Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

NGHIÊN CỨU TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC VÀ KỸ THUẬT CỦA NAM VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG BÀN LỨA TUỔI 15 16 QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.74 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------  --------

ĐẶNG HOÀI NAM

“NGHIÊN CỨU TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC VÀ KỸ THUẬT
CỦA NAM VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG BÀN LỨA TUỔI
15- 16 QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------  --------

ĐẶNG HOÀI NAM

“NGHIÊN CỨU TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC VÀ KỸ THUẬT


CỦA NAM VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG BÀN LỨA TUỔI
15- 16 QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN”

Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 60140103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS NGUYỄN QUANG VINH


TP. Hồ Chí Minh, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả, số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Đặng Hoài Nam


LỜI CÁM ƠN
 Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu; Khoa Đào tạo Sau đại học; quý Thầy, quý Cô giảng viên
Trường Đại học Thể dục Thể thao TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy,

truyền thụ những kiến thức quý báu trong những năm học tập tại Trường.
 Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS
Nguyễn Quang Vinh, người đã tiếp nhận và tận tình hướng dẫn cho tôi trong
suốt thời gian thực hiện luận văn cao học.
 Tôi chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường THPT HÀN
THUYÊN, các Huấn luyện viên - Hướng dẫn viên Trung tâm TDTT quận Phú
Nhuận, cùng bạn bè, gia đình đã động viên, khích lệ đã tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành tốt khóa học.
 Xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô sức khỏe và
thành đạt.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 08 năm 2016
Tác giả luận văn
Đặng Hoài Nam


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................5
1.1.Tổng quan về môn Bóng bàn......................................................................5
1.1.1. Đặc điểm môn bóng bàn.................................................................5
1.1.2. Xu thế phát triển bóng bàn trên thế giới..........................................7
1.2.Cơ sở lý luận về đánh giá trình độ tập luyện cho vận động viên Bóng bàn....
...............................................................................................................12
1.2.1. Khái niệm và các quan điểm đánh giá trình độ tập luyện:............12
1.2.2. Các yếu tố đánh giá trình độ tập luyện của VĐV bóng bàn............16
1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan...................................................28
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU......................................31

2.1. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................31
2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu:.................................31
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn:...............................................................31
2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm:....................................................31
2.1.4. Phương pháp thống kê:..................................................................37
2.2. Tổ chức nghiên cứu..................................................................................39
2.2.1.Đối tượng và khách thể nghiên cứu:..............................................39
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu:.....................................................................39
2.2.3 Kế hoạch tổ chức nghiên cứu:........................................................40
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN...............................................41
3.1. Xác định các test đánh giá trình độ thể lực và kỹ thuật của nam VĐV
Bóng bàn lứa tuổi 15 – 16 quận phú nhuận, Tp. Hồ Chí Minh.......................41


3.1.1. Tổng hợp các test đánh giá trình độ thể lực và kỹ thuật của các
VĐV bóng bàn trẻ của các tác giả trong và ngoài nước..........................41
3.1.2. Phỏng vấn các chuyên gia, huấn luyện viên.................................48
3.1.3. Kiểm tra độ tin cậy và tính thông báo của test..............................50
3.2. Đánh giá sự phát triển trình độ thể lực và kỹ thuật của nam VĐV Bóng
bàn lứa tuổi 15 – 16 quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh sau một năm tập
luyện................................................................................................................59
3.2.1. Đánh giá sự phát triển trình độ thể lực của nam VĐV bóng bàn
lứa tuổi 15-16 quận Phú Nhuận TP. Hồ Chí Minh sau một năm tập
luyện.......................................................................................................59
3.2.2. Đánh giá sự phát triển trình độ kỹ thuật của nam VĐV bóng bàn
lứa tuổi 15-16 quận Phú Nhuận TP.Hồ Chí Minh sau một năm tập
luyện.......................................................................................................61
3.2.3. Đánh giá nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá trình độ thể
lực và kỹ thuật của từng nam VĐV bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận Phú

Nhuận TP. Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện.................................64
3.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực và kỹ thuật của nam VĐV
Bóng bàn lứa tuổi 15-16 Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh........................68
3.3.1. Xây dựng thang điểm C................................................................68
3.3.2. Xây dựng tiêu chuẩn phân loại tổng hợp......................................70
3.3.3. Ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực và kỹ thuật của nam
VĐV bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.........71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................79
KẾT LUẬN.............................................................................................79
KIẾN NGHỊ............................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Thuật ngữ viết tắt

