Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp 10 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.98 KB, 31 trang )

1

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, xây dựng cơ bản là ngành quan trọng và giữ vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Các toà nhà, các đô thị, khu công nghiệp, đường
giao thông, cầu cảng,… chính là những sản phẩm không thể thiếu của ngành xây dựng
góp phần đổi mới nền kinh tế đất nước. Trong xu thế hiện nay vấn đề sử dụng cọc bê
tông và bê tông tươi thành phẩm trong các công trình xây dựng là một nhu cầu tất yếu
do tính hiệu quả và tiện lợi của những sản phẩm này mang lại: giúp tiết kiệm chi phí và
tăng tuổi thọ của công trình. Để có thể phát triển bền vững và cạnh tranh trên thị trường
thì các Doanh nghiệp sản xuất cọc bê tông và bê tông tươi thành phẩm ngày nay cần
phải có cơ chế quản lý tốt để nâng cao lợi nhuận và có được vị thế trên thị trường. Một
trong những yếu tố giúp DN phát triển bền vững là cách quản lý và hạch toán kế toán
phù hợp, bởi hạch toán kế toán tài chính là công cụ tiêu biểu nhất không thể thiếu trong
hệ thống quản lý kinh tế tài chính của các đơn vị cũng như trên phạm vi toàn bộ nền
kinh tế quốc dân.
Nhận thức được tầm quan trọng này trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần
xây dựng Vũ Hùng, em đã tìm hiểu và viết báo cáo tổng hợp về công tác tổ chức hạch
toán hạch toán kế toán.
Được sự hướng dẫn của cô giáo TS. Hà Thị Phương Dung và các anh chị
phòng kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng Vũ Hùng em đã hoàn thành xong báo cáo
thực tập tại đơn vị. Trong quá trình viết báo cáo do trình độ hiểu biết còn ít và hạn chế
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế em kính mong cô xem xét, chỉnh sửa
và chỉ bảo để giúp em hoàn thiện báo cáo của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Sơn – Lớp FNE23A


2


Mục lục
Trang
Lời nói đầu...................................................................................................................1
Danh mục từ viết tắt.....................................................................................................3
Danh mục hình vẽ........................................................................................................4
Phần I: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty CP xây dựng Vũ Hùng…………………..5
1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng Vũ Hùng

……………………………………………………………………………..…….…....5
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng Vũ
Hùng…………………………………………………………………….…….............6
1.2.1. Chức năng nhiệm cụ của Công ty………………………………..……............6
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty……….…….………..6
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây
dựng Vũ Hùng…………………………………………………………….………….12
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty CP xây dựng Vũ Hùng .15
1.4.1 Tình hình tài chính của công ty ……………………………………………….15
1.4.2. Cơ cấu lao động của công ty ………………………………………………….16
Phần II: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần xây
dựng Vũ Hùng………………………….…………...................................................17
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng Vũ
Hùng…………………………………………………………………...........................17
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng Vũ
Hùng……………………………………………………………….…………………18
2.2.1. Các chính sách kế toán chung………………………………………...………...18
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán………………………...………...20
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán……………..………………….21

2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán……………………..……………21

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Sơn – Lớp FNE23A


3

2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán………………………………..…………...23
2.3. Tổ chức kế toán các phần hành cụn thể………………………………………….24
2.3.1. Kế toán tiền lương và BHXH…………………………………...…………….24
2.3.2. Kế toán tài sản cố định …………………………………….…..……………..26
Phần III: Đánh giá khái quát tổ chức tại Công ty cổ phần xây dựng Vũ
Hùng……………………………………………………………….………...............28
3.1. Đánh giá chung về tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh…………..…28
3.2. Đánh giá chung về tổ chức kế toán tại công ty…………………………..………28
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18

Từ viết tắt
CP
DN
KT
TSCĐ
BHXH
CBCNV
KPCĐ
GTGT
TK
XDCB
NVL
BHYT
DNSX
TNDN
SXKD
BTCT
NVL
BHTN

Nội dung
Cổ phần
Doanh nghiệp
Kế toán

Tài sản cố định
Bảo hiểm xã hội
Cán bộ công nhân viên
Kinh phí công đoàn
Giá trị gia tăng
Tài khoản
Xây dựng cơ bản
Nguyên vật liệu
Bảo hiểm y tế
Doanh nghiệp sản xuất
Thu nhập doanh nghiệp
Sản xuất kinh doanh
Bê tông cốt thép
Nguyên vật liệu
Bảo hiểm thất nghiệp

