Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn để hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu, tổ chức thực hành một số vấn đề liên quan thực trạng và giải pháp sử dụng phân bón hoá học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 72 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
“ Vận dụng kiến thức liên môn để hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu, tổ chức thực hành
một số vấn đề liên quan thực trạng và giải pháp sử dụng phân bón hóa học”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chương trình THPT
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9/2016 đến tháng 5/2017
4. Tác giả:
Họ và tên: ................
Họ và tên: ....................
Năm sinh: 1985
Năm sinh: 1978
Nơi thường trú: …
Nơi thường trú: ...
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ khoa học Sinh
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ khoa học Hóa
học
học
Chức vụ: Giáo viên
Chức vụ: Giáo viên
Nơi
công
tác:
Trường
Nơi
công
tác:
Trường
THPT ............................
THPT ............................
Địa chỉ liên hệ: 102/109 đường Điện Biên –
Địa chỉ liên hệ: Trần Thánh Tông, TP Nam


P. Cửa Bắc –TP Nam Định
Định
Điện thoại: …..
Điện thoại: ....
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:

1


PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trước tình hình phát triển kinh tế, xã hội trong nước cũng như trên thế giới hiện nay, Đảng và
Nhà nước đã định hướng xây dựng đất nước ta phát triển theo con đường công nghiệp hóa – hiện
đại hóa, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sau gần 40 năm đổi mới đất nước, chúng
ta đã thu được những thành quả nhất định song cũng tồn tại một số vấn đề trong phát triển kinh
tế, phát triển xã hội và quản lý tài nguyên thiên nhiên (TNTN), bảo vệ môi trường.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các vấn đề trên chính là yếu tố con người: do trình độ nhân lực
nước ta còn thấp nên tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, ít có sự phát triển
theo chiều sâu dẫn đến sự khai thác quá mức và sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không hợp lý các
nguồn nguyên liệu, các khí tự nhiên vào phục vụ cho các nhu cầu của con người, làm mất cân bằng
nhiều hệ sinh thái và tăng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính vào bầu khí quyển gây ra nhiều hiện
tượng thời tiết bất thường như lũ lụt, hạn hán…tác động rất xấu đến đời sống kinh tế của con người.
Hiện nay, để phát triển nền nông nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng qua đó phát triển kinh tế
cần có sự tham gia của các loại phân bón hóa học và các loại thuốc bảo vệ thực vật. Việc sử dụng
phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật đã giúp chúng ta có nhiều thành tựu đáng kể trong nông
nghiệp. Tuy nhiên việc làm nào cũng có những mặt trái của nó. Việc lạm dụng, sử dụng quá liều
lượng các loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật vào cây trồng nông nghiệp của nông dân đang làm ô
nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí ở nhiều nơi; đồng thời gây nên nhiều loại bệnh
nguy hiểm ảnh hưởng nặng nề đến chính sức khỏe con người…
Trong quá trình bảo vệ và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta cũng đã nhận thức được

tầm quan trọng của yếu tố con người trong quá trình phát triển đất nước, coi đây là một trong
những ưu tiên hàng đầu phải thực hiện hiện nay đặc biệt là với học sinh các cấp học phổ thông.
Để làm được điều đó, một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là xu thế chung của sự phát triển xã hội. Bên cạnh
việc đổi mới phương pháp dạy thì ngày càng đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng
kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, đòi
hỏi học sinh phải có được năng lực thực hành, vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều
môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường rèn năng lực thực hành, theo hướng tích hợp, liên
môn.
Xuất phát từ những lí do trên tôi đã tiến hành đề tài: “ Vận dụng kiến thức liên môn để
hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu, tổ chức thực hành một số vấn đề liên quan thực trạng và
giải pháp sử dụng phân bón hóa học”.
II. THỰC TRẠNG
Trong những năm gần đây Sở GD&ĐT luôn quan tâm, hỗ trợ giáo viên trong việc đổi mới
phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học. Những buổi hội nghị, hội thảo, tập huấn
về thiết bị dạy học đã giúp mỗi giáo viên có được các kĩ năng thực hành cần thiết. Bên cạnh đó,
các trường THPT đặc biệt là các trường chuyên hàng năm luôn được đầu tư đổi mới về trang thiết
bị. Ngoài ra, môn Hóa học và Sinh học với đặc thù là môn học có nhiều kiến thức liên quan đến
2


thực tiễn, nên việc áp dụng dạy học tích hợp liên môn kết hợp với thực hành là rất khả thi. Thực
tế cho thấy, để thiết kế và tiến hành được một bài dạy theo hướng này có hiệu quả thì giáo viên
cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức.
III. CÁC GIẢI PHÁP

Nội dung sáng kiến gồm các nội dung chính sau:
Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương II: PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN
Chương III: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Chương IV: KẾT QUẢ

3


PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN
MÔN
I.1.1. Khái niệm dạy học tích hợp liên môn
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay
nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên
môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên
môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục
tiêu tích hợp. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục
có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo
dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Mức độ tích hợp cao hơn là phải
xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được
tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc
sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn
học khác nhau.
Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay
nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự
nhiên hay xã hội. Ví dụ: Kiến thức Vật lí và Công nghệ trong động cơ, máy phát điện; kiến thức
Vật lí và Hóa học trong nguồn điện hóa học; kiến thức Lịch sử và Địa lí trong chủ quyền biển,
đảo; kiến thức Ngữ văn và Giáo dục Công dân trong giáo dục đạo đức, lối sống…
I.1.2. Ưu điểm của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
Đối với học sinh, trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động,
hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích

hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình
huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề
tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở
các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát
cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những
kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục
dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường
xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu
về những kiến thức liên môn đó; Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò
của 2 giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định
hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên
quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
4


Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc
dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến
thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay
thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên
tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở
các trường sư phạm.
I.1.3. Bố trí giáo viên giảng dạy
Trong thời gian đầu, các tổ/nhóm chuyên môn thảo luận, phân công giáo viên phối hợp
thực hiện hoặc có thể tham mưu để hiệu trưởng lựa chọn phân công giáo viên có điều kiện thuận
lợi nhất thực hiện. Thông qua việc triển khai dạy học các chủ đề tích hợp liên môn và qua sinh
hoạt tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên giúp nhau tự bồi dưỡng để những năm học sau mỗi giáo
viên có thể đảm nhận nhiều phân môn trong một môn học tích hợp.
I.1.4. Xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp liên môn
a. Xác định nội dung dạy học tích hợp liên môn: Tuy có mối liên hệ với nhau nhưng chương

trình các môn học trong chương trình giáo dục trung học phổ thông hiện hành có tính độc lập
tương đối, được thiết kế theo mạch kiến thức môn học trên nguyên tắc kiến thức được học trước
là cơ sở của những kiến thức được học sau. Vì thế, một số nội dung kiến thức có liên quan đến
nhiều môn học đều được đưa vào chương trình của các môn học đó gây ra sự chồng chéo, quá tải.
Không những thế, thời điểm dạy học các kiến thức đó ở các môn học khác nhau là khác nhau, đôi
khi thuật ngữ được dùng cũng khác nhau, gây khó khăn cho học sinh. Để khắc phục những khó
khăn đó, trong khi chưa có chương trình mới, cần phải rà soát chương trình các môn học có liên
quan với nhau trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tìm ra những kiến thức chung để
xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn.
Căn cứ vào nội dung kiến thức và các ứng dụng của chúng trong thực tiễn để xác định tên chủ
đề sao cho phù hợp, thể hiện được nội dung tích hợp liên môn.
b. Nội dung trong chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề:
- Trình bày về nội dung kiến thức thuộc chương trình các môn học được dạy học tích hợp
trong chủ đề; nêu rõ yêu cầu cần đạt; tên bài (tiết), thời lượng phân phối chương trình hiện hành
và thời điểm dạy học theo chương trình hiện hành.
- Phương án/kế hoạch dạy học môn học sau khi đã tách riêng phần nội dung kiến thức được
dạy học theo chủ đề đã xây dựng.
- Trình bày nội dung dạy học trong chủ đề; phân tích về thời lượng và thời điểm thực hiện
chủ đề trong mối liên hệ phù hợp với chương trình dạy học các môn học liên quan;
- Trình bày ý tưởng/câu hỏi của chủ đề nhằm giải quyết một vấn đề nào đó để qua đó học sinh
học được nội dung kiến thức liên môn và các kĩ năng tương ứng đã được tách ra từ chương trình
các môn học nói trên, có thể là vấn đề theo nội dung dạy học hoặc vấn đề cần giải quyết trong
thực tiễn.

