Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Báo cáo thực tế chuyen de quan ly dd trinh pb (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.72 KB, 6 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
TÔN ĐỨC THÁNG
LỚP CHUYÊN VIÊN K65

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Châu Phú B, ngày 09 tháng 11 năm 2018

BÁO CÁO
KHẢO SÁT THỰC TẾ TẠI PHƯỜNG CHÂU PHÚ B
THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC TỈNH AN GIANG

Chủ đề : Quản lý đất đai
I. KHÁI QUÁT CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI CƠ SỞ:
1. Quản lý nhà nước về đất đai: là một trong lĩnh vực quản lý nhà nước,
hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền
trong việc sử dụng các phương pháp, các công cụ quản lý thích hợp tác động đến
hành vi, hoạt động của người sử dụng đất nhằm đạt mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm,
hiệu quả và bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương.
2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai là những tư tưởng chủ đạo có tính
chất bắt buộc mà các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể sử dụng đất phải
tuân theo trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Các nguyên tắc đó bao gồm:
a) Đảm bảo quản lý đúng thẩm quyền pháp lý: thẩm quyền của các cơ quan
quản lý nhà nước trong lĩnh vực được quy định trong các văn bản quy phạm pháp
luật gọi là thẩm quyền pháp lý.
Thẩm quyền quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 7 của Luật
Đất đai năm 2003, theo đó:
Quốc Hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất của cả nước, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử
dụng đất đai trong phạm vi cả nước.
Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Tỉnh, thành


phố trực thuộc Trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc
phòng, an ninh, thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc
quản lý nhà nước về đất đai.
Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát việc thi hành pháp luật
về đất đai tại địa phương.
Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và
quản lý nhà nước về đất đai theo thẩm quyền quy định tại Luật Đất đai.
Hội đồng nhân dân phường giám sát việc quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân
phường, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại phường.
Ủy ban nhân dân phường thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai tại
địa phương.
Báo cáo thực tế về quản lý đất đai phường Châu Phú B.


b) Đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước về đất đai:
Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai theo quy định của pháp luật. Các văn bản
quy phạm pháp luật của cơ quan cấp dưới phải phù hợp và không mâu thuẫn
với cơ quan nhà nước cấp trên.
c) Bảo đảm quản lý nhà nước về đất đai đúng quy hoạch kế hoạch đã
được phê duyệt: Theo Điều 5 Luật Đất đai năm 2003 quy định “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”, vì vậy Nhà nước có thẩm quyền:
Lập quy hoạch sử dụng đất tổng thể đến chi tiết, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên;
Quyết định mục đích sử dụng đất của từng loại đất thông qua việc quyết định, xét
duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
Quyết định giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi
đất. Nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng đất trái với quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đã được phê duyệt;
d) Nguyên tắc đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích: Trong quản lý

nhà nước về đất đai việc đảm bảo hài hòa giữa các lợi của Nhà nước, lợi ích của
cộng đồng dân và lợi ích cá nhân là rất nhạy cảm cần phải đảm bảo quyền lợi của
các chủ thể trong quản lý nhà nước và sử dụng đất đai. Cân bằng lợi ích trong việc
thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư để thực hiện các công trình.
e) Nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường và
không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất: đây vừa là
nguyên tắc và vừa là mục tiêu của quản lý nhà nước về đất đai.
3. Thẩm quyền quản lý nhà nước về đất đai của Ủy ban nhân dân cấp xã:
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 - Thẩm quyền trong lĩnh vực quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất: trong quá trình lập đồ án quy hoạch chi tiết đô thị
phải phối hợp với tổ chức tư vấn trong việc lấy ý kiến nhân dân trong vùng quy
hoạch về các nội dung liên quan đến đề án, với hình thức trưng bày sơ đồ, bản vẽ
các phương án quy hoạch tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường, phát phiếu lấy ý kiến
đóng góp của nhân dân.
Cùng với chủ đầu tư công khai đồ án quy hoạch sử dụng đất chi tiết tại trụ sở
Ủy ban nhân dân xã trong suốt thời gian thực hiện quy hoạch.
Có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa, trường hợp
mốc bị xê dịch, hư hỏng phải báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để giải quyết.
-Thẩm quyền trong thu hồi đất, bồi thường, tái định cư: Ủy ban nhân dân
phưởng nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm niêm yết công khai chủ trương thu hồi
đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường và tại các điểm công cộng, khu dân cư,
thông báo rộng rãi trên đài truyền thanh của phường. Khi phương án được duyệt,
Ủy ban nhân dân phường có trách nhiệm cùng với tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng thông báo đến người bị thu hồi đất về diện tích thu
hồi, lý do thu hồi, mức bồi thường và các chính sách hỗ trợ trong việc tái định cư,
chuyển đổi nghề. Quyết định thu hồi đất phải được gửi đến người bị thu hồi đất và
niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường. Ủy ban nhân dân phường
Báo cáo thực tế về quản lý đất đai phường Châu Phú B.



