Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý thi công xây dựng công trình giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
======  ======

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 14 _ (BR14)

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
======  ======

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 14 _ (BR14)

NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MÃ SỐ: 60.58.03.02

LUẬN VĂN THẠC SỸ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN QUỲNH SANG


Hà Nội, 2018



i
LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu
của mình là do quá trình tìm tòi và cố gắng, nỗ lực thực hiện của bản thân cùng với sự
hướng dẫn của TS. NGUYỄN QUỲNH SANG. Công trình nghiên cứu của tôi không
sao chép của bất kì cá nhân hay tổ chức nào. Các số liệu được sử dụng trong luận văn
này là trung thực.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

HỌC VIÊN

PHẠM NHẬT NAM


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................i
MỤC LỤC......................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH VẼ.................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................vi
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH VÀ QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG...........................................................................3
1.1. THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG.....................................3

1.1.1. Khái niệm về thi công xây dựng công trình......................................................3
1.1.2 Tổ chức thi công xây dựng công trình...............................................................5
1.2. QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG.................................................................................................................10
1.2.1. Khái niệm quản lý thi công xây dựng công trình............................................10
1.2.2. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình tại doanh nghiệp xây dựng...11
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG.....................................31
1.3.1. Nhóm các nhân tố chủ quan.........................................................................32
1.3.2. Nhóm các nhân tố khách quan.....................................................................35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 14
BRIDGE14....................................................................................................................38
2.1. GIỚI THIỆU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 14 BRIDGE14.......................................................38
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần cầu 14 BRIDGE14..38
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 14 BRIDGE14..................51
2.2.1 Thực trạng quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình...............................51
2.2.2 Thực trạng tổ chức quản lý thi công tại các công trình do công ty thực hiện. .56
2.2.3 Thực trạng quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình.........................60
2.2.4. Thực trạng quản lý khối lượng thi công xây dựng..........................................65


iii
2.2.5. Thực trạng quản lý an toàn lao động và quản lý môi trường..........................70
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 14 BRIDGE 14..............................72
2.3.1. Những kết quả đạt được.................................................................................72
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại trong công tác quản lý thi công XDCTGT của

BRIDGE14...................................................................................................................79
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI CÔNG
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 14
BRIDGE14....................................................................................................................82
3.1. NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 14 BRIDGE14...................82
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THI CÔNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CẦU 14 BRIDGE14.........................................................................................83
3.2.1. Nâng cao chất lượng thiết kế tổ chức thi công xây dựng công trình tạo điều
kiện tiền đề cho quản lý thi công công trình.................................................................84
3.2.2. Tăng cường quá trình giám sát thi công xây dựng..........................................85
3.2.3. Lựa chọn hợp lý tổ chức tổ đội sản xuất.........................................................88
3.2.4. Bố trí sử dụng hợp lý, hiệu quả máy móc thi công trên công trường..............91
3.2.5. Quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguyên vật liệu............................93
3.2.6. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình.........95
3.2.7. Giải pháp nâng cao công tác an toàn trong thi công xây dựng ở công ty.......97
3.2.8. Cải tiến công tác hậu cần thi công..................................................................99
3.2.9. Giải pháp tổng hợp.......................................................................................101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. .103


iv
DANH MỤC BẢNG BIỂ

Bảng 1.1: Nội dung và phương pháp kiểm tra an toàn của doanh nghiệp, đội công
trình................................................................................................................................27
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của BRIDGE14 (%). . .40
Bảng 2.2: Danh mục thiết bị chủ yếu của BRIDGE14..................................................42
Bảng 2.3: Một số công trình xây dựng đã và đang thực hiện........................................44
Bảng 2.4. Mô tả quá trình quản lý thi công....................................................................54

Bảng 2.5. Mô tả quá trình quản lý thi công...................................................................55
Bảng 2.6: Tiến độ một số dự án của công ty cổ phần cầu 14.........................................55
Bảng 2.7. Kết quả thực hiện một số công trình trong vòng 10 năm qua của
BRIDGE14.....................................................................................................................74


v

DANH MỤC HÌNH V

Hình 1.1: tổ chức thi công xây dựng công trình..............................................................6
Hình 1.2. Những nội dung chủ yếu của quản lý thi công xây dựng công trình.............11
Hình 1.3: Các bước lập tiến độ thi công........................................................................14
Hình 1.4: Các bước tiến hành xác định mô đun hợp lý............................................... . .15
Hình 1.5: Kiểm soát nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công xây dựng.................19
Hình 2.1. Mô hình tổ chức của BRIDGE14...................................................................39
Hình 2.2. Quá trình quản thi công áp dụng tại các DA của BRIDGE14........................53
Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức quản lý thi công XDCTGT của BRIDGE14.........................57
Hình 2.4: Tổ chức kiểm soát chất lượng........................................................................61
Hình 2.5 : Biên bản kiểm tra chất lượng bê tông...........................................................65
Hình 2.6 : Biên bản nghiệm thu khối lượng...................................................................67
Hình 2.7: Biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng công trình mở
rộng quốc lộ 1 – gói thầu 16b....................................................................................... .69
Hình 2.8: Tổ chức an toàn..............................................................................................70
Hình 2.9: Tổ chức kiểm soát môi trường.......................................................................71
Hình 2.10: An toàn lao động tại công trường.................................................................72
Hình 3.1. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thi công................................................84
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình nghiệm thu hoàn thành công trình......................................101



vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BRIDGE14

Công ty cổ phần cầu 14

CĐT

Chủ đầu tư

QLXDCTGT

Quản lý xây dựng công trình giao thông

CHT

Chỉ huy trưởng

BĐHDA

Ban điều hành dự án

GĐDA

Giám đốc dự án


GĐCL

Giám đốc chất lượng

KHTC

Kế hoạch thi công

KSSPKPH

Kiểm soát sản phẩm không phù hợp

HĐKP

Hành động khắc phục

HĐPN

Hành động phòng ngừa


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay đòi hỏi sự phát
triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Trong bối cảnh đất nước đang
chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng
với việc Việt Nam gia nhập WTO là một cơ hội lớn đối với sự phát triển nền kinh tế
của đất nước. Một nền kinh tế phát triển bền vững đòi hỏi có một cơ sở hạ tầng đồng
bộ và hiện đại, hạ tầng giao thông phải đi trước một bước để tạo tiền đề, làm động lực

phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước đã đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm thông
qua nhiều hình thức, nguồn vốn khác nhau để nâng cấp và xây dựng mới mạng lưới
giao thông. Nhờ vậy mà trong thời gian qua, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nước ta
đã có những bước phát triển nhất định.
Trong tiến trình đổi mới, phương thức hoạt động và tổ chức sản xuất của các
doanh nghiệp thi công xây dựng đã có nhiều biến đổi sâu sắc. Hoạt động quản lý các
dự án xây dựng giao thông đã trở thành hạt nhân cơ bản trong cơ chế quản lý doanh
nghiệp xây dựng giao thông. Từ đó, việc thúc đẩy thi công đã trở thành một trong
những nội dung quan trọng trong đổi mới ngành công nghiệp xây dựng ngày nay.
Dự án công trình là cửa ngõ cho doanh nghiệp thi công hướng vào thị trường
xây dựng; quản lý dự án công trình là cơ sở cho sự quản lý thi công có tính quyết định
thành bại cho doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, góp phần phát huy tính tích cực
trong quản lý cơ sở hạ tầng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và khoa học quản lý để nâng cao
chất lượng công trình, rút ngắn thời gian, hạ giá thành phẩm, tăng hiệu quả, có lợi cho
việc nâng cao năng lực cho cán bộ nhân viên và trình độ quản lý thi công của doanh
nghiệp.
Công tác quản lý thi công xây dựng công trình giao thông (XDCTGT) của
doanh nghiệp xây dựng giao thông trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại, bất cập
đó là tiến độ thi công bị kéo dài, chất lượng công trình còn chưa đảm bảo, mất an toàn
lao động trong thi công, không có hiệu quả kinh tế thậm chí còn bị thua lỗ. Vì vậy việc
thực hiện đề tài “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 14” là một vấn đề
cần thiết hiện nay


2
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là công tác quản lý thi công xây dựng
công trình giao thông tại doanh nghiệp xây dựng
3. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi của đề tài luận văn là công tác quản lý thi công XDCTGT . Trên cơ sở
lý luận chung về quản lý thi công XDCTGT tại công ty cổ phần cầu 14.
4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về quản lý thi công xây dựng công
trình tại doanh nghiệp xây dựng.
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thi công xây dựng công trình tại
Công ty cổ phần cầu 14, nhằm tìm ra được những mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân
gây nên những yếu kém trong quản lý thi công xây dựng công trình Công ty cổ phần
cầu 14
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thi công xây dựng
xây dựng công trình tại Công ty cổ phần cầu 14
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử
dụng tổng hợp nhiều phương pháp trong đó chủ yếu là: phương pháp so sánh, phương
pháp thống kê, phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp, phương pháp hệ thống...
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài kết cấu 3 chương:
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THI CÔNG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH VÀ QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO
THÔNG TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 14
BRIDGE14
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI CÔNG
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 14
BRIDGE14


3
CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ
QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
1.1. THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
1.1.1. Khái niệm về thi công xây dựng công trình
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành từ sức lao động của con người,
vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất có thể
bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt
nước được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng
công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công
trình khác
Thi công xây dựng công trình là một hoạt động đầu tư xây dựng mà nhiệm vụ
chủ yếu là xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa,
cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành công trình.
Mục tiêu cao nhất của thi công xây dựng công trình là hoàn thành việc xây dựng
công trình đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ, đưa công trình
vào khai thác sử dụng.
Thực hiện mục tiêu này nhà thầu xây dựng là người trực tiếp thi công xây dựng
công trình. Chủ đầu tư, tư vấn cùng với các cơ quan hữu quan khác cùng chung trách
nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để nhà thầu xây dựng hoàn thành nhiệm vụ
1.1.2. Đặc điểm của thi công xây dựng công trình giao thông và ảnh hưởng của nó
đến tổ chức thi công xây dựng công trình
Xuất phát từ tính chất và đặc điểm sản xuất xây dựng công trình giao thông,
của sản phẩm xây dựng, hoạt thi công xây dựng công trình giao thông có một số đặc
điểm riển và những đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn quá trình thi công xây dựng
công trình, có thể kể ra một số đặc điểm chủ yếu sau:


