Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG
1. CẤP TRƯỜNG:
* Nhận xét : ..........................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
* Xếp Loại : ...........................................................................................
2. CẤP PHÒNG:
* Nhận xét : ...........................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
………………………………………………………………………………..
* Xếp Loại :........................................................................................
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
1
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY CẤU TRÚC NGỮ PHÁP 6, 7
GIÚP HỌC SINH ĐẠT KẾT QUẢ CAO TRONG HỌC TẬP VÀ BIẾT
VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC VÀO CUỘC SỐNG THỰC TẾ”
GIÁO VIÊN : TRÂN HUỆ MINH
ĐƠN VỊ
: TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG- TP BMT
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1.Lý do chọn đề tài :
Trong thời đại xã hội đang trên đà phát triển mạnh mẽ như hiện nay, con
người giữa các nước trên thế giới cần liên tục trao đổi, nắm bắt thông tin về
khoa học, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội … thì Tiếng Anh càng trở nên thông
dụng và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta vì
nó chính là phương tiện để giao tiếp. Việc học tiếng Anh ngày nay đã và đang có
xu hướng ngày càng phát triển, nó trở nên phổ biến đến mức không chỉ ở các
trường tiểu học, trung học mà thậm chí cả ở lớp mẫu giáo học sinh cũng đã được
làm quen với tiếng Anh. Hơn thế nữa, hiện nay, nước ta cũng đang xây dựng đề
án ngoại ngữ 2020. Để giúp học sinh có thể giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh, đối
với giáo viên, ngoài việc dạy tốt các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thì việc dạy cấu
trúc ngữ pháp đóng một vai trò vô cùng quan trọng bởi học sinh có nắm chắc được
cấu trúc ngữ pháp, chúng mới dễ dàng nghe, nói, đọc và viết tốt được. Ngược lại,
nếu chúng ta không tìm tòi ra những phương pháp dạy cấu trúc hiệu quả thì ngay
cả việc giúp học sinh ghi nhớ kiến thức ngôn ngữ và rèn luyện các kĩ năng khác
đều rất khó khăn. Là một giáo viên Tiếng Anh cấp THCS, tôi nhận thấy cái khó
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
2
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
khăn chung của giáo viên Tiếng Anh là làm thế nào để học sinh có thể nắm vững
không chỉ về cấu trúc ngữ pháp mà còn biết ứng dụng chúng vào trong thực tế giao
tiếp nữa. Điều này đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy
cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả cao trong học tập và biết
vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
Trường THCS Trưng Vương
I.2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Giúp học sinh khối 6, 7 đạt kết quả cao trong học tập bộ môn Tiếng Anh, và
biết vận dụng những kiến thức đã học vào giao tiếp trong cuộc sống thực tế
thông qua một số phương pháp dạy cấu trúc ngữ pháp.
I.3. Đối tượng nghiên cứu :
Được phân công giảng dạy bộ môn tiếng Anh các khối lớp 6, 7 (năm học
2012-2013), tôi chọn các khối lớp này để nghiên cứu đề tài.
Tác giả SKKN (GV Trần Huệ Minh- Tổ Ngoại Ngữ)
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
3
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này có thể áp dụng cho các học sinh khối 6, 7 bậc Trung học cơ sở.
I.5. Phương pháp nghiên cứu :
Nghiên cứu qua thực tế giảng dạy hàng ngày của chính bản thân; dự giờ thăm
lớp; tham dự các chuyên đề về chuyên môn; tham khảo ý kiến từ đồng nghiệp;
tham khảo các loại sách thiết kế bài giảng; kết hợp với sự quan sát đánh giá kết
quả học tập của học sinh.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lý luận :
Để chuẩn bị cho học sinh bước sang lớp 8, 9 học riêng từng kĩ năng nghe,
nói, đọc, viết thì từ khi ở lớp 6, 7 các em phải nắm chắc được các cấu trúc câu
thì mới bổ trợ cho từng kĩ năng đó. Giáo viên muốn học sinh áp dụng cấu trúc
ngữ pháp đã học vào giao tiếp thực tế thì đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, sưu
tầm và sử dụng nhiều hình thức luyện tập cho phong phú, phù hợp với điều kiện
cơ sở vật chất của nhà trường để nâng cao trình độ tiếng Anh cho học sinh.
