Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Tuần 9 giáo án lớp 5 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – cô yến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.08 KB, 42 trang )

TUẦN 9
Thứ hai, ngày 23tháng 10 năm 2018
CÁI GÌ QUÝ NHẤT?

Tập đọc:
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Nắm được vần đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận : người lao động là đáng
quý nhất. (TLCH 1, 2, 3 )
- Đọc diễn cảmbài văn, biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Giáo dục HS mạnh dạn tự tin trình bày ý kiến của mình và bảo vệ được ý kiến mình đưa ra.
- HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, giao tiếp, ngôn ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động:

Việc 1: GV tổ chức cho lớp chơi: Hái hoa dân chủ để ôn lại kiến thức đọc và trả lời
câu hỏi
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
Đánh giá:
- Tiêu chí: + HTL bài thơ “ Trước cổng trời ”
+ Nêu nội dung bài đọc.
+ Tích cực tham gia trò chơi.
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
- Nghe cô giáo giới thiệu để hiểu bức tranh về chủ điểm.
1. Luyện đọc:
-1HS đọc mẫu toàn bài, cả lớp theo dõi bạn đọc.
- Việc 1: Thảo luận cách chia đoạn


Việc 2: Cùng bạn luyện đọc và sửa lỗi sai, chú ý đọc đúng Chú ý đọc phân biệt
tên nhân vật, lời nói của nhân vật và lời chú thích hành động của nhân vật.
- đọc và tìm hiểu phần chú giải và một số từ ngữ chưa hiểu trong bài.
- Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Việc 2: Thư kí cho các bạn bốc thăm đọc đoạn, nhận xét và bình chọn bạn đọc tốt.
- Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Việc 2: Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Việc 3: HS theo dõi GV đọc lại toàn bộ bài.
Đánh giá:
- Tiêu chí: + Biết đọc bài với giọng kể chuyện, chậm rãi, phân biệt lời của các nhân vật.
Nhấn giọng ở những từ ngữ: quý nhất, lúa gạo, không ăn, không đúng, quý như vàng,,...
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó: tranh luận, ,...


+ Hiểu nghĩa của các từ khó trong bài: tranh luận, phân giải,,....
+ Ngôn ngữ phù hợp.
-PP: Quan sát; Vấn đáp
- KT: Ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời.
2. Tìm hiểu bài:
- Từng bạn đọc thầm và trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình
- Việc 1: Viết xong, em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để
bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu.
- Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời
- Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh
giá và bổ sung cho mình.
- Việc 2: Nhóm trưởng cho các bạn nêu nội dung bài.
- Việc 3: Nhóm trưởng, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và
báo cáo cô giáo.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài.
* Nội dung: * Bài văn cho ta thấy người lao động là đáng quý nhất.

* Tổ chức liên hệ bài học:H biết quý trọng người lao động…
Câu hỏi bổ sung: Theo em khi tranh luận, muốn thuyết phục người khác thì ý kiến đưa ra
phải như thế nào? Thái độ tranh luận ra sao?
- Cá nhân suy nghĩ, trả lời.
- Nghe G nhận xét, kết luận.
Đánh giá:
- Tiêu chí: + Hợp tác nhóm, chia sẽ nội dung bài học.
Câu 1: Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất, Quý cho rằng vàng bạc quý nhất, Nam cho rằng
thì giờ quý nhất.
Câu 2: Hùng: lúa gạo nuôi sống con người
Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo
Nam: có thì giờ mới làm được ra lúa gạo vàng bạc
Câu 3: HS nêu lí lẽ của thầy giáo “Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được.
Vàng cũng quý...”
- Câu 4: Cuộc tranh luận thú vị, Ai có lí, Người lao động là quý nhất....
Hiểu được ý nghĩa: Người lao động là đáng quý nhất.
+ Tham gia tích cực, thảo luận cùng các bạn để tìm câu trả lời.
- PP: Vấn đáp.
- KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
3. Luyện đọc diễn cảm
- Việc 1: Nhóm trưởng phân vai cho các bạn luyện đọc
- Việc 2: Nhận xét và bình chọn các bạn đọc tốt, phù hợp với nhân vật


- Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc phân vai .
- Việc 2: Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.
Đánh giá:
- Tiêu chí: + Đọc bài theo phân vai, ngắt nghỉ hơi đúng, nhấn giọng ở những từ ngữ làm dẫn
chứng.

