Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Nghiên cứu phương pháp ủ ấm da kề da của bà mẹ có con sinh non tại bệnh viện sản nhi ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.48 KB, 25 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh hiện đang là một vấn đề thu hút được sự
quan tâm của nhiều quốc gia. Số liệu từ năm 2015 cho thấy, toàn thế giới có
khoảng 15 triệu trẻ sinh non (TSN), trong số đó có hơn 1 triệu trẻ tử vong. Trang
nghiên cứu về y khoa (action.org.uk) của Anh cho biết, cứ mỗi 30 giây thì toàn
cầu có một trẻ sinh non tử vong.
Mỗi năm ước tính có khoảng 2.995 triệu trẻ sơ sinh tử vong trên thế giới
trước khi chúng được 1 tháng tuổi. Gần 43% tổng số trẻ tử vong dưới 5 tuổi trên
thế giới là của trẻ sơ sinh, trẻ trong vòng 28 ngày đầu đời hoặc thời kỳ sơ sinh
3/4 của tất cả tử vong sơ sinh xảy ra trong tuần đầu của cuộc đời chúng .
Theo báo cáo của Bộ y tế (BYT) trong chương trình ngày thế giới vì trẻ
sinh non năm 2014, thống kê năm 2011 Việt Nam có tỷ lệ trẻ đẻ non/ nhẹ cân
chiếm 19% trong mô hình bệnh tật của trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong sơ sinh chiếm
59% số tử vong trẻ duới 5 tuổi và 70.4% tử vong ở trẻ duới 1 tuổi.
Nguyên nhân gây nên tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh gồm đẻ non/ nhẹ cân, ngạt
chấn thuơng, dị tật, nhiễm khuẩn, …Trong đó nguyên nhân do đẻ non/ nhẹ cân
chiếm tới 25% . Những nguyên nhân này có thể phòng tránh đuợc bằng các can
thiệp đơn giản như: Chăm sóc / quản lý thai nghén, chăm sóc trẻ đẻ non/ nhẹ cân
bằng phương pháp Kangaroo (KGR).
Sinh non là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến khả năng sống sót, phát triển
thể chất, tâm thần và tình trạng sức khỏe lâu dài của trẻ. Trẻ sinh non có nguy cơ
tử vong cao gấp 20 lần so với trẻ sinh đủ tháng. Trẻ sinh non có nguy cơ suy hô
hấp, bệnh màng trong, hạ thân nhiệt, nhiễm trùng và các bệnh lý thông thường
khác cũng rất cao. Do các yếu tố nguy cơ TSN làm tăng số ngày nằm viện và
phải cần có chế độ chăm sóc đặc biệt gây nhiều tốn kém cho gia đình, xã hội
trong năm đầu đời.
Ở nuớc ta, tại cơ sở y tế có sẵn lồng ấp, việc sử dụng lồng ấp làm hạn chế
sự phát triển tình cảm mẹ con, giảm nuôi con bằng sữa mẹ,.. để khắc phục hạn
chế của phương pháp ủ ấm bằng lồng ấp thì chăm sóc kangaroo là phương pháp
1



đã được khuyến cáo áp dụng cho trẻ sinh non ở các nước đang phát triển.
Phương pháp kagaroo đã được chứng minh giúp thay thế lồng ấp, giảm chi phí,
thời gian nằm viện và hạn chế nhiềm trùng. Phương pháp kagaroo còn giúp ổn
định thần kinh của trẻ sinh non, tăng cường tình cảm mẹ con, tăng cường nuôi
con bằng sữa mẹ tăng tỷ lệ sống cho trẻ sơ sinh thiếu tháng.
Tại khoa sơ sinh bệnh viện sản nhi Ninh Bình nơi tập trung nhiều trẻ sinh
non và cực non nhưng số lượng lồng ấp còn hạn chế. Nhằm hạn chế tình trạng
quá tải, hạn chế nhiễm trùng, chi phí và thời gian nằm viện. Do đó trẻ sinh non
khi đã được điều trị ổn định thoát khỏi tình trạng cấp tính thì sẽ được bà mẹ tiếp
tục chăm sóc ủ ấm theo phương pháp Kagaroo. Để việc chăm sóc trẻ sinh non có
hiệu quả đòi hỏi bà mẹ phải có kiến thức đúng và thực hành tốt việc ủ ấm cho
trẻ. Với mong muốn, đáp ứng các vấn đề thành công trong nuôi trẻ non tháng,
chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: khảo sát kiến thức, thực hành của bà mẹ
về phương pháp ủ ấm da kề da cho trẻ sinh non tại khoa sơ sinh bệnh viện sản
nhi Ninh Bình năm 2019 nhằm mục tiêu:
1. Khảo sát kiến thức của bà mẹ về phương pháp ủ ấm da kề da cho trẻ
sinh non tại phòng Kangaroo, khoa sơ sinh bệnh viện sản nhi Ninh Bình, từ
tháng 2 đến t8/ 2019
2. Khảo sát thực hành của bà mẹ về phương pháp ủ ấm da kề da cho trẻ
sinh non tại phòng Kangaroo, khoa sơ sinh bệnh viện sản nhi Ninh Bình, từ
tháng 2 đến t8/ 2019.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh
1.1.1.Nội dung chăm sóc thiết yếu sơ sinh.