HLV

Huấn luyện viên

HLTT

Huấn luyện thể thao

LVĐ

Lượng vận động


NXB

Nhà xuất bản

PGS. TS

Phó giáo sư. Tiến sĩ

TDTT

Thể dục thể thao

TĐTL

Trình độ tập luyện

Th.S

Thạc sĩ

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TS

Tiến sĩ

TTTT


Thành tích thể thao

VĐV

Vận động viên


DANH MỤC BẢNG


Bảng
TÊN BẢNG
1.1 Chỉ số VO2max của VĐV bóng bàn xuất sắc Trung Quốc
So sánh kết quả hai lần phỏng vấn các test đánh giá trình
3.1

độ thể lực và kỹ thuật của nam VĐV bóng bàn lứa tuổi

Trang
28
49

15 – 16 quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.
Hệ số tin cậy các test đánh giá trình độ thể lực và kỹ thuật của
3.2

nam VĐV bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận Phú Nhuận,

51


TP. Hồ Chí Minh.
Hệ số tương quan thứ bậc giữa các test đánh giá thể lực và
3.3

kỹ thuật của nam VĐV bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận

53

Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh với thành tích thi đấu.
Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá trình độ thể
3.4

lực của nam VĐV bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận Phú

59

Nhuận, TP.Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện.
Sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá trình độ kỹ thuật
3.5

của nam VĐV bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận Phú Nhuận,

62

TP. Hồ Chí Minh sau 1 năm tập luyện.
Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá trình độ thể
3.6

lực trên từng nam VĐV bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận


64

Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện.
Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh trình độ kỹ thuật
3.7

trên từng nam VĐV bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận Phú

66

Nhuận, TP. Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện.
Bảng điểm các test đánh giá trình độ thể lực của nam VĐV
3.8

bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí

68

Minh giai đoạn ban đầu.
Bảng điểm các test đánh giá trình độ kỹ thuật của nam
3.9

VĐV bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận Phú Nhuận, TP.Hồ

69

Chí Minh giai đoạn ban đầu.
Bảng điểm các test đánh giá trình độ thể lực của nam VĐV
3.10


bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí

69

3.11

Minh sau 1 năm tập luyện.
Bảng điểm các test đánh giá trình độ kỹ thuật của nam

70


VĐV bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận Phú Nhuận, TP.Hồ
Chí Minh sau 1 năm tập luyện.
Bảng điểm phân loại tổng hợp trình độ thể lực và kỹ thuật
3.12

của nam VĐV bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận Phú

71

Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.
Tổng hợp điểm các test đánh giá trình độ thể lực của nam
3.13

VĐV bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí

72


Minh giai đoạn ban đầu.
Tổng hợp điểm các test đánh giá trình độ kỹ thuật của nam
3.14

VĐV bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận Phú Nhuận, TP. Hồ

73

Chí Minh giai đoạn ban đầu.
Tổng hợp điểm các test đánh giá trình độ thể lực của nam
3.15

VĐV bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí

74

Minh sau một năm tập luyện.
Tổng hợp điểm các test đánh giá trình độ kỹ thuật của nam
3.16

VĐV bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận Phú Nhuận, TP. Hồ

75

Chí Minh sau một năm tập luyện.
Tổng hợp điểm các test đánh giá trình độ thể lực và kỹ
3.17

thuật cho nam VĐV bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận Phú


76

Nhuận, TP. Hồ Chí Minh giai đoạn ban đầu.
Tổng hợp điểm các test đánh giá trình độ thể lực và kỹ
3.18

thuật cho nam VĐV 15-16 tuổi đội tuyển bóng bàn quận
Phú Nhuận,TP. Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện.

77


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

TÊN BIỂU ĐỒ

Trang

Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá trình độ thể
3.1

lực của nam VĐV bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận Phú

61

Nhuận, TP. Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện.
Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá trình độ kỹ
3.2


thuật của nam VĐV bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận Phú

63

Nhuận, TP. Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện.
So sánh nhịp tăng trưởng trình độ thể lực của nam vận
3.3

động viên bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận Phú Nhuận, TP.

