Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tuần 12 giáo án lớp 5 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – giáo án cô anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.98 KB, 34 trang )

Gi¸o ¸n líp 5
TUẦN 12
Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2018
TOÁN:
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000, ...
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, ... Biết chuyển đổi đơn vị đo của số
đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Rèn kĩ năng nhân nhẩm một số TP 10; 100; 1000.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức:.
*Việc 1: Tìm hiểu ví dụ.
*VD1: 27,867 x 10 = ?
- Yêu cầu HS đặt tính và tính.
? Em có nhận xét gì về cách viết của số 27,867 và số 278,67?
? Làm thế nào để có được ngay tích 27,867 x10 mà không cần thực hiện phép tính?
- GV chốt: Khi tìm tích của 27,867 x 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của 27,867 sang
bên phải một chữ số.
*VD2: 53,286 x 100 = ? (Tương tự VD1)
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm cách nhân số thập phân với 10; 100; 1000.
+ Vận dụng để tính và rút ra quy tắc nhân STP với 10; 100; 1000.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.


- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn.
*Việc 2: Cách nhân một STP với 10, 100, 1000, ...
? Muốn nhân một STP với 10, 100, 1000, ... ta làm như thế nào?
- Chốt và ghi bảng quy tắc nhân nhẩm một STP với 10, 100, ...; cho HS nhắc lại ghi nhớ.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm cách nhân số thập phân với 10; 100; 1000.
+ Học thuộc quy tắc nhân số thập phân với 10; 100; 1000..
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn.
Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Nhân nhẩm
- Cá nhân tự làm vào vở.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn nhân một STP với 10, 100, 1000, ... bạn làm như thế nào?
- Nhận xét và chốt: Cách nhân nhẩm một STP với 10, 100, 1000, ....
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc cách nhân số thập phân với 10; 100; 1000.
+ Vận dụng để nhân nhẩm đúng các phép tính.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
*Việc 2: Bài 2: Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là cm
- Cặp đôi trao đổi với nhau cách làm và cùng làm vào bảng phụ.

- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Củng cố: Mối quan hệ giữa cm với dm, m; chốt cách chuyển từ số đo có đơn vị bé sang
số đo có đơn vị lớn.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc cách nhân số thập phân với 10; 100; 1000.
+ Vận dụng để chuyển đúng các số đo độ dài dưới dạng số thập phân bằng cách nhân
nhẩm với 10; 100; 1000.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Hỏi đáp cùng người thân hoặc bạn bè về cách nhân số thập phân với 10; 100; 1000 bằng
những ví dụ cụ thể.

TẬP ĐỌC:
MÙA THẢO QUẢ
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Đọc diễn cảm được bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của
rừng thảo quả.
- Hiểu ND: Vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các
câu hỏi trong SGK).
- GDHS biết yêu quý và chăm sóc cây cối.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5
*HS có năng lực: Nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh
động.

II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Nghe cô giáo (hoặc bạn) đọc bài
- Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nắm được các đoạn và giọng đọc của từng đoạn.
- Phương pháp: Quan sát quá trình.
- Kĩ thuật: Ghi chép các sự kiện thường nhật.
*Việc 2: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc từ chú giải: cá nhân đưa ra từ ngữ chưa hiểu, các
bạn khác nghe và giải thích cho bạn hoặc nhờ cô giáo giúp đỡ.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng tiếng, từ ngữ. Giải thích được nghĩa của từ trong bài.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
*Việc 3: Cùng luyện đọc
- Đọc từ, câu, đoạn, bài. HĐ nhóm đôi: Một bạn đọc 1 đoạn - một bạn nghe rồi chia sẻ
cách đọc với bạn và ngược lại. ( Mỗi bạn phải được đọc cả bài)
- HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong
nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.

*Việc 4: Thảo luận, trao đổi câu hỏi.
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và
bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nội dung của bài
+ Câu 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho
gió thơm, cây cỏ thơm, đát trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng
thơm. Các từ hương và thơm lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương đặc biệt ...
+ Câu 2: Qua một năm, hạt thảo quả đã thành cây, cao tới bụng người. Một năm sau nữa,
mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan tỏa, ...
+ Câu 3: Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây. Khi thảo quả chín, dưới đáy rừng rực lên những
chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. ...
+ Chốt ND bài: Vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi của rừng thảo quả.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
*Việc 5: Luyện đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm đoạn 2 trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và đánh giá, tuyên dương nhóm đọc tốt.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Đọc diễn cảm toàn bài, nhấn giọng những từ ngữ: lướt thướt, ngọt
lựng, thơm nồng, gió, đất trời, thơm đậm, ủ ấp.
- Phương pháp: Vấn đáp.