Không giống như ở chương trình Tiếng Anh 8, 9 chỉ có tiết đầu tiên của mỗi đơn vị
bài học là dạy cấu trúc câu, chương trình Tiếng Anh 6, 7 hầu hết các tiết học đều có
mẫu câu mới, vì vậy người giáo viên phải luôn tìm tòi và thay đổi các phương pháp
dạy cấu trúc khác nhau, tùy thuộc từng bài mà có cách truyền đạt phù hợp nhất để
tránh nhàm chán cho học sinh. Học sinh có hiểu mẫu câu thì mới nghe, nói, đọc,
viết tốt được. Nếu giáo viên không biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp thì
tiết dạy cấu trúc sẽ dễ rơi vào tiết dạy nặng về ngữ pháp. Một tiết học theo phương
pháp tích cực tuy rất sôi động với cả thầy và trò, song sẽ không đủ thời gian để làm
bài tập và như vậy khi thực hành nói xong các em sẽ không nhớ được trọng tâm
ngữ pháp. Vui, sinh động nhưng sẽ không thể đạt được hiệu quả cao nếu lượng kiến
thức cho mỗi bài học quá nhiều mà không bố trí hợp lý thời gian trong tiết học
dành cho luyện tập và làm bài tập. Học sinh có giao tiếp tốt được hay không phụ
thuộc rất nhiều vào cách dạy cấu trúc ngữ pháp của giáo viên.
Trong đề tài này tôi muốn đưa ra một số phương pháp để luyện mẫu câu cho
học sinh lớp 6, 7 nhằm giúp các em đạt kết quả cao trong học tập và vận dụng
được các kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế.
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
4
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
II.2. Thực trạng:
a.Thuận lợi- khó khăn:
* Thuận lợi:
Là giáo viên dạy môn tiếng Anh, đặc thù bộ môn là dạy cách sử dụng ngôn
ngữ cho người học, đã thúc đẩy bản thân tôi thường xuyên tìm ra những phương
pháp hữu hiệu nhất để giúp học sinh nắm vững cấu trúc ngữ pháp trong quá trình
giảng dạy của mình. Trong quá trình dạy học, tôi luôn tích lũy kinh nghiệm và
học hỏi đồng nghiệp, dự đầy đủ các lớp tập huấn cũng như các tiết chuyên đề
của trường THCS Trưng Vương và Phòng GD&ĐT TP Buôn Ma Thuột để áp
dụng vào các tiết dạy. Kết quả cho thấy học sinh học tích cực hơn, nhất là thể
hiện ở các bài kiểm tra 1 tiết, bài kháo sát định kì và bài thi học kì. Từ đó, tôi
luôn chú ý tăng cường phát huy thêm những ưu điểm và hiệu quả tích cực mà
các phương pháp dạy cấu trúc ngữ pháp mang lại, đồng thời khắc phục dần
những mặt còn hạn chế bằng những kinh nghiệm rút ra qua thực tế dạy học hàng
ngày. Bên cạnh đó, trong quá trình công tác tại trường THCS Trưng Vương,
nhiều năm liền tôi được Ban Giám Hiệu nhà trường và Tổ chuyên môn động
viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố (các năm học: 2008-2009,
2011-2012, 2013-2014), điều này cũng giúp ích cho tôi rất nhiều vì tôi có cơ hội
được học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm và những phương pháp giảng dạy hay từ
giáo viên trong trường, đồng nghiệp ở các trường mà tôi tham gia dự thi, các
thầy cô trong Ban giám khảo vv. Ngoài ra, tôi cũng có cơ hội được gặp gỡ tìm
hiểu và giảng dạy các em học sinh ở nhiều trường khác nhau … vì vậy bản thân
tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong công tác chuyên môn để phục vụ
cho quá trình giảng dạy, làm thế nào để khi dạy mẫu câu mới, học sinh vừa tiếp
thu bài tốt, đạt kết quả cao, vừa vận dụng được kiến thức đó vào trong thực tế
giao tiếp.
* Khó khăn:
- Chương trình Tiếng Anh lớp 6, 7 không có hẳn các tiết dạy kĩ năng nghenói- đọc- viết riêng rẽ như ở lớp 8, 9, vì vậy giáo viên phải dạy xen kẽ, lồng
ghép các kĩ năng giảng dạy một cách thuần thục.
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
5
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
- Về phía học sinh, việc phát triển các kĩ năng còn rất nhiều hạn chế, các em
thường nhớ từ vựng nhưng không nói được thành câu. Nguyên nhân chính là
do các em không nắm được mẫu câu (cấu trúc ngữ pháp). Điều này cũng đồng
nghĩa với việc các em không thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế giao
tiếp.
- Nhiều học sinh chưa có ý thức tự học và soạn bài ở nhà nên việc tiếp nhận
kiến thức bài học gặp nhiều khó khăn và kết quả mang lại không cao. Học
sinh thường lúng túng khi giao tiếp hoặc ngại nghe và nói bằng tiếng Anh vì sợ
bị mắc lỗi, cảm thấy thiếu tự tin từ chính bản thân mình. Trong tiết dạy hàng
ngày, tôi cho các em thực hành theo cặp, nhóm thì chỉ những em học khá giỏi
mới làm việc còn những em học yếu thường không làm việc.
