Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Luận văn thạc sỹ - Phân tích cơ cấu vốn của ngành nhựa Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 118 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

HOÀNG ĐỨC BÌNH

PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN CỦA NGÀNH NHỰA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2014
CHUYấN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN THỊ THANH TÚ

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của bản
thân với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Các số liệu đưa ra trong Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

HOÀNG ĐỨC BÌNH


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS.
Trần Thị Thanh Tú, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Viện Ngân hàng Tài chính, các
thầy cô trong trường Đại học Kinh tế Quốc dân về những ý kiến đóng góp hết sức
quý báu để tác giả hoàn thiện luận văn.


Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Viện Đào tạo sau đại học – Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian học
tập và nghiên cứu để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ.
Tác giả xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo
điều kiện giúp đỡ, động viên tác giả vượt qua khó khăn để hoàn thành khóa học.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt tới các
thầy cô cùng toàn thể quý vị và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

HOÀNG ĐỨC BÌNH


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN..............................................i
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH
NGHIỆP.................................................................................................................... 4
1.1. Tổng quan về cơ cấu vốn của doanh nghiệp.................................................4

1.1.1. Khái niệm cơ cấu vốn của doanh nghiệp..................................................4
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn...................................................14
1.2. Một số mô hình lựa chọn cơ cấu vốn...........................................................20
1.2.1. Mô hình cơ cấu vốn tối ưu của lý thuyết M&M.....................................20
1.2.2. Lý thuyết tĩnh về cơ cấu vốn tối ưu........................................................26
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CƠ
CẤU VỐN CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH NHỰA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2014...................................................................30
2.1. Phương pháp xây dựng mô hình xác định cơ cấu vốn
của doanh nghiệp.........................................................................................30
2.1.1. Phương pháp luận xây dựng mô hình cơ cấu vốn...................................30
2.1.2. Một số mô hình xác định cơ cấu vốn......................................................36
2.2. Xây dựng mô hình xác định cơ cấu vốn một số doanh nghiệp trong
ngành nhựa Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014....................................................43
2.3. Định lượng hóa các yếu tố xác định cơ cấu vốn..........................................46
2.3.1. Định lượng hóa yếu tố khả năng sinh lời - PROF (Profitability)............46
2.3.2. Định lượng hóa yếu tố lá chắn thuế - NDTS (Non-debt tax shields)
......................................................................................................................... 46
2.3.3. Định lượng hóa yếu tố biến động thu nhập - VOLA (Earnings
Volatility).........................................................................................................46


2.3.4. Định lượng hóa yếu tố tài sản cố định - TANG (Asset Tangibility)
......................................................................................................................... 46
2.3.5. Định lượng hóa yếu tố quy mô doanh nghiệp - SIZE (Size)..................47
2.3.6. Định lượng hóa yếu tố tốc độ tăng trưởng - GROW (Growth
opportunities)...................................................................................................47
2.3.7. Định lượng hóa yếu tố biến động chi phí nguyên vật liệu đầu vào COST (Cost)....................................................................................................47
2.4. Cơ sở dữ liệu một số doanh nghiệp trong Ngành Nhựa Việt Nam giai
đoạn 2010 – 2014.................................................................................................47

2.4.1. Mô tả dữ liệu..........................................................................................47
2.4.2. Xử lý dữ liệu..........................................................................................48
CHƯƠNG 3: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CẤU
VỐN MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH NHỰA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2014...................................................52
3.1. Tổng quan và tình hình phát triển ngành nhựa
Việt Nam trong những năm qua......................................................52
3.1.1. Vị trí của ngành Nhựa trong nền kinh tế................................................52
3.1.2. Quy mô ngành........................................................................................52
3.1.3. Đặc thù ngành nhựa Việt Nam...............................................................54
3.2. Kết quả chạy mô hình xác định cơ cấu vốn một số doanh nghiệp
trong ngành Nhựa Việt Nam...............................................................................56
3.2.1. Kiểm định và loại bỏ các khuyết tật của mô hình xác định cơ cấu
vốn................................................................................................................... 56
3.2.2.Phân tích kết quả mô hình xác định cơ cấu vốn một số doanh nghiệp
trong ngành Nhựa Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014........................................59
CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN........................................................76
4.1. Kiến nghị đề xuất..........................................................................................76
4.1.1. Định hướng phát triển ngành nhựa Việt Nam trong thời gian tới...........76
4.1.2. Quan điểm đổi mới cơ cấu vốn các doanh nghiệp Ngành Nhựa Việt Nam
......................................................................................................................... 77
4.1.3. Giải pháp đổi mới cơ cấu vốn của doanh nghiệp Việt nam hiện nay


......................................................................................................................... 78
4.1.4. Các kiến nghị đề xuất.............................................................................86
4.2. Kết luận.........................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

CHỮ VIẾT TẮT
COST

TÊN ĐẦY ĐỦ
Biến biến thiên giá nguyên vật liệu đầu vào

CSH
GROW
NDTS
PROF
SIZE
TANG
TNDN
VCSH
VOLA

Chủ sở hữu

Biến tốc độ tăng trưởng
Biến lá chắn thuế
Biến khả năng sinh lời
Biến quy mô doanh nghiệp
Biến tài sản cố định
Thu nhập doanh nghiệp
Vốn chủ sở hữu
Biến biến động thu nhập


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG:
Bảng 1.1.

