Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tuần 1 giáo án lớp 3 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – cô thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.03 KB, 30 trang )

TUẦN 1
Thứ hai ngày 27 tháng 8 năm 2018
CẬU BÉ THÔNG MINH

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN:
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: + Đọc đúng, rành mạch,biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm,dấu phẩy,
giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh , tài trí của một cậu bé(trả lời được các
câu hỏi trong SGK)
+ Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc đúng tiếng, nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấy
phẩy và giữa các cụm từ, bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời các nhân vật
3. Thái độ: Giáo dục H có ý thức suy nghĩ, xử lý thông minh trong mọi công việc.
4. Năng lực: tự học, hợp tác nhóm, giao tiếp, ngôn ngữ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động: - Hát

2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc đề bài
- GV đọc toàn bài- HS theo dõi.
- Đọc mẫu nêu cách đọc chung:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng:

Việc 1: Đọc lần 1: Luyện phát âm đúng.
+ HS luyện đọc câu - Luyện đọc từ khó (HS tìm từ khó đọc hoặc từ mà bạn trong nhóm
mình đọc chưa đúng để luyện đọc, sửa sai.
+ GV theo dõi - Hỗ trợ HS phát âm từ khó - Luyện đọc câu.


+ GV ghi lại những từ HS phát âm sai phổ biến (nếu có) lên bảng và HD cho HS cách
đọc : lệnh, bình tĩnh, đành, sữa...
Việc 2: Luyện đọc đoạn kết hợp đọc chú thích và giải nghĩa từ SGK
Việc 3: Luyện đọc đúng các câu dài; câu khó đọc.
+ Tìm và luyện đọc các câu dài; câu khó đọc có trong bài
- Kết hợp đọc toàn bài.
- Luyện đọc đoạn trước lớp.
- Chia sẻ cách đọc của bạn.
* Đánh giá:


- Tiêu chí: + Đọc đúng: lệnh, bình tĩnh, đành, sữa...
+Đọc trôi chảy lưu loát, biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các
cụm từ.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: Ghi chép, nhận xét bằng lời.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Việc 1: Cá nhân đọc lướt bài để trả lời câu hỏi

Việc 2: Cùng nhau trao đổi tìm hiểu nội dung câu chuyện.

* Đánh giá:
- Tiêu chí: +Tự học, hợp tác tốt, trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn các câu trả lời.
Câu 1: Nhà vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống.
Câu 2: Vì gà trống không thể đẻ được trứng mà vua lại bắt nộp một con gà ... trứng.
Câu 3: Cậu bé nói với Đức Vua là bố của cậu biết đẻ em bé.
Câu 4: Vì: Để cậu không phải thực hiện lệnh của nhà vua là làm ba mâm...con chim sẻ.
+ Hiểu nội dung chính của bài.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời

B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
a. Hoạt động 3: Luyện đọc lại

Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thi đọc bài trong nhóm – GV theo dõi.
Việc 2: HS thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
b. Hoạt động 4: - GV nêu nhiệm vụ.
Việc 1: HS đọc yêu cầu của tiết kể chuyện. ( 2 - 3 HS)

Việc 2: Dựa vào tranh minh hoạ và y/c từng cặp HS dựa tranh để tập kể.

c .Hoạt động 5:


Việc 1: Học sinh kể chuyện trong nhóm. NT điều hành cho các bạn kể
trong nhóm.
Việc 2: Các nhóm thi kể trước lớp.
Việc 3: Cả lớp bình chọn học sinh kể hay. GV chia sẻ cùng HS
* GV củng cố, liên hệ và giáo dục HS: - Câu chuyện trên cho ta thấy
điều gì ?
- Liên hệ - giáo dục luôn có ý thức suy nghĩ, xử lý thông minh trong mọi công việc.
* Đánh giá:
- Tiêu chí: Đọc diễn cảm, biết phân biệt lời nhân vật.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Kể lại câu chuyện cho người thân, bạn bè mình nghe.
————š{š————
TOÁN:
ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. Rèn kĩ năng đọc, viết các
số có ba chữ số.
2. Kỹ năng: Vận dụng đọc, viết, so sánh số có ba chữ số.
3. Thái độ: Giáo dục H tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
4. Năng lực: Tự học, tư duy, hợp tác nhóm tốt.
(HS làm được các bài tập: 1, 2, 3, 4)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1.Khởi động:
TBVN điều hành lớp hát

- Giới thiệu bài – Ghi đề
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* GV giao việc cho HS; theo dõi hỗ trợ thêm.
Bài 1: Viết theo mẫu
Việc 1: HS làm vào vở nháp

Việc 2: Chia sẻ kết quả với các nhóm + Nhận xét, chốt kết quả đúng


* Đánh giá:
- Tiêu chí: Đọc viết các số có ba chữ số. Tự học tốt. Đọc to rõ ràng.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống
Việc 1: Đọc yêu cầu bài tập 2 + trao đổi nhóm.