65

Hồ Chí Minh sau 1 năm tập luyện.
So sánh nhịp tăng trưởng trình độ kỹ thuật của nam vận
3.4

động viên bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận Phú Nhuận,

67

TP. Hồ Chí Minh sau 1 năm tập luyện.
Tỷ lệ xếp loại tổng hợp trình độ thể lực và kỹ thuật của
3.5

nam VĐV bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận Phú Nhuận, TP.

78

Hồ Chí Minh giai đoạn ban đầu.
Tỷ lệ xếp loại tổng hợp trình độ thể lực và kỹ thuật của

3.6

nam VĐV bóng bàn lứa tuổi 15-16 quận Phú Nhuận, TP.
Hồ Chí Minh sau 1 năm tập luyện.

78


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình vẽ
2.1
2.2
2.3

TÊN HÌNH VẼ
Giật bóng thuận tay đường chéo 1 phút (lần).
Giao bóng xen kẽ vào ô vuông 20 x 20cm gần lưới và cuối
bàn 20 quả (lần).
Gò bóng thuận và trái tay xen kẽ theo đường chéo vào ô
1/8 bàn trong 1 phút (lần).

Trang
34
36
37


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục


TÊN PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Phiếu phỏng vấn.
Thành tích các test đánh giá trình độ thể lực của nam VĐV bóng bàn
lứa tuổi 15 – 16 quận Phú Nhuận TP. Hồ Chí Minh giai đoạn ban
Phụ lục 2

đầu (lần 1)
Thành tích các test đánh giá trình độ kỹ thuật của nam VĐV bóng bàn
lứa tuổi 15 – 16 quận Phú Nhuận TP. Hồ Chí Minh giai đoạn ban
đầu (lần 1)
Thành tích các test đánh giá trình độ thể lực của nam VĐV bóng bàn
lứa tuổi 15 – 16 quận Phú Nhuận TP. Hồ Chí Minh giai đoạn ban

Phụ lục 3

đầu (lần 2)
Thành tích các test đánh giá trình độ kỹ thuật của nam VĐV bóng bàn
lứa tuổi 15 – 16 quận Phú Nhuận TP. Hồ Chí Minh giai đoạn ban
đầu (lần 2)
Thành tích các test đánh giá trình độ thể lực của nam VĐV bóng bàn
lứa tuổi 15 – 16 quận Phú Nhuận TP. Hồ Chí Minh sau một năm tập

Phụ lục 4

luyện
Thành tích các test đánh giá trình độ kỹ thuật của nam VĐV bóng bàn
lứa tuổi 15 – 16 quận Phú Nhuận TP. Hồ Chí Minh sau một năm
tập luyện



1
PHẦN MỞ ĐẦU
Thể dục thể thao là một hoạt động không thể thiếu được trong nền văn
hoá của mỗi dân tộc, cũng như nền văn minh của nhân loại. Ngay từ khi mới
ra đời thể dục thể thao là một bộ phận hữu cơ của nền văn hoá xã hội, là
phương tiện giáo dục. Thể dục thể thao còn mang đầy đủ tính lịch sử, tính kế
thừa, tính giai cấp , tính dân tộc. Vì vậy mà thông qua thể dục thể thao ta có
thể đánh giá được sự phát triển của quốc gia, dân tộc …Mặt khác thể dục thể
thao còn tạo mối quan hệ giao lưu thắt chặt tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa
các quốc gia, dân tộc trên thế giới không phân biệt trình độ phát triển cao hay
thấp, chế độ chính trị xã hội.
Những năm gần đây, Đảng và nhà nước đã đề ra chủ trương xã xội hóa
thể dục thể thao. Thực hiện chủ trương xã hội hoá thể dục thể thao từ trường
học để làm khâu "đột phá" thực hiện xã hội hoá thể dục thể thao trong phạm
vi toàn quốc là định hướng có tính quyết định và then chốt. Sử dụng đội ngũ
giáo viên làm lực lượng tổ chức, triển khai và giám sát quá trình thực hiện chủ
trương xã hội hoá thể dục thể thao trong nhà trường phổ thông các cấp là giải
pháp tích cực, đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả.
Hoạt động giáo dục thể chất trong đào tạo và đào tạo nâng cao đối với
đội ngũ giáo viên nếu được đổi mới theo hướng vừa phát triển thể chất người
học, vừa trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động thể dục
thể thao, hoạt động rèn luyện thân thể ngoài giờ cho học sinh, điều đó sẽ cho
phép hình thành một đội ngũ tuyên truyền viên, hướng dẫn viên thể dục thể
thao trường học có chất lượng về chuyên môn, đông về số lượng, rộng lớn về
phạm vi và quy mô tổ chức thực hiện.Vì vậy, học sinh là đối tượng chính của
việc triển khai thực hiện xã hội hoá thể dục thể thao trường học và chiếm một
số lượng về đối tượng của xã hội trong quá trình thực hiện xã hội hoá thể dục
thể thao (gần 1/4 dân số cả nước).



