Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.89 KB, 72 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY NỘI DUNG
GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn GDCD THPT
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2016 – 2017
4. Tác giả :
Họ và tên : ..........................
Năm sinh : 07/ 6/ 1979
Nơi thường trú :
Trình độ chuyên môn : Cử nhân chuyên ngành Giáo dục chính trị
Chức vụ công tác : Giáo viên GDCD
Nơi làm việc : Trường THPT ...............
Địa chỉ liên hệ :
Điện thoại :
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị : Trường THPT ...............
Địa chỉ :
Điện thoại :

1


Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

BÁO CÁO SÁNG KIẾN


“MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC
SINH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY NỘI DUNG
GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12”
PHẦN A.ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Trong lịch sử phát triển của các xã hội văn minh, việc xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật là một nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối
với các thể chế nhà nước, đối với mỗi xã hội nói chung và mỗi công dân nói
riêng.
Bộ môn GDCD giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục cho
học sinh ý thức và hành vi người công dân, phát triển nhân cách con người toàn
diện. Đối với học sinh lớp 12, các em cần xây dựng và hoàn thiện những mối
quan hệ xung quanh như: bạn bè, thầy cô, nhà trường và xã hội… để các em sẵn
sàng là các chủ nhân tương lai của đất nước. Với những mối quan hệ ấy, các em
cần những kỹ năng để tiếp cận. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần đổi mới nội dung,
phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học
sinh; Mặt khác, góp phần đào tạo những công dân mới năng động, sáng tạo,
thích ứng với cơ chế thị trường, tuân thủ pháp luật, có phẩm chất và năng lực để
thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta.
Trong chương trình môn học GDCD lớp 12 gồm những bài học, những vấn
đề về pháp luật rất gần gũi và cần thiết với cuộc sống. Song nói đến pháp luật
người ta hay nghĩ đến sự khô khan cứng nhắc của các điều khoản, các quy định.
Bên cạnh đó, một số học sinh còn chưa coi trọng môn học. Vì vậy việc giảng
dạy, truyền thụ kiến thức, tuyên truyền, phổ biến pháp luật không tránh khỏi
những khó khăn, trở ngại nhất định.
Năm học 2016 - 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức đưa môn
GDCD nằm trong tổ hợp các môn khoa học xã hội để học sinh lựa chọn trong kỳ
thi THPT Quốc gia. Điều này đặt ra cho các giáo viên giảng dạy môn GDCD nói
chung va giáo viên đang trực tiếp giảng dạy khối 12 không ngừng phải đổi mới
phương pháp dạy học, lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp nhất giúp học
sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia.

Từ những vấn đề nêu trên, là giáo viên giảng dạy môn GDCD, môn học có
vai trò trực tiếp trong giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật cho học sinh, tôi
đã nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện sáng kiến: :“Một số biện pháp tích cực
hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy nội
dung giáo dục công dân lớp 12” để ứng dụng vào thực tế giảng dạy trong năm
học 2016-2017 tại Trường THPT ............... đã mang lại những thành công bước
đầu trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

2


Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

PHẦN B: MÔ TẢ CÁC GIẢI PHÁP
I. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN, là nhà nước của dân do dân
và vì dân, không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo cơ sở
cho mọi hoạt động có hiệu quả, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân, xây
dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tuy nhiên hiện nay hiện tượng vi phạm
pháp luật vẫn còn nhiều, trong đó người vi phạm ở độ tuổi vị thành niên chiếm tỉ
lệ khá cao. Các tội danh thường vi phạm đó là tội trộm cắp tài sản công dân, tội
gây rối trật tự công cộng, tội hiếp dâm, tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma
túy, vi phạm an toàn giao thông...
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên. Trong đó có nguyên nhân
chủ quan là công tác giáo dục và tuyên truyền pháp luật chưa được quan tâm
đúng mức và chưa thường xuyên, công tác cải cách hành chính chậm, hiệu quả
thấp, kỉ cương pháp luật chưa nghiêm.
Để thực hiện tốt pháp luật, học sinh THPT cần phải nắm các nội dung cơ
bản như: Pháp luật là gì? Pháp luật Việt Nam qui định công dân có quyền và

nghĩa vụ gì? Tầm quan trọng của pháp luật đối với công dân, xã hội như thế
nào? Để giúp học sinh trả lời những câu hỏi đó, và đạt kết quả cao trong kỳ thi
THPT Quốc gia tôi xin đưa ra các giải pháp sau.
II. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến
Những giải pháp, việc làm cụ thể mà tôi đã và đang áp dụng để phát huy
tính tích cực học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung
giáo dục công dân lớp 12 :
1. Sử dụng phương pháp tình huống nhằm phát huy tính tích cực học
tập của học sinh:
Tình huống là gì?
“Tình huống là một câu chuyện, có cốt chuyện và nhân vật, liên hệ đến
một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và thường là hành động
chưa hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động
và phức tạp của đời thực vào lớp học.”
Để làm cho học sinh nhận thức đúng đắn về mặt tư tưởng, khắc sâu kiến
thức từ đó chỉ đạo hành động thực tiễn, thì mỗi bài cần có bài tập tình huống.
Một trong những yếu tố quan trọng và quyết định sự thành công của phương
pháp đó là phải sử dụng một tình huống tốt. Vậy giáo viên phải lựa chọn hay xây
dựng tình huống phù hợp với nội dung bài giảng. Vậy thế nào là một tình huống
tốt? Tình huống tốt phải đạt các yêu cầu sau:
Thứ nhất, tình huống đó phải có tính thực tiễn. Sẽ là tốt nhất nếu như tình
huống đólà một vụ việc thực tế, mang tính thời sự, đã được đưa lên các phương
tiện thông tin đại chúng nhưng chưa được giải quyết. Những vụ việc thực tế luôn
có sức hấp dẫn cao đối với bất cứ ai, trong đó có người học; bởi lẽ khó khăn đặt
ra ở đó là thực nhất và thách thức mà người học phải đối mặt cũng là thực nhất.
3


Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”


Vì vậy người học sẽ rất háo hức và chủ động tìm cách giải quyết vấn đề được
giao cho họ. Nếu như tình huống là một vụ việc giả định thì vụ việc giả định đó
cần được xây dựng giống như trong thực tiễn. Mục đích cao nhất ở đây là làm
cho người học có cảm giác rằng mình đang làm việc với một vụ việc có thực
hoặc hoàn toàn có thể xảy ra trên thực tế để kích thích lòng ham muốn giải quyết
vấn đề trong người học. Tuy nhiên, những tình huống đã được xét xử rồi nhưng
có thể khai thác dưới dạng giải quyết rồi bình luận.
Thứ hai, các tình huống đưa ra phải phù hợp với nội dung của bài học,
tâm lý vàtrình độ của học sinh. Có thể xây dựng tình huống đơn giản hoặc tình
huống phức tạp.Khi xây dựng tình huống, giáo viên cần trả lời được các câu hỏi:
Tình huống này được sử dụng để giảng dạy phần nào, bài nào? Mục tiêu việc
nghiên cứu tình huống này là gì? Với việc nghiên cứu tình huống này, học sinh
có thể học được kiến thức gì? Sau cùng là những kỹ năng gì đạt được sau khi
nghiên cứu tình huống. Những thông tin đưa ra trong tình huống chỉ cần ở mức
độ vừa và đủ để giúp học sinh có thể đạt được mục tiêu của bài học. Nếu lượng
thông tin đưa ra quá nhiều, có sự kết hợp nhiều nội dung trong một tình huống
sẽ gây ra sự nhàm chán, mất thời gian và có thể vấn đề không được giải quyết
triệt để, sẽ phá vỡ kết cấu bài giảng. Ngược lại, nếu tình huống quá cô đọng,
những thông tin mà tình huống cung cấp không đủ để giải quyết vấn đề sẽ làm
cho người học cảm giác như bị đánh đố và họ không có đủ dữ liệu để giải quyết
tình huống này. Khi đó, mục tiêu của bài học sẽ không đạt được.
Thứ ba, tình huống cần phải đặt ra một vấn đề rất rõ ràng. Tiêu chuẩn này
là rất quan trọng, bởi vì nó quyết định tới việc tình huống có thể sử dụng được
hay không. Tình huống được đặt ra là để kích thích học sinh tự học và tự tìm
hiểu kiến thức. Nếu học sinh không biết được mình sẽ làm gì hoặc thiếu những
thông tin cần thiết để có thể xác định được mình cần phải làm những gì để đạt
được mục tiêu cuối cùng thì tình huống sẽ mất đi tác dụng của nó.
1.1. Sử dụng phương pháp tình huống giúp học sinh nắm chắc các
khái niệm và biết phân tích các khái niệm.