Thời kỳ sơ sinh được tính từ khi trẻ ra đời đến hết tuần thứ 4 sau đẻ. Đối với trẻ
sơ sinh khỏe mạnh chăm sóc thiết yếu bao gồm: chăm sóc trước, trong và sau
khi sinh (trong ngày đầu tiên, những ngày tiếp theo cho đến 28 ngày tuổi). Mục
đích là giúp trẻ khỏe mạnh bằng cách đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản về sức khỏe
của trẻ như: đủ ấm, thở bình thường, cho trẻ ăn. phòng chống nhiễm khuẩn, phát
hiện các dấu hiệu bất thường và xử trí kịp thời.
1.1.2. Các can thiệp hữu hiệu chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh.
1.1.2.1.Chăm sóc trước đẻ.
- Tiêm phòng uấn ván
- Tư vấn dinh dưỡng, chuẩn bị cho cuộc đẻ và nuôi con bằng sữa mẹ
- Bổ sung sắt, iod, folat
- Phát hiện nguy cơ chính gây đẻ khó
- Điều trị giang mai và sốt rét
-Tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện
1.1.2.2. Trong khi đẻ và 1-2 giờ đầu sau đẻ.
- Đẻ sạch và an toàn
- Giữ ấm
- Bú mẹ ngay sau đẻ và bú mẹ hoàn toàn
- Chăm sóc rốn và mắt
- Cấp cứu tai biến sản khoa
- Dùng kháng sinh trong trường hợp vỡ ối sớm
- Hồi sức sơ sinh
1.1.2.3. Chăm sóc trẻ sơ sinh 1-2 giờ đầu đến 4 tuần sau đẻ.
- Bú mẹ hoàn toàn
- Giữ ấm
3


- Chăm sóc vệ sinh và rốn
- Phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm và xử lý kịp thời

- Tư vấn về khoảng cách giữa các lần sinh sau
- Chăm sóc đặc biệt cho trẻ nhẹ cân
- Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
- Xử lý các biến chứng: nhiễm khuẩn nặng, vàng da nặng, trẻ đẻ quá nhẹ cân
- Theo dõi các trường hợp có nhu cầu chăm sóc đặc biệt
1.1.3. Giới thiệu về phương pháp ủ ấm da kề da
1.1.3.1. Tầm quan trọng của việc ủ ấm trẻ sơ sinh
Do khả năng điều nhiệt của trẻ sơ sinh kém hơn rất nhiều so với người lớn nên
trẻ rất dễ mất nhiệt, đặc biệt mất nhiệt ở đầu. Nếu không giữ ấm, trẻ sẽ bị mất
nhiệt ở mọi điều kiện thời tiết, kể cả thời tiết ấm. Bình thường nhiệt độ trẻ sơ
sinh từ 36,50C - 37,50C. Dưới 36,50 C gọi là hạ nhiệt. Hạ nhiệt các mức như sau:
từ 360C – 36,50C hạ nhiệt nhẹ (stress lạnh); 320C - 360C hạ nhiệt vừa; < 320C hạ
nhiệt nghiêm trọng. Một trẻ sơ sinh nếu không được ủ ấm trong nhiệt độ môi
trường là 320C sẽ bị mất nhiệt tương đương với người lớn không mặc quần áo ở
nhiệt độ 00C và sự mất nhiêt càng lớn ở trẻ có cân nặng thấp, trẻ không được lau
khô và quấn chăn ủ ấm.
* Phương pháp ủ ấm cho trẻ: lau khô, quấn khăn tã khô, nằm phòng ấm, tốt nhất
ủ ấm bằng phương pháp cho trẻ sơ sinh tiếp xúc da kề da trên ngực/ bụng mẹ.
Dưới đây là một số trong 10 bước gữi ấm mà TCYTTG khuyến nghị:
- Duy trì nhiệt độ phòng đẻ ít nhất là 250C
- Phòng tránh hạ nhiệt vào lúc sinh: lau khô, quấn khăn tã, đặt trẻ da kề da với
mẹ, cho con bú mẹ sớm.