2
Bộ môn Bóng Bàn được coi là môn thể thao truyền thống ở Việt Nam.
Đặc biệt là trong thập kỷ 50 Việt Nam là một trong những cường quốc bóng
bàn thế giới với các thành tích như: Hạng 5 thế giới (1957), Vô địch Châu Á
(1958) và hạng 3 thế giới (1959) với các danh thủ nổi tiếng Mai Văn Hòa (vô
địch đơn nam Châu Á 1953, 1954) và Trần Cảnh Được (vô địch đôi Nam
Châu Á 1953), Lê Văn Tiết (vô địch đơn nam giải Pháp mở rộng 1959)…
Trong những năm gần đây mặc dù không duy trì và phát huy thế mạnh đã có,
các vận động viên bóng bàn Việt Nam vẫn đạt được nhiều thành tích tại các
kỳ Seagames 15, 16, 17, 18, 19, 20 với 3 huy chương vàng, 8 huy chương
bạc, 11 huy chương đồng. Năm 1995, 1997, 1999, 2001, 2003 Bóng Bàn Việt
Nam giữ chức vô địch bóng bàn Đông Nam Á tại các kỳ Seagames với các
vận động viên Vũ Mạnh Cường , Trần Tuấn Quỳnh. Khi liên đoàn Bóng Bàn
Thế Giới cấp cho Đông Nam Á một suất tham dự thế vận hội 2004 tại Athena.
VĐV Đoàn Kiến Quốc đã xuất sắc vượt qua vòng loại để đặt chân đến đấu
trường lớn nhất thế giới. VĐV Đoàn Kiến Quốc được tham gia chính thức tại
Thế vận hội 2008 tại Bắc Kinh – Trung Quốc. Lần đầu tiên Bóng Bàn được
tiếng vang lớn khi VĐV Đoàn Kiến Quốc giành được hai thắng lợi trước
VĐV Pháp xếp hạng 53 thê giới. Năm 2010 trong giải Vô địch Đông Nam Á
VĐV Đoàn Kiến Quốc đã Vô địch đơn nam và VĐV nữ Mai Hoàng Mỹ
Trang Vô địch đơn nữ.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ thi đấu Quốc Tế, việc
đào tạo lực lượng VĐV bóng bàn trẻ có trình độ cao làm đội ngũ kế cận cho
đội tuyển quốc gia là rất cần thiết. Hiện nay không chỉ tuyển chọn hay đề ra
các kế hoạch huấn luyện, các bài tập chuyên môn, các bài tập thể lực, các bài
tập bổ trợ….có hiệu quả cao, mà còn kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện của
VĐV. Trong huấn luyện thể thao hiện nay đòi hỏi việc kiểm tra đánh giá trình
độ tập luyện của VĐV ở bất cứ môn thể thao nào, công việc phải được xem



3
xét toàn diện về kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý các khả năng chức phận
của cơ thể VĐV thông qua các chỉ số thể lực, kỹ thuật và chiến thuật.
Thành phố Hồ Chí Mình có phong trào bóng bàn phát triển mạnh và
quận Phú Nhuận cũng là 1 trong những quận có môn bóng bàn đang phát
triển. Trên tinh thần tuyển chọn và đào tạo VĐV trẻ cho các môn nói chung và
môn bóng bàn quận Phú Nhuận nói riêng, thực sự là điểm nóng mà ngành thể
thao của quận Phú Nhuận rất quan tâm và coi trọng. Do đó cần phải tích cực
tuyển chọn và đào tạo nhiều tài năng thể thao cho quận Phú Nhuận, trong đó
có môn bóng bàn.Vì vậy tôi ý thức được chiến lược và tầm quan trọng của
việc đánh giá trình độ tập luyện cho VĐV trẻ quận Phú Nhuận và muốn đóng
góp một phần sức lực nhỏ bé vào việc hình thành và phát triển thành tích ngày
càng cao của môn bóng bàn nên tôi mạnh dạn chọn đề tài:
“NGHIÊN CỨU TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC VÀ KỸ THUẬT CỦA
NAM VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG BÀN LỨA TUỔI 15- 16 QUẬN PHÚ
NHUẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN".
Mục đích nghiên cứu:
Nhằm xác định hệ thống các test, xây dựng tiêu chuẩn để qua đó đánh giá
thực trạng và sự phát triển trình độ thể lực và kỹ thuật của nam vận động viên
bóng bàn lứa tuổi 15- 16 quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh sau một năm tập
luyện. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các huấn luyện viên, các nhà
chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo VĐV bóng bàn trẻ cho quận
Phú Nhuận.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Nhiệm vụ 1: Xác định các test đánh giá trình độ thể lực và kỹ thuật
của nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 15- 16 quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí
Minh.