4
Thứ nhất, hoạt động xây dựng công trình giao thông thiếu tính ổn định, có tính

lưu động cao theo lãnh thổ.
Đặc điểm này kéo theo một loạt các tác động gây bất lợi cho quá trình thi công
xây dựng, mỗi công trình cần có thiết kế tổ chức thi công khác nhau, thường xuyên
phải di chuyển nhân lực, máy móc thiết bị,…
Các phương án công nghệ và tổ chức xây dựng phải luôn luôn biến đổi phù hợp
với thời gian và địa điểm xây dựng. Do đó gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, cải
thiện điều kiện làm việc và làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng
sản xuất cũng như cho công trình tạm phục vụ thi công.
Tính lưu động của sản xuất đòi hỏi phải chú ý tăng cường tính cơ động linh hoạt
và gọn nhẹ của các phương án tổ chức xây dựng, tăng cường điều hành tác nghiệp, lựa
chọn vùng hoạt động hợp lý, lợi dụng tối đa các lực lượng và tiềm năng sản xuất tại
chỗ. Địa điểm xây dựng công trình luôn thay đổi nên phương pháp tổ chức sản xuất và
biện pháp kỹ thuật cũng luôn thay đổi cho phù hợp với mỗi công trình xây dựng do vậy
vốn lưu động phải lớn, đồng thời giá thành công trình sẽ thay đổi theo.
Đòi hỏi cần phải phát triển rộng khắp và điều hoà trên lãnh thổ các loại hình
dịch vụ sản xuất về cung cấp, giá cả vật tư và thiết bị cho xây dụng, về giá cho thuê
máy móc xây dựng.
Thứ hai, Thời gian xây dựng công trình giao thông dài, chi phí sản xuất lớn
Thời gian xây dựng dài làm cho vồn đầu tư xây dựng của chủ đầu tư và vốn sản
xuất của tổ chức xây dựng thường bị ứ đọng lâu tại cổng trình gây những thiệt hại lớn
do ứ đọng vốn gây ra. Những biện pháp khắc phục mức độ ảnh hưởng này là: công tác
tổ chức quản lý sản xuất của doanh nghiệp phải chặt chẽ, hợp lý. Phải luôn tìm cách
lựa chọn trình tự thi công hợp lý cho từng công trình và phối hợp thi công nhiều công
trình để đảm bảo có những khối lượng công tác gối đầu hợp lý, tạo nên những nguồn
vốn huy dộng cho những công trình trọng điểm.
Việc phân chia các giai đoạn thi công ở từng công trình, nhằm tạo ra khả năng
sử dụng và điều phối hợp lý năng lực sản xuất của đơn vị. Thanh toán từng phần khối
lượng công tác xây lắp thực hiện và bàn giao đưa vào sử dụng từng hạng mục công
trình.



5
Các tổ chức xây dựng dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian và thời
tiết, chịu ảnh hường của sự biến động giá cả. Vì vậy tổ chức và quản lý sản xuất tốt,
nhằm đẩy mạnh tiến độ thi công, sớm đưa công trình vào sử dụng là biện pháp quan
trong để hạn chế các tác đổng ngẫu nhiên xuất hiện theo thời gian như thiên tai. biến
đông giá cả.
Thứ ba, quá trình sản xuất xây dựng giao thông mang tính tổng hợp, cơ cấu sản
xuất phức tạp các công việc xen kẽ và ảnh hưởng lẩn nhau
Quá trình sản xuất xây dựng thường có nhiều đơn vị tham gia xây lắp một cổng
trình. Do đó công tác tổ chức quản lý trên công trường rất phức tạp, thiếu ổn định,
nhiều khó khăn khi phối hợp hoạt động của các nhóm lao động làm các công việc khác
nhau trên cùng một mặt trận công tác. Vì vậy cần phải coi trọng công tác thiết kế tổ
chức thi công, đặc biệt là phải phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các lực lượng
tham gia xây dựng theo thời gian và không gian. Phải coi trọng công tác điều độ thi
công, có tinh thần và trình độ tổ chức phối hợp cao giữa đơn vị tham gia xây dựng
công trình.
Thứ tư, Sản xuất xảy dựng giao thông, thực hiện ở ngoài trài nên chịu ảnh
hưởng nhiều của điều kiện thiên nhiên, khí hậu
Đặc điểm này làm cho các doanh nghiệp xây lắp khó lường hết được trước
những khó khăn phát sinh do điều kiện thời tiết khí hậu, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả
của lao động, như: quá trình sản xuất có thể bị gián đoạn do mưa, bão hoặc có những
rủi ro bất ngờ cho sản xuất. Ngoài ra sản xuất xây dựng là lao động nặng nhọc, làm
việc trên cao, độ mất an toàn lao động cao. Các biện pháp có thế làm giảm mức độ ảnh
hưởng của yếu tố này là khi lập kế hoạch xây dựng phải đặc biệt chú ý đến yếu tố thời
tiết và mùa màng trong năm, có các biện pháp tranh thủ mùa khô và tránh mùa mưa
bão
1.1.2 Tổ chức thi công xây dựng công trình
Tùy theo qui mô, điều kiện thi công của từng công trình, việc tổ chức thi công
công trình có thể bao gồm các công việc sau