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
C. Hoạt động ứng dụng: - Biết đọc một văn bản bất kì với giọng đọc phù hợp.
ĐẠO ĐỨC:
KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương em nhỏ.
- Nêu được những hành vi,việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già,
yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già,nhường nhịn em nhỏ.
- Phát triển năng lực giao tiếp, ứng xử lịch sự, tự tin; năng lực hợp tác; năng lực giải
quyết vấn đề.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ, tranh vẽ minh họa.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban học tập cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Tìm hiểu truyện “Sau đêm mưa”.
Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5
- Gọi HS đọc câu chuyện “Sau đêm mưa”
- Nhóm trưởng cho các bạn đọc thầm lại câu chuyện và thảo luận theo ND sau:
? Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ?
? Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn?
? Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện?
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ em họ bằng những việc

làm phù hợp với bản thân. Đó là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con
người, là biểu hiện của người văn minh, lịch sự.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Biết cần phải giúp đỡ người già và em nhỏ.
+ Biết được ý nghĩa của việc làm đó.
- Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng.
*Việc 2: Hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
- Cặp đôi đọc thầm các hành vi và xác định những hành động, việc làm thể hiện tình cảm
kính già, yêu trẻ.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp.
- GV nhận xét và chốt: Các hành vi a, b, c là những hành vi thể hiện tình cảm kính già,
yêu trẻ còn hành vi d chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.
- Yêu cầu HS liên hệ xem mình đã làm được những việc gì để thể hiện tình cảm kính già,
yêu trẻ.
- Nhận xét và đánh giá, tuyên dương những HS đã biết kính trọng, yêu ...
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nhận biết được các hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi; nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Kể cho người thân nghe một số việc làm thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của các bạn
trong lớp.
KỂ CHUYỆN:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường; lời kể rõ ràng,
ngắn gọn.
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện đã kể, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

- GDHS có ý thức bảo vệ môi trường.
- HS biết kể chuyện và biểu diễn tự tin, ngôn ngữ diễn đạt lưu loát, thể hiện được giọng
nói của nhân vật.
II.Chuẩn bị: Một số truyện gắn với chủ điểm bảo vệ môi trường.
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5

- Ban văn nghệ điều hành cả lớp hát bài hát mà các bạn yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Tìm hiểu đề
- HS đọc đề bài.
- GV gạch chân dưới các từ ngữ: bảo vệ môi trường, được nghe, được đọc.
- Y/c nhóm trưởng hướng dẫn nhóm đọc phần gợi ý của bài.
? Yêu cầu HS nhắc lại những câu chuyện đã học có ở SGK nói về đề tài này?
*Lưu ý: Các em HSKG nên kể về những câu chuyện mình đã nghe hay đã đọc được ở
ngoài SKG. Còn các em không tìm được những câu chuyện ngoài SGK thì có thể vận
dụng kể những câu chuyện đó.
- Cho HS giới thiệu về câu chuyện mình sẽ kể.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Dựa vào gợi ý ở SGK, chọn được một câu chuyện em đã nghe hay
đã đọc nói về bảo vệ môi trường.
+ Trình tự kể một câu chuyện: Giới thiệu câu chuyện; kể diễn của câu chuyện; có thể nêu
cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện.
- Phương pháp: Quan sát.

- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn.
*Việc 2: Kể chuyện
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm nối tiếp nhau tập kể lại câu chuyện.
- HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- HS thi kể trước lớp. Cá nhân chia sẻ nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn người kể câu chuyện hay nhất.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Nội dung câu chuyện có phù hợp với yêu cầu đề bài không, có hay,
mới và hấp dẫn không?
+ Cách kể (giọng điệu cử chỉ).
+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, kể chuyện, tôn vinh HS.
*Việc 3: Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

- Cặp đôi trao đổi, thảo luận với nhau về ý nghĩa câu chuyện:
? Con người cần làm gì để bảo vệ môi trường?
? Để bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, em cần làm gì?
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại: Những việc cần làm để bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.
Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nắm được ý nghĩa câu chuyện, những việc cần làm để bảo vệ môi
trường xanh - sạch - đẹp.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng:

- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2018
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,… Nhân một số thập phân với một số
tròn chục tròn, trăm. Giải bài toán có có 3 bước tính.
- Rèn kĩ năng nhân nhẩm một số TP 10; 100; 1000; Nhân số thập phân với số tròn chục
tròn trăm, giải bài toán có lời văn.
- GDHS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.yêu thích môn toán
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
*Các bài tập cần làm: Bài 1a, bài 2(a, b), bài 3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1a: Tính nhẩm
- Cá nhân tự làm vào vở
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Xì điện”.
? Muốn nhân nhẩm một số thập phân với 10 bạn làm như thế nào?
? Muốn nhân nhẩm một số thập phân với 100 bạn làm như thế nào?
? Muốn nhân nhẩm một số thập phân với 1000 bạn làm như thế nào?
- Nhận xét và chốt: Cách đặt tính và cách trừ hai số thập phân.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc cách nhân số thập phân với 10; 100; 1000.
+ Vận dụng để nhân nhẩm đúng các phép tính.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.