4


Hình 1.1: Phương pháp ủ ấm cho trẻ
- Thời gian tắm cho trẻ: chỉ nên tắm sau 24 hoặc 48 giờ khi trẻ đã ổn định sức
khỏe và thân nhiệt.
- Giữ ấm trong khi vận chuyển, cách tốt nhất là vận chuyển trẻ sơ sinh trong tư

thế da kề da với mẹ hoặc người lớn khác.
* Khái niệm về phương pháp ủ ấm da kề da(skin to skin contact) cho trẻ sơ sinh:
- Một số nhà nghiên cứu gọi da kề da là kangaroo mother care (chăm sóc bà mẹ
kangaroo) hoặc kangaroo care (chăm sóc kangaroo) nhưng khái niệm này không
hoàn toàn giống nhau. Tại hội thảo quốc tế đầu tiên tổ chức tại Trieste, Italy
1996, có tới hơn 13 khái niệm khác nhau về chăm sóc bà mẹ kangaroo nhưng
các nhà nghiên cứu nhất trí với định nghĩa chăm sóc KGR gồm 3 nội dung
chính: tiếp xúc da kề da giữa mẹ và con, cho trẻ bú mẹ sớm và hoàn toàn và xuất
viện sớm trong vị trí KGR. Khái niệm chăm sóc KGR khi đó chỉ đề cập đến can
thiệp tiếp xúc da kề da giữa mẹ và con trong bệnh viện.
- Một số tài liệu định nghĩa phương pháp ủ ấm da kề da là: tiếp xúc da kề da trực
tiếp giữa mẹ và con càng sớm càng tốt sau khi sinh, hoặc giữ ấm trẻ sơ sinh bằng
cách đặt trẻ trần hoặc quấn một lớp tã mỏng trực tiếp lên da (ngực hoặc bụng)
của mẹ hoặc người lớn khác.

5


- Phương pháp da kề da được sử dụng trong nghiên cứu này với định nghĩa:
Tiếp xúc da kề da trực tiếp giữa mẹ và con khi trẻ đẻ non đã ổn định qua
giai đoạn hồi sức.
Can thiệp chăm sóc bà mẹ KGR đầy đủ được nhóm bác sỹ nhi khoa Ray và
Martinez áp dụng lần đầu từ năm 1979 ở Bogota, Columbia để khắc phục tình
trạng bệnh tật và tử vong cao ở trẻ sinh non và nhẹ cân do thiếu lồng ấp và
nhiễm khuẩn bệnh viện nghiêm trọng. Kết quả là tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở
Bogota đã giảm từ 70% xuống còn 30%. Nhờ tính ưu việt, kỹ thuật này được
phát triển rộng khắp ở Columbia cũng như nhiều nước đang phát triển như một
phương pháp can thiệp rẻ tiền thay thế cho liệu pháp chăm sóc trẻ nhẹ cân thông
thường với rất nhiều ưu điểm: điều chỉnh nhiệt độ, kéo dài thời gian bú mẹ, thúc
đẩy tương tác mẹ con, giảm tỷ lệ tử vong. Được nghiên cứu sâu kể từ năm 1983,

phần lớn các nghiên cứu đều chứng minh chăm sóc bà mẹ KGR có tác động tích
cự lớn tới mẹ và trẻ. Các lợi ích bao gồm:
+ Lợi ích đối với trẻ:
- Được giữ ấm giảm nguy cơ hạ nhiệt
- Giảm cơn ngừng thở, ổn định nhịp thở nhịp tim
- Thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ và sự tăng trưởng của trẻ
- Tăng cân và phát triển
- Giảm quấy khóc, phát triển tinh thần và cảm xúc
- Giảm mắc bệnh và tử vong
- Giúp trẻ ngủ ngon và tăng cân nhanh.
- Chăm sóc bằng phương pháp ủ ấm KGR có lợi ích đặc biệt đối với trẻ đẻ
non nhẹ cân: giúp cải thiện rõ rệt cơ hội sống, hoàn thiện 5 giác quan một
cách nhanh chóng.
+ Lợi ích đối với bà mẹ:
- Kích thích cơ thể mẹ sản xuất ra oxytoxin giúp bà mẹ tăng tiết sữa, tạo điều
kiện thuận lợi cho trẻ bú mẹ sớm, co hồi tử cung tốt, giảm nguy cơ chảy máu sau
đẻ, thiết lập mối quan hệ gắn bó mẹ - con.
6


- Cảm nhận dễ dàng tình trạng của con giảm lo lắng về các vấn đề xảy có
thể xảy ra đối với trẻ.
- Tự mình ôm con trên ngực, bà mẹ cảm thấy tự tin với vai trò quan trọng
trong việc chăm sóc con.
1.2. Thực hành phương pháp ủ ấm da kề da cho trẻ sinh non
1.2.1. Thực hành phương pháp ủ ấm da kề da trên thế giới
Từ định nghĩa về phương pháp ủ ấm da kề da tại hội thảo Quốc tế đầu tiên 1996
ở Italy, đến 1998 đã có hội nghị Quốc tế đầu tiên về tiếp xúc da kề da ở
Ballimore, Maryland, Mỹ, và hội thảo Quốc tế lần thứ 2 tại Bogota, Columbia
Ngày nay theo ước tính chăm sóc bà mẹ KGR đã được thực hiện ở nhiều nơi

