Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giải pháp tăng cường quản lý bằng pháp luật về bản quyền tác giả ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.96 KB, 5 trang )

ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU CHO ĐỀ TÀI “GIẢI PHÁP TĂNG
CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
BẰNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM”
I. GIỚI THIỆU
Quyền tác giả là một lĩnh vực phức tạp và còn mới mẻ đối với Việt Nam tuy
ý tưởng về quyền tác giả đã hình thành ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946
và được tiếp tục ghi nhận tại các bản Hiến pháp sau. Ngoài ra, tại Luật Sở hữu trí
tuệ, Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Hải quan, Bộ luật Hình sự và các luật, văn
bản pháp quy khác cũng đã có các quy định về quyền tác giả.
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng
tạo ra hoặc sở hữu. (Khoản 2, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2015).
Các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả về cơ bản đã đáp ứng
được yêu cầu bảo hộ quyền tác giả nói chung và thực thi các hiệp định song
phương về quyền tác giả, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ nói riêng. Nó
đã xác lập được hành lang pháp lý an toàn, khuyến khích các hoạt động sáng tạo,
bảo hộ quyền tác giả của những tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do lao
động của tư duy sáng tạo ra. Nó bảo đảm việc điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã
hội ở lĩnh vực này, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, dự báo được xu thế
phát triển trong nước và trên trường quốc tế. Vì vậy, nó thể hiện tư tưởng tiến bộ,
nhân văn về quyền con người của Nhà nước Việt Nam. Trong những năm qua,
pháp luật về quyền tác giả đã phát huy tác dụng tích cực trên các mặt. Pháp luật đã
tạo lập môi trường khuyến khích tự do sáng tạo các giá trị văn học, nghệ thuật và
khoa học, thúc đẩy phong trào nghiên cứu, sáng tạo nói chung, trong giới trí thức,
văn nghệ sĩ nói riêng. Pháp luật là phương tiện để tác giả bảo vệ lợi ích hợp pháp
của mình, là công cụ để quản lý, giữ gìn trật tự xã hội về quyền tác giả, ngăn chặn
những sản phẩm văn hóa độc hại, bất lợi cho cộng đồng và lợi ích quốc gia.
Ở hầu hết các lĩnh vực, từ báo chí, xuất bản, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn,
nghệ thuật tạo hình đến phát thanh, truyền hình đều tôn trọng các quyền đặt tên tác


phẩm, quyền đứng tên tác giả trên tác phẩm, quyền cho phép khai thác, sử dụng tác


phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm và quyền được hưởng nhuận bút, thù lao
và các lợi ích vật chất khác phát sinh từ việc cho phép khai thác, sử dụng tác phẩm
của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền tác giả cũng đã diễn ra ở hầu hết các
lĩnh vực kể trên, có vụ việc nghiêm trọng. Thị trường băng, đĩa âm thanh, băng, đĩa
hình được báo động về tình trạng nhập lậu qua biên giới, sao chép tùy tiện không
phép đã gây thiệt hại cho các chủ sở hữu tác phẩm. Việc sử dụng tác phẩm không
xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm vẫn diễn ra, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất
băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình. Tình trạng in lậu sách vẫn chưa
được chấm dứt. Việc sao chép, sử dụng không phép các chương trình phần mềm
đang là vấn đề gây ảnh hưởng đến chính sách đầu tư phát triển công nghệ thông tin
của Nhà nước, làm thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
Do vậy, trong bài tiểu luận này, tôi thực hiện chủ đề: “Giải pháp tăng cường
quản lý nhà nước bằng pháp luật về quyền tác giả ở Việt Nam”.
II. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Tại Việt Nam, với yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng Chính
phủ có chỉ thị số16/CT-TTg, ngày 04 tháng 5 năm 2017 về việc tăng cường năng
lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Do đó, công nghệ số được sử
dụng phổ biến so với truyền thống bằng văn bản giấy. Trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ
thì quyền tác giả rất là phổ biến. Với đặc thù môi trường kỹ thuật số thì tiếp cận
quyền tác giả rất nhanh nhưng việc phạm vi quyền này rất khó kiểm soát và khó xử
lý. Quyền tác giả được bảo hộ tự động nên khó có căn cứ chứng minh khi có tranh
chấp xảy ra. Hơn nữa sự bùng nổ của công nghệ thông tin và công nghệ kỹ thuật số
với những ứng dụng to lớn của nó trong mọi mặt của đời sống xã hội ngày càng
khẳng định điều đó. Tuy nhiên, tài sản tri thức là tài sản vô hình và cũng mặc định
như tài sản hữu hình. Vì vậy, sự hình thành, chuyển dịch và chấm dứt, cũng như
bảo hộ các quyền phát sinh từ tài sản vô hình có những điểm khác biệt so với tài


