Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

“phân tích các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Xây dựng một tình huống tranh chấp có liên quan và đưa ra cách giải quyết theo quan điểm cá nhân”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.5 KB, 16 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS : Bộ luật dân sự.
BTTH : Bồi thường thiệt hại.
NNHCD : Nguồn nguy hiểm cao độ.
CSH : Chủ sở hữu.


A. MỞ ĐẦU
Luật dân sự là một nghành luật có vị trí vai trò to lớn trong hệ thống pháp
luật việt nam đồng thời được sửa đổi qua các năm ngày càng hoàn thiện và được
chỉnh sửa một cách chính xác cùng với nó đó là công cụ sắc bén là công cụ để nhà
nước bảo vệ các quyền của con người, quyền của công dân và bảo vệ trật tự an
toàn xã hội. Đồng thời trong cuộc sống rất dễ đối mặt các thiệt hại về tài sản, tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân; tài sản, uy tín của các tổ chức
có thể xảy ra dưới nhiều tác động rất khác nhau. Trong số đó có những tác động
liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ. Các sản phẩm do con người tạo ra đôi khi
tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro cho môi trường xung quanh mà chúng ta không thể
lường trước hoặc nếu có ý thức phòng ngừa thì cũng không kiểm soát được một
cách tuyệt đối. Chủ sở hữu hay người chiếm hữu tài sản dù không có lỗi hoặc có
lỗi vô ý đối với việc gây ra thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm BTTH do
NNHCĐ gây ra. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này em xin chọn đề tài
“phân tích các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Xây dựng một tình huống tranh chấp có liên
quan và đưa ra cách giải quyết theo quan điểm cá nhân” để đi sâu và hiểu rõ
hơn.

B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
BTTH ngoài hợp đồng còn gọi là trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại. Trách
nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý, có tính cưỡng chế
của nhà nước buộc người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác


phải bồi thường, là trách nhiệm của người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại mà
giữa người gây thiệt hại với người bị thiệt hại không có quan hệ hợp đồng hoặc có
quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại không thuộc nội dung thực hiện hợp
đồng


Theo quy định tại Điều 584 BLDS 2015 thì trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng phát sinh khi có đủ điều kiện do pháp luật quy định, các điều kiện đó là: có
thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây ra thiệt hại.
Nhưng đối với trách nhiệm BTTH theo hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thuộc
về bên vi phạm hợp đồng đã không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ
nghĩa vụ theo hợp đồng. Chủ thế chịu trách nhiệm: một trong hai bên chủ thể trong
quan hệ hợp đồng sẽ là chủ thể có trách nhiệm bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra
đối với BTTH ngoài hợp đồng thì ngoài việc áp dụng trách nhiệm bồi thường với
người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại còn áp dụng với những người khác
như cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám
hộ, pháp nhân đối với người được pháp nhân, trường học…
II. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy
hiểm cao độ gây ra.
1.Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ.
Theo quy định tại khoản 1 điều 601 BLDS 2015 thì:
“1. NNHCĐ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải
điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc,
chất phóng xạ, thú dữ và các NNHCĐkhác do pháp luật quy định.”
Khoản 1 Điều 623 BLDS năm 2005 chỉ liệt kê những NNHCĐ trong thực
tế.
Theo quy định nêu trên, có thể hiểu khái quát NNHCĐ là những đối tượng
mà khi sử dụng, bảo quản, cất giữ trông coi luôn tiềm ẩn sự nguy hiểm, sự rủi ro

cao đối với tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người. Tính nguy hiểm của
NNHCĐ ẩn chứa trong các đặc điểm lý, hóa, trong yêu cầu kỹ thuật và các điều