trên thế giới như Colombia, Mexico, Braxin, Mỹ, Việt Nam, Indonesia, Lào,
Campuchia, Thụy điển, Pháp…Với hơn 200 đơn vị chăm sóc đặc biệt trẻ sơ sinh
có thực hành ủ ấm da kề da với dưới 70 đợn vị và những năm 1990. Riêng ở Mỹ,
có 82 đơn vị chăm sóc đặc biệt trẻ sơ sinh có thực hành da kề da.
Những biện pháp chăm sóc thiết yếu cho trẻ sơ sinh này rất đơn giản và ít tốn
kém nhưng không phải lúc nào cũng được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới,
kể cả các nước đang phát triển. Một nghiên cứu ở Anh cho thấy can thiệp này rất
khó được thực hiện vì đòi hỏi sự chuyển biến lớn trong thực hành, quy tắc và
văn hóa đối với nhiều cán bộ y tế. Do vậy để thúc đẩy thực hiện tiếp xúc da kề
da giữa mẹ và con, cần nêu ra lợi ích của phương pháp cho bà mẹ, trẻ em và gia
đình, bệnh viện, cán bộ y tế và cộng đồng ở các nước phát triển và đang phát
triển. Cần nghiên cứu thêm để cung cấp thông tin giá trị về can thiệp dựa vào
bằng chứng chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.
1.2.2.Thực hành phương pháp ủ ấm da kề da ở Việt Nam
Ở Việt Nam phương pháp KGR được áp dụng từ năm 1986 tại khoa nhi
bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí - Quảng Ninh. Đến năm 1996-1997,
hai nhóm bác sĩ và điều dưỡng nhi khoa của bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển
Uông Bí và bệnh viện Từ Dũ được đào tạo về chăm sóc trẻ bằng phương pháp
KGR ở Colombia.
7


Đến năm 1998, tổ chức L’APPEL chính thức đặt quan hệ với bệnh viện
Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí và Từ Dũ về chương trình đào tạo phương pháp
KGR cho Việt Nam. Chương trình hợp tác nhằm mục tiêu hỗ trợ cho 2 bệnh viện
này trở thành các trung tâm đào tạo cho các tỉnh thành trong cả nước. Ngày nay
chăm sóc bà mẹ kangaroo được thực hiện ở khá nhiều bệnh viện: bệnh viện phụ
sản thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện phụ sản trung ương, bệnh viện phụ sản
Thanh Hóa, bệnh viện phụ sản Thái Bình, bệnh viện phụ sản Đà Nẵng, bệnh viện
Nhi đồng thành phố Cần Thơ, bệnh viện nhi trung ương…..

Từ năm 2000 đến nay, các tổ chức khác nhau như Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), Tổ chức cứu trợ trẻ em (SC), chính phủ Hà Lan đã đặc biệt quan tâm
đến hoạt động này và hỗ trợ triển khai phương pháp KGR ở nhiều tỉnh của các
dự án.
Đến năm 2009, nội dung về phương pháp KGR đã được đưa chính thức
vào Hướng dẫn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, phần chăm sóc sơ sinh
đã được ban hành vào tháng 11- 2009. Tại quyết định số 1142/QĐ- BYT ngày
18/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt “ Hướng dẫn tổ chức thực hiện đơn
nguyên sơ sinh và góc sơ sinh tại các tuyến y tế” chăm sóc trẻ bằng phương pháp
KGR một lần nữa được nhấn mạnh thực hiện ở tất cả các tuyến y tế.
Trẻ càng non tháng và nhẹ cân thì càng có nhiều vấn đề và nguy cơ tử
vong cao hơn nhóm trẻ non tháng/ nhẹ cân ít ( 34-36 tuần tuổi thai hoặc cân
nặng 1500g - 2000g). Vì vậy chăm sóc KGR và tiếp xúc da kề da nếu được bắt
đầu sớm ngay trong giai đoạn hồi sức cấp cứu sơ sinh sẽ tăng kết quả điều trị và
chăm sóc cho toàn bộ nhóm trẻ này.
Sau giai đoạn hồi sức sơ sinh, trẻ cần được điều trị và chăm sóc tiếp 7-10
ngày để ổn định tình trạng đẻ non/ nhẹ cân, để thích nghi dần với cách nuôi
dưỡng tự nhiên và môi trường sống. Thực hiện KGR cho trẻ trong giai đoạn này
rất hiệu quả. Tình trạng non yếu của trẻ được ổn định sớm hơn, trẻ đáp ứng với
nuôi dưỡng bằng sữa mẹ nhanh hơn, nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cũng ít hơn

8


nên thời gian và chi phí nằm viện thấp hơn. Đồng thời người mẹ và gia đình
được trực tiếp chăm sóc con nhiều hơn nên có kinh nghiệm và tự tin để ra viện
sớm và tiếp tục chăm sóc KGR cho con tại nhà. Để đảm bảo kết quả chăm sóc
trẻ sau giai đoạn hồi sức cấp cưú sơ sinh, cần thực hiện đúng các bước phương
pháp ấp KGR.
Các bước tiến hành ủ ấm da kề da ( phương pháp ấp KGR) cho trẻ sinh non