có trách nhiệm xác định nguồn gốc đất, xác định các trường hợp được bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư.
Công tác kiểm đếm về diện tích đất, về tài sản bị thiệt hại tại hiện trường phải
có mặt của người đại diện Ủy ban nhân dân nơi có đất bị thu hồi.Tất cả các chính
sách của nhà nước về công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư đều phải được niêm
yết công khai, kể cả ý kiến khiếu nại của người dân trong quá trình giải phóng mặt
bằng. Ủy ban nhân dân phường phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường, các
Đoàn thể vận động nhân dân chấp hành chủ trương thu hồi đất.
a) Thẩm quyền xác nhận nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất phục vụ cho
công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Các trường hợp đủ điều kiện cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân phường xác nhận vào đơn
về các nội dung:
-Thời điểm, nguồn gốc sử dụng đất;
-Tình trạng tranh chấp chấp đất đai;
-Sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất;
b) Thẩm quyền quản lý quỹ đất công ích của phường: Theo quy định mỗi
phường trích tối đa 5% trong tổng quỹ đất nông nghiệp của phường để tạo quỹ đất
công ích của phường. Mức cụ thể từng phường do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy
định…Đất công ích được sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình của
phường như trạm Y tế , trường học, trụ sở Ủy ban nhân dân phường…
c) Thẩm quyền quản lý quỹ đất chưa sử dụng: Các khu vực bãi bồi ven sông,
ven biển, đang hoang hoá mà chưa giao cho ai sử dụng thì thuộc địa bàn phường
nào thì phường đó có trách nhiệm quản lý. Nếu diện tích đất lớn thì đề xuất Ủy ban
nân cấp huyện để có phương án đưa vào quản lý và sử dụng.
d) Thẩm quyền kiểm kê, thống kê rà soát quỹ đất trên địa bàn: hàng năm Ủy
ban nhân dân cấp phường rà soát thống kê, đánh giá diện tích đất đối với từng loại
đất về sự biến động đất đai và 5 năm phải tiến hành kiểm kê đất đai một lần.
e) Thẩm quyền lập và quản lý hồ sơ địa chính gốc: Hồ sơ địa chính là tổng
hợp các tài liệu có liên quan đến thửa đất. Gồm: Bản 3 đồ địa chính, Sổ mục kê, Sổ
địa chính, Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

f) Thẩm quyền lập danh sách những hộ gia đình tại phường được giao đất
trình lên cấp huyện phê duyệt.
g) Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: vi phạm
hành chính trong đất đai là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức vi phạm các
quy định của pháp luật đất đai mà không phải tội phạm. Các hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực sử dụng đất đai được quy định tại Nghị định số 102/2014/NĐCP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực đất đai. Gồm các hành vi sử dụng đất không đúng mục đích, lấn, chiếm đất…
- Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả gồm:
+Cảnh cáo.
+Phạt tiền.
Báo cáo thực tế về quản lý đất đai phường Châu Phú B.


- Hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi
phạm hành chính.
Biện pháp khắc phục là khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
h) Tổ chức việc lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết của phường: Thẩm quyền
này thuộc các phường không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị.
i) Ủy ban nhân dân phường có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa
giải tranh chấp đất đai: Việc thực hiện hòa giải tại phường là bắt buộc đối với các
trường hợp phát sinh tranh chấp có liên quan đến đất đai.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
Phường Châu Phú B nằm về phía Đông của thành phố Châu Đốc với tổng
diện tích tự nhiên 1.156 ha, chiếm 11.5 % so với diện tích toàn thành phố. Phường
có 14 khóm: Châu Quới 1, 2, 3; Châu Thới 1, 2, 3 và Châu Long 2,3,4,5,7,8. Địa
giới hành chính của phường được xác định như sau:
- Phía Tây Bắc giáp phường Châu Phú A.
- Phía Đông Bắc giáp huyện Phú Tân.
- Phía Đông Nam giáp với xã Vĩnh Châu.