+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
*Việc 2: Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Cá nhân tự làm vào vở câu a và b:
Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5
7,69 x 50
12,6 x 800
- Cá nhân trao đổi với bạn về cách làm và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách đặt tính và cách nhân một số thập phân với một số tròn chục,
tròn trăm.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc cách đặt tính và cách nhân số thập phân với các số
tròn chục, tròn trăm.
+ Vận dụng để nhân đúng các phép tính.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
*Việc 3: Bài 3: Giải toán:
- Cá nhân đọc thầm, phân tích và xác định dạng toán.
- Cá nhân giải bài toán vào vở.
- Cá nhân đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất cách giải.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Chốt: Cách giải bài toán có ba bước tính áp dụng nhân một số thập phân với một số tự
nhiên.

*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc cách giải dạng toán liên quan đến nhân số thập phân
với 10; 100; 1000.
+ Vận dụng để giải đúng bài toán.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Hỏi đáp cùng người thân hoặc bạn bè về cách nhân số thập phân với 10; 100; 1000;
nhân với số tròn chục, tròn trăm bằng những ví dụ cụ thể.

Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu BT1. Biết tìm từ đồng
nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu BT3.
- Luôn sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
- GDHS có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
- HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ.
*ND điều chỉnh: Không làm BT2
II.Chuẩn bị: Bảng phụ, từ điển liên quan đến bài học.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.

- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Giải nghĩa của một số từ ngữ thuộc chủ đề “Môi trường”.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thực hiện đọc đoạn văn và thảo luận về nghĩa của các
cụm từ: khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại: Nghĩa của các cụm từ (khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn
thiên nhiên)
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Giải thích đúng nghĩa của các cụm từ: khu dân cư, khu sản xuất, khu
bảo tồn thiên nhiên:
+ Khu dân cư: khu vực dành cho dân nhân ăn ở, sinh hoạt.
+ Khu sản xuất: khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp, ...
+ Khu bảo tồn thiên nhiên: khu vực trong đó các loài cây, con vật và cảnh quan thiên
nhiên được bảo vệ, gìn giữ lâu dài.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
*Việc 2: Nối mỗi từ ở cột A với nghĩa ở cột B
- Cá nhân đọc thầm yêu cầu của bài và làm vào VBTGK.
- Cá nhân đổi chéo vở kiểm tra và thống nhất kết quả với bạn.
Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại: + Sinh vật: Tên gọi chung của các vật sống, ...
+ Sinh thái: Quan hệ giữa SV với môi trường xq.
+ Hình thái: Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nối đúng nghĩa của các cụm từ: sinh vật, sinh thái, hình thái.

- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
*Việc 3: Bài 3: Thay từ bảo vệ bằng từ đồng nghĩa với nó.
- Cặp đôi đọc thầm yêu cầu, trao đổi với nhau cách sử dụng từ đồng nghĩa và làm vào
VBTGK.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và thống nhất kết quả với bạn.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chôt: Chọn từ giữ gìn (gìn giữ) thay thế từ bảo vệ.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Thay được từ bảo vệ bằng từ đồng nghĩa: giữ gìn/gìn giữ.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Hỏi đáp cùng người thân, bạn bè về nghĩa của các từ thuộc chủ đề “Bảo vệ môi trường”:
khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, sinh vật, sinh thái, hình thái.
ÔL TIẾNG VIỆT:
EM TỰ ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT TUẦN 12
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc và hiểu truyện “Cây cối và con người”. Hiểu được tầm quan trọng của cây cối đối
với cuộc sống con người.
- Làm đúng các bài tập có đại từ xưng hô; xác định được quan hệ từ trong câu.
- GD HS biết chăm sóc và bảo vệ cây cối.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
II.Chuẩn bị:
- Tranh ảnh minh họa.
- Bảng phụ
III.Hoạt động học.
A. Hoạt đông cơ bản:
*Khởi động:
- Nhóm trưởng cho các bạn trong nhóm trao đổi với nhau về ND:

? Cây cối có vai trò quan trọng như thế nào với cuộc sống của con người?
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nêu được vai trò quan trọng của cây cối đối với cuộc sống của con
người: Làm đẹp cuộc sống, điều hòa khí hậu, chống hiện tượng xói mòn đất, ...
- Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp.
Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Đọc bài “Cây cối và con người” và TLCH
- Cá nhân đọc thầm truyện và tự làm bài vào vở ôn luyện TV trang 58.
- Cá nhân chia sẻ bài làm của mình với bạn.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại ý nghĩa, ND của truyện bài “Cây cối và con người”.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nội dung của bài
+ Câu 1: Cây cối là lá phổi xanh, lọc dưỡng khí, duy trì sự sống cho con người. Cây đem
lại cho con người cảm giác bình yên. Cây đem lại sự ấm áp cho con người.
+ Câu 2: Cây bách tượng trưng cho sự trường tồn; cây ô liu tượng trưng cho hòa bình;
cây nguyệt quế tượng trưng cho sự vinh quang.
+ Câu 3: Bác Hồ phát động Tết trồng cây từ năm 1960.
+ Câu 4: Khai thác nguồn lâm sản quá mức cho phép, chặt phá rừng, chuyển đổi mục
đích sử dụng đất là nguyên nhân khiến cây cối bị tàn phá.
+ Câu 5: Việc cần làm để bảo vệ cây cối: không chặt phá cây bừa bãi, trồng cây gây rừng.
+ Chốt ND bài: Cây cối có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Vì vậy,
chúng ta cần khai thác rừng hợp lí, trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc.

- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
*Việc 2: Điền đại từ xưng hô thích hợp vào chỗ trống trong truyện vui “Lớn nhanh
quá”.
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập.
- Hai bạn ngồi cạnh nhau trao đổi nên sử dụng đại từ gì để điền vào mẩu chuyện và làm
vào vở ôn luyện TV trang 60.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại khái niệm: Đại từ xưng hô và cách sử dụng đại từ xưng hô phù hợp
với đối tượng giao tiếp.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Điền đúng các đại từ xưng hô thích hợp với mỗi ô trống:
+ Câu 1: tớ + Câu 2: tớ
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời.
*Việc 3: Tìm ba quan hệ từ trong bài đọc “Cây cối và con người” và ghi vào chỗ
trống.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm lại bài “Cây cối và con người” cùng thảo
luận, tìm các quan hệ từ được sử dụng trong bài văn và làm vào vở ôn luyện TV trang 60.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Củng cố: Khái niệm quan hệ từ và tác dụng của quan hệ từ.
Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5
+ Các quan hệ từ được sử dụng trong bài: về, hoặc, với; không những ... mà.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Tìm được các quan hệ từ: không những ... mà, vì, với.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.

C. Hoạt động ứng dụng:
- Ôn lại bài.
- Vận dụng các đại từ, quan hệ từ vào bài văn của mình.
- Tự mình nêu một quan hệ từ, nêu cặp quan hệ từ rồi yêu cầu bạn đặt câu và đổi vai cho
nhau.

Thứ tư ngày 14 tháng 11 năm 2018
TOÁN:
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Nhân một số thập phân với một số thập phân. Phép nhân hai số thập phân có tính chất
giao hoán.
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính nhân một số thập phân với một số thập phân, vận dụng tính
chất giao hoán vào tính nhanh kết quả phép nhân.
- HS có ý thức trình bày bài khoa học, vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5
*Các bài tập cần làm: Bài 1(a, c), bài 2.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức:.
*Việc 1: Tìm hiểu ví dụ.
*VD1: - Yêu cầu HS đọc BT, phân tích và nêu phép tính tương ứng.

- Yêu cầu HS tính: 6,4 x 4,8 = ?
- Nhận xét và chốt cách làm: Ta có: 6,4m = 64dm
64
6,4
4,8m = 48dm x 48
x 4,8
512
512
256
256
2
3072 (dm )
30,72(m2)
Mà 3072 dm2 = 30,72 m2
- Yêu cầu HS so sánh hai cách tính.
- Nhận xét và chốt: cách nhân 1STP với 1STP
*VD2:
4,75 x 1,3 = ?
- Yêu cầu HS đặt tính và tính.
- Nhận xét và chốt: cách nhân 1STP với 1STP
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm cách nhân số thập phân với với số thập phân.
+ Vận dụng để tính và rút ra quy tắc nhân số thập phân với với số thập phân.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn.
*Việc 2: Hình thành quy tắc nhân một STP với 1 STP
? Muốn nhân một STP với 1 STP ta làm như thế nào?
- Nhận xét và chốt: Quy tắc nhân 1 STP ...; cho HS nhắc lại ghi nhớ.
*Đánh giá thường xuyên:

- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm cách nhân số thập phân với với số thập phân.
+ Học thuộc quy tắc nhân số thập phân với với số thập phân.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Đặt tính rồi tính
a, 25,8 x 1,5
c, 0,24 x 4,7
Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5

- Cá nhân tự làm vào vở.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn nhân một STP với một số thập phân bạn làm như thế nào?
- Nhận xét và chốt: Cách đặt tính và cách nhân một STP với một STP.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc cách đặt tính và cách nhân số thập phân với với số
thập phân.
+ Vận dụng để nhân đúng các phép tính.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
*Việc 2: Bài 2: Tính rồi so sánh giá trị của a x b và b x a
- Cặp đôi trao đổi với nhau cách làm và cùng làm vào bảng phụ.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Củng cố: Phép nhân các STP có tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ hai thừa số của một

tích thì tổng không thay đổi..
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm được tính chất giao hoán của phép nhân số thập phân với
với số thập phân.
+ Vận dụng để tính và so sánh đúng các phép tính.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Hỏi đáp cùng người thân hoặc bạn bè về cách nhân số thập phân với với số thập phân
bằng những ví dụ cụ thể.
TẬP ĐỌC:
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát.
- Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời (TL
được câu hỏi trong SGK, thuộc hai khổ thơ cuối bài).
- GDHS đức tính cần cù, chịu khó trong học tập cũng như trong lao động.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
*HS có năng lực: Thuộc và đọc diễn cảm bài thơ.
II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động thực hành:
*Khởi động:
Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5


- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Nghe cô giáo (hoặc bạn) đọc bài
- Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nắm giọng đọc của từng khổ thơ.
- Phương pháp: Quan sát quá trình.
- Kĩ thuật: Ghi chép các sự kiện thường nhật.
*Việc 2: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc từ chú giải: cá nhân đưa ra từ ngữ chưa hiểu, các
bạn khác nghe và giải thích cho bạn hoặc nhờ cô giáo giúp đỡ.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng tiếng, từ ngữ. Giải thích được nghĩa của từ trong bài.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
*Việc 3: Cùng luyện đọc
- Đọc từ, câu, đoạn, bài. HĐ nhóm đôi: Một bạn đọc 1 khổ thơ - một bạn nghe rồi chia sẻ
cách đọc với bạn và ngược lại. ( Mỗi bạn phải được đọc cả bài)
- HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong
nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
*Việc 4: Thảo luận, trao đổi câu hỏi.
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và

bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nội dung của bài
+ Câu 1: Những chi tiết thể hiện sự vô cùng của không gian: đôi cánh của bầy ong đẫm
nắng trời, không gian là nẻo đường xa. Những chi tiết thể hiện sự vô tận của thời gian:
bầy ong bay đến trọn đời, thời gian vô tận.
Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5
+ Câu 2: Bầy ong rong ruổi trăm miền: ong có mặt nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển
sóng tràn, nơi quần đảo khơi xa. Ong nioois liền các mùa hoa, nối rừng hoang với biển
xa, ... Ong chăm chỉ, giỏi giang.
Vẻ đẹp ở những nơi ong đến: Nơi rừng sâu có bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa
ban; nơi biển xa có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa; nơi quần đảo có loài hoa nở
như là không tên.
+ Câu 3: Đến nơi nào, bầy ong chăm chỉ, giỏi giang cũng tìm được hoa làm mật, đem lại
hương vị ngọt ngào cho đời.
+ Câu 4: Công việc của loài ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ, lớn lao: Ong giữ hộ cho người
những mùa hoa đã tàn nhờ chắt được trong vị ngọt, mùi hương của hoa những giọt mật
tinh túy. Thưởng thức mật ong, con người như thấy được mùa hoa sống lại, không phai
tàn.
+ Chốt ND bài: Bầy ong làm việc bền bỉ, siêng năng trong thầm lặng để tạo ra mật ong
một sản phẩm quý cho đời.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
*Việc 5: Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài.
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1 + 2.
- Cặp đôi cùng luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1 + 2.

- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm khổ thơ 1 + 2.
- GV cùng lớp nhận xét và đánh giá, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Tổ chức cho HS nhẩm đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài.
- GV cùng lớp nhận xét và đánh giá, tuyên dương nhóm đọc tốt.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Đọc diễn cảm, giọng trải dài, tha thiết.
+ Đọc thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
C. Hoạt động ứng dụng: - Biết đọc một văn bản bất kì với giọng đọc phù hợp.
CHÍNH TẢ: (Nghe - viết)
MÙA THẢO QUẢ
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Nghe - viết đúng bài chính tả ; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức
bài văn xuôi.
- Làm được BT2a, BT3b.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Rèn luyện kĩ năng tự học, hợp tác nhóm.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động:
Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
2. Hình thành kiến thức:

*Việc 1: Tìm hiểu về bài viết
- Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp.
- Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết.
- Chia sẻ với GV về cách trình bày.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Hiểu nội dung bài viết.
+ Nắm được cách trình bày đúng hình thức đúng hình thức bài văn xuôi.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi.
*Việc 2: Viết từ khó
- Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh.
- Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Phân tích cấu tạo âm vần, phân biệt âm vần dễ lẫn lộn.
- Phương pháp: Vấn đáp viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
B. Hoạt động thực hành
*Việc 1: Viết chính tả
- GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện chữ viết.
- GV đọc - học sinh viết chính tả. GV theo dõi, uốn nắn cho học sinh viết chưa đẹp.
- GV đọc chậm - HS dò bài.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Kĩ năng viết chính tả của HS
+ Viết chính xác từ khó: gốc cây, kín đáo, chín.
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp.
- Phương pháp: Vấn đáp viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, tôn vinh HS.
*Việc 2: Làm bài tập
Bài 2a: Tìm những từ ngữ chứa tiếng ghi ở mỗi cột dọc trong bảng sau.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hoàn thiện bài tập nhanh.

- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Phân biệt được tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu s hay x
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn.
Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài 3b: Tìm các từ láy theo những khn vần ghi ở từng ơ trong bảng.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hồn thiện bài tập nhanh.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.
- Nhận xét và đánh giá kết quả.
*Đánh giá thường xun:
- Tiêu chí đánh giá: Tìm đúng các từ láy theo những khn vần: an - at; ang - ac; ơn - ơt;
ơng - ơc; un - ut; ung - uc.
Tiêu chí

HTT

HT

CHT

1.Tìm đúng các từ láy
2. Hợp tác tốt
3. Phản xạ nhanh
3. Trình bày đẹp

- Phương pháp: Quan sát.
- Kĩ thuật: Phiếu đánh giá tiêu chí.
C. Hoạt động ứng dụng: - Tập viết lại những chữ mình chưa hài lòng.
- Biết trình bày đúng một văn bản đẹp mắt, khoa học và sáng tạo.
Thứ năm ngày 15 tháng 11 năm 2018
LUYỆN TẬP

TỐN:
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết nhân nhẩm một số thập phân với 0,1 ; 0,01; 0,001; …
- Rèn kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001, ...
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
*Các bài tập cần làm: Bài 1.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình u thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1a: Tìm hiểu ví dụ
- u cầu HS đặt tính rời tính: 142,57 x 0,1
- Nhận xét và chốt cách đặt tính và cách tính.
Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5
? Em có nhận xét gì về thừa số 142,57 và tích 14,257?
? Khi nhân 142,57 với 0,1 ta tìm ngay tích bằng cách nào? (bằng cách chuyển dấu phẩy

của 142,57 sang bên trái một chữ số)
? Muốn nhân nhẩm một số TP với 0,1 ta làm thế nào?
- Nhận xét và chốt: Ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một chữ số.
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính: 531,75 x 0,01.
- Nhận xét và chốt cách đặt tính và cách tính.
? Em có nhận xét gì về thừa số 531,75 và tích 5,3175?
? Khi nhân 531,75 với 0,01 ta tìm ngay tích bằng cách nào? (bằng cách chuyển dấu phẩy
của 531,75 sang bên trái hai chữ số)
? Muốn nhân nhẩm 1 STP với 0,01 ta làm tn?
- Nhận xét và chốt: Ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái hai chữ số.
? Như vậy, muốn nhân một STP với 0,1; 0,01; 0,001 ta làm như thế nào?
- Nhận xét và chốt lại quy tắc: Muốn nhân một STP với 0,1; 0,01; 0,001; ... ta chỉ việc
dời dấu phẩy của số đó sang trái 1, 2, 3, ... chữ số.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc cách nhân số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001.
+ Vận dụng để tính và rút ra quy tắc nhân số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
*Việc 2: Bài 1b: Tính nhẩm
- Hai bạn ngồi cạnh nhau trao đổi cách làm, tự làm vào vở.
- Hai bạn ngồi cạnh nhau thực hiện đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Xì điện”: HĐTQ nêu phép tính thứ nhất và
gọi 1 bạn trả lời. Nếu trả lời đúng thì có quyền nêu phép tính khác và chỉ định bạn khác
trả lời. Thực hiện như vậy cho đến hết phép tính cuối cùng.
- Nhận xét và chốt: Cách nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm quy tắc nhân số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001.
+ Vận dụng để tính nhẩm đúng các phép tính.