- Rửa tay, sát khuẩn tay.
- Bà mẹ mặc áo thun kiểu Kangaroo vào bên trong và kéo áo xuống ngang rốn,
bên ngoài mặc áo rộng có nút cài phía trước
- Chuẩn bị trẻ: cặp nhiệt độ (nếu cần), thay bỉm sạch, đội mũ, cởi cúc áo, quấn
trẻ trong khăn bông ấm.
- Đặt trẻ vào túi Kangaroo: Bà mẹ có thể ngồi hoặc đứng, bế trẻ bằng một bàn
tay nâng dưới cổ và lưng trẻ, bàn tay kia bế nâng phần mông của trẻ và thấp hơn
so với bàn tay nâng đầu và cổ trẻ.
Nâng nhẹ phần dưới cằm để đầu, cổ trẻ không bị gập xuống làm cản trở đường
thở của trẻ.
- Đặt trẻ lên ngực mẹ: Đặt trẻ nằm sấp giữa 2 bầu vú mẹ và ở tư thế thẳng đứng,
đầu trẻ nằm trẻ quay sang một bên, má của trẻ tựa vào phần trên của ngực mẹ,
bụng trẻ áp vào phần trên của bụng người mẹ.
Đặt 2 tay trẻ lên phía trên 2 bầu vú mẹ, hai chân rúc vào phía dưới bầu vú mẹ
(giống tư thế con ếch).
- Chỉnh sửa tư thế thân trên: Một tay giữ đầu, 1 tay đưa 2 chân trẻ ra khỏi phần
dưới áo Kangaroo, kéo phần trên áo lên ngang tai trẻ (ở tư thế đứng hoặc ngồi)
hoặc kéo áo kangaroo ngang ngực trẻ (tư thế nằm). Thân trên của trẻ được đỡ
trong áo kangaroo .
- Chỉnh sửa tư thế 2 chân: Đổi tay giữ đầu, chỉnh sửa áo, kéo phần áo chùm kín 2
chi. Toàn thân được áo kangaroo nâng đỡ, tư thế toàn thân trẻ thoải mái.
9


- Cài nút áo ngoài của mẹ, để hở đầu trẻ
Đắp chăn bông, đảm bảo thân nhiệt (nếu cần)
Khi trẻ ở tư thế kangaroo: người mẹ / người bố có thể đi lại cùng con ở trước
ngực và làm một số việc nhẹ nhàng

Hình 1.2: Phương pháp ấp KGR cho trẻ

(Người mẹ trở thành một lồng ấp tự nhiên cho con 24/24 giờ)
- Có thể mặc áo cho trẻ bằng vải coton mềm nhưng mở hai tà áo để trẻ tiếp
xúc da kề da với mẹ ở phía ngực. Đội mũ sát da đầu, đi tất và lót bỉm nhỏ
phù hợp.
- Thời gian thực hiện tiếp xúc da kề da giữa người mẹ và trẻ càng nhiều giờ
càng tốt, ít nhất mỗi lần tiếp xúc da kề da cho trẻ kéo dài 60 – 90 phút,
tương đương với giấc ngủ và bữa bú mẹ của trẻ. Sau mỗi lần bú mẹ hoặc
cho ăn sữa mẹ bằng phương pháp thay thế khác nhẹ nhàng đưa trẻ trở lại
vị trí kangaroo
- Thời điểm ngừng đặt ở vị trí kangaroo liên tục là khi trẻ tự cử động nhiều,
trương lực cơ tăng hơn, đưa trẻ ra ngoài và bế thì trẻ dễ chịu hơn. Thời
điểm này xảy ra khi trẻ được 38 tuần và cân nặng từ 2500g trở lên.

10


- Thời gian trẻ ở vị trí kangaroo phụ thuộc vào tuổi thai của trẻ, tình trạng
sức khỏe của trẻ và thời gian của người mẹ. Người mẹ cần hỗ trợ nghỉ lao
động ít nhất trong thời gian thực hiện chăm sóc kangaroo cho con.
* Những điều không được làm khi thực hiện chăm sóc kangaroo cho trẻ đẻ
non/ nhẹ cân:
- Không đặt trẻ ở tư thế nằm ngang
- Không quấn bó khăn quanh người trẻ
- Không chuyển trẻ ra khỏi vị trí kangaroo quá nhiều lần, nhiều giờ trong
ngày sẽ hạn chế mối tương tác mẹ - con và nuôi con bằng sữa mẹ
- Không cho người bị cảm cúm, bị bệnh tiếp xúc với trẻ.
Theo dõi trẻ khi thực hiện phương pháp Kangaroo


Theo dõi toàn trạng, các thông số cơ bản: nhịp tim, nhịp thở, mầu sắc da,

thân nhiệt…



Trong suốt quá trình thực hiện phương pháp Kangaroo: Theo dõi phát hiện
các dấu hiệu bất thường: Suy hô hấp, vàng da, nôn trớ, phân, nước tiểu,
cân nặng, vòng đầu, tinh thần, sự đáp ứng của trẻ.