+ Đọc điễn cảm đoạn kể về cuộc tranh luận của Hùng, Qúy, Nam.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: quý nhất, lúa gạo, không ăn, sống được không, có
lí, .....
+ Mạnh dạn, tự tin
-PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Đọc bài văn cho người thân nghe
Cùng với người thân mô tả lại bức tranh minh họa của bài tập đọc và cho biết bức tranh
muốn khẳng định điều gì?
Đánh giá:
- Tiêu chí: + Đọc diễn cảm bài văn.
+ Mô tả lại được bức tranh minh họa của bài tập đọc và cho biết bức tranh muốn
khẳng định điều: Người lao động là đáng quý nhất.
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời.
**********************************************
Toán:
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Rèn KN viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
HS làm các bài tập 1, 2, 3, 4a, c.
- Giáo dục H tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, tư duy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thẻ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
Khởi động

Việc 1: GV tổ chức cho lớp chơi: Hộp quà bí mật để ôn lại kiến thức. Nêu cách chơi
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
Đánh giá:
- Tiêu chí:+ Chuyển được phân số thập phân thành hốn số rồi thành số thập phân.
+ Tích cực khi tham gia trò chơi
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.


B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1: Viết số TP thích hợp vào chỗ chấm:
- Cá nhân thực hiện làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- Chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách chuyển đổi từ hai đơn vị đo dộ dài về một số đo độ dài dưới dạng
số thập phân.
Đánh giá:
- Tiêu chí: + HS nắm chắc cách chuyển đổi 2 số đo độ dài thành 1 số đo độ dài dưới dạng số
thập phân.
+ Thực hành chuyển đổi đúng 2 số đo độ dài thành 1 số đo độ dài dưới dạng STP.
35m23cm = 35,23m
51dm3cm = 51,3 dm
14m7cm = 14,07m
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- PP: Quan sát, vấn đáp.
- KT: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn.
Bài 2: Viết số TP thích hợp vào chỗ chấm ( theo mẫu)

- Cá nhân thực hiện làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- Chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách chuyển đổi từ đơn vị đo độ dài bé về đơn vị đo độ dài lớn dưới
dạng số thập phân: Mỗi đơn vị ứng với một chữ số.
Đánh giá:
- Tiêu chí: + HS nắm chắc cách chuyển đổi một số đo độ dài bé thành một số đo độ dài lớn
dưới dạng số thập phân.
+ Thực hành chuyển đổi đúng 1 số đo độ dài thành 1 số đo độ dài dưới dạng STP.
34
m = 2,34m
100
6
*506cm = 500cm + 6cm = 5m6cm = 5
m = 5,06m
100

*234cm =200cm+34cm = 2m34cm = 2

* 34 dm = 3,4 m
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình.
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời.
Bài 3: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là ki- lô- mét.
- Cá nhân đọc và làm BT.
- Chia sẻ kết quả.


- Các nhóm chia sẻ với nhau.
- Chốt: Cách chuyển đổi từ đơn vị đo dộ dài về đơn vị đo độ dài cho sẵn dưới dạng STP.

