Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tuần 11 giáo án lớp 4 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – đinh thị vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.27 KB, 27 trang )

Tuần 11
TUẦN 11
THỨBUỔI
NGÀY

Hai
(05/11)

Sáng

Sáng
Ba
(06/11)
Chiều

Sáng

Sáng

Chiều
Sáu
(09/11)

TIẾT
1
2
3
4
1
2
3


1
2
3
4
1
2
3
1
2
3
4

Chiều

Năm
(08/11)

Từ ngày 05 – 11- 2018 đến ngày 09 - 11– 2018

5
Chiều


(07/11)

Năm học: 2018- 2019

Sáng

5

1
2
3
1
2
3
4
1
2
3
1
2

GV: Đinh Thị Vinh

MÔN

NỘI DUNG BÀI DẠY

Chào cờ
Anh
Tiếng Việt Bài 11A: Có chí thì nên (T1)
Kĩ thuật
Toán
Tính chất giao hoán của phép nhân. Nhân với
10,100, 1000…Chia cho 10, 100, 1000…(T2)
Tiếng Việt Bài 11A: Có chí thì nên (T2)
Khoa học Sự chuyển thể của nước (T2)
Tiếng Việt Bài 11A: Có chí thì nên (T3)
Thể dục

HĐNG
Anh
Tiếng Việt Bài 11B: Bền gan vững chí (T1)
Toán
Tính chất kết hợp của phép nhân. Nhân với số có
tận cùng là chữ số 0 (T1)
Tiếng Việt Bài 11B: Bền gan vững chí (T2)
Khoa học Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước ? (T1)
Thể dục
Tiếng Việt Bài 11B: Bền gan vững chí (T3)
Toán
Tính chất kết hợp của phép nhân. Nhân với số có
tận cùng là chữ số 0 (T2)
Tiếng Anh

Âm nhạc
Tiếng Anh
Toán
T. Việt
Mĩ thuật
Tin học
Đạo đức
Toán
Địa lí

Đề - xi - mét vuông
Bài 11C: Cần cù, siêng năng (T1)

Mét vuôn g
HĐ sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (T1)


GHI
CHÚ


Tuần 11

Chiều

Năm học: 2018- 2019
3
4
1
2
3

Tiếng Việt Bài 11C: Cần cù, siêng năng (T2)
OLToán
Tuần 11
OLTV
Tuần 11
Tin học
SHTT

TUẦN 11
Thứ hai ngày 05 tháng 11 năm 2018
BÀI 11A: CÓ CHÍ THÌ NÊN (T1)

Tiếng Việt:
I. Mục tiêu:

- KT: + Hiểu được từ: trạng, kinh ngạc...
+ Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ
Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
- KN: Đọc lưu loát toàn bài; đọc diễn cảm với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.
- TĐ: Tự giác học tập.
- NL: Vận dụng rèn cho bản thân làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó.Năng lực
phát triển ngôn ngữ.
II. Đồ dùng dạy học: - SHD, máy chiếu, giấy trong.
III. Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
HĐ1. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi (thực hiện như SHD)
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS quan sát nhanh và trả lời đúng các câu hỏi:
a) Tranh vẽ một chú bé chăn trâu, đứng ngoài lớp nghe lỏm thầy giảng bài; những em
bé đội mưa gió đi học; những cậu bé chăm chỉ, miệt mài học tập, nghiên cứu; một cậu
bé tốt nghiệp.
b) Các bạn nhỏ đều chăm chỉ, chịu khó học tập.
c) Cần phải siêng năng, chịu khó học tập, nghiên cứu thì mới đạt được thành công.
+ HS Liên hệ với nội dung bài đọc mới.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
HĐ2. Nghe thầy (cô) hoặc bạn đọc bài: Ông Trạng thả diều (thực hiện như SHD)
HĐ3. Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa (thực hiện như SHD)
HĐ4. Cùng luyện đọc (thực hiện như SHD)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cho cả 3 hoạt động trên:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS đọc trơn, rõ ràng toàn bài; ngắt, nghỉ
hơi đúng chỗ.

GV: Đinh Thị Vinh



Tuần 11

Năm học: 2018- 2019

+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện đọc diễn cảm toàn bài với tốc độ phù hợp, nhấn
giọng ở các từ ngữ: ham thả diều, kinh ngạc, lạ thường, trẻ nhất…; đoạn kết đọc với
giọng sảng khoái, ngợi ca.
- Tiêu chí ĐGTX cả 3 hoạt động trên:
+ HS chăm chú lắng nghe đọc mẫu, tự rút ra được cách đọc cho bản thân.
+ HS đọc và giải nghĩa từ Trạng, kinh ngạc theo cách hiểu của mình.
+ HS đọc đúng, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý, giọng đọc phù hợp với diễn biến
câu chuyện.
+ HS hợp tác hiệu quả, giúp đỡ nhau nhận biết lỗi sai khi đọc để sửa.
- PP: quan sát, vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: quan sát, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
HĐ5. Cùng tìm hiểu bài (thực hiện như SHDH)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS đọc nhanh lại bài đọc và trả lời được
các câu hỏi trong SHD.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Trả lời tốt các câu hỏi, giúp đỡ bạn trong nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS trả lời đúng các câu hỏi và rút ra được nội dung của bài đọc:
* Câu 1: Những ý thể hiện trí thông minh của Nguyễn Hiền: học đến đâu hiểu ngay
đến đó; có trí nhớ lạ thường; có hôm học thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thời
gian để chơi thả diều.
* Câu 2:
* Câu a): Nguyễn Hiền ham học và chịu khó thể hiện: nhà nghèo phải bỏ học nhưng
ban ngày đi chăn trâu, đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ; tối đến chờ bạn học thuộc bài
rồi mượn vở; sách là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ

trứng thả đom đóm vào trong; mỗi lần có kì thi, làm bài vào lá chuối nhờ bạn xin thầy
chấm hộ.
* Câu b): Vì Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên ở tuổi 13 khi vẫn còn là một chú bé ham
thích chơi diều.
* Câu c): Muốn nói chúng ta làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó mới thành
công.
* Câu d): Chọn “Có chí thì nên”.
+ HS trả lời thành câu to, rõ ràng, tự tin trình bày ý kiến của mình.
- PP: vấn đáp.
- Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Hoạt động ứng dụng: (Thực hiện theo tài liệu )
- Đọc bài vừa học cho người thân nghe.
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS đọc to, rõ, trôi chảy toàn bài; bước đầu đọc diễn cảm toàn bài.
GV: Đinh Thị Vinh