Hỗ trợ và theo dõi khả năng chăm sóc con của bà mẹ và người nhà: cách
cho trẻ ăn, nuôi con bằng sữa mẹ, cách giữ ấm, theo dõi nhiệt độ, các dấu
hiệu nguy hiểm, dinh dưỡng cho mẹ, tư thế khi mẹ ngủ.

1.3. Tình hình nghiên cứu về phương pháp ủ ấm da kề da cho trẻ sinh non
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về phương pháp ủ ấm da kề da cho trẻ sinh non
trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu ở các nước như Mỹ, Trung Quốc, Anh,
Colombia cho thấy lợi ích của phương pháp ủ ấm da kề da đối với trẻ sinh non.
Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, Boundy EO et al. Kangaroo Mother Care
and Neonatal Outcomes: Ameta-analysis. Pediatrics 2016;137: e2 0152238
.124 nghiên cứu (63RCTs)

11


. KMC so sánh với không KMC:
- 36% giảm tỷ lệ tử vong (95% CI: 11- 54%)
- 47% giảm nhiễm trùng huyết (95% CI: 17- 66%)
- 78% giảm hạ thân nhiệt (95% CI: 59-88%)

- 88% giảm hạ đường máu (95% CI: 68-95%)
- 58% giảm tái nhập viện (95% CI: 24-77%)
- 50% tăng tỷ lệ bú sữa mẹ (95% CI: 26-78%)
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về phương pháp ủ ấm da kề da cho trẻ sinh non
ở Việt Nam
Về phương pháp ủ ấm da kề da có một số nghiên cứu của Nguyễn Thu Nga về
thực hành chăm sóc bà mẹ Kangaroo ở Việt Nam với trẻ đẻ non / nhẹ cân.
Nghiên cứu của Đặng Thị Hà, Nguyễn Thị Thúy An tại bệnh viện Nhi Đồng tp
Cần Thơ về kiến thức, thái độ thực hành của bà mẹ về ủ ấm da kề da cho trẻ sinh
non. Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân bằng phương pháp chăm sóc bà
mẹ KGR tại bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng – BS Nguyễn Thị Thu Phương
và đơn vị Nhi sơ sinh.

12


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các bà mẹ có con đẻ non tại khoa sơ sinh bệnh viện sản nhi Ninh Bình
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Tại phòng ấp KGR khoa sơ sinh bệnh viện sản nhi Ninh Bình
- Thời gian thu thập số liệu :từ 1/2 – 30/8/ 2019
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiêt kế nghiên cứu mô tả cắt ngang về kiến thức, thực hành về phương pháp ủ
ấm da kề da của đối tượng nghiên cứu trên
2.2.2.Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
2.2.2.1. Công thức tính cỡ mẫu

pxq
n = Z2

(1 – α/2)

2

Trong đó :
- n: Cỡ mẫu nghiên cứu cần có
- p: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức, thực hành về phương pháp ấp kgr tại một quần thể
tương tự (ước tính từ một nghiên cứu trước đó hoặc nghiên cứu thử).Trong
trường không có thông tin này, ta có thể lấy giá trị của p = 0,5
- q = 1- p
-  : Khoảng sai lệch cho phép, thường lấy  = 0,05 hoặc 0,1 ứng với sai lệch 5%
hoặc 10%
-  : Mức ý nghĩa thống kê;  thường là 0,05 ứng với độ tin cậy là 95%
- Z α/2 = 1,96 : Giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với giá trị  được chọn
2.2.2.2. Đơn vị kiểm tra mẫu
Bà mẹ, trẻ sơ sinh
13


2.2.2.3. Tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu
*Các bà mẹ, trẻ sơ sinh được chọn vào nghiên cứu thỏa mãn các điều kiện sau:
- Từ 18 tuổi trở lên, có sức khỏe tốt về cả thể chất và tinh thần
- Tự nguyện và thoải mái hợp tác tham gia chăm sóc con
- Đã được cán bộ y tế tư vấn và hướng dẫn thực hiện phương pháp ấp
KGR ngày thứ 5
- Trẻ < 37 tuần tuổi thai, có cân nặng < 2500 g
- Trẻ không còn tình trạng bệnh lý nguy hiểm: suy hô hấp, nhiễm

khuẩn huyết.
- Đã bắt đầu ăn qua đường miệng
*Tiêu chẩn loại trừ :
- Không đủ tiêu chuẩn trên
- Những người sau khi đã được giải thích về mục đích và mục tiêu
nghiên cứu nhưng từ chối tham gia nghiên cứu.
2.2.2.4. Phương pháp chọn mẫu
Bắt đầu từ tháng 2- 8/2019, tất cả các bà mẹ đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu
được phỏng vấn
2.2.3. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin
2.2.3.1. Công cụ thu thập thông tin
- Bộ câu hỏi thiết kế sẵn dựa theo tài liệu hướng dẫn KGR
2.2.3.2. Kỹ thuật thu thập thông tin
Sử dụng kỹ thuật quan sát, và trả lời câu hỏi
- Quan sát thực hành cách ấp KGR
- Các bà mẹ trả lời câu hỏi theo mẫu phiếu được thiết kế sẵn
- Thời điểm phỏng vấn là các bà mẹ đã được hướng dẫn ấp KGR ngày thứ 5
2.2.4. Chỉ số cho nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu

Nội dung

Biến số / Chỉ số
14

Công

Phương


cụ thu

nghiên cứu

thập số
liệu

Một số đặc - Tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú
trưng cá nhân của bà mẹ

Bộ câu

của đối tượng - Tuổi, giới, thứ tự sinh, cân nặng khi sinh của trẻ
nghiên cứu
Kiến thức ủ
ấm bằng
phương pháp
da kề da ( ấp
KGR)
Thực hành ủ

da kề da ( ấp

thu
thập số
liệu
Phỏng
vấn bà
mẹ

sơ sinh
- Tỷ lệ bà mẹ biết về phương pháp ủ ấm da kề da

- Kiến thức ủ ấm da kề da cho trẻ sinh non
- Kiến thức của bà mẹ về lợi ích đối với con theo
phương pháp ủ ấm da kề da cho trẻ sinh non

Bộ câu
hỏi

Phỏng
vấn bà
mẹ

- Kiến thức của bà mẹ biết lợi ích đối với mẹ theo
phương pháp ủ ấm da kề da cho trẻ sinh non
- Tỷ lệ bà mẹ thực hành ủ ấm da kề da cho con.

ấm bằng
phương pháp

hỏi

pháp

Bộ câu
hỏi

- Tỷ lệ bà mẹ thực hành đúng các bước ủ ấm da kề
da cho trẻ sinh non (phương pháp ấp KGR)

KGR)


Phỏng
vấn bà
mẹ

Bảng

Quan

kiểm

sát

2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu
- Kiểm tra những phiếu ghi chép không đầy đủ thông tin sẽ tiến hành phỏng vấn
lại để bổ sung những chi tiết còn thiếu. Sau khi thu thập, số liệu được lọc lại, mã
hóa và phân tích, bằng chương trình thống kê vi tính ứng dụng STATA 12.0.
2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu
- Giải thích rõ với các bà mẹ về ý nghĩa và mục tiêu của cuộc điều tra
- Chỉ tiến hành phỏng vấn khi các bà mẹ và người thân trong gia đình tự nguyện
chấp nhận
- Mọi thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu sẽ được đảm bảo giữ bí mật

15


- Sẵn sàng trả lời mọi thông tin liên quan đến cách chăm sóc sức khỏe và dinh
dưỡng cho trẻ khi bà mẹ cần biết sau phỏng vấn
- Sau điều tra kịp thời giải thích, tư vấn cho bà mẹ về những vấn đề bà mẹ còn
thiếu sót trong thực hành nuôi con của mình, đặc biệt là vấn đề ủ ấm trẻ bằng
phương pháp da kề da.


Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

16


3.1.Một số đặc trưng cá nhân của đối tượng nghiên cứu
3.1.1.Một số đặc trưng cá nhân của bà mẹ
Bảng 3.1. Nhóm tuổi của bà mẹ
Nhóm tuổi
18 - 24
25 - 34
≥35
Tổng

Số lượng

Tỷ lệ %

Nhận xét:
Bảng 3.2. Nghề nghiệp của các bà mẹ
Nghề nghiệp
Nông dân
Cán bộ công chức
Kinh doanh
Khác
Tổng

Số lượng


Tỷ lệ %

Nhận xét:
Bảng 3.3. Trình độ học vấn của các bà mẹ
Trình độ học vấn
Mù chữ
Cấp I,Cấp II,Cấp III
Cao đẳng, đại học
Tổng

Số lượng

Tỷ lệ %

Nhận xét:

Bảng 3.4. Nơi cư trú của các bà mẹ
Nơi cư trú

Số lượng
17

Tỷ lệ %


Nông thôn
Thành thị
Khác
Tổng

Nhận xét:
3.1.2. Một số đặc trưng cá nhân trẻ sơ sinh
Bảng 3.5. Một số đặc trưng cá nhân trẻ sơ sinh
Đặc trưng
Tuổi thai
< 37 tuần
Giới tính
Nam
Nữ
Con thứ
1
2
3 trở lên
Cân nặng khi sinh (gram)
>1000
1000- 1500
<2500

Số lượng

Tỷ lệ %

Nhận xét:
3.2. Kiến thức, thực hành phương pháp ủ ấm da kề da của các bà mẹ
3.2.1 Kiến thức về phương pháp ủ ấm da kề da của các bà mẹ
Bảng 3.6. Tỷ lệ bà mẹ biết phương pháp da kề da
Biết phương pháp da kề da

Không
Tổng


Số lượng

Nhận xét:

18

Tỷ lệ %


Bảng 3.7 . Kiến thức chung về ủ ấm cho trẻ sinh non theo phương pháp
KGR
Nội dung

