Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Trình bày quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh đối với một ngành ngề kinh doanh có điều kiện cụ thế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.11 KB, 5 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiến pháp năm 1992 khẳng định về quyền tự do kinh doanh, quyền này cho
phép doanh nghiệp được quyền lựa chọn để kinh doanh tất cả các ngành nghề, trừ mộ
số ngành nghề có ảnh hưởng xấu đến an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội,
thuần phong mỹ tục đưuọc liệt lê trong doanh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
Tuy vậy, đối với một số ngành nghề Nhà nước cần hạn chế hoặc đặc biệt hạn chế kinh
doanh pháp luật không cấm kinh doanh nhưng kiểm soát chủ thể kinh doanh bằng
việc buộc họ phải đáp ứng điều kiện kinh doanh cần thiết. Bài viết này em xin đi vào
đề tài: “Trình bày quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh đối với
một ngành ngề kinh doanh có điều kiện cụ thế (do sinh viên tự chọn)” và ngành nghề
em chọn là nghề luật sư.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Điều kiện kinh doanh
Theo Điều 8 nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 hướng
dẫn thi hành một số điều của luật doanh nghiệp. Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà
doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể.
Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức :
- Giấy phép kinh doanh
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
- Giấy xác nhận , giấy phê chuẩn…
Các loại giấy tờ trên đều có thể gọi chung là giấy phép kinh doanh (là loại
giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp , cho phép chủ thể kinh doanh tiến
hành kinh doanh một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh nhất định. Nhà nước thông
qua việc cấp giấy phép kinh doanh để kiểm soát việc thành lập, kinh doanh của các
doanh nghiệp”. Trong đó nghề luật sư yêu cầu phải có điều kiện kinh doanh thì yêu
cầu doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ.
- Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của người
được bảo hiểm phát sinh do việc vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp. Doanh nghiệp
bảo hiểm cung cấp sự bảo đảm về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức, công ty
hành nghề chuyên môn đối với trách nhiệm dân sự phát sinh từ việc hành nghề


chuyên môn (có thể do hành động hoặc thiếu sót của người chịu trách nhiệm chuyên
môn chính cũng như của nhân viên của họ). Những người hành nghề chuyên môn
phải thực hành công việc, thao tác nghề nghiệp chuyên môn với sự cẩn thận và tay
nghề đảm bảo yêu cầu chuyên môn. Tuy nhiên, thực tế vì nhiều lý do vẫn có thể gây
thiệt hại cho bên thứ ba từ những hành động bất cẩn, những sai phạm hoặc thiếu sót
trong quá trình thực hiện các công việc chuyên môn. Ví dụ: Bảo hiểm trách nhiệm
nghề nghiệp luật sư. Loại bảo hiểm này bồi thường cho người được bảo hiểm những
1


thiệt hại tài chính mà họ có trách nhiệm phải bồi thường cho khách hàng, thân chủ của
mình phát sinh từ những sai sót hay bất cẩn mà các cộng sự, luật sư và nhân viên làm
công cho người được bảo hiểm gây ra trong quá trình thực hiện công việc, dịch vụ tư
vấn pháp lý, tranh tụng,... Ngoài ra, đơn bảo hiểm cũng bồi thường cho các chi phí và
phí tổn pháp lý phát sinh trong quá trình bào chữa khiếu nại của người được bảo hiểm
với sự chấp thuận trước bằng văn bản của bảo hiểm.
- Xác nhận vốn pháp định “là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp
luật để thành lập doanh nghiệp”
- Chứng chỉ hành nghề (là điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp khi kinh
doanh 1 số ngành nghề nhất định là việc pháp luật quy định trong 1 số ngành nghề
khi đăng kí kinh doanh doanh nghiệp phải cung cấp chứng chỉ hành nghề của 1 số cá
nhân thuộc doanh nghiệp để đảm bảo kinh doanh quy định tại Khoản 1 Điều 9 nghị
định 102/2010/NĐ-CP )
- Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được
quyền kinh doanh ngành nghề đó mà không cần xác nhận , chấp thuận dưới bất kỳ
hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các ngành nghề kinh doanh có
điều kiện là những ngành nghề mà Luật, Pháp lệnh, Nghị định quy định các điều kiện
hay yêu cầu mà Doanh nghiệp phải đáp ứng khi kinh doanh các ngành nghề đó.
Điều kiện kinh doanh được áp dụng trong 1 số ngành nghề có yếu tố đặc biệt,

