Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức môn GDCD thông qua việc sử dụng thành thạo kỹ năng thuyết trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 44 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT ................
------

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
GIÚP HỌC SINH TỰ CHIẾM LĨNH KIẾN THỨC MÔN GDCD
THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG THÀNH THẠO
KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Tác giả
:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ
:
Nơi công tác
:

................
Cử nhân sư phạm GDCT
Giáo viên GDCD
Trường THPT ................

Nam Định, tháng 5 năm 2017


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: GIÚP HỌC SINH TỰ CHIẾM LĨNH KIẾN THỨC
MÔN GDCD THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG THÀNH THẠO KỸ NĂNG
THUYẾT TRÌNH
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn GDCD trong trường THPT


3.Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 5 tháng 9 năm 2016 đến ngày 10 tháng 5 năm 2017
4. Tác giả
Họ và tên: ................
Năm sinh: 1983
Nơi thường trú: ................ – Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm GDCT
Chức vụ công tác : Giao viên GDCD
Nơi công tác : Trường THPT ................
Điện thoại:
Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến :
Trường THPT ................
Địa chỉ:
Điện thoại:


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT

BÁO CÁO SÁNG KIẾN:
GIÚP HỌC SINH TỰ CHIẾM LĨNH KIẾN THỨC MÔN GDCD
THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG THÀNH THẠO KỸ NĂNG THUYẾT
TRÌNH
A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
Nếu xem xét giáo dục đất nước ta hiện nay từ cặp kính của một nhà
kiến trúc, thì việc kiến tạo nên con người là tuyệt tác vĩ đại nhất và người thầy
đã và đang chính là những kiến trúc sư tài giỏi nhất. Bởi vậy chính họ cần
không ngừng sáng tạo, đổi mới và thích ứng hơn bao giờ hết. Một trong
những mục tiêu tổng quát của Nghị quyết “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều

kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"
được thông qua tại Hội nghị T.Ư 8 (Khóa XI) là "giáo dục con người Việt
Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo
của mỗi cá nhân". Muốn vậy trước hết người thầy cần giúp trò tự khắc phục
thiếu khuyết của bản thân mà thị trường đang rất cần như tự tin năng động,
sáng tạo…Học sinh Việt Nam còn rất thiếu tự tin so với thế giới.

Giáo viên: ………………….

-3-


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT

Học
sinh
rất
thiếu
tự tin
trong
thuyết
trình
trước
đám
đông

HS thuyết trình về chủ đề: sản phẩm tái chế từ rác- GDCD
Trong thời đại hội nhập kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa phát
triển mạnh mẽ như hiện nay thì khả năng thuyết phục người khác qua ngôn
ngữ càng trở nên quan trọng. Nếu chúng ta cứ mãi e ngại, giữ cho mình một

vỏ bọc và không dám thoát ra khỏi nó để tiếp xúc với một môi trường mới thì
chúng ta sẽ mãi giậm chân tại chỗ, dần dần trở nên lạc hậu, lỗi thời.
Giáo viên: ………………….

-4-


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT

Nhà bác học Đác uyn khẳng định: “Loài tiến hóa không phải là loài
mạnh mà là loài biết thích nghi”. Năng lực ứng biến và thích nghi của con
người ngày nay càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì các vấn đề mới
không ngừng nảy sinh bởi tương quan giữa chính con người với sinh cảnh của
họ trong quá trình phát triển. Đại thi hào Shakepspeare từng nói rằng: “Không
có điều gì tốt hay xấu, nhưng chính cách suy nghĩ làm cho điều này xấu, điều
kia tốt. Muốn thất bại, hãy nghĩ như kẻ thất bại. Tương tự, muốn thành công,
hãy nghĩ như người thành công”. Thật vậy, sự tự tin chính là chìa khóa làm
nên sự thành bại của mỗi con người. Điều này khiến tôi luôn trăn trở làm thế
nào để giúp trò hình thành những năng lực quan trọng này trong khi học môn
GDCD?
Tôi đã tìm hiểu điều đó ở một số nền giáo dục hiện đại và thấy họ rất
coi trọng các phương pháp các kỹ thuật tự học tự chiếm lĩnh kiến thức của
người học nhằm giúp họ tự tin hình thành phát triển năng lực cá nhân. Trên
các cổng trường Trung học ở Mỹ đều có khẩu hiệu: “học sinh đến trường
không chỉ học kiến thức mà quan trọng hơn là học phương pháp”. Trong thực
tế giảng dạy tôi thấy học trò đã trở nên tự tin hơn khi được xuất hiện nhiều
trước đám đông nhất là khi thuyết trình trong giờ học môn GDCD.
Chủ đề tự tin trong thuyết trình trước đám đông đã và đang rất được
quan tâm ở tất cả các nhà trường trong việc giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến
thức các môn khoa học xã hội trong đó có môn GDCD, đồng thời tự rèn luyện

cho học sinh kỹ năng mềm để học sinh có thể giỏi trong giao tiếp, ứng biến
từ đó có bản lĩnh tự tin giải quyết mọi khó khăn trong học tập, trong cuộc
sống, sẵn sàng hội nhập, thích nghi, và ứng biến...
Qua sự trải nghiệm của bản thân ở một đợt tập huấn của Bộ GD về
“LVEP” (Living Values Activities for Young Adults) - một chương trình giáo
dục giá trị sống, kĩ năng sống của UNICEF đã cho tôi ý thức được tầm quan
trọng trong việc giáo dục GTS& KNS cho học sinh qua môn GDCD. Trong

Giáo viên: ………………….