So sánh thu nhập sau thuế của 2 doanh nghiệp có vay nợ và không
vay nợ.................................................................................................23

Bảng 1.2.

So sánh dòng tiền sau thuế của 2 doanh nghiệp có vay nợ và không
vay nợ.................................................................................................23

Bảng 1.3.

So sánh dòng tiền của trái chủ và cổ đông của doanh nghiệp có
vay nợ và không vay nợ.....................................................................24

Bảng 2.1.

Kết quả chạy mô hình tác động của thuếđến cơ cấu vốn....................41


Bảng 2.2:

Danh mục 21 công ty ngành nhựa trên sàn chứng khoán...................48

Bảng 3.1.

Ma trận tương quan giữa các biến......................................................63

Bảng 3.2.

Kết quả mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số nợ..........64

Bảng 3.3.

Kết quả mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số nợ ngắn hạn
...........................................................................................................66

Bảng 3.4.

Kết quả mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số nợ dài hạn......68

Bảng 3.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn một số doanh nghiệp ngành nhựa.........70

Bảng 3.6.

Kết quả kiểm định White của mô hình...............................................71


Bảng 3.7.

Kết quả kiểm định Breusch – Godfrey của mô hình...........................72

Bảng 3.8.

Kết quả kiểm định Ramsey của mô hình............................................73

Bảng 3.9.

Kết quả chạy mô hình kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số
nợ sau khi thêm biến..........................................................................75

HÌNH:
Hình 1.1.

Tác động của nợ đến giá trị doanh nghiệp..........................................24

Hình 1.2.

Tác động của nợ đến chi phí vốn........................................................26

Hình 1.3.

Lý thuyết tĩnh về cơ cấu vốn tối ưu....................................................27

Hình 1.4.

Chi phí vốn trung bình nhỏ nhất.........................................................28


Hình 3.1.

Cơ cấu phân bổ doanh nghiệp theo khu vực địa lý.............................52


Hình 3.2.

Cơ cấu phân bố doanh nghiệp theo phân khúc sản phẩm...................52

Hình 3.3.

Tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu (theo giá trị).........................................53

Hình 3.4.

Thống kê mô tả biến khả năng sinh lời...............................................58

Hình 3.5.

Thống kê mô tả biến lá chắn thuế.......................................................59

Hình 3.6.

Thống kê mô tả biến biến động thu nhập...........................................59

Hình 3.7.

Thống kê mô tả biến tài sản cố định...................................................60

Hình 3.8.


Thống kê mô tả biến quy mô doanh nghiệp........................................60

Hình 3.9.

Thống kê mô tả biến tốc độ tăng trưởng.............................................61

Hình 3.10.

Thống kê mô tả biến chi phí nguyên vật liệu đầu vào........................61


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

HOÀNG ĐỨC BÌNH

PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN CỦA NGÀNH NHỰA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2014
CHUYấN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

HÀ NỘI - 2015


i

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Doanh nghiệp ra đời thì cần phải có vốn, công nghệ, quản trị doanh nghiệp
để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà quản
trị doanh nghiệp là cơ cấu vốn của doanh nghiệp như thế nào, vốn chủ sở hữu bao

nhiêu, vay ngân hàng bao nhiêu, phát hành trái phiếu hay huy động vốn qua thị
trường chứng khoán… Tuy nhiên, tầm quan trọng của cơ cấu vốn doanh nghiệp lại
chưa được các nhà quản trị doanh nghiệp chú trọng đúng mức. Nếu không đổi mới,
không áp dụng các lý thuyết hiện đại về quản trị tài chính doanh nghiệp thì các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ không đạt được hiệu quả tối ưu trong việc sử dụng vốn
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhựa được sử dụng nhiều làm vật liệu sản xuất nhiều loại vật dụng góp phần
quan trọng phục vụ đời sống con người cũng như sự phát triển của nhiều ngành và
lĩnh vực kinh tế khác. Do vậy, ngành công nghiệp Nhựa có vai trò quan trọng trong
đời sống cũng như sản xuất của các Quốc gia. Ngành Nhựa đang dần trở thành một
trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong kế hoạch phát triển kinh tế Việt
Nam.
Chính vì những ý nghĩa trên mà tác giả đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu:
“Phân tích cơ cấu vốn của ngành nhựa Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014” cho luận
văn thạc sỹ của mình. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về cơ cấu vốn và những nhân
tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn, căn cứ thiết lập mô hình cơ cấu vốn; đưa ra phương
pháp và sử dụng phương pháp đó để xác định mô hình cơ cấu vốn một số doanh
nghiệp ngành nhựa Việt Nam, tác giả đã đề xuất định hướng phát triển, quan điểm
và giải pháp đổi mới cơ cấu vốn một số doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.