5


- Ý nghĩa của việc thực hiện chủ đề trong dạy học các môn học liên quan/hoạt động trải
nghiệm sáng tạo đối với việc hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ và phát triển năng lực, phẩm
chất của học sinh.

c. Mục tiêu của chủ đề
- Về kiến thức: Trình bày về nội dung kiến thức mà học sinh sẽ học được thông qua chủ đề
(chỉ trình bày những kiến thức sẽ được đánh giá).
- Về kĩ năng: Trình bày về những kĩ năng của học sinh được hình thành thông qua thực hiện
các hoạt động học theo chủ đề (chỉ trình bày những kĩ năng sẽ được đánh giá). Sử dụng động từ
hành động để ghi các loại kĩ năng và năng lực mà học sinh được phát triển qua thực hiện chủ đề.
- Về thái độ: Trình bày về những tác động của việc thực hiện các hoạt động học theo chủ đề
đối với nhận thức, giá trị sống và định hướng hành vi của học sinh.
- Các năng lực chính hướng tới: Học sinh được học thông qua thực hành, sáng tạovà tạo ra
sản phẩm học tập có ý nghĩa cho bản thân; có thể thiết kế, xây dựng, sáng tạo ra một sản phẩm
hoặc thực hiện một việc nào đó. Các năng lực đọc, viết, toán học, khoa học… được phát triển
trong việc tạo ra sản phẩm học tập.
d.Sản phẩm cuối cùng của chủ đề: Mô tả rõ sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành về nội
dung và hình thức thể hiện (bài báo báo, bài trình chiếu, tập tranh ảnh, video, mô hình, vật thật,
dụng cụ thí nghiệm, phần mềm…); nêu rõ tên và yêu cầu của sản phẩm cùng với tiêu chí đánh giá
sản phẩm.
I.1.5. Tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn
a. Xây dựng kế hoạch dạy học:
Trong chương trình hiện nay, những nội dung kiến thức được đề cập đến ở hai hay nhiều môn
học được điều chỉnh theo hai hướng: chỉ dạy kiến thức đó trong một môn học và bổ sung thêm
những kiến thức liên quan đến các môn còn lại đối với những kiến thức liên môn nhưng có một
môn học chiếm ưu thế, không dạy lại ở các môn khác; tách những kiến thức có liên quan ra khỏi
các môn học, xây dựng thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm
phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan. Theo định hướng đó, để tổ chức
dạy học các chủ đề tích hợp liên môn, các tổ/nhóm chuyên môn và nhà trường cần phải xây dựng
kế hoạch thực hiện như sau:
b. Xây dựng kế hoạch dạy học của các bộ môn có liên quan sau khi đã tách một số kiến thức ra
để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn. Kế hoạch dạy học của mỗi môn học cần phải tính đến
thời điểm dạy học các chủ đề tích hợp liên môn đã được xây dựng, đảm bảo sự phù hợp và hài hòa
giữa các môn học. Trong trường hợp cần thiết, có thể phải hy sinh một phần lôgic hình thành kiến

thức để tăng cơ hội vận dụng kiến thức cho học sinh. Trong một số trường hợp, có thể phần kiến
thức chung được tách ra để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn không nằm trọn vẹn trong một
bài học của chương trình môn học hiện hành. Khi đó, phần kiến thức còn lại của bài học cần được
bố trí để dạy học sao cho hợp lý theo hướng lồng ghép vào các bài học khác, có thể là các bài học
liền kề trước hoặc sau.

6


c. Lựa chọn thời điểm tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn phù hợp với kế hoạch
dạy học của các môn học liên quan. Căn cứ vào nội dung kiến thức và thời lượng dạy học được
lấy ra từ các môn học tương ứng, các tổ/nhóm chuyên môn cùng thống nhất các thời điểm trong
năm học để tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn (chẳng hạn có thể dành cho mỗi chủ đề
khoảng 1 tuần). Trong thời gian đầu, có thể chỉ lựa chọn để xây dựng và tổ chức dạy học khoảng
02 chủ đề/học kỳ.
d. Thiết kế tiến trình dạy học: Dạy học theo các chủ đề, dù đơn môn hay liên môn, đều phải
chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy, bao gồm ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng
dụng trong các môn học khác. Do vậy, về mặt phương pháp dạy học thì không có phân biệt giữa
dạy học một chủ đề đơn môn hay dạy học một chủ đề liên môn, tích hợp. Điều quan trọng là dạy
học nhằm phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng
tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường,
ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến
thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
e. Về phương pháp dạy học:
Tiến trình dạy học phải thể hiện chuỗi hoạt động học của học sinh phù hợp với phương pháp
dạy học tích cực được vận dụng. Tùy theo đặc thù bộ môn và nội dung dạy học của chủ đề, giáo
viên có thể lựa chọn các phương pháp dạy học khác nhau. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học
tích cực nói chung đều dựa trên quan điểm dạy học giải quyết vấn đề có tiến trình sư phạm tương
tự nhau: xuất phát từ một sự kiện/hiện tượng/tình huống/nhiệm vụ làm xuất hiện vấn đề cần giải
quyết - lựa chọn giải pháp/xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề - thực hiện giải pháp/kế hoạch để

giải quyết vấn đề - đánh giá kết quả giải quyết vấn đề.
** Vì vậy, nhìn chung tiến trình dạy học một chủ đề tích hợp liên môn như sau:
- Đề xuất vấn đề: để đề xuất vấn đề, giáo viên giao cho học sinh một nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn
đề. Nhiệm vụ giao cho học sinh có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: giải
thích một sự kiện/hiện tượng trong tự nhiên hay xã hội; giải quyết một tình huống trong học tập
hay trong thực tiễn; tiến hành một thí nghiệm mở đầu... Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học
sinh quan tâm đến nhiệm vụ đặt ra, sẵn sàng nhận và tự nguyện thực hiện nhiệm vụ. Từ nhiệm vụ
cần giải quyết, học sinh huy động kiến thức, kĩ năng đã biết và nảy sinh nhu cầu về kiến thức, kĩ
năng còn chưa biết, nhưng hi vọng có thể tìm tòi, xây dựng được; diễn đạt nhu cầu đó thành câu
hỏi. Lúc này vấn đề đối với học sinh xuất hiện, dưới sự hướng dẫn của giáo viên vấn đề đó được
chính thức diễn đạt. Nhiệm vụ giao cho học sinh cần đảm bảo rằng học sinh không thể giải quyết
trọn vẹn với kiến thức, kĩ năng đã có mà cần phải học thêm kiến thức mới để vận dụng vào quá
trình giải quyết vấn đề.
- Giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề: sau khi đã phát biểu vấn đề, học sinh độc lập hoạt
động, xoay trở để vượt qua khó khăn, tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề. Trong quá trình đó,
khi cần phải có sự định hướng của giáo viên để học sinh có thể đưa ra các giải pháp theo suy nghĩ
của học sinh. Thông qua trao đổi, thảo luận dưới sự định hướng của giáo viên, học sinh xác định

