PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HÓA ĐỂ GIÚP
HỌC SINH HỌC TỐT MÔN HỌC VẦN LỚP 1
MÔN: TIẾNG VIỆT
Năm học 2014 - 2015
Mã SKKN
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết giáo dục giữ một vai trò quan trọng trong việc phát
huy tiềm năng của con người: Vì sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vì
mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao cuộc sống của cá
nhân, gia đình cộng đồng và xã hội.
Trong tài liệu BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN, giáo sư Nguyễn Hữu
Dũng đã viết: “Cuộc sống trong những thập kỉ mới chứa đựng đầy thử thách,
vừa kèm theo những cơ hội hiếm có. Những thế hệ sắp tới cần được giáo dục
tốt để có thể đương đầu với những thử thách mới, vừa sử dụng được những
thuận lợi và cơ hội mới.” Muốn vậy ngay từ bậc Tiểu học, đặc biệt là học sinh
lớp 1, giáo viên phải hình thành cho các em khả năng nhận biết và những quy
tắc để các em vận dụng những tư tưởng, tri thức một cách thường xuyên. Với
quan điểm như vậy, những người làm công tác giáo dục đều đang cố gắng đổi
mới phương pháp dạy học trong tất cả các nhà trường nói chung và bậc tiểu học
nói riêng. Hòa nhịp với sự đổi mới đó bản thân tôi cũng thấy trăn trở trước
những khó khăn trong quá trình giảng dạy hiện tại. Khó khăn đó là dạy cho học
sinh lớp 1 nắm vững cách đọc và viết Tiếng Việt để học sinh đọc thông viết
thạo, đặc biệt nắm chắc qui tắc chính tả trong hệ thống chữ tiếng Việt.
Học vần là một trong các phân môn của bộ môn Tiếng Việt, được kéo dài
2/3 chương trình Tiếng Việt lớp 1. Học vần chiếm một vị trí vô cùng quan trọng
trong quá trình học tập của học sinh. Học vần là điểm tựa vững chắc cho các em
học tập tốt ở những môn học khác. Không những thế mà các em còn phải ghi
nhớ một cách chính xác, có hệ thống để tạo nên các văn bản chữ viết. Vì vậy
một câu hỏi đặt ra cho tôi là làm thế nào để giúp các em nhớ được mặt chữ một
cách nhanh nhất, nắm chắc qui tắc chính tả một cách chính xác nhất, tốt nhất, có
hiệu quả nhất.
Là một giáo viên Tiểu học đã có nhiều năm kinh nghiệm dạy học, qua thực
tế trải nghiệm cuộc sống, tôi thấy việc học sinh viết sai lỗi chính tả một cách
trầm trọng có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là:
a. Về học sinh
2
Đặc điểm tư duy logic của học sinh lớp 1 chưa phát triển mạnh, chưa cẩn
thận, chưa kiên trì luyện tập trong học tập, vốn sử dụng ngôn ngữ còn hạn chế,
đặc biệt chưa nắm được qui tắc viết cho đúng chính tả.
b. Về giáo viên
Trong giảng dạy, giáo viên còn hạn chế việc nghiên cứu phương pháp dạy
nên nhiều giáo án bài dạy chưa phù hợp với đặc thù tư duy của học sinh lớp 1.
Giáo viên chưa có biện pháp cung cấp, chưa truyền tải kĩ và sâu về qui tắc chính
tả khi dạy học vần mà chủ yếu để học sinh tự nhận thức bằng cách viết theo chữ
mẫu. Vì vậy, khi học sinh gặp phải các chữ mới, khó, lạ các em thường lúng
túng đọc sai, viết sai.
Để nâng cao hiệu quả cho học sinh đọc đúng, viết đúng, chính xác, tôi đã
tiến hành nghiên cứu, thực hành áp dụng vào quá trình giảng dạy trong các tiết
học vần để giúp học sinh khắc phục những khó khăn ban đầu trong việc đọc và
viết góp phần nâng cao chất lượng học tập ở Tiểu học.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ
Để nâng cao hiệu quả trong việc dạy học vần ở lớp 1, để đạt được đích cuối
cùng là học sinh đọc tốt, nắm chắc qui tắc chính tả trong môn Tiếng Việt tôi đã
chọn đề tài: “Một số biện pháp tích cực hóa để giúp học sinh học tốt môn Học
vần lớp 1”.
Chúng ta đều biết học vần là một môn học khởi đầu giúp học sinh chiếm
lĩnh một công cụ mới để sử dụng cho việc học tập và giao tiếp. Chữ viết là tầm
quan trọng của học vần, nó chịu sự quy định trong hệ thống ngôn ngữ. Nếu chữ
viết được coi là ưu thế nhất trong giao tiếp bằng văn bản thì học vần có một vị
trí quan trọng không thể thiếu được trong chương trình môn Tiếng Việt ở bậc
Tiểu học. Học vần có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em chiếc chìa khóa để các
em học tốt và vận dụng chữ viết vào học tập. khi học sinh đã biết đọc, biết viết
các em có điều kiện nghe giáo viên trên lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham
khảo, làm bài tập thực hành,… từ đó các em có điều kiện học tốt các môn học
khác trong chương trình. Ngoài ra, thông qua việc dạy chữ, dạy âm, dạy vần,
dạy tiếng, dạy từ, dạy câu, học vần còn giúp các em phát triển vốn từ tạo cho các
em ham thích thơ văn. Đây là điều kiện để cho các em học tốt hơn môn Tiếng
Việt ở các lớp trên.
