Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tuần 7 giáo án lớp 5 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – giáo án cô anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.97 KB, 40 trang )

GIÁO ÁN TUẦN 7

Năm học: 2018-2019

TUẦN 7
Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2018
LUYỆN TẬP

TOÁN:
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
1 1
1 1
1
v�
- Mối quan hệ giữa 1v� ; v� ;
; Tìm một thành phần chưa biết của
10 10 100 100 1000
phép tính với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1:
- Nhóm trưởng điều hành các bạn trao đổi, thảo luận các câu hỏi ở bài tập, thư ký


viết kết quả thảo luận vào bảng bảng phụ.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn biết 1 gấp bao nhiêu lần

1
ta làm thế nào?
10

? Muốn biết số này gấp hoặc kém số kia bao nhiêu lần ta làm thế nào?
- Củng cố: Cách giải so sánh 2 PS gấp kém nhau ? lần và QH giữa 1 và

1 1
1
;
;
...
10 100 1000

*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm cách giải so sánh 2 phân số gấp kém nhau bao nhiêu lần và mối quan hệ giữa
1 và

1 1
1
;
;
... .
10 100 1000


+ Thực hành so sánh đúng các phân số trong BT1.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác nhóm; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
Bài 2: Tìm x:
- Cá nhân tự làm bài vào vở ô li.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Củng cố: Cách tìm thành phần chưa biết của phép tính
*Đánh giá thường xuyên:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 7

Năm học: 2018-2019

- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cách tìm các thành phần chưa biết của phép tính.
+ Thực hành tìm đúng các thành phần chưa biết của phép tính trong BT2.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
Bài 3: Giải toán
- Gọi HS đọc bài toán, phân tích và xác định dạng toán.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, trao đổi cách giải và giải vào bảng phụ.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp.
- Củng cố: Cách giải dạng toán tìm số trung bình cộng.
*Đánh giá thường xuyên:

- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cách giải dạng toán tìm số trung bình cộng.
+ Thực hành giải đúng BT3.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác nhóm; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về cách tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải BT có liên
quan đến tìm số trung bình cộng.

Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 7
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT

Năm học: 2018-2019

TẬP ĐỌC:
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý nghĩa: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.
(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK).
- GDHS biết yêu quý và bảo vệ động vật.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
*Khởi động:

- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
1/Luyện đọc
- GV chia đoạn,
- Luyện đọc nhóm
- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc từ chú giải: cá nhân đưa ra từ ngữ chưa
hiểu, các bạn khác nghe và giải thích cho bạn hoặc nhờ cô giáo giúp đỡ.

- Gọi nhóm đọc, nhận xét.
- Thi đọc nối tiếp đoạn giữa các nhóm, nhận xét.
- Gv đọc mẫu bài.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
2/ Tìm hiểu bài
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá
và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nội dung của bài
+ Câu 1: Vì thủy thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông, đòi giết ông.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 7

Năm học: 2018-2019
+ Câu 2: Khi A-ri-ôn hát giã biệt cuộc đời, đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa
thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển và
đưa ông trở về đất liền.
+ Câu 3: Cá heo đáng yêu, đáng quý vì biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ; biết cứu
giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. Cá heo là người bạn tốt của con người.
+ Câu 4: Đám thủy thủ là người nhưng tham lam, độc ác, không có tính người. Đàn cá
heo là loài vật nhưng thông minh, tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn.
+ Chốt ND bài: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
3/ Luyện đọc diễn cảm
Hướng dẫn đoạn luyện
Tổ chức luyện đọc diễn cảm trong nhóm
Thi đọc diễn cảm, nhận xét, khen bạn đọc tốt.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Đọc diễn cảm, nhấn mạnh các từ ngữ: đã nhầm, đàn cá heo, say sưa
thưởng thức, đã cứu, nhanh hơn, toàn bộ, không tin.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về bài học.

Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 7
Năm học: 2018-2019
DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG


CHÍNH TẢ: (Nghe - viết)
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Nghe - viết đúng bài : Dòng kinh quê hương; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Tìm được vần thích hợp để điền vào ba chỗ trống trong đoạn thơ (BT2); thực hiện
được 2 trong 3 ý (a, b, c) của BT3.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Rèn luyện kĩ năng tự học, hợp tác nhóm.
*HS có năng lực: Làm đầy đủ được bài tập 3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.
III.Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Tìm hiểu về bài viết
- Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp.
- Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết.
- Chia sẻ với GV về cách trình bày.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Hiểu nội dung bài viết.
+ Nắm cách trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi.
*Việc 2: Viết từ khó
- Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh.
- Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Phân tích cấu tạo âm vần, phân biệt âm vần dễ lẫn lộn.
- Phương pháp: Vấn đáp viết.

- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
B. Hoạt động thực hành
*Việc 1: Viết chính tả
- GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện
chữ viết.
- GV đọc - học sinh viết chính tả. GV theo dõi, uốn nắn cho học sinh viết chưa đẹp.
- GV đọc chậm - HS dò bài.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Kĩ năng viết chính tả của HS
+ Viết chính xác từ khó: dòng kinh, quả chín, giã bàng, giấc ngủ.
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIO N TUN 7

Nm hc: 2018-2019

- Phng phỏp: Vn ỏp vit.
- K thut: Nhn xột bng li, vit li nhn xột, tụn vinh HS.
*Vic 2: Lm bi tp
Bi 2: Tỡm mt vn cú th in vo c 3 ch trng.
- Nhúm trng iu hnh cỏc bn tho lun, hon thin bi tp nhanh.
- HTQ iu hnh cỏc nhúm chia s trc lp.
- GV nhn xột v cht: Vn iờu cú th in vo c ba ch trng hon chnh kh th.
Bi 3: Tỡm ting cú cha ia hoc iờ thớch hp vi mi ch trng trong cỏc thnh ng.
- Nhúm trng iu hnh cỏc bn tho lun, hon thin bi tp nhanh.
- HTQ iu hnh cỏc nhúm chia s trc lp.
- GV nhn xột v cht: Ting cú cha ia/iờ l kin, tớa, mớa.
*ỏnh giỏ thng xuyờn:

- Tiờu chớ ỏnh giỏ:
+ Tỡm ỳng ting cú cha vn iờu. (BT2)
+ in ỳng ting cú cha ia/iờ hon thnh cỏc thnh ng: kin, tớa, mớa.
+ HS cú nng lc c thuc lũng cỏc thnh ng, tc ng.
+ T hc tt hon thnh bi ca mỡnh, chia s kt qu vi bn.
- Phng phỏp: Vn ỏp.
- K thut: t cõu hi, nhn xột bng li.
C. Hoaùt ủoọng ửựng duùng: - Tp vit li nhng ch mỡnh cha hi lũng.
- Bit trỡnh by ỳng mt vn bn p mt, khoa hc v sỏng to.

Giỏo viờn: Nguyn Th Thỳy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 7
Năm học: 2018-2019
NHỚ ƠN TỔ TIÊN (TIẾT 1)

ĐẠO ĐỨC:
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên. Nêu được những
việc làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên
- GD HS lòng tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
- Phát triển năng lực giao tiếp, ứng xử lịch sự, tự tin; năng lực hợp tác; năng lực giải
quyết vấn đề.
*HS có năng lực: Biết tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
II.Chuẩn bị: Tranh ảnh minh họa; bảng phụ; phiếu học tập.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động:

- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV giới thiệu bài học.
2.Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Tìm hiểu truyện “Thăm mộ”.
- Gọi HS đọc câu chuyện “Thăm mộ”
- Nhóm trưởng cho các bạn đọc thầm lại câu chuyện và thảo luận theo ND sau:
? Nhân ngày tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
? Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên?
? Vì sao Việt muốn dọn bàn thờ giúp mẹ?
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn
tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Biết được một số biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên:
+ Ra thăm mộ ông bà, mang theo cuốc xẻng để dọn mộ, đắp mộ, thắp hương trên mộ,
lau dọn bàn thờ.
+ Trách nhiệm của con cháu với tổ tiên, ông bà.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
*Việc 2: Ghi nhớ.
? Qua việc làm của Việt, chúng ta rút ra điều gì cần ghi nhớ?
- Một số HS nhắc lại ghi nhớ.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Đọc để thuộc nội dung ghi nhớ.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
B. Hoạt động thực hành:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh



GIÁO ÁN TUẦN 7

Năm học: 2018-2019

* Làm bài tập 1.
- Cặp đôi trao đổi với nhau và hoàn thành bài tập 1.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết
thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc (a), (c), (d), (đ).
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Biết được những việc làm thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi; nhận xét bằng lời.
* Liên hệ
- Cá nhân tự liên hệ bản thân mình và kể những việc đã làm được để thể hiện
lòng biết ơn tổ tiên và những việc chưa làm được.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, khen những HS đã biết thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm
cụ thể, thiết thực và nhắc nhở các HS khác học tập theo bạn.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Biết tự đánh giá bản thân qua đối chiếu với những việc cần làm để
tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi; nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Thường xuyên giúp đỡ bố mẹ quét dọn bàn thờ tổ tiên, theo bố mẹ ra mộ thắp hương
cho ông bà, tổ tiên, viếng nghĩa trang liệt sĩ, ....

Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh



GIÁO ÁN TUẦN 7
TỪ NHIỀU NGHĨA

Năm học: 2018-2019

LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa (ND Ghi nhớ)
- Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng
từ nhiều nghĩa (BT1, mục III); Tìm được VD về sự chuyển nghĩa của 3 trong 5 từ chỉ bộ
phận của người và động vật (BT2).
- HS có ý thức sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp, giữ gìn sự trong sáng của T.Việt.
- HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ.
*HS có năng lực: Làm được toàn bộ BT2 mục III.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Nhận xét
- Nhóm trưởng điều hành nhóm thực hiện 3 bài tập ở SGK
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
GV: ? Từ nhiều nghĩa là những từ như thế nào?
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: a) Nắm được nghĩa của mỗi từ:
+ Tai: Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật, dùng để nghe.
+ Răng: Phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn.

+ Mũi: Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và
ngửi.
b) Sự khác nhau: + Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng người và động vật.
+ Mũi của chiếc thuyền không dùng để ngửi được.
+ Tai của cái ấm không dùng để nghe được.
c) Giống nhau: + Nghĩa của từ răng: đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng.
+ Mũi: cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.
+ Tai: cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên, chìa ra như cái tai.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
*Việc 2: Ghi nhớ
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nêu ghi nhớ.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Đọc để thuộc nội dung ghi nhớ.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
B. Hoạt động thực hành:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 7
Năm học: 2018-2019
Bài 1: Câu nào mang nghĩa gốc, câu nào mang nghĩa chuyển
- Cặp đôi trao đổi với nhau về nghĩa của các từ mắt, chân, đầu trong mỗi câu.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Vì sao bạn biết từ mắt trong câu “Đôi mắt của bé mở to” mang nghĩa gốc?
? Vì sao bạn biết từ mắt trong câu “Quả na mở mắt” mang nghĩa chuyển?
- Nhận xét và chốt: Cách nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nhận biết được nghĩa của các từ mắt, chân, đầu:

+ Từ mắt trong câu “Đôi mắt của bé mở to” mang nghĩa gốc; trong câu “Quả na mở
mắt” mang nghĩa chuyển.
+ Từ chân trong câu “Bé đau chân” mang nghĩa gốc; trong câu “Lòng ta vẫn vững như
kiềng ba chân” mang nghĩa chuyển.
+ Từ đầu trong câu “Khi viết, em đừng ngoẹo đầu” mang nghĩa gốc; trong câu “Nước
suối đầu nguồn rất trong” mang nghĩa chuyển.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
Bài 2: Tìm VD về sự chuyển nghĩa của: lưỡi, miệng, cổ, ...
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Cá nhân tự làm vào VBT.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Tiếp sức”.
- Nhận xét và đánh giá kết quả.
- Nhận xét và chốt nghĩa chuyển của các từ: lưỡi dao, lưỡi cày, lưỡi mác, miệng núi,
miệng bát, cổ chai, cổ áo, ...
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Tìm đúng các từ mang nghĩa chuyển.
Tiêu chí

HTT

HT

CHT

1.Tìm đúng nhiều từ
2. Hợp tác tốt
3. Phản xạ nhanh
3. Trình bày đẹp
- Phương pháp: Quan sát.