6

Nghiên cứu
các tài liệu
thiết kế, thi
công và các
điều kiện có
liên quan

Phân chia
các tổ hợp
công tác và
xác định các
công việc
trong từng tổ
hợp

Tính
khối
lượng
công
tác

Lựa
chọn
biện
pháp
thi

công

Tính
nhu
cầu
lao
động
và xe
máy
thi
công

Tính toán thời
hạn thực hiện
các quá trình
và xác định
mối liên hệ về
thời gian giữa
các quá trình
kế tiếp nhau

Hình 1.1: tổ chức thi công xây dựng công trình
a. Nghiên cứu các tài liệu thiết kế, thi công và các điều kiện có liên quan
Trước khi bắt tay vào việc tính toán và thiết kế tổ chức thi công, cần phải thu
thập và nghiên cứu kỹ tài liệu có liên quan, bao gồm: các bản vẽ kiến trúc và kết cấu
công trình; các bản vẽ và tài liệu hướng dẫn thi công; các quy định về thời điểm khởi
công và thời hạn cần hoàn thành; các tài liệu điều tra kinh tế - kỹ thuật và điều kiện
cung cấp vật liệu, cấu kiện đúc sẵn. Năng lực sản xuất của đơn vị nhận thầu, khả năng
hợp đồng với các đơn vị xây lắp địa phương hoặc trung ương đóng ở khu vực lân cận.
Các tiêu chuẩn định mức, quy trình quy phạm thi công hiện hành v.v...

Cần lưu ý, từ khi thiết lập các hồ sơ trong giai đoạn thiết kế kể cả thiết kế tổ
chức xây dựng đến khi thi công công trình là một giai đoạn có lúc kéo dài đến 5 năm,
do vậy các số liệu điều tra khảo sát phục vụ cho soạn thảo các hồ sơ trong giai đoạn
thiết kế có thể không còn phù hợp nữa. Khi thiết kế thi công và lập tiến độ thi công cụ
thể cần phải nghiên cứu các tài liệu bổ sung hoặc thay đổi thiết kế như thay đổi dây
chuyền công nghệ, thay đổi giải pháp kiến trúc hoặc kết cấu, thay đổi biện pháp thi
công v.v... Đồng thời phải kiểm tra sự thay đổi về địa chất thuỷ văn, về điều kiện cung
cấp vật liệu, công cụ và xe máy thi công, khả năng sử dụng các kết cấu lắp ghép, khả
năng nâng cao mức cơ giới hoá trong thi công.
b. Phân chia các tổ hợp công tác và xác định các công việc trong từng tổ hợp
Để thi công bất kỳ loại công trình nào người ta cũng cần tiến hành hàng loạt các
tổ hợp công tác - hay còn gọi là các tổ hợp công nghệ xây lắp. Số lượng và cách sắp
xếp các tổ hợp hay còn gọi là công việc trong từng tổ hợp phụ thuộc vào loại hình công
trình, đặc điểm kết cấu và mức độ phức tạp của nó. Chẳng hạn: đối với thi công đường
thường được phân chia thành các tổ hợp công tác chính như sau:
- Các công tác thuộc về chuẩn bị.


7
- Thi công phần nền đường.
- Thi công các công trình trên đường (cống dọc, cống ngang,..)
- Thi công mặt đường
- Các công việc hoàn thiện.
Từng tổ hợp công nghệ trên đây lại được phân ra các loại công tác khác nhau.
Chẳng hạn tổ hợp công tác thuộc phần cống ngang bao gồm: đào móng, đổ bê tông lót,
đặt ống cống, ….
Khi sắp xếp các công việc trong từng tổ hợp công nghệ cần xét đến sự thuận tiện
trong việc giao khoán và khoán gọn công việc cho các đội chuyên nghiệp, tạo điều kiện
để mỗi tổ chuyên nghiệp đảm nhận một dây chuyền đơn, làm việc liên tục, nhịp nhàng
trong suốt quá trình sản xuất. Mặt khác, cũng phải chú ý thích đáng những yêu cầu về