4
- Tổng hợp các test đánh giá trình độ thể lực và kỹ thuật cho các VĐV
bóng bàn trẻ của các tác giả trong và ngoài nước.
- Phỏng vấn các chuyên gia, huấn luyện viên.
- Kiểm tra độ tin cậy và tính thông báo của test.
 Nhiệm vụ 2: Đánh giá sự phát triển trình độ thể lực và kỹ thuật của
nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 15- 16 quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
sau một năm tập luyện.
 Nhiệm vụ 3: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực và kỹ
thuật của nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 15- 16 quận Phú Nhuận, TP. Hồ
Chí Minh.
- Xây dựng thang điểm C.
- Xây dựng tiêu chuẩn phân loại tổng hợp.
- Ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực và kỹ thuật của nam vận
động viên bóng bàn lứa tuổi 15- 16 quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.


5
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

TỔNG QUAN VỀ MÔN BÓNG BÀN.
1.1.1. Đặc điểm môn bóng bàn [26]
Bóng Bàn là môn thể thao có lịch sử từ rất lâu đời. Bóng bàn xuất hiện

sớm nhất tại đảo quốc sương mù.Vào khoảng năm 1980 một vận động viên
Anh quốc mang từ Mỹ về một quả bóng được chế tạo bằng Xenlulo rỗng bên
trong và dùng làm bóng đánh trên bàn. Do loại bóng này có độ nảy lớn khi
đánh xuống bàn phát ra tiếng kêu “ ping pong” nên bóng bàn còn có tên gọi

khác là ping pong. Đầu thế kỷ 20 môn bóng bàn được phát triển rộng rãi ở
Trung Âu và một số quốc gia ở Châu Á cho đến nay môn thể thao này đã phát
triển trên toàn thế giới. Quả bóng dùng trong bóng bàn có đường kính là
40mm. Mỗi ván đấu sẽ thi đấu trong 11 điểm sẽ là người chiến thắng, mỗi vận
động viên được giao bóng 2 quả thì đổi người giao. Người thắng cuộc sẽ là
người có số điểm lớn hơn đối thủ của mình 2 điểm. Vợt bóng bàn được làm
bằng gỗ và có 2 mặt mút xốp. Loại vợt này có tính đàn hồi và phản lực tốt, tốc
độ bóng đánh đi tăng lên thuận lợi cho cách đánh tấn công. Đánh bóng xoáy
đóng vai trò rất quan trọng trong bóng bàn hiện đại. Độ xoáy của bóng kết
hợp với tốc độ của mông bóng bàn đã thu hút được nhiều người tham gia chơi
bóng bàn và đã trở thành một môn thể thao yêu thích của mọi lứa tuổi trên
toàn thế giới nói riêng và Việt Nam nói chung.
Bóng bàn là môn thể thao đòi hỏi nhiều kỹ năng, kỹ xảo, và cũng là môn
thể thao đối kháng khác sân có lưới ngăn cách đối thủ, bàn bóng nhỏ nhẹ tác
động của lực vào bóng phải thông qua vợt sao cho bóng chuyển động nhiều
phương, chiều tới các địa điểm chạm bàn khác nhau với biến hoá tốc độ, độ
xoáy khác nhau nhằm mục đích đối phương không phán đoán được đường