- Kĩ thuật: Phiếu đánh giá tiêu chí.
C. Hoạt động ứng dụng: - Tìm thêm ví dụ về sự chuyển nghĩa của các từ: đầu, tay,
chân, lưỡi, cổ, miệng.

Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 7
CÂY CỎ NƯỚC NAM

Năm học: 2018-2019

KỂ CHUYỆN:
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được
toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện. Hiểu nội dung chính của từng
đoạn, hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nói và kĩ năng nghe.
- GD HS lòng cảm phục về danh y Tuệ Tĩnh, yêu thiên nhiên, trồng và chăm sóc các cây
thuốc nam.
- HS biết kể chuyện và biểu diễn tự tin, ngôn ngữ diễn đạt lưu loát, thể hiện được giọng
nói của nhân vật.
II.Chuẩn bị: Tranh minh họa trong SGK, một số cây thuốc nam: đinh lăng, cam
thảo, ...
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ điều hành cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động thực hành:

*Việc 1: Nghe kể chuyện
- HS nghe GV kể chuyện, kết hợp quan sát tranh.
- Kể lần 1: Kết hợp viết lên bảng tên các nhân vật trong câu chuyện
- Kể lần 2: Kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
? Em hiểu từ sáng dạ có nghĩa là như thế nào?
*Chốt: sáng dạ có nghĩa là thông minh, học đâu hiểu đó... giải nghĩa từ mít tinh,luật sư
- Kể lần 3: Kết hợp thể hiện cảm xúc.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Nắm được giọng kể của câu chuyện: giọng kể tự nhiên.
+ Nắm được tên một số cây thuốc quý: sâm nam, đinh lăng, cam thảo nam.
+ Nắm được nghĩa các từ: trưởng trang, dược sơn.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Kể chuyện.
*Việc 2: Kể chuyện
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát tranh nêu ND của tranh trong SGK.
- GV nhận xét và chốt nội dung chính của từng tranh.
- HS kể chuyện trong nhóm.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi kể trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét và bình chọn người kể chuyện hay nhất.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Nắm được nội dung chính của từng tranh:
Tranh 1: Tuệ Tĩnh giảng giải cho học trò về cây có nước Nam.
Tranh 2: Quân dân nhà Trần tập luyện chuẩn bị chống quân Nguyên.
Tranh 3: Nhà Nguyên cấm bán thuốc men cho nước ta.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 7
Năm học: 2018-2019
Tranh 4: Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho cuộc chiến đấu.

Tranh 5: Cây cỏ nước Nam góp phần làm cho binh sĩ thêm khỏe mạnh.
Tranh 6: Tuệ Tĩnh và học trò phát triển cây thuốc nam.
+ HS kể từng đoạn câu chuyện lưu loát, đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn
từng lời của cô giáo.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, kể chuyện, tôn vinh.
*Việc 3: Nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Cặp đôi trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp về ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét và chốt: Khuyên người ta yêu quý thiên nhiên; hiểu giá trị và biết trân trọng
từng ngọn cỏ, lá cây.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nắm được ý nghĩa câu chuyện.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 7
Năm học: 2018-2019
Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2018
KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN

TOÁN:
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản.
- Rèn kĩ năng đọc, viết số thập phân dạng đơn giản; chuyển đổi phân số thập phân (Phân

số có kèm theo các đơn vị đo độ dài, khối lượng) sang số thập phân.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức:
Giới thiệu khái niệm số thập phân:
*Ví dụ a:
? Có mấy mét, mấy đề - xi - mét? (Có 0m 1dm tức là có 1dm) Vậy 1dm = ? m
- GV giới thiệu:

1
1
m ta viết thành 0,1m. 1dm = m = 0,1m.
10
10

? Phân số thập phân có gì khác với phân số?
- Tương tự:

1
1
;
100 1000


- Những số 0,1; 0,01; 0,001 gọi là STP? Số thập phân có đặc điểm gì?
Ví dụ b: HD phân tích tương tự VDa.
- Yêu cầu HS tự rút ra:

0,5 =

5
7
9
; 0,07 =
; 0,009 =
10
100
1000

- Chốt: Các số: 0,5; 0,07; 0,009 gọi là số thập phân.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm cách đọc, cách viết số thập phân, cách chuyển PSTP sang số thập phân.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác nhóm; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Đọc các phân số thập phân và STP trên các vạch của tia số
- Hai bạn ngồi cạnh nhau thực hiện đọc các phân số thập phân và STP trên tia
số.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp.
- Củng cố: Cách đọc các phân số thập phân và số thập phân
*Đánh giá thường xuyên:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh



GIÁO ÁN TUẦN 7

Năm học: 2018-2019

- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm cách đọc phân số thập phân và số thập phân.
+ Thực hành đọc đúng các phân số thập phân và số thập phân trên hai tia số.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác nhóm; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
- Cá nhân tự làm bài vào vở.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Củng cố: Cách chuyển phân số thập phân sang số thập phân.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cách chuyển phân số sang số thập phân.
+ Thực hành chuyển đúng các phân số sang số thập phân trong BT2.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về cách đọc, viết số thập phân, cách chuyển từ phân số thập
phân sang số thập phân.

Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh



GIÁO ÁN TUẦN 7
Năm học: 2018-2019
TẬP ĐỌC:
TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I.Mục tiêu: Giúp HS: - Đọc diễn cảm được toàn bài, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu ND và ý nghĩa: Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thủy điện sông Đà cùng với tiếng
đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn
thành. (Trả lời được các câu hỏi ở SGK; thuộc lòng 2 khổ thơ).
- GDHS lòng yêu thiên nhiên, có ước mơ và niềm tin khuất phục thiên nhiên.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình,
biết bày tỏ cảm nhận của mình về tiếng đàn ba-la-lai-ca của cô gái Nga, về cảnh đẹp
đ/n.
* HScó năng lực thuộc cả bài thơ và nêu được ý nghĩa của bài.
II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
* Khởi động:

- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
1/ Luyện đọc
- Nghe cô giáo (hoặc bạn) đọc bài

- Cả lớp theo dõi, đọc thầm
Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
- Một bạn đọc 1 đoạn - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại.
(Mỗi bạn phải được đọc cả bài)

- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn nối tiếp trong nhóm, nhận xét
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
2/ Tìm hiểu bài

- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá
và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
- ND
Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 7

Năm học: 2018-2019

*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nội dung của bài
+ Câu 1: Hình ảnh Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông/ Những tháp khoan nhô lên
trời ngẫm nghĩ/Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ. ...
+ Câu 2: HS trả lời theo cảm nhận riêng. VD: Câu thơ Chỉ có tiếng đàn ngân nga/Với
một dòng trăng lấp loáng sông Đà gợi lên một hình ảnh đẹp, thể hiện sự gắn bó, hòa
quyện giữa con người với thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông.
+ Câu 3: Câu có sử dụng phép nhân hóa: Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông/
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ/Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.

...
+ Chốt ND bài: Ca ngợi cảnh đẹp kì vĩ của công trình thuỷ điện sông Đà cùng với
tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và mơ tưởng tốt đẹp khi công trình hoàn thành..
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
3/ Luyện đọc diễn cảm
- Đọc theo nhóm
- Thi đọc diễn cảm
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Đọc diễn cảm, nhấn giọng vào từ gợi tả, gợi cảm: nối liền, nằm
bỡ ngỡ, chia, muôn ngã, lớn, đầu tiên.
+ Đọc thuộc lòng ít nhất là hai khổ thơ.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Biết đọc một văn bản bất kì với giọng đọc phù hợp.
- Nói cho người thân biết cảnh đẹp kì vĩ của công trình thủy điện sông Đà và tiếng đàn
ba-la-lai-ca của cô gái Nga.

Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIO N TUN 7
Nm hc: 2018-2019
NU CƠM (Tiết 1)

Kỹ thuật
I.Mục tiêu :
- Biết cách nấu cơm bằng bếp đun.
- Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu cơm.

- Có ý thức vận dụng những điều đã học để giúp đỡ gia đình.
- Rốn luyn nng lc hp tỏc, t hc v gii quyt vn ; mnh dn, t tin.
II.Chuẩn bị :
- Giáo viên: Tranh quy trình nấu cơm bằng bếp đun.
III. HOT NG HC:
A. HOT NG C BN:

1. Khi ng: - Hỏt tp th 1 bi

Gii thiu bi - ghi bi
B. HOT NG THC HNH:

a. Quan sỏt, tỡm hiu v dng c nu cm.
Quan sỏt cỏc dng c ó chun b v tr li cõu hi:
+ Em hãy kể tên những loại dng c đc sử dụng để nấu cm trong
gia đình?
+ Em hãy nêu các chất dinh dỡng cần cho con ngi cú trong cm?
+Em v bn chia s cõu tr li ca mỡnh, nghe gúp ý, b sung, chnh sa (nu cú)

Vic 1: Nhúm trng mi cỏc bn nờu ý kin ca mỡnh, nu cú ý kin khỏc bit thỡ
ngh gii thớch rừ ti sao, nhúm trng cho cỏc bn thng nht ý kin.
Vic 2: Tng kt ý kin thng nht ca c nhúm v bỏo cỏo cụ giỏo.
Nghe cụ giỏo hng dn v cỏch nu cm.
* Tiờu chớ ỏnh giỏ:
- Bit c nhng dng c no dựng nu n.
* Phng phỏp: Quan sỏt, vn ỏp, gi m.
* K thut: t cõu hi, t vn h tr hc tp.
b. Tỡm hiu cỏch nu cm bng bp un.
+Nêu những cách nấu cơm ở nhà em?
+ Theo em, muốn nấu cơm bằng bếp đun đạt yêu cầu (chín đều,

dẻo) cần chú ý nhất khâu nào?
Vic 1: Nhúm trng mi cỏc bn nờu ý kin ca mỡnh.
Giỏo viờn: Nguyn Th Thỳy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 7
Năm học: 2018-2019
Việc 2: Tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo.
Nghe và quan sát cô giáo hướng dẫn cách nấu cơm bếp đun.
* Tiêu chí đánh giá:
- Biết cách nấu cơm.
* Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành.
* Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, tư vấn hổ trợ học tập.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

Chia sẻ cách nấu cơm bằng bếp đun cho bạn bè và người thân.

Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 7

Năm học: 2018-2019

Thứ tư ngày 10 tháng 10 năm 2018
KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN (TIẾP THEO)

TOÁN:
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết đọc, viết STP dạng đơn giản thường gặp. Cấu tạo STP có phần nguyên và phần

TP.
- Rèn kĩ năng đọc, viết STP dạng đơn giản thường gặp; chuyển đổi hỗn số sang STP.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức:
* Giới thiệu khái niệm số thập phân:
Ví dụ:
- Yêu cầu HS viết 2m7dm thành m? 2

7
m có phần nguyên, phần phân số nào?
10

7
m = 2,7m
10
56
195
- Tương tự: 8m 56dm = 8
m; 0m 195mm =
m = 0,195m
100
1000


- GV kết luận: 2m 7dm = 2

*Kết luận: 2,7; 8,56; 0,195 là các số thập phân.
* Cấu tạo số thập phân:
- Yêu cầu đọc số thập phân 8,56
? Trong STP 8,56 được chia thành mấy phần? Chúng phân cách nhau bằng gì?
? Mỗi STP gồm có mấy phần? Chúng được ngăn cách với nhau bằng cái gì?
- Chốt: Mỗi STP gồm có hai phần: phần nguyên và phần TP, chúng được ngăn cách bởi
dấu phẩy. Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ...
- Yêu cầu chỉ phần nguyên, phần TP của số 8,56; 90,638.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cấu tạo của số thập phân; nêu đúng cấu tạo của một số STP.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác nhóm; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Đọc các số thập phân

Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 7

Năm học: 2018-2019

- Hai bạn ngồi cạnh nhau thực hiện đọc các số thập phân.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp.
- Củng cố: Cách đọc các số thập phân

*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cách đọc và cấu tạo của số thập phân.
+ Thực hành đọc và nêu đúng cấu tạo của các STP trong BT1.
+ Rèn luyện năng tự học và hợp tác nhóm; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
Bài 2: Viết các hỗn số thành số thập phân rồi đọc số đó
- Cá nhân tự làm bài vào vở.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Củng cố: Cách chuyển hỗn số sang số thập phân.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cách chuyển hỗn số sang số thập phân.
+ Thực hành chuyển đúng các hỗn số sang số thập phân trong BT2.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về cấu tạo số thập phân; Cách chuyển hỗn số sang STP.

Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 7

Năm học: 2018-2019

TẬP LÀM VĂN:

LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn (BT1); hiểu mối liên hệ về
nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn (BT2, BT3)
- Rèn kĩ năng nhận biết và viết được câu văn chủ đề cho đoạn văn.
- Giáo dục HS lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, diễn đạt ngôn ngữ.
II.Chuẩn bị:
Bảng phụ; ảnh minh họa vịnh Hạ Long
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Đọc bài văn “Vịnh Hạ Long” và trả lời câu hỏi
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc bài “Vịnh Hạ Long” và trả lời CH:
a, Xác định phần MB, TB, KB của bài văn?
b, Phần thân bài có mấy đoạn? Mỗi đoạn miêu tả những gì?
c, Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn và cả bài?
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: + Các phần MB, TB, KB của bài văn.
+ Nội dung của 3 đoạn trong phần thân bài.
+ Vai trò của in đậm trong mỗi đoạn: Là câu mở đoạn, nêu ý bao trùm của đoạn, có tác
dụng chuyển đoạn, nối kết các đoạn với nhau.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: a) Xác định được phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn:
+ Mở bài: Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam.
+ Thân bài: Gốm 3 đoạn tiếp theo, mỗi đoạn tả một đặc điểm của cảnh.
+ Kết bài: Núi non, sông nước tươi đẹp của Hạ Long ... tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn.

b) Nêu được các đoạn của thân bài và ý mỗi đoạn:
+ Đoạn 1: Tả sự kì vĩ của vịnh Hạ Long với hàng nghìn hòn đảo.
+ Đoạn 2: Tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long.
+ Đoạn 3: Tả những nét riêng biệt, hấp dẫn của Hạ Long qua mỗi mùa.
c) Các câu văn in đậm có vai trò mở đầu mỗi đoạn, nêu ý bao trùm toàn đoạn. Nó còn
có tác dụng chuyển đoạn, nối kết các đoạn với nhau.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Bài 2: Lựa chọn câu mở đoạn thích hợp nhất cho mỗi đoạn
- Hướng dẫn phân tích đề và giao việc
Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 7
Năm học: 2018-2019
- Nhóm đôi thảo luận tìm câu mở đoạn cho từng đoạn văn
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ, phỏng vấn trước lớp.
? Vì sao bạn chọn câu mở đoạn này cho đoạn đó?
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Tìm được câu mở đoạn cho mỗi đoạn:
+ Đoạn 1: Điền câu (b) vì câu này nêu được cả 2 ý trong đoạn văn: Tây Nguyên có núi
cao và rừng dày.
+ Đoạn 2: Điền câu (c) vì câu này nêu được ý chung của đoạn văn: Tây Nguyên có
những thảo nguyên rực rỡ muôn màu sắc.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Bài 3: Viết câu mở đoạn cho một trong hai đoạn văn ở BT2 theo ý riêng.
- Cá nhân chọn một đoạn ở BT2 và viết câu mở đoạn theo cách riêng.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trình bày câu mở đoạn của mình.
? Khi viết câu mở đoạn em cần lưu ý điều gì?

- Chốt: Câu mở đoạn nêu ý bao trùm của đoạn, có tác dụng chuyển đoạn, nối kết các
đoạn với nhau.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Viết được câu mở đoạn cho một trong hai đoạn văn ở BT2:
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Vận dụng viết một đoạn văn miêu tả một cảnh sông nước.

Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 7

Năm học: 2018-2019

Thứ năm ngày 11 tháng 10 năm 2018
TOÁN: HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN. ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Nhận biết tên các hàng của số TP. Đọc, viết số thập phân, chuyển STP thành hỗn số có
chứa phân số thập phân.
- Rèn kĩ năng đọc, viết, chuyển đổi số thập phân thành hỗn số có phân số thập phân.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2(a, b).
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.

- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Giới thiệu hàng của số thập phân
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm bảng ở SGK và nêu các hàng của
phần nguyên, các hàng của phần thập phân trong số 375,406.
? Mỗi đơn vị của một hàng bằng bao nhiêu đơn vị thấp liền kề sau (hoặc liền trước)?
? Hãy nêu cấu tạo từng phần trong số 375,406?
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc các hàng; mối quan hệ của các hàng của STP.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác nhóm; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
*Việc 2: Cách đọc, viết số TP
- Gọi HS đọc và viết số thập phân 375,406.
- HD HS nêu cấu tạo, cách đọc, cách viết STP 0,1985: Tương tự số thập phân 375,406.
? Em hãy nêu cách đọc và cách viết số thập phân?
- Chốt: Cách đọc và cách viết số thập (như trong SGK trang 38).
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc các hàng; cách đọc, viết các STP.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác nhóm; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 7
Năm học: 2018-2019
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.

B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Đọc các số thập phân; nêu phần nguyên, phần thập phân ...
- Hai bạn ngồi cạnh nhau thực hiện đọc các số thập phân, hỏi đáp nhau về phần
nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số ở từng hàng.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Củng cố: Cách đọc và cấu tạo: phần nguyên, phần thập phân và giá trị mỗi chữ số
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cách đọc và cấu tạo: Phần nguyên, phần thập phân và giá trị mỗi chữ số
ở từng hàng của STP.
+ Thực hành đọc và nêu đúng cấu tạo: Phần nguyên, phần thập phân và giá trị mỗi chữ
số ở từng hàng của các STP trong BT1.
+ Rèn luyện năng tự học và hợp tác nhóm; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
Bài 2: Viết số thập phân
- Cá nhân tự làm bài vào vở câu a và câu b.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Củng cố: Cách viết số thập phân và giá trị mỗi chữ số ở từng hàng.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cách viết và giá trị mỗi chữ số ở từng hàng của STP.
+ Thực hành viết và nêu đúng giá trị mỗi chữ số ở từng hàng của các STP trong BT2.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về các hàng của số thập phân, quan hệ giữa các đơn vị 2 hàng
liền nhau; Cách đọc, viết, chuyển đổi số thập phân thành hỗn số có phân số thập phân.


Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh


GIÁO ÁN TUẦN 7

Năm học: 2018-2019

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy(BT1, BT2); hiểu
nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các
câu ở BT3. Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ ( BT4).
- Rèn kĩ năng đặt câu.
- Giáo dục HS có ý thức dùng từ nhiều nghĩa khi nói và viết văn qua đó thấy được sự
phong phú của Tiếng Việt.
- HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ở cột A:
- Cá nhân tự suy nghĩ và làm vào VBT
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét và chốt các k/niệm: Cái hay của từ nhiều nghĩa.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Xác định đúng nghĩa của từ chạy trong mỗi câu ở cột A:

+ (1) Bé chạy lon ton trên sân: Sự di chuyển nhanh bằng chân. (d)
+ (2) Tàu chạy băng băng tren đường ray: Sự di chuyển nhanh của phương tiện GT. (c)
+ (3) Đồng hồ chạy đúng giờ: Hoạt động của máy mọc. (a)
+ (4) Dân làng khẩn trương chạy lũ: Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy
đến. (b)
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Bài 2: Dòng nào nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy:
- Cặp đôi trao đổi, thảo luận với nhau về nét nghĩa chung của từ chạy.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp
- Nhận xét và chốt: Nghĩa chung của từ “chạy” là: sự vận động nhanh
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Xác định đúng nét nghĩa chung của từ chạy trong các câu ở BT1:
Sự vận động nhanh.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
Bài 3: Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Anh


×