trình tự công nghệ thi công, về phương pháp kỹ thuật đã lựa chọn và những điều kiện
thi công cụ thể. Các biện pháp thi công khác nhau sẽ dẫn đến thành phần công việc và
trình tự sắp xếp của chúng cũng khác nhau, chẳng hạn khi tổ chức lắp ghép các kết cấu
bê tông cốt thép tạo thành một gian xưởng, nếu chọn phương pháp lắp tuần tự thì số
lượng và cách sắp xếp các quá trình lắp ghép sẽ khác hẳn trường hợp áp đụng phương
pháp lắp tổng hợp hoàn thành dứt điểm từng gian.
Mức độ tổng hợp hay chi tiết khi phân chia các công việc trong các tổ hợp công
nghệ phụ thuộc vào khối lượng công tác, mức độ phức tạp của các quá trình sản xuất.
Đối với công việc do cùng một tổ đảm nhận trong cùng một thời kỳ thì nên gộp lại
thành một loại quá trình và tương ứng với nó là một dây chuyền đơn.
Một số công việc chiếm vị trí không gian quan trọng, tiêu hao lao động không
nhiều, có thể thực hiện xen kẽ với các quá trình chủ yếu thì nên gộp vào thành một
dòng gọi là "các công việc khác".
Cũng cần chú ý rằng không được bỏ sót các công việc chủ yếu, không nên sắp
xếp đảo ngược trật tự thực hiện các công việc.
c. Tính khối lượng công tác
Khi tính khối lượng, cần căn cứ vào bản vẽ thi công hoặc các hồ sơ thiết kế kỹ
thuật, các tài liệu thiết kế định hình, các sổ tay tra cứu v.v... Trong hồ sơ dự toán công
trình đã có phần tính tiên lượng, đó là những số liệu dùng để tra cứu hoặc để đối chiếu
rất thuận tiện khi tính khối lượng.
Muốn tính toán chính xác khối lượng và không bỏ sót công việc phải lập bảng


8
liệt kê danh mục các công việc. Sự sắp xếp danh mục trong bảng liệt kê này phải phù
hợp với cách phân chia các tổ hợp công tác và trình tự triển khai các quá trình sản xuất.
Các quá trình độc lập về công nghệ nên đặt riêng thành một dòng.
Đơn vị tính khối lượng phải phù hợp với định mức và thuận tiện cho giao
khoán. Các phương án thi công khác nhau có thể dẫn đến khối lượng công tác khác
nhau, lấy công tác đào móng của một nhà công nghiệp làm thí dụ: phương án thứ nhất

có thể lựa chọn là đào độc lập tùng hố móng. Nhưng rất có thể các móng cột đó lại gần
nhau, mép móng sau khi đào lại chồng lên nhau, như vậy lại có thể chọn phương án 2
là đào thành bằng cho thuận tiện. Cũng có thể ở giữa gian lại có móng thiết bị khá lớn,
nằm gần sát với móng cột công trình, do đó lại có thể chọn cách đào toàn khoang làm
phương án thứ 3. Rõ ràng khối lượng công tác đất của các phương án đó là hoàn toàn
khác nhau.
Khi tính toán khối lượng người ta thường tính riêng cho từng chi tiết kết cấu sau
đó mới tổng hợp lại. Việc tổng hợp khối lượng trong khi lập tiến độ thi công phải phù
hợp với các phương án chia đoạn, chia đợt đã chọn để từ đó tính ra thời hạn cần thiết
hoàn thành khối lượng ấy.
d. Lựa chọn biện pháp thi công
Khi chọn phương án thi công phải căn cứ vào đặc điểm công trình, khối lượng
công tác, điều kiện trang bị và tiềm năng tổng hợp của đơn vị nhận thầu, khả năng cung
cấp nguyên vật liệu, cấu kiện đúc sẵn và phương tiện thi công của địa phương, sự hợp
tác sản xuất với các cơ sở sản xuất thuộc trung ương đóng ở lân cận, căn cứ vào thời
hạn quy định phải hoàn thành v.v...
Để nhanh chóng chọn ra được các phương án có hiệu quả cần lưu ý đến các
điểm sau đây:
- Phải biết khai thác kinh nghiệm của các cán bộ và công nhân lănh nghề, giàu
kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất.
- Tận dụng điều kiện cơ giới hoá, nửa cơ giới hoá và những công cụ thi công cải
tiến. Sử dụng triệt để công suất máy thi công và lực lượng công nhân lành nghề.
- Loại trừ đến mức tối đa sự gián đoạn trong sản xuất, cố gắng tránh hiện tượng
ngừng trệ của các mặt trận công tác.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các quá trình xây ỉắp với các quá trình lắp đặt thiết bị
chuyên nghiệp và lắp đặt thiết bị công nghệ để các quá trình sản xuất được thực hiện


9
liên tục nhịp nhàng, rút ngắn thời gian thi công chung của công trình và đảm bảo chấp