3
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được những mục đích và nhiệm vụ trên đây, tôi đã đề ra những
phương pháp nghiên cứu sau:
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Tìm hiểu nội dung chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1
- Đọc, nghiên cứu sách giáo viên và các tài liệu tham khảo
2. Phương pháp điều tra, quan sát, tổng kết, rút kinh nghiệm
trong quá trình dạy học
3. Phương pháp thực nghiệm dạy học
4
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI
ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TẾ
I. Cơ sở tâm lý học
1. Tâm lý học sinh
Đi học lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ. Từ đây
hoạt động chủ đạo của trẻ, hoạt động vui chơi, ở giai đoạn mẫu giáo đã chuyển
sang một giai đoạn hoạt động mới, hoạt động học tập với đầy đủ ý nghĩa của từ
này. Các em sẽ trở thành những học sinh, có một “địa vị” mới trong gia đình và
xã hội. Sự thay đổi hoạt động chủ đạo này tác động lớn đến tâm sinh lí của trẻ.
Vì vậy giáo viên cần nắm chắc đặc điểm này để giúp học sinh “chuyển giai
đoạn” được tốt
2.Sự hình thành hoạt động có ý thức của trẻ lớp 1
Các nhà khoa học đã phaant ích rõ ràng về mặt sinh lí của trẻ 6 đến 7 tuổi,
khối lượng bộ não đã đạt tới 90% khối lượng bộ não của người lớn. Sự chín
muồi về mặt sinh lí cùng với sự phát triển của quá trình tâm lý (như cảm giác, tri
giác, trí nhớ, tư duy,…) đã tạo điều kiện để các em thực hiện một hoạt động
mới, hoạt động học tập. Học là một hoạt động mang tính kế hoạch, có mục đích.
Đó là hoạt động có ý thức.
Tuy vậy, ở giai đoạn đầu lớp 1 (học âm, chữ, vần) những hoạt động có ý thức
này còn mới mẻ. Chẳng hạn đến lớp các em phải thuộc bài, phải kiểm tra bài,
ngồi ngay ngắn, phải thực hiện những yêu cầu của giáo viên,… hơn nữa trong
nhận thức của các em, địa vị của người giáo viên lớp1 cũng khác với cô giáo
mẫu giáo. Giáo viên có chỗ ngồi riêng, có cách nói riêng, có sự đánh giá bằng
nhận xét thường xuyên ở các tiết học và đánh giá bằng điểm số ở cuối mỗi học
kì. Những đặc điểm này làm cho một số em trong giờ học vần thường rụt rè,
chưa tự tin tham gia các hoạt động học tập,… làm ảnh hưởng đến hiệu quả của
giờ học vần.
Những hiểu biết về tâm sinh lí trên đây định ra cho hoạt động học tập ở lớp 1
(chủ yếu là học vần) những mục đích và động cơ học tập nhẹ nhàng, sinh động;
giáo viên cần phải gần gũi, động viên, khích lệ học sinh, giúp học sinh hứng thú
học tập.
3. Đặc điểm của hoạt động tư duy ở học sinh lớp 1
Trên cơ sở ý thức đã hình thành, khả năng tư duy bằng tín hiệu của trẻ cũng
phát triển. Chính khả năng tư duy bằng tín hiệu là cơ sở để các em lĩnh hội chữ
5
viết, là tín hiệu thay thế ngữ âm. Ở độ tuổi 6 – 7 tuổi khả năng phân tích, tổng
hợp ở trẻ khá hoàn chỉnh, từ đó cho phép các em có khả năng tập tách từ thành
tiếng, thành âm và chữ.
Tuy nhiên, trong cảm nhận sự vật không riêng gì trẻ em mà con người nói
chung, lúc đầu sẽ tri giác, nhận biết sự vật trên những nét tổng thể, khái quát sau
đó đi vào chi tiết tách bạch: “Những hình ảnh trọn vẹn này được xác định trên
cơ sở khái quát những hiểu biết về tính chất và đặc trưng riêng biệt của đối
tượng đã tiếp nhận cảm giác khác nhau”.
Trong giáo trình tâm lý đại cương, A.V.Peetrovxkiy cho biết: “Ở tuổi tiền
mẫu giáo, tư duy về cơ bản mang tính trực quan hành động. Đứa bé phân tích và
tổng hợp những đối tượng cần nhận thức trong quá trình nó dùng tay tách ra,
chia cắt rồi ghép lại những sự vật khác nhau mà nó tri giác được trong lúc đó.
Trẻ em ham hiểu biết thường phá vỡ đồ chơi của mình xem trong đó có gì không
và tư duy trực quan hành động ở dạng đơn giản nhất đã nảy sinh chủ yếu ở lứa
tuổi 4 – 7 tuổi. Trong quá trình phân tích và tổng hợp đối tượng cần nhận thức
không phải bao giờ cũng phải sờ đến vật nó quan tâm…nhưng trong mọi trường
hợp đều cần phải xem xét và hình dung một cách trực quan đối tượng đó.
Nghiên cứu việc vận dụng phương pháp âm thanh phân tích tổng hợp trong dạy
vần ở các trường Xô Viết, L’vov cho biết: “Những khảo cứu chuyên biệt và
khảo nghiệm đã chỉ rõ trẻ em vào lớp 1 đã sẵn sàng trí giác các ngữ âm tách biệt,
đã sẵn sàng thể hiện các hoạt động tư duy phân tích và tổng hợp”
Như vậy ở lứa tuổi lớp 1 tư duy phân tích tổng hợp tuy còn mang tính sơ đẳng
cả nội dung và hình thức nhưng đã có ở mức độ cao thấp khác nhau.