ii
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về cơ cấu vốn của doanh nghiệp
- Khái niệm: Cơ cấu vốn của doanh nghiệp là mối tương quan tỷ lệ giữa Nợ
dài hạn và Vốn chủ sở hữu.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn
+ Các nhân tố bên trong doanh nghiệp: khả năng sinh lời, lá chắn thuế, biến

động thu nhập, tài sản cố định, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, biến động chi
phí nguyên vật liệu đầu vào. Bên cạnh đó, các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh
hưởng đến cơ cấu vốn có thể kể đến như: tính thanh khoản, tỉ lệ vốn nhà nước, thái độ
đối với rủi ro của nhà quản trị, tính chất bảo đảm quyền kiểm soát của doanh nghiệp.
+ Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: đặc điểm riêng của ngành, các biến
động của mùa vụ, chính sách lãi suất, mức độ lạm phát, chính sách tỉ giá.
1.2. Một số mô hình lựa chọn cơ cấu vốn
1.2.1. Mô hình cơ cấu vốn tối ưu của lý thuyết M&M
a) Lý thuyết M&M trong trường hợp không có thuế TNDN
 Định đề 1 cho rằng giá trị của doanh nghiệp hoàn toàn độc lập với cơ cấu vốn
 Định đề 2 cho rằng lợi nhuận yêu cầu trên vốn cổ phần có quan hệ cùng
chiều với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hay tỷ số nợ.
b) Lý thuyết M&M trong trường hợp có tác động của thuế TNDN
* Mô hình M&M 1 có tác động của thuế:
Sử dụng nợ có cả tác động tích cực và tiêu cực. Chi phí nợ là chi phí trước
thuế, do vậy sẽ được điều chỉnh bởi thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ
được hưởng phần tiết kiệm nhờ thuế. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiều nợ sẽ có nguy
cơ không thanh toán được và dẫn đến phá sản.
* Mô hình M&M 2 dưới tác động của thuế
Dưới tác động của thuế, chi phí vốn trung bình của doanh nghiệp sẽ bằng:
WACC = (E/V) x RE + (D/V) x RD x (1-TC)
1.2.2. Lý thuyết tĩnh về cơ cấu vốn tối ưu


iii
Lý thuyết tĩnh về cơ cấu vốn tối ưu cho rằng doanh nghiệp có thể sử dụng nợ
cho đến khi phần tiết kiệm thuế từ một đồng nợ tăng thêm đúng bằng chi phí tăng
thêm do sử dụng nợ.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VỐN

CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH NHỰA VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2010 - 2014

2.1. Phương pháp xây dựng mô hình xác định cơ cấu vốn của doanh nghiệp
2.1.1. Phương pháp luận xây dựng mô hình cơ cấu vốn
Trong luận văn này, kinh tế lượng sẽ được sử dụng để giải thích những nhân tố
tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
2.1.1.1. Phương pháp luận của kinh tế lượng
Kinh tế lượng thường sử dụng các phương trình toán học do các nhà toán kinh tế
đề xuất và đặt các phương trình dưới dạng phù hợp để kiểm định bằng thực nghiệm.
2.1.1.2. Phương pháp ước lượng sử dụng trong xây dựng mô hình kinh tế lượng
Phương pháp được sử dụng để ước lượng các tham số của mô hình là phương
pháp rất phổ biến OLS (Odinary Less Square), phương pháp bình phương nhỏ nhất
thông thường. Đây là phương pháp ước lượng do 2 nhà toán học Carl Federic Guass
(người Đức) và Laplace (người Pháp) độc lập đưa ra.
 Nội dung của phương pháp OLS
Theo quan điểm của kinh tế lượng, sự vận động của một biến kinh tế chịu 2 tác
động: do các yếu tố tác động một cách hệ thống và do những yếu tố ngẫu nhiên
khác có ảnh hưởng phi hệ thống tới biến phụ thuộc. Các phần dư có giá trị tuyệt đối
càng nhỏ thì các ước lượng càng chính xác. Vì vậy, tiêu chuẩn ước lượng của
phương pháp OLS là dựa trên tổng bình phương các phần dư đạt giá trị cực tiểu.
2.1.2. Một số mô hình xác định cơ cấu vốn
2.1.2.1. Mô hình nghiên cứu mối liên hệ giữa cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn
Federick H. deB.Harris, một giáo sư của Đại học Wake Forest, Bang Winston
Salem, Mỹ đã đề xuất mô hình nghiên cứu mối liên hệ giữa cấu trúc tài sản, mức