Việc 2: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp – nhận xét .


* Đánh giá:
- Tiêu chí: Viết được số thích hợp vào ô trống. Tự học tốt.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
Bài 3 : Điền dấu thích hợp vào ô trống

Việc 1: Nhóm trưởng điều hành
Việc 2: Chia sẻ kết quả với các nhóm + Nhận xét, chốt kết quả đúng
- Lưu ý HS cách so sánh các số có 3 chữ số.
- Cùng nhau báo cáo, chia sẻ kết quả BT.
* Đánh giá:
- Tiêu chí: Biết so sánh số có ba chữ số điền dấu đúng . Có tinh thần tự học, hợp tác
tốt.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
Bài 4 :
Việc 1: Đọc yêu cầu bài tập 2 + trao đổi nhóm.

Việc 2: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp – nhận xét .


* Đánh giá:
- Tiêu chí: HS biết cách tìm số lớn nhất, bé nhất.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với người thân cách đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số.
————š{š————
TN-XH :

HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
I,MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nêu được các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp . Chỉ đúng vị trí
các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ. Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối
với sự sống của con người.
2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức về hoạt động thở đối với bản thân.
3. Thái độ: Có thức giữ gìn vệ sinh cơ quan hô hấp.
4. Năng lực: Có kỹ năng tự học, quan sát, hợp tác nhóm tốt.
II, CHUẨN BỊ
GV:Các hình trong SGK trang 4, 5
HS: SGK
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A.Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động: (3’)
HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát một bài.
- HĐTQ mời cô giáo vào bài học
- Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.Nêu mục tiêu bài học.
2.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Hoạt động 1: Hoạt động hô hấp:
Thực hành cách thở sâu(10-12’)
Trò chơi : Cho cả lớp thực hiện động tác: Bịt mũi nín thở.
Việc 1 :Hoạt động cả lớp :
- Hỏi cảm giác của HS sau khi nín thở lâu.
Việc 2 : - Yêu cầu cả lớp đứng tại chỗ đặt tay lên ngực hít thở sâu.
- Hướng dẫn HS vừa làm vừa theo dõi sự phồng lên, dẹp xuống của lồng ngực.
- Chia sẻ
* Đánh giá:
- Tiêu chí: HS biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta thở ra và hít vào.
+ Khi hít vào, lồng ngực phồng lên để nhận không khí. Khi thở ra, lồng ngực xẹp
xuống đẩy không khí ra ngoài.



+ Sự phồng lên và xẹp xuống của lồng ngực khi hít vào và thở ra diễn ra liên
tục và đều đặn.
+ Hoạt động hít vào, thở ra liên tục và đều đặn chính là hoạt động hô hấp.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.
Hoạt động 2: Cơ quan hô hấp : Làm việc với SGK(13-15’)
Việc 1 :Làm việc theo nhóm :
- Yêu cầu HS mở SGK quan sát H.2 trang 5.
- Hãy chỉ và nói rõ tên các bộ phận của cơ quan hô hấp được minh họa trong hình :
Việc 2 : Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét.
* Đánh giá:
- Tiêu chí: HS biết Cơ quan thực hiện việc trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường
được gọi là cơ quan hô hấp : Cơ quan hô hấp bao gồm : mũi, khí quản, phế quản và hai
lá phổi. Trong đó mũi, khí quản, phế quản làm nhiệm vụ dẫn khí, hai lá phổi làm nhiệm
vụ trao đổi khí.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời,đặt câu hỏi.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế : (3- 5’)
Cho HS liên hệ trong cuộc sống hàng ngày, nêu được một số ví dụ về vai trò của hoạt
động thở đối với sự sống của con người.
* Liên hệ:
Ví dụ : khi bị dị vật làm tắc đường thở cần phải cấp cứu ngay lập tức.....
* Đánh giá:
- Tiêu chí : HS biết liên hệ trong cuộc sống hàng ngày, nêu được một số ví dụ về vai trò
của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời,đặt câu hỏi.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: (3’)

-Về nhà cùng người thân vận dụng những kiến thức đã học vào thực hiện hít thở đúng để
đảm bảo sức khóe.
————š{š————
Thứ ba ngày 28 tháng 8 năm 2018
TOÁN:
CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ (KHÔNG NHỚ )
A- I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết cách tính cộng, trừ các só có ba chữ số ( không nhớ) và giải toán có
lời văn về nhiều hơn, ít hơn.