4.Năng lực vận động của trẻ ở lứa tuổi lớp 1
Ở lứa tuổi 6 -7 năng lực vận động của trẻ cũng đạt được những bước phát
triển đáng kể. Các em có thể chủ động điều khiển các hoạt động của cơ thể như
tay, mắt, đầu, cổ, có thể phối hợp nhiều động tác khác nhau. Đây cũng là điều
kiện cần thiết để các em có điều kiện học viết, một hoạt động đòi hỏi phải chủ
động trong các hoạt động của cánh tay, ngón tay, bàn tay trong sự phối hợp với
mắt nhìn, tai nghe, tay viết.
Ở thời kì này, ý thức về cấu trúc không gian của trẻ cũng đã hình thành, Sự
phân biệt bên phải, bên trái, bên dưới,… không còn là điều khó khăn đối với các
em. Dựa vào đặc điểm này, giáo viên có thể hướng dẫn các em định hướng nét
bút trên trang giấy và tập viết các chữ cái, các kiểu chữ khác nhau.
Những đặc điểm tâm, sinh lý trên đây đưa đến kết luận: Ở lứa tuổi 6 - 7 tuổi
sự phát triển tâm sinh lý của trẻ đảm bảo đủ điều kiện để các em bước vào quá
trình học âm - chữ, học vần.
6
Như đã phân tích ở trên, học vần là một hoạt động có ý thức. Để hoạt động
này phát triển tốt cần chú ý tạo ra những mục đích động cơ thích hợp. Những
mục đích này gần gũi, cụ thể như: nêu câu đố, viết lời giải để các em tự đánh
vầnối hình với chữ…
Học vần nhằm tạo kĩ năng và thói quen. Điều này không thể có được nếu
không lặp đi lặp lại các hành động cần thiết. Do đó, trong quá trình dạy vần giáo
viên cần cho học sinh đọc nhiều, viết nhiều. Đồng thời phải luôn luôn thay đổi
nội dung học đọc, học viết, nếu không việc học vần sẽ bị nhàm chán, hiệu quả
học tập sẽ hạn chế.
Vì học vần là một hoạt động có ý thức nên trong dạy vần cũng cần đảm bảo
cho các em hiểu được những điều các em đọc và viết. Nếu đánh vần từng chữ
một cách máy móc không cần biết đến ý nghĩa của chữ, của câu thì kết quả học
tập cũng bị hạn chế. Do vậy, giáo viên cần có biện pháp hướng dẫn các em nắm
được ý nghĩa của câu, chữ mình đánh vần, mình tô nháp; bằng hình thức đàm
thoại sinh động, bằng việc kể chuyện, ngâm thơ, quan sát vật thật, giảng giải,…
giáo viên sẽ tạo được những tình huống ngôn ngữ làm cho hoạt động đọc và viết
có ý nghĩa, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học vần.
II. Cơ sở ngôn ngữ của việc dạy học vần
1.Những đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt và dạy tiếng Việt ở lớp 1
Đặc trưng của loại hình tiếng Việt thể hiện ở chỗ tiếng Việt là thất ngôn ngữ
đơn lập. Đặc trưng thể hiện ở tất cả các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp nhưng
thể hiện rõ nhất ở mặt ngữ âm.
Xét từ góc độ ngữ âm, tiếng Việt là thứ ngôn ngữ có nhiều thanh điệu và đa
phần các âm tiết độc lập mang nghĩa. Vì thế trong chuỗi lời nói, ranh giới giữa
các âm tiết được thể hiện rõ ràng, các âm tiết không bị nối dính vào nhau như
trong các ngôn ngữ biến hình. Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình dạy âm –
dạy chữ.
Về cấu tạo tiếng Việt là một tổ hợp âm thanh có tổ chức chặt chẽ. Các yếu tố
âm tiết kết hợp với nhau theo từng mức độ lỏng, chặt khác nhau. Phụ âm đầu,
vần và thanh kết hợp lỏng, còn các yếu tố của vần kết hợp với nhau khá chặt
chẽ. Vần có vai trò quan trọng trong tiếng Việt. Âm tiết có thể không có phụ âm
đầu nhưng không thể thiếu phần vần. Người Việt ưa thích nói vần và nhạy cảm
với vần. Điều này thể hiện rõ trong vần thơ và cách nói lái của người Việt.
Cách miêu tả âm tiết như một cấu trúc hai bậc là cách miêu tả phù hợp với
cảm thức tự nhiên của người bản ngữ. Cách đánh vần theo kiểu: lập vần (a + mờ
- am) ghép vần với phụ âm đầu và thanh điệu (lờ + am – lam – huyền – làm) là
7
phù hợp với cách miêu tả nói trên. Việc phân âm tiết ra thành các bộ phận: âm
đầu, vần, thanh điệu, do vậy cũng là điều dĩ nhiên. Có thể nói thái độ này của
người bản ngữ là một xác nhận chắc chắn việc miêu tả âm tiết của các nhà khoa
học. Nói lái không phải lối nói “lóng” của một số người mà là một trò chơi vì nó
phổ biến và quen được đối với trẻ em từ tuổi mẫu giáo. Một người nước ngoài
dù thạo tiếng Việt, gặp phải trường hợp nói lái sẽ lúng túng và không thể khôi
phục được từ mà người nói thông báo. Trái lại, một em bé bình thường ở lứa
tuổi lớp 1 cũng nắm được điều này một cách tự nhiên.
Rõ ràng với người Việt, ấn tượng về vần rất đậm nét. Điều này cũng lí giải vì
sao các sách dạy tiếng Việt đầu tiên cho trẻ em đều được gọi là sách học vần.