-5-


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT

đó có 12 giá trị sống của một công dân toàn cầu: yêu thương, khoan dung, tôn
trọng, trung thực, giản dị, khiêm tốn, đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm, hòa bình,
tự do, hạnh phúc. Về kỹ năng, có 24 kỹ năng sống cơ bản: Kỹ năng tự nhận
thức, kỹ năng xác lập mục tiêu, kỹ năng biết lắng nghe, kỹ năng lập kế hoạch,
kỹ năng kiên định, kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng phân
tích phán đoán, kỹ năng ra quyết định và cũng rất quan trọng là kĩ năng
thuyết trình. Bởi lẽ, đó là thao tác giúp hoc sinh tự thể nghiệm ra bên ngoài
của nhiều giá trị sống khác ( hòa nhập, hợp tác, thân thiện…); của bản lĩnh –
cái tôi sẵn sàng đối mặt, sẵn sàng chịu trách nhiệm, sẵn sàng hội nhập nhưng
không hòa tan…; từ đó mỗi cá nhân sẽ năng động trong thực hiện kỹ năng tìm
kiếm thông tin, tạo dựng chiếm lĩnh cơ hội để thành công trong học tập trong
công việc…
Nhưng thực tế hiện nay do nhiều yếu tố, từ những quan niệm xã hội, sự
thiếu rèn luyện cũng như không có một môi trường thực sự phù hợp để phát
triển kĩ năng sống nên phần lớn người Việt Nam nói chung và thế hệ học sinh

sinh viên nói chung yếu về kĩ năng giao tiếp, cụ thể là sự tự tin khi thuyết
trình trước đám đông. Đó cũng chính là một cản trở rất lớn trên con đường
chúng ta hội nhập với nhiều quốc gia trên thế giới.
Môn GDCD trong trường THPT ................ đã và đang đẩy mạnh giáo
dục và tự giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh, hình thành năng lực tư duy
bằng con đường tự trải nghiệm cho người học từ đó bồi dưỡng năng lực hoạt
động thực tiễn cho công dân. Trước khi tôi thực hiện đề tài, kỹ năng thuyết
trình của học sinh trong trường THPT ................ nói riêng cũng như các
trường THPT nói chung còn chưa tốt. Đa số học sinh còn thiếu tự tin. Vì thế
các em gặp khó khăn hơn trong việc tự học, tự làm chủ được kiến thức dưới
sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên và học tương tác với các bạn học sinh
trong lớp

Giáo viên: ………………….

-6-


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT

Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu, khảo sát để thấy
được tình trạng và đưa ra một số giải pháp thiết thực cho học sinh THPT
nhằm khắc phục tình trạng này, để mỗi em học sinh đều có thể tự tin trình bày
ý kiến, quan điểm của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên nhất, tự
chiếm lĩnh kiến thức các môn GDCD một cách hiệu quả nhất. Từ đó thúc đẩy
sự tiến bộ của bản thân vầ cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cho các em.
B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
I. Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:.
Thực trạng sự thiếu tự tin trong thuyết trình trước đám đông
Tự tin giúp cho học sinh vượt qua mọi thử thách trong học tập ở trường

học và cuộc sống. Có được điều này, chúng ta luôn tin tưởng vào năng lực của
bản thân và luôn hi vọng đạt được mục tiêu của mình, thích thú thử nghiệm
những điều mới mẻ. Sự tự tin giúp học sinh tương tác được với những người
xung quanh, dễ dàng xây dựng những mối quan hệ mới và điều này cực kì
quan trọng trong thế giới hiện đại, khi mà tình bạn, sự hợp tác không chỉ gói
gọn trong khuôn khổ một tỉnh thành, một quốc gia.
Bên cạnh số ít những học sinh thuyết trình khá tự tin, còn không
ít hiện tượng học sinh chưa tự tin chưa thành công trong thuyết trình:
* Học sinh học thiên về ghi chép, chưa thường xuyên làm quen với
phương pháp thuyết trình trước tập thể
Thực tế có nhiều giờ học nặng nề vì những cách học này. Cô đọc
trò chép “nhoài mình” ra để ghi nhớ những kiến thức hàn lâm không hiểu gì
mà vẫn phải cố nhớ cố thuộctất yếu đưa đến ngộ nhận các hệ giá trị đã xảy ra
ở không ít công dân. Cách học như vậy, lí luận càng trở thành lí luận suông
thậm chí còn gây những hậu quả không tốt cho học sinh. Học sinh cần nhiệt
tình hơn với các phương pháp mới, trong đó có thuyết trình trước đám đông.