kiện an toàn khi sử dụng các đối tượng đó. Có những loại đối tượng dễ nhận ra tính
chất nguy hiểm cao độ của chúng, chẳng hạn như thú dữ, chất độc, chất dễ cháy.
Tuy nhiên, một số những đối tượng phải có một số tính chất chúng sau đây mới
được coi là NNHCĐ:
Thứ nhất, hoạt động của các đối tượng mang tính chất nguy hiểm cao độ
cho mọi người xung quanh thường là những hoạt động hợp pháp, chỉ khi NNHCĐ
gây ra thiệt hại cho thế giới vật chất xung quanh thì hoạt động đó mới bị coi là bất
hợp pháp. Các đối tượng được quy định là NNHCĐ nêu trên phần lớn là những đối
tượng có thiết kế kỹ thuật, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như phương tiện vận tải
cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy chế tạo, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc,
chất phóng xạ…Vấn đề không phải tất cả các phương tiện kỹ thuật khi sử dụng đều
mang tính chất nguy hiểm cao độ mà chỉ những hoạt động mang tính chất cơ giới
hoặc những đối tượng khác có đặc tính lý, hóa điển hình mới coi là NNHCĐ.
Thứ hai, hoạt động của đối tượng được coi là NNHCĐ cho thế giới vất chất
xung quanh được thể hiện trong việc sử dụng chúng, con người không thể kiểm
soát được một cách chặt chẽ, toàn diện. Điều này được thể hiện trong việc con
người chỉ bảo đảm được sự giám sát cần thiết nhờ những biện pháp kỹ thuật an
toàn. Tuy nhiên, những biện pháp kỹ thuật an toàn thường lạc hậu hơn, không đồng
bộ với kỹ thuật chung hay không tính toán hết được các sự cố kỹ thuật có thể xảy
ra trong quá trình sử dụng chúng. Chính vì vậy, sử dụng kỹ thuật chung bao hàm
tính chất nguy hiểm của việc bất ngờ xảy ra thiệt hại.
Như vậy, từ sự phân tích trên chúng ta có thể đưa ra khái niệm về NNHCĐ
nhự sau: NNHCĐ là những vật, thú dữ…luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây thiệt hại
bất ngờ cho con người hoặc gây thiệt hại về tài sản mà không phải bao giờ con
người cũng có thể kiểm soát, lường trước được và có thể ngăn chặn được.
2. Khái niệm BTTH do NNHCĐ gây ra.



Việc phân biệt trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra và trách nhiệm BTTH
do hành vi trái pháp luật gây ra có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định ai là
người phải bồi thường. Về nguyên tắc, chủ sở hữu NNHCĐ phải bồi thường thiệt
hại do NNHCĐ gây ra kể cả trong trường hợp chủ sở hữu NNHCĐ không có lỗi.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 601 BLDS năm 2015 thì trong trường
hợp CSH NNHCĐ đã giao NNHCĐ cho người khác chiếm hữu, sử dụng thông qua
một hợp đồng cho thuê, cho mượn thì trong thời gian người thuê, người mượn sử
dụng NNHCĐ mà gây thiệt hại cho người khác hoặc tài sản của người khác thì
người đang chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ phải bồi thường, trừ trường hợp chủ sở
hữu và người thuê, người mượn có thỏa thuận khác. Chủ sở hữu giao cho người
khác chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ thông qua hợp đồng lao đồng, thì chủ sở hữu có
trách nhiệm BTTH khi NNHCĐ gât ra thiệt hại cho người khác. Vì trường hợp
này, CSH đồng thời là người đang quản lý khai thác NNHCĐ.
Như vậy, pháp luật quy định cho dù CSH hoặc người được CSH giao chiếm
hữu, sử dụng NNHCĐ hợp pháp phải BTTH khi NNHCĐ gây ra cho người và vật
khác kể cả khi họ không có lỗi trong việc NNHCĐ gây ra thiệt hại. Tuy nhiên
trong một số trường hợp pháp luật không áp dụng trách nhiệm BTTH do NNHCĐ
gây ra là:
1. Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
2. Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tại khoản 3 Điều 601 BLDS 2015 có quy định CSH, người chiếm hữu, sử
dụng NNHCĐ phải bồi thường cho người bị thiệt hại khi NNHCĐ gây ra thiệt hại
có người đó cho dù CSH, người chiếm hữu, sử dụng có lỗi hay không lỗi. Như vậy,
có gì khác biệt giữa hành vi có lỗi và không có lỗi của CSH, người chiếm hữu, sử
dụng NNHCĐ khi NNHCĐ gây thiệt hại cho người khác? Sự khác biệt này được
thể hiện ở những loại trách nhiệm pháp lý khác nhau.