iv
đảm nhiệm doanh thu và cơ cấu vốn.
2.1.2.2. Mô hình nghiên cứu tác động của thuế đến cơ cấu vốn

Reinte Gropp, một nhà nghiên cứu kinh tế nổi tiếng của Ngân hàng Trung ương
Châu Âu, đã đề xuất một mô hình nghiên cứu kết hợp nhiều loại thuế của chính phủ
Đức, năm 2002.
2.2. Xây dựng mô hình xác định cơ cấu vốn một số doanh nghiệp trong
ngành nhựa Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014
Mô hình kinh tế lượng được sử dụng trong xây dựng cơ cấu vốn cho doanh
nghiệp có thể trình bày một cách tổng quát theo phương trình sau:
Y = β0 + β1 . Xi + ui
Trong chương cơ sở lý thuyết nghiên cứu đã xác định được các nhân tố ảnh
hưởng đến cơ cấu vốn công ty như sau:
Cơ cấu vốn = f(khả năng sinh lời, lá chắn thuế, biến động thu nhập, tài sản cố
định, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, biến động chi phí nguyên vật liệu
đầu vào).
DE = β0 + β1 . PROF + β2 . NDTS + β3 . VOLA + β4 . TANG + β5 . SIZE + β6 .
GROW + β7 . COST + ui
Trong đó:






DE là biến phụ thuộc, thể hiện hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu.
PROF là biến độc lập định lượng, thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
NDTS là biến độc lập định lượng, thể hiện lá chắn thuế của doanh nghiệp.
VOLA là biến độc lập định lượng, thể hiện biến động thu nhập của doanh nghiệp.
TANG là biến độc lập định lượng, thể hiện tác động của tài sản cố định hữu

hình đến hệ nố nợ của doanh nghiệp.
 SIZE là biến độc lập định lượng, thể hiện quy mô hoạt động của doanh

nghiệp, DE biến động cùng chiều với SIZE, tức β5> 0
 GROW là biến độc lập định lượng, thể hiện tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
 COST là biến độc lập định lượng, thể hiện biến thiên chi phí nguyên vật liệu
đầu vào.
2.3. Định lượng hóa các yếu tố xác định cơ cấu vốn
Từ hàm hồi quy trên, tiếp theo sau đây nghiên cứu sẽ đi vào xác định cách định


v
lượng các biến trong mô hình.
2.3.1. Định lượng hóa yếu tố khả năng sinh lời - PROF (Profitability)
lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty i trong năm t
Tổng tài sản công ty i trong năm t
2.3.2. Định lượng hóa yếu tố lá chắn thuế - NDTS (Non-debt tax shields)
PROFit =

Khấu hao tài sản cố định hữu hình của công ty i trong năm t
Tổng tài sản công ty i trong năm t
2.3.3. Định lượng hóa yếu tố biến động thu nhập - VOLA (Earnings
NDTSit =

Volatility)
VOLAit = σ(Khả năng sinh lời trên tài sản của công ty)
2.3.4. Định lượng hóa yếu tố tài sản cố định - TANG (Asset Tangibility)
Tài sản cố định hữu hình của công ty i trong năm t
Tổng tài sản công ty i trong năm t
2.3.5. Định lượng hóa yếu tố quy mô doanh nghiệp - SIZE (Size)
TANGit =

SIZEit = Ln(Tổng tài sản công ty i trong năm t)

2.3.6. Định lượng hóa yếu tố tốc độ tăng trưởng - GROW (Growth
opportunities)
Tổng tài sản công ty i trong năm t - Tổng tài sản công ty i trong năm (t-1)
Tổng tài sản công ty i trong năm (t-1)
2.3.7. Định lượng hóa yếu tố biến động chi phí nguyên vật liệu đầu vào -

GROWit =

COST (Cost)
GVHBit - GVHBi(t-1)
GVHBi(t-1)
2.4. Cơ sở dữ liệu một số doanh nghiệp trong Ngành Nhựa Việt Nam giai
COSTit =