7


được các giải pháp khả thi, bao gồm cả việc học kiến thức mới phục vụ cho việc giải quyết vấn đề
đặt ra, đồng thời xây dựng kế hoạch hành động nhằm giải quyết vấn đề đó.
- Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề: trong quá trình thực hiện giải pháp và kế hoạch giải
quyết vấn đề, học sinh diễn đạt, trao đổi với người khác trong nhóm về kết quả thu được, qua đó
có thể chỉnh lý, hoàn thiện tiếp. Trường hợp học sinh cần phải hình thành kiến thức mới nhằm
giải quyết vấn đề, giáo viên sẽ giúp học sinh xây dựng kiến thức mới của bản thân trên cơ sở đối
chiếu kiến thức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới; kết nối/sắp xếp kiến thức cũ và
kiến thức mới dựa trên việc phát biểu, viết ra các kết luận/ khái niệm/ công thức mới… Trong quá
trình đó, học sinh cần phải học lí thuyết hoặc/và thiết kế phương án thực nghiệm, tiến hành thực

nghiệm, thu lượm các dữ liệu cần thiết và xem xét, rút ra kết luận. Kiến thức, kĩ năng mới được
hình thành giúp cho việc giải quyết được câu hỏi/vấn đề đặt ra. Trong quá trình hoạt động giải
quyết vấn đề, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, hành động của học sinh được định hướng phù
hợp với tiến trình nhận thức khoa học. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến
thức, kĩ năng mới học để giải quyết các tình huống có liên quan trong học tập và cuộc sống hàng
ngày; tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức thông qua các nguồn tư liệu, học liệu, khác nhau; tự
đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các
kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau. Qua quá trình dạy học, cùng
với sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, sự định hướng của giáo viên tiệm cận
dần đến định hướng tìm tòi sáng tạo, nghĩa là giáo viên chỉ đưa ra cho học sinh những gợi ý sao
cho học sinh có thể tự tìm tòi, huy động hoặc xây dựng những kiến thức và cách thức hoạt động
thích hợp để giải quyết nhiệm vụ mà họ đảm nhận. Nghĩa là dần dần bồi dưỡng cho học sinh khả
năng tự xác định hành động thích hợp trong những tình huống không phải là quen thuộc đối với
học sinh.
- Trình bày, đánh giá kết quả: sau khi đã hoàn thành hoạt động giải quyết vấn đề, dưới sự
hướng dẫn của giáo viên, học sinh trình bày, tranh luận, bảo vệ kết quả thu được. Giáo viên chính
xác hoá, bổ sung, xác nhận, phê duyệt kết quả, bao gồm những kiến thức mới mà học sinh đã học
được thông qua hoạt động giải quyết vấn đề. Học sinh ghi nhận kiến thức mới và vận dụng trong
thực tiễn cũng như trong các bài học tiếp theo.
f. Về kĩ thuật dạy học: Tiến trình dạy học nói trên được thể hiện cụ thể thành chuỗi hoạt động
học của học sinh. Mỗi hoạt động học của học sinh phải thể hiện rõ mục đích, nội dung, phương
thức và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành. Phương thức hoạt động của học sinh thể
hiện thông qua kĩ thuật học tích cực được sử dụng. Có nhiều kĩ thuật học tích cực khác nhau, mỗi kĩ
thuật có mục tiêu rèn luyện các kĩ năng khác nhau cho học sinh.
Tuy nhiên, dù sử dụng kĩ thuật học tích cực nào thì việc tổ chức mỗi hoạt động học của
học sinh đều phải thực hiện theo các bước sau:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh phải rõ ràng và
phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành
khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú
nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

8


- Thực hiện nhiệm vụ học tập: học sinh được khuyến khích hợp tác với nhau khi thực hiện
nhiệm vụ học tập; giáo viên cần phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp
hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không để xảy ra tình trạng học sinh bị "bỏ quên" trong quá trình dạy
học.
- Báo cáo kết quả và thảo luận: yêu cầu về hình thức báo cáo phải phù hợp với nội dung học
tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; giáo viên cần khuyến khích cho học sinh trao đổi,
thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp
lí.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày, thảo
luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ; nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học
sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học
sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động. Mỗi chủ đề
được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài
lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của
phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó
trong toàn bộ tiến trình dạy học của chủ đề đã thiết kế. Cần tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử
dụng khi phân tích bài học.
g. Về thiết bị dạy học và học liệu: thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong dạy học
mỗi chủ đề phải đảm bảo sự phù hợp với từng hoạt động học đã thiết kế. Việc sử dụng các thiết bị
dạy học và học liệu đó được thể hiện rõ trong phương thức hoạt động học và sản phẩm học tập
tương ứng mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học.
h. Về kiểm tra, đánh giá: phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học phải đảm bảo
sự đồng bộ với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng. Cần tăng cường đánh giá
về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh thông qua quá trình thực hiện các
nhiệm vụ học tập, thông qua các sản phẩm học tập mà học sinh đã hoàn thành; tăng cường hoạt
động tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh. Để thực hiện được điều đó, đối với mỗi
hoạt động học trong cả tiến trình dạy học, cần mô tả cụ thể các sản phẩm học tập mà học sinh

phải hoàn thành cùng với các tiêu chí đánh giá cụ thể.
I.1.6. Hướng dẫn giáo viên dạy học các chủ đề tích hợp liên môn
a. Hướng dẫn chung:
Làm rõ về tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng trong chủ đề,
giúp cho giáo viên hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của từng hoạt động học trong cả chuỗi hoạt động học
của chủ đề.
b. Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động học của học sinh:
- Hướng dẫn về kĩ thuật học tích cực được sử dụng trong tổ chức hoạt động (động não, khăn
trải bàn, các mảnh ghép, phòng tranh...) thể hiện trong kế hoạch dạy học các chủ đề đã được biên
soạn; gợi ý về các kĩ thuật dạy học khác có thể được sử dụng để giáo viên có thể lựa chọn, điều
chỉnh kế hoạch dạy học các chủ đề cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

9


- Hướng dẫn về kĩ thuật sử dụng các thiết bị dạy học, học liệu được sử dụng trong hoạt động
học của học sinh (nếu có) đã được biên soạn trong kế hoạch dạy học chủ đề; gợi ý những thiết bị
dạy học, học liệu có thể thay thế.
- Hướng dẫn để làm rõ về cách chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh đã được biên soạn trong
kế hoạch dạy học mỗi chủ đề qua: lời nói; tài liệu, thiết bị dạy học, học liệu; cách quan sát hoạt
động học của học sinh, những khó khăn mà học sinh có thể gặp...; các biện pháp giúp học sinh
vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập; biện pháp theo dõi, giúp đỡ học sinh hoạt
động học ở ngoài lớp, ở nhà và cộng đồng; biện pháp tổ chức cho học sinh báo cáo và thảo luận
về sản phẩm học tập;...
- Hướng dẫn phương án đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh đã được thể hiện trong
kế hoạch dạy học mỗi chủ đề (đánh giá bằng quan sát, nhận xét; cách biên soạn câu hỏi/bài
tập/nhiệm vụ học tập; cách đánh giá sản phẩm học tập của học sinh; xây dựng bảng tự đánh giá
(rubric); cách tổ chức cho học sinh tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng; cách ghi nhật kí dạy học...);
gợi ý các phương án đánh giá khác có thể sử dụng.
Với việc tổ chức tiến trình dạy học như trên, có thể hình dung mỗi chủ đề dạy học bao

gồm một số nhiệm vụ học tập được thiết kế thành các hoạt động kế tiếp nhau. Lớp học có thể
được chia thành từng nhóm nhỏ. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân
chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học,
được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên
đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các
thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm
khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Các kĩ
thuật dạy học tích cực như: khăn trải bàn, các mảnh ghép, động não, bản đồ tư duy, XYZ, ổ bi...
sẽ được sử dụng trong tốt chức hoạt động nhóm trên lớp để thực hiện các nhiệm vụ nhỏ nhằm đạt
mục tiêu dạy học. Trong mỗi hoạt động, giáo viên có thể sử dụng một kĩ thuật nào đó để giao cho
học sinh giải quyết một nhiệm vụ học tập được giao. Kết quả hoạt động của các nhóm học sinh
được đưa ra thảo luận, từ đó nảy sinh vấn đề cần giải quyết và đề xuất các giải pháp nhằm giải
quyết vấn đề đó. Hoạt động giải quyết vấn đề của học sinh có thể được thực hiện ngay trong giờ
học trên lớp nhưng thường thì phải thực hiện ở nhà, giữa hai giờ lên lớp kế tiếp nhau mới đạt
được hiệu quả cao. Giai đoạn này, các phương pháp quan sát, ôn tập, nghiên cứu độc lập cần
được hướng dẫn cho học sinh sử dụng. Các kĩ thuật dạy học tích cực sẽ được tiếp tục sử dụng trên
lớp trong giờ học sau đó để tổ chức các hoạt động trao đổi, tranh luận của học sinh về vấn đề
đang giải quyết nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học như
trên, vấn đề đánh giá của giáo viên và đánh giá của học sinh về kết quả hoạt động (bao gồm tự
đánh giá và đánh giá đồng đẳng) được quan tâm thực hiện. Trong toàn bộ tiến trình tổ chức hoạt
động dạy học như trên, các phương pháp truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, trực quan,
thực hành... vẫn còn nguyên giá trị của chúng và cần phải được khai thác sử dụng một cách hợp
lí, đúng lúc, đúng chỗ để đạt được hiệu quả cao nhất.
c. Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp liên môn qua "Trường học kết nối"
10