Giáo viên: ………………….

-7-


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT

* Thực trạng các bạn học sinh đã làm quen với thuyết trình nhưng kết
quả chưa cao do thiếu tự tin
*Hậu quả : do chưa chủ động, tự tin trong thuyết trình - trải nghiệm
kiến thức dẫn đến:
+ Các bạn học sinh không hiểu được hết các khái niệm, nội dung
kiến thức vừa học, ít biết liên hệ thực tế vậy thì sau này khả năng vận dụng

thành thạo để trở thành kỹ năng sống sẽ kém hơn.
+ Các bạn học sinh không nắm rõ các khái niệm, không biết cách xử
lý tình huống thực tế….
+ Không thể tự liên hệ, áp dụng được kiến thức vào thực tiễn cuộc
sống xã hội do tư duy hạn hẹp…
Các bạn học sinh cần được định hướng phương pháp tư duy về
những phương pháp tự chiếm lĩnh kiến thức mới trong đó cần sử dụng hình
thức thuyết trình thật đa dạng và hãy bắt đầu từ sự tự tin.
Để nắm được chính xác hơn mức độ tự tin vào bản thân cũng như các
kĩ năng thuyết trình cơ bản, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với các hình thức
sau:
Điều tra phiếu khảo sát, lấy ý kiến thăm dò
Quan sát công khai
* PHIẾU ĐIỀU TRA:
1. Phiếu số 1: Phiếu điều tra thực trạng
Mức độ đồng ý
Câu hỏi

Thường
xuyên(Có)

Giáo viên: ………………….

Thỉnh
thoảng

Không bao
giờ
( không)


-8-


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT

Bạn có tự
tin về vốn kiến
thức GDCD của
mình không?
Bạn có tích
cực hoạt động tập
thể

khi

học

GDCD không?
Bạn
thường


xuyên

phát biểu trước
lớp không?
Bạn




muốn trở nên tự
tin

chiếm

lĩnh

kiến thức trong
thuyết

trình

GDCD không?

2. Phiếu số 2: Nguyên nhân nào khiến bạn thiếu tự tin trong thuyết trình
GDCD?

Câu hỏi

Mức độ đồng ý
Rất đồng ý

Đồng ý

Không đồng ý

Do thiếu kiến thức
Do tính cách e ngại,

Giáo viên: ………………….


-9-


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT

nhút nhát, ít đứng trước tập
thể
Do sợ dư luận, người
khác đánh giá
Do

thiếu



năng

thuyết trình
TỔNG HỢP KẾT QUẢ
- Phiếu số 1
Câu hỏi

Số lượng- Phần trăm
Thường

Thỉnh

thoảng Không bao giờ


xuyên(Có)

(không tự tin lắm

( không)

Bạn có tự tin về vốn
kiến thức của mình
không?

50
(10%)

Bạn có tích cực
hoạt

động

tập

thể

không?

xuyên phát biểu trước
đám đông không?

( 67,8%)

156

(31,2%)

Bạn có thường

339

141
(28,2%)

237
(47,4%)

124
(24,8%)

111
(22,2%)

107
(21,4%)

235 (47%)

Bạn có muốn trở
nên tự tin trong thuyết

489

trình trước đám đông (97,8%)


11 (2,2%)

0 (0%)

không?

Giáo viên: ………………….

-10-


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT

- Phiếu số 2: Nguyên nhân nào khiến bạn thiếu tự tin trong thuyết trình ?
Mức độ đồng ý theo số lượng

Câu hỏi

Rất đồng ý

Do thiếu kiến
thức

399
(79,8%)

Do tính cách e
ngại, nhút nhát

397

(79,4%)

Do sợ dư luận,
người khác đánh giá
Do

thiếu

năng về thuyết trình

391
( 78,2%)



499
(99,8%)

Đồng ý

Không đồng ý

97 (19,4%)

4 (0,8%)

89 (17,8%)

14 ( 2,8%)


77 (15,4%)

22 ( 4,4%)

1 (0,2%)

0 (0%)

*Kết luận về thực trạng và nguyên nhân:
Dựa trên các kết quả, số liệu trên, có thể nhận thấy một thực tế rằng đa
số học sinh hiện nay rất thiếu tự tin vào bản thân, đặc biệt là khi thuyết trình
trước đám đông. Các em coi việc bị gọi lên phát biểu là một cơn ác mộng và
luôn né tránh điều đó. Đơn giản như việc đứng trên bục giảng thôi, nhiều em
đã run rẩy, sợ sệt, nói năng ấp úng, thậm chí quên hết những điều mình đã
chuẩn bị trước đó. Thật là đáng tiếc nếu chỉ vì những lỗi kĩ năng cơ bản như
vậy mà các em phải nhận một kết quả không như ý muốn. Trong cuộc sống,
thiếu tự tin dẫn đến thiếu quyết đoán, nhút nhát và không dám đưa ra các
quyết định cần thiết và đúng đắn của đời mình, không có chính kiến, không
dám đưa ra quan điểm. Thiếu tự tin khiến người ta khó cởi mở, tự nhiên trong
trò chuyện, do đó làm giảm hiệu quả giao tiếp. Có thể nói rằng, thiếu tự tin,
đặc biệt trong thuyết trình, là nguyên nhân của hầu hết mọi thất bại. Tôi có

Giáo viên: ………………….