đoạn 2010 – 2014
2.4.1. Mô tả dữ liệu
Dữ liệu mẫu là 21 công ty trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.
2.4.2. Xử lý dữ liệu
Mô hình hồi quy đa biến thứ nhất để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hệ
số nợ có dạng:
HSNt =O+ 1 * PROFt + 2 * NDTSt + 3 * VOLAt + 4 * TANGt + 5 * SIZEt


vi
+ 6 * GROWt + 7 * COSTt +t
Mô hình hồi quy đa biến thứ hai để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số
nợ ngắn hạn có dạng:
HSNNHt =O+ 1 * PROFt + 2 * NDTSt + 3 * VOLAt + 4 * TANGt + 5 *
SIZEt + 6 * GROWt + 7 * COSTt +t
Mô hình hồi quy đa biến thứ ba để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số

nợ dài hạn có dạng:
HSNDHt =O+ 1 * PROFt + 2 * NDTSt + 3 * VOLAt + 4 * TANGt + 5 *
SIZEt + 6 * GROWt + 7 * COSTt +t
CHƯƠNG 3
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN MỘT SỐ
DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH NHỰA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2010 – 2014
3.1. Tổng quan và tình hình phát triển ngành nhựa Việt Nam trong những
năm qua
Theo thống kê của Bộ Công thương và VPA hiện nay có khoảng 2000 doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản phẩm nhựa, trong đó có
hơn 531 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. Trong khoảng thời gian
10 năm qua ngành công nghiệp nhựa đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, đây
có thể coi là một yếu tố sẽ giúp ngành công nghiệp nhựa thu hút vốn đầu tư kể cả
trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ngành công nghiệp nhựa Việt Nam lại gặp một khó
khăn lớn khi không tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào.
3.2. Kết quả chạy mô hình xác định cơ cấu vốn một số doanh nghiệp trong
ngành Nhựa Việt Nam
3.2.1. Kiểm định và loại bỏ các khuyết tật của mô hình xác định cơ cấu vốn
- Các khuyết tật của mô hình: hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng phương
sai sai số thay đổi, hiện tượng tự tương quan, hiện tượng thừa biến, thiếu biến.
3.2.2. Phân tích kết quả mô hình xác định cơ cấu vốn một số doanh nghiệp


vii
trong ngành Nhựa Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014
- Kết quả hồi quy
* Mô hình hồi quy tổng thể xác định nhân tố ảnh hưởng đến Hệ số nợ của
một số doanh nghiệp trong ngành nhựa Việt Nam:
HSNt = - 0,318762 – 2,275312 * PROF t + 3,003252 * NDTS t +1,227001 *

VOLAt – 0,312742 * TANGt + 0,077651 *SIZEt + 0,130858 * GROWt + 0,140323
* COSTt + t
Biến khả năng sinh lời, lá chắn thuế, qui mô doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hệ
số nợ của doanh nghiệp.
Biến biến động thu nhập, giá trị tài sản cố định, tốc độ tăng trưởng, biến thiên
giá NVL đầu vào không ảnh hưởng đến hệ số nợ của doanh nghiệp.
* Mô hình hồi quy tổng thể xác định nhân tố ảnh hưởng đến Hệ số nợ ngắn
hạn của một số doanh nghiệp trong ngành nhựa Việt Nam:
HSNNHt = -0,240441 – 1,991188 * PROF t + 2,719562 * NDTSt + 0,268387 *
VOLAt – 0,395316 * TANGt + 0,070012 *SIZEt + 0,070282 * GROWt + 0,111266 *
COSTt + t
Biến khả năng sinh lời, lá chắn thuế, giá trị tài sản cố định, qui mô doanh
nghiệp có ảnh hưởng đến hệ số nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
Biến biến động thu nhập, tốc độ tăng trưởng, biến thiên giá NVL đầu vào không
ảnh hưởng đến hệ số nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
* Mô hình hồi quy tổng thể xác định nhân tố ảnh hưởng đến Hệ số nợ dài
hạn của một số doanh nghiệp trong ngành nhựa Việt Nam:
HSNt = - 0,078320 – 0,284123 * PROFt + 0,283690 * NDTSt + 0,958614 *
VOLAt – 0,082573 * TANGt + 0,007639 *SIZEt + 0,060576 * GROWt + 0,029058
* COSTt + t
Biến khả năng sinh lời, biến động thu nhập có ảnh hưởng đến hệ số nợ dài hạn
của doanh nghiệp
Biến lá chắn thuế, giá trị tài sản cố định, qui mô doanh nghiệp, tốc độ tăng
trưởng, biến thiên giá NVL đầu vào không ảnh hưởng đến hệ số nợ dài hạn của