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Sơn – Lớp FNE23A


4

DANH MỤC HÌNH VE
STT
1

Tên hình
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình đúc cọc bê tông

2


Hình 1.2: Sơ đồ quy trình trạm trộn bê tông thương phẩm

11

3

Hình 1.3: Sơ đồ bộ máy quản lý của của Công ty Cổ phần xây dựng

12

4

Vũ Hùng
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần xây dựng Vũ

17

5

Hùng
Hình 2.2: Sơ đồ theo hình thức kế toán Nhật ký chung

22

6

Hình 2.3: Sơ đồ chi tiết hoạch toán TSCĐ

26


PHẦN I

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Sơn – Lớp FNE23A

Số trang
07


5

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VŨ HÙNG
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG VŨ HÙNG:
Tên doanh nghiệp: Công ty CP xây dựng Vũ Hùng
Địa chỉ trụ sở chính: Số 68 đường Gia Định, Thị Trấn Gia Bình, Huyện Gia Bình, Tỉnh
Bắc Ninh
Số đăng ký kinh doanh: 2300890332, đăng ký lần đầu ngày 24 tháng 06 năm 2015,
đăng ký thay đổi lần hai vào ngày 19 tháng 01 năm 2017.
Công ty được thành lập vào ngày 24 tháng 6 năm 2015 với tên gọi đầu tiên là
Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư xây dựng Vũ Hùng, người đại diện trước pháp luật là
ông Trần Hải Bằng. Để tránh sự nhầm lẫn và dễ dàng trong việc ghi nhớ tên công ty
thì ngày 15/01/2017, hội đồng quản trị của công ty đã họp bàn và thống nhất đổi tên
công ty thành Công ty cổ phần xây dựng Vũ Hùng. Ngày 19/01/2017, công ty được cấp
lại giấy phép đăng ký kinh doanh, với tên gọi Công ty cổ phần xây dựng Vũ Hùng,
thay đổi giám đốc điều hành là ông Vũ Trí Hùng.
Để chuẩn bị cho việc công ty có thể đi vào hoạt động sớm nhất, từ tháng 1 năm
2015 các thành viên sáng lập công ty đã tìm đối tác cho thuê đất để xây dựng nhà
xưởng, nhà văn phòng, khu vực sản xuất cọc bê tông và khu vực sản xuất bê tông
thương phẩm. Đến đầu tháng 07 năm 2015 quá trình xây dựng nhà xưởng và các phòng
ban đã hoàn thành và có thể đi vào hoạt động .

Với số vốn điều lệ là 3.000.000.000 VNĐ, công ty gặp phải một số khó khăn
trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tài sản cố định trong năm đầu hoạt động.
Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn ban đầu, cùng với đội ngũ nhân viên trẻ, có năng
lực, trình độ và sự lãnh đạo của ban giám đốc thì Công ty cổ phần xây dựng Vũ Hùng
đã có doanh thu ngay trong năm đầu tiên hoạt động.
Từ khi thành lập Công ty cổ phần xây dựng Vũ Hùng đang ngày càng lớn mạnh
và phát triển kịp thời theo sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG VŨ HÙNG.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Sơn – Lớp FNE23A


6

1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động SXKD của Công ty:
Chức năng chính của Công ty: Sản xuất và thi công móng cọc bê tông, vật liệu
xây dựng và bê tông thương phẩm
Trong quá trình sản xuất, Công ty luôn phải chuẩn bị đủ nguyên vật liệu, nhân
công để quá trình sản xuất không bị gián đoạn, cử cán bộ kỹ thuật để giám sát chất
lượng sản phẩm, công trình, luôn năng động tìm kiếm thị trường mới, tìm kiếm đối tác
để ký hợp đồng mới, đầu tư xây dựng các mối quan hệ, tạo dựng uy tín của Công ty để
tăng sức mạnh canh tranh trong tình hinh mới.
Sau hơn 3 năm hoạt động công ty đã xây dựng được một số thị trường nhất định
điển hình như sau:
- Thị trường tỉnh Bắc Ninh: Khu vực TP Bắc Ninh, huyện Thuận Thành, huyện
Quế Võ, huyện Yên Phong, huyện Gia Bình.
- Thị trường tỉnh Bắc Giang: Khu vực huyện Việt Yên, huyện Tân Yên và huyện
Yên Dũng.
- Một số công trình đã và đang thi công: Công trình Công An huyện Quế Võ,

công trình đầu tư xây dựng Đền Hàn Thuyên, công trình khu nhà ở xã hội – Khu Yna
thành phố Bác Ninh, công trình nhà căn tin – SENTEC, công trình xây dựng nhà máy
Lông Vũ – Cty Nam Vũ, công trình nhà máy nhiệt điện An Khánh - Bắc Giang công
suất 650Mw…….
1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty:

