Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Giải pháp phòng ngừa và ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá hàng thủy sản xuất khẩu của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 67 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU

6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

6

LỜI MỞ ĐẦU 8
1. Tính cấp thiết của đề tài

8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN
PHÁ GIÁ TRÊN THẾ GIỚI

11

1.1.

QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ BÁN PHÁ GIÁ 11

1.2.

TÌNH HÌNH CHUNG VỀ BÁN PHÁ GIÁ TRÊN THẾ GIỚI 12

1.3. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI
CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN 17
1.3.1. Luật thuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳ 17
1.3.2. Quy định về chống bán phá giá tại EU



22

CHƯƠNG 2: THỰC TẾ CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ
GIÁ CỦA VIỆT NAM

28

2.1. CÁC QUY ĐỊNH, VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA VIỆT NAM VỀ
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

28

2.1.1. Các quy định, văn bản pháp lý của Việt Nam về chống bán phá giá 28
2.1.2. Nội dung điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá 29
2.1.3. Quy trình xử lý một vụ kiện chống bán phá giá 30
2.1.4. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá

31

2.2. THỰC TẾ CÁC VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ CỦA VIỆT NAM

32

2.2.1.Về tình hình thị trường trong nước 32
2.2.2
năm 2011

Thống kê các vụ kiện bán phá giá của Việt Nam kể từ năm 1994 đến
33


2.3. MỘT SỐ VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ ĐIỂN HÌNH CỦA VIỆT
NAM 33
2.3.1 Vụ Hoa Kỳ khởi kiện cá da trơn năm 2002
1

33


2.3.2 Vụ Hoa Kỳ khởi kiện tôm 2003

41

2.3.3. Vụ giải quyết tranh chấp đầu tiên của Việt Nam tại WTO - Tôm
nước ấm đông lạnh năm 2010

48

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ THỰC
TẾ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG
PHÓ CÁC VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI HÀNG THỦY
SẢN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015

54

3.1. DỰ BÁO VỀ CÁC VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA
VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI

54


Số liệu về vụ kiện bán phá giá các mã hàng xuất khẩu trong giai đoạn
2011-2015 được thể hiện qua hình sau:

54

3.2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ THỰC TẾ CÁC VỤ
KIỆN

55

3.2.1 Đối với thị trường trong nước

55

3.2.2 Đối với thị trường nước ngoài

55

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.3.1 Các giải pháp về phía Nhà nước

57

57

3.3.2 Các giải pháp về phía các hiệp hội ngành hàng 58
3.3.3

Các giải pháp về phía doanh nghiệp 59


KẾT LUẬN

63

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 66

2


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1-1. Số vụ điều tra chống bán phá giá trên thế giới qua các năm
.15
Hình 1-2: Các quốc gia bị kiện bán phá giá nhiều nhất từ năm 1995
đến năm 2010

16

Hình 1-3. Các ngành sản xuất bị kiện bán phá giá nhiều nhất trên thế
giới 17
Hình 1-4. Các tiêu chí xác định quy chế kinh tế

20

Hình 1-5: Quy trình chống bán phá giá tại EU

29

Hình 2-1: Quy trình xử lý vụ việc chống bán phá giá……………………….36

Hình 2-2: Lượng tôm và cá tra xuất khẩu sang Mỹ từ năm 2008-2011……....57
Hình 3-1: Dự báo về các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam trên thế
giới…………………………………………………………………………….61

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Thống kê số nước kiện chống bán phá giá nhiều nhất trong WTO
giai đoạn 1994-2008……………………………………………………….….15
Bảng 1-2: Điểm đặc trưng riêng của luật chống bán phá giá Hoa Kỳ so với luật
chống bán phá giá WTO…………………………………………………..….23
Bảng 1-3: Điểm đặc trưng riêng của luật chống bán phá giá EU so với luật
chống bán phá giá WTO..………………………………………………..……31
Bảng 1-4: Các vụ kiện bán phá giá của Việt Nam từ năm 1994 đến nay……..39
Bảng 2-1: Lịch trình tiến hành vụ kiện của Mỹ………………………….……44
Bảng 2-2: Giá trị hợp lý của cá tra và basa……………………………….......45
Bảng 2-3: Mức thuế phá giá áp dụng cho các doanh nghiệp VN kể từ 2003…45
Bảng 2-4: Sửa đổi biên phá giá……………………...……………………..…48
Bảng 2-5: Mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam
theo Quyết Định Sơ Bộ (ngày 16/07/2004)…………………………………...54
Bảng 2-6:"Biên phá giá" của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam (Theo
Quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Mỹ, ngày 30/11/2004)...................55
Bảng 2-7: Mức thuế xuất chống bán phá giá áp dụng cho doanh nghiệp Việt
Nam theo Quyết Định Cuối Cùng (ngày 26/01/2005)
………….......................56