- Thêm vào đó, tiết dạy ngoại ngữ rất cần các kênh hình để minh họa cho bài dạy
và nghe âm thanh phải chuẩn mà ở trường chưa có phòng học tiếng Anh mang
tính đặc trưng riêng của bộ môn, làm cho học sinh chưa phát huy hết khả năng
của mình trong quá trình học bài và rèn luyện kỹ năng.
Từ những thực trạng trên, cùng với tầm quan trọng của việc dạy cấu trúc mới
cho học sinh và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi đã mạnh dạn đưa ra
một vài kinh nghiệm trong việc dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 nhằm giúp học sinh
hiểu bài dễ dàng hơn, đem lại kết quả học tập ngày một cao hơn.
b. Thành công- hạn chế:
* Thành công:
Sau khi tôi áp dụng một số phương pháp và kỹ năng để dạy mẫu câu mới cho
học sinh, giúp các em dễ dàng hiểu bài hơn, tôi nhận thấy hầu hết các đối tượng
học sinh ở những lớp mà tôi phụ trách giảng dạy đã đạt được kết quả học tập
ngày một cao hơn, đồng thời các em cũng đã biết vận dụng những kiến thức đã
học vào giao tiếp thể hiện trong quá trình thực hành cặp, nhóm, giao tiếp thực tế.
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
6
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
* Hạn chế:
Trường THCS Trưng Vương còn nhiều học sinh có học lực yếu kém, ý thức
học tập chưa cao, một phần do đầu vào trường Trưng Vương phải tiếp nhận học
sinh mọi đối tượng thuộc địa bàn phường Thành Công, nên khi học các em còn
rất thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Do đó các em không có đủ kiến
thức, sự tự tin và thói quen giao tiếp bằng Tiếng Anh với người khác. Bên
cạnh đó, tỉ lệ đạt chuẩn B2 theo dự án Ngoại ngữ 2020 của đội ngũ giáo viên
giảng dạy trực tiếp 4 khối lớp của trường Trưng Vương chưa cao, còn đang
trong thời gian thực hiện. Đó chính là những mặt hạn chế nhất định đang tồn
tại.
c. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Tiếng Anh là một môn tương đối khó đối với học sinh, nó đòi hỏi các em
phải có lòng say mê học bộ môn, yêu thích và có hứng thú học Tiếng Anh. Ở cấp
tiểu học các em đã được làm quen với Tiếng Anh, lĩnh hội kiến thức thông qua
nội dung của từng bài học, nhằm phát huy vai trò tích cực của học sinh, phát
triển năng lực học ngoại ngữ. Vì vậy, tiếp đến khi lên bậc THCS, việc tiếp tục
rèn kỹ năng, kỹ xảo học ngoại ngữ cho học sinh là rất cần thiết. Đòi hỏi giáo
viên phải phối hợp đầy đủ các kỹ năng trong các tiết học để tạo điều kiện cho
học sinh phát huy hết khả năng ngôn ngữ của mình. Trong đó, kỹ năng dạy cấu trúc
ngữ pháp Tiếng Anh để giúp các em có thể vận dụng, thực hành tốt là điều quan
trọng và cơ bản nhất, nhằm nâng cao chất lượng học tập và phát triển một cách toàn
diện cho học sinh. Mặt khác, chương trình Tiếng Anh lớp 6, 7 lại không có các
tiết dạy riêng rẽ từng kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, vì vậy giáo viên phải dạy
xen kẽ, lồng ghép các kĩ năng một cách thuần thục để đáp ứng yêu cầu của
tiết học. Về phía học sinh, việc phát triển các kĩ năng, nhất là kỹ năng nắm bắt
các mẫu câu mới còn rất nhiều hạn chế. Các em thường nhớ được từ vựng
nhưng không nói được thành câu do các em còn học máy móc, thiếu tính năng
động, sáng tạo. Hơn nữa, do nhiều học sinh chưa có ý thức tự học, lười nhác,
đối phó và không có thói quen chuẩn bị bài ở nhà nên rất thụ động trong các
tiết học. Từ chỗ không nắm được mẫu câu, không thể diễn đạt được câu mà
mình muốn nói cho nên các em có cảm giác không tự tin, e dè, ngại ngùng khi
giao tiếp hoặc nghe và nói bằng Tiếng Anh vì sợ bị mắc lỗi. Trong khi thực hành
theo cặp, nhóm thì phần lớn là những em học khá giỏi làm việc còn những em
học yếu thường ngồi chơi, ngồi góp mặt cho có, hoặc tham gia chiếu lệ, qua loa.
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
7
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
Chính từ nguyên nhân không nắm được cấu trúc ngữ pháp dẫn đến nhiều học
sinh làm bài kiểm tra bị điểm thấp, không vận dụng được mẫu câu đã học vào
giao tiếp. Từ đó chất lượng bộ môn Tiếng Anh giảm sút.