- Phía Tây Nam giáp với phường Núi Sam.
Toàn phường có tổng diện tích tự nhiên là 1.156 ha, trong đó: đất sản xuất
nông nghiệp 443.53 ha (diện tích đất trồng lúa 271,82 ha, điện tích đất trồng hoa
màu 51,85 ha, cây trồng khác 43,48 ha), đất nuôi trồng thủy sản 38,33 ha.
Phường hiện có 14 khóm với 7.633 hộ và 28.785 nhân khẩu, dân số trong độ
tuổi lao động chiếm 90% tổng dân số của phường. Dân tộc Kinh chiếm 96,56%,
dân tộc Khơme chiếm 0,11%, dân tộc Hoa chiếm 02.30%, dân tộc Chăm chiếm
0.06%, dân tộc Mường chiếm 0.05%.
1. Tình hình quản lý đất đai và quản lý đất công:
- Đã cấp được 3.168 giấy/3.294 giấy chứng nhận QSDĐ ở trên địa bàn
phường đạt 96,17% và hiện nay đang tiếp tục cấp vét số còn lại.
- Công tác cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ nông nghiệp: đến nay đã phát
được 239/465 giấy chứng nhận QSDĐ nông nghiệp đạt 70,75% và hiện đang tiếp
tục phát.
- Từ đầu năm đến nay tiếp nhận 124 hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đồng loạt, đã xét duyệt 124 hồ sơ. Trong đó: cấp được 65 hồ sơ, còn lại 59
hồ sơ không đủ điều kiện trả về Văn phòng đăng ký đất chi nhánh Châu Đốc.
Việc cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
gắn liền với đất được hiện theo Quyết định số 39/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh
An Giang ngày 17 tháng 11 năm 2015. Về việc ban hành quy định về trình tự thủ
tục hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh An Giang.
* Tình hình quản lý đất công: Qua kiểm kê quỹ đất công do phường quản
lý, hiện có 71 thửa đất bao gồm trụ sở UBND phường, văn phòng các khóm, các
Báo cáo thực tế về quản lý đất đai phường Châu Phú B.


đơn vị trực thuộc UBND phường, và có một số thửa đất trống như khu đất của
phường đội thuộc khóm Châu Long 8, Châu Thới 3, Châu Thới 1, Châu Long 2...
Trong đó, 16 thửa đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn lại 55 thửa chưa
có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. UBND phường kết hợp với VP. Đăng ký

đất đai chi nhánh Châu Đốc đã tiến hành đo đạc lập hồ sơ kê khai và tiến hành hoàn
thành thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho các tổ chức nêu trên. Hiện nay, Hội
đồng định giá tài sản của thành phố đã tiến hành khảo sát và dự kiến đưa ra đấu giá
05 thửa đất công mà phường đang quản lý.
Đã tiến hành khảo sát nhà cất trên sông, kênh, rạch, hiện có 156 hộ thuộc
khóm Châu Long 2.
Trong năm, UBND phường đã lập hồ sơ bổ sung 02 khu đất vào danh sách
đất công để quản lý. Và quản lý 02 khu đất theo Quyết định giải quyết tranh chấp
đất đai của UBND tỉnh An Giang.
2. Tình hình thực hiện các công trình:
Có vị trí tự nhiên thuận lợi về giao thông đường bộ lẫn đường thủy, các công
trình đã và đang triển khai tạo bộ mặt mới cho phường Châu Phú B trong quá trình
đô thị hóa, được sự quan tâm của thành phố nhiều công trình cơ sở hạ tầng được
đầu tư đồng bộ như:
Từ năm 2013, đã cải tạo nâng cấp đường Hương lộ 4, tuyến đường vành đai
Quốc lộ 91, Lê Lai, Trưng Nữ Vương đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tạo điều
kiện cho phát triển kinh tế tại phường nói riêng và thành phố Châu Đốc nói chung.
Đầu tư xây dựng tuyến đường mới Thi Sách mở ra cho địa phương rất nhiều cơ hội
phát triển và sự đầu tư của các doanh nghiệp vào phường Châu Phú B từ đó tạo
viện làm cho lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Trong tất cả các công trình nói trên khâu giải phóng mặt bằng, bồi thường tái
định cư được diễn ra hết sức thuận lợi, người bị thu hồi đất đồng thuận cao với các
chính sách của chính quyền nên tạo điều kiện bàn giao mặt bằng nhanh cho đơn vị
thi công kịp tiến độ. Sự quan tâm của cấp Ủy Đảng phường các ban ngành, Đoàn
thể đã thực hiện tốt công tác vận động, tuyên truyền lợi ích và ý nghĩa thiết thực mà
các công trình đem lại cho địa phương.
Các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư được thực hiện một cách công
khai, dân chủ trước khi thực hiện dự án đều công khai và lấy ý kiến người dân, tiếp
nhận ý kiến phản hồi từ phía người dân có đất nằm trong dự án, việc áp giá đền bù
được thực hiện đúng quy định.