Nếu CSH, người chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ gây thiệt hại cho người khác
mà không có lỗi khi NNHCĐ gây ra thiệt hại cho người khác thì vẫn có trách
nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra theo trách nhiệm dân sự, nhưng người này không
bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu CSH, người chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ mà
có lỗi vô ý hoặc cố ý để NNHCĐ gây thiệt hại cho người khác thì ngoài trách
nhiệm dân sự là bồi thường toàn bộ thiệt hại, họ có thể còn bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
Tóm lại, bản chất của trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra là do tự thân
của NNHCĐ, nếu CSH, người chiếm hữu có lỗi thì chỉ là lỗi gián tiếp. Họ không
phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự gây thiệt hại của NNHCĐ. Tuy nhiên, vì
NNHCĐ là tài sản của CSH hoặc được người chiếm hữu sử dụng khai thác cho nên
nếu có thiệt hại do NNHCĐ gây ra thì họ phải BTTH.
Khi NNHCĐ gây ra thiệt hại cho người khác thì CSH, người chiếm hữu hợp
pháp NNHCĐ sẽ phải có trách nhiệm BTTH trừ những trường hợp mà pháp luật
quy định trừ trách nhiệm BTTH như trường hợp thiệt hại do lỗi cố ý của người bị
thiệt hại, thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết.
Vậy trong trường hợp NNHCĐ bị chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp (ngay
tình và không ngay tình) thì ai sẽ có trách nhiệm BTTH khi NNHCĐ gây ra thiệt
hại cho người khác? Tại Khoản 4 Điều 601 BLDS 2015 quy định nếu NNHCĐ bị
chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật
phải BTTH. Theo quy định này thì trách nhiệm của CSH NNHCĐ không phát sinh
khi NNHCĐ của CSH bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt
hại cho người thứ ba. Trường hợp này thường xảy ra trong đời sống xã hội khi mà
NNHCĐ của CSH bị trộm, cắp hoặc dưới các hình thức khác thuộc hành vi chiếm
đoạt trái pháp luật.
Tuy nhiên cũng tại Khoản 4 Điều 601 quy định nếu CSH, người được giao
chiếm hữu, sử dụng hợp pháp NNHCĐ cũng có lỗi trong việc để NNHCĐ bị chiếm
hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới BTTH. Trên thực tế, có nhiều trường



hợp, CSH, người chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ giao NNHCĐ cho một người khác
không có đủ năng lực hành vi, không có đủ quyền chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ và
NNHCĐ gây thiệt hại cho người thứ ba thì theo khoản 4 nói trên, CSH, người
chiếm hữu sử dụng NNHCĐ phải liên đới BBTH cho người thứ ba. Trường hợp
này nguyên nhân chủ yếu là do chính NNHCĐ gây ra, để nâng cao trách nhiệm của
CSH, người chiếm hữu NNHCĐ thì pháp luật quy định họ phải liên đới bồi
thường.
Từ những phân tích trên, BTTH do NNHCĐ gây ra được hiểu là trách
nhiệm của CSH, người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp, người chiếm hữu bất hợp
pháp phải BTTH, khi hoạt động tự thân của NNHCĐ gây ra thiệt hại cho người
khác, kể cả trường hợp CSH, người được CSH giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp
hoặc người chiếm hữu bất hợp pháp NNHCĐ không có lỗi trong việc NNHCĐ gây
ra thiệt hại.
3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra.
* Có thiệt hại xảy ra:
Thiệt hại là sự giảm sút những lợi ích về vật chất, danh dự, uy tín của tổ
chức; vật chất, danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe…của cá nhân, những
thiệt hại này được xác định bằng một giá trị vật chất nhất định, cụ thể là bằng một
khoản tiền. Hiện nay, khái niệm thiệt hại được mở rộng với nội dung mới là thiệt
hại về tinh thần “Trách nhiệm BTTH bao gồm trách nhiệm BTTH về vật chất và
trách nhiệm BTTH về tinh thần”.
Thiệt hại do NNHCĐ gây ra bao gồm những thiệt hại về tài sản, tính mạng,
sức khỏe và tổn thất về tinh thần, không có thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín
bởi chủ thể gây thiệt hại là những vật vô tri, vô giác, khách thể mà nó xâm phạm là
sức khỏe, tính mạng, tài sản của cá nhân, tài sản của tổ chức.
Thiệt hại là điều kiện tiền đề, là cơ sở để phát sinh trách nhiệm BTTH, nếu
không có thiệt hại thì không có trách nhiệm bồi thường.