Tần số

Tỷ lệ

(n)

(%)

Kangaroo là phương pháp ấp da kề da càng sớm càng lâu dài càng tốt
Kangaroo là phương pháp ủ ấm chỉ thực hiện vào ban ngày
Kangaroo là phương pháp ủ ấm bà mẹ ôm con trước bụng
Bà mẹ cần vệ sinh thân thể sạch sẽ trước khi ủ ấm cho trẻ theo
phương pháp kangaroo
Bà mẹ cần rửa tay trước khi ủ ấm cho trẻ theo phương pháp kangaroo
Nhận xét:
Bảng 3.8. Kiến thức về lợi ích đối với con của ủ ấm cho trẻ sinh non theo

phương pháp KGR
Tần số (n)

Nội dung

Tỷ lệ
(%)

Trẻ được giữ ấm giảm nguy cơ hạ thân nhiệt
Giảm cơn ngừng thở, ổn định nhịp thở nhịp tim
Thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ
Hoàn thiện 5 giác quan nhanh chóng
Giảm quấy khóc giúp trẻ ngủ ngon hơn tăng cân, phát triển
tinh thần cảm xúc
Giảm mắc bệnh và tử vong
Nhận xét:

Bảng 3.9. Kiến thức về lợi ích đối với mẹ của ủ ấm cho trẻ sinh non theo
phương pháp KGR
Tần số (n)

Nội dung

Tỷ lệ
(%)

Giúp hệ thần kinh mẹ yên bình, thoải mái, phục hồi sức khỏe
nhanh hơn
Giúp mẹ tăng tiết sữa, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ bú mẹ
19



sớm
Giúp co hồi tử cung tốt giảm nguy cơ chảy máu sau đẻ
Thiết lập mối quan hệ gắn bó mẹ con, mẹ tự tin hơn với vai trò
quan trọng trong việc chăm sóc trẻ
Cảm nhận dễ dàng tình trạng của con, giảm lo lắng các vấn đề
có thể xảy ra đối với trẻ
Nhận xét:
3.2.2 Thực hành phương pháp ủ ấm da kề da
Bảng 3.10. Tỷ lệ bà mẹ thực hành phương pháp da kề da cho con
Thực hành da kề da

Không
Tổng

Số lượng

Tỷ lệ %

Nhận xét:

Bảng 3.11. Thực hành của bà mẹ về ủ ấm da kề da cho trẻ sinh non theo
phương pháp KGR
Nội dung
Bước 1: Rửa tay, sát khuẩn tay
Bước 2: Bà mẹ mặc áo thun kiểu kgr vào bên trong và kéo áo xuống
ngang rốn, bên ngoài mặc áo rộng có nút cài phía trước
Bước 3: Chuẩn bị trẻ: cặp nhiệt độ (nếu cần), thay bỉm sạch, đội mũ,
cởi cúc áo, quấn trẻ trong khăn bông ấm.

Bước 4: Bà mẹ có thể ngồi hoặc đứng bế trẻ bằng một bàn tay nâng
20

Tần

Tỷ lệ

số (n)

(%)


dưới cổ và lưng trẻ, bàn tay kia bế nâng phần mông của trẻ và thấp
hơn so với bàn tay nâng đầu và cổ trẻ
Bước 5 : Nâng nhẹ phần dưới cằm để đầu, cổ trẻ không bị gập xuống
làm cản trở đường thở của trẻ.
Bước 6: Đặt trẻ nằm sấp giữa 2 bầu vú mẹ, và ở tư thế thẳng đứng,
đầu trẻ nằm trẻ quay sang một bên, má của trẻ tựa vào phần trên của
ngực mẹ, bụng trẻ áp vào phần trên của bụng người mẹ
Bước 7: Đặt 2 tay trẻ lên phía trên 2 bầu vú mẹ, hai chân rúc vào phía
dưới bầu vú mẹ (giống tư thế con ếch).
Bước 8: Một tay giữ đầu, 1 tay đưa 2 chân trẻ ra khỏi phần dưới áo
kgr, kéo phần trên áo lên ngang tai trẻ (ở tư thế đứng hoặc ngồi) hoặc
kéo áo kgr ngang ngực trẻ (tư thế nằm). Thân trên của trẻ được đỡ
trong áo kgr .
Bước 9: Đổi tay giữ đầu, chỉnh sửa áo, kéo phần áo chùm kín 2 chi.
Toàn thân được áo kgr nâng đỡ, tư thế toàn thân trẻ thoải mái
Bước 10: Cài nút áo ngoài của mẹ, để hở đầu trẻ

21



Chương 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN
Bàn luận theo kết quả thu được

22


DỰ KIẾN KẾT LUẬN
Kết luận theo mục tiêu đề ra

23


KIẾN NGHỊ
Dựa trên kết luận thu được từ nghiên cứu

24


Ninh bình, ngày
CHỦ ĐỀ TÀI

tháng

năm 2018

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KH


25


×