hành các quy tắc, an toàn.
- Các phương án thi công đưa ra đều phải kèm theo với sự tính toán các chỉ tiêu
kinh tế - kỹ thuật có liên quan để luận chứng cho sự đúng đắn của phương án đã lựa
chọn.
e. Tính nhu cầu lao động và xe máy thi công
Sau khi đã sắp xếp danh mục các công việc và tính ra khối lượng công tác tương
ứng, căn cứ vào những điều kiện cụ thể của đơn vị thi công, những biện pháp kỹ thuật
và tổ chức đã lựa chọn để tính ra nhu cầu về lao động và xe máy.
f. Tính toán thời hạn thực hiện các quá trình và xác định mối liên hệ về thời
gian giữa các quá trình kế tiếp nhau
Thời hạn thực hiện các quá trình xây lắp còn phụ thuộc vào chế độ ca kíp làm
việc trong ngày. Nếu chọn chế độ làm việc 2 ca hay 3 ca thì tốc độ thi công rất nhanh,
thời hạn thi công được rút ngắn nhiều, đồng thời lại sử dụng được triệt để năng lực của
thiết bị, xe máy thi công. Tuy vậy, khi áp dụng chế độ làm việc 2 hay 3 ca trong ngày,
một mặt dẫn đến tình trạng căng thẳng trong việc cung cấp vật liệu, cấu kiện lắp ghép,
căng thẳng đối với cả các quá trình xây lắp tại hiện trường lẫn các công việc chuẩn bị
và phục vụ thi công, làm cho công việc điều hành sản xuất trở nên phức tạp, hàng loạt
khoản chi phí liên quan đến giám sát kỹ thuật, chiếu sáng công trường và những chi phí
liên quan đến số người lao động trên công trường sẽ tăng lên, mặt khác sẽ làm cho
công tác kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị xe máy thường xuyên gặp nhiều khó khăn, dẫn
đến sự hư hại mau chóng nếu tiếp tục làm việc theo chế độ nhiều ca kíp trong ngày.
Do vậy không nhất thiết áp dụng chế độ làm việc 2 hay 3 ca cho mọi quá trình
xây lắp. Thông thường các quá trình mang tính chất phụ trợ hay các công việc thuộc về
chuẩn bị được bố trí làm vào ca hai để tạo điều kiện cho các quá trình chủ yếu được
thực hiện liện tục vào ca một hằng ngày.
Đối với công tác phải sử dụng các loại máy thi công hạng nặng như công tác
làm đất, các loại máy cẩu hạng nặng v.v... thì nên bố trí chế độ làm việc hai ca để tận
dụng hết khả năng của máy, tiết kiệm các chi phí do máy phải nằm chờ. Chế độ làm
việc 3 ca chỉ nên áp dụng cho những trường hợp đặc biệt do đặc điểm công nghệ bắt
buộc như tổ chức thi công các công trình bê tông cốt thép đổ liền khối theo phương

pháp trượt ván khuôn. Trong trường hợp các công trình có diện công tác bị khống chế


10
nghiêm ngặt, không thể nào đưa thêm xe máy hay lao động đến làm việc, nếu chỉ làm
việc một ca trong ngày thì tốc độ thi công sẽ rất chậm, ảnh hưởng lớn đến sự triển khai
của các quá trình tiếp sau như thi công các loại đường hầm v.v... thì cũng nên tổ chức
chế độ làm việc thông suốt 3 ca.
1.2. QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG
1.2.1. Khái niệm quản lý thi công xây dựng công trình
Các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xây dựng nói riêng có nhiều chức
năng quản lý như chức năng quản lý sản xuất, quản lý nhân sự, quản lý marketing,
quản lý tài chính. Quản lý sản xuất là một trong những chức năng quan trọng của
doanh nghiệp.
Quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông – chủ yếu là quản
lý thi công xây dựng công trình là quản lý quá trình biến các yếu tố đầu vào như
nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, đất đai (vật lực), lao động (nhân lực), vốn (tài lực)
để hoàn thành xây dựng công trình như mong muốn.
Như vậy, có thể hiểu: Quản lý thi công xây dựng công trình là quá trình lập kế
hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình xây dựng nhằm đảm bảo
cho công trình xây dựng hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được
duyệt, đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật, chất lượng, đảm bảo an toàn lao
động, bảo vệ môi trường bằng những biện pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
Quản lý thi công xây dựng công trình là sự kết hợp của 3 phương diện:
- Thứ nhất: thông qua tập thể để thúc đẩy tính tích cực của cá nhân.
- Thứ hai: điều hòa quan hệ giữa người với người, giữa các bộ phận tham gia
vào quá trình thi công để tạo ra sự ăn khớp nhịp nhàng hợp lý theo không gian và thời
gian.
- Thứ ba: Tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau để phối hợp một cách hợp lý giữa

các bộ phận tham gia trong quá trình thi công theo không gian và thời gian để đạt tiến
độ, chất lượng công trình và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp


11
Như vậy quản lý thi công xây dựng công trình có nhiều chủ thể tham gia với các
mức độ và phương thức khác nhau. Trong phạm vi luận văn tác giả chỉ tập trung vào
nghiên cứu các vấn đề về QLTC XDCT trên góc độ quản lý của nhà thầu thi công xây
dựng công trình.
1.2.2. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình tại doanh nghiệp xây dựng
Quản lý thi công xây dựng công trình là hoạt động quản lý của các bên hữu quan
trong quá trình thi công xây dựng công trình mà nội dung chủ yếu phải quản lý là: quản
lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây
dựng công trình, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng và quản lý môi
trường xây dựng

Nội dung
quản lý
lý thi công
công xây
xây dựng
dựng công
công trình
trình
dung quản

Quản

Quản lý
Quản


Quản
Quản lý
Quản lý
lý khối
chất
tiến
xây lượng
công xây
xây
tiến độ
độ xây
lượng thi công
lượng xây
dựng
dựng
công trình
trình lượng xây
dựng
dựng công
dựng
dựng

Quản
lý an
an toàn
toàn
Quản lý
lao
động trên

trên
lao động
công
xây
công trường
trường xây
dựng
dựng

Quản

Quản lý
môi trường
trường
xây
dựng
xây dựng

Hình 1.2. Những nội dung chủ yếu của quản lý thi công xây dựng công trình
1.2.2.1. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình
Quản lý tiến độ thi công xây dựng thực chất là tác động của các bên hữu quan đến việc
lập tiến độ thi công và thi công theo tiến độ đã lập cùng các chế tài tương ứng.
Công trình xây dựng trước khi triển khai xây dựng phải lập tiến độ thi công xây
dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của công
trìnhđã được phê duyệt.
Đối với công trình xây dựng có qui mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến
độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn, tháng, quy, năm.


