điều kiện kinh doanh Karaoke
Nhằm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giáo dục nếp
sống lành mạnh, thuần phong mỹ tục và phong cách ứng xử có văn hóa cho mọi
người. Pháp luật đưa ra các điều kiện kinh doanh karaoke, theo đó tổ chức, cá nhân
hoạt động kinh doanh karaoke phải tuân theo các quy định tại Điều 30, 32 Nghị
định 103/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 của Chính phủ như sau:
− Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m 2 trở lên, không kể công trình
phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ;
− Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt
40W cho 20m2;
− Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài nhìn thấy toàn bộ
phòng;
− Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên;
nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê thì phải có hợp đồng lao động và được
quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động;
− Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó
với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
− Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của
Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép;

3


− Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín
ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên;
− Địa điểm hoạt động karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản

của các hộ liền kề;
− Đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự;
− Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
− Chỉ được sử dụng bài hát đã được phép phổ biến; băng, đĩa đã dán nhãn kiểm
soát theo quy định;
− Không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng karaoke;
− Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng, trừ trường hợp phòng
karaoke trong các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 4 sao trở lên hoặc hạng
cao cấp được hoạt động sau 12 giờ đêm nhưng không quá 2 giờ sáng;
− Các điểm karaoke hoạt động ở vùng dân cư không tập trung không phải thực
hiện quy định về âm thanh.
Khi đáp ứng đủ điều kiện trên thì tổ chức, cá nhân có thể sẽ được cấp giấy phép
kinh doanh Karaoke.
3.

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh Karaoke
Khi một tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện như đã nêu ở phần trên thì sẽ được
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan cấp huyện được phân cấp cấp giấy
phép kinh doanh. (theo quy định tại khoản 1, Điều 31 Nghị định 103/2009/NĐ-CP
ngày 6/11/2009)
4


∗ Hồ sơ và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh Karaoke: (Khoản 2, Điều 31
NĐ103/2009/NĐ-CP)
− Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke trong đó ghi rõ địa điểm kinh
doanh, số phòng, diện tích từng phòng;
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có giá trị pháp lý;
+ Ý kiến bằng văn bản của các hộ liền kề.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch hoặc cơ quan cấp huyện được phân cấp có trách nhiệm cấp giấy
phép kinh doanh; trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ
lý do.
4.

Một vài đánh giá cá nhân về những bất cập
Vì Karaoke là một ngành nghề đặc biệt nhạy cảm và mặc dù nhà nước có thể nói là
đã đưa ra rất nhiều các văn bản nghị định, thông tư… để điều chỉnh nhưng vẫn
không thể hoàn toàn giải quyết được những bất cập nảy sinh trong thực tế như:
− Thực tế rất nhiều quán Karaoke không đáp ứng được toàn bộ điều kiện để được
phép kinh doanh nhưng họ vẫn được cấp giấy phép và kinh doanh bình thường
hoặc những chủ kinh doanh lúc đầu đáp ứng được điều kiện về kinh doanh nhưng
trong quá trình kinh doanh vì lợi nhuận mà họ lại vi phạm những điều kiện về kinh
doanh như: việc bán rượu trong phòng hát, có quá số nhân viên nữ phục vụ hát
trong phòng (luật quy định là 1 nhân viên), tiêu cực hơn có thể là có các hoạt động
mại dâm… theo yêu cầu của khách hàng. (đây là những hạn chế thường gặp trong
việc quản lý ngành nghề này)
− Bên cạnh đó việc nhận được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề trong
việc đáp ứng điều kiện để kinh doanh là vô cùng khó khăn. Bởi thường những hộ
dân sẽ không đồng tình với việc có hàng xóm kinh doanh hoạt động Karaoke nó sẽ
5


gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như cuộc sống của họ. Ở đây rất có thể sẽ xảy ra
bất cập giữa người kinh doanh hoạt động Karaoke với cơ quan quản lý trong lĩnh
vực cấp phép.
− Những điều kiện sẽ khó được đáp ứng do nó được chi phối bởi khách hàng như:
đảm bảo ánh sáng trong phòng, có thể là chủ kinh doanh đáp ứng được điều kiện
bóng đèn nhưng việc bật hay không lại là do khách hàng; các điều kiện ít tác động

hơn đó là chốt cửa hay về giờ kinh doanh thường cũng là do khách hàng, có thể họ
sẽ chốt của trong (liên quan đến tâm lý riêng) hoặc họ sử dụng dịch vụ quá giờ quy
định (vấn đề này chủ kinh doanh có thể tác động được).
− Ngoài ra còn có những bất cập thường gặp như việc khó giữ được an ninh ở
ngành nghề này bởi trong luật quy định là cấm sử dụng rượu trong phòng hát
nhưng khách hàng vẫn có thể dùng bia(là một chất kích thích) cho nên trong thực
tế vẫn có những vụ xích mích, gây gổ, đánh nhau gây mất trật tự; bên cạnh đó việc
tiêu dùng những băng đĩa lậu để tằng lợi nhuận cho chủ đầu tư cũng xảy ra…
KẾT LUẬN:
Mặc dù những quy định mà nhà nước đưa ra về ngành nghề này có thể nói là khá
tiến bộ và chặt chẽ tuy nhiên việc áp dụng vào thực tế đôi khi vẫn còn gặp nhiều
khó khăn. Để khắc phục được những bất cập như trên ngoài việc cần kết hợp giữa
các chủ kinh doanh và cơ quan quản lý thì việc ý thức chấp hành của chủ kinh
doanh cũng như khách hàng cũng là điều vô cùng quan trọng để hạn chế tối đa
những mặt tiêu cực trong việc quản lý ngành nghề này. Từ đó đem lại lợi ích cho
khách hàng, chủ kinh doanh cũng như nhà nước.

6



×