Như đã nói ở trên, tiến trình dạy học mỗi chủ đề bao gồm các hoạt động học của học sinh
trong lớp, ngoài lớp, ở nhà và cộng đồng. Thời gian dạy học trên lớp chủ yếu dành cho các hoạt
động nhằm phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề, xây dựng kế hoạch giải quyết

vấn đề, trình bày báo cáo, trao đổi, thảo luận về kết quả giải quyết vấn đề. Hoạt động tìm tòi,
nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề của học sinh, bao gồm việc nghiên cứu tài liệu và thực hành,
thí nghiệm (nếu có) nên giao cho học sinh chủ động thực hiện ở ngoài lớp học (trong phòng thí
nghiệm, thư viện), ở nhà và cộng đồng (nếu cần). Quá trình hoạt động học tập, nghiên cứu của
học sinh bên ngoài lớp học cần được theo dõi, kiểm tra và hỗ trợ thường xuyên nhằm đảm bảo sự
thành công và hiệu quả.
Vì vậy, việc tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn cần phải tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin để thực hiện chức năng đó của giáo viên. Trên trang mạng giáo dục "Trường
học kết nối" hiện nay đã có đầy đủ công cụ để mỗi giáo viên tổ chức các bài học để hướng dẫn
học sinh học tập song song với quá trình dạy học trên lớp.
I.2. VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN LIÊN QUAN “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP SỬ DỤNG PHÂN BÓN HÓA HỌC”
I.2.1. Môn Sinh học
I.2.1.1. Nước và các nguyên tố hóa học
- Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên thế giới sống và không sống.
- Các nguyên tố C, H, O, N chiếm 95% khối lượng cơ thể sống.
- Các nguyên tố hoá học nhất định tương tác với nhau theo quy luật lí hoá, hình thành nên sự
sống và dẫn tới đặc tính sinh học nổi trội chỉ có ở thế giới sống.
- Nguyên tố đa lượng là các nguyên tố có lượng chứa lớn trong khối lượng khô của cơ thể.
- Nguyên tố đa lượng có vai trò: tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như prôtein,
lipit, axit nuclêic là chất hóa học chính cấu tạo nên tế bào.
- Nguyên tố vi lượng là những nguyên tố có lượng chứa rất nhỏ trong khối lượng khô của tế
bào.
- Nguyên tố vi lượng có vai trò tham gia vào các quá trình sống cơ bản của tế bào.
- Vai trò của nước đối với tế bào:
+ Là thành phần cấu tạo nên tế bào.
+ Là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết.
+ Là môi trường của các phản ứng sinh hóa.
+ Tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất để duy trì sự sống.
I.2.1.2. Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật

- Vai trò của Nitơ
+ Nitơ có vai trò quan trọng bậc nhất đối với thực vật.
+ Nitơ là thành phần cấu trúc của : prôtêin, axit nuclêic, diệp lục, ATP ...
+ Nitơ là thành phần các chất điều tiết trao đổi chất: Prôtêin – enzim, Côenzim, ATP...
- Nguồn cung cấp nitơ trong tự nhiên cho cây.
+ Không khí
11


Nitơ không khí ( chiếm 75,6%) , tồn tại ở dạng phân tử.
Đa số thực vật không sử dụng được nguồn Nito này, cần có quá trình đồng hoá.
+ Trong đất
- Quá trình chuyển hoá nitơ trong đất và cố định nitơn phân tử
+ Quá trình chuyển hoá nitơ trong đất: quá trình chuyển hoá Nito trong đất là quá trình biến
đởi Nito hữu cơ thành nitơ khoáng nhờ các VSV
+ Quá trình cố định nitơ phân tử
Diễn ra theo 2 con đường: con đường hoá học và con đường sinh học cố định nitơ :
- Vi sinh vật cố định nitơ gồm:
+ VSV sống cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu
+ VSV sống tự do
Chúng có hệ enzim Nitrogenaza có khả năng bẻ gãy liên kết 3 trong phân tử Nito
- Bón phân hợp lý có tác dụng:
+ Tăng năng suất cây trồng
+ Không gây ô nhiễm môi trường
Các biện pháp bón phân
- Bón phân qua rễ
+ Cơ sở khoa học: Khả năng hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào rễ.
+ Phân loại: Bón lót và bón thúc.
- Bón phân qua lá
+ Cơ sở khoa học: Khả năng hấp thụ ion khoáng qua khí khổng.

+ Lưu ý: Bón khi trời không mưa hoặc nắng gắt.
I.2.1.3. Quang hợp ở thực vật
- Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá (diệp lục) hấp thụ để
tạo ra cacbonhyđrat và gảI phóng ôxy từ khí CO2 và H2O
- Cơ quan thực hiện chức năng quang hợp ở thực vật là lá.
- Bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở thực vật là lục lạp.
- Toàn bộ quá trình quang hợp ở thực vật được chia làm 2 pha: pha sáng và pha tối. Trong đó,
pha sáng diễn ra như nhau ở mọi loài thực vật, chỉ khác nhau ở pha tối.
- Quang hợp quyết định năng suất cây trồng.
- Cường độ quang hợp phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Cường độ ánh sáng.
+ Nồng độ CO2.
+ Hàm lượng nước.
+ Thành phần, hàm lượng các nguyên tố khoáng.
- Để tăng năng suất cây trồng cần:
+ Tăng diện tích lá.
+ Tăng cường độ quang hợp.
+ Tăng hệ số kinh tế.
12


I.2.2. Môn Hóa học
I.2.2.1. Khái niệm, tại sao lại phải sử dụng phân bón?
- Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây
nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
- Cây đồng hoá C, H, O từ không khí và nước. Các nguyên tố khác N, P, K, ... cây hấp thụ từ
đất, do vậy rất cần bón phân để bổ sung cho đất.
Có 3 loại chính: phân đạm, phân lân, phân kali
a- Phân đạm: là những hợp chất cung cấp nito cho cây trồng.
+ Tác dụng:

- Kích thích quá trình sinh trưởng của cây.
- Cây phát triển nhanh, cho nhiều củ hoặc quả.
+ Độ dinh dưỡng = % N trong phân bón.
+ có 3 loại chính: Đạm amoni, Đạm nitrat, Đạm ure
b- Phân lân: Cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat PO43-.
+ Tác dụng:
- Thúc đẩy quá trình sinh học ở thời kỳ sinh trưởng của cây.
- Làm cho cành lá khoẻ, hạt chắc.
+ Độ dinh dưỡng = % P2O5 tương ứng với lượng photpho.
+ Có 2 loại chính: Phân lân nung chảy, supephotphat (đơn, kép)
c. Phân kali: Cung cấp cho cây nguyên tố kali dưới dạng ion K +, thành phần chủ yếu là KCl
và K2SO4 .
d. Một số loại phân khác
* Phân hỗn hợp và phân phức hợp: là loại chứa đồng thời hai hoặc ba nguyên tố dinh
dưỡng.
+ Phân hỗn hợp: chứa cả 3 nguyên tố N, P, K - gọi là phân NPK (tỉ lệ N:P:K phụ thuộc vào
loại đất và cây).
Ví dụ : Nitrophotka là hỗn hợp (NH4)2HPO4 và KNO3.
+ Phân phức hợp: được sản xuất bằng tương tác hoá học của các chất.
ví dụ:
NH3 + axit H3PO4 -> hỗn hợp NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 ( amophot )
* Phân vi lượng:
+ cung cấp những hợp chất chứa các nguyên tố mà cây trồng
+ chỉ cần một lượng rất nhỏ như bo (B), kẽm (Zn), mangan (Mn),...
I.2.2.2. Cơ sở các biện pháp bón phân hợp lý
- Khái niệm bón phân hợp lý: là bón phân đúng loại, đủ số lượng và tỷ lệ các thành phần dinh
dưỡng, đúng nhu cầu của giống, loài cây trồng, phù hợp với thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây
cũng như các điều kiện đất đai, thời tiết, mùa vụ.
- Vai trò:
+ Tăng năng suất cây trồng.