4



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1

ADA

Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN

2

CBPG

Chống bán phá giá

3

CFA

Hiệp hội chủ trại nuôi cá nheo Mỹ

4

CP

Chính phủ

5

DN

Doanh nghiệp


6

DOC

Bộ Thương mại Hoa Kỳ

7

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

8

EU

Liên minh Châu Âu

9

FDA

Cơ quan quản lý Thực Phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ

10 GATT

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại

11


Các nền kinh tế phi thị trường

NME

12 PLCBPG

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản

13 POR

Rà soát hành chính

14 USITC/ITC Ủy Ban Thương mại Quốc tế Hoa kỳ
15 VASEP

Hiệp hội các nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam

16 VCCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

17 SSA

Liên minh tôm miền nam Hoa Kỳ

18 WTO

Tổ chức thương mại thế giới


5


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thương mại quốc tế là hoạt động đã diễn ra từ hàng ngàn năm
nay, nó ra đời sớm nhất, và cho đến nay vẫn giữ vị trí trung tâm trong quan hệ
quốc tế. Ngày nay, xu thế chung của thương mại trên Thế giới là tự do hóa, là
mở cửa hội nhập. Nhờ đó mà hàng hóa, dịch vụ có thể di chuyển một cách dễ
dàng, không bị giới hạn giữa các quốc gia, các khu vực. Tuy nhiên, như vậy
cũng đồng nghĩa với việc cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ, gay gắt hơn.
Đặc biệt đối với những quốc gia kém phát triển, sức cạnh tranh còn yếu, đây
thực sự trở thành một thách thức lớn, một vấn đề hết sức khó khăn trong quá
trình hội nhập.
Từ lý lẽ trên, các biện pháp phòng vệ thương mại đang được các
quốc gia áp dụng rộng rãi với nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. Trong ba
biện pháp phòng vệ chính của thương mại quốc tế là chống bán phá giá, chống
trợ cấp và tự vệ thương mại thì chống bán phá giá là công cụ được áp dụng
nhiều nhất trên thế giới. Do vậy, đối với một quốc gia hay một doanh nghiệp
khi tham gia vào thương mại quốc tế, việc nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề
chống bán phá giá là nhiệm vụ rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực.
Xuất phát từ yêu cầu đó, trong lĩnh vực nghiên cứu, lý luận có rất nhiều
đề tài nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau đã nghiên cứu về vấn đề này như:
đề tài “Thực trạng chống bán phá giá hàng hóa ở Việt Nam” hay “Luật chống
bán phá giá và giải pháp đối với Việt Nam”…
Nhận thấy tầm quan trọng và để tiếp tục nghiên cứu cụ thể hơn về vấn
đề này, em đã chọn đề tài “Giải pháp phòng ngừa và ứng phó với các vụ
kiện chống bán phá giá hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam” làm đề tài
thực tập cuối khóa của mình.
2. Mục đích - Nhiệm vụ nghiên cứu

6


-

Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết chung về

vấn đề bán phá giá cùng với pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam và
Thế giới và thực tiễn một số vụ kiện chống bán phá giá có liên quan đến Việt
Nam. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp có thể áp
dụng nhằm góp phần phòng ngừa và hạn chế các vụ kiện chống bán phá giá
của Việt Nam trên thị trường thế giới cũng như tăng cường, khuyến khích áp
dụng kiện chống bán phá giá như một công cụ phòng vệ ở thị trường trong
nước để tự bảo vệ lợi ích của mình.
-

Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất: Tìm hiểu chung về tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá
trên thế giới.
Thứ hai: Tìm hiểu thực tế các vụ kiện chống bán phá giá có liên quan
đến Việt Nam và những tác động của nó đối với ngành xuất khẩu thủy sản.
Thứ ba: Tổng kết các bài học kinh nghiệm từ các vụ kiện chống bán phá
giá để đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Các vụ kiện chống bán phá giá về hàng

thủy sản.

-

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu về các vụ kiện chống bán phá
giá hàng thủy sản của Việt Nam (các vụ kiện mà Việt Nam là bị đơn)
Phạm vi thời gian: Số liệu và dẫn chứng trong đề tài lấy từ thông tin về
các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam từ năm 1994 đến năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp tổng hợp số liệu: Tổng hợp các thông tin, số liệu

trên các phương tiện thông tin, thời báo kinh tế, các trang web có liên quan, các
báo cáo nghiên cứu khác.
-

Phương pháp so sánh, phân tích: Sử dụng những dữ liệu thu thập
7


được, tiến hành phân tích so sánh để rút ra tình hình thực tế về các vụ kiện
chống bán phá giá của Việt Nam, nhận biết rõ thiệt hại và nguy cơ.
-

Phương pháp đánh giá: Từ những phân tích về tình hình thực tế

rút ra những kinh nghiệm thu được và đưa ra giải pháp góp phần phòng ngừa
và hạn chế thiệt hại từ việc bị kiện chống bán phá giá của Việt Nam.

5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì đề tài
được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới.
Chương 2: Thực tế các vụ kiện chống bán phá giá hàng thủy sản của
Việt Nam.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế và giải pháp để chủ
động phòng ngừa và ứng phó các vụ kiện bán phá giá hàng thủy sản Việt Nam
giai đoạn 2011-2015.
Do tài liệu có hạn, thời gian nghiên cứu bị hạn chế, nên đề tài của em
khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong có được sự giúp đỡ, góp ý của
các thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Do tài liệu có hạn, thời gian nghiên cứu bị hạn chế, nên đề tài của em
khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong có được sự giúp đỡ, góp ý của
các thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Ngô Thị Tuyết Mai và GV
Nguyễn Bích Ngọc- Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế đã giúp đỡ em hoàn
thiện đề tài này.

8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN
PHÁ GIÁ TRÊN THẾ GIỚI
1.1.

QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ BÁN PHÁ GIÁ

Quy tắc chống bán phá giá mà hiện nay WTO dựa vào được quy định
trong điều 6 của Hiệp định GATT (Hiệp định chung về Thuế quan và Thương

mại) ban hành vào tháng 4/1979. Hiệp định xác định những ảnh hưởng tiêu cực
của bán phá giá đối với thương mại quốc tế. Thuế chống bán phá giá chỉ có thể
sử dụng để đối phó với những loại hình bán phá giá gây thiệt hại nghiêm trọng
cho một ngành công nghiệp nào đó, hoặc gây trở ngại nghiêm trọng cho việc
xây dựng một ngành công nghiệp. Nội dung chủ yếu của hiệp định như sau:
1. Thiết lập nguyên tắc cơ bản về việc thu thuế chống bán phá giá. Chỉ có
thể áp dụng biện pháp đánh thuế chống bán phá giá sau khi tiến hành điều tra
theo quy định của điều 6 của Hiệp định GATT.
2. Bản quy tắc còn làm rõ thế nào là bán phá giá. Việc bán phá giá có gây
thiệt hại nghiêm trọng cho các bên ký kết khác hay không và thiệt hại ở mức độ
nào. Định nghĩa bán phá giá là: giá xuất khẩu của một mặt hàng thấp hơn giá
của mặt hàng cùng loại mà các nước xuất khẩu cung ứng cho người tiêu dùng
của nước mình, tức thâm nhập vào thị trường một nước khác với giá thấp hơn
giá thông thường. Nếu một công ty xuất khẩu sản phẩm với giá thấp hơn giá cả
bình thường trong nước, thì sản phẩm đó đã là "bán phá giá".
Ở đây có khái niệm giá thông thường. WTO đưa ra 3 cách xác định giá
thông thường: một là giá tiêu thụ thông thường trong nước của nước xuất khẩu
hàng hoá; hai là giá xuất khẩu của nước xuất khẩu sang nước thứ ba; ba là giá
của các chi phí cấu thành. Thông thường, WTO xác định giá thông thường theo
cách thứ nhất, trong trường hợp không áp dụng được thì mới áp dụng cách xác
định thứ 2, thứ 3.
Quy tắc đã định nghĩa chi tiết về "công nghiệp trong nước": đó là tổng
thể hoặc đa số các nhà sản xuất trong một nước có các sản phẩm cùng loại.
3. Cam kết về giá cả là những đảm bảo tự nguyện của nhà xuất khẩu thay
đổi giá xuất khẩu hoặc giá bán phá giá để loại bỏ những ảnh hưởng gây thiệt
hại cho nước nhập khẩu. Nhưng sự đảm bảo này phải dựa trên những điều tra
của nước nhập khẩu, hơn nữa không được bắt buộc nước xuất khẩu đưa ra đảm
bảo, nhưng công tác điều tra vẫn có thể tiến hành.
4. Kim ngạch của thuế chống bán phá giá không được vượt quá mức
chênh lệch do bán phá giá. Việc thu thuế chống bán phá giá hoặc các biện pháp