Đánh giá:
- Tiêu chí:+ Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
+ Viết được các số đo dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là ki- lô- mét.
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình.
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời.
Bài 4 a,c: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Cá nhân đọc và làm BT.
Chia sẻ trong nhóm
- Nhóm trưởng thống nhất kq, báo cáo:
- Nhận xét và chốt: Cách chuyển đổi từ đơn vị lớn dưới dạng STP về hai đ/v, một đ/v bé.
Đánh giá:
- Tiêu chí:+ Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
+ Viết đúng các số thích hợp vào chỗ chấm.
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình.
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời.
- HS có năng lực làm các bài còn lại.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Thực hành đo chiều dài, chiều rộng ngôi nhà, mảnh vườn ... sau đó chuyển đổi các
số đo đó về các đơn vị đo khác nhau.
**********************************************
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/ AIDS

Khoa học:
I.MỤC TIÊU
- Biết xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV. Không phân biệt đối
xử với người nhiễm HIV và gia đình của họ.
- Đối xử đúng mực với người nhiễm HIV và gia đình của. Đối với HS có năng lực: Biết vận
động mọi người cùng thực hiện.

- Luôn vận động tuyên truyền mọi người không xa lánh phân biệt đối xử với người bị nhiễm
HIV và gia đình của họ.
- Phát triển năng lực tự học, hợp tác nhóm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động


Việc 1: GV tổ chức cho lớp chơi: Chọn con vật yêu thích để ôn lại kiến thức. Nêu
cách chơi
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
Đánh giá:
- Tiêu chí: + Biết được HIV là gì? AIDS là gì?
+ Nêu được các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV/ AIDS
+ Tích cực khi tham gia trò chơi
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét học tập, tôn vinh học tập.
- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ 1 : Trò chơi tiếp sức:
Việc 1: Y/ c HS đọc và làm bài cá nhân vào vở BT1/ tr33
HS làm cá nhân
Chia sẽ, trình bày bài làm của mình.
Chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét, chốt:
 KL: HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như bắt tay, ăn cơm cùng mâm....
Đánh giá:

- Tiêu chí:+ Biết được các cách phòng tránh HIV/ AIDS: thực hiện nếp sống lành mạnh ,
không nhiện hút,không tiêm chích ma túy,...
+Phát triển năng lực tự học, hợp tác.
- PP: Vấn đáp; Tích hợp
- KT:Trò chơi; Nhận xét bằng lời.
HĐ 2 : Đóng vai: Tôi bị nhiễm HIV
GV tổ chức HD
Cá nhân nghe HD của GV
Thảo luận nhóm- Y/ c 1 HS đóng vai người nhiễm HIV, 4 HS đóng vai khác thể hiện
cách ứng xử của mình.
? Các em nghĩ gì về cách ứng xử đó?
Chia sẽ, Đại diện các nhóm trả lời.
- Nhận xét chốt:
Đánh giá:
- Tiêu chí:+ Biết được cách chơi,luật chơi đóng vai thể hiện người nhiễm HIV và cách ứng
xử của mình.
+ Mạnh dạn tự tin khi trình bày
- PP: Tích hợp; Vấn đáp
- KT:Trò chơi; Nhận xét bằng lời.


HĐ 3: Quan sát và thảo luận:
HS thảo luận
? ND của các hình?
? Nếu các bạn ở H2 là người quen của bạn bạn sẽ đối xử với họ như thế nào?
Chia sẽ, đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
*KL: Người nhiễm HIV đặc biệt là trẻ em có quyền và cần được sống trong môi trường có sự
hỗ trợ thông cảm và chăm sóc của gia đình, bạn bè, làng xóm. Không nên xa lánh phân biệt
đối xử với họ.
Đánh giá

- Tiêu chí:+ Biết được Người nhiễm HIV đặc biệt là trẻ em có quyền và cần được sống trong
môi trường có sự hỗ trợ thông cảm và chăm sóc của gia đình, bạn bè, làng xóm. Không nên
xa lánh phân biệt đối xử với họ
+Phát triển năng lực tự học, hợp tác.
- PP: Vấn đáp
- KT:Nhận xét bằng lời.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Cùng với mọi người thân thảo luận chúng ta nên làm gì với những người người
nhiễm HIV và gia đình của họ.
- Tuyên truyền với mọi người không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình của
họ.
Đánh giá
- Tiêu chí:+ Nêu được những việc nên làm đối với người người nhiễm HIV và gia đình của
họ.
+ Tuyên truyền với mọi người không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia
đình của họ.
- PP: Vấn đáp
- KT:Nhận xét bằng lời.