13


+ Không gây ô nhiễm môi trường.
+ Không làm xấu đặc tính của đất.
I.2.3. Môn công nghệ
I.2.3.1. Đặc điểm, kĩ thuật sử dụng phân bón trong trồng trọt, xác định sức sống của hạt
LOẠI
PHÂN
Phân hoá
học

ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT

- Ưu:
+ Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng
nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao.
+ Dễ hoà tan (trừ phân lân) nên
cây dễ hấp thụ và có hiệu quả nhanh.
- Nhược: bón nhiều và bón liên
tục trong nhiều năm sẽ làm cho đất bị
chua.
Phân hữu
- Ưu:

+ Chứa nhiều nguyên tố dinh
dưỡng.
+ Bón liên tục nhiều năm không
làm hại đất.
- Nhược:

+ Có thành phần và tỉ lệ các chất
dinh dưỡng không ổn định
+ Hiệu quả chậm: chất dinh
dưỡng trong phân cây chưa sử dụng
được ngay mà phải qua quá trình
khoáng hoá cây mới sử dụng được
Phân vi
- Ưu : Không ô nhiễm môi
sinh
trường, không làm hại đất.
- Nhược:
+ Thời hạn sử dụng ngắn (do khả
năng sống và thời gian tồn tại của vi
sinh vật phụ thuộc vào ngoại cảnh).
+ Mỗi loại phân chỉ thích hợp với
một hoặc một nhóm cây trồng nhất
định.

KĨ THUẬT SỬ DỤNG
- Phân đạm, kali: bón thúc là chính, nếu
bón lót phải bón với lượng nhỏ.
- Phân lân: bón lót để có thời gian cho
phân hoà tan.
- Sau nhiều năm bón đạm, kali cần bón
vôi cải tạo đất.
- Có thể dùng bón lót hoặc bón thúc.

- Bón lót là chính, nhưng trước khi sử
dụng phải ủ cho phân hoại mục.


- Có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây
trước khi gieo trồng.
- Bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng
VSV có ích cho đất.

I.2.3.2. Đặc điểm, tính chất vật lý, hóa học của các loại đất
* Tính chất của đất xám bạc màu
- Tính chất vật lí: Tầng đất mặt mỏng với thành phần cơ giới nhẹ, nhiều cát, ít hạt keo nên
không giữ được nước và chất dinh dưỡng dễ bị khô hạn.
14


- Tính chất hóa học: Đất chua, nghèo dinh dưỡng (nghèo đạm (0,07%), lân (0,05%), kali
(0,15%), ít mùn (<1,5%).
- Tính chất sinh học: Số lượng vi sinh vật trong đất ít, hoạt động của vi sinh vật đất yếu.
* Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
- Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh.
- Cát sỏi chiếm ưu thế, ít keo.
- Đất chua hoặc rất chua, nghèo mùn, nghèo chất dinh dưỡng.
- Số lượng vi sinh vật trong đất ít, hoạt động yếu.
* Tính chất của đất mặn
- Thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao (50 – 60%).
- Có nhiều muối tan NaCl, Na2SO4
- Đất trung tính hoặc kiềm yếu.
- Số lượng VSV ít và hoạt động của VSV yếu.
* Tính chất của đất phèn
- Thành phần cơ giới nặng.
- Tầng đất mặt khi khô thì cứng, nứt nẻ
- Độ chua: cao: pH< 4
- Trong đất có nhiều chất độc hại: Al3+, Fe3+, H2...

- Độ phì nhiêu thấp, nghèo mùn, nghèo đạm.
- Hoạt động của vi sinh vật kém.
I.2.3.3. Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường.
- Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học BVTV đến quần thể sinh vật
+ Tác động đến mô, tế bào cây trồng gây nên hiệu ứng cháy táp lá, thân, ảnh hưởng đến năng
suất và chất lượng nông sản.
+ Diệt trừ các sinh vật có ích.
+ Làm xuất hiện quần thể địch hại kháng thuốc.
- Ảnh hưởng của thuốc hóa học BVTV đến môi trường
+ Thuốc hóa học BVTV gây ô nhiễm môi trường đất, nước: Sử dụng với liều lượng cao, phun
nhiều lần, nước mưa, nước tưới rửa trôi thuốc xuống đất ngấm vào nguồn nước.
+ Gây ô nhiễm nông sản: Sử dụng liều lượng lớn, thời gian cách li ngắn thuốc sẽ tồn lưu và
làm ô nhiễm nông sản.
+ Gây ngộ độc hoặc bệnh hiểm nghèo cho con người: thuốc hóa học BVTV tồn lưu trong đất,
nước đi vào động, thực vật thủy sinh; Thuốc tồn lưu trong nông sản, trong rau, cỏ... Con người sử
dụng phải nông sản, rau quả, nước uống... sẽ bị ngộ độc hoặc bị bệnh.
- Biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học BVTV
+ Chỉ dùng thuốc hóa học BVTV khi địch hại tới ngưỡng gây hại.
+ Sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc cao; Phân hủy nhanh trong môi trường.
+ Sử dụng đúng thuốc, đúng thời gian, đúng nồng độ và liều lượng.

15


+ Trong quá trình sử dụng và bảo quản cần tuân thủ quy định về an toàn lao động và vệ sinh
môi trường.
I.2.4. Môn Địa lý
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên:
* Hiện trạng sử dụng đất
Năm 2005, có 12,7 triệu ha đất có rừng và 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp

(chiếm hơn 28% tổng diện tích đất tự nhiên), 5,3 triệu ha đất chưa sử dụng.
Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người thấp (0,1 ha). Khả năng mở rộng đất nông
nghiệp ở đồng bằng và miền núi là không nhiều.
* Suy thoái tài nguyên đất
Diện tích đất trống đồi trọc đã giảm mạnh nhưng diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn rất
lớn.
Cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ hoang mạc hoá (chiếm khoảng 28%).
* Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất
- Đối với đất vùng đồi núi:
+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lý: làm ruộng bậc thang, trong cây
theo băng.
+ Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp. Bảo vệ rừng, đất rừng,
ngăn chặn nạn du canh du cư.
- Đối với đất nông nghiệp:
+ Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích.
+ Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống bạc màu.
+ Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất, thoái hóa đất.
I.2.5. Môn Giáo dục công dân
Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại: ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên
và trách nhiệm của công dân.

16


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN
II.1. PHƯƠNG PHÁP
II.1.1. Sử dụng phương pháp dạy học liên môn kết hợp với giáo dục STEM.
Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán
học, giúp người học gắn lý thuyết với thực tế cuộc sống. STEM được đánh giá sẽ là mô hình giáo
dục diện rộng trong tương lai gần của thế giới. Tại Việt Nam, giáo dục STEM đang được Bộ Giáo

dục và Đào tạo thí điểm đưa vào giảng dạy ở một số trường phổ thông, bước đầu đã đạt được
nhiều kết quả tích cực. Đây là một trong những việc chuẩn bị để thực hiện chương trình giáo dục
phổ thông mới mà Bộ đang xây dựng.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT:
+ Đúng như tên gọi, giáo dục STEM giúp học sinh học được kiến thức (Khoa học và Toán)
trong mối quan hệ chặt chẽ với ứng dụng của nó trong thực tiễn (Công nghệ và Kĩ thuật). Qua đó,
học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực
tiễn. Đó là những năng lực cần thiết và quan trọng mà mỗi con người cần có để đáp ứng với sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học, kĩ thuật hiện nay.
Như vậy, giáo dục STEM sẽ giúp thực hiện được mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất
của học sinh Việt Nam phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới, đồng thời
đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước một tình huống có vấn đề thực
tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học cần dạy.
Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn
học có liên quan đến vấn đề đó (qua tài liệu, thiết bị, công nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết
vấn đề đặt ra.
Tóm lại, học sinh sẽ học được kiến thức trong mối liên hệ với ứng dụng của nó trong công
nghệ, kĩ thuật; vận dụng chúng để sáng tạo kĩ thuật.
+ Kiến thức khoa học trong giáo dục STEM chủ yếu là kiến thức thuộc các môn khoa học tự
nhiên.
Ở cấp tiểu học, các kiến thức này thuộc các môn như: "Cuộc sống quanh ta", "Tìm hiểu tự
nhiên", "Thế giới công nghệ", "Tìm hiểu công nghệ"; cấp trung học cơ sở thuộc môn như: "Khoa
học tự nhiên", "Công nghệ"; cấp trung học phổ thông thuộc các môn như: "Vật lí", "Hóa học",
"Sinh học", "Thiết kế và Công nghệ".
Kiến thức khoa học thuộc các môn học nói trên đều được ứng dụng phổ biến trong thực tiễn
nên việc áp dụng phương thức giáo dục STEM sẽ rất thuận lợi và mang lại hiệu quả cao đối với
sự phát triển năng lực của học sinh.
+ Tuy mỗi bài học theo chủ đề STEM đều hướng tới một sản phẩm ứng dụng mà học sinh cần
hoàn thành nhưng sản phẩm đó không phải là mục đích cuối cùng của bài học và không được

đồng nhất giáo dục STEM với việc chế tạo sản phẩm đó.