Tuần 11

Năm học: 2018- 2019

- PP: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
Toán:

TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN.
NHÂN VỚI 10,100,1000,… CHIA CHO 10,100, 1000,…(T2)
I.
Mục tiêu:
-KT: Nắm chắc cách thực hiện tính chất giao hoán cảu phép nhân, nhân với

10,100,1000,... chia cho 10,100,1000,...
-KN: Thực hành thành thạo các bài tập.
- TĐ: Tự giác, chú ý học tập.
- NL: Vận dụng được tính chất giao hoán của phép nhân. Cách nhân một số với
10,100, 1000,...; chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, ... cho 10,100, 1000,... để giải
các bài toán có liên quan trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Các hoạt động học:
B. Hoạt động thực hành: Thực hiện như tài liệu
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp cận để tiếp sức cho các em nhớ lại tính
chất giao hoán của phép nhân; cách nhân một số với 10,100, 1000,...; chia số tròn
chục, tròn trăm, tròn nghìn, ... cho 10,100, 1000,..., để hoàn thành các bài tập.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: giúp đỡ các bạn tiếp thu còn hạn chế trong nhóm
- Nội dung ĐGTX:
+ Học sinh biết vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để nối đúng 2 biểu thức có
giá trị bằng nhau.
+ Vận dụng được cách nhân một số với 10,100, 1000,... để tính nhẩm đúng BT2
+ Vận dụng được cách chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, ... cho 10,100, 1000,...
để tính nhẩm đúng BT3.
+ Vận dụng được cách nhân một số với 10,100, 1000,... cách chia số tròn chục, tròn
trăm, tròn nghìn, ... cho 10,100, 1000,... để chuyển đổi đơn vị đo đúng, nhanh BT4.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Thang đo, N/x bằng lời.
Hoạt động ứng dụng: Thực hiện như tài liệu
- Nội dung ĐGTX:
+ HS đặt được bài toán và giải đúng bài toán đó
- Phương pháp: Quan sát sản phẩm, vấn đáp.
- Kĩ thuật: N/x bằng lời.
Tiếng Việt:

I. Mục tiêu:
GV: Đinh Thị Vinh

BÀI 11A: CÓ CHÍ THÌ NÊN (T2)


Tuần 11

Năm học: 2018- 2019

- KT: Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
- KN: Nhận biết và sử dụng được các từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ để hoàn
thành các bài tập.
- TĐ: Hào hứng, tích cực học tập.
- NL: Vận dụng để đặt được câu đúng, hay trong thực tế cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học: SHD, giấy trong.
III. Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
HĐ6: Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi (thực hiện như SHD)
HĐ7: Chọn từ ở cột A phù hợp với lời giải nghĩa ở cột B (thực hiện như SHD)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cho cả 2 hoạt động trên:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: hỗ trợ các em tìm được động từ trong câu và nắm
được một số từ bổ sung ý nghĩa cho động từ.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Nắm được ý nghĩa của các từ bổ sung ý nghĩa cho động
từ; giúp đỡ các bạn còn hạn chế trong nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX cho cả 2 hoạt động:
+ HS đọc nhanh các câu và nêu được động từ: a) về; b) đã; c)nấu.
+ HS nối đúng và nêu lại nghĩa của các từ theo các hiểu của mình: a-3; b-1; c-2.
+ HS hợp tác nhóm tích cực, hiệu quả.
- Phương pháp: vấn đáp.

- Kĩ thuật: phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời.
B. Hoạt động thực hành
HĐ1. Chọn từ trong ngoặc đơn (đã, đang, sắp, sẽ) để điền vào chỗ chấm cho thích
hợp (Thực hiện như SHDH)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS sử dụng các từ chỉ thời gian đi kèm
động từ .
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Giúp đỡ các bạn tiếp thu còn hạn chế trong nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS đọc nhanh câu chuyện và điền đúng các từ và viết nhanh vào vở theo mẫu: (1)
sắp; (2) đang; (3) sẽ; (4) đã.
+ Trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
Hoạt động ứng dụng: Thực hiện như SHDH.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS viết được những điều mong ước sẽ làm có sử dụng những từ vừa được học.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
Khoa học:

BÀI 13: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC (T2)

GV: Đinh Thị Vinh


Tuần 11

Năm học: 2018- 2019

I. Mục tiêu:
- KT: Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.

- KN: Vẽ và mô tả được sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- TĐ: Yêu thích môn học.
- NL: Vận dụng trình bày sự chuyển thể của nước trong tự nhiên cho người thân nghe.
II. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu.
III. Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
5. Quan sát, đọc và trả lời
Việc 1: Cá nhân quan sát, đọc kĩ các đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi.
Việc 2: Thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi.
Việc 3: NT tổ chức cho các bạn chia sẻ ý kiến về vòng tuần hoàn của nước trong tự
nhiên (hình 9).
HĐTQ tổ chức chia sẻ hoạt động.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS quan sát, đọc thông tin và trả lời đúng các câu hỏi:
- Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành mây.
- Các hạt nước trong các đám mây kết hợp với nhau, to và nặng dần rồi rơi xuống
thành mưa.
- Nước mưa rơi xuống rồi lại chảy về sông, hồ, biển…
+ HS tự tin nói về vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên dựa vào hình 9.
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở.
- Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
6. Đọc nội dung sau
Việc 1: Cá nhân tự đọc và trao đổi thông tin với bạn bên cạnh.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS đọc nhanh thông tin và chia sẻ với bạn bên cạnh về vòng tuần hoàn của nước
trong tự nhiên theo cách hiểu của mình.
+ HS tự tin, mạnh dạn trình bày ý kiến.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
B. Hoạt động thực hành

Thảo luận và hoàn thành sơ đồ
Việc 1: NT lấy sơ đồ và thảo luận tìm những từ có thể điền vào ô trống, vẽ đầu mũi tên
phù hợp.
GV: Đinh Thị Vinh