2. Cơ sở của việc đọc, viết
Trong giao tiếp bằng ngôn từ người ta nảy sinh ra một ý, lời dùng ngôn ngữ
để lồng ý đó và phát triển thành lời. Khi tiếp nhận lời nói, người nghe lại rút ở
trong từ, trong câu nghe được các ý của người nói để biết người ta muốn nói gì.
Để chuyển ý thành lời người ta phải sử dụng một mã chung của xã hội gọi là
ngôn ngữ (bao gồm các từ và những quy tắc ghép từ thành câu) lựa chọn sắp xếp
các yếu tố của mã đó trở thành lời cụ thể. Công việc vận dụng mã để lồng ý mà
tạo nên lời như thế gọi là sự mã hóa. Ngược lại, khi chuyển lời thành ý từ những
từ, câu nghe được, người nghe phải rút ra nội dung chứa đựng bên trong lời nói.
Công việc đó chính là sự giải mã.
Ngôn ngữ âm thanh là một mã biểu hiện dưới dạng một hệ thống tín hiệu, khi
chuyển thành ngôn ngữ viết thì chữ viết lại thay thế ngôn ngữ âm thanh, làm
thành hệ thống những tín hiệu của tín hiệu, một loại mã mới dùng để truyền đạt
của mã ngữ âm tự nhiên. Chữ viết là mã của mã. Nếu ngôn ngữ âm thanh là mã
bậc một thì chữ viết là mã bậc hai. Khi viết thành chữ, thực chất đã có sự chuyển
đổi từ mã một sang mã hai. Khi đọc thì quy trình sẽ ngược lại. Đứng trước văn
bản viết (sử dụng mã hai) người đọc, trước hết phải chuyển lại thành lời, lúc đó
sẽ thực hiện giải mã bậc hai trước, rồi từ đó từ lời mà rút ra, tức là tiến hành giải
mã bậc một.
Mục đích của việc học vần là trang bị cho học sinh bộ mã 2 (chữ viết) và kỹ
năng chuyển mã (từ mã một sang mã hai hoặc ngược lại, từ mã hai sang mã
một). Cho nên trong hai quy trình viết và đọc, trọng tâm dồn chú ý là các khâu
có liên quan đến mã hai tức là mã hóa (viết) và giải mã hai (đọc). Tất nhiên cũng
phải quan tâm đến việc hiểu ý, nhưng dù sao, vấn đề cho học sinh học những lời
hay ý đẹp… trong khi dạy vần trước hết phải nhường chỗ cho mục tiêu của công
việc này là trang bị cho các em bộ mã mới (chữ viết) và kĩ năng vận dụng bộ mã
đó trong sự chuyển mã. Chữ viết có tính chất là mã của mã, là kí hiệu dùng để
8
ghi lại ngôn ngữ âm thanh cho nên khi dạy vẫn không thể tách tập đọc (đánh
vần) với tập viết được.
Tổ chức tập viết trong khi học vần có tác dụng củng cố hình ảnh về chữ viết
mà các em nắm được qua học vần. Mặt khá, việc giải mã bậc một (đọc) và mã
hóa bậc hai (viết) chỉ là hai mặt của quá trình thống nhất, dạy đánh vần phải gắn
liền với tập viết. Đó là một khâu không thể thiếu được trong các tiết dạy vần.
3. Đặc điểm của chữ viết tiếng Việt
Chữ viết tiếng Việt là chữ ghi âm, nói chung đó là một hệ thống chữ viết tiến
bộ. Nguyên tắc cơ bản của kiểu chữ này là nguyên tắc ngữ âm học. Về cơ bản,
nguyên tắc đảm bảo sự tương ứng một – một giữa âm và chữ, tức là mỗi âm chỉ
ghi bằng một chữ, mỗi chữ chỉ có một cách phát âm mà thôi. Ngoài ra về mặt
chữ viết, các âm tiếng Việt đều viết rời, có cấu tạo đơn giản nên việc đánh vần
không phức tạp lắm.
Dạy học vần, dạy viết (nhất là những tiết đầu) có một số khó khăn nhất định
do nguyên nhân sau:
Cấu tạo của hệ thống chữ viết tiếng Việt còn tồn tại một số bất hợp lí như
một âm ghi bằng nhiều con chữ (âm /k/ ghi bằng ba con chữ c, k, q…). Tình
hình đó lúc đầu dễ làm cho các em lẫn lộn khi đọc, khi viết, ví dụ: kẻ đọc thành
cẻ, quả viết thành của
III. Cơ sở thực tế
Trong quá trình giảng dạy nhiều năm và trong thực tế cuộc sống hằng ngày,
tôi thấy việc nhận diện âm và vần rất quan trọng. Nó giúp cho các em có điều
kiện để học tập tốt các môn học khác, đặc biệt viết đúng chính tả giúp các em
hình thành các văn bản khác trong học tập và cuộc sống. Tuy vậy thực tế cho
thấy khi các em lên lớp 2, 3, 4, 5 vẫn còn một số em đọc còn yếu và viết sai lỗi
chính tả do không nắm chắc quy tắc chính tả.
Một điều đáng nói là hiện nay các bài học vần trong sách giáo khoa Tiếng
Việt 1 được sắp xếp chưa thật hợp lý. Một số âm có cách đọc giống nhau nhưng
cách viết khác nhau thì lại sắp xếp xa nhau quá làm học sinh dễ nhầm lẫn.
Ví dụ: Bài 12: i – a
Bài 26: y – tr
Cùng một cách đọc là i nhưng khác nhau về viết và phân biệt mà để xa bài
quá khiến học sinh nhầm lẫn.