Từ những thực trạng trên, cùng với tầm quan trọng của việc dạy cấu trúc mới
cho học sinh và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi đã mạnh dạn đưa ra
một vài kinh nghiệm trong việc luyện mẫu câu Tiếng Anh ở lớp 6, 7 nhằm giúp
học sinh hiểu bài dễ dàng hơn, đem lại kết quả học tập ngày một cao hơn.
II.3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Các giải pháp của tôi đưa ra áp dụng nhằm giúp các em học sinh lớp 6, 7 tiếp
thu những cấu trúc ngữ pháp mới một cách dễ dàng và khắc sâu nhất có thể. Hạn
chế và khắc phục tình trạng học sinh không nắm bắt hoặc nắm bắt mơ hồ khi
học cấu trúc mới trong mỗi tiết học. Hình thành cho học sinh kỹ năng học cấu
trúc ngữ pháp Tiếng Anh thật tốt khi học các tiết học có mẫu câu mới.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
Học sinh không nắm bắt hoặc nắm bắt mơ hồ khi học cấu trúc ngữ pháp mới
trong mỗi tiết học là một tồn tại khách quan. Một phần do giáo viên chưa quan
tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời để các em có được phương pháp học tập
thích hợp, Một phần là do các em đã không biết cách học lại chưa thực sự cố
gắng, dẫn đến sức học của những em này ngày một sa sút đi so với những em
học tốt trong lớp. Việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hậu quả của học sinh
không biết cách nắm bắt kiến thức trong các tiết học về cấu trúc ngữ pháp là
việc làm thật sự cần thiết, từ đó tìm ra các phương pháp thích hợp để giúp đỡ các
em. Tuy nhiên để làm được điều này, ngoài việc tìm tòi ra những phương pháp
để giúp học sinh, thì đòi hỏi người giáo viên phải trang bị cho mình một kỹ năng
sư phạm chuẩn mực trong việc truyền đạt nội dung bài giảng, đồng thời người
giáo viên phải đạt được một trình độ chuyên môn nhất định và sau cùng là
những kinh nghiệm và lòng nhiệt tình để có thể đưa được những phương pháp
hữu hiệu nhất giúp học sinh học tốt các cấu trúc ngữ pháp trong từng tiết dạy. Để
thực hiện thành công mục tiêu của đề tài nghiên cứu này, theo tôi đòi hỏi phải có
sự kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng từ nhiều phía.
* Về phía giáo viên:
Theo tôi, đã tham gia quá trình học tập thì đòi hỏi người học sinh phải tiếp thu
được nội dung kiến thức đã quy định trong từng tiết học. Cho nên người dạy cần
chú trọng và đầu tư nhiều ở khâu thiết kế bài giảng và phương pháp truyền đạt
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
8
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh trong quá trình các em chủ động
lĩnh hội kiến thức. Chính vì vậy khi thiết kế một tiết dạy cấu trúc ngữ pháp,
người giáo viên cần thực hiện theo tiến trình như sau:
1. Trước khi thiết kế:
+ Xác định rõ mục tiêu trong tiết dạy:
Dạy cấu trúc ngữ pháp (mẫu câu) cho học sinh.
+ Xác định tác dụng của cấu trúc ngữ pháp đối với quá trình học tập bộ môn
Tiếng Anh của học sinh:
Có tác dụng giúp các em có thể diễn đạt được một câu trọn vẹn, đầy đủ ý
nghĩa và đúng ngữ pháp, nhờ đó các em sẽ tự tin hơn để giao tiếp bằng Tiếng
Anh. Khi nắm vững cấu trúc ngữ pháp, kết hợp với học từ vựng, các em làm bài
kiểm tra sẽ tốt hơn rất nhiều. Vì thế các em sẽ đạt kết quả cao học tập bộ môn
Tiếng Anh.