viii
doanh nghiệp.
- Kết quả kiểm định khuyết tật của mô hình
* Kiểm định WHITE

Theo kết quả bảng hồi quy, Prob =0,00000 <  suy ra mô hình có hiện tượng
phương sai sai số thay đổi.
* Kiểm định Breusch – Godfrey
Theo kết quả bảng hồi quy, Prob =0,00000 <  suy ra mô hình có hiện tượng tự
tương quan.
* Kết quả kiểm định mô hình thiếu biến
Tác giả đề nghị bổ sung thêm hai biến giải thích nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu
vốn ngành Nhựa: tỉ lệ chi trả cổ tức (TCT), tỉ lệ vốn nhà nước (VNN).
Mô hình hồi quy giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số nợ:
HSNt =O+ 1 * PROFt + 2 * NDTSt + 3 * VOLAt + 4 * TANGt + 5 * SIZEt
+ 6 * GROWt + 7 * COSTt + 8 * TCT + 9 * VNN + t
Trong đó: VNN: Tỉ lệ vốn nhà nước
TCT: Tỉ lệ chi trả cổ tức =
Kết quả mô hình hồi quy giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số nợ:
HSNt = -0,326657 - 2,346628* PROFt + 2,909111 * NDTSt + 1,296071 *
VOLAt – 0,315174 * TANGt + 0,080561* SIZEt + 0,152306 * GROWt + 0.138444
* COSTt - 0,094066 * TCT – 0,099684 * VNN + t
Biến tỉ lệ chi trả cổ tức và biến vốn nhà nước có ảnh hưởng đến hệ số nợ của
doanh nghiệp.
Sau khi thêm 2 biến TCT và VNN, mô hình giải thích được 58,7% trong sự thay
đổi của hệ số nợ so với 56,4% so với mô hình ban đầu. Điều này chứng tỏ, việc
thêm biến TCT và VNN phù hợp với mô hình nghiên cứu.
CHƯƠNG 4
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
4.1. Kiến nghị đề xuất


ix
* Giải pháp đổi mới cơ cấu vốn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
- Xây dựng mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu cơ cấu vốn doanh nghiệp

Ngành Nhựa Việt Nam hiện nay
- Đa dạng hoá các kênh huy động nợ dài hạn
- Tăng cường huy động vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu
- Nâng cao trình độ quản lý
* Các kiến nghị đề xuất
 Đối với thị trường trong nước: Tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa
nhập khẩu và lưu thông trên thị trường; Thực hiện cuộc vận động “người Việt Nam
ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
 Đối với thị trường xuất khẩu: Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại
ở nước ngoài, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu.
 Đối với nguồn vốn đầu tư: Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, cơ chế
chính sách liên quan đến thu hút FDI; Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở
rộng sản xuất kết hợp đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng các giải pháp tiết kiệm
năng lượng.
 Đối với quản lý ngành: Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chất lượng, quy
chuẩn sản xuất; Xây dựng bộ tiêu chuẩn về an toàn đối với các sản phẩm nhựa gia dụng.
 Về mặt nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và bảo vệ môi
trường: Khuyến khích các doanh nghiệp nhựa đầu tư nghiên cứu khoa học và áp
dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất; Khuyến khích các doanh nghiệp thông qua
liên doanh, liên kết thực hiện chuyển giao công nghệ.
 Về mặt phát triển sản xuất nguyên liệu cho ngành: Có chính sách khuyến
khích đầu tư sản xuất nguyên liệu nhựa; Gắn kết sản xuất nguyên liệu nhựa với
công nghiệp hóa dầu.
 Về mặt phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo tập trung tại các trường chuyên
nghiệp, cần thiết có thể đào tạo ở nước ngoài để sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết bị,
công nghệ sản xuất tiên tiến với chất lượng sản phẩm cao và chi phí sản xuất thấp.
 Đối với tài chính, thuế: Có cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ xây
dựng cơ sở hạ tầng cho các cụm công nghiệp chuyên phân loại, tái chế phế liệu