chống bán phá giá tạm thời khác chỉ áp dụng đối với hàng hoá đã được vận
chuyển vào lãnh thổ nước nhập khẩu. Khi thu thuế phải được tiến hành bình
9


đẳng không phân biệt đối xử, phải thu thuế từng kiện hàng nhập khẩu qua điều
tra thấy gây thiệt hại do bán phá giá.
5. Những hành động chống bán phá giá đại diện cho nước thứ ba phải
được nước thứ ba đưa ra lời mời hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan.
Theo WTO, để xác định giá sản phẩm có bán phá giá hay không, cần
tuân thủ những quy tắc sau đây:
Thứ nhất: Lấy cơ sở giá bán hàng hoá cùng loại tại thị trường nội địa của
nước xuất khẩu. Khi không thể sử dụng giá này, phải sử dụng giá mà nước này
xuất khẩu sang nước thứ ba làm chuẩn, hoặc xác định bằng cách cộng giá thành
sản xuất với các chi phí hợp lý và lợi nhuận.
Hai là: Hàng chuyển khẩu thường được so với giá tương ứng của nước
xuất khẩu.
Ba là: Nếu không có giá xuất khẩu hoặc giá này bị cho là không đáng tin,
thì có thể lấy giá bán hàng nhập khẩu để xác định giá xuất khẩu.
Bốn là: Giá xuất khẩu và giá bán nội địa của nước xuất khẩu phải được
so sánh ở cùng một trình độ thương mại.
Trên thực tế, đã có rất nhiều chính phủ đều áp dụng các hành động nhằm
vào bán phá giá để bảo hộ cho nền sản xuất nội địa. Cho đến nay, WTO chưa
đưa ra việc giải quyết vấn đề bán phá giá thông qua đàm phán mà vẫn căn cứ
theo điều 6 của GATT cho phép các nước hành động chống bán phá giá. Nhưng
chỉ khi việc bán phá giá làm tổn hại đến công nghiệp của nước nhập khẩu thì
các biện pháp chống bán phá giá mới được áp dụng.
Ngày nay, các nước nhập khẩu chống bán phá giá bằng cách thu thuế
nhập khẩu ngoại ngạch đối với sản phẩm cá biệt của nước xuất khẩu cá biệt,
khiến giá hàng nhập "xấp xỉ giá thông thường", hoặc loại bỏ sự tổn hại của

công nghiệp nội địa nước nhập khẩu. WTO đã sửa đổi một số điều trong Hiệp
định Chống bán phá giá, trong đó quy định các nước nhập khẩu phải kết thúc
các biện pháp chống bán phá giá và thời gian thực thi sau 5 năm. Khi nước
nhập khẩu xác định được biên độ của bán phá giá đặc biệt nhỏ (nhỏ hơn 2% giá
cả xuất khẩu của sản phẩm này) thì việc điều tra bán phá giá phải kết thúc.
Hiệp định cũng quy định các thành viên WTO phải thông báo kịp thời và chi
tiết với Uỷ ban các biện pháp chống bán phá giá về những hành động chống
bán phá giá tạm thời và cuối cùng, khi nảy sinh tranh chấp, khuyến khích các
thành viên thương lượng với nhau. Các thành viên cũng có thể sử dụng thủ tục
giải quyết tranh chấp của WTO.
1.2.

TÌNH HÌNH CHUNG VỀ BÁN PHÁ GIÁ TRÊN THẾ GIỚI

Năm 1995, sau khi vòng đàm phán Uruguay kết thúc, kết quả là sự ra đời
của WTO và một số các hiệp định liên quan đến thương mại quốc tế, trong đó
10


có Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Đây chính là cơ sở pháp luật
quốc tế mà các nước thành viên WTO phải tuân theo khi thực thi và áp dụng
các biện pháp chống bán phá giá. WTO đã thành lập một Uỷ ban về chống bán
phá giá (Anti-dumping Committee) để kiểm soát việc điều tra và áp dụng thuế
chống bán phá giá của các nước thành viên, kịp thời cung cấp những thông tin
cần thiết cho các nước thành viên. Trên cơ sở pháp lý chung đó của WTO, các
quốc gia đã có căn cứ rõ ràng hơn trong việc tiến hành khởi kiện cũng như
trong quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt. Biểu đồ dưới đây có thể
cho biết số vụ điều tra chống bán phá giá mới đã giảm gần 1/4 kể từ khi khủng
hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu. Không giống như suy thoái kinh tế toàn cầu
thường ghi nhận các biện pháp bảo đảm công bằng thương mại tăng lên trước

đó, các vụ điều tra chống bán phá giá mới đã giảm đáng kể, từ 213 vụ năm
2008 xuống 153 vụ năm 2011 (hình 1.1)

Hình 1-1. Số vụ điều tra chống bán phá giá trên thế giới qua các năm
Nguồn: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
11