Tuy nhiên, trước kết quả đạt được là rất lớn còn có những tồn tại cần phải
khắc phục để việc quản lý nhà nước về đất đai và việc sử dụng đất của người dân, ở
những vấn đề sau:
- Việc quản lý đất công còn chưa thật chặt chẽ, chưa đưa vào khai thác các
thửa đất trống gây lãng phí.
- Tình hình phát sinh nhà cất trên sông, kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường
vẫn còn.
- Chưa đầu tư các khu dân cư để di dời các nhà cất trên sông, kênh, rạch.
Báo cáo thực tế về quản lý đất đai phường Châu Phú B.


-Tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất trái phép còn xảy ra.
3. Công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Trong năm 2018 UBND phường đã lập biên bản vi phạm hành chính sử dụng
đất sai mục đích 02 trường hợp, chuyển kho bạc thu 3.000.000 đồng.
III. CÁC GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI:
`
- Ủy ban nhân dân phường cần phải chỉ đạo một cách quyết liệt hơn nữa, cần
chấn chỉnh việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, cần sử phạt nghiêm các
trường hợp chuyển mục đích trái phép, xây nhà trên đất lúa chưa chuyển mục đích
sử dụng.
- Đề xuất với các cơ quan cấp trên nghiên cứu rút ngắn thời gian cấp giấy
chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất,
nhất là đối với việc cấp sở hữu nhà ở.
-Tăng cường chỉ đạo Ban khóm, cán bộ chuyên môn lập hồ sơ quản lý chặt
đất công không để cho người dân lấn chiếm. Các hành vi lấn chiếm phải được xử
phạt kịp thời, phải có tính răng đe.
- Cần sớm đề xuất với thành phố hoặc xã hội hóa việc đầu tư mở rộng khu
dân cư để di dời nhà ven sông, kênh, rạch để bảo vệ tài sản và an toàn tính mạng
người dân trong mùa mưa bảo.

- Phát hiện kịp thời và buộc tháo dỡ các nhà cất trên sông, kênh rạch gây ô
nhiêm và mất vẽ mỹ quan.
- Trong thời gian đi thực tế, nghiên cứu vấn đề về quản lý đất đai tại địa
phương đã giúp tôi gắn kết những kiến thức đã học ở trường liên hệ với thực tế
diễn ra tại phường Châu Phú B. Làm rõ cơ sở khoa học về công tác quản lý nhà
nước về đất đai của Đảng và Nhà nước, là một vấn đề nhạy cảm và hết sức bức xúc
hiện nay. Giúp tôi sau khi ra trường mang những kinh nghiệm, những hiểu biết đã
tiếp thu khi đi thực tế phường Châu Phú B góp phần bổ sung kinh nghiệm, vốn kiến
thức sau khi ra trường về địa phương công tác để đạt hiệu quả ngày càng tốt hơn.
Cuối cùng cám ơn sự giúp đỡ của Đảng ủy, HĐND, UBND, đoàn thể phường
Châu Phú B đã nhiệt tình giúp đỡ cho tôi trong thời gian đi thực tế tại địa phương.
Người viết

Trương Thùy Trinh

Báo cáo thực tế về quản lý đất đai phường Châu Phú B.



×