Còn ở phần vần một điều mà giáo viên chúng tôi thấy trăn trở là: nhiều vần
đọc quá khó cho lên trước các vần dễ đọc dễ nhận biết nên khi dạy học sinh
nhận biết các vần này chậm hơn, bỡ ngỡ hơn về cách đọc, cách viết vì thế mà
học sinh hay đọc sai, viết sai.
9
Ví dụ: Bài 42: ưu – ươu
Là vần rất khó đọc và viết học sinh hay nhầm lẫn
Đặc biệt là các bài vần có âm đệm u, o, hay âm đôi iê, uô, ươ không gần
nhau, vì thế việc dạy cho học sinh nắm chắc âm đôi cũng như quy tắc chính tả
về âm điệu o, u cũng là vấn đề khó với giáo viên.
Về phương pháp giảng dạy: Từ thực tế dự giờ các đồng nghiệp cùng trường
và trường bạn cũng như trong khi trao đổi phương pháp giảng dạy với đồng
nghiệp tôi nhận thấy đa số giáo viên dạy mới chỉ đi sâu vào dạy cho học sinh
nhận diện mặt chữ ở bài dạy, mà chưa cho học sinh liên hệ thực tế các từ khó có
liên quan đến bài dạy cũng như chưa quan tâm nhiều đến việc dạy cho học sinh
quy tắc chính tả.
10
B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HÓA ĐỂ GIÚP
HỌC SINH HỌC TỐT MÔN HỌC VẦN Ở LỚP 1
I. Biện pháp giúp học sinh phát triển tư duy – học tốt môn học vần
ở lớp 1
1. Sử dụng đồ dùng trực quan – Công nghệ thông tin để giúp học sinh
nhận diện tốt mặt chữ
Ở lớp 1, học sinh đã được làm quen với tất cả các môn học trong chương
trình tiểu học. Nhưng muốn học tập tốt các môn học khác để rồi học tập tiếp các
lớp trên thì cơ bản học sinh phải đọc đúng, viết đúng tiếng Việt đó chính là mục
tiêu và nhiệm vụ của môn Học vần. Điều này cho ta thấy môn Học vần đóng
một vai trò rất quan trọng với học sinh lớp 1.
Vậy làm thế nào để hoàn thành tốt môn học khi mà nhận thức các em còn
hạn chế, sức tập trung yếu, trí tưởng tượng chưa phát triển cao, quen tư duy
bằng trực quan cụ thể. Điều này đã dẫn tôi đến những đồ dùng trực quan sử
dụng trong dạy học. Có đồ dùng trực quan, giờ học trở nên nhẹ nhàng hơn, hấp
dẫn hơn, học sinh có hứng thú đam mê học tập, hiểu bài nhanh hơn. Ngược lại
nếu thiếu đồ dùng trực quan giờ học dẫn đến nhàm chán, học sinh kém tập
trung, giảm hứng thú, khó nhận biết, không hiểu bài, giáo viên khó có thể giảng
dạy hay và dễ hiểu được.
Nhưng chúng ta sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để có hiệu quả cao?
Đó chính là vấn đề mà tôi luôn suy nghĩ và tìm ra giải đáp. Từ thực tế giảng dạy
tôi đã rút ra những đồ dùng giảng dạy cần thiết trong môn học đó là:
- Máy tính, máy chiếu, máy đa vật thể
- Sưu tầm, lập kho học liệu để phục vụ cho việc giảng dạy
- Tranh minh họa hay vật thật
- Bộ chữ học vần thực hành dùng cho giáo viên và bộ chữ thực hành dùng
cho học sinh
- Bảng từ để gắn nam châm, tấm viết,…
- Phiếu học tập
Thông thường tranh minh họa, vật thật hay clip quay thực tế tôi dùng để giới
thiệu bài mới, giảng từ và câu ứng dụng hay dạy cho học sinh phần luyện nói, từ
phần luyện nói giúp học sinh phát triển ngôn ngữ, các diễn đạt qua từng chủ đề,
từng văn cảnh.
VD: Dùng tranh minh họa để giới thiệu bài khi dạy bài 22
11
Tôi đã cho các em quan sát tranh phố xá Hà Nội để từ đó giới thiệu từ “phố
xá” đồng thời giảng cho các em hiểu về phố xá ở Hà Nội. Việc quan sát tranh
giúp các em hiểu về đối tượng, nội dung mà từ nói đến.
Tranh minh họa và clip quay thực tế tôi còn sử dụng trong phần luyện nói.
VD: Khi dạy bài 17: u – ư
Chủ đề luyện nói là: Thủ đô
Giáo viên cho học sinh xem tranh, hoặc clip về Chùa Một Cột, cột cờ Hà
Nội, Tháp Rùa, Văn Miếu Quốc Tử Giám để từ đó học sinh biết Thủ đô Hà Nội
có di tích lịch sử đó là Chùa Một Cột và từ đó các em phát triển ra các di tích
lịch sử ở Hà Nội cũng như các phong cảnh ở Hà Nội. Từ đó giúp các em hiểu
biết hơn về thủ đô Hà Nội, biết giới thiệu về thủ đô của nước Việt Nam.
Hay cho học sinh xem clip hình ảnh con chim vành khuyên để nhớ từ khóa
“chim khuyên”
Học sinh được quan sát một chùm quả vải thật để học từ “chùm vải”
2. Sử dụng giáo án dạy học – phương pháp dạy học có đổi mới
Trong quá trình dạy học tôi luôn tìm tòi soạn những giáo án và phương pháp
dạy học hay để giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức mới. Sau mỗi bài dạy
ở từng năm tôi đều rút kinh nghiệm để năm học sau bài dạy đó được hoàn thiện
hơn.
