Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Tuần 8 giáo án lớp 5 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – giáo án cô hiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.55 KB, 39 trang )

GIÁO ÁN TUẦN 8

Năm học: 2018-2019

TUẦN 8
Thứ hai ngày 9 tháng 14 năm 2018
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU

TOÁN:
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải
phần thập phân của số thập phân thì giá trị số thập phân không thay đổi.
- Rèn kĩ năng so sánh hai số thập phân bằng cách thêm hoặc bớt 0.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Viết thêm 0 vào bên phải phần thập phân của STP:
*Ví dụ: ? 9dm = .... cm. ? 9dm = ... m 90cm = ... m?
- Chốt lại cách làm: vì 9dm = 90cm nên 0,9m = 0,90
Hay 0,9 = 0,90
? Em hãy tìm cách để viết 0,9 thành 0,90.
- Chốt: Khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần TP của số 0,9 thì ta được số 0,90.
? Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần TP của một STP thì ta được một STP ntn?
- Chốt: Khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần TP của 1 STP thì được 1 STP bằng


nó.
*Việc 2: Xóa chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của STP
- Yêu cầu HS tìm STP bằng với STP: 0.9 ; 7,76 ; 45
- Chốt: Khi xóa chữ số 0 vào bên phải phần TP của số 0,90 thì ta được số 0,9.
? Khi xóa chữ số 0 vào bên phải phần TP của một STP thì ta được một STP ntn?
- Chốt: Khi xóa chữ số 0 vào bên phải phần TP của 1 STP thì được 1 STP bằng nó.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm được đặc điểm số thập phân bằng nhau.
+ Thực hành tìm đúng các STP bằng STP đã cho bằng cách thêm (bớt) các chữ số 0 ở
tận cùng bên phải phần thập phân.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác nhóm; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân.
Giáo viên: Võ Thị Hiệp


GIÁO ÁN TUẦN 8

Năm học: 2018-2019

- Cặp đôi trao đổi với nhau cahs làm rồi tự làm vào vở.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- GV nhận xét và chốt: Nếu xóa chữ số 0 tận cùng bên phải phần thập phân của một số
thập phân thì ta được số thập phân bằng nó
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:

+ HS nắm được đặc điểm số thập phân bằng nhau.
+ Thực hành tìm đúng các STP bằng STP đã cho bằng cách bớt các chữ số 0 ở tận cùng
bên phải phần thập phân.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác nhóm; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
Bài 2: Viết thêm các chữ số 0 vào bên phải phần thập phân
- Cá nhân tự làm bài vào vở.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Củng cố: Khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân
thì được một số thập phân bằng nó.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm được đặc điểm số thập phân bằng nhau.
+ Thực hành tìm đúng các STP bằng STP đã cho bằng cách thêm các chữ số 0 ở tận
cùng bên phải phần thập phân.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Hỏi đáp cùng bố mẹ hoặc bạn bè về việc thêm hoặc bớt các chữ số 0 ở bên phải của
một số thập phân thì được kết quả như thế nào? Lấy những ví dụ minh họa.

Giáo viên: Võ Thị Hiệp


GIÁO ÁN TUẦN 8
KÌ DIỆU RỪNG XANH


Năm học: 2018-2019

TẬP ĐỌC:
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của núi rừng. Đọc trôi
chảy toàn bài.
- Hiểu ND: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của
tác giả với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).
- GDHS biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
*Khởi động:
- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
* Việc 1: Luyện đọc

- GV chia đoạn
- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc,
- Gọi nhóm đọc nối đoạn, hướng dẫn từ khó đọc.
- Gọi nhóm đọc nối đoạn, hướng dẫn đọc chú giải.
- HĐTQ tổ chức cho đại diện các nhóm thi đọc, nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát.
- Phương pháp: Vấn đáp.

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
* Việc 2: Tìm hiểu bài

- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá
và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nội dung của bài
Giáo viên: Võ Thị Hiệp


GIÁO ÁN TUẦN 8
Năm học: 2018-2019
+ Câu 1: Những liên tưởng thú vị: Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm;
mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì; bản thân mình như một người khổng lồ
đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo,
cung điện lúp xúp dưới chân. Tác dụng: làm cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần
bí như trong truyện cổ tích.
+ Câu 2: Những muông thú được miêu tả: những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ
chuyền nhanh như tia chớp; những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua
không kịp đưa mắt nhìn theo; những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân
vàng giẫm trên thảm lá vàng. Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú làm cho
cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú.
+ Câu 4: Vẻ đẹp của khu rừng được tác giả miêu tả thật kì diệu.
+ Chốt ND bài: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ
của tác giả với vẻ đẹp của rừng.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.

* Việc 3: Luyện đọc diễn cảm
HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm
Thi đọc diễn cảm
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Đọc diễn cảm đoạn văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của
núi rừng.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Biết đọc một văn bản bất kì với giọng đọc phù hợp.
- Miêu tả vẻ đẹp kì diệu của khu rừng cho người thân của mình nghe.
- Chia sẻ với người thân về bài học.

Giáo viên: Võ Thị Hiệp


GIÁO ÁN TUẦN 8
KÌ DIỆU RỪNG XANH

Năm học: 2018-2019

CHÍNH TẢ: (Nghe - viết)
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi
- Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn (BT2); Tìm được tiếng có vần uyên
thích hợp để điền vào ô trống (BT3).
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Rèn luyện kĩ năng tự học, hợp tác nhóm.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.
III.Các hoạt động học:

A. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Tìm hiểu về bài viết
- Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp.
- Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết.
- Chia sẻ với GV về cách trình bày.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Hiểu nội dung bài viết.
+ Nắm cách trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi.
*Việc 2: Viết từ khó
- Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh.
- Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Phân tích cấu tạo âm vần, phân biệt âm vần dễ lẫn lộn.
- Phương pháp: Vấn đáp viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
B. Hoạt động thực hành
*Việc 1: Viết chính tả
- GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện
chữ viết.
- GV đọc - học sinh viết chính tả. GV theo dõi, uốn nắn cho học sinh viết chưa đẹp.
- GV đọc chậm - HS dò bài.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Kĩ năng viết chính tả của HS
+ Viết chính xác từ khó: rọi xuống, gọn ghẽ, len lách.

+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp.
- Phương pháp: Vấn đáp viết.
Giáo viên: Võ Thị Hiệp


GIO N TUN 8
Nm hc: 2018-2019
- K thut: Nhn xột bng li, vit li nhn xột, tụn vinh HS.
*Vic 2: Lm bi tp
Bi 2: Tỡm trong on t cnh rng khuya ting cú cha yờ hoc ya.
- Nhúm trng iu hnh cỏc bn tho lun, hon thin bi tp nhanh.
- HTQ iu hnh cỏc nhúm chia s trc lp.
- GV nhn xột v cht: Ting cú cha ia/iờ l kin, tớa, mớa.
Bi 3: Tỡm ting cú cha vn uyờn thớch hp vi mi ch trng.
- Nhúm trng iu hnh cỏc bn tho lun, hon thin bi tp nhanh.
- HTQ iu hnh cỏc nhúm chia s trc lp.
- GV nhn xột v cht: Ting cú cha ia/iờ l kin, tớa, mớa.
*ỏnh giỏ thng xuyờn:
- Tiờu chớ ỏnh giỏ:
+ Tỡm ỳng ting cú cha vn yờ/ya: khuya, truyn thuyt, xuyờn, yờn (BT2)
+ in ỳng ting cú cha vn uyờn hon thnh cỏc cõu th: thuyn, thuyn, khuyờn.
+ T hc tt hon thnh bi ca mỡnh, chia s kt qu vi bn.
- Phng phỏp: Vn ỏp.
- K thut: t cõu hi, nhn xột bng li.
C. Hoaùt ủoọng ửựng duùng: - Tp vit li nhng ch mỡnh cha hi lũng.
- Bit trỡnh by ỳng mt vn bn p mt, khoa hc v sỏng to.

Giỏo viờn: Vừ Th Hip



GIÁO ÁN TUẦN 8
Năm học: 2018-2019
NHỚ ƠN TỔ TIÊN (TIẾT 2)

ĐẠO ĐỨC:
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên. Nêu được những
việc làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
- GD HS lòng tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
- Phát triển năng lực giao tiếp, ứng xử lịch sự, tự tin; năng lực hợp tác; năng lực giải
quyết vấn đề.
*HS có năng lực: Biết tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
II.Chuẩn bị: Tranh ảnh minh họa.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Tìm hiểu về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
- Nhóm trưởng cho các bạn giới thiệu tranh, ảnh, thông tin mình thu thập được
về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và thảo luận:
? Em hiểu gì khi xem, đọc, nghe các thông tin trên?
? Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày nào? Được tổ chức ở đâu?
+ Việc nhân dân ta tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày10/3 hàng năm thể hiện điều
gì?
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại: Ý nghĩa của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
*Đánh giá thường xuyên:

- Tiêu chí đánh giá: Biết được đôi nét về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương:
+ Thời gian: Tổ chức vào ngày 10/3 hàng năm.
+ Đền thờ Hùng Vương nằm ở Phú Thọ.
+ Ý nghĩa: Việc nhân dân ta tiến hành ngày giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 hàng
năm đã thể hiện tình yêu nước nồng nàn, lòng nhớ ơn các vua Hùng đã có công dựng
nước, thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
*Việc 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
- Cá nhân giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
- HĐTQ tổ chức cho lớp phỏng vấn bạn.
? Bạn có tự hào về truyền thống đó không?
? Bạn cần làm gì để xứng đáng với các truyền thông tốt đẹp đó?
- Nhận xét và chốt: Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng của
mình. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống đó.
Giáo viên: Võ Thị Hiệp


GIÁO ÁN TUẦN 8

Năm học: 2018-2019

*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Đánh giá kĩ năng biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình,
dòng họ mình và ý thức giữ gìn, phát huy các truyền thống đó.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
*Việc 3: Thi kể chuyện, đọc thơ, ca dao, tục ngữ về chủ đề “Biết ơn tổ tiên”.
- Nhóm trưởng cho các bạn thảo luận về một số bài ca dao, tục ngữ, kể chuyện,
đọc thơ về chủ đề “Biết ơn tổ tiên”

- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương một số nhóm đã chuẩn bị tốt phần sưu tầm.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Đánh giá kĩ năng thể hiện hành vi, việc làm thể hiện lòng biết ơn tổ
tiên.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
C. Hoạt động ứng dụng: - Thường xuyên giúp đỡ bố mẹ quét dọn bàn thờ tổ tiên, theo
bố mẹ ra mộ thắp hương cho ông bà, tổ tiên, viếng nghĩa trang liệt sĩ, ...

Giáo viên: Võ Thị Hiệp


GIÁO ÁN TUẦN 8
Năm học: 2018-2019
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu nghĩa từ thiên nhiên (BT1); nắm được một số từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng
của thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2); tìm từ ngữ tả cảnh không gian,
tả cảnh sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, c của BT3, BT4.
- Luôn sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
- GDHS biết yêu quý các cảnh vật thiên nhiên xung quanh mình, biết bảo vệ môi
trường.
- HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ.
*HS có năng lực: Hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ ở BT2, có vốn từ phong phú
và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d BT3..
II.Chuẩn bị: Bảng phụ, từ điển liên quan đến bài học.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.

- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Dòng nào giải thích đúng nghĩa của từ thiên nhiên?
- Cặp đôi trao đổi, thảo luận về nghĩa của từ thiên nhiên.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Thiên nhiên có nghĩa là tất cả những gì không do con người tạo ra.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nắm được nghĩa của từ thiên nhiên: Tất cả những gì không do con
người tạo ra.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
Bài 2: Tìm trong các thành ngữ, tục ngữ những từ chỉ các sự vật, hiện ...
- Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận và tìm các từ chỉ sự vật, hiện tượng
trong thiên nhiên; các bạn có năng lực giải thích ý nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ
đó.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Các từ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên và ý nghĩa của câu
thành ngữ, tục ngữ.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Tìm đúng các từ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên: thác,
ghềnh, gió, bão, nước, đá, khoai, mạ.
+ HS có năng lực giải thích được nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Bài 3: Tìm những từ ngữ miêu tả không gian. Đặt câu với một trong các từ ngữ tìm
được ở mỗi ý a, b, c.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận tìm các từ ngữ miêu tả không gian.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.
Giáo viên: Võ Thị Hiệp



GIÁO ÁN TUẦN 8
Năm học: 2018-2019
- Nhận xét và chốt: Các từ ngữ miêu tả không gian
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Tìm đúng các từ ngữ miêu tả không gian vào các nhóm thích hợp.
Tiêu chí

HTT

HT

CHT

1.Tìm được nhiều từ đúng
2. Hợp tác tốt
3. Phản xạ nhanh
3. Trình bày đẹp
- Phương pháp: Quan sát.

- Kĩ thuật: Phiếu đánh giá tiêu chí.

- Cá nhân chọn một từ ở mỗi ý để đặt câu và làm vào VBT. Riêng HS có năng lực đặt
câu được với từ tìm được ở ý d.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét và chốt lại câu đúng.
*Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Đặt câu đúng yêu cầu và hay.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Bài 4: Tìm những từ ngữ miêu tả sông nước. Đặt câu với một trong các từ tìm được.

- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận tìm các từ ngữ miêu tả không gian.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.
- Nhận xét và chốt: Các từ ngữ miêu tả không gian.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Tìm đúng các từ ngữ miêu tả không gian vào các nhóm thích hợp.
Tiêu chí

HTT

HT

CHT

1.Tìm được nhiều từ đúng
2. Hợp tác tốt
3. Phản xạ nhanh
3. Trình bày đẹp
- Phương pháp: Quan sát.

- Kĩ thuật: Phiếu đánh giá tiêu chí.

- Cá nhân chọn một từ ở mỗi ý để đặt câu và làm vào VBT. Riêng HS có năng
lực đặt câu được với từ tìm được ở ý d.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét và chốt lại câu đúng.
*Đánh giá thường xuyên: - Tiêu chí đánh giá: Đặt câu đúng yêu cầu và hay.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng: - Hỏi đáp với bạn bè về các từ ngữ miêu tả không gian, ...
Giáo viên: Võ Thị Hiệp



GIÁO ÁN TUẦN 8
Năm học: 2018-2019
KỂ CHUYỆN:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với
thiên nhiên.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên
bằng lời của mình, hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên, biết nhận xét lời kể của
bạn. Rèn kĩ năng nói và kĩ năng nghe.
- GDHS tình yêu thiên nhiên, tăng cường ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
- HS biết kể chuyện và biểu diễn tự tin, ngôn ngữ diễn đạt lưu loát, thể hiện được giọng
nói của nhân vật.
*HS có năng lực: Tìm được truyện ngoài SGK; kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động
II.Chuẩn bị: Một số truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ điều hành cả lớp hát bài hát mà các bạn yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Tìm hiểu đề
- HS đọc đề bài.
- GV gạch chân dưới các từ ngữ: quan hệ giữa con người với thiên nhiên, được nghe,
được đọc.
- Y/c nhóm trưởng hướng dẫn nhóm đọc phần gợi ý của bài.
? Yêu cầu HS nhắc lại những câu chuyện đã học có ở SGK nói về đề tài này?

*Lưu ý: Các em HSKG nên kể về những câu chuyện mình đã nghe hay đã đọc được ở
ngoài SKG. Còn các em không tìm được những câu chuyện ngoài SGK thì có thể vận
dụng kể những câu chuyện đó.
- Cho HS giới thiệu về câu chuyện mình sẽ kể.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Dựa vào gợi ý ở SGK, chọn được một câu chuyện em đã nghe hay
đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
+ Trình tự kể một câu chuyện: Giới thiệu câu chuyện; kể diễn của câu chuyện; có thể
nêu cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện.
- Phương pháp: Quan sát.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn.
*Việc 2: Kể chuyện
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm nối tiếp nhau tập kể lại câu
chuyện.
- HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
Giáo viên: Võ Thị Hiệp


GIÁO ÁN TUẦN 8
Năm học: 2018-2019
- HS thi kể trước lớp. - GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn người kể câu chuyện hay
nhất.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Nội dung câu chuyện có phù hợp với yêu cầu đề bài không, có
hay, mới và hấp dẫn không?
+ Cách kể (giọng điệu cử chỉ).
+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, kể chuyện, tôn vinh HS.
*Việc 3: Trách nhiệm của con người với thiên nhiên

- Tự suy nghĩ, nêu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Cặp đôi chia sẻ nội dung, ý nghĩa câu chuyện trong nhóm.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
? Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?
- Nhận xét và chốt lại nội dung, ý nghĩa câu chuyện; Những việc cần làm để bảo vệ
thiên nhiên mãi tươi đẹp.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nắm được ý nghĩa câu chuyện, trách nhiệm của con người với thiên
nhiên.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

Giáo viên: Võ Thị Hiệp


GIÁO ÁN TUẦN 8
Năm học: 2018-2019
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2018
TOÁN:
SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- So sánh hai số thập phân. Sắp xếp số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Rèn kĩ năng so sánh số thập phân, sắp xếp số thập phân theo thứ tự tăng hoặc giảm
dần.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ

III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: So sánh hai STP có phần nguyên khác nhau:
*Ví dụ 1: So sánh: 8,1m và 7,9m
? Để so sánh 8,1m và 7,9m, ta có thể làm bằng cách nào?
- Chốt: 8,1m = 81dm; 7,9m = 79dm. Ta có: 81dm > 79dm nên 8,1 > 7,9 (PN có 8 > 7)
? Để so sánh hai STP có phần nguyên khác nhau ta làm như thế nào?
- Chốt: Trong 2 STP ... STP nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
*Việc 2: So sánh hai STP có phần nguyên bằng nhau.
*Ví dụ 2: So sánh: 35,7m và 35,698m (Thực hiện tương tự VD1)
? Để so sánh hai STP có phần nguyên bằng nhau ta làm như thế nào?
- Chốt: Trong 2 STP ... STP nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.
? Vậy, muốn so sánh hai số thập phân ta làm như thế nào?
- Chốt: + So sánh các phần nguyên như so sánh hai số tự nhiên.
+ Nếu phần nguyên bằng nhau thì so sánh phần thập phân lần lượt từ hàng phần
mười ...
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm được cách so sánh các số thập phân.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác nhóm; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: So sánh hai số thập phân
- Cặp đôi trao đổi với nhau cách làm rồi cùng làm vào bảng phụ.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.

- Nhận xét và chốt: Cách so sánh hai phân số (So sánh dựa vào phần nguyên và dựa
vào hàng phần mười)
Giáo viên: Võ Thị Hiệp


GIÁO ÁN TUẦN 8

Năm học: 2018-2019

*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cách so sánh hai số thập phân.
+ Thực hành so sánh đúng các số thập phân.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác nhóm; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
Bài 2: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn
- Cá nhân tự làm bài vào vở.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách xếp thứ tự các STP dựa vào cách so sánh các số thập phân.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cách so sánh và xếp thứ tự các số thập phân.
+ Thực hành so sánh và xếp đúng thứ tự các STP trong BT2.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn, thực hành.
C. Hoạt động ứng dụng:

- Tự cho các số thập phân bất kì (khoảng 5 số) và thực hành xếp thứ tự các số thập phân
cùng bố mẹ hoặc bạn bè xem ai xếp đúng và xếp nhanh hơn.

Giáo viên: Võ Thị Hiệp


GIÁO ÁN TUẦN 8
TRƯỚC CỔNG TRỜI

Năm học: 2018-2019

TẬP ĐỌC:
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng
cao nước ta.
- Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh
bình trong lao động của các đồng bào dân tộc. (Trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4 ở SGK;
Học thuộc lòng những câu thơ em thích).
- GDHS yêu mến thiên nhiên vùng cao.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình,
biết bày tỏ cảm nhận của mình về vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và
cuộc sống thanh bình trong lao động của các đồng bào dân tộc.
II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
* Khởi động:
- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
* Việc 1: Luyện đọc

GV chia đoạn
- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc.
- Gọi nhóm 3 HS đọc, lớp theo dõi, đọc thầm, hướng dẫn từ khó.
- Gọi nhóm 3 HS đọc, lớp theo dõi, đọc thầm, hướng dẫn giải nghĩa từ.
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thi nối tiếp đọc, lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
* Việc 2: Tìm hiểu bài
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi 1, 3, 4 trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá
và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
GV nhận xét, kết hợp giải nghĩa từ
- Chốt và ghi ND
Giáo viên: Võ Thị Hiệp


GIÁO ÁN TUẦN 8

Năm học: 2018-2019

*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nội dung của bài
+ Câu 1: Gọi đây là cổng trời vì đó là một đèo cao giữa hai vách đá; từ đỉnh đèo có thể
nhìn thầy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là
cổng để đi lên trời.

+ Câu 3: HS trả lời theo cảm nhận riêng. VD: Em thích hình ảnh đứng ở cổng trời, ngửa
đầu nhìn lên thấy khoảng không có gió thoảng mây trôi, tưởng như đó là cổng đi lên
trời, đi vào thế giới truyện cổ tích.
+ Câu 4: Cảnh sương giá như ấm lên bởi có hình ảnh con người, ai nấy tất bật, rộn ràng
với công việc: người Tày đi gặt lúa, trồng rau; người Giáy, người Dao đi tìm măng, hái
nấm; tiếng xe ngựa vang lên suốt triền rừng hoang dã, những vạt áo chàm nhuộm xanh.
+ Chốt ND bài: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống
thanh bình trong lao động của các đồng bào dân tộc.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
* Việc 3: Luyện đọc diễn cảm
Hướng dẫn đoạn luyện.
Cá nhân HS luyện đọc
Thi đọc diễn cảm, nhận xét, khen.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Đọc diễn cảm, thể hiện được cảm xúc của tác giả trước cảnh đẹp
của vùng cao.
+ Đọc thuộc lòng ít nhất là một đoạn thơ.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
C. Hoạt động ứng dụng: - Biết đọc một văn bản bất kì với giọng đọc phù hợp.
- Nói cho người thân biết cảnh đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống
thanh bình trong lao động của các đồng bào dân tộc.

Giáo viên: Võ Thị Hiệp


GIO N TUN 8
Nm hc: 2018-2019
NU CƠM (Tiết 2)


Kỹ thuật
I.Mục tiêu :
- Biết cách nấu cơm bằng bếp đin.
- Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu cơm.
- Có ý thức vận dụng những điều đã học để giúp đỡ gia đình.
II.Chuẩn bị :
- Giáo viên: Tranh quy trình nấu cơm bằng bếp in.
III. HOT NG HC:
A. HOT NG C BN:

1. Khi ng: - Hỏt tp th 1 bi

2. Hỡnh thnh kin thc:
Gii thiu bi - ghi bi
B. HOT NG THC HNH

1/ Quan sỏt, tỡm hiu v dng c nu cm.
Quan sỏt cỏc dng c ó chun b v tr li cõu hi:
+ Em hãy kể tên những loại dng c đc sử dụng để nấu cm trong
gia đình?
+ Em hãy nêu các chất dinh dỡng cần cho con ngi cú trong cm?
+Em v bn chia s cõu tr li ca mỡnh, nghe gúp ý, b sung, chnh sa (nu cú)

Vic 1: Nhúm trng mi cỏc bn nờu ý kin ca mỡnh, nu cú ý kin khỏc bit thỡ
ngh gii thớch rừ ti sao, nhúm trng cho cỏc bn thng nht ý kin.
Vic 2: Tng kt ý kin thng nht ca c nhúm v bỏo cỏo cụ giỏo.
Nghe cụ giỏo hng dn v cỏch nu cm.
2/ Tỡm hiu cỏch nu cm bng bp in.
Quan sỏt cỏc dng c ó chun b v tr li cõu hi:

+Nêu cách nấu cơm bng bp in ở nhà em?
Vic 1: Nhúm trng mi cỏc bn nờu ý kin ca mỡnh.
Vic 2: Tng kt ý kin thng nht ca c nhúm v bỏo cỏo cụ giỏo.
Nghe v quan sỏt cụ giỏo hng dn cỏch nu cm bp in.
C. HOT NG NG DNG

Giỏo viờn: Vừ Th Hip


GIÁO ÁN TUẦN 8

Năm học: 2018-2019

Chia sẻ cách nấu cơm bằng bếp điện cho bạn bè và người thân.
Thứ tư ngày 17 tháng 10 năm 2018
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS
- So sánh hai số thập phân. Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Rèn kĩ năng so sánh số thập phân, sắp xếp số thập phân theo thứ tự tăng hoặc giảm
dần.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4a.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.

B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Điền dấu <; >; =
- Cá nhân tự làm vào vở
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn so sánh hai số thập phân, bạn làm thế nào?
- Nhận xét và chốt: Cách so sánh hai số thập phân.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cách so sánh các số thập phân.
+ Thực hành so sánh đúng các STP trong BT2.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn, thực hành.
Bài 2: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn
- Cặp đôi trao đổi với nhau cách làm rồi cùng làm vào bảng phụ.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách xếp thứ tự các STP dựa vào cách so sánh các số thập phân.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cách so sánh và xếp thứ tự các số thập phân.
+ Thực hành so sánh và xếp đúng thứ tự các STP trong BT2.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và hợp tác nhóm; tự tin.
Giáo viên: Võ Thị Hiệp


GIÁO ÁN TUẦN 8
Năm học: 2018-2019
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.

- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn, thực hành.
Bài 3: Tìm chữ số x, biết 9,7x8 < 9,718
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, trao đổi cách làm rồi làm vào vở.
*Hổ trợ: Nhận xét gì về phần nguyên và hàng phần 10; hàng phần 1000 của STP đã cho.
? Muốn số 9,7 x 8 < 9,718 thì hàng phần trăm phải bằng bao nhiêu? (x là một chữ số)
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách so sánh theo giá trị từng hàng của STP.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc quy tắc so sánh hai số thập phân.
+ Vận dụng để xác định đúng chữ số cần tìm trong BT3.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
Bài 4a: Tìm chữ số tự nhiên x, biết 0,9 < x < 1,2
- Cặp đôi trao đổi với nhau cách làm rồi cùng làm vào bảng phụ.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách so sánh theo giá trị từng hàng của STP.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc quy tắc so sánh hai số thập phân.
+ Vận dụng để xác định đúng số tự nhiên giữa 2 số TP trong BT4.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Tự cho các số thập phân bất kì (khoảng 7 số) và thực hành xếp thứ tự các số thập phân
cùng bố mẹ hoặc bạn bè xem ai xếp đúng và xếp nhanh hơn.


Giáo viên: Võ Thị Hiệp


GIÁO ÁN TUẦN 8

Năm học: 2018-2019

TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Lập được dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em có đầy đủ 3 phần:
mở bài, thân bài, kết bài.
- Dựa vào dàn ý (thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp địa phương.
- Giáo dục HS lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, diễn đạt ngôn ngữ.
II.Chuẩn bị:
Bảng phụ; tranh ảnh về cảnh đẹp của các miền.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em.
- Yêu cầu HS nêu cấu tạo bài văn tả cảnh.
- Trao đổi với nhau về những kết quả quan sát của mình và lập dàn ý chi tiết cho bài văn
miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương.
*Hổ trợ : Có thể tả cảnh con đường làng, cảnh cảnh đồng, dòng sông vào một thời điểm
nhất định (Buổi sáng/buổi chiều) cũng có thể tả theo thời gian (Từ sáng đến chiều).

+ Nên tả theo trình tự quan sát từ xa đến gần, từ ngoài vào trong.
- Theo dõi và giúp đỡ HS còn chậm.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm nối tiếp nhau trình bày dàn ý của mình.
- Nhận xét và bổ sung, hoàn chỉnh dàn ý cho bài văn tả một cảnh đẹp của địa phương.
- Tuyên dương những HS lập được dàn ý tốt.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một cảnh sông nước dựa vào
kết quả quan sát.
a) Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp được tả là cảnh nào, thời điểm định tả.
b) Thân bài: + Miêu tả bao quát: Chọn tả những đặc điểm nổi bật của cảnh, gây ấn
tượng của cảnh.
+ Tả chi tiết của cảnh: Bầu trời, gió, cây cối, ... như thế nào?
c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cảnh đẹp định tả.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
Bài 2: Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương
em
Giáo viên: Võ Thị Hiệp


GIÁO ÁN TUẦN 8

Năm học: 2018-2019

- HS chọn viết một đoạn dựa theo dàn ý đã lập.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nối tiếp nhau trình bày đoạn văn của mình.
- Nhận xét và bổ sung, tuyên dương những HS viết tốt.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Trình bày đúng hình thức một đoạn văn: Một đoạn văn phải có
câu mở đoạn, câu kết đoạn.

+ Viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em một cách chân thực, tự
nhiên, có ý riêng, ý mới.
- Phương pháp: Vấn đáp, viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, tôn vinh HS.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Dựa vào dàn ý tập viết lại thành bài văn tả một cảnh đẹp ở quê hương em.

Giáo viên: Võ Thị Hiệp


GIÁO ÁN TUẦN 8

Năm học: 2018-2019

Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2018
LUYỆN TẬP CHUNG

TOÁN:
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết đọc, viết, sắp thứ tự các số thập phân.
- Rèn kĩ năng đọc, viết, sắp xếp số thập phân theo thứ tự tăng hoặc giảm dần.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3.
*ND điều chỉnh: Không yêu cầu tính bằng cách thuận tiện nhất.
Không y/c làm BT4a.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:

- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Đọc các số thập phân

- Hai bạn ngồi cạnh nhau thực hiện đọc các số thập phân.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn đọc số thập phân, bạn đọc thế nào?
? Nêu giá trị chữ số 8 trong số 0,187?
? Nêu giá trị chữ số 9 trong số 9,001?
- Nhận xét và chốt: Cách đọc số thập phân.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cách đọc và cấu tạo, giá trị mỗi chữ số trong từng hàng của số thập
phân.
+ Vận dụng để đọc và nêu đúng cấu tạo, giá trị mỗi chữ số trong từng hàng của số thập
phân trong BT1.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và hợp tác; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn.
Bài 2: Viết số thập phân
Giáo viên: Võ Thị Hiệp


GIÁO ÁN TUẦN 8

Năm học: 2018-2019

- Cá nhân tự làm bài vào vở - 1 bạn viết vào bảng phụ.

- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn viết số thập phân, bạn viết như thế nào?
- Nhận xét và chốt: Cách viết các số thập phân.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cách viết số thập phân.
+ Thực hành viết đúng các STP trong BT2.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn, thực hành.
Bài 3: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn
- Cặp đôi trao đổi với nhau cách làm rồi cùng làm vào bảng phụ.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Đáp án: 41,538 < 41,835 < 42,358 < 42,538
- Củng cố: Cách xếp thứ tự các STP dựa vào cách so sánh các số thập phân.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm chắc cách so sánh và xếp thứ tự các số thập phân.
+ Thực hành so sánh và xếp đúng thứ tự các STP trong BT3.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và hợp tác nhóm; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn, thực hành.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Tự cho các số thập phân bất kì (khoảng 7 số) và thực hành xếp thứ tự các số thập phân
cùng bố mẹ hoặc bạn bè xem ai xếp đúng và xếp nhanh hơn.
- Hỏi đáp cùng bố mẹ hoặc ban bè cách đọc, cách viết số thập phân.

Giáo viên: Võ Thị Hiệp



GIÁO ÁN TUẦN 8

Năm học: 2018-2019

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1. Biết đặt
câu phân biệt các nghĩa của một từ nhiều nghĩa ở BT3.
- Rèn kĩ năng đặt câu.
- Giáo dục HS có ý thức dùng từ nhiều nghĩa khi nói và viết văn qua đó thấy được sự
phong phú của Tiếng Việt.
- HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ.
*ND điều chỉnh: Không làm bài tập 2.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tìm từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong các câu:
- Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm đọc thầm các câu văn, thảo luận
về nghĩa của các từ chín, đường, vạt trong từng câu để xác định từ chín, đường, vạt
nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp.
? Vì sao bạn biết từ chín ở câu 2 là từ đồng âm?
? Vì sao bạn biết từ chín ở câu 1 và câu 3 là từ nhiều nghĩa? ...
- Nhận xét và chốt kết quả đúng:

- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Xác định đúng nghĩa của từ chín, đường, vạt (từ nào là từ đồng âm,
từ nào là từ nhiều nghĩa)
+ Từ chín trong câu 2 là từ đồng âm (Tổ em có chín học sinh)
+ Từ đường trong câu 1 là từ đồng âm.
+ Từ đường trong câu 2, 3 là từ nhiều nghĩa.
+ Từ vạt trong câu 2 là từ đồng âm.
+ Từ vạt trong câu 1, 3 là từ nhiều nghĩa.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Bài 3: Đặt câu để phân biệt các nghĩa của một trong các từ: Cao, nặng, ngọt.

Giáo viên: Võ Thị Hiệp


GIÁO ÁN TUẦN 8

Năm học: 2018-2019

- Yêu cầu HS chọn một từ nhiều nghĩa thực hiện đặt câu phân biệt nghĩa của từ
đó. Riêng HS có năng lực đặt câu để phân biệt nghĩa của cả 3 tính từ đó.
*Hổ trợ: Các em dựa vào nghĩa phổ biến đã cho để đặt câu.
VD: Cao
+ Có chiều cao lớn hơn mức bình thường. (nghĩa gốc)
+ Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường. (nghĩa chuyển)
- Cá nhân tự làm vào VBT theo yêu cầu.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp
- Nhận xét và chốt: Khái niệm từ nhiều nghĩa và cách đặt câu phân biệt hai nghĩa đó.
*Đánh giá thường xuyên:

- Tiêu chí đánh giá: Đặt câu đúng yêu cầu và hay.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Hỏi đáp cùng bố mẹ, bạn bè về một số từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.

Giáo viên: Võ Thị Hiệp


×