+ Xác định các bước cơ bản của một bài dạy cấu trúc:
Trong một bài dạy cấu trúc câu, thông thường bao gồm các bước sau:
1/ Warm-up (Lead in)
2/ New words
3/ Listen and repeat - Listen and read: - Set the scene
- Predict
- Listen and check
- Listen and repeat
- Practise reading
- Model sentence
- Concept check
- Practice
- Further practice- Production
4/ Homework
2. Trong khi thiết kế:
Mặc dù có rất nhiều thủ thuật (techniques) để lồng ghép vừa ôn lại bài cũ vừa
dẫn vào bài mới (Warm-up) và phương pháp dạy từ mới (New words) khác
nhau để thu hút và tránh nhàm chán cho học sinh. Nhưng trong giới hạn của đề
tài nghiên cứu này, tôi xin đi sâu ở phần dạy và luyện mẫu câu. Tức là làm thế
nào để đưa ra được mẫu câu thông qua các hội thoại, tình huống trong bài và
giúp học sinh luyện tập chúng như thế nào. Điều này phụ thuộc vào sự xử lý tinh
tế của giáo viên, như thế nào là đúng, là phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất cho
việc tiếp thu nội dung bài học của học sinh. Vì vậy tôi sẽ đề cập đến bốn phần:
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
9
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
a. Đưa ra mẫu câu (Elicit model sentence)
b. Kiểm tra mức độ hiểu của học sinh (Concept check)
c. Luyện tập mẫu câu (Practice)
d. Củng cố (Further practice- Production)
2a. Giải pháp 1: Đưa ra mẫu câu (Elicit model sentence)
Trong tiết dạy ngữ liệu mới, phần này là phần khó nhất đối với giáo viên bởi
làm thế nào để “elicit” ra được mẫu câu để học sinh dễ hiểu mà không gây nhàm
chán cho học sinh hoặc không làm cho học sinh cảm thấy phức tạp. Muốn vậy,
người dạy phải trăn trở để tìm ra cách tối ưu nhất phù hợp với các đối tượng học
sinh. Trong quá trình giảng dạy hàng ngày, tôi thường sử dụng các bước sau đây
và thấy rất có hiệu quả, học sinh thường tự tìm ra mẫu câu mới mà giáo viên cần
dạy:
a. Hỏi, gợi mở (Questions and Answers):
Giáo viên dẫn dắt một cách nhẹ nhàng qua các câu hỏi, học sinh tự tìm ra
được mẫu câu mà không hay biết. Đây là cách hay nhất bởi qua đó học sinh có
thể hiểu sâu, nắm chắc nội dung của hội thoại hơn. Đặc biệt phương pháp này
phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh.
* Ví dụ 1 (Unit 5 - Anh 6):
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
10
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
Nga: When do we have history?
Ba : We have it on Tuesday and Thursday.
Nga : When do we have math?
Ba : We have it on Monday, Wednesday and Friday.
Nga : Does Lan have math on Friday?
Ba : No, she doesn’t.
Với một bài hội thoại như trên và mẫu câu mới trong bài là “When do we
have history?” , giáo viên hỏi học sinh:
Giáo viên : Do Nga and Ba have history on Tuesday and Thursday?
Học sinh : Yes.
Giáo viên : Why do you know?
Học sinh : Because Nga asked “When do we have history?” and “Ba
answered: “We have it on Tuesday and Thursday.”
Giáo viên: This is our model sentence.
* Ví dụ 2 (Unit 3- Anh 7):
Hoa: What an awful day! You must be cold, Lan. Come in and have a
seat. That armchair is comfortable.
Lan: Thanks. What a lovely living room! Where are your uncle and
aunt?
Hoa: My uncle is at work and my aunt is shopping. Would you like some
tea?
Lan: No, thanks. I’m fine.
Hoa: Ok. Come and see my room.
Lan: What a bright room! And what nice colors! Pink and white. Pink is
my favorite color. Can I see the rest of the house?
Hoa: Of course.
Mẫu câu mới trong bài là câu cảm thán, qua tình huống trong bài giáo viên
có thể hỏi học sinh như sau:
Giáo viên : Hoa said it’s cold that’s mean the weather is nice or bad?
Học sinh : The weather is bad.
Giáo viên : Does she like the cold day?
Học sinh : No, she doesn’t.
Giáo viên : Does she complain about the weather?
Học sinh : Yes
Giaó viên : Which sentence tells you this?
Học sinh : What an awful day!
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
11
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
Giáo viên : Good, this is our model sentence.
Giáo viên : Does Lan like the colors of Hoa’s room?
Học sinh : Yes.
Giáo viên : Why do you know?
Học sinh : The sentence “Pink is my favorite color.” tells me this.
Giáo viên : What else?
Học sinh : What nice colors!
Giáo viên : This is our model sentence.
b. Sử dụng tranh hoặc hình vẽ minh họa:
Khi soạn giáo án, tôi thường sử dụng phương án khai thác tối đa những tranh ảnh
có trong sách giáo khoa. Nếu trong sách giáo khoa không có, tôi thường sưu tầm
tranh ảnh bên ngoài để gợi mở cho học sinh, học sinh phải suy nghĩ tìm ra mẫu câu
thì các em sẽ nhớ rất lâu. Tôi thường sử dụng phương pháp này khi trong bài học
không có các hội thoại cho sẵn.
* Ví dụ 1 ( Unit 12- Anh 6):
Mẫu câu mới trong bài là: What do you do in your free time? Giáo viên có
thể dùng tranh để “elicit”:
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
12
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
Giáo viên : Look at picture a), what activity?