17


Điều quan trọng nhất là học sinh phải biết vận dụng kiến thức khoa học để "thiết kế" rồi mới
"thi công". Như thế, học sinh mới phát triển được các năng lực cần thiết của một "kĩ sư" chứ
không phải là "thợ" chế tạo sản phẩm theo mẫu.
+ Trong giáo dục STEM cũng như các phương thức giáo dục tích cực khác, giáo viên đóng
vai trò là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh; học sinh tích cực, tự
lực hoạt động học để chiếm lĩnh kiến thức và thực hành vận dụng kiến thức vào giải quyết những
vấn đề thực tiễn.
Ví dụ, theo nguyên tắc gắn kiến thức khoa học với ứng dụng của nó trong thực tiễn, dạy học
về Nguyên lí nhiệt động lực học gắn với ứng dụng của nó trong máy lạnh và động cơ nhiệt; dạy
học kiến thức về dòng điện xoay chiều gắn với các ứng dụng của nó trong máy phát điện, động cơ
điện; dạy học về dòng điện trong chất điện phân gắn với ứng dụng của nó trong mạ điện, đúc
điện; dạy học các kiến thức về sự phát triển của thực vật gắn với ứng dụng của chúng dự án "Rau
sạch"… đều là những các chủ đề có thể thực hiện theo phương thức giáo dục STEM.
Giáo viên cần có khả năng xây dựng các chủ đề gắn với thực tiễn
+ Việc dạy học theo định hướng STEM đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo từ nhiều
năm qua thông qua dạy học "Tích hợp, liên môn".
Theo đó, giao quyền chủ động cho giáo viên, tổ/nhóm chuyên môn xây dựng các chủ đề dạy
học liên môn gắn với các vấn đề thực tiễn. Đã có nhiều chủ đề dạy học được giáo viên xây dựng
và thực hiện theo hướng trên.
Từ năm học 2013-2014, Bộ tổ chức Cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp, mỗi năm có trên
3000 bài học theo chủ đề tích hợp đã được giáo viên thực hiện và dự thi cấp toàn quốc, trong đó
nhiều chủ đề thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên đã được thực hiện theo định hướng STEM.
Nhằm thí điểm để chuẩn bị tốt hơn cho Chương trình giáo dục phổ thông mới, trong năm học
2016-2017, Bộ đã triển khai thí điểm giáo dục STEM tại 15 trường THCS và THPT tại 5 tỉnh: Hà
Nội, Hải Dương, Hòa Bình, Quảng Ninh, Nam Định. Hơn 50 chủ đề theo định hướng STEM đã

được thực hiện với kết quả tích cực.
+ Trước hết, để thực hiện thành công cần phải nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên để
mỗi giáo viên đều có nhận thức đúng, có khả năng xây dựng và thực hiện các chủ đề dạy học phù
hợp với điều kiện thực tiễn.
Trong các bài học theo phương thức giáo dục STEM, học sinh vẫn chủ yếu sử dụng các thiết
bị dạy học hiện có trong các nhà trường để tiến hành các thí nghiệm tìm tòi, nghiên cứu để tiếp
thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng.
II.1.2. Thảo luận nhóm
a. Khái niệm:
Theo tác giả Nguyễn Văn Cường “Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong
đó học sinh của lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi
nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả
làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp”. Tác giả Phan Trọng Ngọ
cũng cho rằng:“Thảo luận nhóm là phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành
18


những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề
cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó.”. Từ đó có thể đi đến kết luận: thảo
luận nhóm là một phương pháp dạy học hiện đại, lấy người học làm trung tâm.Với phương pháp
này, người học được làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi một thành viên trong nhóm
đều có cơ hội tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ học tập trong một khoảng thời gian nhất định
dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên.
b. Mục đích:
Phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực của học sinh: trong thảo luân nhóm, học sinh phải tự
giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên; đồng thời, các thành
viên cũng có trách nhiệm về kết quả làm việc của mình.
Phát triển năng lực cộng tác làm việc của học sinh: học sinh được luyện tập kỹ năng cộng tác,
làm việc với tinh thần đồng đội, các thành viên có sự quan tâm và khoan dung trong cách sống,
cách ứng xử…

Giúp cho học sinh có điều kiện trao đồi, rèn luyện khả năng ngôn ngữ thông qua cộng tác làm
việc trong nhóm, phát triển năng lực giao tiếp, biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến
người khác. Đồng thời, các em biết đưa ra những ý kiến và bảo vệ những ý kiến của mình.
Giúp cho học sinh có sự tự tin trong học tập, vì học sinh học tập theo hình thức hợp tác và
qua giao tiếp xã hội - lớp học, cho nên các em sẽ mạnh dạn và không sợ mắc phải những sai lầm.
Hình thành phương pháp nghiên khoa học cho học sinh: thông qua thảo luận nhóm, nhất là
quá trình tự lực giải quyết các vấn đề bài học, giúp các em hình thành dần phương pháp nghiên
cứu khoa học, rèn luyện và phát triển năng lực khoa học trong mọi vấn đề cuộc sống.
Tăng cường tri thức, hiệu quả trong học tập: qua học nhóm, học sinh có thể nắm bài ngay trên
lớp, hình thành những tri thức sáng tạo thông qua sự tự tư duy của mỗi thành viên. Áp dụng
phương pháp này sẽ kích thích học sinh tìm kiếm những nguồn tri thức có liên quan đến vấn đề
thảo luận. Trên cơ sở đó, học sinh sẽ thu lượm những kiến thức cho bản thân thông qua quá trình
tìm kiếm tri thức.
c. Các bước tiến hành thảo luận nhóm:
Có 4 bước tiến hành thảo luận nhóm:
Bước 1: Sau khi chia nhóm, giáo viên giới thiệu nội dung và cung cấp thông tin, định hướng
cho việc thảo luận và đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm.
Bước 2: Thảo luận nhóm.
Bước 3: Thảo luận lớp: các nhóm báo cáo trước lớp, nếu cần các nhóm có thể thảo luận với
nhau để đi đến kết luận.
Bước 4: Giáo viên tổng kết và khái quát kết quả bài học.
d. Ưu điểm, nhược điểm:
* Ưu điểm:
Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo sự đoàn kết, hợp tác giữa các thành viên
trong nhóm và mở rộng giao lưu với các học sinh khác, góp phần tích cực trong quá trình xây
dựng nội dung bài học.
19


Giáo viên rèn luyện dần phương pháp học tập, nghiên cứu và thái độ học tập tập thể, trên cơ

sở đó sẽ tạo điều kiện tốt để học tập cao hơn.
Giúp học sinh tự tin qua những lần thảo luận, thuyết trình, đồng thời rèn luyện năng lực tư
duy và phát hiện vấn đề.
Thảo luận nhóm là cơ hội tốt cho học sinh học tập, trao đổi với nhau. Qua đó học sinh sẽ góp
nhặt những kiến thức của nhau mà hoàn chỉnh dần kiến thức của mình.
* Nhược điểm:
Thời gian học tập trên lớp bị bó hẹp ở tiết học, nên giáo viên sử dụng không khéo sẽ không
cung cấp hết nội dung bài học vì phương pháp này rất mất thời gian.
Do phải tập hợp học sinh thành những nhóm, giáo viên không nói rõ cách chuẩn bị nhóm
trước thì lớp học sẽ rối loạn hoặc mất trật, bị lãng phí nhiều thời gian.
Nếu trình độ học sinh trong nhóm không đều nhau thì những học sinh giỏi, khá sẽ lấn lướt
những học sinh trung bình, yếu. Học sinh trung bình, yếu sẽ không có những điều kiện nói lên ý
kiến riêng của mình. Từ đấy, học sinh sẽ mặc cảm, bất mãn, lơ là và không chú ý vào buổi thảo
luận.
Số lượng học sinh trong lớp quá đông cũng gây những khó khăn cho việc vận dụng thảo luân
nhóm vào việc dạy và học.
II.2. HÌNH THỨC
II.2.1. Hoạt động cá nhân
Mỗi cá nhân tự tìm hiểu trước nội dung của bài học, các công việc của nhóm đã giao, hoàn
thành đúng thời gian quy định.
II.2.2. Hoạt động nhóm:
+ Các nhóm tổ chức báo cáo nội dung trong nội bộ nhóm.
+ Báo cáo nội dung nghiên cứu trước lớp.
+ Giáo viên và học sinh đánh giá, tổng kết nội dung của bài học và chất lượng hoạt động của
các nhóm.