Khi dạy cho học sinh nhận biết đúng âm (vần) mới, tôi đã cho học sinh từ
chỗ quan sát giáo viên thực hành cài âm (vần) mới trên bảng đến việc học sinh
tự tay tìm, cài âm (vần) mới trong bộ chữ dạy học vần thực hành.
VD: Khi dạy bài 17: u – ư
Học sinh được sử dụng bộ chữ học vần thực hành để:
- Nhận biết âm u, ư
- Ghép tiếng nụ, thư
- Tìm thêm các từ mới chứa âm u, thông qua trò chơi đi tìm từ mới chứa âm
u, ư
Tổ 1 + 2 tìm từ có u: cá thu, đu đủ, xe lu, thủ đô,…
Tổ 3 + 4 tìm từ có vần ư: thứ tự, cử tạ, cá ngừ,…
Hay trong bài 39: au – âu
Từ việc học sinh đã được học vần au, tôi yêu cầu học sinh tự tay thay thế âm
a bằng â trên đồ dùng để tiếp cận vần mới âu, giúp các em nhớ lâu hơn và phân
biệt giữa au và âu khác nhau như thế nào.
Nhờ phương pháp học tập trên, học sinh thấy như vui mà học, học mà vui,
giúp các em hứng thú học tập.
12
3. Sử dụng hình thức tổ chức các hoạt động dạy học phong phú
Để gây hứng thú và phát triển tư duy cho học sinh, trong mỗi giờ học vần tôi
luôn sử dụng các hình thức học tập khác nhau, giúp các em không nhàm chán.
Khi học sinh đã chiếm lĩnh được kiến thức, để giúp các em củng cố, hệ thống
lại bài học mà vẫn mang sức cuốn hút đến cùng, tôi đã sử dụng phiếu học tập
bằng hình thức thảo luận nhóm hay chơi trò chơi.
VD:
Khi dạy bài 40: iu – êu
Phiếu bài tập
Nối tiếng tạo từ (cụm từ)
Hoặc nhìn hình đoán chữ khi dạy củng cố bài dạy vần uông, ương
Mẹ nhỏ xíu
Đồ chơi
rêu
Bể đầy
địu bé
con đường luống cày
ruộng bậc thang
13
4. Quan tâm rèn cả 4 kĩ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết
Ở mỗi giờ Học vần, tôi thường chủ động phát triển cho học sinh cả 4 kĩ năng:
nghe – nói – đọc – viết dưới nhiều hình thức và với các biện pháp khác nhau.
Trong giờ kiểm tra bài cũ, học sinh được nghe cô đọc một âm, hoặc vần,
tiếng, từ rồi viết lại ra bảng. Để phát âm đúng, học sinh cũng phải nghe cô phát
âm (đọc) mẫu.
Hay tại phần luyện nói, học sinh cũng phát huy khả năng được nói lên từ,
câu mà mình nhận thức được qua hình vẽ, qua tranh trong bài học
Học sinh được đọc âm, vần tiếng, từ trong bài Học vần. Đọc cho bạn nghe,
đọc cho cô giáo nghe,…
Vì kết hợp cả 4 kĩ năng trong giờ Học vần nên đã giúp học sinh học tốt hơn,
không nhầm lẫn ngay từ những âm đầu tiên trong chương trình học Tiếng Việt.
5. Kiểm tra thường xuyên để nắm lỗi chính tả phổ biến của học sinh
Khi học bài 21: Ôn tập, tôi đã kiểm tra việc phân biệt x – s cho học sinh bằng
bài tập:
Điền s hay x:
…e chỉ củ …ả …ư tử chó …ù
Qua bài tập trên tôi tìm hiểu được số học sinh trong lớp chưa nhớ từ, chưa
nhớ cách viết s – x trong từ đã học ở những bài trước. Từ đó tôi đưa ra kế hoạch
giúp học sinh khắc phục.
Cụ thể: Sau bài 21 có 7 học sinh nhầm lẫn s – x trong các từ trên. Đến một
tuần sau, 7 học sinh này đã nhớ chính xác cách viết x – s trong 4 từ trên…
Hay trong bài 49: Điền vần iên hay yên
Giáo viên ghi phần nội dung kiểm tra vào bảng từ:
bãi b……. t……. lên
đàn k……. ……… trí
Học sinh học xong bài 49 có 5 em nhầm iên – yên khi viết trong từ.
Sau ba ngày đến bài 51: Ôn tập, thì không còn học sinh nào nhầm iên – yên
khi viết nữa
6. Sử dụng biện pháp động viên khuyến khích kịp thời học sinh trong
quá trình dạy học Học vần cũng góp phần đáng kể giúp học sinh học tốt
môn Học vần.
Sau mỗi giờ học hay mỗi hoạt động tốt của học sinh, tôi luôn chú ý động viên
khen ngợi những học sinh tích cực, có ý kiến mạnh dạn dù đúng hay chưa đúng,
từ đó giúp các em không ngại ngần, sôi nổi tham gia vào giờ học, hứng thú hơn
với giờ Học vần.
14
Đối với những em còn kém trong lớp, khi có 1 ý kiến đóng góp trong tiết
học, tôi cũng kịp thời khen ngợi và động viên giúp các em tự tin hơn vào bản
thân, sôi nổi hơn với giờ học.
Kết quả lớp tôi đã không còn học sinh rụt rè, ngại đọc, ngại nói,… trong mỗi
giờ Học vần cũng như ở các giờ học khác.