6
bóng, điểm rơi, hướng sau chạm bàn, để ta được điểm, thắng ván thắng trận.
Muốn giành thắng lợi VĐV phải đạt được năng lực thi đấu cao về các mặt kỹ
thuật, chiến thuật thể lực và tâm lý… điều này được thể hiện bằng năng lực
khống chế điều khiển bóng của VĐV phải điêu luyện, giải quyết mọi tình
huống cụ thể của từng quả bóng với từng đối thủ khác nhau, có định hướng
chiến lược, chiến thuật khác nhau.
Bóng bàn chủ yếu là thi đấu cá nhân nhưng rèn luyện tranh tài phải
nằm trong tập thể đội, không thể tập luyện cá nhân đơn độc. Khi sắp xếp huấn
luyện HLV phải chú ý giải quyết vấn đề chung toàn đội (nội dung kế hoạch
huấn luyện và yêu cầu), lại phải giải quyết tốt thấu đáo các vấn đề nâng cao

trình độ cá nhân từng người. Nên nhớ rằng tài năng, năng khiếu bóng bàn
mang thuộc tính cá nhân nên huấn luyện tuy bố trí chung nhưng quyết định
nhất lại là cá nhân phát huy hết năng khiếu hình thành năng lực cá nhân để có
sở trường độc đáo riêng trên cơ sở toàn diện. Chỉ có như vậy mới làm cho
bóng bàn có sáng tạo, đặc sắc luôn luôn mới [26].
Bóng bàn hiện đại đòi hỏi vận động viên phải có kỹ thuật toàn diện, kết
hợp giữa xoáy, tốc độ, sức mạnh và điểm rơi một cách nhanh, chuẩn hiểm ác,
biến hóa và xoáy cùng với tư tưởng chỉ đạo của chiến thuật là tích cực chủ
động, tấn công toàn diện và nhanh chóng dứt điểm [20].
Để giành thắng lợi trong thi đấu bóng bàn, phải đánh chuẩn, đánh
nhanh, đánh mạnh, đánh xoáy và đánh có điểm rơi tốt, chính là 5 yếu tố nâng
cao kỹ thuật và hiệu quả của bóng bàn. Những yếu tố này rất cần thiết cho các
VĐV có lối đánh khác nhau, ai sử dụng điêu luyện hơn sẽ giành chủ động và
thắng lợi. Mặc dù có lúc mâu thuẫn nhau, song giữa chúng lại có mối liên hệ
chặt chẽ, cùng tồn tại trong một lối đánh, một loại kỹ thuật, có tác dụng bổ
sung cho nhau, thúc đẩy lẫn nhau [13].
Từ những tính chất trên bóng bàn có những đặc điểm sau:


7
Tính phương hướng: Từ lịch sử phát triển của bóng bàn ta thấy thời đại
khác nhau, phương hướng phát triển kỹ thuật có khác nhau. Tốc độ nhanh,
hiểm ác, mạnh là xu thế phát triển của bóng bàn thế giới ngày nay. Đại bộ
phận VĐV ưu tú thế giới thường có phong cách kỹ thuật tốc độ nhanh, sung,
mạnh, hiểm.
Tính phức tạp: Trong thi đấu bóng bàn phải đối phó với các loại lối
đánh khác nhau, tính năng công cụ khác nhau, các đường bóng biến hoá xoáy,
tốc độ, sức mạnh, điểm rơi khác nhau tạo nên tính phức tạp đòi hỏi VĐV phải
có năng lực thích ứng, năng lực ứng biến và năng lực điều tiết tương đối tốt
mới có thể trở thành VĐV ưu tú nhất – những nhà vô địch.

Tính đối kháng: Thi dấu bóng bàn là sự so sánh tác chiến chủ thể các mặt,
trong mỗi một điểm bóng và mỗi một ván đều tồn tại có sự so đo tấn công và
phòng thủ, nhanh và chậm, chủ động và bị động, khống chế và phản khống chế do
đó trong huấn luyện cần tăng ý thức và năng lực huấn luyện cường độ lớn, tăng
cường tính đối kháng, tăng cường tốc độ nhanh, công – thủ.
Tính tuỳ cơ: Trong huấn luyện bóng bàn cần suy nghĩ đến đặc điểm
tính tuỳ cơ vận dụng do đó VĐV cần nắm vững nhiều loại trình độ kỹ thuật
chắc chắn, điêu luyện, nhiều loại chiến thuật có tính tổ hợp, kết hợp và năng
lực tổng hợp để vận dụng là rất quan trọng.
Tính chính xác: Tính chính xác của kỹ xảo chuyên môn của bóng bàn rất
nghiêm ngặt đòi hỏi độ chính xác cao và trong thời gian huấn luyện tương ứng
kỹ xảo đã hình thành sẽ có kết quả khác nhau. Trình độ huấn luyện vận động
càng cao, độ chính xác của kỹ xảo chuyên môn cũng càng cao [26].
1.1.2. Xu thế phát triển bóng bàn trên thế giới [33].
Ngày nay bóng bàn thế giới phát triển rất đa dạng và phong phú với các
lối đánh, các phong cách kỹ thuật của đối thủ từng nước, từng khu vực đã
chuyển biến mạnh mẽ và có nhiều sáng tạo [30]. Hầu hết các VĐV các nước