Toán:

**********************************************
Thứ ba, ngày 23 tháng 10 năm 2018
VIẾT SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN

I.MỤC TIÊU: Giúp HS
- Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Rèn KN viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
HS hoàn thành các bài tập 1, 2a, 3.
- Giáo dục H tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.

- Tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, tư duy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thẻ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
Khởi động
Việc 1: GV tổ chức cho lớp chơi: Vượt chướng ngại vật để ôn lại kiến thức. Nêu cách
chơi
Việc 2: HS tham gia trò chơi.


Việc 3: Nhận xét đánh giá.
Đánh giá:
- Tiêu chí:+ Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
+ Viết đúng các số thích hợp vào chỗ chấm.
+ Tích cực khi tham gia trò chơi
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
HĐ1: HD viết các đơn vị đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm nêu lại bảng đơn vị đo KL và mối quan hệ.
 Ví dụ 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
5 tấn 123 kg =......tấn
- Thảo luận, nêu cách làm
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
5 tấn 132 kg =

132
tấn = 5,132 tấn
1000


Vậy: 5 tấn 132kg = 5,132 tấn
Đánh giá:
- Tiêu chí:+ Nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo
khối lượng thường dùng.
+ Nắm được cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình. Nói đúng nội dung cần chia sẽ.
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- Cá nhân thực hiện làm vào vở.
- Chia sẽ trong nhóm và cùng thống nhất kết quả.
- Chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách chuyển đổi từ hai đơn vị đo khối lượng về đơn vị lớn dưới dạng
STP
Đánh giá:
- Tiêu chí: + HS nắm chắc cách chuyển đổi 2 số đo khối lượng thành 1 số đo khối lượng
dưới dạng số thập phân.
+ Thực hành chuyển đúng các số đo khối lượng.
a) 4tấn 562kg = 4,562tấn; b) 3tấn 14kg = 3,014 tấn
c) 12 tấn 6kg = 12,006tấn; c) 500kg = 0,5 tấn
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- PP: Quan sát, vấn đáp.
- KT: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn..
Bài tập 2a: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân.


Cá nhân làm vào vở
Đánh giá bài cho nhau, nêu cách làm.

Chia sẻ trước lớp theo nhóm đôi
- Nhận xét và chốt:
Đánh giá:
- Tiêu chí:+ Nắm được cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình, hợp tác nhóm tốt
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời.
Bài tập 3: Giải toán
- Cá nhân thực hiện làm vào vở.
- Chia sẽ trong nhóm và cùng thống nhất kết quả.
- Chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt:
Đánh giá:
- Tiêu chí + Phân tích và lập được các bước để giải bài toán.
+ Giải được bài toán
Một ngày 6 con sư tử ăn hết:
9x6= 54 (kg)
Lượng thịt cần để nuôi 6 con sư tử đó trong 30 ngày là:
54 x 30 = 1620 (kg)
1620 kg = 1,62 tấn
Đáp số: 1,62 tấn
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình.
- PP: Quan sát

- KT: Phiếu đánh giá tiêu chí
Tiêu chí

HTT

HT


CHT

1. Phân tích và lập được
các bước để giải bài toán
2. Giải được bài toán
3. Hợp tác tốt
HS có năng lực làm các bài còn lại
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Thực hành cùng người thân cân một (hoặc một số) bao gạo (cát, lúa... ) sau đó
chuyển đổi các số đo khối lượng đó về các đơn vị đo khác nhau.
**********************************************


Tập đọc
ĐẤT CÀ MAU
I.MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hiểu được nội dung bài: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính
cách kiên cường của người Cà Mau.( TLCH ở SGK).
- Biết đọc diễn cảm được bài văn, biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- GDHS yêu quê hương, đất nước.
- HS hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, giao tiếp, ngôn ngữ.
* NDTH: GV hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài văn, qua đó hiểu biết về môi
trường sinh thái ở đất mũi Cà Mau :
II.ĐỒ DÙNG DẠY DẠY HỌC:
- Tranh ảnh về đất Cà Mau.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Khởi động