Học sinh : Go to the movies
Giáo viên : And picture b)?
Học sinh : Watch TV
Giáo viên : When do you often do these activities?
Học sinh : In free time
Giáo viên : So to make question for the answer “I go to the movies in my
free time”
Học sinh : What do you do in your free time?
2b. Giải pháp 2: Kiểm tra mức độ hiểu ( Concept check):
Trong phần “Concept check”, giáo viên phải làm đúng theo các bước: Check
meaning, check use, check form and check intonation. Nếu giáo viên tuân thủ
theo đầy đủ các bước này học sinh sẽ hiểu bài và từ đó học sinh có thể tự rút ra
“form” của mẫu câu.
* Ví dụ 1( Unit 13 - Anh 7):
Model sentences:
He is a good soccer player.
He plays well.
Check meaning: How do you say in Vietnamese?
Check use:
When do you use it?
Check form:
What comes before the noun “soccer player”?
“Good”
- Is it an adjective?
-> Adjective comes before a noun
- What comes after subject?
“Verb”
- Is it an ordinary verb?
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
13
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
- What comes after the ordinary verb?
“Adverb”
-> Adverbs come after the ordinary verb.
Check intonation: Can I say “She is a good soccer player” or “She is a
good soccer player”?
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
14
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
* Ví dụ 2 ( Unit 7- Anh 6):
Model sentences:
How do you go to school?
I go to school by bike.
Check meaning:
Check use:
Check form:
How do you say in Vietnamese?
When do you use it? -> Ask for transports
Can I say “What do you go to school?” Why?
Can I say I go to school on bike?/ in bike?
Check intonation: Can I say “How do you go to school?” or “How do you
go to school?”
* Ví dụ 3 (Unit 3 - Anh 7):
Model sentences:
What an awful day!
What nice colors!
Check meaning: How do you say in Vietnamese?
Check use:
When do you use it?-> Complaints or Compliments
Check form:
Can I say “What does an awful day!”
Can I say “What are nice colors!”
Check intonation:
Can I say “What an awful day!” or “What an awful day!”
2c. Giải pháp 3: Luyện tập mẫu câu (Practice)
Sau khi học sinh đã hiểu ngữ liệu mới, học sinh phải được luyện ngay ở trên lớp.
Có như vậy học sinh mới nắm chắc ngữ liệu và vận dụng vào kỹ năng viết và nói vì
phần này học sinh chủ yếu thực hành cá nhân hoặc theo cặp. Sau đó, gọi vài học sinh
lên bảng viết, giáo viên sẽ kiểm tra được kỹ năng viết của học sinh.
Có nhiều thủ thuật để luyện mẫu câu cho học sinh như:
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
15
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
+ Substitution drill
+ Word cue drill
+ Realia drill
+ Picture drill
+ True / Fasle repeatation drill.
Giáo viên phải lựa chọn thủ thuật cho phù hợp với từng bài dạy. Phần này
chủ yếu giáo viên nên cho học sinh làm việc theo cặp (pairwork), sau đó gọi vài
học sinh lên bảng viết để kiểm tra được kĩ năng viết của học sinh.
* Ví dụ 1 ( Unit 5- Anh 6): Luyện mẫu câu động từ chia ở thì hiện tại đơn.
Every morning
I go
She goes
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
16
to school
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
+ Substitution drill:
Teacher:
Students:
Every day I get up at 6.
Every day she gets up at 6.
I brush my teeth.
She brushes her teeth.
I wash my face.
She washes her face.
I get dress.
She gets dress.
I have breakfast.
She has breakfast.
I go to school.
She goes to school.
I play games.
She plays games.
I do my homework.
She does her homework.
* Ví dụ 2 (Unit - Anh 7): Luyện mẫu câu động từ “To be” chia ở thì quá khứ
đơn:
+ Word cue drill:
Vacation / wonderful
Food / delicious
Things / expensive
People / friendly
Nha Trang / beautiful
* Ví dụ 3 (Unit 3- Anh 6): Luyện mẫu câu hỏi và trả lời về số lượng:
How many doors are there?
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
17
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
+ Realia drill: Giáo viên yêu cầu học sinh hỏi và trả lời về số lượng các đồ
vật xung quanh lớp, giáo viên làm mẫu sau đó yêu cầu học sinh thực hành theo
cặp:
Giáo viên:
How many boards are there in our class?
Học sinh:
There is one.
* Ví dụ 4 (Unit 12- Anh 7): Luyện mẫu câu “đồng tình”, sử dụng “too, so, either,
neither”
+ Picture drill:
Example exchange:
S1: I like mangoes
S2: I do, too / So, do I.
* Ví dụ 5 (Unit 10- Anh 7): Luyện mẫu câu hỏi về nguyên nhân sử dụng “Why”
và “Because”
+ True / Fasle repeatation.