-11-


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT

một học sinh, học Tiếng Anh năm cuối tại một trường đại học danh tiếng về

ngôn ngữ tại Hà Nội. 4 năm liền đứng trong top học giỏi của lớp, nhưng chưa
bao giờ dám xung phong trong các giở học thảo luận. Kết quả là mức lương
của chị bây giờ thua nhiều người bạn cùng lớp ngày xưa học thua chị, nhưng
mạnh dạn và tự tin.
Vậy sự thiếu tự tin ấy xuất phát từ đâu ? Trước hết, chắc chắn phải
do những lỗ hổng kiến thức về lĩnh vực mà mình thuyết trình. Bởi không có
kiến thức, không có hiểu biết thì không thể làm chủ ngôn ngữ cũng như kiểm
soát các tình huống xảy ra. Thêm vào đó, nhiều học sinh tính cách vốn nhút
nhát, rụt rè, ngại giao tiếp, ngại xuất hiện trước đám đông, do đó khi thuyết
trình lại càng e dè. Tình trạng này cũng là do học sinh chưa tham gia tích cực
vào các hoạt động tập thể, mà ít va chạm với mọi người thì càng khó để rèn
luyện sự tự tin. Một phần nữa là các bạn học sinh đang sợ dư luận, sợ người
khác đánh giá về mình không tốt. Ngay cả bản thân chúng ta cũng không ý
thức được giá trị của bản thân mình, luôn nghĩ mình thua kém người khác,
thậm chí không chắc chắn vào những điều mình đang nói thì làm sao thuyết
phục được người khác tin ý kiến, quan điểm của mình. Nhưng nguyên nhân
quan trọng nhất, cũng là điều mà đa số học sinh đang rất thiếu, đó chính
là kĩ năng thuyết trình. Chúng ta có kiến thức trong tay, không ngại đám
đông, nhưng không biết làm thế nào để trình bày quan điểm của mình sao cho
cuốn hút, hấp dẫn và thuyết phục nhất. Các trường học thì vẫn nặng về kiến
thức mà việc phát triển kĩ năng bị xem nhẹ, học sinh không có một môi
trường thực sự phù hợp và cởi mở để rèn luyện thuyết trình, cũng như không
có người hướng dẫn, định hướng phù hợp để biết phương pháp nào thực sự
hiệu quả với bản thân. Bởi vậy mà sự thiếu tự tin khi thuyết trình trước đám
đông cũng là một điều tất yếu.
II. Giải pháp sau khi có sáng kiến
* Nội dung khái quát

Giáo viên: ………………….


-12-


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT

1. Thuyết trình là gì?
2. Khi nào nên cho học sinh thuyết trình trong môn GDCD?
3. Các bước để học sinh thuyết trình thành công môn GDCD( có VD
minh họa)?
4. Một vài lưu ý cần thiết?
* Nội dung chi tiết:
1. Thuyết trình là gì?
Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ nhằm đạt
được các mục tiêu cụ thể. Còn tự tin là tự nhận biết được giá trị và sự quan
trọng của bản thân. Cảm nhận được bản thân mình có năng lực, có trách
nhiệm, có giá trị và những tư tưởng khác mà bạn tạo ra cho chính mình là
những yếu tố cơ bản của sự tự tin. Tự tin trong thuyết trình là sẵn sàng trình
bày tư tưởng của mình cho người khác qua lời nói, ánh mắt, hình thể và nhiều
ngôn ngữ không lời khác một cách mạch lạc, rõ ràng, tự nhiên và đủ sức
thuyết phục.
Sự tự tin trong thuyết trình được tạo nên bởi hai yếu tố : kiến thức và kĩ
năng. Trong đó, kĩ năng thuyết trình được xếp vào 1 trong 24 kĩ năng sống cơ
bản của một công dân toàn cầu. Khả năng thuyết trình tốt không chỉ giúp bạn
đạt được những mục đích giao tiếp của mình mà nó còn nâng cao khả năng
truyền thông của bản thân, đem lại nhiều thiện cảm và ấn tượng với người đối
diện, nâng tầm vị thế của bản thân. Đó là tiền đề để bạn có được một công
việc tốt, một mối quan hệ thân thiện, một cơ hội khẳng định bản thân và tiến
xa hơn nữa trong sự nghiệp.
Để xem khả năng thuyết trình quan trọng như thế nào, chúng ta hãy
cùng đọc một mẩu tin thực tiễn đầy tính thời sự sau :

"... Trong năm 2006 vừa qua, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton thu được
khoảng 10 triệu USD nhờ việc diễn thuyết. Sức lao động của ông thật đáng
Giáo viên: ………………….