BTTH do NNHCĐ gây ra là một dạng bồi thường trong trường hợp cụ thể.
Do vậy, về nguyên tắc thiệt hại phải bồi thường bao gồm: thiệt hại do tài sản bị
xâm phạm, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, thiệt hại cho tính mạng được quy
định tại điều 589,590,591BLDS năm 2015.
Thiệt hại về tài sản là thiệt hại vật chất tính toán được. Theo quy định tại
điều 589 BLDS thì thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được bồi thường gồm: tài sản
bị mất, bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp
lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: chi phí hợp lý cho việc cứu
chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị
thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu
nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác ddinhjd dược
thì áp dụng mức thu nhập trung bình của người lao động cùng loại; chi phí hợp lý
và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời
gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường
xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị
thiệt hại. và tùy từng trường hợp, tòa án buộc người xâm phạm sức khỏe của người
khác phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó
gánh chịu.
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: chi phí hợp lý cho việc cứu
chữa, bồi dưỡng; chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lý cho
việc mai tang; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ
cấp dưỡng, tùy vào từng trường hợp mà Tòa án quyết định người gây thiệt hại do
xâm phạm tính mạng phải bồi thường một khoản tiền bù đắp về tinh thần cho
những người thân thiết gần gũi nhất của người bị thiệt hại như người thân thích
thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này
thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi
dưỡng người bị thiệt hại.



* Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật:
Pháp luật bảo vệ những quyền, lợi ích chính đang của mọi chủ thể trong xã
hội và trong các quan hệ pháp luật. Những quyền và lợi ích chính đáng của mọi cá
nhân và tổ chức, của nhà nước đều được bảo vệ bằng pháp luật. Việc gây thiệt hại
trái pháp luật là những thiệt hại do sự hoạt động tự thân của NNHCĐ làm giảm sút
những lợi ích vật chất nhất định cho thế giới vật chất xung quanh, pháp luật quy
định những thiệt hại này không được xảy ra. Nếu do hành vi trái pháp luật của con
người gây ra thì không thể áp dụng trách nhiệm bồi thường hại do NNHCĐ gây ra
mà áp dụng trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung.
Thiệt hại liên quan đến NNHCĐrất đa dạng và do nhiều nguyên nhân khác
nhau, chỉ áp dụng trách nhiệm BTTH do nguồn NNHCĐ gây ra khi thỏa mãn:
Thứ nhất, những sự vật được coi là NNHCĐ phải đang trong tình trạng vận
hành như phương tiện vận tải cơ giới đang tham gia giao thông, nhà máy cộng
nghiệp đang hoạt động mà bị chập, cháy nổ điện. Nếu thiệt hại trong trường hợp
NNHCĐ ở trạng thái tĩnh thì đó không phải là thiệt hại do NNHCĐ gây ra.
Thứ hai, phải do chính sự tác động của bản thân nguồn NNHCĐ gây ra
hoặc do nội tại của NNHCĐ, hoàn toàn độc lập và nằm ngoài sự kiểm soát của con
người. Khi có hoạt động của NNHCĐ gây ra thiệt hại, thì ngoài việc xác định xem
việc gây ra thiệt hại đó là do hành vi của con người tác động vào NNHCĐ gây ra
thiệt hại để đạt được mục đích của mình hay do chính bản thân NNHCĐ trong quá
trình hoạt động tự gây ra thiệt hại để áp dụng trách nhiệm BTTH, chúng ta phải
xem xét hoạt động gây ra thiệt hại của NNHCĐ có trái pháp luật không. Bởi vì có
những trường hợp, mặc dù NNHCĐ có hoạt động gây ra thiệt hại nhưng những
thiệt hại đó được sự cho phép của pháp luật thì hoạt động gây thiệt hại của
NNHCĐ không trái với quy định của pháp luật. Như vậy, không phải mọi trường
hợp hoạt động gây thiệt hại của NNHCĐ đều trái pháp luật.
* Lỗi của người gây rathiệt hại:


Lỗi là một trong 4 điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp

đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Hiện nay tồn tại nhiều quan điểm
về khái niệm lỗi, trong đó chú ý đến hai quan điểm:
1. Lỗi là trạng thái tâm lý, là nhận thức của chủ thể với hành vi và hậu quả
do hành vi đó gây ra
2. Khái niệm lỗi dựa trên sự quan tâm, chu đáo của chủ thể đối với việc
thực hiện nghĩa vụ của mình, theo đó, một cá nhân hay pháp nhân được coi là
không có lỗi nếu khi áp dụng tất cả mọi biện pháp để thực hiện đúng nghĩa vụ đã
biểu hiện sự quan tâm chu đáo mà tính chất của nghĩa vụ và điều kiện lưu thông
dân sự yêu cầu đối với họ.
Điều 364 BLDS năm 2015 chia lỗi thành hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Theo điều luật trên thì lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng được pháp luật
quy định về cơ sở xác định lỗi và hình thức lỗi.
Khoản 3 Điều 601 BLDS năm 2015 quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm
hữu, sử dụng NNHCĐ phải BTTH ngay cả khi không có lỗi”.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến vấn đề có hay không
có yếu tố lỗi khi xác định trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra:
Quan điểm thứ nhất: Trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra chỉ phát sinh
khi tự thân NNHCĐ gây ra thiệt hại cho thế giới vật chất xung quanh, việc gây ra
thiệt hại là do hoạt động nội tại của NNHCĐ và hoàn toàn không có lỗi của con
người.
Nếu có sự tác động của con người thì con người có lỗi trong việc để
NNHCĐ gây thiệt hại thì áp dụng trách nhiệm BTTH nói chung cho chủ sở hữu và
người chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ.
Quan điểm thứ hai: Cứ có thiệt hại xảy ra và có sự tham gia của NNHCĐ
thì trách nhiệm BTTH do NNHCĐ của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng


NNHCĐ sẽ phát sinh, cho dù chủ sở hữu có lỗi hay không có lỗi. Tất cả thiệt hại
do NNHCĐ gây ra đều áp dụng trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra. Quan điểm
này có ưu điểm là kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể bị xâm phạm quyền

và lợi ích nhưng có nhược điểm là quy kết mọi trách nhiệm BTTH cho chủ sở hữu,
người chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ, bởi vì có những trường hợp thiệt hại xảy ra là
do hành vi trái pháp luật, do lỗi của chủ thể khác.
Quan điểm thứ ba: trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra bao gồm cả
trường hợp thiệt hại do NNHCĐ gây ra có một phần lỗi của chủ sở hữu, người
chiếm hữu, sử dụng trong việc quản lý, trông giữ, bảo quản, vận hành NNHCĐ,
nhưng hành vi không tuân thủ các quy định về quản lý, trông giữ, bảo quan vận
hành NNHCĐ của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ chỉ là thứ yếu
đối với thiệt hại xảy ra. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của con người trong
việc trông giữ, bảo quản, vận hành NNHCĐ thì áp dụng trách nhiệm BTTH do
NNHCĐ gây ra. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng NNHCĐ dù có chứng
minh được là mình không có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì vẫn không được
miễn giảm trách nhiệm BTTH.
Như vậy, cần phải xác định trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra là trách
nhiệm không phụ thuộc vào yếu tố lỗi của chủ sở hữu. Tuy nhiên, nếu chủ sở hữu
có lỗi gián tiếp thì thiệt hại xảy ra do nguyên nhân chính là hoạt động của
NNHCĐ. Lỗi của CSH trở thành điều kiện tác động đến việc xảy ra thiệt hại nhanh
hơn mà thôi.
* Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật :
Quan hệ giữa sự hoạt động của NNHCĐ và thiệt hại xảy ra có mối quan hệ
phổ biến, biện chứng. Sự hoạt động tự thân của NNHCĐ là nguyên nhân trực tiếp
gây ra thiệt hại, không có yếu tố lỗi của con người. Thiệt hại xảy ra chính là hệ quả
của sự hoạt động tự thân đó. Như vậy, mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của
NNHCĐ và thiệt hại xảy ra là căn cứ xác định trách nhiệm BTTH của CSH nguồn
NNHCĐ. Việc xác định này có ý nghĩa pháp lý quan trọng vì nó là bằng chứng để


xác định có hay không trách nhiệm dân sự của CSH nguồn NNHCĐ. Trong trường
hợp CSH có lỗi trong việc để NNHCĐ gây thiệt hại cho người khác thì ngoài trách
nhiệm BTTH về dân sự, CSH hoặc người có lỗi trong việc để NNHCĐ gây ra thiệt