Nhà nước đưa ra các điều kiện thích hợp tùy vào từng ngành nghề để đảm bảo khi
kinh doanh các ngành nghề này, người kinh doanh phải có 1 số kiến thức nhất định
(chủ doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề như chứng chỉ hành nghề y, dược,
luật sư , kiến trúc sư hoặc kỹ sư hoặc giám sát thi công xây dựng công trình, chứng
khoán thì mới đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề đó ) hay điều kiện cơ sở vật chất
phải đảm bảo ( ví dụ như điều kiện cách của dịch vụ kinh doanh karaoke…) để có thể
đảm bảo về chất lượng của dịch vụ kinh doanh hay đảm bảo an ninh , trật tự xã hội.
Trong Điều 7 nghị định 59/2006/NĐ-CP quy định điều kiện cụ thể khi hàng
hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện
1. Hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ
kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Hàng hóa, dịch vụ
kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật; b) Chủ thể kinh doanh
phải là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại; c) Cơ sở kinh doanh phải
bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình kinh doanh và các tiêu
chuẩn khác theo quy định của pháp luật; địa điểm đặt cơ sở kinh doanh phải phù hợp
với quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều
kiện; d) Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán hàng hóa,
nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ,
2


chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe theo quy định của pháp luật; đ)
Thương nhân kinh doanh phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong
trường hợp pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do
cơ quan có thẩm quyền cấp khi kinh doanh. 2. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy định về kinh doanh
mặt hàng xăng, dầu, khí đốt phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Trong quá
trình hoạt động kinh doanh, thương nhân phải thường xuyên bảo đảm các điều kiện
theo quy định của pháp luật về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện. 4. Căn cứ
quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành có trách

nhiệm hướng dẫn cụ thể đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện
và hướng dẫn việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh”
Hiện nay, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định trong Nghị
định số 59/2006/NĐ- CP ngày 12/06/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng
hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Danh
mục hàng hóa , dịch vụ kinh doanh có điều kiện được liệt kê trong phụ lục III ban
hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của chính phủ.
2. Chứng chỉ hành nghề của luật sư.
Như đã nêu ở trên , chứng chỉ hành nghề có thể coi là 1 sự xác nhận về chuyên
môn của cơ quan, tổ chức Nhà nước cho 1 cá nhân về trình độ chuyên môn của cá
nhân đó. Để được cấp chứng chỉ hành nghề cá nhân phải có 1 số tiêu chuẩn nhất định.
Luật sư là người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư
năm 2006 . Điều kiện hành nghề được quy định tại Điều 11 luật này: “Người có đủ
tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của luật này muốn được hành nghề luật sư phải có
chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một đoàn luật sư.”
Chứng chỉ hành nghề luật sư được quy định cụ thể trong Luật luật sư năm
2006. Chứng chỉ hành nghề luật sư sẽ được cấp cho cá nhân khi cá nhân đó đáp ứng
đủ yêu cầu sau:
- Thứ nhất, Gia nhập Đoàn luật sư theo Điều 20 Luật Luật sư 2006
1. Người muốn hành nghề luật sư phải gia nhập Đoàn luật sư của địa phương
nơi mình cư trú. Nơi cư trú của một người được xác định theo quy định tại Điều 48
của Bộ luật Dân sự. 2. Người muốn gia nhập Đoàn luật sư phải có đủ các điều kiện
quy định tại Điều 20 luật Luật sư năm 2006.
Người có trình độ đại học luật quy định tại khoản 1 Điều 12 của luật Luật sư là
người có bằng cử nhân luật hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do cơ sở
giáo dục đại học của Việt Nam cấp, hoặc có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành
luật do cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
3