Teacher reads:
Students
Minh goes to the dentist because he has a toothache.
(repeat)
He is scared because the dentist is not kind.
(silent)
He is scared because he hates the sound of the drill.
(repeat)
The cavity is not serious because it’s small.
(repeat)
Minh’s tooth hurts because he always brushes his teeth.
(silent)
2d. Giải pháp 4: Củng cố (Further practice- Production):
Sau khi học sinh được luyện mẫu câu, đến phần này mới là cái đích của bài,
tức là đạt được mục đích giao tiếp. Hoạt động của phần này đòi hỏi học sinh
phải biết vận dụng tất cả những kiến thức đã học và quan trọng là học sinh luyện
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
18
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
được phản xạ trong giao tiếp. Phần này giáo viên nên cho học sinh làm việc theo
nhóm (groupwork)
+ Survey -> Write it up
+ Noughts and crosses
+ Find someone who
+ Mapped dialogue
+ Listen and draw
+ Role-play
+ Answer given
* Ví dụ 1 (Unit 5- Anh 6): Things I do: Luyện tập thì hiện tại đơn và nói về các
hoạt động hàng ngày.
* Survey:
S1: What time do you get up?
S2: I get up at 5.30
Name Get up
Have breakfast
Vien
5.30
6.15
Play games
4.30
Do your
homework
7.00
-> Write it up: (Or report back): “Every morning, Vien gets up at five thirty.
He has breakfast at six fifteen…”
* Ví dụ 2 (Unit 7- Anh 7): The world of work: Luyện mẫu câu so sánh với
“fewer / more”
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
19
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
* Noughts and crosses: Ss make sentences comparing their work with Hoa’s
work, using “earlier / later / fewer / more”
Classes start
School year start
Summer vacation finish
Summer vacation start
Work (hours)
Classes finish
Activities in summer
vacation
School year finish
vacations
* Ví dụ 3 (Unit 7- Anh 6): Your house: Luyện mẫu câu hỏi “Do you live
in…..”
* Find someone who:
Find someone who lives….
Name
…… in town
…… in the country
…… near a lake
…… next to a market
…… opposite a paddy field
…… near a post office
Example exchange:
S1: Do you live in town?
S2: No, I don’t / Yes, I do.
S1: What is your name?
S2:…………………..
* Ví dụ 4(Unit 5- Anh 6): Things I do: Luyện mẫu câu “What do we have
today?”, kết hợp ôn lại mẫu câu hỏi What time, What…
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
20
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
* Mapped dialogue:
Student A
What………today?
Student B
History
What time……….start?
7.50
Do we……….literature…..8.40?
No……….English
What time…….finish?
9.25
What….at 9.35?
Geography
Do we………math?
Yes…….10.15
* Listen and draw: Trên thực tế, học sinh rất thích vẽ, khi áp dụng phương pháp
này giáo viên khuyến khích được cả những học sinh yếu và rèn cho học sinh kỹ
năng nghe rất tốt.
* Ví dụ 5 (Unit 6- Anh 6): Places: Luyện mẫu câu hỏi “Where do you live?”
Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị ảnh ngôi nhà của các em và mang đến
lớp (nếu em nào không có ảnh chụp thì yêu cầu học sinh vẽ 1 bức tranh về nhà
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
21
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
mình). Gọi một học sinh tả tranh và hai học sinh khác lên bảng vẽ, vẽ xong học
sinh giơ ảnh hoặc tranh lên, học sinh nào vẽ giống hơn sẽ nhận được phần quà
của giáo viên.
* Ví dụ 6 (Unit 11- Anh 6): Luyện mẫu câu hỏi về số lượng “How much” và
“How many”
*Role play: Each student writes a shopping list. In pairs, students take it in turns
to be the storekeeper and the customer.
400g chicken
½ kg beef
Noodle
Rice
Vegetables
Storekeeper
Can I help you?
Customer
I want / need………..
How much / many………..?
I’d like…………../
Anything else?
Do you have any………..please?
That’s…………dong, please.
……………..Thank you.
Ngoài các thủ thuật trên, đôi khi tôi cũng thiết kế các bài tập tổng hợp qua trò
chơi như Lucky number, Who is faster… để gây hứng thú cho học sinh, giúp
cho các em nắm vững bài hơn.
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
22
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
* Ví dụ 7 (Unit 13- Anh 7): Luyện về cách sử dụng của tính từ và trạng từ:
*Do as directed: Giáo viên viết mỗi câu lên một “poster” rồi gắn lên bảng,
đội nào có đáp án thì giơ tay và nói “Stop teacher”
1. Choose the best answer:
My brother is a…………….volleyball player. (skill / skillful / skillfully / well)
2. Correct mistake:
Ba and Nam run very quick
3. Give the correct form of the word in the bracket:
That singer sings …………….(beauty)
4. Rewrite the sentence so that it has the same meaning to the first:
They drive carefully -> They are………………….