Việc 1: GV tổ chức cho lớp chơi: Hộp quà bí mật để ôn lại kiến thức. Nêu cách chơi
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
Đánh giá:
- Tiêu chí: + Đọc trôi chảy, diễn cảm bài: Cái gì quý nhất.
+ Trả lời đúng nội dung đoạn đọc và hiểu nội dung bài
+ Tích cực tham gia chơi.
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời.
- Quan sát bản đồ VN và chỉ cho bạn biết vùng đất Cà Mau
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
1. Luyện đọc:
-1HS đọc mẫu toàn bài, cả lớp theo dõi bạn đọc.
- Việc 1: Thảo luận cách chia đoạn
Việc 2: Cùng bạn luyện đọc và sửa lỗi sai, chú ý đọc nhấn giọng các từ ngữ gợi
tả.
- đọc và tìm hiểu phần chú giải và một số từ ngữ chưa hiểu trong bài.
- Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Việc 2: Thư kí cho các bạn bốc thăm đọc đoạn, nhận xét và bình chọn bạn đọc tốt.
- Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Việc 2: Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Việc 3: HS theo dõi GV đọc lại toàn bộ bài.
Đánh giá:
- Tiêu chí: + Đọc bài trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn
giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Nhấn giọng ở những từ ngữ: hối hả, phũ, tạnh hẳn, nẻ
chân chim, phập phều,...


+ Đọc đúng các tiếng, từ khó: quây quầnlưu truyền,...
+ Hiểu nghĩa của các từ khó trong bài: phũ, phập phều, cơn thịnh nộ, hằng hà sa

số,,....
+ Ngôn ngữ phù hợp.
-PP: Quan sát; Vấn đáp
- KT: Ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời.
2. Tìm hiểu bài:
- Từng bạn đọc thầm và trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình
- Việc 1: Viết xong, em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để
bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu.
- Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời
- Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh
giá và bổ sung cho mình.
- Việc 2: Nhóm trưởng cho các bạn nêu nội dung bài.
- Việc 3: Nhóm trưởng, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và
báo cáo cô giáo.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài.
* Nội dung: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên
cường của người Cà Mau.
Hiểu biết môi trường sinh thái Cà Mau: Vùng đất ngập mặn, thời tiết khắc nghiệt…
* NDTH: GV hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài văn, qua đó hiểu biết về môi trường
sinh thái ở đất mũi Cà Mau.
Đánh giá:
- Tiêu chí: + Hợp tác nhóm, chia sẽ nội dung bài học.
Câu 1: Mưa ở Cà Mau là mưa dông: rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh.
Câu 2: Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, dễ dài cắm sâu vào lòng đất.
Nhà cửa dựng dọc bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì, từ nhà nọ sang nhà kia phải
leo lên cầu bằng thân cây đước.
Câu 3: Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thích kể, thích nghe những
chuyện kì lạ về sức mạnh và tri thông minh của con người.
Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của con
người Cà Mau.

Câu 4: - Mưa ở Cà Mau
- Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau
- Tính cách người Cà Mau
Hiểu được ý nghĩa: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên
cường của người Cà Mau.
+ Tham gia tích cực, thảo luận cùng các bạn để tìm câu trả lời.
- PP: Vấn đáp.
- KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH


3. Luyện đọc diễn cảm
Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn
giọng…
Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp.
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc .

Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt.
Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài.
- H nhăc lại nội dung bài.
Đánh giá:
- Tiêu chí: + Đọc diễn cảm được bài văn, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: đất nẻ chân chim, rạn nứt, phập phều, lắm gió, .....
+ Mạnh dạn, tự tin
-PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Đọc bài văn cho người thân nghe
- Qua bài văn em cảm nhận được điều gì về thiên nhiên và con người Cà Mau. Viết một đoạn
văn.