sản hữu hình. Do đó, hầu hết các nước trên thế giới đều ban hành những quy định

pháp luật riêng biệt để điều chỉnh các quan hệ liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ.
Tình trạng vi phạm quyền tác giả ở nước ta đang ngày càng trở nên phổ biến
hơn, cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 thì tình trạng vi phạm bản quyền tác
giả cũng ngày càng tăng. Ví dụ: livestream các trận đấu bóng đá thế giới; tải và
đăng lại các phim truyền hình, Hollywood… lên các kênh phim miễn phí để tăng
lượt quảng cáo và còn nhiều hiện tượng khác nữa. Nguyên nhân gây ra hiện tượng
này không phải do hành lang pháp lý chưa đầy đủ hay chế tài chưa đủ mạnh mà đó
là điều kiện thực thi trên thực tế:
Thứ nhất, phải khẳng định là bảo vệ bản quyền là quyền và nghĩa vụ của chủ
thể quyền, nhưng khi có hành vi vi phạm, các chủ thể quyền chỉ lên tiếng bằng các
thông cáo báo chí, chưa quyết liệt đưa vụ việc ra các cơ quan chức năng nhằm xử
lý vi phạm.
Thứ hai, quy trình xử lý vi phạm theo thủ tục hành chính, hình sự và dân sự
không hề đơn giản, với những thủ tục phức tạp, quy trình xử lý chậm và thiếu cán
bộ chuyên trách, có trình độ nghiệm vụ cao, điều đó dẫn tới các đơn vị chủ thể
quyền không mặn mà trong việc xử lý.
Vì vậy, để ngăn chặn, giải quyết nhanh chóng tình trạng này, cần sự can
thiệp sâu hơn, chặt chẽ và kịp thời hơn của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ
quan quản lý trực tiếp vấn đề quyền tác giả tại Việt Nam; tăng cường khả năng
quản lý của mình đối với vấn đề này để giảm thiểu tình trạng vi phạm, bảo vệ
quyền lợi của tác giả và nâng cao vị thế của mình đối với bạn bè quốc tế.
III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn bảo hộ Quyền tác giả để đưa ra các
giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hộ Quyền tác
giả ở Việt Nam.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu


Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Làm rõ cơ sở lý luận về pháp luật quản lý nhà nước đối với quyền tác giả ở
Việt Nam;
- Phân tích thực trạng, nguyên nhân vi phạm quyền tác giả. Đồng thời, đưa
ra giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với quyền tác
giả;
- Tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong việc thực hiện các giải pháp quản
lý của nhà nước để từ đó đề xuất những giải pháp mới nhằm hoàn thiện nâng cao
hiệu quả thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với Quyền tác giả ở Việt
Nam.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của để tài này là:
+ Cơ sở lý luận về Quyền tác giả ở Việt Nam;
+ Thực trạng Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với Quyền tác giả ở Việt
Nam.
+ Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với Quyền tác
giả ở Việt Nam.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp luận: các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quyền tác
giả ở Việt Nam.
- Phương pháp khoa học:
+ Phân tích - tổng hợp, logic - lịch sử;
+ Nghiên cứu thực tiễn;
+ Xử lý số liệu thống kê bằng toán học;
+ So sánh.


VI. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu quản lý nhà nước bằng pháp luật của Việt Nam đối với Quyền
tác giả
- Ước tính hiệu quả của quản lý nhà nước bằng pháp luật tác động đến quyền

tác giả ở Việt Nam;
- So sánh tình trạng vi phạm quyền tác giả qua các năm (giai đoạn 20152020) để đưa ra đánh giá chính xác nhất về tác động của nhà nước bằng pháp luật
đối với quyền tác giả.
VII. Ý NGHĨA KHOA HỌC
Sau khi được hoàn thành, đề tài sẽ làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn
pháp lý về quyền tác giả góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn
cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật về quyền tác giả ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay. Đồng thời, thấy rõ được vai trò quản lý của nhà nước trong việc
quản lý bằng pháp luật đối với quyền tác giả tại Việt Nam và đưa ra được các giải
pháp góp phần làm thay đổi những lối quản lý cũ không hiệu quả, đưa ra các giải
pháp mới nhằm tăng cường sự quản lý của nhà nước với quyền tác giả tại Việt
Nam.



×