12

Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng
chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải đảm bảo phù hợp
với tổng tiến độ của dự án.
Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan
có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh
tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng
không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.
Trong trường hợp xét thấy tổng tiến độ của công trình bị kéo dài thì chủ đầu tư phải
báo cáo người quyết đầu tư để quyết định điều chỉnh tổng tiến độ của dự án.
Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở đảm bảo chất lượng công
trình.
Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho công
trình thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng. Trường hợp kéo dài tiến
độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vì vi
phạm hợp đồng.
a. Quản lý việc xác định các công việc và sắp xếp trình tự thực hiện các công
việc của công trình
Hai công việc quan trọng nhất của việc lập tiến độ xây dựng công trình là xác
định các công việc và sắp xếp các công việc đảm bảo trình tự cộng nghệ thi công, thời
gian ngắn nhất mà hiệu quả kinh tế lại cao nhất.
Tiến độ thi công có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây
trình bày một số phương pháp phổ biến thường được áp dụng.
Kế hoạch tiến độ thi công công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là tiến độ thi
công) là một loại “sơ đồ” quy định rõ trình tự bắt đầu và kết thúc thực hiện từng hạng
mục công việc, mối quan hệ giữa các công việc, giữa các hạng mục với nhau của một
công trìnhhay công trình xây dựng.
“Sơ đồ” có thể được thể hiện bằng các đoạn thẳng (nằm ngang hay xiên) tỷ lệ
với lịch thời gian; hoặc biểu diễn dưới sơ đồ mạng lưới.
- Bản chất của tiến độ là kế hoạch thời gian



13
Kế hoạch tiến độ thi công phản ánh đầy đủ tính phức tạp của tiến trình thực hiện
một công trình hay công trình xây dựng, đã xem xét một cách tổng hợp về mặt: công
nghệ - kỹ thuật, tổ chức, tài chính, hiệu quả kinh tế và vệ sinh - an toàn lao động.
Vai trò của kế hoạch tiến độ thi công là rất lớn, nó đã góp phần lớn thực hiện các
mục tiêu của công trình thuộc dự án: “Chất lượng - Thời gian - An toàn - Hiệu quả”,
thể hiện:
+ Việc chậm trễ trong quá trình thực hiện tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi
phí và hiệu quả đầu tư;
+ Kế hoạch tiến độ là chỗ dựa trong công tác kiểm tra, giám sát và điều hành sản
xuất, là cơ sở để quản lý công trình xây dựng;
+ Kế hoạch tiến độ là định hướng, là căn cứ cho hoạt động quản lý và chỉ đạo
các chủ thể tham gia thực hiện dự án;
Chủ đầu tư cần tiến độ để cân đối tổng thể kế hoạch của mình, chuẩn bị tiền vốn
để đáp ứng nhu cầu của nhà thầu. Nhờ có kế hoạch tiến độ mà chủ đầu tư lựa chọn
phương án bỏ vốn một cách hiệu quả hơn và có kế hoạch giám sát, giao nhận và thanh
quyết toán kịp thời cho nhà thầu;
Nhà thầu có kế hoạch tiến độ để chỉ đạo và điều hành thi công đáp ứng được các
yêu cầu đặt ra trong hợp đồng, đồng thời là cơ sở để nhà thầu lên kế hoạch huy động
vốn và đưa ra các biện pháp nhằm giảm chi phí, rút ngắn thời hạn, đảm bảo chất lượng,
đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và nhằm mục tiêu có lãi;
Với cơ quan quản lý nhà nước, kế hoạch tiến độ là cơ sở khoa học để các cơ
quan có thẩm quyền luận chứng, đánh giá, thẩm định và xét duyệt phương án thiết kế
công trình và chuẩn bị thi công công trình.
- Kế hoạch tiến độ, cần phải thực hiện hai mảng công việc chính:
+ Một là lập danh mục các công việc, xác định khối lượng công tác và các chi
phí cần thiết để thực hiện chúng, thời gian dự kiến hoàn thành;
+ Hai là sắp xếp trình tự thực hiện các công việc, ấn định mức độ gối tiếp giữa
các công việc về mặt công nghệ hoặc tổ chức.