Người tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8
của Pháp lệnh Luật sư là người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật
sư do cơ sở đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài cấp. Thời gian đào tạo
tại cơ sở đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam là 6 tháng. Bộ Tư pháp quy định nội dung,
hình thức, quy hoạch đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam và công nhận giấy chứng nhận
tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư do cơ sở đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài cấp.
- Thứ hai, Chế độ tập sự hành nghề luật sư Điều 14 Luật luật sư năm 2006: 1.
Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư giới thiệu luật sư tập sự với tổ chức hành nghề luật sư để
luật sư tập sự có điều kiện rèn luyện đầy đủ các kỹ năng hành nghề luật sư và đạo đức
nghề nghiệp luật sư. Tổ chức hành nghề luật sư có nghĩa vụ nhận luật sư tập sự và cử
luật sư hướng dẫn luật sư tập sự. Trong trường hợp luật sư tập sự đã thoả thuận được
với một tổ chức hành nghề luật sư về việc nhận luật sư tập sự đó thì Ban Chủ nhiệm
Đoàn luật sư giới thiệu luật sư tập sự với tổ chức hành nghề luật sư đó. Tổ chức hành
nghề luật sư phải tạo điều kiện cho luật sư tập sự thực hành các kỹ năng hành nghề
luật sư. Luật sư tập sự phải chấp hành nội quy của tổ chức hành nghề luật sư, thực
hiện những nhiệm vụ do tổ chức hành nghề luật sư giao. Căn cứ quy định của Pháp
lệnh Luật sư và Nghị định này, Đoàn luật sư quy định cụ thể việc giới thiệu, nhận và
việc tập sự của luật sư tập sự tại tổ chức hành nghề luật sư.
2. Luật sư tập sự được tham gia tố tụng trong các vụ án thuộc thẩm quyền xét
xử của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực theo sự phân công của
luật sư hướng dẫn và khi được khách hàng đồng ý. Khi tham gia tố tụng, luật sư tập
sự có các quyền và nghĩa vụ của luật sư theo quy định của pháp luật tố tụng và Pháp
lệnh Luật sư. Đối với những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh,
Toà án quân sự quân khu và tương đương, luật sư tập sự được cùng với luật sư hướng
dẫn nghiên cứu hồ sơ, gặp bị can, bị cáo và đương sự khác, khi được họ đồng ý. Luật
sư tập sự được thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác cho khách hàng
theo sự phân công của luật sư hướng dẫn khi được khách hàng đồng ý, nhưng không
được ký văn bản tư vấn pháp luật và phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc

mà mình thực hiện trước luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nơi mình tập
sự
- Thứ ba, Thể thức kiểm tra hết tập sự Điều 15 Luật luật sư năm 2006:
Bộ tư pháp chủ trì phối hợp với tổ chức luật sư toàn quốc tổ chức kiểm tra kết
quả tập sự hành nghề luật sư
2. Việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư do Hội đồng kiểm tra kết quả
tập sự hành nghề luật sư tiến hành; thành phần Hội đồng gồm đại diện lãnh đạo Bộ Tư
Pháp làm chủ tịch, đại diện lãnh đạo tổ chức luật sư toàn quốc và một số luật sư là
thành viên. Danh sách thành viên Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Tư Pháp quyết định
4


Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hoạt động theo quy chế tấp
ự hành nghề luật sư
3. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được đồng kiểm
tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp giấy chứng
nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư
- Thứ tư, Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư Điều17 Luật luật sư năm 2006: 1.
Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư phải có hồ sơ cấp Chứng
chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự. 2 Người
được miễn đào tạo nghề luật sư và miễn tập sự hành nghề luật sư phải có hồ sơ cấp
chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư Pháp. 3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, Bộ trưởng Bộ Tư Pháp cấp chứng chỉ
hành nghề luật sư, trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý
do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Ban chủ nhiệm Đoàn luật

- Thứ năm, Sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư: Người có Chứng chỉ hành
nghề luật sư và là thành viên Đoàn luật sư mới được sử dụng Chứng chỉ hành nghề
luật sư để hành nghề luật sư. Sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư để hành
nghề luật sư , cá nhân đó sẽ có các quyền lợi và nghĩa vụ được quy định tại Điều 21,

22 Luật Luật sư năm 2006 như quyền Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa
cho bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
hình sự; Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động hoặc hành
chính; Tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp; Tư vấn pháp luật, soạn
thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức; Đại diện theo ủy quyền của
cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng) để thực hiện các công việc có liên
quan đến pháp luật; Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện
Trong thị trường hiện nay, điều kiện kinh doanh của các ngành nghề có vai trò
quan trọng khi mà nhà nước muốn đẩy mạnh tự do kinh doanh mà vẫn đảm bảo vì lợi
ích xã hội. Trong đó,Nghề luật sư không nằm trong trường hợp ngoại lệ, đây là một
nghề đòi hỏi rất nhiều trình độ và tiêu chuẩn cao. Việc quy định những điều kiện kinh
doanh như vậy là tương đối hợp lí, phù hợp với xã hội hiện nay. Tuy nhiên, cần quy
định dễ hiểu hơn và tránh việc quy định ở nhiều văn bản dẫn đến người sử dụng khó
có thể thực hiện đúng và đầy đủ pháp luật.
Em xin chân thành cảm ơn!

5



×