Tuần 11

Năm học: 2018- 2019

Việc 2: NT tổ chức cho các bạn vừa chỉ vào sơ đồ, vừa nói về vòng tuần hoàn nước
trong tự nhiên.
Việc 3: Thảo luận những thể của nước khi tuần hoàn trong tự nhiên.
HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS quan sát sơ đồ, điền đúng thông tin, vẽ đúng chiều mũi tên và nêu lại được vòng
tuần hoàn của nước trong tự nhiên dựa vào sơ đồ.
+ HS nêu được sự chuyển thể của nưới khi tuần hoàn trong tự nhiên: Thể lỏng, thể khí;
thể khí, thể lỏng.
+ HS trả lời to, rõ ràng, trôi chảy.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: quan sát, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
*HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ sau tiết học.
C. Hoạt động ứng dụng: Thực hiện theo SHDH
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS nêu được cách em đã làm cho nước chuyển từ thể này sang thể khác.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
Tiếng Việt:
BÀI 11A: CÓ CHÍ THÌ NÊN (T3)

I. Mục tiêu:
- TĐ: Cẩn thận trong viết bài.
- NL: Rèn luyện ghi nhớ có chủ định để viết được bài.
II. Đồ dùng dạy học: SHD, thẻ chữ.
III. Các hoạt động học
B. Hoạt động thực hành
HĐ2. Nhớ - viết (Thực hiện như tài liệu)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS đọc lại đoạn thơ, tìm từ khó để luyện,
tìm hiểu nội dung đoạn thơ rồi chia sẻ với bạn bên cạnh trước khi nhớ - viết bài vào
vở.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: giúp đỡ các bạn còn hạn chế trong nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS nhớ và viết được bài đúng tả.
+ Ngồi viết đúng tư thế, viết đúng tốc độ, trình bày đúng một bài thơ.
- Phương pháp: quan sát, phương pháp viết.
- Kĩ thuật: quan sát sản phẩm, viết nhận xét.
HĐ3. Điền chữ hoặc đặt dấu thanh (Thực hiện như tài liệu)
HĐ4. Thi chọn nhanh thẻ chữ viết đúng chính tả (Thực hiện như tài liệu)
GV: Đinh Thị Vinh


Tuần 11

Năm học: 2018- 2019

- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cho cả 2 hoạt động trên:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS điền đúng dấu thanh hỏi/ ngã; tìm
được thẻ chữ viết đúng chính tả.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Giúp đỡ các bạn còn hạn chế trong nhóm.

- Tiêu chí ĐGTX cho cả 2 hoạt động:
+ HS điền được nhanh và đúng dấu thanh: nổi, đỗ, thưởng, đỗi, chỉ, nhỏ, thuở, phải,
hỏi, của, bữa, để, đỗ.
+ HS chọn đúng thẻ chữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn; Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể.
+ HS tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: quan sát, nhận xét bằng lời.
Hoạt động ứng dụng: Thực hiện như SHDH
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS viết được những điều em mong ước sẽ đạt được.
+ Trình bày khoa học, rõ ràng.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: quan sát, nhận xét băng lời.
------------------------Thứ ba ngày 06 tháng 11 năm 2018
Tiếng Việt:
BÀI 11B: BỀN GAN VỮNG CHÍ (T1)
I. Mục tiêu:
- KT:+ Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
+ Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn,
không nản lòng khi gặp khó khăn.
- KN: Đọc rõ ràng, trôi chảy các câu tục ngữ.
- TĐ: Tích cực, tự giác học tập.
- NL: Vận dụng thực hiện theo các lời khuyên của các câu tục ngữ: Rèn luyện ý chí
vượt khó, vượt sự lười biếng của bản thân, khắc phục những thói quen xấu.
*GDKNS: Các kĩ năng sốngcơ bản được giáo dục trong bài:
- Xác định giá trị
- Tự nhận thức bản thân
- Lắng nghe tích cực
II. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy học:

A. Hoạt động cơ bản
HĐ1: Trao đổi về nội dung sau: (thực hiện theo SHDH)
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS thảo luận và trả lời đúng các câu hỏi:

GV: Đinh Thị Vinh


Tuần 11

Năm học: 2018- 2019

- HS có chí là người cố gắng vươn lên trong học tập, cuộc sống, vượt qua khó
khăn của gia đình, bản thân để đạt được ước nguyện của mình.
- Ví dụ: gặp bài khó là không chịu giải...
+ HS liên hệ với thực tế để đưa ra được nhiều ví dụ hợp lí, hay.
+ HS trả lời to, rõ ràng.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: vấn đáp.
HĐ2: Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc các câu sau: (thực hiện như SHD)
HĐ3: Thay nhau đọc từ và lời giải nghĩa (thực hiện theo SHD)
HĐ4: Cùng luyện đọc (thực hiện theo tài liệu)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cho cả 3 hoạt động trên:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS luyện đọc rõ ràng, rành mạch các câu
tục ngữ.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: giúp đỡ các bạn trong nhóm.
- Tiêu chí đánh giá cho cả 3 hoạt động trên:
+ Đọc to, rõ, trôi chảy toàn bài.
+ HS đọc nhanh và giải thích lại được các từ ngữ bằng lời của mình.
+ HS cùng luyện đọc, nhận ra lỗi sai và giúp nhau sửa lỗi.

- PP: vấn đáp.
- Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
HĐ5: Dựa vào nội dung các câu tục ngữ, sắp xếp chúng vào 3 nhóm (thực hiện
theo SHDH)
HĐ6. Cách diến đạt của câu tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ
hiểu (thực hiện theo SHDH)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cho cả 2 hoạt động trên:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS đọc nhanh lại các câu tục ngữ và trả
lời được các câu hỏi trong SHDH.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: giúp đỡ các bạn trong nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX cho 2 hoạt động trên:
+ HS hiểu được lời khuyên của mỗi câu tục ngữ để sắp xếp vào nhóm thích hợp:
* Nhóm 1: Câu 1; 4;
* Nhóm 2: Câu 2; 5.
* Nhóm 3:Câu 3; 6; 7.
+ HS nắm được đặc điểm diễn đạt của các câu tục ngữ và chọn đúng: ý c
+ HS Trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình.
+ PP: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: Phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời.
HĐ7. Học thuộc lòng các câu tục ngữ trên (thực hiện theo SHDH)
HĐ8. Em thích nhất câu tục ngữ nào trong bài? Vì sao?
GV: Đinh Thị Vinh


Tuần 11

Năm học: 2018- 2019

- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cho cả 2 hoạt động trên:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS học thuộc lòng các câu tục ngữ và nêu

được câu tục ngữ mà mình thích.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: giúp đỡ các bạn trong nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX cả 2 hoạt động trên:
+ HS học thuộc được các câu tục ngữ, tự tin thể hiện phần đọc trước lớp.
+ HS nêu được câu tục ngữ mà mình thích và giải thích lí do.
+ HS trả lời câu hỏi rõ ràng, trôi chảy.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.
Hoạt động ứng dụng: Đọc bài em vừa học cho bố mẹ nghe.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS tự tin đọc lại các câu tục ngữ mà không cần nhìn SHDH.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
Toán:

TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN.
NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0 (T1)
I.
Mục tiêu:
- TĐ: Tự giác, chú ý học tập, yêu thích môn học.
- NL: Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân; nhân với số có tận cùng là chữ số 0
vào giải toán có liên quan trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học: máy chiếu
III. Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: Thực hiện như tài liệu
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp cận để tiếp sức cho các em nắm tính chất
kết hợp của phép nhân, cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0 để hoàn thành các bài
tập.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: giúp đỡ các bạn tiếp thu còn hạn chế trong nhóm

- Nội dung ĐGTX:
+ Học sinh biết tính chất kết hợp của phép nhân: (a x b) x c = a x (b x c)
+ Biết cách cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Thang đo, N/x bằng lời.
Hoạt động ứng dụng: Nói với bố mẹ các kiến thức em học được ngày hôm nay
- Nội dung ĐGTX:
+ HS nói được với bố mẹ về tính chất kết hợp của phép nhân; cách nhân với số có tận
cùng là chữ số 0
GV: Đinh Thị Vinh


Tuần 11

Năm học: 2018- 2019

- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: N/x bằng lời.
Tiếng Việt:
BÀI 11B: BỀN GAN VỮNG CHÍ (T2)
I. Mục tiêu:
- KT: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị
lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.
- KN: Đóng vai và trao đổi ý kiến.
- TĐ: Hào hứng học tập.
- NL: Vận dụng trao đổi ý kiến với người thân.
*GDKNS: Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Thể hiện sự tự tin
- Giao tiếp
- Thể hiện sự cảm thông

- Lắng nghe tích cực
II. Đồ dùng dạy học: SHD.
III. Các hoạt động dạy học:
B. Hoạt động thực hành
HĐ1. Đọc thầm câu chuyện sau (thực hiện theo tài liệu)
HĐ2. Dựa vào câu chuyện... (thực hiện theo tài liệu)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cho cả 2 hoạt động trên:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: giúp HS đọc nhanh câu chuyện và biết trao đổi ý
kiến trong nhóm và tham gia đóng vai tích cực.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: mạnh dạn, tự tin trao đổi ý kiến trong nhóm, tham gia
đóng vai tích cực, giúp đỡ các bạn tiếp thu còn hạn chế trong nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX cả 2 hoạt động trên:
+ HS đọc thầm câu chuyện xác đinh được nội dung trao đổi:
(1) Hoàn cảnh:
 Nhân vật bị liệt hai cánh tay từ nhỏ, nhưng rất ham học.
 Khác thường: không thể đi học như các bạn vì cô giáo ngại không theo học
được.
(2) Nghị lực:
 Vượt khó: ngồi giữa sân tập viết bằng cách cặp một mẩu gạch vào ngón chân
rồi vẽ xuống đất; khi chân co quắp, cứng đờ không đứng dậy nổi, nhưng vẫn kiên trì,
luyện viết không quản mệt nhọc.
 Đáng khen: biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
(3) Sự thành đạt:
 Thành tích: đuổi lịp các bạn và trở thành sinh viên trường Đại học Tổng hợp và
là Nhà giáo ưu tú.
 Nhờ ý chí, nghị lực mà đã đạt được nhiều thành tích như vậy.
GV: Đinh Thị Vinh


Tuần 11


Năm học: 2018- 2019

+ HS xác định được hình thức trao đổi để có cách trao đổi phù hợp về: cách xưng hô,
người chủ động gợi chuyện.
+ HS trao đổi một cách tự nhiên, tự tin, cách nói phù hợp.
- Phương pháp: vấn đáp .
- Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Hoạt động ứng dụng: Thực hiện như SHD.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS tự tin trao đổi ý kiến với người thân theo yêu cầu.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
------------------------Thứ tư ngày 07 tháng 11 năm 2018
Khoa học: BÀI 14: VÌ SAO CHÚNG TA PHẢI TIẾT KIỆM NƯỚC (T1)
I. Mục tiêu:
- TĐ: Tích cực, tự giác học tập.
- NL: Vận dụng có ý thức tiết kiệm nước trong cuộc sống hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu.
III. Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
HĐ1. Liên hệ thực tế và trả lời (thực hiện theo SHDH)
HĐ2. Quan sát và trả lời (thực hiện theo SHDH)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cho cả 2HĐ trên:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: hỗ trợ các em liên hệ thực tế kết hợp với quan sát
tranh, nêu được vai trò của nước trong cuộc sống.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Trả lời tốt các câu hỏi, hỗ trợ các bạn còn hạn chế trong
nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX cả 2HĐ trên:
+ HS nêu được vai trò của nước đối với cuộc sống:

- Đối với cuộc sống của con người, động vật, thực vật: giúp trao đổi chất, là môi
trường sống của một số ĐV, TV.
- Đối với hoạt động sản xuất, sinh hoạt: dùng để sản xuất điện, trồng lúa…
- Nếu thiếu nước, con người sẽ chết khát, cơ thể không hắp thụ được các chất dinh
dưỡng; thực vật héo và chết, không sinh trưởng và phát triển được; động vật cũng bị
chết khát, động vật dưới nước sẽ bị tuyệt chủng.
+ HS tự tin trao đổi ý kiến; trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
HĐ3. Đọc hội thoại và thảo luận (thực hiện theo SHDH)
HĐ4. Quan sát và thảo luận (thực hiện theo SHDH)
GV: Đinh Thị Vinh


Tuần 11

Năm học: 2018- 2019

- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cho cả 2HĐ trên:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: hỗ trợ các em nêu được một số lí do phải tiết kiệm
nước.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Trả lời tốt các câu hỏi, hỗ trợ các bạn còn hạn chế trong
nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX cả 2HĐ trên:
+ HS đọc và trả lời đúng các câu hỏi:
- Vì nước ngọt trên Trái Đất rất ít mà phần lớn lại bị đóng băng ở những nơi có
nhiệt độ thấp.
- Chúng ta phải sử dụng nước tiết kiệm.
+ HS quan sát hình nhanh, so sánh và đưa ra các sử dụng nước hợp lí.
+ HS trả lời câu hỏi rõ ràng, lưu loát.