2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tính cộng, trừ các só có ba chữ số ( không nhớ) và giải
toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
3. Thái độ: Giáo dục H tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
4. Năng lực: Tự học, tư duy, hợp tác nhóm tốt.
( HS làm được các bài tập: 1(cột a,c),2,3, bỏ BT4)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : - Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
- CTHĐTQ điều hành trò chơi
2. Hình thành kiến thức:
Giới thiệu bài – Ghi đề
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* GV giao việc cho HS; theo dõi hỗ trợ thêm cho các nhóm.
Bài 1:
Việc 1: Nhóm trưởng điều hành trong nhóm đọc kết quả từng phép tính

Việc 2 - Chia sẻ với bạn cách nhẩm

Việc 3: Chia sẻ trước lớp cách nhẩm, kết quả.

* Đánh giá:
- Tiêu chí :Cách tính nhẩm các số tròn trăm.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời,đặt câu hỏi
Bài 2 :
Việc 1: Đọc yêu cầu bài tập 2 + cá nhân làm vào vở. Đổi chéo vở kiểm tra kết quả.

Việc 2: HS làm vở nháp. Đổi chéo trong nhóm

Việc 3: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp – nhận xét - Chốt kết quả đúng.


* Đánh giá:
- Tiêu chí : - HS thành thạo cách đặt tính và tính.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời,đặt câu hỏi
Bài 3:
Việc 1: Đọc yêu cầu bài tập 3 + cá nhân làm vào vở. Đổi chéo vở kiểm tra kết quả.

Việc 2: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp – nhận xét - Chốt kết quả đúng.

* Đánh giá:
- Tiêu chí : - HS thành thạo cách giải toán có lời văn dạng “ ít hơn”.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời,đặt câu hỏi
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Nêu các bài toán về tính nhẩm các số tròn trăm
————š{š————

CHÍNH TẢ:
CẬU BÉ THÔNG MINH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Làm đúng bài tập 2 a/b, điền đúng 10 chữ và tên chữ đó vào ô trống trong
bảng
( BT3).
2. Kĩ năng: Chép lại chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả, không mắc quá
5 lỗi trong bài.
3. Thái độ: HS viết cẩn thận, trình bày bài đẹp.
4. Năng lực: Tự học, hợp tác nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS: Bảng con GV: bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
- Lớp sinh hoạt văn nghệ

2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài- ghi đề bài.
Hoạt động 1: HĐ cả lớp. Hướng dẫn chính tả
* HĐ cả lớp. Hướng dẫn chính tả


Việc 1: GV đọc mẫu đoạn cần viết - 1 HS đọc lại
Việc 2: GV đặt câu hỏi - HS trả lời tìm hiểu nội dung đoạn viết.

Việc 3: HS viết từ khó vào bảng con theo nhóm
* Đánh giá:
- Tiêu chí : Hiểu nội dung đoạn chép: Nhà vua thử tài cậu bé bằng cách làm ba mâm cỗ
từ một con chim sẻ nhỏ.

Viết đúng các từ: sứ giả, Đức Vua, dao, xẻ thịt,...
- PP: vấn đáp;
- KT: nhận xét bằng lời,nêu câu hỏi
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
- GV đọc bài - HS nghe - viết bài vào vở
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá : + Nắm cách trình bày, viết đúng tiếng, từ khó, viết đúng, đẹp bài
chính tả.
+ Viết chính xác từ khó: sứ giả, Đức Vua, dao, xẻ thịt,...
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp.
- PP: quan sát, vấn đáp;
- KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2 : - NT điều hành
Việc 1: HS viết vào nháp, trả lời miệng

Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm trước lớp - Thống nhất kết quả đúng
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá : +điền đúng vần an, ang; viết đúng chữ và tên chữ.
Hạ lệnh, nộp bài, hôm nọ, đàng hoàng, đàng đông, sáng loáng.
+ Ghi nhớ các qui tắc chính tả.
- PP: vấn đáp,
- KT: nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Nêu các qui tắc chính tả.


* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá : Nêu đúng các qui tắc chính tả.
- PP: vấn đáp,

- KT: nhận xét bằng lời
————š{š————
TẬP ĐỌC:
HAI BÀN TAY EM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Hiểu nội dung bài thơ: Hai bàn tay rất đẹp, có ích và đáng yêu.
- Trả lời dược các câu hỏi trong SGK.
- Học thuộc lòng 2-3 khổ thơ trong bài.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc đúng, rành mạch, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dòng thơ và
giữa các khổ thơ.
3. Thái độ: Giáo dục H có ý thức dùng hai bàn tay lao động và yêu quý, giữ gìn hai bàn
tay.
4. Năng lực: tự học, hợp tác nhóm, giao tiếp, ngôn ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Tranh minh họa bài đọc. Bảng phụ ghi câu luyện đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
- Đọc TLCH bài: Cậu bé thông minh

* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng các đoạn của bài,trả lời đúng các câu hỏi
- PP: vấn đáp,
- KT: nhận xét bằng lời
2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài- ghi đề bài- HS nhắc đề bài
- GV đọc toàn bài - HS theo dõi.
- Đọc mẫu nêu cách đọc chung:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng:


Việc 1: Đọc lần 1: Luyện phát âm đúng.
+ Đọc nối tiếp câu trong nhóm.


+ HS phát hiện từ khó đọc trong bài và giúp đỡ bạn đọc cho đúng trong nhóm.
+ HS báo cáo cho GV kết quả đọc thầm của nhóm và những từ khó đọc mà HS đọc chưa
đúng.
+ GV ghi lại những từ HS phát âm sai phổ biến (nếu có) lên bảng và HD cho HS cách
đọc: đầu cành , cạnh lòng, giấy..
Việc 2: : Luyện đọc đoạn kết hợp đọc chú thích và giải nghĩa các từ ở sgk

Việc 3: Đọc lần 3: HS đọc toàn bài.
* Đánh giá:
- Tiêu chí: + Đọc đúng: đầu cành , cạnh lòng, giấy..
+ Đọc trôi chảy lưu loát, biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các
cụm từ.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: Ghi chép, nhận xét bằng lời.
b. Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân, N6. Tìm hiểu bài
Việc 1: Cá nhân đọc lướt bài để trả lời câu hỏi

Việc 2: Cùng nhau trao đổi tìm hiểu nội dung bài.

Việc 3: GV sơ kết , nhấn mạnh ý chính:
Hai bàn tay rất đẹp, có ích và đáng yêu.

* Đánh giá:
- Tiêu chí: +Tự học, hợp tác tốt, trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn các câu trả lời.
1. Hai bàn tay của bé được so sánh với nụ hoa hồng, những ngón tay xinh xinh như
những cánh hoa.

2. Buổi tối, khi bé ngủ hai hoa (hai bàn tay) cũng ngủ cùng bé. Hoa thì bên má, hoa ấp
cạnh lòng.
+ Buổi sáng, tay giúp bé đánh răng, chải tóc
+ Khi bé ngồi học hai bàn tay siêng năng viết chữ
+ Khi bé một mình bé thủ thỉ tâm sự với đôi bàn tay.
3. HS nêu được câu thơ mình thích và giải thíc tại sao.
+ Hiểu nội dung chính của bài.
- Phương pháp: Vấn đáp


- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
a. Hoạt động 3: HĐ cá nhân, N6 - Luyện đọc lại

Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thi đọc bài trong nhóm – GV theo dõi.
Việc 2: HS thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm
*GV củng cố, liên hệ và giáo dục HS: Luôn có ý thức dùng hai bàn tay lao động và yêu
quý, giữ gìn hai bàn tay.
* Đánh giá:
- Tiêu chí: Đọc thuộc lòng đoạn, cả bài.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG :
- Đọc thuộc lòng bài thơ
————š{š————
Thứ tư ngày 29 tháng 8 năm 2018
LUYỆN TẬP

TOÁN:
I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Biết cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số ( không nhớ ).
- Biết giải bài toán về “ Tìm x”, giải toán có lời văn ( có một phép trừ)
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tính cộng, trừ các số có ba chữ số ( không nhớ ), Tìm x,
giải toán có lời văn ( có một phép trừ)
3. Thái độ: Giáo dục H có ý thức cẩn thận, chính xác khi làm bài.
4. Năng lực: Tự học, tư duy, hợp tác nhóm tốt.
* HS làm được BT 1, 2, 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ - HS: Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:

- TB học tập điều khiển lớp ôn lại KT đã học:
* Đánh giá:
- Tiêu chí: Cách đọc, viết các số có 3 chữ số
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
2. Hình thành kiến thức:
Giới thiệu bài – Ghi đề


B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* GV giao việc cho HS; theo dõi hỗ trợ thêm cho các nhóm.
Bài 1: Đặt tính rồi tính
Việc 1 : CN làm vào vở, 1 em giải bảng phụ.

Việc 2 : Chia sẻ kết quả với các nhóm


* Đánh giá:
- Tiêu chí : - HS thành thạo cách đặt tính và tính.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời,đặt câu hỏi
Bài 2 : - Tìm x
Việc 1: Đọc yêu cầu bài tập 2 + cá nhân làm vào vở. Đổi chéo vở kiểm tra kết quả.