+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; hợp tác; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Hỏi đáp cùng người thân hoặc bạn bè về cách nhân số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001
bằng những ví dụ cụ thể.

Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5

Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5

LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu (BT1, BT2). Tìm được
quan hệ từ thích hợp theo y/c BT3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho (BT4).
- Luôn sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Giáo dục HS có ý thức sử dụng quan hệ từ khi nói và viết văn qua đó thấy được sự
phong phú của Tiếng Việt.
- HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ.
*HS có năng lực: Đặt được 3 câu với 3 quan hệ từ nêu ở BT4.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:

A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Tìm quan hệ từ trong đoạn trích và cho biết mỗi quan hệ từ nối những
từ ngữ nào trong câu:
- Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm đọc thầm đoạn trích, tìm các quan hệ từ có
trong đoạn trích và trao đổi với nhau xem các quan hệ từ đó dùng để nối những từ ngữ
nào trong câu văn.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Các quan hệ từ và tác dụng của nó.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Tìm được các quan hệ từ và tác dụng của chúng: của nối cái cày với
người Hmông, như nối vòng với hình cánh cung, như nối hùng dũng với một chàng hiệp
sĩ cổ đeo cung ra trận, bằng nối bắp cày với gỗ tốt màu đen.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
*Việc 2: Bài 2: Các từ in đậm được dùng trong mỗi câu biểu thị quan hệ gì?
- Hai bạn ngồi cạnh nhau đọc thầm các câu văn và trao đổi về tác dụng của các quan hệ từ
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chi sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Tác dụng của các quan hệ từ.
*Đánh giá thường xuyên:
Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5
- Tiêu chí đánh giá: Hiểu sự biểu thị những quan hệ khác nhau của các quan hệ từ cụ thể
trong câu:
+ nhưng biểu thị quan hệ tương phản.

+ mà biểu thị quan hệ tương phản.
+ nếu … thì biểu thị quan hệ điều kiện (giả thiết) - kết quả
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
*Việc 3: Bài 3: Điền quan hệ từ thích hợp với mỗi ô trống
- Cá nhân đọc thầm yêu cầu bài tập và làm vào VBTGK.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Chốt: Cách sử dụng các quan hệ từ trong câu văn.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Điền đúng các quan hệ từ:
+ Câu a: và
+ Câu b: và, ở, của
+ Câu c: thì, thì
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
*Việc 4: Bài 4: Đặt câu với mỗi quan hệ từ: mà, thì, bằng

+ Câu d: và, nhưng.

- Cá nhân đặt 1 câu vào VBTGK. Riêng HSKG 3 đặt câu với 3 từ đó.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp
- Nhận xét và chốt: Câu đúng và cách đặt câu với quan hệ từ.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Đặt được câu đúng và hay.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Vận dụng các quan hệ từ vào bài văn của mình.
- Tự mình nêu một quan hệ từ, nêu cặp quan hệ từ rồi yêu cầu bạn đặt câu và đổi vai cho
nhau.

TẬP LÀM VĂN:
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Nắm được cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả người. (ND
ghi nhớ). Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình
- Rèn kĩ năng phân tích cầu tạo của một bài văn tả người.
- Giúp HS tình cảm gia đình.
- Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác nhóm.
II.Chuẩn bị: Các tấm bìa như SGK, bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động

Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Nhận xét
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm bài văn “Hạng A Cháng” và thảo luận 5 câu
hỏi ở SGK
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
GV: ? Em có nhận xét gì về thân bài của bài văn Hạng A Cháng?
? Qua ví dụ trên em thấy bài văn tả người gồm có những phần nào?
? Nhiệm vụ chính của từng phần trong bài văn tả người là gì?
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Cấu tạo của bài văn “Hạng A Cháng”:
+ Câu 1: Mở bài (Từ đầu đến Đẹp quá!): Giới thiệu người định tả - Hạng A Cháng.