20


CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

III.1. PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN
Tên hồ sơ dạy học: “ Vận dụng kiến thức liên môn để hướng dẫn học sinh tự nghiên

cứu, tổ chức thực hành một số vấn đề liên quan thực trạng và giải pháp sử dụng phân
bón hóa học”.
III.1.1. Mục tiêu dạy học:
Bài học này là nội dung liên môn các môn học: Công nghệ 10, Sinh học 10, Sinh học 11,
Địa lý 10, Giáo dục công dân, Hoá học 11, Hóa học 12.
Sau bài học, học sinh cần đạt được những yêu cầu sau đối với từng môn về kiến thức, kĩ
năng, thái độ hành vi và định hướng phát triển năng lực:
*Về kiến thức
Môn công nghệ 10
- Bài 9, 10: Đặc điểm, tính chất của các loại đất trồng.
+ Trình bày đặc điểm, tính chất và hướng sử dụng một số loại đất trồng thường gặp.
- Bài 12: Đặc điểm, tính chất của một số loại phân bón thường dùng.
+ Trình bày đặc điểm, tính chất của phân bón hóa học.
+ Trình bày đặc điểm, tính chất của phân hữu cơ.
+ Trình bày đặc điểm, tính chất của phân vi sinh.
- Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường.
+ Trình bày ảnh hưởng của thuốc háo học bảo vệ thực vật tới môi trường đất, nước, không
khí, sinh vật.
Môn sinh học 10
- Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước.
+ Trình bày vai trò của các nguyên tố đa lượng, vi lượng đối với thực vật.
Môn sinh học 11
Bài 5, 6: Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật.
+ Trình bày các vai trò của Nitơ đối với thực vật.
+ Các nguồn cung cấp Nitơ và các nguyên tố khoáng cho cây trồng.
Bài 8, 9, 10: Quang hợp và các nhân tố ngoại cảnh tác động tới quang hợp.
+ Trình bày được các giai đoạn của quang hợp.

+ Ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng, nguyên tố dinh dưỡng khoáng, nước tới quá trình quang
hợp.
+ Các biện pháp bón phân cho cây trồng.
+ Những tồn tại khi sử dụng phân bón và các giải pháp khắc phục
Môn hóa học 11
- Bài 8: Amoniac và muối amoni.
+ Tính chất vật lý, hóa học, tầm quan trọng của các muối amoni.
+ Cách sử dụng các loại phân đạm amoni.
- Bài 9: Axit nitric và các muối nitrat.
21


+ Tính chất vật lý, hóa học, tầm quan trọng của các muối nitrat.
+ Cách sử dụng các loại phân đạm nitrat.
+ Chu trình nito trong tự nhiên.
- Bài 11: Axit photphoric và các muối photphat.
+ Tính chất vật lý, hóa học, tầm quan trọng của các muối photphat.
+ Cách sử dụng các loại phân lân hiện nay.
- Bài 12: Phân bón hóa học
+ Trình bày được đặc điểm, tính chất, cách sử dụng các loại phân bón cụ thể.
Môn hóa học 12
- Bài 43: Hóa học và các vấn đề phát triển kinh tế.
- Bài 45: Hóa học và các vấn đề xã hội.
*Về kĩ năng
- Hình thành kỹ năng phân tích, đánh giá tác động của các loại phân bón tới môi trường và
sức khỏe con người.
- Rèn kỹ năng thực hành trồng cây trong các môi trường khác nhau.
- Hình thành kỹ năng làm việc nhóm.
- Hình thành và rèn kỹ năng thuyết trình, báo cáo và bảo vệ luận điểm trong các buổi thuyết
trình.

* Về thái độ, hành vi
- Xác định được thái độ, trách nhiệm, ý thức của công dân và bản thân trong trong việc bảo
vệ môi trường, phát triển môi trường bền vững.
- Xác định thái độ nghiêm túc, có ý thức trách nhiệm trong làm việc tập thể.
- Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của nhà nước,
phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên, môi trường.
*Mở rộng
- Trình bày được một số giải pháp nâng cao năng suất cây trồng, hạn chế tình trạng sử dụng
thuốc hóa học bảo vệ thực vật tràn lan.
- Biết tìm kiếm, lựa chọn thông tin chính thống .
- Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết được các yêu cầu:
Cụ thể: HS phải vận dụng tất cả kiến thức, kĩ năng đã và đang được học để hoàn thiện phần
báo cáo của mình, các kĩ năng chung thuộc các môn như: Ngữ văn (văn thuyết minh), môn Tin
học (soạn thảo văn bản).
Ngoài ra đối với từng nhóm học sinh, kiến thức và kĩ năng được vận dụng từ các môn để
hoàn thành nhiệm vụ của mình.
* Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực
sáng tạo, năng lực ứng dụng CNTT và truyền thông, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn
ngữ.

22


- Năng lực chuyên biệt môn Sinh học, Hóa học, Công nghệ (được thể hiện rõ nhất trong
các bài báo cáo khoa học)
+ Tư duy tổng hợp
+ Sử dụng bản đồ
+ Sử dụng số liệu thống kê
+ Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh mô hình, video...

III.1.2. Đối tượng dạy học
** Đối tượng dạy học là học sinh lớp 11 Văn 2 và 11 A1, trường THPT ............................ với
số lượng là 78 học sinh.
- Nhìn chung các em ngoan, hào hứng với công việc được giao, tiếp cận với các phần mềm
công nghệ thông tin và phương pháp dạy học mới như dạy học theo dự án hay đặc biệt là học tập
theo phương pháp STEM. Các em có lòng say mê với môn học, ham thích tìm tòi, học hỏi về các
vấn đề có liên quan, đặc biệt là những vấn đề nóng hổi, có tính thực tiễn cao như vấn đề chủ môi
trường, sức khỏe con người, năng suất cây trồng.... Các em có ý thức tốt, về kiến thức các em rất
chăm chỉ, kiên nhẫn.
- Về kĩ năng, các em chịu khó rèn luyện, nhanh tiếp thu nên việc dạy học cho các em cả về
kiến thức và kĩ năng. Là học sinh THPT ............................ – Nam Định, các em liên tục được hoạt
động rèn kĩ năng sống, kĩ năng mềm nên đã có những kĩ năng nhất định, vì thế định hướng phát
triển năng lực là yêu cầu mới nhưng các em hình thành và phát triển khá nhanh và hoàn thiện.
- Tuy nhiên, đối với chương trình học và yêu cầu theo phân phối chương trình như hiện nay,
các em phải học các giờ ở trên lớp quá nhiều, cần có thời gian học bài về nhà nên tiến trình
nghiên cứu khoa học cũng như đi trải nghiệm và tổ chức hội thảo với thời gian rất ít, một số nội
dung phải tiến hành ngoài giờ. Nếu như được bố trí quỹ thời gian rộng hơn, chắc chắn sản phẩm
của các em sẽ phong phú và hoàn chỉnh hơn, sẽ phát huy được sự sáng tạo trong cách thể hiện của
các em.
III.1.3. Ý nghĩa bài học
- Thông qua bài học giúp học sinh có cái nhìn khách quan về tình hình sử dụng các loại thuốc
hóa học trong nông nghiệp từ đó các em đề xuất những giải pháp thực tiễn giúp phát triển nông
nghiệp bền vững, đảm bảo môi trường trong lành.
III.1.4. Ý nghĩa với thực tiễn dạy và học
- Đối với giáo viên:
+ Bản thân giáo viên khi được đào tạo ở trường không được đào tạo về vấn đề dạy học liên
môn. Chính vì vậy, để tiến hành dự án này, giáo viên cần tìm hiểu kiến thức trong tất cả các sách
giáo khoa ở trường phổ thông. Quá trình chuẩn bị đó trở thành quá trình tự đào tạo, từ đó giáo
viên sẽ tập hợp được cho mình một kho tư liệu có thể bổ sung kiến thức và làm sâu hơn các bài
giảng của mình.