II. Biện pháp kết hợp dạy lồng ghép quy tắc chính tả trong giờ
Học vần ở lớp 1
Trong chương trình môn học vần ở lớp 1 có thể nói việc dạy cho học sinh
nắm chắc luật chính tả và sử dụng đúng luật chính tả góp phần hết sức quan
trong vào việc dạy chinh tả, tập làm văn và các môn học khác ở lớp trên. Để
giúp học sinh nắm chắc “luật chính tả” tôi đã dạy cho học inh thông qua các bài
dạy và trình tự sau:
1. Biện pháp nghiên cứu quy tắc chính tả để phù hợp với học sinh
lớp 1:
Qua nghiên cứu trên thực tế giảng dạy ở lớp 1 đã nhiều năm, tôi nhận thấy
học sinh lớp 1 hay nhầm lẫn một số qui tắc sau:
a. Qui tắc c/k/qu:
Như đã biết, phụ âm đầu “cờ” trong tiếng Việt được ghi bằng ba chữ cái:
* Ghi bằng ‘c’ khi đứng trước nguyên âm hàng sau, như o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư,
uô, ươ, (ví dụ: cao cả, căn cứ,…)
* Ghi bằng ‘k’ khi đứng trước nguyên âm hàng trước, như: i, ê, e, iê, ia (kì
kèo, keo kiệt, kiểm kê,…)
* Ghi bằng ‘q’ khi đứng trước âm đệm “u” như quà quê, quanh quẩn, quả
quyết,…
Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 chủ trương dạy tổ hợp âm ‘quờ’ như một phụ
âm đầu trong tiếng Việt.
b. Qui tắc lược bớt một chữ cái ‘u’, hay ‘i’ khi viết:
Với một số tiếng có ‘quờ’, cách đánh vần và cách viết chính tả có sự khác
nhau. Ví dụ:
- Đánh vần:
a) + quan →quờ - an – quan
+ quanh → quờ - anh – quanh
+ qua → quờ - a – qua
+ quân → quờ - ân – quân
b) + quốc → quờ - uôc – quốc – sắc - quốc
+ quyển → quờ - uyên – quyên – hỏi – quyển
+ quỳnh → quờ - uynh – quynh – huyền – quỳnh
15
- Viết chính tả:
Lẽ ra các tiếng quốc, quyển, quỳnh phải viết : qu+uốc=quuốc ;
qu+uyển=quuyển ; qu+uỳnh=quuỳnh. Nhưng trong thực tế, các từ này phải viết :
quốc, quyển, quỳnh (lược bớt một chữ cái u)
Hay trong trường hợp ghép ‘gi’ với âm i hoặc các vần ‘iêc’, ‘iêu’, ‘iêt’,
‘iêng’ kèm theo thanh điệu, khi viết được phép bỏ bớt một chữ cái ‘i’ : gì, giếc,
giễu, giết, giếng,…
c. Nguyên âm /i/ được thể hiện bằng chữ cái i hoặc chữ cái y
- Chữ cái ‘y’ :
+ Khi /i/ đứng sau âm đệm (âm đệm được ghi bằng chữ cái u). Ví dụ : huy,
tuy, lũy,…
+ Khi /i/ đứng một mình và là tiếng Hán – Việt. Ví dụ : y khoa, y học, y
nguyên, y phục, y sĩ, ý nguyện,…
- Chữ cái ‘i’ :
+ Khi /i/ đứng đầu tiếng. VD : im ỉm, in ít, ỉu xìu,…
+ Khi /i/ đứng giữa tiếng mà đằng trước nó không có âm đệm. VD: lỉnh kỉnh,
lim dim, bìm bịp,…
+ Khi /i/ đứng cuối tiếng (trừ uy, ay, ây). VD: li kì, chí khí,…
+ Khi /i/ đứng một mình và là tiếng thuần Việt, VD: ì ạch, ỉ eo, í a í ới,…
d. Qui tắc viết phân biệt ng/ngh, g /gh, c/k/qu:
- Khi đứng trước nguyên âm: i, e, ê
Âm ‘cờ’ viết là ‘ k’
Âm ‘ngờ’ viết là ‘ngh’
Âm ‘gờ’ viết là ‘gh’
- Khi đứng trước nguyên âm: a,ă,â,o,ô,ơ,u,ư
Âm ‘cờ’ viết là ‘c’
Âm ‘ngờ’ viết là ‘ng’
Âm ‘gờ’ viết là ‘g’
- Khi đứng trước âm đệm (âm đệm viết là u) thì âm ‘cờ’ viết là’q’
2. Biện pháp lựa chọn nội dung cách cung cấp qui tắc chính tả vào bài
dạy Học vần :
Ở lớp 1, để học sinh viết đúng chính tả, học sinh cần vận dụng có ý thức một
số qui tắc làm căn cứ. Cụ thể giáo viên phải biết vận dụng kiến thức về ngữ âm
học tiếng Việt vào việc phân loại lỗi chính tả, phát hiện đặc điểm của từng loại
lỗi; nhất là việc xây dựng các qui tắc chính tả, các mẹo chính tả, giúp học sinh
ghi nhớ cách viết một cách khái quát thông qua các bài Học vần.
16
Khi dạy bài “k” tôi luyện kĩ cho học sinh nắm chắc khi âm “k” làm âm đầu thì
âm chính chỉ là âm i, e, ê
Ví dụ: k – i → ki
k – e → ke
k – ê → kê
Học sinh nắm chắc được và phân biệt được khi nào viết “g” khi nào viết
“gh”. Học sinh qua bài 23: g – gh, nắm chắc “gh” chỉ đi với i, e, ê còn các
nguyên âm khác sẽ là “g”.