Bảng 1-1: Thống kê số nước kiện chống bán phá giá nhiều nhất
trong WTO giai đoạn 1994-2008
(Đơn vị: nước)
Tên nước

Số vụ điều tra

Số vụ áp dụng Số vụ bị kiện ra
biện pháp chống WTO

Ấn Độ
Hoa Kỳ
EU
Achentina
Nam Phi
Tất cả các thành

bán phá giá
355
245
244
161

121
2049

508
402
372
222
205
3210

3
25
5
3
2
59

viên WTO
Nguồn: Cục quản lý cạnh tranh
Từ bảng trên ta có thể nhận thấy Ấn Độ và Hoa Kỳ là 2 nước tiến hành
các vụ kiện bán phá giá nhiều nhất trong WTO (Ấn Độ 508 vụ và Hoa Kỳ 402
vụ). Tổng số vụ kiện mà các nước trên tiến hành đã chiếm khoảng 50% số vụ
kiện của tất cả các thành viên trong WTO. Bên cạnh đó ta cũng có thể nhận
thấy số vụ mà các nước trên bị kiện chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với số vụ mà các
nước trên làm Nguyên đơn.
Một điểm đáng chú ý khác là các nước kiện chống bán phá giá nhiều nhất trong
các thàng viên WTO là các nước phát triển. Số vụ kiện có xu hướng tăng mạnh
trong năm 2008 là 213 vụ. Tuy nhiên sau đó số vụ kiện bán phá giá đã giảm
nhiều và chỉ còn 113 vụ vào năm 2011(hình 1-1).


12


Hình 1-2: Các quốc gia bị kiện bán phá giá nhiều nhất từ năm 1995 đến
năm 2010
Nguồn:
Thứ nhất, từ đồ thị trên ta có thể nhận thấy các vụ bán phá giá trên thế
giới đang có dấu hiệu giảm nhẹ. Điều này chứng tỏ sự nhận thức rõ ràng hơn
về vấn đề bán phá giá từ phía các quốc gia xuất khẩu trên thế giới.
Thứ hai , về các quốc gia, khu vực bị kiện chống bán phá giá nhiều nhất
trên Thế giới, Trung Quốc dẫn đầu với 804 vụ, tiếp đến là Hàn Quốc: 273 vụ,
Hoa Kỳ: 224 vụ, Nhật Bản: 160 vụ, Indonesia: 160 vụ, và Thái Lan: 155 vụ...
Những số liệu này cho thấy, trong thời kỳ vừa qua, các nước đang phát triển
đang trở thành mục tiêu của các cuộc điều tra chống bán phá giá nhiều hơn so
với các nước phát triển. Trừ Hoa Kỳ và Nhật Bản, tất cả các nước bị kiện trong
danh sách 10 nước đứng đầu là các nước đang phát triển, trong đó phần lớn là
các nước châu Á hoặc các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi.
Thứ ba, về các mặt hàng bị kiện, theo số liệu thống kê, trong tổng số 21
ngành được ghi lại trong cơ sở dữ liệu của WTO giai đoạn từ năm 1995 - 2008, có
8 ngành hàng chiếm tới trên 90% tổng số vụ kiện, đó là các ngành sản xuất sau:

13


Hình 1-3. Các ngành sản xuất bị kiện bán phá giá nhiều nhất trên thế giới
Nguồn: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
Riêng hai ngành đầu tiên, đó là ngành sản xuất các sản phẩm hóa chất và
ngành khai thác và sản xuất các sán phẩm kim loại, đã chiếm gần 50% trong
14



tổng số vụ kiện. Nhiều trong số này thuộc về các ngành sản xuất đơn giản mà
các nước đang phát triển có lợi thế về chi phí và tài nguyên tự nhiên, giá nhân
công lao động rẻ, không yêu cầu trình độ kỹ thuật, lao động cao, ví dụ như các
sản phẩm khai khoáng, bột giấy, đá quý, kính, gốm, kim loại…
Tuy nhiên, một xu hướng đáng chú ý nhất là số lượng các vụ việc điều
tra chống bán phá giá đối với các mặt hàng dệt may và da giày đã tăng đột
biến. Có thể lấy ví dụ trong năm 2008, số vụ điều tra đối với các mặt hàng da
giày đã lên chiếm tới 24% trong tổng số các vụ việc được tiến hành.
1.3. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI CÁC NƯỚC
PHÁT TRIỂN

1.3.1. Luật thuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳ:
Luật thuế chống phá giá được sử dụng rộng rãi hơn luật thuế chống trợ
giá. Thuế chống phá giá được áp dụng đối với hàng nhập khẩu khi nó được xác
định là hàng nước ngoài được bán “phá giá” vào Hoa Kỳ, hoặc sẽ bán phá giá ở
Hoa Kỳ với giá “thấp hơn giá trị thông thường”. Thấp hơn giá trị thông thường
có nghĩa là giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ thấp hơn giá bán của hàng hóa đó ở nước
xuất xứ hoặc ở nước thứ 3 thay thế thích hợp.
Thuế chống phá giá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện (1) DOC phải
xác định hàng nước ngoài đang được bán phá giá hoặc có thể sẽ được bán phá
giá ở thị trường Hoa Kỳ, và (2) USITC phải xác định hàng nhập khẩu được bán
phá giá đang gây thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất hoặc ngăn
cản hình thành ngành công nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ.
Cũng giống như trường hợp luật thuế chống trợ giá, các thủ tục điều tra
về bán phá giá được tiến hành khi có đơn khiếu kiện của một ngành công
nghiệp hoặc do DOC tự khởi xướng.
Thuế chống bán phá giá sẽ được ấn định bằng mức chênh lệch giữa “giá trị
thông thường” và mức giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ. DOC sẽ xác định giá trị
thông thường của hàng nhập khẩu bằng một trong ba cách. Theo thứ tự ưu tiên là:

(1) Giá bán của hàng hóa tại thị trường nội địa,
(2) Giá bán hàng hóa sang thị trường thứ ba,
(3) “Giá trị tính toán” của hàng hóa bằng tổng chi phí sản xuất cộng với
các khoản lợi nhuận, tiền hoa hồng bán hàng, và các chi phí hành chính khác
như đóng gói.
“Giá trị tính toán” được coi là giá trị thông thường để tính biên phá giá
khi giá bán ở thị trường nội địa hoặc giá bán sang nước thứ ba thấp hơn chi phí
sản xuất hoặc hàng hóa đang bị điều tra không bán ở thị trường nội địa hoặc
không được bán sang nước thứ ba.
15