hại có thể còn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trong một số trường hợp mặc dù về mặt hình thức thì thiệt hại đó cũng do
nguyên nhân sự hoạt động của NNHCĐ nhưng vẫn không xác định trách nhiệm
BTTH do NNHCĐ gây ra. Bởi vì, tuy có hoạt động của NNHCĐ nhưng hoạt động
này có sự tác động bởi hành vi lỗi của con người chứ không phải tự thân NNHCĐ
gây ra. Ví dụ: Để bảo vệ ao cá, ông A đã chăng dây điện bao quanh ao. Ông B vô
tình vướng phải dây điện, bị điện giật chết. Như vậy, trong trường hợp này tuy ông
B chết do tác động của dòng diện nhưng cái chết của ông B lại do hành vi trái pháp
luật của ông A nên ông A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về lỗi cố ý gián tiếp giết
người.
III. Xây dựng một tình huống tranh chấp có liên quan và đưa ra cách
giải quyết theo quan điểm cá nhân.
1. Tình huống.
A có cái ao ngay gần nhà nhưng khi đi cho cá ăn ông phải qua đường và có
một đoạn rẽ để vào ao, một hôm Aqua đường đi cho cá ăn như bình thường thì gặp
B đi xe máy ở đoạn đường rẽ,do B không để ý nên khi gặp A di qua đoạn đường rẽ,
B đã nhẫm phanh để giảm tốc độ để A qua đường nhưng không may phanh xe bị
đứt nên B đã đâm A.kết quả A bị gẫy chân còn B chỉ là xây xát nhẹ. B là chủ sở
hữu chiếc xe.
Hỏi :
a.Đây có phải là một trường hợp thiệt hại xảy ra do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra không?


b. Trong trường hợp này, B có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
không ?
2. Giải quyết tình huống.
a.Đây có phải là một trường hợp thiệt hại xảy ra do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra không?
Theo như đề bài thì B là chủ sở hữu xe máy, theo khoản 1 điều 601bộ luật

dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra thì “1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ
giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất
cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do
pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản,
trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp
luật.”
Như vậy, trong quy định thì nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện
giao thông vận tải cơ giới.
Theo khoản 18 điều 3 luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định “18.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô;
máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai
bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.”
Như vậy theo như tình huống trên thì xe máy của ông B là nguồn nguy hiểm
cao độ.
b. Trong trường hợp này, B có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
không ?


Với tình huống trên, đầu tiên ta có thế xác định đây là trường hợp bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thiệt hại xảy ra do anh B đã điều khiển xe máy
đâm vào A khiến A bị gãy chân.
Theo như tình huống thì không may phanh xe của B bị đứt và B đã đâm a
và kết quả là A bị gãy chân. Theo quy định của khoản 1 điều 601 Bộ luật dân sự
2015 quy định “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo
quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp
luật.”. Như vậy b đã không kiểm tra phanh xe máy theo định kì và không kiểm tra
phương tiện trước khi tham gia giao thông Như vậy b đã có lỗi gián tiếp để gây ra
hậu quả là đâm A làm A bị gãy chân nếu B bảo dưỡng xe định kì hoặc kiểm tra

phương tiện trước khi đi thì hậu quả của nó đã ko xảy ra. Theo Khoản 2 điều 601
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “ Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.”. Đồng thời khi xảy ra tai nạn
hậu quả là B đâm A thì không thuộc các trường hợp tại khoản 3, khoản 4 điều 601
Bộ luật dân sự 2015. Vì vậy trường hợp này thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Theo quy định tại điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Thiệt hại
do sức khỏe bị xâm phạm “1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức
năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu
nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì
áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc
người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao
động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí
hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;


d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người
khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và
một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức
bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa
thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm
mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”. Xét thấy việc đâm vào A là có
lỗi của B, B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Như vậy, B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

C. KẾT LUẬN

Trách nhiệm BTTH do NNHCĐ gây ra là một chế định phức tạp của pháp
luật dân sự. Tính phức tạp không chỉ nằm trong những quy định của pháp luật hiện
hành mà còn ở trong nhận thức, quan niệm của mỗi người về bản chất, điều kiện
làm phát sinh trách nhiệm này. Đồng thời, qua bài tập trên ta có thể hiểu rõ hơn về
nội dung ý nghĩa cũng như có thêm những kiến thức về các điều kiện làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Đồng thời bảo vệ được
quyền lợi cho người bị thiệt hại trong trường hợp xảy ra thiệt hại.


C. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Dân sự 2.Trường đại học luật hà nội. Nxb Công an nhân
dân.
2. Bộ luật dân sự 2015. Nxb Lao động.
3. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng.
Ts. Phùng Trung Tập. Nxb Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Trang, Bồi thường thiệt hại do nguy hiểm cao độ gây ra,
Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội 2011.
5. Hoàng Đạo, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học.
6. TS. Vũ Thị Hải Yến, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra, Khoa pháp luật Dân sự, Đại học Luật Hà Nội.
7. />8. />9. />


×