Chuẩn bị nguyên vật
A: Quyliệu
trình sản xuất cọc bê tông:

Thi công cốt thép

Đúc và bảo dưỡng
cọc bê tông

Thi công bê tông

Bốc dỡ vận chuyển
Thi công khuônSinh
ván viên thực hiện: Nguyễn Văn Sơn – Lớp FNE23A
và xếp cọc bê tông


7

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình đúc cọc bê tông
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
Vật liệu dùng trong quy trình sản xuất cọc BTCT phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ
thuật theo các tiêu chuẩn hiện hành, đồng thời đáp ứng các yêu cầu bổ sung của thiết
kế.

Vật liệu phải được cất giữ và vận chuyển đảm bảo giữ nguyên chất lượng và sự phù
hợp của vật liệu cho công trình. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu cũng sẽ được kiểm tra và
thí nghiệm lại trước khi đưa vào sử dụng cho công trình.
Bước 2: Thi công cốt thép
Cốt thép chủ được nắn thẳng cắt đúng kích thước, đảm bảo thép đúng chủng loại của
bản vẽ thiết kế.
Cốt thép đai được kéo thẳng bằng tời, cắt bằng kìm cộng lực, uốn bằng bàn uốn theo
đúng kích thước thiết kế.
Thép đai liên kết với thép chủ bằng dây thép buộc, khoảng cách giữa các cốt đai buộc
đúng yêu cầu của bản vẽ thiết kế.
Thép chủ được liên kết với hộp bích đầu cọc bằng liên kết hàn.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Sơn – Lớp FNE23A


8

Hộp bích đầu cọc được gia công đảm bảo, bốn cạnh của mặt cọc phải nằm cùng trên
một mặt phẳng, đảm bảo vuông đúng theo kích thước thiết kế.
Cốt thép cọc được bố trí và định vị thành từng lồng đúng theo bản vẽ thiết kế và được
cán bộ kỹ thuật của công ty nghiệm thu trước khi lắp vào khuôn cốp pha.
Lồng ghép sau khi lắp đặt vào khuôn phải được định vị chính xác và chắc chắn đảm
bảo không bị xê dịch hoặc biến dạng trong lúc đổ bê tông.
Bước 3: Thi công bê tông
Bê tông đúc cọc phải được trộn bằng máy đúng theo tỷ lệ cấp phối, thời gian trộn theo
đúng quy định của cán bộ kỹ thuật của công ty.
Cát, đá trước khi trộn phải đảm bảo sạch, không lẫn tạp chất.
Chất phụ da cho vào khi trộn bê tông phải đảm bảo đúng theo yêu cầu của từng loại kết
cấu từng loại cọc bê tông.
Bước 4: Thi công ván khuôn

Sử dụng cốp pha thép định hình có đầy đủ các phụ kiện gông, chống…bề mặt cốp pha
phải phẳng và được bôi 1 lớp dầu chống dính. Bề mặt sân bãi đúc cọc phải đảm bảo
phẳng.
Cốp pha thép phải vuông với mặt nền được gông bằng hệ thống gông định hình và
được điều chỉnh kích thước bằng nêm gỗ, khoảng cách gông là 1,5 – 2m.
Ván khuôn chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt 25% cường độ thiết kế (tức sau 12–16h
theo thí nghiệm quy định) thì tiến hành tháo dỡ cốp pha. Dùng sơn viết vào đầu cọc và
mặt cọc: tên đoạn cọc, ngày tháng đúc cọc, mác bê tông.
Bước 5: Đúc và bảo dưỡng bê tông
Bê tông phải được đổ liên tục và phải được đầm chặt bằng máy đầm rung, để tránh tạo
ra các lỗ hổng không khí, rỗ tổ ong hay các khiếm khuyết khác. Đặc biệt lưu ý bê tông
đổ đến đâu phải đầm luôn đến đó, sau đó sử dụng mặt bàn xoa để hoàn thiện mặt. Mỗi
cọc phải đúc xong trong một lần và nên bắt đầu từ mũi cọc đến đỉnh cọc. Trong khi
đầm phải cẩn thận, chú ý các góc cạnh, không để máy đầm chạm làm rung cốt thép.
Trong quá trình đổ bê tông cọc phải lấy mẫu thí nghiệm theo quy định.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Sơn – Lớp FNE23A


9

Công tác bảo dưỡng được coi là một phần không thể thiếu. Tất cả bê tông mới đổ đều
phải được bảo dưỡng, công tác bảo dưỡng phải bắt đầu ngay sau khi đổ bê tông xong
khoảng 4 – 6h, khi bề mặt bê tông se lại, ấn tay không lún thì tiến hành đến bước bão
dưỡng. Thời gian dưỡng hộ liên tục 4 – 6 ngày tùy theo thời tiết ẩm ướt hay khô hanh,
những ngày tiếp theo luôn giữ cấu kiện ở trạng thái ẩm.
Tất cả các cọc phải có bề mặt phẳng, nhẵn, không bị khiếm khuyết và vuông góc với
trục dọc của cọc, và được hoàn theo đúng kích thước như chỉ ra trên bãn vẽ. Đối với
các đoạn mũi, mũi cọc phải trùng với tâm của cọc.
Bước 6: Bốc dỡ, vận chuyển và xếp cọc

Bóc dỡ, vận chuyển và xếp cọc phải đảm bảo cọc không bị nứt, gẫy do trọng lượng bản
thân cọc và lực bám dính cốp pha, tránh gây vỡ hay sứt mẽ các cạnh bê tông.
Cọc để ở kho bãi có thể được xếp chồng lên nhau nhưng chiều cao mỗi chống không
được quá 2/3 chiều dài, tuổi và được kê lót. Khi xếp chú ý để chỗ có ghi mác bê tông ra
ngoài và giữa các chồng có lối đi để kiểm tra sản phẩm.
Khi phát hiện các cọc có vết nứt, các cọc bị hư trong quá trình vận chuyển phải được
sửa chữa khắc phục ngay.
B: Quy trình ép cọc bê tông:
Bước 1: Công tác trắc địa công trình thi công ép bê tông:
Áp dụng công nghệ thăm dò trắc địa tiên tiến công trình thi công trước
khi bắt đầu cho máy vào ép cọc bê tông cốt thép, để đưa ra những phương án cụ
thể xem kích thước công trình đảm bảo các yếu tố kỹ thuật và yếu tố nhân lực có thiếu
gì hay không. Công tác thăm dò trắc địa phải tuẩn thủ theo tiêu chuẩn TCVN 3972-85.
Sau khi hoàn thành trắc địa và nhận bàn giao công trình bàn giao công trình ép bê
tông về mặt bằng với khách. Công ty sẽ bám sát vào bản vẽ để định vị cọc bê tông cốt
thép để chuẩn bị sang bước thứ 2 là thi công ép cọc bê tông.
Bước 2: Thi công ép cọc bê tông:
a.

Chuẩn bị mặt bằng thi công ép cọc bê tông cốt thép, khi di chuyển cọc bê tông

đến địa điểm để ép cọc bê tông cần xếp cọc bê tông ngoài phạm vi noi thi công ép cọc

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Sơn – Lớp FNE23A


10

bê tông cốt thép. Chuẩn bị bản báo cáo yêu cầu thông số kỹ thuật trong quá trình giám
sát thi công công trình.

b.

Chuẩn bị thiết bị thi công xây dựng ép cọc bê tông cốt thép, máy móc ép cọc bê

tông cốt thép nên chọn những loại máy tốt có công suất lớn để làm sao cho công trình
lúc thi công đạt công suất tốt nhất, kiếm tra thiết bị ép bê tông cốt thép đủ các tiêu
chuẩn theo từng công trình và theo mặt bằng ép cọc bê tông cốt thép.
c.

Chuẩn bị ép cọc bê tông cốt thép: Xác định ví tríc cọc bê tông cốt thép cần ép

thông qua công tác định vị và giác móng, cầu lắp khung của máy ép cọc bê tông để vào
đúng vị trí thiết kế, định vị chuẩn xác và điều chỉnh cho giá ép cọc bê tông cốt thép
thẳng đứng.
d.

Chúng ta dùng cẩu dựng cọc bê tông vào giá ép cọc bê tông cốt thép làm sao

cho cọc cốt thép không bị nghiêng vuông góc với bề mặt sau đó tiến hành gắn chặt đầu
trên của cọc bê tông và thanh định hướng khung máy ép cọc bê tông cốt thép. Trong
những phút giây đầu tiên khi tiến hành ép cọc bê tông cốt thép chúng ta nên ép nhẹ
nhàng đều đều làm sao cho cọc với chuyển động với vận tốc không quá 1cm/s. Để ý
khi phát hiện máy ép cọc bê tông cốt thép bị nghiêng thì dừng lại để điều chỉnh
-

Ta tiến hành ép đến độ sâu cần thiết như trong bản thiết kế chúng ta phải thêm

cọc 2. Khi thêm cọc 2 ta cần để ý căn chỉnh cọc 2 làm sao cho đường trục của cọc 2
trùng với trục kích và đường trục cọc 1. Sau khi cho cọc 2 vào chúng ta nên check xem
cọc 2 đã thẳng chưa. Bắt đầu tiến hành thi công xây dựng ép cọc 2. Lúc này ta tiến

hành ép cọc 2 tốc độ ép cọc bê tông chuyển động đều đều với vận tốc không quá 2
cm/s. Do cọc cốt thép gồm nhiều đoạn nên khi ép xong mỗi đoạn cọc bê tông phải tiến
hành nối cọc bằng cách nâng khung di động của giá ép bê tông lên cẩu dựng đoạn kế
tiếp vào giá ép cọc bê toogn cốt thép.
-

Sau khi tiến hành ép cọc bê tông cốt thép xong hố cọc bê tông cốt thép đầu tiên

ta di chuyển máy và chuẩn bị ép các hố cọc bê tông cốt thép tiếp theo, cho đến khi
hoàn thành và bàn giao công trình cho bên khách hang. Cả hai bên cần kiểm tra lại bản
vẽ thiết kế quy định về từng vị trí ép cọc bê tông cốt thép, kiểm tra lịch trình cụ thể khi
ép từng vị trí có đảm bảo đúng theo yêu cầu kỹ thuật đề ra.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Sơn – Lớp FNE23A


11

C: Quy trình sản xuất bê tông thương phẩm

Kiểm tra các thiết bị
trước khi vận hành
trạm trộn bê tông

Chuẩn bị nguyên
vật liệu cát, sỏi, xi
măng, nước …

Địa điểm khách
hàng


Vận hành trạm trộn
bê tông thương
phẩm

Xe bồn chuyên trở
bê tông thương
phẩm

Hình 1.2: Sơ đồ quy trình sản xuất bê tông thương phẩm
Trạm trộn bê tông là thiết bị sử dụng trong các công trình xây dựng mang lại
hiệu quả làm việc cao và đem đến chât lượng trong công việc tạo ra khối bê tông, vữa
đạt tiêu chuẩn cao.Sau đây là các bước cụ thể vận hành của trạm trộn bên tông tươi
thương phẩm.
-

Kiểm tra trước khi vận hành trạm trộn bê tông:
Kiểm tra thiết bị sử dụng của trạm trộn bê tông để đảm bảo quá trình hoạt động

an toàn, phòng tránh các sự cố xảy ra.
Kiểm tra áp suất khí nén, van khí
Kiểm tra thông số mẻ đặt, thông số định mức
Kiểm tra hệ thống nước, hệ thống vít tải đứng, vít tải xuyên, băng chuyền, cối
trộn, gầu cào…
Chuẩn bị nguyên vật liệu cát, sỏi, xi măng, nước để chuẩn bị đưa nguyên vật
liệu vào máy trộn bê tông thông qua băng tải. Chuẩn bị xe bồn để chứa bê tông tươi
thương phẩm và vận chuyển đến công trình bên khách hàng.
Tắt nguồn điện cấp áp vào thiết bị
Vệ sinh cối trộn, trạm trộn sạch sẽ theo quy định của công ty
Đồng thời tiến hành kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng định kỳ trạm trộn bê tông để

tăng tuổi thọ của thiết bị và có độ an toàn cao khi sử dụng.
1.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VŨ HÙNG:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Sơn – Lớp FNE23A


12

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Giám đốc

Phó giám đốc sản xuất

Phòng
kế
hoạch
kỹ
thuật

Phân
xưởng 1

Phòng
vật tư


giới

Phó giám đốc kinh doanh

Phòng
kinh
doanh

Phòng
tài
chính
kế
toán

Phân
xưởng 2

Hình 1.3: Sơ đồ bộ máy quản lý chung của công ty CP xây dựng Vũ Hùng
Với phương châm tổ chức bộ máy gọn nhẹ và hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị
trường, Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức
năng. Với mô hình này, những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghỉên cứu

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Sơn – Lớp FNE23A


13

đề xuất với thủ trưởng, khi thủ trưởng đơn vị thông qua và trở thành mệnh lệnh được
truyền đạt xuống dưới theo tuyến đã quy định.

*Nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận:
- Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm
quyền quyết định cao nhất của Công ty. ĐHĐCĐ thực thi tất cả các quyền hạn của
Công ty nhưng không làm giảm hoặc hạn chế các quyền của HĐQT được quy định
tạiiều lệ này.
- Ban kiểm soát: Là tổ chức phụ thuộc công ty được lập ra bởi Hội đồng quản trị nhằm
giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong
việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài
chính và việc chấp hành điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị
và Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Hội đồng quản trị: Có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề quan
trọng liên quan đến phương hướng mục tiêu của Công ty có toàn quyền kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị, giám đốc điều hành Công ty.
- Ban giám đốc: Gồm giám đốc điều hành và hai phó giám đốc hỗ trợ cho giám đốc
điều hành.
+ Giám đốc: Là người do hội đồng quản trị đề cử, bổ nhiệm và phải đáp ứng đầy
đủ các điều kiện, là đại diện pháp luật của Công ty. Giám đốc là người chịu trách
nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty
và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của
mình phù hợp với các quy định và điều lệ của Công ty.
+ Phó giám đốc: Là người hỗ trợ cho giám đốc, do Hội đồng bổ nhiệm, miễn
nhiệm theo đề nghị của giám đốc, được giám đốc phân công phụ trách quản lý, điều
hành các hoạt động chuyên trách của Công ty, giúp giám đốc tổ chức xây dựng kế
hoạch sản xuất tháng, quý, năm của Công ty, cân đối nhiệm vụ kế hoạch giao cho phân
xưởng, đội chỉ đạo sản xuất hàng ngày, tuần, tháng.
- Phòng Tài chính- Kế toán: Có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành tổ chức chỉ đạo
thực hiện công tác kế toán và thống kê, đồng thời kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Sơn – Lớp FNE23A



14

của Công ty, có trách nhiệm quản lý vốn, quỹ, tài sản bảo quản và sử dụng vốn hiệu
quả, lập Báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm với cấp trên, cơ quan thuế và các đối
tượng khác.
- Phòng kinh doanh: Xây dựng chiến lược kinh doanh chung của Công ty theo từng
giai đoạn: Ngắn hạn – Trung hạn – Dài hạn. Theo dõi, hỗ trợ, tổng hợp báo cáo cho
Ban Giám đốc về tình hình hoạt động của toàn Công ty. Xây dựng kế hoạch, chiến lược
kinh doanh theo tháng, quý, năm. Giám sát và kiểm tra chất lượng công việc, sản phẩm
của các bộ phận khác nhằm mang đến khách hàng chất lượng dịch vụ cao. Có quyền
nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo các chiến lược kinh doanh, nghiên cứu đề xuất, lựa
chọn đối tác đầu tư liên doanh, liên kết, nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh.
- Phòng Kế hoạch – kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc điều hành tổ chức xây dựng kế
hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính, đời sống. Xây dựng giá thành các công trính sản
phẩm…
- Phân xưởng 1: Gồm các đội sản xuất và ép cọc bê tông
- Phân xưởng 2: Gồm các đội sản xuất bê tông thương phẩm

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Sơn – Lớp FNE23A


15

1.4.TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CP XÂY DỰNG VŨ HÙNG
1.4.1. Tình hình tài chính của công ty
ĐVT: Đồng

ST

T

Nội dung

1

Tổng doanh thu

2

2015

2016

2017

8.548.781.941

20.844.268.452

34.123.241.546

Tổng chi phí

8.583.627.000

20.344.144.072

33.372.980.021


4

Tổng tài sản

7.684.236.451

18.107.109.135

30.407.526.134

5

Tài sản lưu động và 2.529.589.229
đầu tư ngắn hạn

8.009.685.957

7.429.301.373

6

TSCĐ và đầu tư dài 5.154.647.222
hạn

10.097.423.178

22.978.224.761

7


Tổng nguồn vốn

7.684.236.451

18.107.109.135

30.407.526.134

8

Nợ phải trả

1.666.247.580

8.532.427.008

11.530.192.288

9

Nguồn vốn chủ sở 3.000.000.000
hữu

3.000.000.000

3.000.000.000

Bảng 1.1. Tình hình tài chính công ty
-Số liệu được trích dẫn từ báo cáo tìn chính năm 2015, 2016 và 2017.
Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của DN qua số liệu các năm:

Năm 2016 doanh thu tăng 243% so với năm 2015
Năm 2017 doanh thu tăng 164% so với năm 2016
Nhìn vào số liệu có thể thấy vốn chủ sở hữu của công ty là thấp. Công ty gặp
khó khăn trong vấn đề tự chủ về tài chính và phải huy động vốn kinh doanh từ bên
ngoài.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Sơn – Lớp FNE23A


16

1.4.2.Cơ cấu lao động
Tổng số lao động: 200 người
Trong đó:
+ Số lao động trình độ đại học là: 30 người
+ Số lao động không qua đào tạo: 170 người
+ Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 là: 4.500.000 đồng.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Sơn – Lớp FNE23A


17

Phần II
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG VŨ HÙNG
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VŨ
HÙNG
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, theo
đó chỉ mở một bộ sổ để thực hiện việc hạch toán tập trung. Có thể khái quát theo mô

hình sau:

Kế toán trưởng

Nhân
viên kế
toán
phân
xưởng

Kế toán
thanh
toán

Kế toán
vật tư
kiêm
TSCĐ

Kế toán
tiền
lương và
BHXH

Kế toán
tập hợp
chi phí
và tính
giá thành


Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần xây dựng Vũ Hùng

* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống kê,
thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo quy chế quản lý mới đồng thời làm nhiệm
vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính, chịu trách nhiệm trực tiếp với thủ trưởng đơn vị về
Báo cáo tài chính các chứng từ, tài liệu công tác kế toán của đơn vị.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Sơn – Lớp FNE23A


18

- Nhân viên kế toán phân xưởng: Có nhiệm vụ theo dõi từ khâu đưa nguyên liệu vào
sản xuất cho đến khi tạo ra sản phẩm nhập kho của Công ty. Tổ chức tập hợp các số
liệu chứng từ ban đầu.
- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ ghi chép tổng hợp, kế toán chi tiết các khoản nợ,
thu, chi, phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
- Kế toán vật tư kiêm TSCĐ: Nhiệm vụ ghi chép phản ánh tình hình nhập, xuất, nguyên
vật liệu, vật tư công trình…Ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách kip thời về
số lượng hiện trạng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm TSCĐ trong nội bộ
Công ty. Giám sát chặt chẽ việc mua sắm sử dụng và bảo quản TSCĐ của Công ty,
phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng vào sản xuất.
- Kế toán tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ phản ánh chính xác ,đầy đủ thời gian và
kết quả lao động của CBCNV toàn Công ty. Hàng tháng căn cứ vào phiếu giao nhận
chấm công của từng bộ phận để tính tiền lương và các khoản có liên quan, phải thanh
toán tiền lương cho CBCNV đồng thời phải tính các khoản BHXH cho CBCNV. Quản
lý chặt chẽ việc sử dụng chi tiêu quỹ lương, tính toán phân bổ hợp lý, chính xác về tiền
lương và trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho CBCNV của Công ty.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Có nhiêm vụ xác định đối tượng

tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Sau đó KT tập hợp chi phí theo đối tượng
đã xác định chính xác về khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ, thực hiện tính giá thành
kịp thời theo từng đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành. Tiến hành
phân tích và lên kế hoạch định mức dự toán về chi phí sản xuất.
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG VŨ HÙNG:
2.2.1. Các chính sách kế toán chung:
- Chế độ kế toán công ty áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán theo thông tư
133/2016/TT-BCT ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính.
- Niên độ kế toán của công ty: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng
năm.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Sơn – Lớp FNE23A




×