Nếu từ hai nước trở nên bị kiện bán phá giá hoặc trợ giá, luật yêu cầu
USITC đánh giá lũy tích số lượng và ảnh hưởng của các hàng nhập khẩu tương
tự từ các nước bị kiện nếu chúng cạnh tranh với nhau và với sản phẩm tương tự
của Hoa Kỳ trên thị trường Hoa Kỳ. Nếu hàng nhập khẩu từ một nước đang bị
điều tra được coi là không đáng kể (thường được xác định là nhỏ hơn 3% tổng
giá trị nhập khẩu của sản phẩm bị điều tra), việc điều tra nước đó sẽ được dừng
lại. Cũng có những quy định miễn trừ áp dụng những quy tắc lũy tích ví dụ như
việc áp dụng đối với các nước được hưởng ưu đãi của Sáng kiến Lòng chảo
Caribê (CBI) và đối với Ixaren.
Luật chống phá giá còn cho phép các ngành công nghiệp Hoa Kỳ được
khiếu nại về bán phá giá ở nước thứ ba. Ngành công nghiệp của Hoa Kỳ có thể
đệ trình đơn khiếu nại lên USTR, trong đó phải giải thích tại sao việc bán phá
giá ở nước thứ 3 lại gây thiệt hại cho các công ty của Hoa Kỳ và yêu cầu cơ
quan này bảo vệ những quyền lợi của Hoa Kỳ theo quy định của WTO. Nếu
USTR thấy khiếu nại có lý, họ sẽ đệ trình yêu cầu lên các cơ quan có thẩm
quyền ở nước thứ ba đòi nước này phải thay mặt Hoa Kỳ tiến hành các biện
pháp chống bán phá giá. DOC và USITC có trách nhiệm hỗ trợ USTR chuẩn bị
nội dung yêu cầu.

Tương tự, theo Hiệp định Chống Phá giá trong khuôn khổ Vòng đàm
phán Urugoay, chính phủ một nước thành viên WTO có thể đệ trình đơn kiến
nghị với USTR yêu cầu mở một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với một
sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ từ một nước thứ ba.
Đối với các nền kinh tế phi thị trường (NME)
DOC quan niệm sự can thiệp của chính phủ ở những nước có nền kinh tế
phi thị trường đã làm các số liệu về chi phí sản xuất và giá cả không phản ánh
đúng giá trị thông thường của sản phẩm. Do vậy, đối với những vụ kiện bán
phá giá liên quan đến các công ty ở những nước này, DOC không sử dụng
phương pháp so sánh giá-với-giá hoặc giá trị tính toán để xác định giá trị thông
thường của sản phẩm. Thay vào đó, DOC sử dụng một phương pháp hoàn toàn
khác gọi là phương pháp “Các yếu tố sản xuất” để “xây dựng” giá trị thông
thường của sản phẩm.
Tiêu chí xác định qui chế kinh tế
Khi xem xét để quyết định kinh tế của nước bị kiện là kinh tế thị trường
hay phi thị trường, DOC căn cứ vào 6 tiêu chí sau đây:

16


Hình 1-4. Các tiêu chí xác định quy chế kinh tế
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Hiện nay, Hoa Kỳ vẫn coi Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường. Đó là
do Việt Nam tuy đã có những bước mở cửa thị trường đáng kể và cho phép có
giới hạn qui luật cung cầu tác động tới sự phát triển kinh tế, song mức độ can
thiệp của chính phủ vào nền kinh tế vẫn còn ở mức làm cho giá cả và chi phí
sản xuất không phải là thước đo thực sự đối với giá trị. Qui chế kinh tế này sẽ
tiếp tục tồn tại và sẽ được áp dụng cho các vụ kiện chống bán phá giá mới và
các đợt xem xét lại hàng năm cho đến khi có quyết định thay đổi của DOC.

Ngoài Việt Nam, một số nước khác cũng còn bị Hoa Kỳ coi là có nền
kinh tế phi thị trường, trong đó có Trung Quốc. Theo thỏa thuận song phương
giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về việc Trung Quốc gia nhập WTO, kinh tế Trung
Quốc sẽ tiếp tục bị coi là phi thị trường trong các vụ kiện bán phá giá và chống
trợ giá hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ cho tới năm 2016.
Giá trị thông thường trong trường hợp NME
Đối với trường hợp kinh tế phi thị trường, các nhà sản xuất hàng bị điều
tra phải cung cấp các thông tin và số liệu về loại và số lượng/khối lượng của
các yếu tố đầu vào của sản xuất (nguyên liệu, lao động, nhiên liệu, các chi phí
vốn, và các chi phí cần thiết khác) bằng việc trả lời các câu hỏi phần D. DOC
“xây dựng” chi phí sản xuất trực tiếp của một đơn vị sản phẩm bằng cách nhân
số/khối lượng của các yếu tố đầu vào do bị đơn cung cấp với giá của các yếu tố
đầu vào này ở nước thay thế. Sau đó, DOC sẽ cộng thêm một khoản các chi phí
cố định (factory overhead cost), chi phí khấu hao, và các chi phí chung, bán
hàng và hành chính (GSA) để tính ra toàn bộ chi phí sản xuất của một đơn vị
sản phẩm. Chi phí sản xuất này cộng với lãi và chi phí đóng gói theo mức ở
nước thay thế được coi là giá trị thông thường của sản phẩm.
17