Đánh giá:
- Tiêu chí:+ Đọc diễn cảm bài văn.
+ Viết được một đoạn văn nói lên cảm nhận của em về thiên nhiên và con người
Cà Mau.
+ Diễn đạt mạch lạc, câu văn có nhiều hình ảnh đẹp.
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời.
**********************************************
MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN

LTVC:
I.MỤC TIÊU:
- Tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh , nhân hóa trong mẫu chuyện Bầu trời mùa thu
(BT1 , BT2) .
- Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương , biết dùng từ ngữ so sánh , nhân hóa khi miêu
tả.
- GDHS yêu quê hương, đất nước.
- Tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, ngôn ngữ.
* NDTH: Cung cấp cho H một số hiểu biết về môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước
ngoài, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thẻ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:


Tổ chức trò chơi: Thi nói nhanh các từ chỉ sự vật có trong thiên nhiên hoặc từ chỉ đặc
điểm của sự vật có trong thiên nhiên
Cách chơi:

+ Chơi theo hình thức tiếp sức, mỗi bạn nói một từ. Bạn nào nói không được bị thua cuộc.
M: Trời
Xanh ngắt
Đánh giá:
- Tiêu chí: + Nói được các từ chỉ sự vật có trong thiên nhiên hoặc từ chỉ đặc điểm của sự vật
có trong thiên nhiên.
+ Tích cực tham gia chơi.
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu cơ bản của bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1:
Đọc mẫu chuyện ở SGK/87
Đánh giá
- Tiêu chí: + Đọc trôi chảy, lưu loát và cảm thụ.
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời
Bài 2:

- Đọc y/c đề và làm.
Nhóm trưởng huy động kq, báo cáo.
+ Những từ thể hiện sự so sánh: xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
+ Từ ngữ thể hiện sự nhân hóa: được rửa mặt sau cơn mưa, dịu dàng, buồn bả, trầm
ngâm nhớ…., ghé sát,cúi xuống…
+Những từ ngữ khác: rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa/ xanh biếc, cao
hơn.
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm bổ sung, nhận xét
- Nhận xét và chốt: Tác dụng của biện pháp so sánh, biện pháp nhân hóa khi viết văn miêu
tả.

Đánh giá:
- Tiêu chí: + Tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hoá trong mẩu chuyện Bầu trời
mùa thu
- Từ ngữ thể hiện sự so sánh là: xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao
- Từ ngữ thể hiện sự nhân hoá: mệt mỏi trong ao được rửa mặt sau cơn mưa.
Mặt đất/ cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào?
- Những từ ngữ khác tả bầu trời. Rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa/ xanh
biếc/cao hơn
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình, biết chia sẽ kết quả với bạn.


- PP: Vấn đáp
- KT: Trình bày, Nhận xét bằng lời.
Bài 3: Dựa theo cách dùng từ ngữ ở mẩu chuyện nêu trên, viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả
một cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở.

HS tự viết bài vào vở theo gợi ý:
+ Em muốn tả cảnh đẹp gì?
+ Cảnh đó có những gì?
+ Hình dáng, màu sắc của mỗi sự vật ở đó có gì đẹp?
*Hỗ trợ: Khi viết đoạn văn phải chú ý viết đúng chủ đề, nội dung phải gắn bó lôgic và biết
cách chọn, sử dụng từ ngữ hợp lí; vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa vào bài viết để
làm cho bài văn hay hơn, sinh động và hấp dẫn hơn.
Trao đổi, chia sẻ với bạn về bài viết của mình.
Đọc bài viết trước lớp, lớp bổ sung nhận xét.
Tích hợp: Cung cấp cho H một số hiểu biết về môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước
ngoài, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống.
Đánh giá
- Tiêu chí:+ Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh,
nhân hoá khi miêu tả

+ Trình bày đúng hình thức một đoạn văn: Một đoạn văn phải có câu mở đoạn,
câu kết đoạn.
+ Viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em một cách chân thực,
tự nhiên, có ý riêng, ý mới.
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình.
- PP: Quan sát

- KT:Sử dụng thanh đo.
Yêu cầu
Đối
tượng
được
ĐG

Mức 3
Viết được đoạn
văn tả cảnh
đẹp quê hương,
biết dùng từ
ngữ, hình ảnh
so sánh, nhân
hoá khi miêu tả

Mức 2
Viết được đoạn văn
tả cảnh đẹp quê
hương,chưa biết
dùng từ ngữ, hình
ảnh so sánh, nhân
hoá khi miêu tả


Mức 1
Viết được đoạn
văn tả cảnh đẹp
quê hương. Một
số câu diễn đạt
chưa trọn ý.