+ Để hướng dẫn học sinh thực hiện dự án trên, việc sử dụng các phần mềm để tạo ra các ấn
phẩm (poster, tờ rơi, sơ đồ tư duy, video tuyên truyền, bài báo cáo powerpoint) là không thể thiếu.

23


Vì vậy, giáo viên cũng tự học và rèn luyện thêm việc sử dụng phần mềm, ứng dụng công nghệ
thông tin vào việc dạy học và dạy học sinh sử dụng các phương tiện để tự học.
+ Như vậy, với bản thân giáo viên, việc thực hiện dự án trên cũng là một cơ hội để tự rèn
luyện mình cả về kiến thức, phương pháp dạy học và thái độ, hành vi của một người công dân tốt.
- Đối với học sinh:
+ Qua việc thực hiện các dự án, học sinh rất hứng thú khi được tự mình chọn đề tài, được
trải qua các hoạt động: đi thực địa để trải nghiệm, thu thập thông tin, tiến hành thí nghiệm, kiểm
nghiệm các kiến thức lí thuyết thông qua thực tiễn và biết liên hệ kiến thức mới trên cơ sở những
kiến thức đã học... Việc nghiên cứu khoa học sẽ rèn luyện nhiều kĩ năng cần thiết cho việc học,
đặc biệt là kĩ năng tự học – điều cốt yếu của việc học.
Quá trình làm việc theo nhóm giúp học sinh có sự tương tác, hợp tác với nhau để thực hiện
nhiệm vụ được giao, trong đó được rèn luyện cả kĩ năng thoả hiệp, kĩ năng phản bác trong các
tình huống cụ thể. Việc tiến hành tổ chức Hội thảo – lễ hội giúp học sinh kĩ năng cần thiết tổ
chức các sự kiện, cách phân công và bố trí công việc một cách linh hoạt. Học sinh được làm việc
chủ động nhằm tìm ra kiến thức mới phục vụ cho bài học, biết vận dụng kiến thức liên môn này
để giải quyết nhiệm vụ của mình.
Tạo điều kiện cho học sinh học tập theo phương pháp STEM, kích thích sự hứng thú học tập,
trải nghiệm thực tế cho học sinh.
Tóm lại trong quá trình thực hiện dự án, học sinh có cơ hội để phát hiện và phát triển nhiều
về năng khiếu của bản thân, phát triển các năng lực nhằm phục vụ cho cuộc sống trong tương lai.
III.1.5. Ý nghĩa với thực tiễn đời sống xã hội
Thông qua thực hiện dự án, học sinh còn rèn luyện được nhiều kĩ năng phục vụ đời sống: kĩ
năng làm việc tập thể; ngoại giao để tìm kiếm thông tin; trình bày, diễn thuyết trước tập thể; tổ
chức sự kiện....Qua đó học sinh được rèn luyện sự tự tin, bản lĩnh vững vàng trong mọi tình

huống khó khăn, trong tương lai sẽ trở thành những lao động có chất lượng .
Bên cạnh đó, khi chọn chủ đề tích hợp là “phân bón hóa học, thực trạng và giải pháp” học
sinh sẽ được nâng cao ý thức và nhận thức, từ đó có những hành động cụ thể và phù hợp với lứa
tuổi để trở thành người có ích cho xã hội, góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước phát
triển một cách bền vững: chăm chỉ học tập, rèn luyện sức khoẻ, sống lành mạnh, có ý thức giữ gìn
vệ sinh chung và bảo vệ môi trường...
III.2. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Thiết bị, đồ dùng dạy học:
- SGK các môn Sinh học 10, 11, Hóa học 11, Công nghệ 10.
- Các tài liệu tra cứu trên Internet.
- Hệ thống máy tính, máy chiếu.
Ứng dụng CNTT
- Sử dụng các phần mềm Office để làm báo cáo và trình chiếu.
- Sử dụng các phần mềm làm phim.
- Sử dụng Gmail, Facebook, Onedrive để trao đổi thông tin, hướng dẫn học sinh nghiên cứu.
24


III.3. HOẠT ĐỘNG VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
III.3.1. Hoạt động 1.
Giáo viên đưa ra thực trạng về ô nhiễm môi trường, ngộ độc thực phẩm do ảnh hưởng của
thuốc trừ sâu, phân bón hóa học...
Giáo viên đề ra nhiệm vụ cho các nhóm, học sinh đăng ký theo nhóm yêu thích của mình.
Nhóm 1. Tìm hiểu về tính chất vật lý, hóa học của các loại phân bón. Kỹ thuật sử dụng các
loại phân bón. Tình hình sử dụng các loại phân bón cụ thể trong nước và trên thế giới.
Tìm hiểu về sự phân bố và đặc điểm các loại đất thường gặp.
Nhóm 2. Tìm hiểu, đánh giá về những lợi ích của việc sử dụng phân bón. Đề xuất các biện
pháp nâng cao chất lượng sử dụng phân bón.
Nhóm 3. Tìm hiểu, đánh giá về những hạn chế, những tồn tại của việc sử dụng phân bón. Đề
xuất các biện pháp khắc phục, giải quyết thực trạng ô nhiễm môi trường do lạm dụng các

loại phân bón hóa học gây nên.
Nhóm 4. Tổ chức các thí nghiệm về vai trò của các loại phân bón.
Vẽ các tranh ảnh, các khẩu hiệu tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng phân bón hóa học .
Xây dựng các video clip tuyên truyền hướng dẫn sử dụng phân bón hóa học.
III.3.2. Hoạt động 2.
Nhóm 1. Tổ chức nghiên cứu tài liệu trên thư viện, tìm hiểu các thông tin trên internet về
thực trạng sử dụng phân bón trên thế giới, trong nước và trong địa phương.
Nhóm 2, 3. Tìm hiểu về ảnh hưởng của các loại phân bón, chế phẩm bảo vệ thực vật với môi
trường và con người.
Nhóm 4. Xây dựng thí nghiệm đánh giá vai trò của phân bón với cây trồng.
Làm các clip, pano, áp phích, tranh ảnh tuyên truyền sử dụng phân bón một cách hợp lý.
Trong quá trình các nhóm làm việc, giáo viên thường xuyên quan sát, hướng dẫn cụ thể cho
học sinh thông qua làm việc trực tiếp hoặc trao đổi thông qua công cụ Onenote.
III.3.3. Hoạt động 3.
Tổ chức hội thảo, báo cáo kết quả nghiên cứu và sản phẩm của các nhóm từ đó đánh giá, tổng
kết nội dung chuyên đề.
III.3.4. Hoạt động 4.
Tổ chức cho các học sinh tham gia câu lạc bộ STEM “Thâm canh rau sạch trên mái
nhà”. Tham gia vào câu lạc bộ các học sinh sẽ tự tìm hiểu về các loại cây trồng cụ thể, xây dựng
mô hình gieo trồng các giống rau sạch, an toàn, thân thiện với môi trường.
III.4. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Bắt đầu bài học, giáo viên cung cấp và thảo luận với học sinh về hệ thống mục tiêu cần đạt.
Trước khi bắt đầu dự án
1. Phiếu điều tra người học
2. Hợp đồng học tập

Học sinh thực hiện dự án
Sau khi hoàn tất dự án
và hoàn tất công việc
1. Phiếu học tập định hướng

1. Thông tin phản hồi
2. Biên bản làm việc nhóm
2. Ghi chép cá nhân
3. Phiếu đánh giá của HS
3. Câu hỏi thêm từ phía
trong hoạt động định hướng
người học
25


×