Nước thay thế là nước có nền kinh tế thị trường và có trình độ phát triển
kinh tế tương đương với nước bị kiện (chủ yếu dựa trên cơ sở thu nhập quốc
dân bình quân đầu người), và là nước sản xuất đáng kể mặt hàng tương tự như
mặt hàng đang bị điều tra. Ngoài ra, luật chống phá giá và các qui định của
DOC không chi tiết về việc lựa chọn nước thay thế; do vậy, việc lựa chọn nước
thay thế có thể có phần nào mang tính chủ quan. Sự chủ quan này, cộng với
việc lựa chọn giá thay thế (cũng có thể phần nào mang tính chủ quan) có ảnh
hưởng đáng kể đến kết quả tính biên phá giá. Khi xác định giá của các yếu tố
đầu vào ở nước thay thế, DOC dựa hầu như hoàn toàn vào các nguồn số liệu
sẵn có công khai. Các nguồn số liệu này gồm: các ấn phẩm xuất bản ở nước

thay thế (ấn phẩm của chính phủ và ngành công nghiệp, báo, tạp chí); các ấn
phẩm của các tổ chức quốc tế (Tổ chức lao động thế giới, Cơ quan năng lượng
quốc tế, Quĩ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Liên hợp quốc và Tổ chức
thương mại thế giới); và các nghiên cứu, báo cáo, và ấn phẩm của Hoa Kỳ và
nước ngoài.
Ngành công nghiệp có khuynh hướng thị trường
Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ cho phép sử dụng các phương pháp
kinh tế thị trường để xác định giá trị bình thường trong các trường hợp kinh tế
phi thị trường nếu như ngành công nghiệp liên quan ở nước bị kiện chứng minh
được là ngành công nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường. Các tiêu chí để
xác định ngành công nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường gồm:
·Hoàn toàn không có sự can thiệp của chính phủ vào việc định giá và số
lượng sản xuất;
·Ngành công nghiệp không phải do nhà nước sở hữu; và
·Tất cả các chi phí đầu vào kể cả vật chất và phi vật chất (trừ một phần
không đáng kể) tạo thành tổng giá trị hàng hóa phải được thanh toán theo giá
thị trường.
Trên thực tế, những tiêu chí này rất khó thỏa mãn và rất hiếm có trường
hợp một ngành công nghiệp ở nước có nền kinh tế phi thị trường được coi là
hoạt động theo cơ chế thị trường để được áp dụng các phương pháp kinh tế thị
trường trong điều tra bán phá giá vào Hoa Kỳ.
Các giai đoạn chính của một cuộc điều tra chống bán phá giá tại Hoa
Kỳ:
- Giai đoạn 1: Khởi sự điều tra để áp đặt thuế chống phá giá (thông
thường là 20 ngày sau khi có đơn khiếu nại yêu cầu áp đặt thuế chống phá giá)
- Giai đoạn 2: Điều tra sơ bộ của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ về
thiệt hại (thông thường là 45 ngày sau khi có đơn khiếu nại)

18



- Giai đoạn 3: Xác định sơ bộ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (140 ngày sau
khi bắt đầu điều tra, tối đa là 190 ngày đối với những trường hợp phức tạp).
- Giai đoạn 4: Quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (215
ngày sau khi bắt đầu điều tra, tối đa là 275 ngày).
- Giai đoạn 5: Quyết định cuối cùng của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa
Kỳ về thiệt hại (260 ngày sau khi bắt đầu điều tra)
- Giai đoạn 6: Lệnh áp đặt thuế chống phá giá (khoảng một tuần sau khi
có quyết định cuối cùng của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ).
*

Điểm đặc trưng riêng của luật chống bán phá giá Hoa Kỳ so với

WTO
Bảng 1-2: Điểm đặc trưng riêng của luật chống bán phá
giá Hoa Kỳ so với WTO
Bộ Thương mại (DOC) chịu trách nhiệm điều tra phá giá và
đưa ra quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.
Cơ quan có Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) chịu trách nhiệm
thẩm quyền điều tra thiệt hại.
Bộ trưởng Thương mại ra quyết định áp thuế chống bán phá
giá (tạm thời, cuối cùng, rà soát lại).

Thông tin

Tất cả các thông tin liên quan đến vụ việc (trừ thông tin mật)
đều được đăng tải trên Công báo (Federal Register) để các bên
liên quan và công chúng có thể tiếp cận được.

Vận động hành lang ở Hoa Kỳ có ý nghĩa rất quan trọng, đặc

Vận
động biệt trong việc (i) vận động xin kéo dài các thời hạn (ví dụ thời
hạn trả lời các bảng hỏi); (ii) vận động về quy chế thị trường và
hành lang
những vấn đề liên quan (ví dụ lựa chọn nước thứ 3 thay thế)...

Khiếu kiện

Các kết luận sơ bộ, kết luận cuối cùng, quyết định áp dụng biện
pháp chống bán phá giá có thể bị kiện ra Toà Thương mại
Quốc tế (CIT); và tiếp đó ra Toà Phúc thẩm liên bang
Chỉ có thể khiếu kiện về các vấn đề pháp lý, không thể khiếu
kiện về những vấn đề thực tế
Nguồn: Cục quản lý cạnh tranh
19


1.3.2. Quy định về chống bán phá giá tại EU
Luật chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu ra đời năm 1968 và đã
được sửa đổi và bổ sung nhiều lần chủ yếu nhằm đưa những nội dung mới của
việc thực hiện Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch 1994
(Hiệp định Chống bán phá giá 1994) vào luật của EU hiện nay. Luật chống bán
phá giá áp dụng đối với tất cả các nước không phải là thành viên EU. Đối với
các nước bị coi là chưa có nền kinh tế thị trường hoặc đang trong quá trình
chuyển đổi, EU có thể áp dụng những điều khoản đặc biệt được quy định trong
các hiệp định ký giữa EU với các nước thứ 3.
Luật sửa đổi năm 1996 đã đưa ra cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện
pháp chống bán phá giá theo 4 điều kiện: (i) mặt hàng đó đang bị bán phá giá
(giá bán thấp hơn giá thương mại thông thường); (ii) ngành công nghiệp sản
xuất mặt hàng đó đang bị đe dọa hoặc đang bị tổn thương vật chất; (iii) có mối

quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu đó và tổn thương vật chất của ngành
công nghiệp của EU; và (iv) việc áp đặt các biện pháp chống bán phá giá là vì
lợi ích của Cộng đồng.
Bên làm đơn kiện chống bán phá giá có thể là một thể nhân, một pháp
nhân, một hiệp hội hoặc một liên đoàn đại diện cho tối thiểu 25% tổng sản
lượng mặt hàng đó tại các nước EU.
Một Ủy ban Tư vấn gồm đại diện của các nước thành viên EU và do đại
diện của Ủy ban châu Âu làm chủ tịch sẽ xem xét đơn kiện. Ủy ban châu Âu sẽ
tiến hành điều tra chống bán phá giá nếu đơn kiện được đánh giá là cung cấp
đầy đủ bằng chứng việc bán phá giá và những tổn thất vật chất. Ủy ban châu
Âu phải quyết định tiến hành điều tra hay khước từ đơn kiện trong vòng 40
ngày kể từ khi nhận được đơn kiện.
Ủy ban châu Âu (EC) sẽ cho đăng quyết định điều tra chống bán phá giá
trên Công báo (The Official Journal of the European Communities). Quyết định
này bao gồm tên sản phẩm sẽ bị điều tra, tên nước xuất xứ của sản phẩm đó và
tóm tắt những thông tin EC đã nhận được, họ cũng nêu thời gian tiến hành điều
tra, thời gian cho phép các bên hữu quan trình bày quan điểm của họ.
Tổng vụ Thương mại thuộc Ủy ban châu Âu tiến hành các cuộc điều tra
chống bán phá giá. Trong trường hợp liên quan đến Việt Nam, Ủy ban châu Âu
sẽ tìm một nước có những điều kiện tương tự với Việt Nam để xác định trị giá
thông thường của mặt hàng đang bị điều tra. Thường thường họ sẽ chọn các
nước có giá cao hơn giá của các doanh nghiệp liên quan của Việt Nam để làm
tăng biên độ phá giá của các vụ điều tra.
Mặc dù vậy, các nhà xuất khẩu mặt hàng đang bị điều tra vẫn có thể làm
đơn xin được xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường (MES) nếu chứng
minh được rằng họ hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường và không có sự can
20


thiệp của nhà nước. Nếu đơn xin công nhận quy chế kinh tế thị trường được

chấp nhận, giá trị thông thường sẽ được tính toán trên cơ sở các thông tin về
giá thành do nhà xuất khẩu cung cấp. Trong trường hợp đơn xin công nhận quy
chế thị trường bị từ chối, các nhà xuất khẩu vẫn có thể tìm cách chứng minh họ
hoạt động không có sự can thiệp của nhà nước đối với đến giá xuất khẩu và
như vậy họ có quyền yêu cầu được đối xử riêng rẽ (IT) khi EU tính toán thuế
chống bán phá giá.
Trong một số vụ điều tra liên quan đến nhiều nhà xuất khẩu, do rất khó
hoàn thành được việc điều tra trong một thời gian nhất định, EC có thể áp dụng
việc lấy mẫu, tức là chọn một số công ty để điều tra kỹ và kết quả điều tra các
công ty mẫu này sẽ là cơ sở để xác định thực trạng đối với các công ty không
bị điều tra trực tiếp. Ủy ban châu Âu chỉ tính toán trên cơ sở thông tin do các
nhà xuất khẩu được chọn làm mẫu cung cấp để xác định biên độ phá giá cho
các nhà xuất khẩu khác. Trong trường hợp này, tất cả các doanh nghiệp đều
mong muốn được chọn làm mẫu để được điều tra trực tiếp trên cơ sở thông tin
của chính công ty mình.


Thời gian biểu và thủ tục điều tra chống bán phá giá như sau:

Ngày thông báo điều tra chống bán phá đăng trên Công báo
Các việc phải làm:
Trong thời gian 10 ngày Các nhà xuất khẩu bình luận về nước do EC
chọn
Trong thời gian 15 ngày Các nhà xuất khẩu biểu thị mong muốn được
chọn làm mẫu và cung cấp thông tin nêu trong thông báo tiến hành điều tra
Không muộn quá 15 ngày Các doanh nghiệp không được nêu tên trong đơn
kiện, thông báo cho EC mối quan tâm của họ và yêu cầu gửi bộ các câu hỏi
Từ 15 đến 21 ngày Các nhà xuất khẩu gửi đơn xin công nhận quy chế
kinh tế thị trường và yêu cầu được đối xử riêng rẽ 37 ngày kể từ ngày được
thông báo nằm trong các doanh nghiệp được chọn làm mẫu

Các doanh nghiệp được chọn làm mẫu nộp bộ câu hỏi đã được hoàn tất
và các hoạt động xuất khẩu của mình sang thị trường EU cho EC Không muộn
quá 9 tháng
Ủy ban châu Âu có thể áp đặt thuế chống bán phá giá tạm thời Trong
vòng 15 tháng
Ủy ban châu Âu có thể kết thúc điều tra. Ủy ban châu Âu cũng có thể
chấm dứt điều tra mà không áp đặt biện pháp chống bán phá giá hoặc áp đặt thuế
chống bán phá cuối cùng hoặc kết thúc cuộc điều tra bằng việc chấp nhận cam
kết giá của các doanh nghiệp thỏa thuận xem xét lại chính sách giá của họ.
21


Trong trường hợp bị áp thuế chống bán phá giá, thuế chống bán phá giá
sẽ có hiệu lực 5 năm kể từ ngày áp thuế hoặc sau khi có kết luận xem xét lại
các biện pháp chống bán phá giá. Thuế chống bán phá giá được tính toán theo
thực tế phá giá hay biên độ phá giá.
Khi tình hình đã cho thấy rõ là EU sẽ áp thuế chống bán phá giá, các
doanh nghiệp xuất khẩu có thể cân nhắc việc “cam kết giá” để tránh thuế chống
bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của mình. Cam kết giá là một hình thức của
biện pháp chống bán phá giá mà theo đó nhà sản xuất của nước xuất khẩu cam
kết sẽ tăng giá xuất khẩu của sản phẩm có liên quan vào thị trường EU tới mức
độ không gây tổn thương, cũng không gây phá giá. Cam kết giá được đưa ra
đàm phán với EC vào giai đoạn cuối của cuộc điều tra chống bán phá giá, khi
mức thuế đã được EC tính toán trên cơ sở biên độ bán phá giá của các nhà xuất
khẩu. Cam kết giá có thể được đàm phán đối với thuế chống bán phá tạm thời
cũng như thuế chống phá giá cuối cùng. Khi EC chấp nhận cam kết giá thì EU
sẽ không áp thuế chống bán phá tạm thời hay thuế chống bán phá giá cuối cùng
đối với việc nhập khẩu mặt hàng có liên quan sản xuất tại nước xuất khẩu đã
cam kết giá. EC thường rất thận trọng khi chấp nhận hay khước từ cam kết giá
của nhà xuất khẩu nước ngoài. Ủy ban châu Âu thường không chấp nhận cam

kết giá đối với các nhà xuất khẩu bất hợp tác hoặc không hợp tác đầy đủ trong
quá trình điều tra hoặc các nhà xuất khẩu không sản xuất hoặc không xuất khẩu
mặt hàng liên quan trong thời gian điều tra.