5. Make question for the underlined:
He cycles very fast. ->
* Tóm lại:
Trên đây là 4 giải pháp cũng là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã từng áp
dụng để giúp các em học sinh của mình học tốt hơn trong các tiết học cấu trúc
ngữ pháp. Trên thực tế, phương thức dạy để giúp học sinh học thật tốt khi giáo
viên chúng ta dạy cấu trúc ngữ pháp quả thực là nan giải. Hiệu quả của nó
không những phụ thuộc vào cách thiết kế bài giảng, thủ thuật dạy học và kỹ
năng truyền đạt của giáo viên, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức và khả
năng học tập của học sinh. Do đó cần có:
- Sự quan sát, quán xuyến hoạt động học tập, sự ân cần, quan tâm, chia sẻ, động
viên, khuyến khích của giáo viên đối với học sinh trong suốt quá trình giảng dạy.
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
23
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
- Sự theo dõi, kiểm tra thường xuyên và định kỳ bài, vở học sinh; sự thống kê
kết quả theo dõi khi áp dụng đề tài này của giáo viên.- Sự trao đổi thông tin hai
chiều về tình hình những em học sinh không tiến bộ trong học tập giữa giáo viên
dạy bộ môn với giáo viên chủ nhiệm để cùng kết hợp theo dõi và giúp đỡ các em
tiến bộ.
- Sự liên lạc chặt chẽ với quý phụ huynh của các em để họ cùng đôn đốc, nhắc
nhở, kiểm tra bài vở của các em ở nhà. Việc làm này sẽ hỗ trợ cho giáo viên
chúng ta rất nhiều trong việc giúp các em học tập tiến bộ và đạt kết quả cao hơn.
* Về phía học sinh:
Mục tiêu cuối cùng của việc tìm tòi ra các phương pháp hay và hữu hiệu trong
dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập của học sinh, tạo ra
môi trường giáo dục tương tác, học sinh được khuyến khích và tạo mọi điều kiện
để chủ động tìm tòi, lĩnh hội kiến thức. Cho nên việc học sinh có đạt được kết
quả học tập cao hay không, ngoài yếu tố biên soạn và thiết kế bài giảng của giáo
viên ra, còn phụ thuộc phần lớn vào yếu tố học sinh (về ý thức học tập, khả năng
tiếp thu và sự nỗ lực cố gắng của mỗi em). Chính vì vậy, bản thân các em phải
hết sức cố gắng nỗ lực trong các tiết học để nghe giảng và lĩnh hội kiến thức.
Những em bị hổng kiến thức, lười học, thụ động, thiếu sự tự tin, nhút nhát,
không chú ý nghe giảng hoặc viết chậm là những đối tượng cần được quan tâm
đặc biệt. Cần có những giải pháp cụ thể cho học sinh như:
a. Giải pháp 1:
Phát huy tối đa tính tự giác, tự rèn trong học tập. Ngồi trong lớp có ý thức
chú tâm nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, ghi chép bài đầy đủ
theo đúng sự hướng dẫn của giáo viên.
Phát biểu xây dựng bài
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
24
Đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy cấu trúc ngữ pháp 6, 7 giúp học sinh đạt kết quả
cao trong học tập và biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế”.
b. Giải pháp 2:
Ngoài thời gian học chính khóa ở trường lớp ra, các em phải biết sắp xếp lịch
học ở nhà cho hợp lý và hiệu quả. Học bài cũ và làm bài tập về nhà đầy đủ
trước khi đến lớp. Có sự nghiên cứu và chuẩn bị bài trước cho những tiết học
tiếp theo để chủ động lĩnh hội kiến thức.
c. Giải pháp 3:
Khi gặp những vấn đề khó khăn trong học tập, hãy mạnh dạn gặp gỡ, chia sẻ
và trao đổi với giáo viên trực tiếp giảng dạy mình để nhận được sự giúp đỡ, chỉ
dạy tận tình từ các thầy cô.
GV luôn gần gũi, chia sẻ với các em học sinh
d. Giải pháp 4:
Tự xây dựng những nhóm học tập, có thể gồm những bạn ở gần nhà nhau
hoặc ngồi gần nhau để cùng nhau học bài và làm bài tập. Ngoài ra, các em còn
có điều kiện thường xuyên trao đổi lẫn nhau về những kinh nghiệm để học tốt
bộ môn Tiếng Anh, trong đó có cả kinh nghiệm làm như thế nào để học tốt cấu
trúc ngữ pháp.
Xây dựng nhóm học tập
GV: Trần Huệ Minh - Trường THCS Trưng Vương
25