Việc 2: HS làm vở nháp. Đổi chéo trong nhóm

Việc 3: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp

* Đánh giá:
- Tiêu chí : - Cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời,đặt câu hỏi
Bài 3: Giải bài toán
Việc 1: Đọc yêu cầu bài tập 3 + cá nhân làm vào vở. Đổi chéo vở kiểm tra kết quả.

Việc 2: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp

* Đánh giá:


- Tiêu chí : - Cách giải toán có lời văn dạng tìm số hạng chưa biết.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời,đặt câu hỏi
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Nêu quy tắc tìm số bị trừ, số hạng chưa biết.
————š{š————
LUYỆN TỪ VÀ CÂU

ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: - Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật ( BT1) Tìm được những sự vật được
so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ (BT2). Nêu được hình ảnh so sánh mình thích
(BT3)
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học để so sánh trong các câu thơ.
3.Thái độ: HS có ý thức dùng hình ảnh so sánh khi viết văn.
(BT3: Không giải thích lí do vì sao thích hình ảnh đó)
4. Năng lực: HS tự học, hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, giao tiếp tốt.....
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
- Lớp sinh hoạt văn nghệ

2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*GV giao việc cho HS, theo dõi, hỗ trợ thêm (Chú ý HS yếu)
Bài 1: HĐ N2.
+ Những từ nào chỉ sự vật trong khổ thơ sau?
Việc 1: - HS trả lời miệng

Việc 2: - NT điều hành nhóm; Chia sẻ trước lớp.

*Đánh giá:
- Tiêu chí: + HS tìm được các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ: Tay, răng, hoa nhài,
tóc, ánh mai.



+ HS tự học, hợp tác nhóm tốt.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
Bài 2: HĐ cá nhân, N2, N4
Việc 1: - HS làm vào vở BT, 1 em làm bảng phụ: Tìm những sự vật được so sánh với
nhau trong các câu văn, câu thơ sau?

Việc 2: -NT điều hành nhóm - Chia sẻ trước lớp

- Cùng nhau chia sẻ.
*Đánh giá:
- Tiêu chí: + HS tìm được các sự vật được so sánh trong câu thơ ,câu văn.
+ HS tự học, hợp tác nhóm tốt.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
Bài 3: HĐ cá nhân, N2, N4
Việc 1: - HS làm vào vở BT

Việc 2: -NT điều hành nhóm - Chia sẻ trước lớp

- Cùng nhau chia sẻ.
*Đánh giá:
- Tiêu chí: + HS nêu được hình ảnh mà mình thích trong bài tập 2.
+ HS tự học, hợp tác nhóm tốt.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Tìm về những câu văn, thơ có hình ảnh so sánh .
————š{š————
CHÍNH TẢ: ( Nghe - viết):

CHƠI CHUYỀN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Điền đúng các vần ao/oao vào chỗ trống, làm đúng bài tập 3b.


2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết đúng, đẹp bài chính tả.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết .
4. Năng lực: Tự học, hợp tác nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bảng phụ chép sẵn bài tập 2 HS: Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:

Việc 1: Viết bảng con: các từ HS thường hay viết sai.
Việc 2: Các nhóm tự kiểm tra lẫn nhau.
2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài- ghi đề bài.
Hoạt động 1: HĐ cả lớp. Hướng dẫn chính tả

Việc 1: GV đọc mẫu đoạn cần viết- 1 HS đọc lại
Việc 2: GV đặt câu hỏi - HS trả lời

Việc 3: HS viết từ khó vào bảng con theo nhóm 6

* Đánh giá:
- Tiêu chí : Hiểu nội dung khổ thơ 1,2 trong bài.
Viết đúng các từ: công nhân, giữa, dây chuyền, dưới,...
- PP: vấn đáp;

- KT: nhận xét bằng lời,nêu câu hỏi
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Việc 4: GV nhắc nhở tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở...)
Đọc bài HS viết vào vở. Đọc lại soát lỗi.
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá : Nắm cách trình bày, viết đúng tiếng, từ khó, viết đúng, đẹp bài
chính tả.
- PP: quan sát, vấn đáp;


- KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời
+ Viết chính xác từ khó
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Việc 1: HS làm tìm từ viết vào vở

Việc 2: Chia sẻ kết quả bài làm trước lớp

* Đánh giá:HS làm đúng bài tập Bài 2a,b (Điền đúng vần ao, oao; vần an, ang)
- Tiêu chí đánh giá
- PP: vấn đáp,
- KT: nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà chia sẻ với người thân quy tắc viết chính tả.
————š{š————
Thứ năm ngày 30 tháng 8 năm 2018
PHÉP CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ..)