8
đều có những tiến bộ lớn về kỹ – chiến thuật cũng như phong cách lối đánh.
Bóng bàn hiện đại đòi hỏi vận động viên phải có kỹ thuật toàn diện, kết hợp
giữa xoáy, tốc độ, sức mạnh và điểm rơi một cách hợp lý cùng với tư tưởng chỉ
đạo của chiến thuật là tích cực chủ động, tấn công toàn diện và nhanh chóng
dứt điểm. Bóng bàn là môn thể thao đối kháng cá nhân, cũng là môn thể thao
có tính đa dạng, phong phú và luôn biến hóa. Sự đa dạng, phong phú và luôn
biến hóa thể hiện thông qua các động tác kỹ thuật trong môn bóng bàn. Qua
quan sát phong cách lối đánh của các vận động viên bóng bàn tiêu biểu trên thế
giới, đại diện cho các trường phái khác nhau, xu thế phát triển của bóng bàn
hiện đại có những đặc điểm tiêu biểu sau:

Nói đến bóng bàn hiện đại trước hết phải đề cập đến vấn đề bóng xoáy.
Trong bóng bàn, có thể coi yếu tố xoáy bóng như một yếu tố đặc trưng, có
ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến các kỹ, chiến thuật của vận động viên.
Độ xoáy lớn có thể làm thay đổi quỹ đạo bay của bóng. Nếu biết kết hợp giữa
sức mạnh và sức xoáy tốt có thể cho phép đánh bất cứ đường bóng nào kể cả
bóng xoáy lên, xoáy xuống, xoáy ngang, thậm chí các quả bóng gần lưới hoặc
thấp hơn mặt bàn của đối phương đánh sang. Việc sử dụng và điều khiển sức
xoáy khi đánh bóng có vai trò vô cùng quan trọng trong bóng bàn hiện đại.
Với phương đánh bóng, lực tác dụng, độ ma sát và động tác đánh bóng khác
nhau tạo ra bóng có chiều xoáy khác nhau. Độ xoáy và sự biến hóa của bóng
xoáy vô cùng phức tạp. Do đó, nắm rõ nguyên nhân tạo nên bóng xoáy và các
qui luật biến hóa của các loại xoáy, từ đó có thể sử dụng tốt các loại xoáy gây
khó khăn cho đối phương, giành thế chủ động tạo cơ hội dứt điểm.
Kỹ thuật giật bóng là kỹ thuật tiêu biểu tạo ra đường bóng có độ xoáy
lớn nhất, với độ xoáy lớn nó vẫn đảm bảo được độ chuẩn xác và gây sức uy
hiếp cao giành thắng lợi. Hiện nay kỹ thuật giật bóng đã được các VĐV sử
dụng rất điêu luyện và biến hóa đa dạng. Với những ưu điểm trên, trong tương


9
lai giật bóng sẽ tiếp tục phát triển ở mức độ cao và là kỹ thuật không thể thiếu
ở một vận động viên bóng bàn hiện đại.
Giao bóng là đặc điểm quan trọng của bóng bàn hiện đại. Ngày nay,
giao bóng là phương tiện tấn công đầu tiên nguy hiểm nhất và có thể thắng
điểm trực tiếp. Giao bóng tốt giúp vận động viên chủ động trong việc thực
hiện chiến thuật của mình, tạo ra thời cơ thuận lợi, nhanh chóng dứt điểm.
Khống chế bóng ngắn là yêu cầu quan trọng của bóng bàn hiện đại.
Nếu không khống chế được bóng ngắn, vận động viên sẽ chấp nhận bị rơi vào
thế bị động, nhường thế chủ động cho đối phương. Khống chế bóng ngắn giúp
vận động viên hạn chế tối đa khả năng tấn công của đối phương đồng thời tạo