22


Bắt đầu vụ
kiện

Ngành công nghiệp của EU đệ đơn kiện

Ủy ban Châu Âu tiến hành nghiên cứu đơn kiện
(quyết định được đưa ra trong vòng 45
ngày)

Chứng cứ
đầy đủ

Tiến hành
điều tra

Chứng cứ
không đầy đủ

Hủy bỏ
đơn
kiện

Điều tra chính thức

( Phải kết thúc trong vòng 15 tháng kể từ ngày khởi xướng )

Bảng câu hỏi
(gửi cho tất cả các nhà xuất khẩu/nhà sản xuất nước ngoài, các
nhà nhập khẩu và các nhà sản xuất của Châu Âu. Thông
thường thời hạn trả lời bảng câu hỏi là 37 ngày và có thể gia
hạn một khoảng thời gian ngắn nếu có lý do chính đáng)

Xác minh tại chỗ
(với sự đồng ý của các công ty nước ngoài và không có sự phản đối nào từ chính
phủ nước liên quan)

Đưa ra
quyết định

Kết quả cho thấy bán
phá giá gây ra thiệt hại

Áp dụng biện pháp tạm thời ( Có thể áp
dụng ngay từ đầu nhưng không sớm hơn
60 ngày và không muộn hơn 9 tháng sau
khi khởi xướng điều tra; kéo dài trong 6
tháng và có thể gia hạn thêm 3 tháng
nữa).

Không cần thiết phải áp
dụng các biện pháp
chống bán phá giá
hoặc
rút đơn kiện

hoặc
biên độ phá giá nhỏ hơn
2% giá xuất khẩu

Kết thúc điều tra

Áp dụng các
biện pháp chống
bán phá giá cuối
cùng

Tiến hành rà
soát

Rà soát giữa kỳ
(theo yêu cầu của bất
kỳ bên liên quan nào
cung cấp bằng chứng
về thay đổi hoàn cảnh)

Cam kết

Rà soát đối với các nhà
xuất khẩu mới (theo
yêu cầu của các nhà
xuất khẩu/nhà sản xuất
nước ngoài không xuất
khẩu vào EU trong
suốt giai đoạn điều tra.


23


Thông báo sắp hết hạn thuế chống bán phá giá và
cam kết sau 5 năm áp dụng (thường trong vòng 6
tháng trước khi hết hạn 5 năm).

Các biện
pháp áp
dụng hết
hiệu lực

Không
có yêu
cầu rà
soát cuối
kỳ

Bằng chứng
về việc tiếp
tục hành vi
bán phá giá
và thiệt hại
do ngành
sản xuất của
EU đưa ra

Gia hạn
các biện
pháp

chống
bán phá
giá

Rà soát cuối
kỳ ( Biện
pháp chống
bán phá giá
vẫn có hiệu
lực )

Các biện
pháp
chống
bán phá
giá hết
hiệu lực

Chứng
cứ đầy
đủ

Chứng
cứ không
đầy đủ
Các biện
pháp
chống
bán phá
giá hết

hiệu lực

Hình 1-5: Quy trình chống bán phá giá tại EU
Nguồn: Cục quản lý cạnh tranh

24


*Điểm đặc trưng riêng của luật chống bán phá giá EU so với WTO:
Bảng 1-3: Điểm đặc trưng riêng của luật chống bán phá
giá EU so với WTO
Cơ quan
- Ủy ban châu Âu: tiền hành điều tra trợ cấp và thiệt hại và đề

thẩm xuất các biện pháp áp dụng.
quyền
- Hội đồng Châu Âu: có quyền ra các quyết định cuối cùng.
- Ủy ban tư vấn: có chức năng đưa ra các ý kiến tham vấn.
Các
hạn
tra

thời
điều

- Khởi xướng điều tra: 45 ngày kể từ ngày đệ đơn kiện
- Thời hạn trả lời bảng câu hỏi điều tra: 30 ngày kể từ ngày
nhận được bảng câu hỏi (bảng câu hỏi được coi như là đã nhận được
trong vòng 1 tuần kể từ ngày được gửi đi) Thời hạn này có thể được gia
hạn nếu có lý do chính đáng.

- Thời hạn điều tra: 12 tháng kể từ ngày khởi xướng, có thể gia
hạn nhưng trong mọi trường hợp phải kết thúc điều tra trong vòng 13
tháng.
- Quyết định áp dụng biện pháp tạm thời: không quá 5 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu áp dụng.
- Biện pháp tạm thời: được áp dụng không sớm hơn 60 ngày
nhưng không muộn hơn 9 tháng kể từ ngày khởi xướng điều tra.
- Đề xuất áp dụng biện pháp cuối cùng: trong vòng 1 tháng
trước khi hết hạn áp dụng mức thuế tạm thời.
- Yêu cầu rà soát hoàng hôn: trong vòng 3 tháng trước khi kết
thúc thời hạn áp thuế.
- Thời hạn rà soát: 1 năm kể từ ngày bắt đầu rà soát

Những
điều cần
lưu ý để
vận dụng

- Điều tra về trợ cấp và thiệt hại được tiến hành đồng thời.

Thông tin

- Các thông tin liên quan đến vụ kiện sẽ được đăng trên Tạp chí
chính thức của Liên minh Châu Âu

- Quyết định áp thuế đối kháng có tính đến lợi ích cộng đồng.
- Việc tính toán mức trợ cấp khá phức tạp.

Nguồn: Cục quản lý cạnh tranh


25


×