HS A
…..
…..
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Đọc đoạn văn vừa viết cho người thân nghe.
- Cùng người thân tìm hiểu thêm về môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài, từ đó
viết đoạn văn tả cảnh đẹp, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá khi miêu tả
Đánh giá
- Tiêu chí: + Biết tìm hiểu thêm về môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài từ đó bồi
dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống


+ Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá
khi miêu tả
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời
********************************************
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được lí lẽ, dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình,
tranh luận một vấn đề đơn giản.

- Rèn KN diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản.
H làm được BT:1,2
- Giáo dục HS mạnh dạn tự tin trình bày ý kiến của mình và bảo vệ được ý kiến mình đưa ra.
- Rèn luyện quan sát, tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, ngôn
ngữ.
*ĐC: Không làm BT3
* GDMT: Hiểu sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con
người.
* GDKNS: Có kĩ năng thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi.
Bình tĩnh, tự tin tôn trọng người cùng tranh luận.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thẻ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động:
Việc 1: GV tổ chức cho lớp chơi: Hái hoa dân chủ để ôn lại kiến thức. Nêu cách chơi
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
Đánh giá:
- Tiêu chí: +HS đọc phần mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh.
+ Câu văn hay, diễn đạt rõ ý.
+ Tích cực tham gia chơi.
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập
- Nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1:
Đọc lại bài “Cái gì quý nhất”
Cùng nhau trao đổi, thảo luận 3 câu hỏi ở SGK
? Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề gì ?

? Ý kiến của mỗi bạn như thế nào? Lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến đó ra sao?
? Thầy giáo muốn thuyết phục ba bạn công nhận điều gì? Thầy đã lập luận như thế nào?
Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?


Trình bày trước lớp.
- Chốt: Khi thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó, ta phải có ý kiến riêng, biết nêu lí lẽ
để bảo vệ ý kiến một cách có lí, có tình, thể hiện sự tôn trọng người đối thoại.
Đánh giá:
- Tiêu chí: + Bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn
giản.
+ Nêu được vấn đề tranh luận: Cài gì quý nhất trên đời?
+ Nêu được ý kiến và lí lẽ của mỗi bạn, của thầy giáo.
+ Thái độ tranh luận của thầy giáo: Tôn trọng người đối thoại, lập luận có tình
có lí.
+ Phát huy cho học sinh tích cực, tự tin khi trình bày
- PP: Vấn đáp
- KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài 2: Đóng vai một trong 3 bạn nêu ý kiến tranh luận bằng các mở rộng thêm lý lẽ, dẫn
chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục.
- Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc y/c và các gợi ý mẫu sgk
- Đóng vai tập thuyết trình tranh luận.
Gợi ý:
+ Hạt gạo là hạt ngọc của đất...
+ Quý như vàng, hiếm như vàng,...
+ Thời gian quý hơn vàng,...
*Hổ trợ: Khi tranh luận các em xưng hô là “tôi” và luận có lí lẽ để bảo vệ ý kiến của mình
- Ban học tập huy động kq. Từng tốp 3 H đại diện 3 nhóm đóng vai Hùng, Quý, Nam
thực hiện cuộc trao đổi, tranh luận. Lớp nhận xét, đánh giá.
- Chốt: Cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng cụ thể làm cho lời tranh luận giàu sức thuyết