ra cơ hội cho mình, giành thế chủ động tấn công dứt điểm.
Một yếu tố quan trọng trong bóng bàn hiện đại là di chuyển bước chân
nhanh và hợp lý. Theo các chuyên gia bóng bàn “di chuyển bước chân đánh
bóng là linh hồn của môn bóng bàn” [21]. Để di chuyển tốt, vận động viên
phải phán đoán tốt đường bóng của đối phương, suy nghĩ tình huống sử dụng
kỹ, chiến thuật đánh bóng. Thực hiện tốt điều trên là mấu chốt cơ bản để đánh
bóng trong môn bóng bàn.
Nhìn tổng hợp hiện trạng của bóng bàn thế giới (trong những giải thế
giới gần đây đặc biệt đầu thế kỷ 21) chúng ta có thể nhận ra xu thế phát triển
của bóng bàn thế giới hiện đại ngày nay là “càng tăng cường tranh giành tích
cực chủ động, đặc biệt trên cơ sở kỹ thuật toàn diện (không có lổ hổng rõ
trong kỹ thuật) sở trường mũi nhọn đột xuất, chiến thuận biến hóa đa dạng”.
Với sự thay đổi các qui tắc của ITTF đối với mọi người, mọi quốc gia
trên thế giới là bình đẳng. Mấu chốt là xem ai có thể đi lên phía trước dẫn đầu;
ai nghiên cứu trước, tổng kết ra qui luật của 3 khía cạnh cải cách mới sớm để
áp dụng vào huấn luyện thì người đó có thể giành được chủ động.


10
Từ cuối thế kỷ 20, Liên đoàn bóng bàn quốc tế đã có một loạt cải cách:
tháng 10/2000 đường kính quả bóng từ 38mm đổi thành 40mm; trọng lượng từ
2,5gr thành 2,7gr; tháng 9/2001 thi đấu bóng bàn mỗi ván từ 21 điểm đổi thành
chế độ 11 điểm; tháng 9/2002 thi đấu bóng bàn chấp hành qui định giao bóng
không được che chắn. Mục đích của các cải cách trên theo Nguyễn Trọng Trúc
và các cộng sự nhằm [26]:
Bóng lớn: tốc độ chậm, độ xoáy yếu hơn bóng nhỏ VĐV có thời gian
suy nghĩ đối phó, phản ứng kịp thời hơn… trận đấu có bóng qua lại nhiều và
biến hóa do khả năng linh hoạt của con người được sử dụng và phát triển, đấu
trí, đấu lực được nâng cao lên một bước. Do đó, tính ngoạn thưởng của quần
chúng được hấp dẫn hơn.

Luật thi đấu 11 điểm đòi hỏi thi đấu căng thẳng quyết liệt ngay từ đầu.
Do đó tăng cường được tính ngẫu nhiên trong thi đấu, rút ngắn cách biệt giữa
VĐV mạnh, yếu, đã phá được cục diện chỉ tập trung thiểu số VĐV, quốc gia và
khu vực giành được thành tích vô địch, huy chương vàng.
Cuối cùng mở rộng được thị trường phong trào bóng bàn:
Tất nhiên, các cải cách trên không thay đổi được quy luật cơ bản nhất
môn bóng bàn, nhưng rõ ràng có ảnh hưởng không ít đối với kỹ thuật, chiến
thuật của môn bóng bàn mà những nhà chuyên môn, HLV không được coi
nhẹ, đòi hỏi phải không ngừng nghiên cứu hình thế mới và đặc điểm mới của
môn bóng bàn thế giới mới. Sự thay đổi các qui tắc của ITTF đối với mọi
người, mọi quốc gia, mọi địa phương đều là bình đẳng. Mấu chốt là xem ai có
thể dẫn đầu, ai nghiên cứu trước, tổng kết ra qui luật của 3 khía cạnh cải cách
mới sớm và áp dụng tốt vào huấn luyện người đó có thể giành được chủ động.
Thí dụ: Tốc độ và xoáy của bóng lớn rõ ràng kém bóng nhỏ, động tác
biên độ đánh bóng cần phải thích đăng tăng lớn hơn, nhấn mạnh tự thân phát
lực – lực bộc phát. Khi đánh bóng nhỏ nhấn mạnh đánh bóng tốc độ, đánh bóng


×