Ví dụ: gh – i → ghi
gh – e → ghe
gh – ê → ghê
‘gh’ không kết hợp với a, o, ô, ơ, u, ư
- Tương tự với “ng” thì âm đầu là “ngh” học sinh cũng biết vận dụng và nắm
chắc “ngh” chỉ kết hợp với i, e, ê tạo thành tiếng qua bài Học vần 25: ng – ngh
Ví dụ: ngh – i → nghi
ngh – e → nghe
ngh – ê → nghê
17
C. KẾT QUẢ
Từ thực tế giảng dạy vận dụng linh hoạt đưa qui tắc chính tả vào dạy lồng ghép
trong giờ Học vần, học sinh lớp tôi chủ nhiệm đã nhớ tốt mặt chữ, đọc trơn
thành thạo và viết đúng chính tả.
Khi đã nắm được các qui tắc chính tả, học sinh đã nắm được cách viết đúng các
từ mà không cần phải ghi nhớ máy móc từng trường hợp chính tả riêng biệt. Học
sinh cũng rút ngắn được thời gian rèn luyện để hình thành, phát triển kĩ năng, kĩ
xảo chính tả. Từ việc phân tích, đối chiếu, khái quát hóa, trừu tượng hóa, …học
sinh rút ra các qui tắc chính tả, và còn được rèn luyện về khả năng tư duy.
Kết quả cụ thể:
Năm học 2011 – 2012
Môn
Tiếng
Việt
Học kì I Học kì II
Điểm 9-10 Điểm 7-8
Điểm
dưới 6
Điểm 9-
10
Điểm 7-8
Điểm
dưới 6
51 hs 9 hs 0 58hs 2 0
Tỉ lệ 85% 15% 0 96,7% 3,3% 0
Năm học 2012 – 2013
Môn
Tiếng
Việt
Học kì I Học kì II
Điểm 9-10 Điểm 7-8
Điểm
dưới 6
Điểm 9-
10
Điểm 7-8
Điểm
dưới 6
56 hs 8 hs 0 64hs 0 0
Tỉ lệ 87,5% 12,5% 0 100% 0 0
Năm học 2013 – 2014
Môn
Tiếng
Việt
Học kì I Học kì II
Điểm 9-10 Điểm 7-8
Điểm
dưới 6
Điểm 9-
10
Điểm 7-8
Điểm
dưới 6
58 hs 6 hs 0 64hs 0 0
Tỉ lệ 91,6% 9,4% 0 100% 0 0
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
18
I. Kết luận
Để học sinh học tốt môn tiếng Việt, điều quan trọng với học sinh lớp 1 là
ngoài việc nắm chắc cách ghi các âm, cách phát âm đúng, chính xác thì việc
nắm chắc luật chính tả, các qui tắc chính tả là điều tối ưu giúp học sinh vận dụng
tốt để khi viết chính tả, tập làm văn và các môn học khác. Đặc biệt là giáo viên
đã dẫn dắt các em tìm hiểu qui tắc chính tả qua từng bài học vần chính là tạo cho
các em tính độc lập suy nghĩ, sáng tạo, tìm tòi.
Khi dạy học vần nếu ta kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa dạy chữ, nhận biết chữ
với việc lồng ghép dạy luật chính tả, học sinh sẽ thích thú học tập, các em sẽ trở
thành học sinh toàn diện.
Bằng sự kế thừa và vận dụng linh hoạt kinh nghiệm quý báu của lớp đồng
nghiệp đi trước và kết hợp với việc thực hiện “Một số biện pháp tích cực hóa để
giúp học sinh học tốt môn Học vần lớp 1” tôi thấy việc giúp các em đọc trơn tốt,
nắm chắc quy tắc chính tả là giúp các em tự tin trong học tập, đó là một thành
công lớn của giáo viên.
II. Khuyến nghị
- Nên có đội ngũ giáo viên dạy chuyên khối lớp 1
- Xuất bản những cuốn sách trò chơi học tập nhiều hơn nữa đến các trường, triển
khai, ứng dụng trong giảng dạy.
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi tự viết, không
sao chép của bất kỳ ai. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Tiếng Việt 1 (tập 1, 2) – Nhà xuất bản Giáo dục
2. Sách Giáo viên Tiếng Việt 1 (Tập 1, 2) – Nhà xuất bản Giáo dục
3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên
4. 88 câu hỏi giải đáp về giảng dạy Tiếng Việt ở tiểu học – Tác giả: Lê Hữu
Tỉnh – Trần Mạnh Hưởng, NXB Giáo dục
5. Sổ tay chính tả tiểu học – NXB Giáo dục
20
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: Đặt vấn đề
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích và nhiệm vụ
III. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN THỨ HAI: Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề
A. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tế
B. Một số biện pháp tích cực hóa để giúp học sinh học tốt môn Học vần
lớp 1
I. Biện pháp giúp học sinh phát triển tư duy – học tốt môn Học vần
lớp 1
1. Sử dụng đồ dùng trực quan - Công nghệ thông tin
2. Sử dụng giáo án dạy học có đổi mới phương pháp
3. Sử dụng hình thức dạy học phong phú
4. Quan tâm rèn cả 4 kĩ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết
5. Kiểm tra thường xuyên để nắm lỗi chính tả phổ biến của học sinh
6. Sử dụng biện pháp động viên khuyến khích
II. Biện pháp kết hợp dạy lồng ghép qui tắc chính tả trong giờ Học
vần lớp 1
1. Biện pháp nghiên cứu qui tắc chính tả để phù hợp với học sinh lớp1
2. Biện pháp lựa chọn nội dung cách cung cấp qui tắc chính tả vào bài
dạy Học vần
C. Kết quả
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO