Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Tuần 8 giáo án lớp 4 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – cô nhung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.21 KB, 39 trang )

TUẦN 8
Thứ hai, ngày 15 tháng10 năm 2018
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

TẬP ĐỌC:
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu ND của bài : Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ
khát khao về một thế giới tốt đẹp.(TL được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ
trong bài)
HS khá giỏi thuộc và đọc diễn cảm bài thơ, trả lời được CH3
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ. Đọc trôi
chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng theo ý thơ . Đọc diễn cảm một bài thơ với
giọng vui, hồn nhiên..
- Giáo dục HS biết ước mơ, hoài bão
- Năng lực: Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ Đọc hay, đọc diễn cảm, trả lời
lưu loát, cảm nhận được sự đáng yêu của các bạn
II.CHUẨN BỊ:
T: Tranh minh họa bài, bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- Trưởng ban VN tổ chức trò chơi
* Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi.
- Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát.
- Báo cáo với cô giáo và thống nhất ý kiến.
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
*ĐGTX:
- Tiêu chí: + HS trả lời được: Tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ mơ ước có phép lạ
+ Các bạn mơ ước có phép lạ để làm thế giới đẹp hơn.
- Phương pháp: vấn đáp


- Kỹ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời.
A.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Luyện đọc:


-1HS đọc mẫu toàn bài, cả lớp theo dõi bạn đọc.
- Việc 1: Thảo luận cách chia đoạn
- Việc 2: Cùng bạn luyện đọc và sửa lỗi sai.
- Đọc và tìm hiểu phần chú giải và một số từ ngữ chưa hiểu trong bài.
- Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Việc 2: Thư kí cho các bạn bốc thăm đọc đoạn, nhận xét và bình chọn bạn đọc
tốt.
- Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Việc 2: Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Việc 3: HS theo dõi GV đọc lại toàn bộ bài.
*ĐGTX:
- Tiêu chí: + Đọc trôi chảy lưu loát. Đọc với giọng hồn nhiên, vui tươi, nhấn
giọng từ ngữ thể hiện niềm vui thích của con trẻ.
+ Ngắt cuối dòng thơ, nghỉ sau khổ thơ, đọc đúng nhịp thơ,...
- Phương pháp: vấn đáp
- Kỹ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời.
2. Tìm hiểu bài:
- Từng bạn đọc thầm và trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình
- Việc 1: Viết xong, em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên
cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu.
- Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời
- Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý
nghe, đánh giá và bổ sung cho mình.
- Việc 2: Nhóm trưởng cho các bạn nêu nội dung bài.
- Việc 3: Thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo.



- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài.
- Nghe GV nhận xét kết luận.
*ĐGTX:
- Tiêu chí: Đánh giá mức độ hiểu nội dung bài đọc của học sinh
+Tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để tìm ra các câu trả lời.
Câu 1: Câu “Nếu chúng mình có phép lạ” nói lên các bạn nhỏ có rất nhiều
ước mơ cháy bỏng thiết tha
Câu 2: Khổ 1: các bạn nhỏ mơ ước cây mau lớn cho nhiều trái chín ngọt lành
Khổ 2: mơ ước lớn nhanh để làm nhiều điều có ích
Khổ 3: mơ ước trái đất luôn ấm áp
Khổ 4: mơ ước trái đất không còn chiến tranh
Câu 3a)ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn
những tai họa đe dọa con người. b) ước thế giới hòa bình không còn chiến
tranh
Câu 4: Trả lời theo ý của mình
+ Nội dung chính của bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ
bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.
+ Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn
- Phương pháp: vấn đáp
- Kỹ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời.
3. Luyện đọc diễn cảm và HTL bài thơ
- Việc 1: 4HS nối tiếp nhau đọc lại bài thơ
- Việc 2: HS theo dõi GV hướng dẫn giọng đọc bài thơ và thể hiện diễn cảm
- Việc 1: Nhóm trưởng hướng dẫn cho các bạn luyện đọc 2 khổ thơ đầu
- Việc 2: Nhận xét và bình chọn các bạn đọc tốt, diễn cảm
- Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Việc 2: Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Việc 3: HS nhẩm HTL bài thơ

- Việc 4: HS thi HTL từng khổ thơ
- Việc 5: HS thi HTL cả bài thơ
* ĐGTX:
- Tiêu chí: + Đọc với giọng hồn nhiên, vui tươi
+ HS thuộc lòng bài thơ.


- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Đọc cho người thân nghe bài “Nếu chúng mình
có phép lạ” và kể cho người thân nghe về mong ước của mình.
*******************************************
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Tính được tổng của 3 số
- Vận dụng một số t/c của phép cộng để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất
BT cần làm: Bài 1(b), 2(1,2), 4(a)
- GD HS ý thức cẩn thận, chính xác khi làm bài.
- Năng lực: Tự học, hợp tác nhóm.
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động. - Trưởng Ban VN tổ chức trò chơi.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết
học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1b: Đặt tính rồi tính tổng:
- Cá nhân tự làm vào vở bt.

- Việc 1: Em cùng bạn nêu cách làm
- Việc 2: Em cùng bạn đọc cho nhau nghe kết quả bài làm của mình.
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
- Nghe GV nhận xét kết luận, chốt cách đặt tính
*ĐGTX:
- Tiêu chí: + Kĩ năng đặt tính với ba số
+ Tính toán cẩn thận chính xác
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp
- Kỹ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời
Bài 2: dòng 1,2: Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Cá nhân tự làm vào vở bt.


- Việc 1: Em cùng bạn nêu cách làm
- Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ kết quả cho nhau
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ kết quả làm việc trước lớp.
- Nghe GV nhận xét kết luận, chốt cách tính thuận tiện nhất
*ĐGTX:
- Tiêu chí:
+ Vận dụng được tính chất của phép cộng để tính tổng của 3 số một cách thuận
tiện nhất.
+ Kĩ năng trình bày bài tập.
+ Ý thức tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Khả năng chia sẻ, đánh giá bài làm của bạn trong nhóm đôi.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp
- Kỹ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời
Bài 4a:
- Cá nhân tự đọc và phân tích bài toán.
- Việc 1: Em cùng bạn nêu cách làm
- Việc 2: Em tự làm bài của mình vào vở.

- Ban học tập cho các bạn chia sẻ kết quả và nêu cách làm của mình
- Nghe GV nhận xét kết luận, chốt cách giải bài toán
*ĐGTX:
- Tiêu chí:
+ Phân tích được bài toán và tìm đúng hướng giải.
+ Khả năng tư duy để giải nhanh bài toán.
+ Giải đúng, trình bày đẹp.
+ Tý, Hiếu, Đạt giải được bài toán theo gợi ý của GV.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp
- Kỹ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Cùng người thân ôn lại tính chất giao hoán và
kêt hợp của phép cộng
*******************************************
CHÍNH TẢ:N-V
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I.MỤC TIÊU:


- Nghe viết đúng chính tả, trình bày 1 đoạn trong bài: Trung thu độc lập : “Ngày
mai …vui tươi” sạch sẽ.
- Làm đúng BT 2b
- GD HS ý thức viết nắn nót, cẩn thận.
- Tích hợp GDMT: Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước
Tích hợp GD biển và hải đảo: Liên hệ hình ảnh những con tàu mang cờ đỏ sao
vàng giữa biển khơi và hình ảnh anh bộ đội đứng gác bảo vệ Tổ quốc. Qua đó,
giáo dục ý thức chủ quyển biển và hải đảo
-Năng lực: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
II.CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
- HS nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Hình thành kiến thức mới:
1. Nhắc lại nội dung đoạn văn
Việc 1: Nghe GV giới thiệu đoạn cần viết: “Ngày mai … vui tươi”
Việc 2: Cá nhân tự đọc nhẩm lại đoạn văn, nêu nội dung chính của đoạn
viết. (GV tích hợp GD BVMT và GD biển và hải đảo)
Đánh giá, nhận xét bổ sung cho câu trả lời của bạn.
Chia sẻ thống nhất kết quả.
2. Viết từ khó
Cá nhân viết ra vở nháp các từ dễ lẫn khi viết.
Đổi chéo vở, kiểm tra cho bạn, tự chữa lỗi (nếu viết sai).
Cùng kiểm tra và thống nhất kết quả.
3. Viết chính tả


HS nghe cô giáo đọc và viết đoạn văn vào vở
HS đổi chéo vở, soát lỗi cho nhau, cá nhân tự chữa lỗi (nếu viết sai).
Trao đổi cách viết đúng các từ mà các bạn trong nhóm viết sai.
* ĐGTX:
- Tiêu chí:Kĩ năng viết chính tả của HS
+ Viết chính xác từ khó:phấp phới, soi sáng, chi chít, rải
+ Trình bày đúng đoạn chính tả.
+Viết đảm bảo tốc độ, đúng chính tả, chữ đều, trình bày đẹp...
+ Khả năng tự sửa lỗi sai
- Phương pháp: vấn đáp, viết
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, viết nhận xét
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài tập 2b: Em chọn những tiếng điền vào chỗ trống:
b)Những tiếng có vần iên, yên, iêng
Việc 1: Em tự đọc đoạn văn
Việc 2: Em tìm từ điền vào chỗ trống cho phù hợp
Đổi vở với bạn để trao đổi kết quả.
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả
- Nghe GV nhận xét kết luận.
* ĐGTX:
- Tiêu chí:HS phân biệt đc các tiếng có chứa iên, yên hay iêng: yên tĩnh, bỗng
nhiên, ngạc nhiên, biểu diễn, buột miệng, tiếng đàn
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: em về nhà viết lại đoạn văn
*******************************************
ĐẠO ĐỨC:
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA ( TIẾT 2 )
I. MỤC TIÊU
- HS nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.


- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước
- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của. Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực
hiện tiết kiệm tiền của.
- Đ/C: Không yêu cầu HS lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống
bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến, chỉ lựa chọn 2 phương án tán thành hoặc
không tán thành trong các BT tình huống
- Tích hợp SD năng lựcĐ: Đồng tình với các hành vi, việc làm sử dụng tiết kiệm
năng lượng; phản đối, không đồng tình với các hành vi sử dụng lãng phí năng
lượng

II. CHUẨN BỊ
- Bảng phụ ghi thông tin
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
A.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
1. Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân (BT4 – SGK)
Việc 1: HS đọc yêu cầu bài tập
Việc 2: HS tự làm bài vào vở bài tập
Việc 3: Báo cáo kết quả với cô giáo
*ĐGTX:.
- Tiêu chí : Biêt được những việc làm tiết kiệm tiền của a, b, g, h, k
- Phương pháp: vấn đáp,
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và đóng vai (BT5 – SGK)
Việc 1: Em đọc thầm tình huống mà GV giao
- Việc 1: Em thảo luận với bạn về cách giải quyết tình huống
- Việc 2: Nhóm trưởng phân vai cho các bạn phù hợp
- Việc 3: Nhóm thực hiện đóng vai để giải quyết tình huống
- Việc 1: Trưởng ban HT cho các nhóm biểu diễn trước lớp
- Việc 2: Một số bạn đọc Ghi nhớ trong SGK


- Tích hợp: Nghe GV liên hệ: cần đồng tình với những hành vi sd tiết kiệm năng
lượng, phản đối các hành vi ko sử dụng tiết kiệm năng lượng
*ĐGTX:.
- Tiêu chí : Đưa ra được cách xử lí đúng trong mỗi tình huống
Khả năng đóng vai diễn đạt, cử chỉ điệu bộ
- Phương pháp: vấn đáp,

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Bày tỏ với người thân về vấn đề tiết kiệm
*******************************************
Thứ ba,ngày 16 tháng 10 năm 2018
TOÁN:
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Bước đầu biết giải toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu 2 số đó.
BT cần làm: Bài 1,2
- GD HS cẩn thận khi làm bài.
- Giúp HS phát triển năng lực giải toán có lời văn, giải quyết vấn đề
II.CHUẨN BỊ.
Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động - Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
* Hình thành kiến thức mới

Hướng dẫn HS tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
Việc 1: HS đọc kĩ bài toán
Việc 2: Quan sát GV tóm tắt bài toán
Việc 3: HS tìm hai lần số bé: Cho HS chỉ hai lần số bé trên sơ đồ. Từ đó nêu cách
tìm hai lần số bé ( 70-10=60)
HS tìm số bé: 60 : 2 = 30
HS tìm số lớn : 70 – 30 = 40/ 30 + 10 = 40
Việc 4: Hướng dẫn HS tương tự về cách tìm số lớn trước
Việc 5: HS rút ra công thức tính số lớn, số bé dưới sự hướng dẫn của GV
*ĐGTX:

- Tiêu chí :


+ Hs vẽ được sơ đô tóm tắt bài toán nhanh, đẹp
+ HS biết bài toán tổng hiệu và cách tìm số bé, số lớn
+ HS giải được bài toán, biết có thể giải bằng 2 cách
+ Trình bày bài giải đẹp, rõ ràng
+ Hoàn thành nhanh,chính xác.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1:
Việc 1: Em đọc kĩ đề bài toán
Việc 2: Em xác định tổng và hiệu trong bài
Việc 3: Em xác định hai số cần tìm
Việc 4: Áp dụng các công thức và giải toán vào vở.
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
- Nghe GV nhận xét kết luận, chốt cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu
*ĐGTX:
- Tiêu chí :
+ HS xác định được dáng toán tổng hiệu
+ Hs vẽ được sơ đô tóm tắt bài toán nhanh, đẹp
+ HS giải được bài toán, biết có thể giải bằng 2 cách
+ Trình bày bài giải đẹp, rõ ràng
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
Bài 2:
- Việc 1: Em đọc kĩ đề bài toán
Việc 2: Em xác định tổng và hiệu trong bài

Việc 3: Em xác định hai số cần tìm
Việc 4: Áp dụng các công thức và giải toán vào vở.
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp


- Nghe GV nhận xét kết luận, chốt cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu
*ĐGTX:
- Tiêu chí :
+ HS xác định được dáng toán tổng hiệu
+ Hs vẽ được sơ đô tóm tắt bài toán nhanh, đẹp
+ HS giải được bài toán, biết có thể giải bằng 2 cách
+ Trình bày bài giải đẹp, rõ ràng
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Cùng người thân đọc và làm bài tập 3
*******************************************
LTVC:
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ NƯỚC NGOÀI
I.MỤC TIÊU:
- Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài ( ND ghi nhớ )
- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lý nước ngoài
phổ biến, quen thuộc trong các BT 1, 2( mục III ). HS khá, giỏi ghép đúng tên
nước và tên thủ đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc.
- Giáo dục hs biết vận dụng kiến thức vào thực tế
- Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại cách viết tên riêng Việt Nam
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
1.Hình thành kiến thức
Việc 1: Cá nhân đọc các câu hỏi trong phần Nhận xét
Việc 2: Thảo luận với các bạn trả lời câu hỏi và thống nhất kết quả trong
nhóm
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả
- Nghe GV nhận xét, kết luận.
2. Ghi nhớ:


- Cùng bạn thảo luận về cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài
- Em đọc ghi nhớ (sgk)
* ĐGTX:
- Tiêu chí:
+ Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài: Khi viết tên người, tên
địa lý nước ngoài ta viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên, giữa các
tiếng trong cùng 1 bộ phận có dấu gạch nối. Tên riêng được phiên âm theo Hán
Việt...
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: nhận xét bằng lời
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và viết lại cho đúng những tên riêng trong đoạn
Việc 1: Em đọc đề bài và đoạn văn
Việc 2: Em tự làm bài vào giấy nháp
- Em chia sẻ với bạn bên cạnh
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả
- Nghe GV nhận xét kết luận, chốt cách viết tên riêng nước ngoài
*ĐGTX:

- Tiêu chí: Viết được tên người, tên địa lý nước ngoài đúng chính tả: Ác
-boa, Lu-i Paxtơ, Quy-dăng-xơ
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kỹ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
Bài tập 2: Viết lại những tên riêng sau cho đúng quy tắc
Việc 1: Em đọc toàn bộ bài tập
Việc 2: Em xác định số bộ phận của tên riêng sau đó dựa vào quy tắc để
viết lại cho đúng
- Em chia sẻ với bạn bên cạnh
- Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ kết quả .


- Nghe GV nhận xét kết luận, chốt cách viết tên riêng nước ngoài
*ĐGTX:
- Tiêu chí: Viết được tên người, tên địa lý nước ngoài đúng chính tả
+Tên người: An-be Anh-xtanh,Crit-xti-an An-đéc-xen, I-u-ri Ga-ga-rin
+Tên địa lý: Xanh Pê-téc-bua, Tô-ki-ô, A-ma-dôn,Ni-a-ga-ra
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kỹ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
Bài tập 3: Trò chơi du lịch: Thi ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy
- Việc 1: HS quan sát tên các nước mà GV viết trên bảng, HS nêu tên thủ
đô của các nước ấy cho phù hợp
- Việc 2: Nghe GV nhận xét kết luận, chốt cách viết tên địa lý nước ngoài
*ĐGTX:
-Tiêu chí: + Ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy
+ V iết được tên địa lý nước ngoài đúng chính tả
-Phương pháp: vấn đáp,quan sát
- Kỹ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Kể tên các nước và tên thủ đô của các nước đó
cho người thân nghe

*******************************************
LỊCH SỬ:
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5.
+ Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước.
+ Năm 179 TCN đến 938: Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại nền độc lập.
2.Kĩ năng: Kể lại 1 số sự kiện về:
+ Đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
+ Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
3. Thái độ: xác định được trên trục thời gian các giai đoạn lịch sử đó.
- Đối với HSKG đoạn từ khoảng 700 TCN đến 938.
4.Năng lực: Tự học, tự giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị:
GV:- Trục thời gian
HS: SGK,VBT.
III. Hoạt động học:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học.
- HS viết tên bài vào vở


A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Hai giai đoạn Lịch sử đầu tiên.
HS đọc bài 1 SGK trang 24

Việc 1: Làm việc cá nhân, kẻ trục thời gian vào vở và hoàn thành câu hỏi:

+ Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sử nào? Hãy viết các giai đoạn lịch sử đã

học trên trục thời gian?( 2 giai đoạn, từ khoảng 700 nămTCN đến năm 179: Buổi
đầu dựng nước và giữ nước. Từ năm 179 TCN đến năm 938: Hơn một nghìn năm
đấu tranh giành lại độc lập.)
Việc 2: Một HS lên bảng làm
Việc 3: Nhóm khác nhận xét, bổ sung, ghi nhớ hai giai đoạn lịch sử.
*ĐGTX:
Tiêu chí:
Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5.
+ Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước.
+ Năm 179 TCN đến 938: Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại nền độc lập.
+Hợp tác, tự học.
Phương pháp: vấn đáp
Kỹ thuật: đặt câu hỏi ; nhận xét bằng lời
2. Các sự kiện lịch sử tiêu biểu.
HS đọc yêu cầu 2 SGK

Việc 1: Thảo luận nhóm :

+ Nêu các sự kiện lịch sử tiêu biểu các em đã học?( Khoảng 700 năm TCN: Nước
Văn Lang ra đời, năm 179 TCN: Nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà,năm 938:
Chiến thắng Bạch Đằng.)
Việc 2: Nhóm trưởng lần lượt gọi các bạn báo cáo kết quả, các bạn còn lại lắng
nghe và bổ sung, thống nhất kết quả
Việc 3: Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo với cô giáo
*ĐGTX:


Tiêu chí:
+ Nêu các sự kiện lịch sử tiêu biểu các em đã học: Nước Văn Lang ra đời, Nước
Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà, chiến thắng Bạch Đằng.

+Hợp tác, tự học.
Phương pháp: vấn đáp
Kỹ thuật: đặt câu hỏi ; nhận xét bằng lời
B . HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
*Thi hùng biện.
Việc 1: Chia lớp thành 3 nhóm:

Việc 2: Mỗi nhóm bắt thăm một chủ đề
* Chủ đề 1: Kể về đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang ( Nội dung cần
nêu: các mặt sản xuất, ăn mặc,ở, ca hát,lễ hội...)
* Chủ đề 2: Kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( cần nêu rõ nguyên nhân, diễn biến, ý
nghĩa, và kết quả của cuộc khởi nghĩa).
* Chủ đề 3: Kể về chiến thắng Bạch Đằng? (cần nêu rõ nguyên nhân, diễn biến, ý
nghĩa, và kết quả của chiến thắng Bạch Đằng).
Việc 3: Tổ chức cho các nhóm thi nói trước lớp.
Việc 4: Nhận xết, bổ sung
- Hoàn thành phiếu học tập.
*ĐGTX:
Tiêu chí:
Kể lại 1 số sự kiện về:
+ Đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
+ Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
+Hợp tác, tự học.
Phương pháp: vấn đáp
Kỹ thuật: đặt câu hỏi ; nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Kể tên các trường học, tên đường phố, tên làng xã, đền thờ … mang tên các nhân
vật lịch sử trong giai đoạn này .
********************


KỂ CHUYỆN:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:


- Dựa vào gợi ý ở SGK , biết chọn và kể lại được câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn
truyện ) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ viễn vông, phi lí.
- Hiểu câu chuyện và nêu được ND chính của câu chuyện
- GD học sinh biết ước mơ một cách thiết thực, tránh ước mơ phi lý
- Năng lực: Phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ:
- Sưu tầm truyện về ước mơ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
Việc 1: Em đọc đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được
đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viễn vông, phi lí
Việc 2: Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng
Việc 3: Lần lượt đọc các hợi ý 1 2 3
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Việc 1: HS kể về câu chuyện của mình
Việc 2: Báo cáo kết quả làm việc với cô giáo
Việc 1: trưởng ban học tập cho HS kể chuyện trước lớp theo nhóm
Việc 2: Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện
Việc 3: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện

*ĐGTX:
- Tiêu chí:
+ HS chọn đúng câu chuyện nói về ước mơ
+ Kể lại được câu chuyện đã chọn, theo đúng trình tự: giới thiệu câu chuyên, diễn
biến, kêt thúc
+ Lời kể (rõ ràng, dễ hiểu, có truyền cảm không?)
+Khả năng kết hợp cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, vẻ mặt vời lời kể.
+ Phong thái kể(tự tin)
+ Nêu được cảm nhận của bản thân về chuyện
- Phương pháp: vấn đáp


- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời- trình bày miệng
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Kể cho người thân nghe câu chuyện em vừa
kể .
*******************************************
TẬP ĐỌC:
ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu ND của bài : Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho
cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng( T/l được các câu hỏi
trong SGk)
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng,
hợp ND hồi tưởng)
- Giáo dục HS biết quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khăn
- Năng lực: Rèn luyện năng lực ngôn ngữ; học sinh biết diễn đạt nội dung câu trả
lời theo cách hiểu của mình;
II.CHUẨN BỊ:
- Tranh SGK, bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Khởi động
Việc 1: Nhóm trưởng Kỹ thuật việc đọc và TL câu hỏi bài Nếu chúng
mình có phép lạ
Việc 2 : Nhóm trưởng báo cáo KQ
* Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi.
- Nhóm trưởng cho các bạn chia sẻ trước lớp kết quả quan sát.
- Báo cáo với cô giáo và thống nhất ý kiến.
*ĐGTX:
- Tiêu chí : Đoán được sự việc:Cậu bé đeo đôi giày và mọi người đều vui vì ai
cũng thực hiện được ước mơ của mình
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ 1. Luyện đọc


Nghe 1 bạn đọc toàn bài.
Việc 1: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối
tiếp các khổ thơ; đọc từ khó( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó)
Việc 2: Đọc từ chú giải
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình
chọn nhóm đọc tốt.
- Nghe GV nhận xét kết luận
*ĐGTX:
- Tiêu chí :
+ Giải thích được nghĩa của các từ trong bài: Giày ba ta( giày vải cứng, cổ thấp),
vận động(tuyên truyên, giải thích, động viên để người khác tự nguyện lam việc nào
đó), cột(buộc)

+ Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả,
gợi cảm,biết thể hiện ngữ giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp nội dung hồi tưởng
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
HĐ 2. Tìm hiểu bài
Mỗi bạn tự đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK
Việc 1: NT điều hành các bạn thảo luận theo từng câu hỏi.
Việc 2: Nêu nội dung bài.
Việc 3: Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp
Việc 4: Báo cáo cô giáo những việc em đã làm được, nhận xét, bổ sung.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp
- Nghe GV nhận xét kết luận
*ĐGTX:
- Tiêu chí : hiểu nội dung bài đọc của học sinh.
+Câu 1: Những câu văn tả vẻ đẹp đôi giày: Cổ giày ôm sát chân, thân giày làm
bằng vải cứng dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân
ôm sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt qua.
+ Câu 2: Chị quyết định thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu
cậu đến lớp. Vì biết lái thích đôi giày ba ta và muốn đem lại niềm vui cho cậu


+ Câu 3:Tay :Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống
đôi chân ...nhảy tưng tưng
Nội dung: Cảm nhận được chị phụ trách quan tâm với ước mơ của cậu bé Lái,
làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng.
- Trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn, diễn đạt theo cách hiểu của mình.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng
HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm


Việc 1: Quan sát GV nêu đoạn luyện: “Hôm nhận giày ... tưng tưng”
Việc 2: Nghe GV đọc mẫu và tìm những từ ngữ mà GV đã nhấn giọng. Giải thích
vì sao cô giáo nhấn giọng ở những từ ngữ đó.
Việc 3: HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm
Việc 4: Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn
nhóm đọc hay.
* ĐGTX:
- Tiêu chí: Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng, nhấn giọng ở những từ ngữ
gợi tả, gợi cảm,biết thể hiện ngữ giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp nội dung hồi
tưởng
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Đọc lại bài tập đọc cho người thân nghe và nêu ý nghĩa của bài học
*******************************************
Ngày dạy: Thứ tư, 17 /10/2018
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU Giúp HS:
- Biết giải bài toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
- Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số
đó.
BT cần làm: Bài 1(a,b), 2, 4
- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, chính xác khi làm bài
- Năng lực: tự học, hợp tác nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.


* Khởi động - Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.

- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết
học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1a,b
- Việc 1: Em đọc kĩ đề bài toán
Việc 2: Em xác định tổng và hiệu trong bài
Việc 3: Em xác định hai số cần tìm
Việc 4: Áp dụng các công thức và giải toán vào vở.
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
- Nghe GV nhận xét kết luận, chốt cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của
2 số đó
*ĐGTX:
- Tiêu chí : + HS biết bài toán tổng hiệu và cách tìm số bé, số lớn
+ Hoàn thành nhanh,chính xác.
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
Bài 2:
- Việc 1: Em đọc kĩ đề bài toán
Việc 2: Em xác định tổng và hiệu trong bài
Việc 3: Em xác định hai số cần tìm
Việc 4: Áp dụng các công thức và giải toán vào vở.
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
- Nghe GV nhận xét kết luận, chốt cách giải bài toán tìm 2 số khi biết
tổng và hiệu của 2 số đó


*ĐGTX:
- Tiêu chí :

+ HS xác định được dáng toán tổng hiệu
+ Hs vẽ được sơ đô tóm tắt bài toán nhanh, đẹp
+ HS giải được bài toán, biết có thể giải bằng 2 cách
+ Trình bày bài giải đẹp, rõ ràng
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
Bài 4:
- Việc 1: Em đọc kĩ đề bài toán
Việc 2: Em xác định tổng và hiệu trong bài
Việc 3: Em xác định hai số cần tìm
Việc 4: Áp dụng các công thức và giải toán vào vở.
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
- Nghe GV nhận xét kết luận, chốt cách gải bài toán tìm 2 số khi biết
tổng và hiệu của 2 số đó
*ĐGTX:
- Tiêu chí :
+ HS xác định được dáng toán tổng hiệu
+ Hs vẽ được sơ đô tóm tắt bài toán nhanh, đẹp
+ HS giải được bài toán, biết có thể giải bằng 2 cách
+ Trình bày bài giải đẹp, rõ ràng
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em tự hoàn thành bài tập 3
*******************************************
Thứ tư, ngày 17 tháng 10 năm 2018
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU Giúp HS:

- Biết giải bài toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
- Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số
đó.
BT cần làm: Bài 1(a,b), 2, 4


- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, chính xác khi làm bài
- Năng lực tự học, hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động - Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi.
- HS nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết
học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1a,b
- Việc 1: Em đọc kĩ đề bài toán
Việc 2: Em xác định tổng và hiệu trong bài
Việc 3: Em xác định hai số cần tìm
Việc 4: Áp dụng các công thức và giải toán vào vở.
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
- Nghe GV nhận xét kết luận, chốt cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của
2 số đó
*ĐGTX:
- Tiêu chí : + HS biết bài toán tổng hiệu và cách tìm số bé, số lớn
+ Hoàn thành nhanh,chính xác.
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
Bài 2:
- Việc 1: Em đọc kĩ đề bài toán

Việc 2: Em xác định tổng và hiệu trong bài
Việc 3: Em xác định hai số cần tìm
Việc 4: Áp dụng các công thức và giải toán vào vở.
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích


- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
- Nghe GV nhận xét kết luận, chốt cách giải bài toán tìm 2 số khi biết
tổng và hiệu của 2 số đó
*ĐGTX:
- Tiêu chí :
+ HS xác định được dáng toán tổng hiệu
+ Hs vẽ được sơ đô tóm tắt bài toán nhanh, đẹp
+ HS giải được bài toán, biết có thể giải bằng 2 cách
+ Trình bày bài giải đẹp, rõ ràng
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
Bài 4:
- Việc 1: Em đọc kĩ đề bài toán
Việc 2: Em xác định tổng và hiệu trong bài
Việc 3: Em xác định hai số cần tìm
Việc 4: Áp dụng các công thức và giải toán vào vở.
- Em trao đổi với bạn về kết quả và giải thích
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
- Nghe GV nhận xét kết luận, chốt cách gải bài toán tìm 2 số khi biết
tổng và hiệu của 2 số đó
*ĐGTX:
- Tiêu chí :
+ HS xác định được dáng toán tổng hiệu
+ Hs vẽ được sơ đô tóm tắt bài toán nhanh, đẹp

+ HS giải được bài toán, biết có thể giải bằng 2 cách
+ Trình bày bài giải đẹp, rõ ràng
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em tự hoàn thành bài tập 3
*******************************************
TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I.MỤC TIÊU:


- Biết cách kể chuyện theo trình tự không gian
- Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo TT thời gian
( BT3)
- GD cho HS biết cách kể một câu chuyện
Điều chỉnh: Không làm bài tập 1, 2
- Năng lực: Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ, diễn đạt mạch lạc, tự tin, hợp tác
nhóm
II.CHUẨN BỊ:
- Truyện
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi
- HS nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
Việc 1: Em đọc đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã học (qua các bài tập
đọc, kể chuyện, tập làm văn), trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời

gian
Việc 2: Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Việc 1: HS kể về câu chuyện của mình
Việc 2: Báo cáo kết quả làm việc với cô giáo
Việc 1: trưởng ban học tập cho HS kể chuyện trước lớp theo nhóm
Việc 2: Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện
Việc 3: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
*ĐGTX:
- Tiêu chí:
+ HS chọn đúng câu chuyện đã học qua các bài tập đọc, kể chuyện, tập làm văn
+ Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời
gian : giới thiệu câu chuyên, diễn biến, kêt thúc
+ Lời kể (rõ ràng, dễ hiểu, có truyền cảm không?)
+Khả năng kết hợp cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, vẻ mặt vời lời kể.


+ Phong thái kể(tự tin)
+ Nêu được cảm nhận của bản thân về chuyện
+ Khả năng đánh giá bạn
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời- trình bày miệng
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Kể cho người thân nghe câu chuyện em vừa kể
****************************************************
TUẦN 7

ÔLTV:
I. Mục tiêu:
- Đọc và hiểu câu chuyện: Cây bút thần. Biết kể về những giấc mơ thể hiện niềm
ao ước của con người trong cuộc sống.

- Viết đúng từ chứa tiếng bắt dầu bằng ươn/ương. Viết đúng tên người, tên địa lí
Việt Nam.. Phát triển được nội dung câu chuyện theo ý mình.
- Gd học sinh biết ước mơ và thực hiện ước mơ
-Năng lực: Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ, diễn đạt mạch lạc, tự tin, hợp
tác nhóm, chia sẻ với bạn bè.
II. ĐDDH:
GV,HS: Vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực lớp 4.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ 1,2: Khởi động
*ĐGTX:
- Tiêu chí:+ HS đoán được mơ ước của nhân vật trong tranh: có chiếc máy
cày để cày ruộng
+ Kể cho bạn nghe vê ước mơ của mình
- Phương pháp: vấn đáp
- Kỹ thuật: đặt câu hỏi – nhận xét bằng lời
HĐÔL 3: Theo TL
*ĐGTX:
+ Tiêu chí:
- Hiểu nội dung bài đọc của học sinh.
- Câu 1: Mã Lương rất thích vẽ: Khi kiếm củi trên núi, e lấy que vạch xuống
đất, vẽ chim hót. Lúc cắt cỏ ven sông, em nhúng tay xuống nước vẽ tôm cá...
+ Mã Lương vẽ rất tài: em vẽ chim, người ta tưởng sắp được nghe
chim hót.Em vẽ cá, người ta tưởng cá đang bơi...
- Câu 2: Cây bút của Mã lương kì diệu: vẽ con cá, cá vẫy đuôi xuống nước,
vẽ con chim, con chim tung cánh bay lên trời.
- Câu 3: Ước mơ những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
- Trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn, diễn đạt theo cách hiểu của mình.
-HS biết ước mơ và theo đuổi ước mơ



×