-13-


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT

nể. Hầu như ngày nào ông cũng đăng đàn, cả năm ông đã diễn thuyết 352
buổi, nhưng chỉ khoảng 20% số buổi có nhận tiền thù lao cá nhân, còn lại đều
miễn phí hoặc sung vào Quỹ Clinton, dùng chi cho việc phòng chống bệnh
AIDS và chống nạn đói trên toàn cầu. Ông Clinton nhận thù lao là các tổ
chức, công ty khoa học kỹ thuật, hãng kinh doanh thực phẩm… với mức
150.000 USD/buổi. Trong đợt đi diễn thuyết qua một loạt nước: Anh, Ireland,
Australia, Newzealand mới đây ông đã nhận được 1,6 triệu USD. Sang
Canada một ngày ông đăng đàn 2 buổi, thu được 475.000 USD, nhiều hơn gấp
đôi một năm lương Tổng thống trước đây. Mùa Thu năm ngoái, khi diễn
thuyết tại bang Kentucky, ông Clinton đã nói: “Trước khi rời Nhà Trắng, tôi
chả có đồng nào riêng, còn nay tôi là một triệu phú và cũng là người được các
đảng viên Đảng Cộng hòa ở Washington yêu mến nhất. Năm nào tôi cũng
được giảm thuế dù tôi chẳng hề yêu cầu”.
( Trích bài phỏng vấn cựu Tổng thống Mĩ Bill Clinton trên kênh truyền
hình ABC News)
Rõ ràng, khả năng thuyết trình không chỉ giúp Bill tăng thu nhập cá
nhân, được mọi người xung quanh tôn trọng mà đó còn là điều kiện để ông có
thể giúp đỡ cộng đồng rất ý nghĩa.
Những lãnh tụ hay chính khách nổi tiếng thế giới đều có kỹ năng thuyết
trình rất giỏi:


Giáo viên: ………………….

-14-


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT

Bác Hồ

Phi đen- Diến giả nổi tiếng nhất

Mới đây bài phát biểu của cựu tổng thống Mỹ - Obama tại Việt Nam đã
có tầm ảnh hưởng và thu hút mạnh mẽ mỗi trái tim Việt Nam nhất là giới trẻ;
góp phần tăng thêm tình hữu nghị Việt Mỹ phát triển thêm quan hệ ngoại giao
giữa hai nước
Thuyết trình tốt rất có giá trị ví dụ như:
+ mở mang kiến thức,
+ thu phục nhân tâm,
+ rút ngắn khoảng cách….
+ kết nối hợp tác
Giáo viên: ………………….

-15-


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT

+ phát triển bản thân
+ kiến tạo giá trị mới cho cộng đồng…


Giáo sư Hoàng Chí Bảo –

Obama tại Việt Nam

( thuyết trình bằng cả trí tuệ và trái tim)
* Tóm lại: kỹ năng thuyết trình tốt mở ra cánh cửa mới cho sự phát
triển cưa mỗi cá nhân, được xem như chìa khóa của mọi sự đột phá, chiếm
lĩnh kiến thức, cơ hội để thành công trong con đường học vấn và phát triển sự
nghiệp của mỗi con người
Với các bạn học sinh, sự tự tin trong thuyết trình sẽ giúp các bạn tự
tin trong chiếm lĩnh kiến thức, làm chủ kiến thức, chủ động học tập, năng
động sáng tạo…thành công hơn trong học tập và cuộc sống
2. Khi nào nên cho học sinh thuyết trình trong môn GDCD?
- Theo tôi tốt nhất là khi dạy học theo chủ đề, tích hợp liên môn và bài tập dự
án giao trước ở nhà
- Ngoài ra có thể khuyến khích các em thuyết trình trước lớp về các vấn đề
nhỏ của bài học sau khi đã làm việc nhóm

Giáo viên: ………………….

-16-


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT

- Thậm chí có thể cho học sinh thuyết trình theo các câu hỏi, tình huống có
vấn đề trong kiểm tra bài cũ về nhà, trong phát biểu ý kiến về các câu hỏi
mở, trong khi các em tương tác phản biện trên lớp lẫn nhau…
3. Các bước giúp học sinh thuyết trình thành công môn GDCD( có VD
minh họa)?