TOÁN:
I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số ( có nhớ một lần sang
hàng chục hoặc sang hàng trăm ).Tính được độ dài đường gấp khúc.
2. Kỹ năng: Rèn luyện KN cộng các số có 3 chữ số..., tính độ dài đường gấp khúc
3. Thái độ: Giáo dục H tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
4. Năng lực: Tự học, tư duy, hợp tác nhóm tốt.
( HS làm được các bài tập: 1( cột 1,2,3), 2( cột 1,2,3), 3(a)), 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng con, bảng phụ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
- TBVN điều hành lớp hát

2. Hình thành kiến thức:
Giới thiệu bài – Ghi đề
Việc 1: Hướng dẫn thực hiện 435+127 = ? 256 + 162 = ?


- GV ghi bảng phép cộng 435+127=? 256 + 162 = ? HS thực hiện ở nháp; thảo luận
cách thực hiện.
-1 HS lên bảng tính...
Việc 2: thảo luận nhóm TLCH: Muốn cộng hai số 435+127
256 + 162 ta làm như
thế nào?

Việc 3: HS nêu cách cộng hai số 435+127 256 + 162
- Cùng nhau chia sẻ trước lớp
* Đánh giá:
- Tiêu chí : - HS : Nắm cách cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần)
- Phương pháp: Vấn đáp.

- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời,đặt câu hỏi
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
* GV giao việc cho HS.
Bài 1:
Việc 1:
- HS thực hiện ở bảng con

Việc 2: Chia sẻ kết quả với các nhóm

*Đánh giá :
- Tiêu chí : - HS có KN cộng các số có 3 chữ số (1 lần sang hàng chục)
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời,đặt câu hỏi
Bài 2 :
Việc 1: HS làm vào vở, 1 em làm bảng phụ

Việc 2: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp - nhận xét - Chốt kết quả đúng..


- Lưu ý: cách cộng có nhớ
*Đánh giá :
- Tiêu chí : - HS có KN cộng các số có 3 chữ số có nhớ (1 lần sang hàng trăm)
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời,đặt câu hỏi
Bài 3:
Việc 1: Đọc yêu cầu bài tập 3, HĐ cá nhân, nhóm

Việc 2: Chia sẻ kết quả với các nhóm + Nhận xét, chốt kết quả đúng
- Cùng nhau báo cáo, chia sẻ kết quả trước lớp.


*Đánh giá :
- Tiêu chí : - HS có KN cộng các số có 3 chữ số có nhớ (1 lần)
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời,đặt câu hỏi
Bài 4 :
HĐ N 6
Việc 1: Đọc yêu cầu bài tập 4 + cá nhân giải vào vở.
Việc 2: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp - nhận xét - Chốt kết quả đúng.
Lưu ý HS cách tính độ dài đường gấp khúc.
- GV theo dõi hỗ trợ thêm các nhóm.
*Đánh giá :
- Tiêu chí : - HS có KN tính độ dài đường gấp khúc
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời,đặt câu hỏi
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Cách cộng các số có 3 chữ số có nhớ 1 lần sang hàng
chục hoặc hàng trăm.
————š{š————
TẬP VIẾT:
ÔN CHỮ HOA A
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Viết đúng đẹp chữ viết hoa A, V, D
- Vận dụng viết đúng đẹp tên riêng Vừ A Dính và câu ứng dụng
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết
hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết đúng, đẹp các chữ viết hoa A, V, D.


3. Thái độ: Giáo dục H có ý thức luyện viết chữ đẹp.

4.Năng lực: Tự học, hợp tác nhóm
II. Chuẩn bị:
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Chữ mẫu A, V, D, bảng phụ. - HS: Bảng con, vở.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:

HS tập bài TD chống mệt mỏi.

2.Hình thành kiến thức:
- Giới thiệu bài - ghi đề bài - HS nhắc đề bài
HĐ1 : Hướng dẫn viết chữ hoa

Việc 1: HS luyện viết vào bảng nhóm: chữ hoa; từ ứng dụng; câu ứng dụng.
Việc 2: Giới thiệu từ ứng dụng.: Vừ A Dính : Vừ A Dính là tên của một thiếu niên người
dân tộc H mông, anh dũng hy sinh trong K/C chống Pháp để bảo ceek cán bộ cách
mạng.
*GV theo dõi, hỗ trợ thêm cho những HS viết còn sai quy trình: Chú ý độ cao của các
con chữ .
- Giải thích câu ứng dụng: Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Anh em thân thiết, gắn bó với nhau như chân với tay, lúc nào cũng phải yêu thương,đùm
bọc nhau.
- Yêu cầu luyện viết những tiếng có chữ hoa: Vừ A Dính vào bảng con
- Cùng nhau chia sẻ trong nhóm.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Việc 1: HS đọc tư thế ngồi viết.
Việc 2:HS quan sát mẫu chữ trong vở tập viết.