x
nhựa; Hỗ trợ kinh phí tuyên truyền, khuyến khích người dân tự phân loại rác thải
đầu nguồn.
 Đối với nguồn vốn: Kinh phí đào tạo cán bộ kỹ thuật cho ngành cần được
Nhà nước hỗ trợ; Các ngân hàng thương mại bảo lãnh ưu tiên cho các tổ chức, cá
nhân vay để đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho
phát triển Ngành Nhựa.
4.2. Kết luận
Xây dựng và duy trì cơ cấu vốn tối ưu là một trong những nội dung quan trọng
của chiến lược quản lý vốn của doanh nghiệp. Trong luận văn, tác giả đã luận giải
những vấn đề cốt lõi nhất về cơ cấu vốn và các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn
của doanh nghiệp ngành nhựa, mô hình cơ cấu vốn tối ưu. Đây là cơ sở để xây dựng
mô hình cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp ngành nhựa nói riêng và các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung.
Bên cạnh đó, tác giả luận văn đã hệ thống hoá các mô hình lý thuyết và nghiên
cứu xây dựng mô hình kinh tế lượng ứng dụng trong hoạch định cơ cấu vốn. Những
mô hình này có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các nhà nghiên cứu lý thuyết
mà còn đối với nhà hoạch định chính sách và các giám đốc doanh nghiệp.
Qua nghiên cứu mô hình cơ cấu vốn một số doanh nghiệp trong ngành Nhựa
Việt Nam cho thấy các nhân tố: khả năng sinh lời, lá chắn thuế, quy mô doanh
nghiệp, tài sản cố định, biến động thu nhập là có ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của một
số doanh nghiệp trong ngành Nhựa. Bên cạnh đó, nhằm tăng khả năng ứng dụng
của mô hình đề xuất, tác giả cũng đưa ra các giải pháp hoàn thiện các điều kiện xây
dựng mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu cơ cấu vốn của các doanh nghiệp ngành
Nhựa Việt nam hiện nay. Đây là nhóm giải pháp có tính ứng dụng cao trong quản lý
tài chính của các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam hiện nay.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------


HOÀNG ĐỨC BÌNH

PHÂN TÍCH CƠ CẤU VỐN CỦA NGÀNH NHỰA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2014
CHUYấN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN THỊ THANH TÚ

HÀ NỘI - 2015


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, thực thi chính sách nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì hàng loạt các doanh nghiệp
ra đời, các doanh nghiệp này đã tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu lao động,
đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.
Doanh nghiệp ra đời thì cần phải có vốn, công nghệ, quản trị doanh nghiệp
để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà
quản trị doanh nghiệp là cơ cấu vốn của doanh nghiệp như thế nào, vốn chủ sở
hữu bao nhiêu, vay ngân hàng bao nhiêu, phát hành trái phiếu hay huy động vốn
qua thị trường chứng khoán… Đây là một vấn đề khá mới cả trong lý luận nghiên
cứu lẫn áp dụng trong thực tiễn, chính vì vậy việc nghiên cứu cơ cấu vốn doanh
nghiệp rất có ý nghĩa về mặt lý luận, đóng góp vào kiến thức tài chính mà từ đây
các nhà quản trị tài chính có thể vận dụng vào thực tiễn nhằm mang lại hiệu quả
cao cho doanh nghiệp mình cũng như góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất

nước.
Một thực tế nữa là các nhà quản trị doanh nghiệp cũng chưa chú trọng đúng
mức đến tầm quan trọng của cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Nếu không đổi mới,
không áp dụng các lý thuyết hiện đại về quản trị tài chính doanh nghiệp thì các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ không đạt được hiệu quả tối ưu trong việc sử dụng vốn
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhựa được sử dụng nhiều làm vật liệu sản xuất nhiều loại vật dụng góp
phần quan trọng phục vụ đời sống con người cũng như sự phát triển của nhiều
ngành và lĩnh vực kinh tế khác. Do vậy, ngành công nghiệp Nhựa có vai trò quan
trọng trong đời sống cũng như sản xuất của các Quốc gia. Ngành Nhựa đang dần
trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong kế hoạch phát triển
kinh tế Việt Nam.
Chính vì những ý nghĩa trên mà sau khi học chương trình cao học chuyên


2
ngành Kinh tế Tài chính - Ngân hàng của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, tôi đã
quyết định chọn đề tài: “Phân tích cơ cấu vốn của ngành nhựa Việt Nam giai
đoạn 2010 - 2014”. Ngoài mục tiêu là xây dựng mô hình cơ cấu vốn một số doanh
nghiệp trong ngành nhựa Việt Nam, luận văn còn ứng dụng thực tiễn giúp các
doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam xác định cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp
mình.
2. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của cơ cấu vốn, những nhân tố
ảnh hưởng đến cơ cấu vốn, căn cứ và mô hình thiết lập cơ cấu vốn tối ưu.
 Đánh giá thực trạng cơ cấu vốn của một số doanh nghiệp trong ngành
Nhựa Việt Nam trên bộ số liệu điều tra 21 doanh nghiệp ngành Nhựa niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam.
 Đề xuất phương pháp xây dựng mô hình và sử dụng phương pháp đó
để xây dựng mô hình xác định cơ cấu vốn một số doanh nghiệp trong ngành

nhựa Việt Nam.
 Làm rõ những nhân tố tác động đến cơ cấu vốn một số doanh nghiệp
trong ngành Nhựa Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2014.
 Đề xuất các kiến nghị và giải pháp đổi mới cơ cấu vốn của các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ cấu vốn của 21 doanh nghiệp ngành Nhựa niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam.
 Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 đến năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn: phương
pháp thu thập thông tin, tổng hợp, so sánh, sử dụng mô hình hồi quy để đánh giá.