Những thông số và quan hệ này được thể hiện bằng sơ đồ Gantt, sơ đồ xiên (hay
sơ đồ Xyklogram) hoặc sơ đồ mạng lưới.
Thông thường khi lập tiến độ thi công phải theo 10 bước:


14

Hình 1.3: Các bước lập tiến độ thi công
(Từ bước 3 - 6 là các bước chính và quan trọng để thiết lập được kế hoạch tiến
độ ban đầu).
b. Dự trù thời gian và nguồn nhân lực thi công
Dự trù thời gian và nguồn lực của công trình thực chất là việc tính toán thời gian
thực hiện và nhu cầu về nguồn lực của từng công việc, từng hạng mục, từng công trình
đơn vị.
Nguồn lực trong công trình được hiểu là nhân lực, vật tư, tiền vốn và xe máy.
Việc tính toán các nguồn lực này phải dựa trên cơ sở quy trình công nghệ thi công,
định mức, đơn giá phù hợp.
Tuỳ từng phương pháp lập tiến độ mà cách xác định sẽ khác nhau. Phần này
trình bày hai phương pháp xác định thường dùng nhất, đó là:


15
+ Phương pháp tính để lập tiến độ ngang.
+ Phương pháp tính để lập tiến độ dây chuyền.
- Dự trù thời gian và nguồn lực để lập tiến độ công trình theo sơ đồ ngang
Để lập được tiến độ cho công trình phải đề cập đến phương pháp xác định thời
gian hợp lý khi muốn lập tiến độ thi công theo sơ đồ ngang. Cách tốt nhất là xác định
được mô đun hợp lý.
Các bước tiến hành xác định mô đun hợp lý như sau:


Hình 1.4: Các bước tiến hành xác định mô đun hợp lý
- Dự trù thời gian và nguồn lực để lập tiến độ công trình theo sơ dây chuyền
+ Tính toán tham số của dây chuyền:
Tổ chức sản xuất theo dây chuyền là mô hình tổ chức sản xuất có sự phối hợp
chặt chẽ giữa công nghệ, thời gian và không gian. Do vậy, khi tính toán các tham số
dây chuyền cũng cần tính toán đầy đủ các tham số như:
* Các tham số công nghệ gồm số dây chuyền thành phần, khối lượng công việc
và năng suất của dây chuyền;
* Các tham số không gian như vị trí công tác, diện công tác (phụ thuộc và không
phụ thuộc), phân đoạn thi công và đợt thi công;
* Các tham số thời gian như nhịp dây chuyền, mô đun chu kỳ, bước dây chuyền,
thời gian hoạt động của dây chuyền (thời kỳ triển khai, thu hẹp, ổn định của dây
chuyền, thời gian gián đoạn và thời gian hoạt động của dây chuyền).
+ Tính toán các loại dây chuyền tổng hợp


16
Dây chuyền tổng hợp là tổ hợp của các dây chuyền bộ phận có quan hệ với nhau
về công nghệ và tổ chức nhằm thực hiện một quá trình sản xuất nào đó. Trong tính toán
loại dây chuyền này, ta có thể chia thành 3 trường hợp sau:
* Dây chuyền đẳng nhịp và đồng nhất;
* Dây chuyền đẳng nhịp và không đồng nhất;
* Dây chuyền tổng hợp nhịp thay đổi.
- Dự trù thời gian và nguồn lực để lập tiến độ công trình theo sơ mạng
Thời gian trong sơ đồ mạng được biểu thị bởi thời gian của các công việc, đó là
khoảng thời gian để hoàn thành công việc theo ước lượng, được ấn định trước hay tính
toán.
Nguồn lực trong sơ đồ mạng được hiểu là thời gian và các vật chất cần thiết
khác để thực hiện dự án.
Khi tính toán tham số thời gian của sơ đồ mạng cần đề cập tới:

+ Tham số thời gian của sự kiện như số sự kiện, thời điểm sớm của sự kiện, thời
điểm muộn của sự kiện, thời gian dự trữ của sự kiện;
+ Tham số thời gian của công việc như thời điểm khởi công sớm nhất và muộn
nhất của công việc, thời điểm hoàn thành sớm và hoàn thành muộn của công việc;
+ Tham số thời gian dự trữ của công việc gồm dự trữ chung (còn gọi là dự trữ
toàn phần hoặc dự trữ lớn nhất), dự trữ gốc (dự trữ khởi công) của công việc, dự trữ
ngọn (dự trữ hoàn thành) của công việc, dự trữ riêng (dự trữ độc lập hay dự trữ bé
nhất) của công việc;
- Hệ số găng
Các nguồn lực để thực hiện công trình (như nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhân
công, máy thi công…) nhìn chung là bị hạn chế do đó chúng có thể không thỏa mãn tất
cả các yêu cầu cùng một lúc. Vì vậy, khi phân phối nguồn lực cho các công việc nên
tuân theo nguyên tắc ưu tiên như "công việc nào có dự trữ nhỏ hơn thì được ưu tiên
trước, sau đó thứ tự ưu tiên theo sự tăng dần của hệ số găng". Như vậy, các công việc
găng luôn luôn được ưu tiên số 1 vì nó có tất cả các loại dự trữ bằng 0.
- Yêu cầu các công việc găng
+ Yêu cầu đối với nhà thầu
Chủ động đưa ra tiến độ từng tuần, kỳ theo niên lịch;


×