Việc 3: HS luyện viết vào vở. Chú ý khoảng cách giữa các chữ. bình bầu bạn viết đẹp...
- GV thu vở nhận xét.
Đánh giá:
- Tiêu chí: + HS Viết đúng chữ viết hoa A (1 dòng), V, D (1 dòng), viết đúng tên riêng
Vừ A Dính (1 dòng) và câu ứng dụng Anh em ... đỡ đần (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ
+ Chữ viết rõ ràng , tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ
viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng .


- PP: vấn đáp, viết;
- KT: nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Vận dụng câu ứng dụng vào khi nói cho phù hợp.
————š{š————
TN - XH :
NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO?
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Hiểu được cần thở bằng mũi và không nên thở bằng miệng , hít thở
không khí trong lành sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Nếu hít thở không khí có nhiều
khói bụi sẽ có hại cho sức khỏe
2. Kỹ năng: HS có thói quen hít thở không khí trong lành, tránh xa những nơi có
không khí ô nhiễm.
3. Thái độ: Có thức bảo vệ môi trường.
4. Năng lực: Có kỹ năng tự học, quan sát, hợp tác nhóm tốt.
II. CHUẨN BỊ
Các hình trong SGK trang 6, 7; gương soi nhỏ đủ cho các nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:


HĐTQ tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học.
* Đánh giá:
- Tiêu chí :HS nêu: - Cơ quan hô hấp có nhiệm vụ gì? hoạt động thở gồm mấy cở động,
đó là những cử động gì ? Cơ quan hô hấp có những bộ phân nào ?
- PP: vấn đáp,
- KT: nhận xét bằng lời
2.Giới thiệu bài - ghi đề bài. Nêu mục tiêu bài học – HS nhắc đề bài.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Hoạt động 1: Liên hệ thực tiễn: (12-13’)

Việc 1: - Hướng dẫn HS lấy gương ra soi để quan sát phía trong mũi mình, TL câu hỏi:
Các em nhìn thấy gì trong mũi?
+Khi bị sổ mũi, các em nhìn thấy gì chảy ra từ hai lỗ mũi?
+Hằng ngày, dùng khăn sạch lau bên trong mũi, em thấy trên khăn có gì?
+Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
Việc 2: - Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả.
GV giảng thêm :
+Trong lỗ mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào.
+Trong lỗ mũi có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bụi, diệt khuẩn…
* Đánh giá:


- Tiêu chí :HS nêu được: : -Trong mũi có lông mũi giúp cản bớt bụi làm không khí vào
phổi sạch hơn ; các mạch máu nhỏ li ti giúp sưởi ấm không khí vào phổi ; các chất nhầy
giúp cản bụi, diệt vi khuẩn và làm ấm không khí vào phổi.
- Chúng ta nên thở bằng mũi vì như thế là hợp về sinh và có lợi cho sức khỏe ; không
nên thở bằng miệng vì thở như thế các chất bụi bẩn dễ vào được trong cơ quan hô hấp,
có hại cho sức khỏe.
- PP: vấn đáp,
- KT: nhận xét bằng lời

Hoạt động 2: Làm việc với SGK : (14-15’)

Việc 1: Làm việc theo cặp:
- Yêu cầu 2 HS cùng quan sát các H 3, 4, 5 trang 7 SGK , thảo luận theo gợi ý:
+ Hình nào thể hiện không khí trong lành, hình nào thể hiện không khí nhiều khói
bụi?
+Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào?
+Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói, bụi?

Việc 2: Làm việc cả lớp:
-T chỉ định một số HS lên trình bày kết quả thảo luận theo cặp trước cả lớp
-T yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
Thở không khí trong lành có lợi gì?
Thở không khí nhiều bụi có hại gì?
* Đánh giá:
- Tiêu chí :HS nêu được: Không khí trong lành là không khí chứa nhiều ô xi ít khí
các- bô- níc và khói bụi . Khí ô xi cần cho hoạt động sống của cơ thể vì vây thở
không khí trong lành giúp cho cơ thể
khỏe mạnh vì vậy thở không khí bị ô nhiểm sẽ có hại cho sức khỏe .
- PP: vấn đáp,
- KT: nhận xét bằng lời

HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: (3’)
-Về nhà cùng người thân vận dụng những kiến thức đã học vào thực hiện hít thở bằng mũi
và hít thở không khí trong lành giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
————š{š————
ÔLTV:
I. MỤC TIÊU

ÔN LUYỆN TUẦN 1

Điều chỉnh mục tiêu ( Em tự ôn Tiếng Việt trang 5)


1. Kiến thức: - Đọc và hiểu truyện Diều Hâu và Quạ non. Biết làm những công việc phù
hợp với lứa tuổi, không ỷ lại vào người lớn.
- Tìm được các từ chỉ sự vật, các sự vật được so sánh với nhau trong câu thơ, câu văn.
2.Kỹ năng: Có kỹ năng từ chỉ sự vật, các sự vật được so sánh với nhau trong câu thơ,
câu văn.
3. Thái độ: Yêu thích môn TV
4. Năng lực: Tự học, chia sẻ, hợp tác nhóm
II. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* GV giao việc cho HS Làm các BT 3,4,5 và theo dõi hỗ trợ thêm cho các nhóm (Chú ý
HS chậm tiến)
* Đánh giá:
- Tiêu chí :HS hiểu truyện Diều Hâu và Quạ non. Biết làm những công việc phù hợp với
lứa tuổi, không ỷ lại vào người lớn. Tìm được các từ chỉ sự vật, các sự vật được so sánh
với nhau trong câu thơ, câu văn.
- PP: vấn đáp,
- KT: nhận xét bằng lời
————š{š————
TẬP LÀM VĂN:
NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG

ĐIỀN VÀO TỜ GIẤY IN SẴN
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: - Nghe GV trình bày một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh
(BT1).
- Biết điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2)

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng: điền đúng nội dung vào mẫu Đơn.
3. Thái độ: Giáo dục H có ý thức phấn đấu vào Đội TNTP Hồ Chí Minh.
4. Năng lực: 4. Năng lực: Tự học, chia sẻ, hợp tác nhóm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi Mẫu đơn cấp thẻ đọc sách.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
- TBVN điều hành lớp hát

2. Hình thành kiến thức:
Giới thiệu bài - Ghi đề
Việc 1: CN- Đọc mẫu đơn ở sgk/9


Việc 2: thảo luận nhóm về cấu trúc đơn

Việc 3: - Cùng nhau chia sẻ trước lớp
- GV giới thiệu về ĐTNTPHCM
Đánh giá:
- Tiêu chí: HS nắm cấu trúc của đơn:
+ Phần đầu của đơn gồm:
- Tên nước ta (Quốc hiệu và tiêu ngữ)
- Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
- Tên đơn
- Địa chỉ nhận đơn .
+ Phần thứ 2 của đơn:
- Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, trường lớp của người viết đơn.
- Nguyện vọng và lời hứa của người viết đơn .
+ Phần cuối: Người viết đơn kí và ghi rõ họ tên của mình.

- PP: vấn đáp
- KT: nhận xét bằng lời
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*Hướng dẫn HS làm BT: Gọi HS nêu yêu cầu
- Hướng dẫn HS làm bài
( Giúp sức HS yếu )
Việc 1: HS tìm hiểu y/c của bài, cùng trao đổi trong nhóm
Việc 2: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp - nhận xét - Bổ sung.

* Đánh giá:
- Tiêu chí : Điền được các nội dung trong đơn.
- PP: vấn đáp
- KT: nhận xét bằng lời
C . HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà chia sẻ với người thân những điều bạn biết về Đội Thiếu niên TP HCM
————š{š————


Thứ sáu ngày 31 tháng 8 năm 2018
TOÁN:

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số ( có nhớ một lần sang hàng
chục hoặc sang hàng trăm)
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính, giải toán
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài
(HS làm được các bài tập: 1, 2, 3, 4)
4.Năng lực: Tự học, tư duy, hợp tác nhóm tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Bảng phụ
- HS : Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1.Khởi động:
-TB học tập tổ chức cho các nhóm làm vào bảng nhóm:

Đặt tính rồi tính: 235 + 417
60 + 360
- Cùng nhau chia sẻ.
2. Hình thành kiến thức:
Giới thiệu bài - Ghi đề
3: Hoạt động thực hành
- GV giao việc cho HS và theo dõi hỗ trợ thêm cho các nhóm (Chú ý HS chậm tiến)
Bài 1: Tính
Việc 1: HS thực hiện tính vào vở nháp

Việc 2: Chia sẻ kết quả với các nhóm + Nhận xét, chốt kết quả đúng

Bài 2 : Đặt tính rồi tính

Việc 1: HS làm vở nháp

Việc 2: Chia sẻ kết quả làm được trước lớp - nhận xét - Chốt kết quả đúng..


×