+ Câu 2: Ngoại hình: ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay, bắp chân rắn như trắc
gụ; vóc cao, vai rộng; người đứng như cái cột đá trời trồng; ....
+ Câu 3: A Cháng là người lao động rất khỏe, rất giỏi, cần cù, say mê lao động, tập trung
cao độ đến mức chăm chắm vào công việc.
+ Câu 4: Kết bài (câu cuối): Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng là niềm tự hào
của dòng họ Hạng.
+ Câu 5: Cấu tạo của bài văn tả người gồm có 3 phần:
a) Mở bài: Giới thiệu người định tả.
b) TB: + Tả ngoại hình: đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, ...
+ Tả tính tình, hoạt động: lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác, ...
c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
*Việc 2: Ghi nhớ
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nêu ghi nhớ.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Đọc để thuộc nội dung ghi nhớ.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
B. Hoạt động thực hành:
*Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS nêu đối tượng các em chọn tả người trong gia đình của mình.
- Cá nhân thực hiện lập dàn ý chi tiết vào VBTGK.
*Hổ trợ: + Khi lập dàn ý cần chú ý bám sát cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của
bài văn miêu tả người.
Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5

+ Chú ý đưa vào dàn ý các chi tiết chọn lọc, những chi tiết nổi bật về ngoại hình, tính
tình, hoạt động của người đó.
- Cá nhân chia sẻ dàn ý của mình với bạn.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại dàn ý chi tiết cho bài văn tả người.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình.
a) Mở bài: Giới thiệu người định tả.
b) Thân bài: + Tả ngoại hình: tuổi tác, dáng dấp, cách ăn mặc, làn da, mái tóc, khuôn mặt,
...
+ Tả tính tình, hoạt động: Tả cử chỉ, thói quen làm việc của người thân, cách cư xử với
hàng xóm láng giềng.
c) Kết bài: Cảm nghĩ của mình.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Tập viết lại thành bài văn tả người thân trong gia đình em dựa vào dàn ý chi tiết.
LỊCH SỬ:
VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Biết sau cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: giặc đói, giặc
dốt, giặc ngoại xâm.
- Các biện pháp nhân dân ta thực hiện để chống lại giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
- Giáo dục HS lòng tự hào về dân tộc.
- Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác.
II.Chuẩn bị: Phiếu học tập, hình minh họa SGK.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp hát bài hát mình yêu thích.

- GV giới thiệu bài học.
B. Hoạt động thực hành:
*HĐ1: Hoàn cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng Tám.
- Việc 1: Cặp đôi đọa thông tin kết hợp quan sát hình 1, trao đổi, thảo luận với nhau và
hoàn thành phiếu học tập.
? Nêu những khó khăn mà nhà nước ta gặp phải sau năm đầu tiên giành được chính
quyền?
? Vì sao nói: Ngay sau cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi
tóc”?
- Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp.
- Việc 3: GV nhận xét và chốt: Hoàn cảnh nước ta sau cách mạng tháng Tám.
*Đánh giá thường xuyên:
Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh


Gi¸o ¸n líp 5
- Tiêu chí đánh giá:
+ Nêu được những khó khăn, nguy hiểm: Nạn đói năm 1945 làm chết hơn hai triệu người,
nông nghiệp đình đốn, hơn 90% người mù chữ, ngoại xâm và nội phản đe dọa nền độc
lập.
+ Lí giải được tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”: Cách mạng vừa thành công nhưng đất
nước gặp muôn vàn khó khăn.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
*HĐ2: Đẩy lùi “giặc đói” và “giặc dốt”.
- Việc 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và quan sát hình 2, hình 3 và TLCH:
? Hình chụp gì?
? Em hiểu thế nào là Bình dân học vụ?
? Biện pháp để giải quyết giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm?
- Việc 2: HS trả lời câu hỏi.

- Việc 3: GV nhận xét và chốt: Các biện pháp nhân dân ta thực hiện để chống lại giặc
đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nêu được các biện pháp để chống lại “giặc đói” và “giặc dốt”:
+ Chống “giặc đói”: quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất; lập “Quỹ độc
lập” và “Quỹ đảm phụ quốc phòng”, “Tuần lễ vàng” để quyên góp tiền cho nhà nước.
+ Chống “giặc dốt”: phong trào xóa mù chữ được phát động khắp nơi, xây thêm trường
học, trẻ em nghèo được cắp sách tới trường, mở lớp Bình dân học vụ.
+ Chống giặc ngoại xâm: ngoại giao khôn khéo để đẩy quân Tưởng về nước; nhân
nhượng, hòa hoãn với Pháp để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
*HĐ3: Ý nghĩa.
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận và trao đổi với nhau và hoàn thành
phiếu học tập.
? Chỉ trong thời gian ngắn nhân dân ta đã đẩy lùi được khó khăn cho thấy sức mạnh gì ở
nhân dân?
? Uy tín của Đảng và Bác Hồ như thế nào?
- Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp.
- Việc 3: GV chốt : Trong thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những công việc phi
thường đó là nhờ tinh thân đoàn kết trên dưới, một lòng tin tưởng vào chính phủ và Bác
Hồ; cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nêu được ý nghĩa của việc đầy lùi “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại
xâm”.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng:
Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy Anh



×