+ HS hợp tác nhóm tích cực, hiệu quả.
Hoạt động ứng dụng: Thực hiện theo SHDH
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS thấy được vai trò của nước và thực hiện sử dụng nước tiết kiệm, hợp lí.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
Tiếng Việt
BÀI 11B: BỀN GAN VỮNG CHÍ (T3)
I.Mục tiêu:
- TĐ: Yêu thích môn học.
- NL: Vận dụng kể lại câu chuyện về những người giàu nghị lực cho người thân nghe.
II. Đồ dùng dạy học: SHD.
III. Các hoạt động dạy học:
B. Hoạt động thực hành
HĐ3. Quan sát các tranh và đọc lời kể dưới mỗi tranh (thực hiện theo SHD)
HĐ4: Kể chuyện trong nhóm (thực hiện theo SHD)
HĐ5: Kể chuyện trước lớp (thực hiện theo SHD)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cho cả 3 hoạt động trên:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: giúp HS kể lại được câu chuyện “Bàn chân kì
diệu”.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Kể được toàn bộ câu chuyện có thêm phần dẫn dắt; mạnh
dạn, tự tin.
- Tiêu chí ĐGTX cho cả 3 hoạt động:
+ HS quan sát tranh, đọc lời kể dưới mỗi bức tranh để nắm được trình tự câu chuyện.
+ HS tự tin kể tiếp nối các đoạn theo tranh; sự việc được sắp xếp theo đúng trình tự.
+ HS trao đổi về ý nghĩa các câu chuyện bạn kể hoặc mình kể.

GV: Đinh Thị Vinh



Tuần 11

Năm học: 2018- 2019

+ HS tự tin, mạnh dạn kể chuyện, có phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ; HS
nghe kể chuyện tích cực, có những nhận xét, góp ý phù hợp cho bạn.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng (Thực hiện như SHD)
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS tự tinh trao đổi với người thân theo yêu cầu.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
Toán:
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN.
NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0 (T2)
I. Mục tiêu:
- TĐ: Tự giác, chú ý học tập, yêu thích môn học.
- NL: Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân; nhân với số có tận cùng là chữ số 0
vào giải toán có liên quan trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học: BP
III. Các hoạt động học:
B. Hoạt động thực hành: Thực hiện như tài liệu
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp cận để tiếp sức cho các em nhớ lại tính
chất kết hợp của phép nhân, cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0 để hoàn thành
các bài tập.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: giúp đỡ các bạn tiếp thu còn hạn chế trong nhóm
- Nội dung ĐGTX:
+ Học sinh vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để nối đúng 2 biểu thức có giá trị

bằng nhau.
+ Học sinh vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức bằng
hai cách khác nhau.
+ Học sinh vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức bằng
cách thuận tiện nhất.
+ Thực hiện nhân với số có tận cùng là chữ số 0 đúng và nhanh.
+ Giải được bài toán theo 2 cách khác nhau.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Thang đo, N/x bằng lời.
Hoạt động ứng dụng: thực hiện như tài liệu
- Nội dung ĐGTX:
+ HS đặt được bài toán và giải đúng bài toán đó.
- Phương pháp: Quan sát sản phẩm, vấn đáp.
- Kĩ thuật: N/x bằng lời.
GV: Đinh Thị Vinh


Tuần 11

Năm học: 2018- 2019
------------------------Thứ năm ngày 08 tháng 11 năm 2018
ĐỀ -XI-MÉT VUÔNG

Toán:
I. Mục tiêu:
- TĐ: Tự giác, chú ý học tập, yêu thích môn học.
- NL: Sử dụng đơn vị đo dm2 để giải toán có liên quan trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học: máy chiếu, bảng đề-xi-mét vuông.
III. Hoạt động học:
A.Hoạt động cơ bản: Thực hiện như tài liệu

- Nội dung ĐGTX:
+ Học sinh tham gia trò chơi tích cực, tính đúng diện tích các hình với đơn vị cm2.
+ Biết được đơn vị đo diện tích mới dm2.
+ Biết được mối quan hệ 1dm2 = 100 cm2. Đọc đúng các số đo diện tích với đơn vị dm2
+ Hợp tác nhóm tích cực
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Thang đo, N/x bằng lời.
B. Hoạt động thực hành: Thực hiện như tài liệu
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp cận để tiếp sức cho các em biết chuyển đổi
từ đơn vị đo đề-xi-mét vuông sang xăng –ti-mét vuông và ngược lại, vận dụng hoàn
thành các bài tập
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: giúp đỡ các bạn tiếp thu còn hạn chế trong nhóm
- Nội dung ĐGTX:
+ Học sinh chuyển đổi từ đơn vị đo đề-xi-mét vuông sang xăng –ti-mét vuông và
ngược lại chính xác và nhanh.
+ So sánh và điền dấu thích hợp.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Thang đo, N/x bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng: Thực hiện như SHDH
- Nội dung ĐGTX:
+ Đo được chiều dài, chiều rộng của một vài đồ vật, tính được diện tích của các vật đo
được.
- Phương pháp: Quan sát sản phẩm, vấn đáp.
- Kĩ thuật: N/x bằng lời.
Tiếng Việt:
BÀI 11C: CẦN CÙ, SIÊNG NĂNG (T1)
I. Mục tiêu:
- KT: Hiểu được thế nào là tính từ.


GV: Đinh Thị Vinh


Tuần 11

Năm học: 2018- 2019

- KN: Nhận biết được tính từ, làm giàu vốn từ chỉ đặc điểm hoặc tính chất của sự vật,
hoạt động, trạng thái
- TĐ: Tự giác, hào hứng học tập.
- NL: Sử dụng tính từ khi nói hay viết.
II. Đồ dùng dạy học: SHD, phiếu.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động cơ bản
* GV giới thiệu bài
- GV ghi đề bài trên bảng; HS ghi vở
*Tìm hiểu mục tiêu bài học:
Việc 1 : Cá nhân đọc mục tiêu 2-3 lượt.
Việc 2: CTHĐTQ mời 2-3bạn đọc mục tiêu.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS đọc, nắm được mục tiêu của bài học ở tiết 1.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
* Hình thành kiến thức:
1. Tìm từ ngữ miêu tả hình dáng, kích thước và đặc điểm của các sự vật
trong tranh dưới đây:
Việc 1 : Em tìm từ ngữ để miêu tả hình dáng kích thước của 2 hình trong SHDH trang
119.
Việc 2 : Em và bạn cùng trao đổi bài làm.
Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ trong nhóm.

CTHĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS quan sát nhanh và tìm được từ đúng theo yêu cầu:
Hình 1: nhà rông cao, rộng, vững chãi.
Hình 2: Dòng sông rộng mênh mông, mặt nước phẳng lặng, yên tĩnh; con thuyền be
bé, trôi chầm chậm.
+ HS trả lời to, rõ, lưu loát.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời.
2. Tìm hiểu về tính từ
Việc 1 : Em đọc đoạn văn và thực hiện theo phiếu bài tập.
Việc 2 : Em và bạn trao đổi bài làm của mình.
Việc 3 :Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ.
GV: Đinh Thị Vinh


Tuần 11

Năm học: 2018- 2019

CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS đọc nhanh câu chuyện và hoàn thành đúng phiếu học tập:
a) Tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i: chăm chỉ, giỏi.
b) Màu sắc của sự vật:
- Những chiếc cầu: trắng phau.
- Mái tóc của thầy Rơ-nê: xám.
c) Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật:
- Thị trấn: nhỏ.
- Vườn nho: con con.

- Những ngôi nhà: nhỏ bé, cổ kính.
- Dòng sông: hiền hòa.
- Da của thầy Rơ-nê: nhăn nheo.
+ HS trả lời đúng, to, rõ câu c): từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.
+ HS rút ra được khái niệm về tính từ (ghi nhớ), học thuộc ghi nhớ ngay tại lớp.
- Phương pháp: vấn đáp, phương pháp viết.
- Kĩ thuật: phỏng vấn nhanh, viết nhận xét.
3. Tìm và viết vào vở các tính từ trong hai đoạn văn sau
Việc 1 : Em đọc đoạn văn và tìm tính từ
Việc 2 : Em và bạn trao đổi bài mình vừa viết.
Việc 3 :Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS đọc thầm lần lượt hai đoạn văn và tìm đúng, nhanh các tính từ:
a) gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết,
rõ ràng.
b) quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, ít, dài, thanh mảnh.
+ Trình bày khoa học, rõ ràng, sạch đẹp.
+ HS giúp đỡ nhau sửa bài để hoàn thành được bài tập.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: quan sát, nhận xét bằng lời.
4. Luyện tập dùng tính từ
Việc 1: Em làm bài vào vở.
Việc 2 : Em và bạn đổi chéo kiểm tra.
CTHĐTQ tổ chức chia sẻ.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS lần lượt đặt được câu theo yêu cầu; chỉ ra được tính từ mà mình đã sử dụng.
GV: Đinh Thị Vinh


Tuần 11


Năm học: 2018- 2019

+ HS hợp tác nhóm hiệu quả; giúp đỡ nhau để có câu đúng và hay.
+ Trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: quan sát, nhận xét bằng lời.

- Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học.
*Hoạt động ứng dụng:
- Cùng người thân Thi tìm nhanh tính từ.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS tìm được tính từ phù hợp với các sự vật, trạng thái.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
------------------------Thứ sáu ngày 09 tháng 11 năm 2018
Toán:
MÉT VUÔNG
I. Mục tiêu:
- TĐ: Tự giác, chú ý học tập, yêu thích môn học.
- NL: Sử dụng đơn vị đo dm2 để giải toán có liên quan trong cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy học: Máy chiếu
III. Các hoạt động học:
*Tìm hiểu mục tiêu bài học:
Việc 1: Cá nhân đọc thầm mục tiêu bài học (2-3 lần)
Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh mục tiêu bài học có những nội dung gì?
Việc 3: CTHĐTQ Mời 2-3 bạn đọc mục tiêu
- Nội dung ĐGTX:
+ Học sinh biết được mục tiêu cần đạt được sau khi học xong bài học.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.

- Kĩ thuật: N/x bằng lời.
A. Hoạt động cơ bản
1.Điền số thích hợp vào chỗ chấm :
Việc 1: Em điền số thích hợp vào chỗ chấm lên giấy trong
Việc 2 :Em cùng bạn trao đổi bài làm
Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ trong nhóm
CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ bài làm trước lớp.
- Nội dung ĐGTX:
+ Học sinh tính đúng diện tích các hình với đơn vị dm2.
+ Hợp tác nhóm tích cực
GV: Đinh Thị Vinh


Tuần 11

Năm học: 2018- 2019

- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Thang đo, N/x bằng lời.
2. Đọc kĩ nội dung dưới đây
Việc 1 : Em đọc nội dung SHD và giải thích cho bạn nghe
Việc 2: Em và bạn cùng chia sẻ với nhau
Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ trong nhóm
3.Chơi trò chơi “Đố bạn”
Việc 1:Em và bạn thay nhau đọc và viết một số đo diện tích theo đơn vị đo đã học
Việc 2 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chơi trong nhóm
CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chơi trước lớp.
- Nội dung ĐGTX:
+ Biết được đơn vị đo diện tích mới m2.
+ Biết được mối quan hệ 1m2 = 100 dm2. Học sinh tham gia trò chơi tích cực, đọc và

viết đúng các số đo diện tích với đơn vị m2
+ Hợp tác nhóm tích cực
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Thang đo, N/x bằng lời.
B. Hoạt động thực hành
1.Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
Việc 1 : Em làm bài trên giấy trong SHD Trang 89
Việc 2: Em và bạn cùng chia sẻ với nhau
Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ bài trong nhóm.
CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ bài làm trước lớp
- Nội dung ĐGTX:
+ Học sinh chuyển đổi từ đơn vị đo đề-xi-mét vuông sang xăng –ti-mét vuông, mét
vuông và ngược lại chính xác và nhanh.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Thang đo, N/x bằng lời.
2. Tính diện tích của miếng bìa có kích thước như hình vẽ dưới đây:
Việc 1 : Em làm bài trên giấy trong SHD Trang 90
Việc 2: Em và bạn cùng chia sẻ với nhau
Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ bài trong nhóm.
GV: Đinh Thị Vinh


Tuần 11

Năm học: 2018- 2019

3.Giải bài toán
Việc 1 : Em làm bài vào vở SHD Trang 18
Việc 2: Em và bạn cùng chia sẻ với nhau
Việc 3 : Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ bài trong nhóm.

CTHĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ bài trước lớp, đánh giá, nhận xét sửa sai.
- Nội dung ĐGTX:
+ Biết chia miếng bìa thành các hình cơ bản đã học. Tính đúng diện tích của miếng bìa
+ Tính đúng diện tích của căn phòng.
+ Hợp tác nhóm tích cực
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Thang đo, N/x bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng: Thực hiện theo SHD
- Nội dung ĐGTX:
+ Biết được diện tích của nền nhà mình và diện tích nền lớp học.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: N/x bằng lời.
Địa lí: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (T1)
I. Mục tiêu:
- TĐ: Yêu thích môn học.
- NL: Làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cho người thân về Tây Nguyên.
* Tích hợp: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ các loài thú quý hiếm; bảo vệ tài nguyên
rừng, bảo vệ nguồn nước; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên đất và tài nguyên
nước.
II. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập, lược đồ một số cây trồng và vật nuôi
chính ở Tây Nguyên, lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên.
III. Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
HĐ1: Đọc bảng thông tin và thảo luận (thực hiện theo SHDH)
HĐ2: Quan sát lược đồ và trả lời (thực hiện theo SHDH)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cho cả 2HĐ trên:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: hỗ trợ các em nắm được một số đặc điểm về hoạt
động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Trả lời tốt các câu hỏi, chỉ và kể tên được một số cây
trồng, vật nuôi chính, các sông chính ở Tây Nguyên.

- Tiêu chí ĐGTX cả 2HĐ trên:
+ HS đọc nhanh, trả lời đúng câu hỏi: Một số hoạt động sản xuất: trồng cây công nghiệp
lâu năm; chăn nuôi trâu, bò; khai thác sức nước làm thủy điện; khai thác rừng.
GV: Đinh Thị Vinh


Tuần 11

Năm học: 2018- 2019

+ HS nhận biết được mối quan hệ đơn giản giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất để
giải thích được rõ ràng, đúng nguyên nhân Tây Nguyên có những hoạt động sản xuất
như trên.
+ HS quan sát lược đồ và kể tên được một số cây trồng và vật nuôi chính ở Tây
Nguyên: bò, trâu, voi; cao su, chè, cà phê, hồ tiêu.
+ HS quan sát nhanh lược đồ hình 2 và hoàn thành đúng phiếu học tập:
Tên sông
Nơi bắt nguồn
Nơi đổ ra
1. Sông Xê Xan
Cao nguyên Kon Tum
Sông Mê Công
2. Sông Ba
Cao nguyên Kon Tum, Biển Đông
cao nguyên Plây Ku
3. Sông Đồng Nai
Cao nguyên Lâm Viên
Biển Đông
+ HS tự tin chỉ trên lược đồ các cây trồng, vật nuôi, sông chính ở Tây Nguyên.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.

- Kĩ thuật: quan sát, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
HĐ3: Khám phá về nghề trồng cà phê và nuôi voi (thực hiện theo SHDH)
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS quan sát hình, đọc thông tin và nêu lại nghề trồng cà phê ở Tây Nguyên theo
cách hiểu của mình.
+ HS trả lời đúng, to, rõ sự ảnh hưởng của khí hậu đến việc trồng cây công nghiệp ở
Tây nguyên và mục đích của việc nuôi voi
+ HS hợp tác nhóm hiệu quả.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
HĐ4: Liên hệ thục tế (thực hiện theo SHDH)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: hỗ trợ HS quan sát lược đồ, chỉ và nêu được những
nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Thực hiện tốt các yêu cầu, giúp đỡ các bạn còn hạn chế
trong nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS liên hệ thực tế và nêu được ít nhất 1 nhà máy thủy điện: Thủy điện Hòa Bình,
trên sông Đà.
+ HS quan sát lược đồ hình 2/ SHDH trang 75 chỉ và nêu tên đúng các nhà máy thủy
điện: Y-a-ly _ trên sông Xê Xan; Đrây Hlinh _ trên sông Xrê Pôk.
+ HS đọc nhanh thông tin và trả lời đúng những việc người dân đã làm để khai thác
sức nước: đắp đập, ngăn sông, sản xuất điện.
+ HS tự tin, mạnh dạn thực hiện các yêu cầu.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
GV: Đinh Thị Vinh


Tuần 11


Năm học: 2018- 2019

Hoạt động ứng dụng: Thực hiện như SHD
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS chọn và tìm hiểu về một hoạt động sản xuất ở Tây Nguyên.
+ Trình bày khoa học, rõ ràng.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: quan sát, nhận xét bằng lời.
Tiếng Việt:
BÀI 11C: CẦN CÙ, SIÊNG NĂNG (T2)
I. Mục tiêu:
- TĐ: Tích cực học tập.
- NL: Vận dụng viết được mở bài hay, sáng tạo trong bài văn kể chuyện .
II. Đồ dùng dạy học: SHD.
III. Các hoạt động dạy học:
B. Hoạt động thực hành
HĐ1. Đọc câu chuyện sau: (thực hiện như SHD)
HĐ2. Tìm hiểu cách viết mở bài trong bài văn kể chuyện (thực hiện như SHD)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cho cả 2 hoạt động trên:
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS đọc nhanh câu chuyện “Rùa và Thỏ”,
tìm được đoạn mở bài và nắm được thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp trong
bài văn kể chuyện.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: thực hiện tốt các yêu cầu; giúp đỡ các bạn còn hạn chế
trong nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX cho cả 2 hoạt động trên:
+ HS đọc nhanh câu chuyện và trả lời được các câu hỏi:
a) Đoạn mở bài: Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập
chạy.
b) Cách mở bài sau không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện

khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể.
+ HS rút ra được kết luận về cách mở bài trong bài văn kể chuyện (ghi nhớ); học thuộc
ghi nhớ ngay tại lớp.
+ HS tự tin trao đổi ý kiến; trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.
HĐ3. Đọc các đoạn mở bài sau và trả lời câu hỏi (thực hiện như SHD)
HĐ4. Viết đoạn mở bài theo cách gián tiếp cho bài văn kể câu chuyện Bàn
chân kì diệu (thực hiện như SHD)
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cho cả 2 hoạt động trên:

GV: Đinh Thị Vinh


Tuần 11

Năm học: 2018- 2019

+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS đọc nhanh các đoạn mở bài và phân
loại đúng theo 2 nhóm: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp; viết được mở bài gián
tiếp theo yêu cầu.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: thực hiện tốt các yêu cầu; giúp đỡ các bạn còn hạn chế
trong nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX cho cả 2 hoạt động trên:
+ HS đọc các đoạn mở bài và chỉ ra được:
Mở bài trực tiếp: đoạn a.
Mở bài gián tiếp: đoạn b,c,d.
+ HS nhớ lại câu chuyện và viết được mở bài gián tiếp cho câu chuyện Bàn chân kì
diệu hay, phù hợp.
+ HS trình bày đúng một đoạn mở bài, rõ ràng.