3
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Chương 2: Phương pháp xây dựng mô hình xác định cơ cấu vốn của một số
doanh nghiệp trong ngành nhựa Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014.
Chương 3: Những nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của một số trong doanh
nghiệp ngành nhựa Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014.
Chương 4: Kiến nghị và kết luận.


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Tổng quan về cơ cấu vốn của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm cơ cấu vốn của doanh nghiệp
1.1.1.1. Vốn doanh nghiệp
Do vai trò quan trọng của vốn trong sự tồn tại và phát triển một doanh
nghiệp nói riêng và của một nền kinh tế nói chung, từ trước tới nay, không chỉ có
các chủ doanh nghiệp, những nhà quản lý quan tâm, trăn trở về nguồn huy động và
cách thức sử dụng vốn mà ngay cả các nhà kinh tế, nhà lý luận đã tốn không ít giấy
mực và tâm trí để đưa ra một định nghĩa, một nghiên cứu hoàn chỉnh nhất về vốn
của doanh nghiệp.
Dưới giác độ các yếu tố sản xuất, Mark đã khái quát hóa vốn thành phạm trù
cơ bản. Theo Mark, tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá
trình sản xuất. Định nghĩa của Mark có tầm khái quát lớn. Tuy nhiên, do hạn chế
của trình độ phát triển kinh tế lúc bấy giờ, Mark quan niệm chỉ có khu vực sản xuất
vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư.
Paul.A.Sammelson, nhà kinh tế học theo trường phái “tân cổ điển” đã thừa
kế quan niệm về các yếu tố sản xuất của trường phái cổ điển và phân chia các yếu tố
đầu vào của quá trình sản xuất ra thành ba loại chủ yếu là: đất đai, lao động và vốn.
Theo ông, vốn là các hàng hóa được sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sản
xuất mới, là đầu vào cho hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp: đó có thể là các
máy móc, trang thiết bị, vật tư, đất đai, giá trị nhà xưởng… Trong quan niệm về vốn
của mình, Sammelson không đề cập tới các tài sản tài chính, những giấy tờ có giá trị
đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trong cuốn kinh tế học của D.Begg, tác giả đã đưa ra định nghĩa vốn hiện
vật và vốn tài chính của doanh nghiệp. Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hóa đã sản
xuất ra để sản xuất các hàng hóa khác; vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá của
doanh nghiệp. Như vậy, D.Begg đã bổ sung vốn tài chính vào định nghĩa vốn của
Sammelson.


5

Trong hai định nghĩa trên, các tác giả đã thống nhất nhau ở điểm chung cơ bản:
vốn là một đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong các định nghĩa
của mình, các tác giả đã đều thống nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp.
Nhìn chung, vốn là giá trị được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được
đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời,
là điều kiện không thể thiếu để một doanh nghiệp được thành lập và tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong bất cứ lĩnh vực
nào đều gắn liền với vốn, không có vốn thì không thể tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh được. Chính vì vậy, người ta thường nói vốn là chìa khóa để mở rộng và
phát triển kinh doanh.
Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn được chia làm hai loại: Vốn chủ sở hữu và
Nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp được huy động bằng nhiều hình thức:
vốn góp ban đầu, phát hành cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường hay lợi nhuận giữ lại.
Vốn góp ban đầu
Các doanh nghiệp khi mới thành lập, đều cần có một lượng vốn góp ban đầu
từ các thành viên sáng lập. Đây chính là vốn được ghi trong điều lệ doanh nghiệp, là
bộ phận quan trọng của vốn chủ sở hữu. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ tăng hoặc giảm tùy thuộc vào kết quả kinh doanh
và chiến lược huy động vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cổ phần có thể gia
tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, các doanh nghiệp góp vốn
có thể giữ lại lợi nhuận hay huy động thêm vốn góp từ các thành viên.
Phát hành cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi là cổ phiếu có một số đặc quyền ưu đãi so với cổ phiếu
thường, ví dụ: ưu đãi về quyền bỏ phiếu, ưu đãi về thứ tự ưu tiên chi trả cổ tức. Do
đó, cổ phiếu ưu đãi thường được phát hành chủ yếu cho các cổ đông truyền thống
để tránh nguy cơ thôn tính hay sáp nhập vì việc chuyển nhượng các cổ phiếu ưu đãi
bị giới hạn hơn so với cổ phiếu thường.



×