*Gồm 3 bước:
Bước 1: Tổ chức cho học sinh chuẩn bi trước khi thuyết trình
Bước 2: Thực hiện thuyết trình và các việc trong khi thuyết trình
Bước 3: Tham vấn, nhận xét, đánh giá, phản biện, giúp học sinh tiến bộ...
* Chi tiết các bước:
Như chúng ta cũng biết rằng, sự tự tin ấy không phải tự nhiên mà có, nó
là sản phẩm của một quá trình rèn luyện và tự hoàn thiện lâu dài. Không
thể phủ nhận rằng một số người có khả năng thiên bẩm về sự tự nhiên,
tức là khả năng cuốn hút người khác bằng ngôn ngữ và sự dạn dĩ cần
thiết trước đám đông, nhưng đó mới chỉ là một trong những yếu tố cơ
bản ban đầu. Một sự tự tin thực sự chỉ toát ra từ một con người có kiến
thức, có bản lĩnh và một tâm lí vững vàng để sẵn sàng đối mặt với mọi
trường hơp. Bởi vậy, chúng ta hoàn toàn có thể bổ sung được những kĩ
năng ấy bằng sự luyện tập với một quyết tâm và một động cơ đúng đắn.
Xuất phát từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân cũng như sưu tầm, tôi
xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp khắc phục sự thiếu tự tin trong
thuyết trình trước đám đông rất đơn giản, không chỉ học sinh THPT mà
ai cũng có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi mà lại vô cùng hiệu quả.
Bước 1: Tổ chức cho học sinh chuẩn bị trước khi thuyết trình

Giáo viên: ………………….

-17-


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT

a. Học tập để hoàn thiện bản thân
Nguyên nhân chính khiến học sinh cảm thấy thiếu tự tin khi thuyết trình
trước đám đông trong môn GDCD là do thiếu sự chuẩn bị tốt và không chắc

chắn vào nền tảng kiến thức của mình. Cách duy nhất để khắc phục tình trạng
này là học tập thật chăm chỉ, rèn luyện thường xuyên để bổ sung những lỗ
hổng trong hiểu biết của mình. Chỉ khi có kiến thức trong tay và hoàn toàn
làm chủ lĩnh vực đó, chúng ta mới kiểm soát ngôn ngữ của mình và không gì
có thể khiến chúng ta rụt rè hay e ngại.
Hãy bắt đầu từ sự tự trải nghiệm các kỹ năng giao tiếp và hoạt động học
tập giao lưu tập thể, cũng như làm việc nhóm:

Bởi vậy, chúng ta hoàn toàn có thể bổ sung được những kĩ năng ấy
bằng sự luyện tập, trui rèn, một quyết tâm và một động cơ đúng đắn. Xuất
phát từ kinh nghiệm của bản thân cũng như sưu tầm, học tập từ những người
đi trước, trên cơ sở thực tế của các bạn học sinh hiện nay, tôi xin mạnh dạn đề
xuất một số giải pháp khắc phục sự thiếu tự tin trong thuyết trình trước đám
đông rất đơn giản, ai cũng có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi mà lại vô cùng
hiệu quả.
Nếu có điều kiện, hãy tổ chức cho các em tham gia các chương trình
huấn luyện kĩ năng thuyết trình và diễn thuyết trước công chúng. Các câu lạc
bộ, các lần sinh hoạt đội, nhóm của bạn sẽ là môi trường tuyệt vời cho bạn cải

Giáo viên: ………………….

-18-


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT

thiện dần những kỹ năng nói trước đám đông. Câu lạc bộ Toastmaster là
nhóm trên khắp đất nước (và thế giới) dành riêng để giúp các thành viên nâng
cao kỹ năng nói trước công chúng của họ. Nhóm gặp nhau trong bữa ăn trưa
hoặc sau giờ làm việc để thay phiên nhau cung cấp các cuộc đàm phán ngắn

về một chủ đề được lựa chọn. Bạn càng tích cực hoạt động trong những nhóm
này, bạn càng có thêm cơ hội cải thiện mình sau mỗi lần như vậy. Bởi vậy,
bạn nên xem xét việc gia nhập một câu lạc bộ ngay từ bây giờ để trở thành
một nhà hùng biện xuất sắc ngay khi tìm kiếm được một môi trường phù hợp
với bản thân. Đừng ngần ngại, bởi khi bạn không dám thử một điều mình
chưa bao giờ làm thì bạn không thể đạt được những thành công mà bạn chưa
bao giờ chạm tới.
b) Giúp học sinh tự biết rõ mình đang ở đâu
Chúng ta không tự tin vì chúng ta cảm thấy mình đang thua kém người
khác. Vậy nên một điều rất quan trọng là chọn cho mình một điểm nhìn chính
xác để biết mình đang ở đâu, mình là Ai, mình thua ai và hơn ai những điểm
gì Chúng ta cần hiểu tính cách, nhu cầu, mục tiêu, sở thích, ưu điểm, nhược
điểm,… nhận rõ “Giá trị” của chính mình. Vì chỉ khi ta biết Giá trị của chính
ta, ta mới tự tin trong giao tiếp với người khác. Ai cũng có giá trị riêng. Chỉ
có điều chúng ta có nhận ra và trau dồi cho những giá trị đó không. Tin vào
bản thân mình và luôn tự nhắc nhở rằng “Chắc chắn tôi sẽ làm được” là chúng
ta đã có trong tay 50% của sự thành công khi thuyết trình trước đám đông.
c) Chuẩn bị nội dung bài thuyết trình GDCD 1 cách có chọn lọc và
sắp xếp nội dung theo trình tự logic
Việc học sinh luôn cảm thấy thông tin nào cũng quan trọng, cũng cần
thiết phải đưa vào, "không nỡ" loại bỏ đi những thông tin mà các em đã dày
công tìm kiếm... Điều này sẽ dẫn tới bài thuyết trình của các em trở nên loãng.
Sẽ không thể trình bày hết 80 trang tài liệu cho 1 buổi thuyết trình chỉ kéo dài
10 phút được. Hãy huy động sức mạnh của nhóm cộng tác để chọn lọc nội
Giáo viên: ………………….

-19-


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT


dung : Ví dụ như khi chuẩn bị nội dung thuyết trình về chủ đề lòng yêu nước
hoặc ‘lòng khoan dung’’có thể tổ chức cho học sinh làm việc nhóm để chọn
nội dung logic theo sơ đồ tư duy hoặc bài luận như sau :

Logic bài thuyết trình theo SĐ tư duy hoặc bài luận
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách sắp xếp thông tin theo mức độ
quan trọng với chủ đề cần thuyết trình sẽ giúp các em dễ dàng loại bỏ được
những thông tin ít quan trọng và dành thời gian cho việc trình bày các thông
tin đã được chọn lọc. Đây là 1 trong những kỹ năng thuyết trình được các diễn
giả áp dụng khá nhiều hiện nay. Sự logic của bài thuyết trình sẽ lôi kéo người
nghe cố gắng thu thập những thông tin quan trọng. Trình tự của bài thuyết
trình cũng sẽ giúp các em không cần học thuộc như một con vẹt mà vẫn có thể
triển khai đầy đủ các ý bằng ngôn ngữ tức thời.
Luôn tư duy tích cực:
Cần giúp cho học sinh thường xuyên suy nghĩ tích cực về 1 vấn đề, tạo
cho mình những trạng thái hưng phấn về tâm lý trước khi bắt đầu buổi thuyết
trình sẽ giúp các em vượt qua nhiều rào cản về tâm lý khi nói trước đám đông.
Khi các em tư duy tích cực và tưởng tượng về những điều tích cực sẽ diễn ra
trong buổi thuyết trình của mình, các em sẽ hình dung rõ hơn các tình huống
và xử lý chúng một cách dễ dàng.
Giáo viên: ………………….

-20-


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT

Có thể hướng dẫn các em tiến hành chuẩn bị và ghi nhớ nội dung chính
của bài thuyết trình theo sơ đồ tư duy dạng như sau:


Chuẩn bị bài TT theo nhóm

GV tham vấn

d) Chuẩn bị tâm thế và tập bài thuyết trìnhGDCD từ trước
Hãy dành ít phút thư giãn: Ngay cả khi bài trình bày của các em đã
được chuẩn bị sẵn và vừa khít với thời gian dự kiến diễn ra thì việc các em
biết cách tận dụng những quãng nghỉ để chèn vào đó những mẩu truyện cười
ngắn hay một câu nói nhẹ nhàng nào đó sẽ là một cách tuyệt vời để giúp
người nghe cảm thấy thoải mái hơn. Điều này đặc biệt quan trọng nếu buổi
thuyết trình GDCD của các em chứa nhiều thông tin. Tuy nhiên cũng cần lưu
ý cho các em để duy trì sự cân bằng, không nên sử dụng nó quá nhiều vì có
thể làm cho người nghe quên đi những nội dung mà các em muốn truyền tải.
Tập bài thuyết trình ở nhà hoặc bất cứ nơi đâu các em thấy dễ chịu,
thoải mái như trước gương, gia đình mình, thầy cô hay bạn bè. Hãy bắt đầu
với việc nói chuyện với chính mình trong gương để chú ý vào ánh mắt, khẩu
Giáo viên: ………………….

-21-


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT

hình cũng như cơ mặt. Đôi khi chúng ta không thể kiểm soát những biểu cảm
tự phát trên gương mặt mình. Bởi vậy, tự quan sát trước hoặc nhờ người khác
đánh giá là một cách hữu hiệu để lường trước những hình ảnh có thể sẽ xuất
hiện của mình. Sau đó, sử dụng một máy ghi âm và lắng nghe chính mình.
Ngoài ra, các em có thể quay phim phần trình bày và phân tích kĩ lưỡng để
thấy được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Chuẩn bị trả lời câu hỏi cũng như sẵn sàng cho mọi tình huống có thể
xảy ra. Dù các em chuẩn bị kĩ thế nào thì cũng có thể xảy ra lỗi. Đây là tình
huống không thể tránh khỏi, và việc ta cần làm là hướng dẫn các em lờ đi tất
cả những điều đó. Không ai biết chúng ta định nói gì, và khán giả cũng không
quá chú trọng vào những sơ suất trong phát âm. Vậy nên, kể cả khi các em
không thể nhớ nổi một điều gì rất quan trọng trong phần chuẩn bị của mình,
hãy tiếp tục với những gì đang có trong đầu và triển khai ý tứ một cách mạch
lạc nhất có thể.
Ngoài ra những câu hỏi được tương tác từ phía các bạn hoặc thầy cô
cũng cần được các em tính đến trước khi thuyết trình
Bước 2. Trong khi thuyết trình môn GDCD học sinh thực hiện:
Những chi tiết nhỏ tạo nên một thành quả lớn. Muốn cho người khác bị
thuyết phục bởi phần thuyết trình của mình, chúng ta cần giúp học sinh nắm
vững những nguyên tắc cơ bản sau trong giao tiếp:
a.Trình bày ngắn gọn và thuyết phục

Giáo viên: ………………….

-22-


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT

Thuyết trình súc tích đúng trọng tâm chủ đề
Đôi khi các em chỉ có 5 phút cho phần thuyết trình, nhưng các em hãy
tự tin là sẽ truyền đạt được thông tin cần thiết, do đó không nên xin lỗi khán
giả trước hay đề cập đến việc không có nhiều thời gian. Hãy vào đề ngay và
chia nhỏ nội dung để bài thuyết trình được mạch lạc, tránh những lời lẽ hoa
mĩ không cần thiết mà không cung cấp thêm được bất cứ thông tin quan trọng
nào. Người khó tính sẽ đánh giá rằng các em đang dùng những câu chuyện

ngoài lề để đánh lạc hướng sự chú ý của người khác về vấn đề các em đang
trình bày và khỏa lấp những lỗ hổng của bản thân.
b) Đi thẳng vào những nội dung quan trọng
Hướng dẫn cho các em đừng nói lan man làm thính giả không hiểu em
muốn nhấn mạnh vấn đề gì, nội dung chủ yếu mà em muốn nói đến là gì. Các
em hãy tập trung ngay vào những nội dung quan trọng mà mình biết chắc
chắn sẽ giành được sự chú ý của các bạn trong lớp. Cũng không nên níu kéo
mọi người để “cho phép tôi bổ sung...”, sau khi buổi thuyết trình đã kết thúc.
c) Điều chỉnh giọng nói
Kể cả khi các em có ít thời gian, cũng không nhất thiết phải nói thật
nhanh, bởi như thế sẽ khiến các bạn trong lớp khó bắt kịp nội dung, chưa kể
người nói nhanh hay vô tình tạo cho người nghe cảm giác về sự thiếu trung
Giáo viên: ………………….

-23-


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT

thực. Có thể các em sẽ thuyết phục và lôi cuốn khán giả hơn, khi bạn nói ở tốc
độ vừa phải, có giọng điệu tự tin, phát âm chuẩn và rõ ràng, nhấn mạnh từng
từ và xen kẽ một vài khoảng lặng khi bạn muốn mọi người tập trung hơn.
Khi các em lo lắng, nhịp tim sẽ tăng lên, tốc độ nói và âm vực nói cũng
thay đổi và sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhấn trọng âm cũng như diễn
đạt. Lúc này, 1 quãng nghỉ trong vài giây hoặc vài phút sẽ giúp các em thoải
mái hơn hay kịp chuẩn bị những gì tiếp theo trước khi tiếp tục chủ đề thuyết
trình của mình.
Hãy giúp các em ghi nhớ rằng, tự tin không phải nói lấn át phần người
khác, càng không phải đao to búa lớn để thể hiện mình hơn người khác. Tự tin
là chắc chắn vào những điều mình nói, điềm tĩnh và chậm rãi, khiến người

khác mong muốn khám phá ra những năng lực tiềm ẩn người thuyết trình, tạo
một ấn tượng không đột ngột nhưng đủ sâu để đọng lại.
d) Minh họa là cần thiết trong thuyết trình môn GDCD
Giáo viên cần hướng dẫn cho các em về cách minh họa bằng
+ Kênh hình
+ Tư liệu văn bản, cuộc sống hoặc kể chuyện…

HS minh họa khi TT về KHCN

Giáo viên: ………………….

HS minh họa khi TT về nhân lực

-24-


Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức GDCD thông qua sử dụng thành thạo KNTT

HS minh họa khi TT về VNXHCN từ điểm nhìn Kinh tế và tăng trưởng

HS minh họa chủ đề hòa bình

Minh họa SP mô hình Dân Số-TN

Nếu có một số vấn đề trong môn GDCD khó diễn đạt hoặc các em cảm
thấy cần làm rõ thêm, bạn hãy minh họa bằng các ví dụ hay câu chuyện ngắn
gọn, súc tích, hoặc trích dẫn những tình tiết tiêu biểu nào đó. Bên cạnh đó,
những câu chuyện dí dóm sẽ giúp các em làm dịu không khí long trọng hay
căng thẳng của buổi thuyết trình. Tuy nhiên, “Trào phúng như muối - hãy
dùng cẩn thận”. Nếu quá lạm dụng, còn bị đánh giá là người thiếu nghiêm túc.

Có thể minh họa bằng quá trình làm việc cùng nhóm. Ví dụ khi thuyết
trình về chủ đề “ Bảo vệ môi trường qua tái sử dựng rác”, nhóm học sinh lớp
11A2 đã minh họa bằng phần chuẩn bị sản phẩm tái chế của cả nhóm như:

Giáo viên: ………………….

-25-


×