+ HS giúp đỡ nhau sửa lỗi để đoạn mở bài được hoàn chỉnh hơn.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
Hoạt động ứng dụng: Đọc lại đoạn mở bài cho người thân nghe
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS tự tin đọc lại đoạn mở bài đã viết ở lớp.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
Ôn luyện Tiếng Việt:
TUẦN 11
I. Mục tiêu:
- TĐ: Yêu thích môn học.
- NL: Vận dụng hình thành cho mình thói quen kiên trì, chịu khó, nghị lực vươn lên
mọi khó khăn trong học tập và trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV,HS: Vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực lớp 4.
III. Các hoạt động dạy học:
KHỞI ĐỘNG: (thực hiện như tài liệu)
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS quan sát bức tranh và nhớ lại câu chuyện, trả lời được các câu hỏi:
- Bà cụ đang mài một thỏi sắt trên đá.
- Bà cụ giải thích: mỗi ngày mài một ít sẽ có ngày thỏi sắt thành kim.
- Cậu bé hiểu ra: muốn thành tài thì phải siêng năng, chịu khó học hành.
+ HS tự tin trao đổi ý kiến; trả lời to, rõ, lưu loát.
+ PP: vấn đáp.
+ Kĩ thuật: phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời.
ÔN LUYỆN
HĐ 2,3,4:(Thực hiện như tài liệu)
GV: Đinh Thị Vinh



Tuần 11

Năm học: 2018- 2019

- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS đọc trơn toàn bài và trả lời đúng các
câu hỏi, hoàn thành các bài tập 2,3,4 trong Vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt theo định
hướng phát triển năng lực lớp 4 trang 62,63,64,65.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Trả lời tốt các câu hỏi, giúp đỡ các bạn trong nhóm.
- Tiêu chí ĐGTX:
+ HS đọc trôi chảy, to, rõ câu chuyện và trả lời được các câu hỏi.
Câu a: Để vét ăn cơm cháy.
Câu b: Quan Trạng xin nhà vua ban thưởng một chiếc nồi nhỏ. Nhà vua ngạc nhiên
khi thấy quan Trạng chỉ xin món quà nhỏ như vậy bởi vì nhà vua muốn thưởng cho
quan Trạng một vật báu.
Câu c: Vì quan Trạng nhớ ơn người hàng xóm đã cho mình mượn nồi trong mấy tháng
ôn thi; nhờ đó mà quan Trạng khỏi lo kiếm cơm để tập trung vào ôn thi.
Câu d: hiếu học, chịu khó, luôn biết ơn người khác.
+ HS chọn được từ đúng chính tả để viết vào chỗ trống:
a) xanh, sóng, sớm, sanh, soi, sạch.
b) ngủ, ngả, nổ, tỉnh, hỏi, xảy, phải, khỏi, nhiễm
+ HS ôn lại kiến thức về từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ, tìm đúng từ sai và
sửa lại cho đúng:
- Từ chỉ thời gian sai: đã.
- Từ chỉ thời gian thay thế là: đang.
+ HS tự tin, mạnh dạn trình bày ý kiến; trả lời to, rõ ràng, lưu loát.
- PP: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Quan sát, trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
VẬN DỤNG: Thực hiện như tài liệu

- Tiêu chí đánh giá:
+ HS tự tin trao đổi ý kiến với mẹ theo gợi ý.
+ Trình bày khoa học, sạch đẹp.
+ PP: Vấn đáp.
+ Kĩ thuật: nhận xét bằng lời.
Ôn luyện Toán:
TUẦN 11
I. Mục tiêu: HS làm bài tập 3,4,7,8 trang 53,54,55; bài 1 trang 57. HSHTT làm tất cả
các bài tập trên và làm thêm phần vận dụng trang 55- Vở Em tự ôn luyện Toán theo
định hướng phát triển năng lực lớp 4.
II. Đồ dùng dạy học: BP
GV, HS: Vở Em tự ôn luyện Toán theo định hướng phát triển năng lực lớp 4.
III. Các hoạt động học:
- Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS :
GV: Đinh Thị Vinh


Tuần 11

Năm học: 2018- 2019

+ Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp cận để tiếp sức cho HS hoàn thành các bài
tập 3,4,7,8 trang 53,54,55; bài 1 trang 57.
+ Đối với HS tiếp thu nhanh: Làm tất cả các bài tập. Giúp đỡ các bạn còn hạn chế.
*KHỞI ĐỘNG: Thực hiện như tài liệu trang 56
- Nội dung ĐGTX:
+ HS nắm và vận dụng được tính chất kết hợp của phép cộng và phép nhân.
+ HS có ý thức tự giác học tập, quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn.

*ÔN LUYỆN:
- Nội dung ĐGTX:
+ HS đặt tính và tính đúng phép nhân với số có 1 chữ số ở BT3 trang 53, BT7 trang 54.
+ HS vận dụng được tính chất giao hoán của phép nhân để làm đúng, nhanh BT4.
+ Tính đúng giá trị của các biểu thức(BT8 trang 55)
+ HS có ý thức tự giác học tập, quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời.
*VẬN DỤNG: Thực hiện như phần vận dụng trang 55
- Nội dung đánh giá:
+ HS tìm được tổng số bi ở 2 hộp là 98; biết tìm hiệu số bi ở 2 hộp là 5x2=10.
+ Giải được bài toán
- Phương pháp: quan sát sản phẩm, vấn đáp.
- Kĩ thuật: phỏng vấn nhanh, nhận xét bằng lời.
Ôn luyện Tiếng Việt:

TUẦN 11

I. Mục tiêu:
- TĐ: Yêu thích môn học.
- NL: Vận dụng hình thành cho mình thói quen kiên trì, chịu khó, nghị lực vươn lên
mọi khó khăn trong học tập và trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV,HS: Vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực lớp 4.
III. Các hoạt động dạy học:
KHỞI ĐỘNG: (thực hiện như tài liệu)
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS quan sát bưc tranh và nhớ lại câu chuyện, trả lời được các câu hỏi:
- Bà cụ đang mài một thỏi sắt trên đá.
- Bà cụ giải thích: mỗi ngày mài một ít sẽ có ngày thỏi sắt thành kim.

GV: Đinh Thị Vinh


×