Các khái niệm phần pháp luật thường khô khan và là khái niệm khó cho
nên giáo viên có thể đưa ra các tình huống để học sinh phân tích, tìm hiểu sau đó
làm rõ khái niệm theo phương pháp quy nạp.
Đối với học sinh học phần “ Công dân với pháp luật” cần nắm vững các
khái niệm cơ bản:
1.1.1. Pháp luật là gì?
Đây là khái niệm cơ bản nhất, là cơ sở để hiểu và nắm các khái niệm
khác. Có nhiều giáo trình và nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đã đưa đến kết
luận như sau:
“Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và
bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã
hội”
4


Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

Để làm rõ khái niệm này cần phải tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của pháp
luật:
* Tính quy phạm phổ biến của pháp luật
- Pháp luật là hệ thống qui tắc xử sự chung nên nó có tính qui phạm phổ
biến. Pháp luật có tính bao quát, rộng khắp, được áp dụng nhiều lần trong không
gian và thời gian nhất định.
Ví dụ: Điều 1, Khoản 2 Pháp lệnh Xử phạt hành chính năm 2002: “Xử
phạt hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi vô ý
hoặc cố ý vi phạm các qui định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không
phải là tội phạm và theo qui định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.
Qui định này dùng cho mọi cá nhân và tổ chức trong thời gian và không gian
nhất định.

Để khắc sâu kiến thức trên giáo viên cần cho học sinh làm bài tập tình
huống sau:
H và Th là 2 bạn cùng lớp 12A. Có lần H hỏi T “Có phải pháp luật có
tính qui phạm phổ biến là vì pháp luật sau khi ban hành phải được phổ biến cho
mọi người” và T trả lời: Đúng đấy! Các qui phạm pháp luật do nhà nước ban
hành được phổ biến cho tất cả mọi người vì thế pháp luật có tính qui phạm phổ
biến”
1. Em có nhận xét gì về cách hiểu của H và T?
2. Em hiểu như thế nào là tính qui phạm phổ biến của pháp luật? Cho ví
dụ?
Từ chỗ nhận xét về ý kiến của H và T, học sinh sẽ nhận thức được điều
đúng và chưa đúng và rút ra đặc trưng thứ nhất của pháp luật đó là có tính quy
phạm phổ biến.
*Tính quyền lực bắt buộc chung
- Pháp luật được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực
nhà nước nên có tính bắt buộc chung.
Bài tập tình huống:
Luật giao thông đường bộ qui định: Người đi xe máy phải đội mũ bảo
hiểm (kể cả người điều khiển và người ngồi sau xe). Đây là một qui định chung
do nhà nước ban hành, bắt buộc đối với tất cả mọi người. Vậy mà bạn K 12Al
nói: “Bắt buộc chung là bắt buộc nói chung đấy thôi, còn nói riêng thì vẫn có
ngoại lệ”.
1. Em hiểu thế nào là tính bắt buộc chung của pháp luật?
2. Bạn K nói như vậy có đúng không? Tại sao?
- Pháp luật được xác định chặt chẽ về mặt hình thức về cả hình thức pháp
lí và hình thức cấu trúc. Pháp luật được qui định thành văn bản rõ ràng, có tên
gọi xác định chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Như vậy nhà nước ban hành pháp luật và nhà nước đảm bảo cho pháp luật
được thực hiện. Một mặt nhà nước tạo điều kiện giúp các chủ thể tự mình thực
5



Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

hiện pháp luật. Mặt khác pháp luật là hình thức thể hiện tập trung nhất ý chí của
nhà nước nên nó mang tính quyền lực đảm bảo cho pháp luật được thực hiện cả
bằng phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế.
1.1.2. Khái niệm thực hiện pháp luật
Khi ban hành pháp luật, nhà nước mong muốn sử dụng pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội để đạt mục đích đề ra. Mục đích của sự điều chỉnh
pháp luật chỉ đạt được khi pháp luật thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống thực
tế. Thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh pháp luật là một yêu cầu khách quan
của quản lí nhà nước bằng pháp luật. Vậy thực hiện pháp luật là gì?
“Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những
qui định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành hành vi hợp pháp của cá
nhân, tổ chức”(SGK lớp 12 trang 17).
Ví dụ: Trên đường phố, mọi người đi bộ, đi xe đạp, xe máy, ô tô tự giác
dừng lại đúng qui định, không vượt qua ngã ba, ngã tư khi đang có tín hiệu đèn
đỏ. Đó là việc các công dân thực hiện pháp luật giao thông đường bộ.
Như vậy hành vi thực hiện pháp luật là những xử sự của chủ thể phù hợp
với yêu cầu của các qui phạm pháp luật. Tất cả những xử sự được tiến hành phù
hợp với các yêu cầu của các qui phạm pháp luật đều được coi là sự thực hiện
thực tế các qui phạm pháp luật.
Để khắc sâu kiến thức và gắn với thực tiễn, GV cho HS làm bài tập tình
huống:
Một người cha nói với con trai của mình rằng: sau khi học xong Trung
học phổ thông con có quyền lựa chọn các trường đại học sao cho phù hợp với
những khả năng và nguyện vọng của con. Theo cha, con nên thi vào các trường
Đại học Ngoại thương hoặc Đại học Bách khoa phù hợp với khả năng của con.

Người mẹ không nhất trí với người cha và cho rằng con mình phải thi vào
trường Đại học Kinh tế quốc dân vì chỉ có am hiểu về kinh tế mới có cuộc sống
đầy đủ, sung sướng sau này được. Người con đã không nghe theo cả cha và mẹ
của mình mà quyết định thi vào trường Đại học Xây dựng vì rất đam mê ngành
xây dựng. Người mẹ cho rằng việc làm này của con là bất hiếu, người cha đã tôn
trọng quyết định của con và cho rằng con trai mình quyết định như vậy là đúng.
1. Trong ba người trên, việc làm của ai là thực hiện đúng các qui định của
pháp luật?
2. Nếu có người thực hiện đúng qui định của pháp luật thì đó là biểu hiện
của hình thức thực hiện pháp luật nào?
3. Việc người mẹ cho rằng người con như vậy là bất hiếu có đúng không?
Vì sao?
Như vậy, thực hiện pháp luật có nhiều hình thức, tùy vào khả năng, điều
kiện và hoàn cảnh mà chủ thể có thể thực hiện hình thức phù hợp đem lại hiệu
quả cao và đó cũng là cơ sở để trở thành công dân tốt, tổ chức tốt. Qua việc biết
đặc trưng của các hình thức thực hiện pháp luật này giáo dục cho các em kỹ
năng đánh giá, lựa chọn hành vi xử sự phù hợp với cuộc sống. Thực hiện pháp
6


Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

luật không đúng hoặc thực hiện pháp luật không đầy đủ thì hiện tượng vi phạm
pháp luật sẽ xảy ra. Vậy vi phạm pháp luật là gì? Người vi phạm pháp luật phải
chịu trách nhiệm gì?
1.1.3.Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
a. Vi phạm pháp luật
Trong xã hội hiện nay hiện tượng vi phạm pháp luật xảy ra ngày càng
nhiều. Vì vậy, việc cung cấp khái niệm “Vi phạm pháp luật” cho học sinh là điều

quan trọng, trên cơ sở đó giúp các em hiểu nhà nước có thể áp dụng các biện
pháp trách nhiệm một cách chính xác nhằm hạn chế tối đa các vi phạm pháp
luật và thiết lập trật tự, kỉ cương của xã hội.
- “Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng
lực trách nhiệm pháp lí thực hiện xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ” (SGK Giáo dục công dân lớp 12 trang 20)
Ví dụ: Nguyễn Văn K đi xe máy vượt đèn đỏ, cảnh sát giao thông buộc K
dừng xe để xử lí. Khi đó ta nói K là người vi phạm luật giao thông đường bộ và
có thể bị xử phạt hành chính.
- Vi phạm pháp luật có 3 dấu hiệu:
+ Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật (làm điều pháp luật cấm,
thực hiện không đúng điều mà pháp luật cho phép, không thực hiện nghĩa vụ mà
pháp luật đã qui định măc dù cần phải và có thể thực hiện nghĩa vụ đó).
Ví dụ:
* Hành vi lấy trộm xe máy (xâm phạm quyền sở hữu là việc làm mà pháp
luật cấm).
* Đi xe máy vào đường ngược chiều (thực hiện không đúng điều mà pháp
luật cho phép), kinh doanh không nộp thuế (không thực hiện nghĩa vụ mà pháp
luật qui định).
+ Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí (là người phát triển bình
thường) thực hiện:
* Đủ độ tuổi (tùy vào loại vi phạm mà pháp luật có quy định độ tuổi khác
nhau).
* Có khả năng nhận thức điều khiển hành vi.
* Có khả năng quyết định và lựa chọn cách xử sự.
+ Là hành vi có lỗi: lỗi là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của
chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với hậu quả của hành vi
đó. Lỗi có thể là do cố ý (cố ý trực tiếp hoặc là cố ý gián tiếp) hoặc là vô ý (do
quá tự tin hoặc là do cẩu thả).
- Các loại vi phạm pháp luật: có 4 loại vi phạm pháp luật: vi phạm hình

sự, vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm kỉ luật.
b. Trách nhiệm pháp lí:
Đây là một khái niệm khó vì vậy giáo viên có thể dẫn dắt học sinh bằng
cách tìm hiểu tình huống:
7


Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

Anh H lấy trộm xe máy của chủ nhà trọ, bị toà tuyên án áp dụng Khoản I,
Điều 138 của Bộ luật Hình sự, năm 1999: chịu hình phạt 3 năm tù. Như vậy phạt
3 năm tù tức là hậu quả mà anh H phải gánh chịu do hành vi lấy xe máy người
khác.
Vậy “Trách nhiệm pháp lí có nghĩa là nghĩa vụ mà các chủ thể phải gánh
chịu hậu quả bất lợi khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
của mình theo pháp luật qui định” (“Dạy theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn
Giáo dục công dân lớp 12”).
Đây là biểu hiện thái độ của Nhà nước đối với chủ thể có hành vi vi phạm
pháp luật gây ra hậu quả xấu cho xã hội.
Có thể cho học sinh phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách
nhiệm pháp lí:
- Hình sự; Hành chính; Dân sự ; Kỉ luật
Bài tập tình huống:
H đi xe máy đến ngã tư, mặc dù có tín hiệu đèn đỏ, nhưng vẫn không
dừng lại. Do không tuân thủ tín hiệu đèn đỏ nên đã bị cảnh sát giao thông bắt
dừng lại và yêu cầu xuất trình giấy tờ. H đã xuất trình đầy đủ giấy tờ cần thiết
song Cảnh sát giao thông vẫn lập biên bản và nộp phạt. H nói với người Cảnh
sát giao thông anh xử lí như vậy là không đúng, không có lí và cũng không có
tình, vì thứ nhất thực tế khi đó đường rất vắng không gây tai nạn giao thông cho

ai cả; thứ hai là đã xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp pháp.
1. Theo em việc làm trên của Cảnh sát giao thông có đúng với pháp luật
không?
2. Ý kiến của H có đúng không?
3. Nếu như có hành vi vi phạm pháp luật thì đó là loại hành vi vi phạm
pháp luật gì? Và phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?
Qua việc biết được các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý giúp
các em nhận thức được hành động của mình, đồng thời có những xử sự cần thiết
đúng đắn trong cuộc sống, tránh vi phạm nhiều lần.
1.1.4. Tìm hiểu về vai trò của pháp luật:
Pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, pháp luật có mối
quan hệ chặt chẽ với cơ sở hạ tầng và các bộ phận khác của kiến trúc thượng
tầng. Vì lẽ đó pháp luật có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Vai trò của pháp
luật được thể hiện nhiều phương diện nhưng có thể tập trung những mặt sau:
a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội:
Một đất nước giàu mạnh, một xã hội văn minh dân chủ thì trước hết xã
hội đó phải có kỉ cương, trật tự và ổn định. Muốn vậy nhà nước phải tiến hành
có hiệu quả mọi mặt của đời sống xã hội bằng nhiều phương tiện trong đó pháp
luật là phương tiện quản lí hữu hiệu nhất. Không có pháp luật thì nhà nước
không thể thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.
Bài tập tình huống:
8


Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

Trong giờ thảo luận nhóm ở lớp 12A một số bạn có ý kiến cho rằng:
Nhà nước quản lí bằng pháp luật có nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật
và như vậy đương nhiên pháp luật sẽ được thực hiện trong đời sống xã hội mà

không cần phải có hoạt động nào khác nữa, một số bạn khác lại có ý kiến cho
rằng nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật là phải làm sao pháp luật được áp
dụng trong thực tiễn.
1. Em suy nghĩ như thế nào về những ý kiến trên?
2. Em hiểu thế nào là nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật?
3. Em thấy pháp luật có cần thiết cho đời sống không? Hãy cho 1 ví dụ.
Trên cơ sở giải đáp các thắc mắc của học sinh, giáo viên có thể rút ra vai
trò quan trọng của pháp luật đối với nhà nước như sau:
+ Pháp luật là phương tiện hữu hiệu để nhà nước thực hiện chức năng tổ
chức, quản lí kinh tế.
+ Pháp luật là phương tiện để nhà nước giữ vững an ninh, chính trị bảo
đảm trật tự an toàn xã hội.
+ Pháp luật là phương tiện hoàn thiện chủ thể quản lí. Muốn vậy, chỉ có
thể thực hiện trên cơ sở những nguyên tắc và qui định cụ thể của pháp luật. Pháp
luật qui định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền,
đảm bảo cho nhà nước được tổ chức gọn nhẹ và hoạt động có chất lượng cao.
Từ đây rút ra cho các em một kết luận mang tính tất yếu là con người, xã
hội muốn tồn tại và phát triển thì không thể tách rời pháp luật, ai đứng ngoài
pháp luật sớm muộn cũng bị đào thải chừng nào xã hội vẫn còn giai cấp.
b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình
Học sinh làm bài tập tình huống sau:
T là học sinh lớp 12, em nghe cô giáo dạy GDCD nói: Pháp luật rất cần
thiết đối với mỗi công dân vì pháp luật là phương tiện, công cụ để công dân thực
hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy vậy T vẫn rất băn
khoăn: - Mình có thấy pháp luật cần thiết cho mình đâu? Mình cần gì pháp luật
nhỉ? Không có pháp luật thì mình còn thấy tự do, có pháp luật thì mình lại thấy
vướng thêm, gò bó thêm, mất tự do thêm nữa.
1. Em có đồng ý với cách nghĩ của T và có suy nghĩ gì với điều băn khoăn
của T không?

2. Trong cuộc sống, pháp luật có cần thiết cho mỗi công dân và cho em
không? Cho ví dụ?
Qua giải quyết bài tập tình huống học sinh thấy được pháp luật là phương
tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Qua tìm hiểu vai trò của pháp luật giáo viên phải làm cho học sinh hiểu
rằng dù là ai (cán bộ, công nhân, nông dân... hay người có chức, quyền ), dù làm
việc gì, ở đâu, cũng phải làm đúng theo pháp luật. Đó là chuẩn mực để đánh giá
một công dân tốt, một xã hội lành mạnh, một đất nước phát triển.
9


Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

1.2. Sử dụng phương pháp tình huống tìm hiểu một số quyền bình
đẳng của công dân:
Là quyền thiêng liêng cơ bản nhất của con người. Quyền bình đẳng của
con người được thực hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mà trước tiên
và cơ bản nhất là quyền bình đẳng trước pháp luật.
-Bình đẳng trước pháp luật: có nghĩa là mọi công dân nam, nữ thuộc các
dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối
xử trong hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo qui
định của pháp luật. Nội dung của quyền này bao gồm công dân bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. Quyền của công dân
không tách rời với nghĩa vụ của công dân, tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ của công dân còn phụ thuộc vào khả năng, hoàn cảnh cụ thể
của mỗi cá nhân. Thực hiện sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là điều kiện cho
công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, làm cho pháp luật được tôn trọng và
thực hiện một cách nghiêm minh, công bằng ở mọi nơi, không phân biệt chức
vụ, địa vị, tầng lớp và nghề nghiệp

Để hiểu rõ quyền này cho học sinh làm bài tập sau:
Tốt nghiệp THPT, trong lớp mỗi người một ngả, có gần 30 em được vào
đại học tiếp tục thực hiện ước mơ của mình, còn những người khác thì vào
THCN, người theo học nghề, người vào làm trong nhà máy, người làm kinh
doanh ... Từ đó có nhiều bạn suy nghĩ: bạn bè ta đâu còn được bình đẳng như
nhau nữa! Người được vào Đại học sao có thể nói là bình đẳng với người Trung
cấp, người lao động chân tay đâu có bình đẳng với người ngồi trên học đường?
Người thì an nhàn sung sướng, người thì lao động cực nhọc! Mong sao chúng ta
trở lại tuổi học trò để được như nhau như những năm tháng qua.
1. Em có nhận xét gì qua tâm sự của các bạn sau khi tốt nghiệp THPT?
2. Em hiểu như thế nào là bình đẳng giữa những học sinh tốt nghiệp
THPT trong việc vào các trường Đại học, Trung cấp chuyên nghiệp hoặc đi vào
lao động sản xuất?
3. Suy nghĩ của em sau khi tốt nghiệp THPT?
Quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân được thể hiện trong mọi
mặt của đời sống xã hội; đây chính là thể hiện sự bình đẳng giữa mỗi thành viên
trong cộng đồng xã hội, là một nhu cầu tự nhiên và cũng là ước mơ cháy bỏng
của nhân loại tiến bộ. Đối với nước ta bình đẳng không chỉ là nguyên tắc trong
hoạt động của công dân, của hệ thống chính trị mà còn là mục tiêu của chế độ xã
hội. Quyền bình đẳng của công dân được qui định và bảo vệ bằng pháp luật đã
và đang thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta, đó là động lực quan trọng trong
công cuộc xây dựng CNXH. Bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội được thể hiện một số lĩnh vực cơ bản sau:
- Bình đẳng trong Hôn nhân và Gia đình: “là bình đẳng về nghĩa vụ giữa
vợ và chồng, giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ,
công bằng tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các quan hệ ở phạm
10


Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm

nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

vi gia đình và xã hội”. Quan hệ hôn nhân và huyết thống là 2 mối quan hệ cơ
bản nhất trong gia đình. Để thực hiện quyền bình đẳng trong gia đình cần phê
phán một số quan điểm gia trưởng, quan điểm trong gia đình một chiều, thiếu
dân chủ, những quan điểm đó thể hiện trong bài tập tình huống:
* Bài tập tình huống: Năm nay T đã 16 tuổi là học sinh lớp 10 nhưng nhìn
mặt cậu ta có vẻ u buồn, T luôn bị bố mắng mỏ, hắt hủi. Ở trong nhà em chẳng
có quyền gì cả, nói gì cũng bị bố ngắt lời, trình bày điều gì bố cũng không nghe.
Bố thường nói với T: “Mày là con thì không có quyền gì cả, bố mẹ nói gì cũng
phải nghe, bảo làm gì cũng phải làm, như thế mới là con”. T biết dù là con thì
cũng phải có chút quyền, ít nhất thì cũng có quyền được bày tỏ ý kiến nguyện
vọng của mình. Nhưng bố T đâu có nghĩ thế.
1. Theo em, bố của T có quyền áp đặt mọi ý kiến, suy nghĩ của mình đối
với con của mình không?
2. Em hiểu thế nào là bình đẳng giữa cha mẹ và con?
3. Gia đình em đã thực hiện sự bình đẳng giữa các thành viên trong gia
đình chưa? Nêu một số biểu hiện sự bình đẳng của gia đình em?
- Bình đẳng trong lao động là "bình đẳng giữa mọi công dân trong thực
hiện quyền lao động thông qua tìm kiếm việc làm, bình đẳng giữa người lao
động và người sử dụng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ
trong mọi cơ quan, doanh nghiệp trong phạm vi cả nước". Sự bình đẳng đó của
công dân được pháp luật ghi nhận trong Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp ...
Nội dung phần này GV cần làm rõ thêm khái niệm việc làm, ưu điểm và hạn chế
của lao động Biên chế với lao động Hợp đồng. Qua đó định hướng nghề nghiệp
cho HS, phê phán các quan điểm sai lầm.
* GV cho HS bàn luận về tình huống sau:
Tốt nghiệp THPT, đủ 18 tuổi. H quyết định bắt đầu sự nghiệp bằng nghề
kinh doanh. Sau khi tham gia khóa đào tạo ngắn hạn về kinh doanh, H thưa
chuyện với bố mẹ để cấp vốn và đã được bố mẹ đồng ý. Công việc đầu tiên mà

H phải làm là nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh lên UBND huyện. Thế nhưng, anh
tiếp nhận hồ sơ thì lại giải thích rằng H không thể được cấp giấy chứng nhận
đăng kí kinh doanh, vì mới tốt nghiệp THPT, vừa mới qua tuổi vị thành niên. H
suy nghĩ đâu có qui định người đã thành niên nhưng vừa mới tốt nghiệp THPT
không được đăng kí kinh doanh?
1. H có thể lựa chọn nghề kinh doanh được không? H có quyền bình đẳng
như mọi thành viên khác trong việc được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh không?
2. Lời giải thích của người tiếp nhận hồ sơ có đúng pháp luật không?
3. Những điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh?
Như vậy bình đẳng trong lao động là cơ sở bình đẳng trong kinh doanh,
công dân có quyền lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, bình đẳng trong
thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.
11


Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo: Quyền này xuất phát từ
quyền con người. Nước ta là một nước nhiều dân tộc và có nhiều tôn giáo, đây là
cơ sở để đoàn kết giữa các dân tộc và các tôn giáo.
* GV cho HS bàn luận về tình huống sau:
Tình huống 1: Anh P và chị H yêu nhau đã được một năm. Hai anh chị có
ý định sẽ tiến đến hôn nhân. Nhưng khi đem chuyện này ra báo cáo và bàn bạc
với bố mẹ thì chị H bị bố mẹ và gia đình phản đối kịch liệt với lí do là gia đình
chị H theo đạo Thiên chúa, còn gia đình anh P lại theo đạo Phật, nên không hai
người không thể cưới nhau. Chị H rất lo lắng và chưa biết giải quyết sự việc ra
sao.
Theo em, việc ngăn cản của gia đình chị H có phải là đã vi phạm pháp

luật không ? Vì sao ?
Việc ngăn cản của gia đình chị H là đã vi phạm cả Luật Hôn nhân và gia
đình và Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, vì theo quy định của pháp luật, việc hôn
nhân phải dựa trên cơ sở tự nguyện, không ai được cưỡng ép. Anh P và chị H
vẫn có thể được kết hôn mà không cần phân biệt sự khác nhau về thành phần
dân tộc hay tín ngưỡng tôn giáo.
Tình huống 2: Tại một trường dân tộc nội trú của tỉnh Thừa Thiên – Huế
có rất nhiều học sinh thuộc các dân tộc khác nhau trong tỉnh. Trong các hoạt
động văn hoá, văn nghệ, nhà trường luôn khuyến khích học sinh đăng kí những
tiết mục có nôi dung liên quan đến bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Ngoài ra,
trong các dịp lễ hội hay hoạt động ngoại khoá, nhà trường cũng khuyến khích
học sinh mặc những trang phục của dân tộc mình.
Theo em, những việc làm trên của nhà trường có thể hiện sự bình đẳng
giữa các dân tộc hay không ? Vì sao ?
Những việc làm trên của nhà trường là thể hiện sự bình đẳng giữa các dân
tộc, vì những việc làm đó thể hiện sự tôn trọng những nét khác biệt về văn hoá
truyền thống của các dân tộc anh em. Điều đó không chỉ tạo ra sự đa dạng và
phong phú trong các hoạt động văn hoá văn nghệ của nhà trường mà còn góp
phần thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc giữ gìn và
phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trên đất
nước ta.
Tóm lại, quyền bình đẳng là quyền thiêng liêng của con người, trong xã
hội ta mọi người đều được quan tâm, tôn trọng đây là cơ sở quan trọng nhất để
họ có điều kiện phát triển, đây là nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Qua nghiên cứu các quyền bình đẳng này giúp các em có quan niệm đúng
đắn trong cuộc sống, trong đối nhân xử thế giữa con người với con người, biết
đấu tranh phê phán các hiện tương lạm quyền hoặc lợi dụng quyền từ đó biết
cách phải làm gì để bảo vệ các quyền chính đáng của mình và người khác.
1.3. Sử dụng phương pháp tình huống tìm hiểu một số quyền tự do cơ
bản của công dân

12


Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

Con người sống trong xã hội tồn tại với 2 tư cách: thứ nhất là thành viên
của cộng đồng (gia đình, tập thể nơi mình sinh sống và làm việc, dân tộc ...), họ
được đối xử bình đẳng. Thứ hai là tư cách cá nhân (cá thể người) là những con
người cụ thể, có những nét riêng về cả thể chất và tinh thần. Vì lẽ đó họ phải
được pháp luật bảo vệ những cái gì thiết thực liên quan đến một con người cụ
thể. Để hiểu pháp luật Việt Nam đã có những qui định gì để bảo vệ quyền của cá
nhân học sinh cần tìm hiểu quyền tự do cơ bản của công dân.
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể:Có nghĩa là không ai bị bắt, nếu
không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát,
trừ trường hợp tội phạm quả tang hoặc đang truy nã. Việc qui định quyền này
nhằm trừng trị những người tùy tiện bắt người trái qui định của pháp luật nhằm
bảo vệ cuộc sống bình yên của mỗi người.
* GV cho HS thảo luận huống sau:
Ông chủ tịch xã Y một lần uống rượu say, trở về trụ sở của Uỷ ban, thấy
trên bàn có một báo cáo của bộ phận tài vụ chuyển sang, trong đó ghi tên 3 hộ
chưa kịp đóng quỹ lao động công ích của địa phương. Ông chủ tịch xã quá tức
giận. Sẵn có hơi men, ông ra lệnh cho công an xã lập tức bắt giam hai chủ hộ tại
Uỷ ban vì tội chậm nộp quỹ lao động công ích. Ngoài ra, ông còn tuyên bố khi
nào người nhà đem tiền đến nộp quỹ thì mới thả người về.
Theo em, ông chủ tịch xã làm như vậy là có vi phạm pháp luật hay không ?
Nếu có thì ông có thể sẽ phải chịu những trách nhiệm pháp lí nào ?
Ông chủ tịch xã đã vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng. Bởi vì chủ
tịch xã không có quyền bắt người trong trường hợp trên. Theo Pháp lệnh xử lí vi
phạm hành chính, chủ tịch xã chỉ có quyền ra quyết định tạm giữ người trong

trường hợp gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ và thời gian
tạm giữ cũng không quá 12 giờ hoặc 24 giờ đối với trường hợp cần thiết. Như
vậy, với việc bắt giam 2 chủ hộ vì chậm nộp quỹ công ích, ông chủ tịch xã đã vi
phạm Điều 123 Bộ luật Hình sự : “Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật”.
Ông chủ tịch xã có thể sẽ phải chịu các trách nhệm pháp lí sau: trách
nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự (bồi thường về vật chất và tinh thần cho
người bị bắt) và trách nhiệm kỉ luật (vì không thực hiện đúng chức trách của một
cán bộ, viên chức).
- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm: cá nhân là một con người cụ thể có những nét riêng về cả thể chất lẫn tinh
thần vì vậy pháp luật không chỉ qui định quyền bất khả xâm phạm về thân thể
mà còn qui định quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự
và nhân phẩm. Có nghĩa là công dân được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe,
được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm người khác.
* GV cho HS thảo luận về tình huống sau:
Tan học đã lâu mà bé V vẫn chưa về, cả nhà hốt hoảng đi tìm. Mãi đến
gần tối, nhờ sự giúp đỡ của các chú công an phường, gia đình mới tìm thấy bé V
13


Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

đang đứng khóc với vẻ mặt sợ hãi ở một góc phố vắng. Hỏi ra mới biết bé bị
một người phụ nữ lạ mặt hăm doạ rồi bắt đi. Đến nơi vắng vẻ, người phụ nữ đã
lấy hết bông tai, vòng vàng trên người bé rồi bỏ đi. Về đến nhà, bà ngoại bé V
thở phào mừng rỡ. Bà an ủi mọi người: “Thôi thì của đi thay người !”.
Em có đồng ý với cách nghĩ của bà ngoại bé V không? Vì sao?
Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Em không đồng ý với cách nghĩ của bà ngoại bé V, bởi vì cách nghĩ ấy thể
hiện sự dung túng cho hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của con
người và không tích cực đấu tranh chống lại sự xâm phạm đó.
Qua tình huống trên, chúng ta rút ra được bài học là đối với lứa tuổi học
sinh, tuyệt đối không được mang đồ trang sức, đặc biệt là đồ trang sức quý trên
người để khỏi thu hút sự chú ý của kẻ xấu. Hơn nữa, cần nâng cao sự cảnh giác
đối với những người lạ, tan học là về nhà ngay và khi gặp kẻ xấu, cần bình tĩnh
và khôn khéo tìm cách báo cho người lớn biết để được giúp đỡ.
Đối với mỗi một con người thì tính mạng và sức khỏe có vai trò hết sức
quan trọng, nó làm tiền đề cho tất cả các hoạt động của con người, nếu tính
mạng và sức khỏe của con người bị đe dọa thì xã hội sẽ mất ổn định, thiếu lành
mạnh. Chính vì lẽ đó pháp luật Việt Nam đưa ra các điều qui định (Điều 104,108
của Bộ luật Hình sự) nhằm nghiêm cấm các hành vi làm tổn hại đến sức khỏe và
tính mạng của người khác, bất kể họ là ai, là người có quyền hay một người bình
thường trong xã hội. Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm người
khác là trái với đạo đức và vừa là vi phạm pháp luật, phải bị xử theo pháp luật.
Việc pháp luật qui định quyền này nhằm xác định địa vị pháp lí của công dân
trong mối quan hệ với người khác, bảo vệ và tôn trọng tính mạng, sức khỏe,
danh dự và nhân phẩm của công dân, đề cao nhân tố con người trong nhà nước
Pháp quyền XHCN. Đây là thể hiện bản chất ưu việt của chế độ XHCN.
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, và bảo đảm an toàn và
bí mật thư tín, điện thoại và điện tín:
*GV cho HS thảo luận về tình huống sau:
Thanh và Hoa là hai nữ sinh lớp 12A2, chơi thân với nhau và cùng ở một
phòng trong kí túc xá của trường. Một hôm, Th lên văn phòng của trường để lấy
thư và báo, thấy thư của H đề tên người gửi là một diễn viên điện ảnh rất nổi
tiếng, Th cầm về với ý định sẽ đưa cho bạn. Nhưng trên đường đi, vì quá tò mò
nên Th đã bóc thư ra đọc, không may thư bị rách, sợ H giận nên Th đã giấu kín
bức thư ấy đi.
– Theo em, Th đã có hành động gì mà pháp luật có quy định cấm ?

– Nếu là bạn của Th, em có lời khuyên gì dành cho bạn ?
Hành động của Th mà pháp luật cấm đó là chiếm đoạt và tự ý mở thư tín,
điện tín của người khác.
Nếu là bạn của Th, em sẽ khuyên Th nên trực tiếp mang thư đến xin lỗi
bạn Hằng và hứa với H là không bao giờ tái phạm nữa.
Với tư cách là con người, mỗi cá nhân tồn tại gắn liền thân thể, danh dự,
14


Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

nhân phẩm với đời sống vật chất và tinh thần của mình. Vì lẽ đó pháp luật Việt
Nam qui định công dân được bảo vệ về chỗ ở và được bảo đảm an toàn và bí
mật thư tin, điện thoại và điện tín. Đó là những phương tiện rất cần thiết trong
cuộc sống được con người sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy pháp
luật bảo vệ các quyền đó.
- Quyền tự do ngôn luận: Giáo viên cho học sinh tìm hiểu tình huống sau:
Ông H là một cán bộ viên chức thuộc Uỷ ban nân dân xã P. Trong một lần
vi phạm kỉ luật lao động, ông đã bị buộc thôi việc. Sau khi có quyết định thôi
việc, ông tỏ ra rất bất mãn với với chính quyền. Trong các cuộc họp hoặc các
buổi tiệc đông người, ông thường công khai phê phán và xuyên tạc chủ trương
và chính sách của thôn và xã, nói xấu cán bộ đủ điều. Ngoài ra, ông còn lên
mạng, liên lạc với một số phần tử phản động để cung cấp những thông tin thuộc
bí mật quốc gia mà ông biết khi còn đương chức. Khi mọi người can ngăn, ông
gạt phắt đi và nói đây là quyền tự do ngôn luận, công dân có quyền nói ra tất cả
những họ nghĩ và biết.
– Theo em, quan điểm và việc làm của ông H đúng hay sai ? Vì sao ?
– Việc làm của ông H có thể dẫn tới những hậu quả gì ?
Quan điểm và việc làm của ông H là sai. Bởi vì những việc ông làm

không phải là quyền tự do ngôn luận. Ông có quyền bảy tỏ quan điểm, ý kiến
của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước, nhưng xuyên tạc
nội dung đường lối, chính sách của địa phương là vi phạm pháp luật.
Việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận sẽ khiến ông H bị khép vào tội vu
khống người khác, chống phá chính quyền nhà nước, gây rối trật tự công cộng
và phát tán tài liệu thuộc bí mật quốc gia.
Quyền này được thể hiện qua nhiều hình thức: Công dân có thể trực tiếp
phát biểu ý kiến tại các cuộc họp hoặc có thể viết bài đăng báo, có thể góp ý
kiến, kiến nghị về Đại biểu quốc hội. Quyền tự do ngôn luận là quyền không thể
thiếu trong một xã hội dân chủ, là chuẩn mực của xã hội mà trong đó công dân
có quyền làm chủ thực sự là cơ sở, điều kiện để công dân tham gia chủ động và
tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội.
Qua bài các quyền tự do cơ bản của công dân nhằm giáo dục các em kỹ
năng nhận thức, kỹ năng tư duy phê phán, biết xử sự phù hợp, không làm những
việc mà pháp luật cấm.
1.4. Sử dụng phương pháp tình huống tìm hiểu một số quyền dân chủ
của công dân:
Việc thực hiện các quyền dân chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội ngày càng được bổ sung và hoàn thiện không ngừng bởi
những qui định của pháp luật. Chính những qui định về quyền dân chủ của nhân
dân đã trở thành động lực to lớn để phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân
trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Khác với các quyền khác thì quyền này
đã được học sinh học từ lớp 11 qua bài Nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa.
Nội dung quyền này gồm 3 quyền:
15


Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”


- Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan Đại biểu nhân dân:
Giáo viên cho học sinh tìm hiểu tình huống sau:
Sau ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, các bạn lớp 12 đến lớp với
niềm tự hào lớn trước các em lớp dưới vì đã lần đầu tiên được thực hiện quyền
bầu cử của công dân. H hãnh diện khoe : “Tớ không chỉ có một phiếu đâu nhé !
Cả bà và mẹ đều “tín nhiệm cao” giao phiếu cho tớ bỏ vào thùng phiếu luôn”.
Em có chia sẻ với H niềm tự hào đó không ? Vì sao ?
H tự hào là rất chính đáng, nhưng việc H hãnh diện vì bỏ phiếu thay ba
mẹ là một việc làm sai, cần phải bị phê phán. Bởi vì nguyên tắc bầu cử trực tiếp
là mỗi công dân phải tự mình lựa chọn đại biểu để bầu, hơn nữa, việc tổ chức
bầu cử thường được tổ chức vào các ngày nghỉ, nên H không có quyền bỏ phiếu
dùm cho ba mẹ, việc làm này là vi phạm Luật Bầu cử.
- Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội; Giáo viên cho học sinh tìm
hiểu tình huống sau:
Xã X là một xã mới được thành lập nên công việc quy hoạch để xây dựng cơ
sở hạ tầng là rất quan trọng. Thực hiện chỉ đạo của cấp trên, Uỷ ban nhân dân xã
X đã đưa ra bản đồ quy hoạch chi tiết về việc xây dựng các công trình công
cộng trong xã để lấy ý kiến của người dân trong địa bàn. Một lần đi ngang qua,
thấy trên bản đồ quy hoạch còn thiếu nhiều công trình dành cho trẻ em như công
viên, thư viện, khu vui chơi dành cho trẻ em, nhà văn hoá thiếu nhi,... V cảm
thấy cần thiết phải góp ý với Uỷ ban để bổ sung các công trình ấy vào bản quy
hoạch. Trao đổi điều này với bố, bố V cho rằng V chỉ mới là học sinh Trung học
phổ thông nên không có quyền tham gia góp ý. Nếu có góp ý thì lãnh đạo xã
cũng sẽ không quan tâm vì V chưa đủ tuổi để thực hiện quyền tham gia quản lí
Nhà nước.
– Theo em, quan điểm của bố bạn V đúng hay sai ? Vì sao ?
– Việc tham gia góp ý cho bản đồ quy hoạch của xã có được xem là biểu
hiện của việc thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội hay không ?
Quan điểm của bố bạn V là sai. Bởi vì V hoàn toàn được phép góp ý vào bản đồ
quy hoạch chi tiết để thực hiện quyền công dân của mình. Những ý kiến của V sẽ

được xem xét và nếu hợp lí sẽ được Uỷ ban bổ sung trong quá trình thực hiện.
Việc tham gia góp ý cho bản đồ quy hoạch của xã cũng là một biểu hiện của
việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Đó là quyền tham gia
quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở.
- Quyền khiếu nại và tố cáo của công dân.
Giáo viên cho học sinh tìm hiểu tình huống sau:
Một cán bộ xã nghi một học sinh lớp 8 lấy cắp xe đạp của con mình nên
đã bắt em về trụ sở xã, nhốt vào phòng làm việc cả ngày và mắng nhiếc, doạ
dẫm, ép em phải nhận tội. Thực ra, chiếc xe đó đã bị một bạn khác trong lớp
mượn mà không hỏi con ông cán bộ xã. Cuối ngày, sau khi chiếc xe đã được tìm
lại, ông cán bộ xã mới thả cho em học sinh kia về trong trạng thái tinh thần
16


Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

hoảng loạn. Mẹ em học sinh đó do bị cán bộ xã khống chế, doạ nạt nên không
dám nói năng gì.
Em có thể làm gì để giúp bạn học sinh trong trường hợp này và cũng để
phòng ngừa những việc tương tự có thể xảy ra đối với em và các bạn khác trong
trường ?
Việc làm của người cán bộ xã là hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền bất
khả xâm phạm thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm
của công dân. Điều 71 Hiến pháp năm 1992 quy định : “Không ai bị bắt nếu
không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện
kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang”. Trường hợp này, em học
sinh không lấy cắp xe đạp, người cán bộ cũng không bắt được quả tang, chỉ nghi
ngờ mà đã lạm dụng quyền để bắt và doạ dẫm em học sinh đó.
Là học sinh, chúng ta cần có những hành động tích cực để giúp bạn phòng

ngừa những việc tương tự xảy ra, bằng cách :
– Tự mình sử dụng quyền tố cáo của công dân để gởi đơn đến cơ quan nhà
nước hoặc cơ quan thông tin đại chúng, đề nghị xem xét, xử lí.
– Giải thích cho gia đình bạn học sinh đó hiểu quyền và trách nhiệm trong
việc khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người cán bộ, đòi bồi
thường về thể chất và tinh thần theo quy định về pháp luật.
Công dân có quyền bình đẳng, có quyền tự do cá nhân, có quyền dân chủ,
tất cả các quyền này thực chất hướng đến bảo vệ những giá trị cơ bản của công
dân, không những thế công dân còn được học tập sáng tạo và phát triển. Tất cả
các quyền đó đều được pháp luật ghi nhận. Mục đích cao cả nhất của sự phát
triển là chăm lo và tạo điều kiện cho con người phát triển để họ trở thành các
chủ nhân tương lai của đất nước.
1.5. Sử dụng phương pháp tình huống tìm hiểu một số quyền phát
triển của công dân:
- Học tập là quyền cơ bản của công dân: được ghi nhận trong Hiến pháp,
Luật Giáo dục và trong các văn bản luật khác. Mọi công dân có quyền học
không hạn chế, công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào, công dân có quyền
học tập thường xuyên và học tập suốt đời, mọi công dân đều được đối xử bình
đẳng về cơ hội học tập.
Giáo viên cho học sinh tìm hiểu tình huống sau:
* H nói với Th: Mọi công dân có quyền và nghĩa vụ học tập không hạn
chế là không đúng đâu, hạn chế là quá rõ ràng đi chứ. Chẳng hạn như tụi mình
sau khi học xong THPT thì có được vào trường Đại học, Cao đẳng đâu chỉ vào
Trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, lại có đứa chẳng được học hành gì
phải lao động ngay.
1. Em có đồng ý với suy nghĩ của H không? Vì sao?
2.Theo em, quyền và nghiã vụ học tập được thể hiện như thế nào trong
hiến pháp và pháp luật Việt Nam?
17



Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

Qua giải quyết tình huống này tức là cho học sinh đã nắm được quyền học
tập.
- Quyền sáng tạo: là quyền của mỗi người tự do nghiên cứu khoa học, tự
do tìm tòi suy nghĩ để đưa ra các phát minh sáng chế, sáng kiến cải tiến kĩ thuật
hợp lí hoá sản xuất; quyền sáng tác văn học nghệ thuật, khoa học. Pháp luật Việt
Nam một mặt khuyến khích tự do sáng tạo ứng dụng khoa học và công nghệ,
mặt khác luôn bảo vệ quyền sáng tạo của công dân. Quyền sáng tạo này được
thực hiện với mọi đối tượng và mọi ngành nghề.
Để khẳng định quyền này GV giới thiệu tình huống sau:
* H hỏi T “Có phải ở những người học bậc cao mới có quyền sáng tạo
không?" T trả lời: "Ai chẳng có quyền sáng tạo, chú tớ làm công nhân còn được
nhận chứng chỉ sáng tạo trong nhà máy mà”.
"Nhưng học sinh chúng mình thì sáng tạo gì?" H hỏi tiếp, T nói: "Học
sinh cũng có thể sáng tạo, điều quan trọng là phải chịu khó suy nghĩ thì mới
sáng tạo được".
Theo em có phải mọi công dân đều có quyền sáng tạo không?
Quyền sáng tạo của công dân được thể hiện trong Hiến pháp năm 1992
như thế nào?
Làm rõ vấn đề trên cũng chính là hiểu được nội dung quyền sáng tạo của
công dân.
- Quyền phát triển: Theo quan điểm của Triết học Mác Lê Nin sự vật hiện
tượng luôn luôn vận động và phát triển. Con người là trung tâm của sự phát
triển, để tạo cơ sở cho con người phát triển, pháp luật Việt Nam thừa nhận công
dân có quyền phát triển. Quyền được phát triển là quyền của công dân được
sống trong môi trường tự nhiên và xã hội lành mạnh, có lợi cho sự tồn tại và
phát triển về thể chất, trí tuệ, đạo đức, có đời sống đầy đủ về vật chất, được học,

được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia hoạt động văn hóa; được chăm sóc
sức khỏe, được khuyến khích và phát triển tài năng.
GV cho HS giải tình huống pháp luật sau:
Hương Lan muốn vào học trường Chuyên tỉnh để có điều kiện học tốt
hơn. Hương Lan thắc mắc nói với bạn: - “Bạn này, nghe nói công dân có quyền
được phát triển mà sao tớ muốn vào trường Chuyên lại không được?” Bạn của
Hương Lan trả lời: “Ai cũng có quyền được phát triển, nhưng muốn vào trường
chuyên thì phải thi và được điểm cao thì mới được chọn chứ” Hương Lan thở
dài: - “Thế còn gì là quyền được phát triển của công dân nữa! Muốn học trường
tốt hơn cũng không được”. Em có đồng ý cách suy nghĩ của Hương Lan không?
Vì sao? Em hiểu thế nào là quyền được phát triển?
Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân là quyền cơ bản thể
hiện bản chất tốt đẹp của xã hội ta, là cơ sở, điều kiện để con người được phát
triển toàn diện, trở thành công dân tốt, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Ai thực hiện tốt các quyền này có thể trở
18


Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

thành nhân tài cho đất nước. Chỉ có trong xã hội ta là XHCN thì mới có khả
năng thực thi quyền này.
Giảng dạy môn Giáo dục công dân nói chung và phần pháp luật nói riêng,
kiến thức thực tế là những minh chứng chính xác nhất. Kiến thức thực tế càng
phong phú, càng gần gũi bao nhiêu thì tính giáo dục và tính thuyết phục càng
cao, làm cho các em có lòng tin, hứng thú trong giờ học, từ đó các em có thể liên
hệ và rút ra bài học cho mình.
2. Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa nhằm khắc sâu kiến thức cho học
sinh.

2.1. Cách sử dụng phương pháp sơ đồ:
- Giáo viên dựa vào chính sơ đồ để soạn ra các tình huống dạy học cũng
như các thao tác, phương pháp dạy. Lúc này sơ đồ chính là mục đích - phương
tiện truyền đạt của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh.
- Trong khi sử dụng giáo viên phải hình thành rõ mạch chính, mạch nhánh
của sơ đồ, mối quan hệ nhân quả, mối quan hệ tác động hoặc sự liên kết các đơn
vị kiến thức trên sơ đồ.
- Giáo viên xây dựng sơ đồ dựa trên cơ sở nội dung bài học có trong
SGK, sau đó tổ chức học sinh trên lớp phân tích nội dung sơ đồ để tìm ra kiến
thức cần nắm hoặc trên cơ sở một số sơ đồ trống, giáo viên yêu cầu học sinh tự
tìm kiếm kiến thức lấp đầy.
2.2. Sử dụng sơ đồ trong việc kiểm tra kiến thức cũ của học sinh vào
đầu giờ học
* Để kiểm tra kiến thức “Bài 1: Pháp luật và đời sống: Phần các đặc
trưng của pháp luật, giáo viên sử dụng sơ đồ và kèm theo câu hỏi: Hãy điền
vào sơ đồ sau,nội dung các đặc trưng của pháp luật
Sơ đồ:

Các đặc trưng của pháp luật

Tính quyền lực bắt
buộc chung

Tính quyền quy
phạm phổ biến

Tính quyền chặt chẽ
về mặt hình thức

....................


....................

....................

....................

....................

....................

...................

...................

...................

....................

....................

....................

....................

....................

....................

19



Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

* Để kiểm tra kiến thức bài 2: “Thực hiện pháp luật”Phần Các hình thức
thực hiện pháp luật. Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ và kèm theo câu hỏi:Nêu
chủ thể, nội dung, ví dụ cho các hình thức thực hiện pháp luật?
Sử dụng pháp luật:

Các hình
thức
thực hiện
pháp
luật

......................................................................
......................................................................
Thi hành....
pháp luật:
......................................................................
......................................................................
Tuân thủ....pháp luật:
......................................................................
......................................................................
Áp dụng....
pháp luật:

......................................................................
2.3. Sử dụng sơ đồ trong ......................................................................

việc định hướng nhận thức của học sinh,
dùng vào lúc mở đầu bài học:
- Để cho học sinh nắm bắt và hiểu được cấu trúc nội dung của bài 4, :
Quyền bình đẳng của công dân. Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ:
Sơ đồ:

Quyền bình đẳng của công dân

Quyền bình đẳng
của công dân
trong hôn nhân và
gia đình

Quyền bình
đẳng của công
dân trong lao
động

20

Quyền bình đẳng
của công dân
trong kinh doanh


Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

- Để cho học sinh nắm bắt và hiểu được cấu trúc nội dung của bài 7: Công dân
với các quyền dân chủ. Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ:

Sơ đồ:

Công dân với các quyền dân chủ

Quyền bầu cử và

Quyền tham gia quản

Quyền khiếu nại và

ứng cử

lý nhà nước và xã hội

tố cáo

2.4. Sử dụng sơ đồ trong việc giảng bài mới
* Trên cơ sở sơ đồ: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các loại vi
phạm pháp luật trong bài 2: Thực hiện pháp luật
Sơ đồ:

Các loại vi phạm pháp luật

Vi phạm hình

Vi phạm hành chính

sự

…………………………

…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
………………………

Vi phạm dân

Vi phạm kỷ

sự

luật

…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………

…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
………………………

21


……………………………
……………………………
……………………………
……………………………
……………………………
……………………………


Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

* Trong nội dung bài 1: Pháp luật và đời sống để khai thác nội dung mục
2: Bản chất của pháp luật Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ sau:
Sơ đồ
BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT

Bản chất giai cấp
của pháp luật

.................
.........

Bản chất xã hôi của pháp
luật

.................
.................
...

.................

.................
...

.................
.................
....

………………
………………
2.5 Sử dụng sơ đồ
để thể hiện toàn bộ
kiến thức học sinh ………………
đã lĩnh hội
...........
…………
…..
…..
* Để hệ thống hóa nội dung bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giáo
………………
viên
có thể sử dụng sơ đồ sau:

…..đồ
BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC

Bình đẳng trong
lĩnh vực chính trị

Bình đẳng trong
lĩnh vực kinh tế


…………………
…………………
…………………


…………………
…………………
…………………
…….

22

Bình đẳng trong
lĩnh vực văn hóa,
giáo dục
……………………
……………………
…………………….


Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

* Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời
sống xã hội, sau khi hướng dẫn học sinh nắm nội dung của các quyền. Để hệ
thống lại nội dung bài học, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ sau:
Sơ đồ

Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực

của đời sống xã hội

Bình đẳng trong hôn
nhân và gia đình

Bình đẳng trong lao
động

Bình đẳng trong
kinh doanh

Thế
nào

bình
đẳng
trong
hôn
nhân

gia
đình

Thế
nào là
bình
đẳng
trong
lao
động


Thế
nào là
bình
đẳng
trong
kinh
doanh

Nội
dung
đẳng
trong
hôn
nhân


Trách
nhiệm
của
nhà
nước
trong
hôn
nhân

Nội
dung
đẳng
trong

lao
động

Trách
nhiệm
của
nhà
nước
trong
lao
động

Nội
dung
đẳng
trong
kinh
doanh

Trách
nhiệ
m của
nhà
nước
trong
kinh
doan
h

-Giáo viên để một số ô trống, để trống một số cạnh, yêu cầu học sinh tìm

các kiến thức điền vào ô trống hoặc vẽ và điền tiếp các cạnh.
- Sau khi học xong Bài 8“Pháp luật với sự phát triển của công dân”
giáo viên sử dụng sơ đồ sau:

23


Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

Sơ đồ

Pháp luật với sự phát triển của công dân

Quyền học tập

Quyền sáng tạo

Quyền phát
triển

Khái niệm

Nội dung

Khái niệm

Nội dung

.................

.................
.................

………………
………………
.

Khái niệm

Nội dung

................. ……………..
.................
.................
...........
Trách nhiệm
của nhà nước và công dân
.
.
………………
……..
………………
.............................................................................
…...
2.6. Sử dụng………………………………………………………………………….
sơ đồ để ra bài tập về nhà hay kiểm tra kiến thức của
học sinh
.
+ Sau khi học xong bài 2, giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thiện sơ đồ về Khái
niệm, các hình thức thực hiện pháp luật

Sơ đồ

………………
……..

Khái
niệm,
các hình
thức
thực
hiện
pháp
luật

………………
………

Khái niệm thực
hiện pháp luật: ….
…...................
.............................
Các hình thức
.....
thực hiện pháp
luật: .....................
........
.............................
Các giai đoạnthực
.....hiện pháp luật
....................

...............................
24
...

Sử dụng pháp luật
.................................
..................................
Thi hành pháp luật
............................
..................................
Tuân thủ pháp luật
............……..............
………………..
Áp dụng pháp luật
............
……....................


Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung giáo dục công dân lớp 12”

* Sau bài 2giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thiện sơ đồ về vi phạm pháp
luật và trách nhiệm pháp lý
Vi phạm pháp luật
…………………………
………………………

Vi phạm pháp
luật và trách
nhiệm pháp lý


Trách nhiệm pháp lý
…………………………
………............................
................................

Các loại vi phạm pháp
luật và trách nhiệm
pháp lý
……………………………………
.......................................
.......................................
.
Nội dung của các quyền là một phần cốt lõi của các tiết dạy, dù bằng
những phương pháp, hình thức nào đi chăng nữa, thì đều phải chỉ rõ cho công
dân nói chung và các em nói riêng biết mình có những quyền, nghĩa vụ gì, làm
thế nào để thực hiện các quyền đó một cách đúng đắn nhất.
Pháp luật là công cụ của nhà nước và công dân, nhà nước và công dân
không tồn tại, phát triển nếu không có pháp luật. Vì lẽ đó sống và làm theo pháp
luật là cách sống tốt nhất của chúng ta hiện nay.
Thanh niên là thế hệ tương lai của đất nước, hơn bao giờ hết hãy tìm hiểu
pháp luật để biết mình phải làm gì để tồn tại và phát triển cho hiện tại và cho cả
tương lai,biết phải làm gì khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị người khác
xâm hại. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật đó là cách sống tốt nhất
cho tất cả mọi người trong thời đại hội nhập và phát triển hiện nay.
3. Hướng dẫn học sinh xây dựnghệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách
quan theobảng mô tả củatừng bài giúp học sinh tiếp cận với kỳ thi THPT
Quốc gia đạt kết quả cao.
3.1. Mục đích của xây dựng bảng mô tả và viết câu hỏi kiểm tra, đánh
giá theo bài học.

25


×