phục.
? Muốn thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đạt kết quả tốt, ta cần có những điều kiện gì?
- Chốt: Lịch sự, người nói cần có thái độ ôn tồn, hòa nhã, tôn trọng người đối thoại.
Đánh giá:
- Tiêu chí: + Tìm được những lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục mọi người theo ý kiến của mình.
+ Biết mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng.
+ Nêu được ý kiến và lí lẽ của mỗi bạn theo cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn
chứng.
+ Thái độ khi tranh luận: ôn tồn, hòa nhã, tôn trọng người đối thoại, tránh nóng
nảy, vội vã hay bảo thủ, không chịu nghe ý kiến của người khác.
+ Diễn đạt lời nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch.
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Tập tranh luận cùng bố mẹ về vấn đề: Cái gì quý nhất?
**********************************************


Kể chuyện :
LUYỆN KỂ CÂU CHUYỆN CÂY CỎ NƯỚC NAM
I. MỤC TIÊU:
-Dựa vào tranh minh họa, kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa câu chuyện .
- HS cảm phục về danh y Tuệ Tĩnh, yêu thiên nhiêu, trồng và chăm sóc các cây thuốc nam.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ, hợp tác nhóm, mạnh dạn tự tin.
* GDBVMT: Giáo dục thái độ yêu quý những cây cỏ hữu ích trong môi trường thiên nhiên,
nâng cao ý thức bảo vệ MT.
* Điều chỉnh:" Kể chuyện được chứng kiến tham gia" không dạy, thay bằng bài "Luyện
kể câu chuyện Cây cỏ nước Nam".
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa truyện trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài .
- Kể câu chuyện Cây cỏ nước Nam.
- Nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ1: Thực hành Kể lại một câu chuyện Cây cỏ nước Nam bằng lời của mình, hiểu ý nghĩa
câu chuyện. Kết hợp trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện giúp em hiểu
điều gì?
Đánh giá
- Tiêu chí:+ HS kể đúng nội dung câu chuyện Cây cỏ nước Nam.
+ Lời kể tự tin, hấp dẫn, logic.
+ Mạnh dạn, tự tin.
- PP: Vấn đáp.
- KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
HĐ2: Thi kể chuyện trước lớp
- Việc 1: Nghe bạn kể chuyện kết hợp trao đổi câu chuyện cùng các bạn trong lớp.
- Việc 2: Bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạn KC tự nhiên, hấp dẫn nhất; bạn đặt câu
hỏi thú vị nhất
* GDBVMT: Giáo dục thái độ yêu quý những cây cỏ hữu ích trong môi trường thiên nhiên,
nâng cao ý thức bảo vệ MT.
Đánh giá
- Tiêu chí:+ Kể tự nhiên, kể bằng lời của mình.
+ Nghe và biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
+ Nêu được ý nghĩa câu chuyện : khuyên chúng ta phải yêu thiên nhiên, thiên
nhiên với con người là bạn.
+ Mạnh dạn, tự tin; Ngôn ngữ phù hợp.Hợp tác tốt.

- PP:Vấn đáp.
- KT: Đặt câu hỏi,trình bày, kể chuyện, nhận xét bằng lời.


C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Cùng người thân tìm thêm các câu chuyện nói về tình yêu thiên nhiên và trao đổi
về nội dung câu chuyện nhằm giúp các em có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Đánh giá
- Tiêu chí:+ Tìm được các câu chuyện nói về tình yêu thiên nhiên.
+ Nêu được nội dung câu chuyện.
- PP:Vấn đáp.
- KT: Nhận xét bằng lời.
*************************************
Luyện Toán:
ÔN LUYỆN TUẦN 9
I MỤC TIÊU
- Biết viết đúng các số đo độ dài, số đo khối lượng, số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Rèn KN viết đúng các số đo độ dài, số đo khối lượng, số đo diện tích dưới dạng số thập
phân.
Bài tập cần làm: BT 1, 4, 7 .
- Giúp H yêu thích say mê môn học, vận dụng điều đã học vào thực tế để tính toán.
- Tự học và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, tư duy.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tài liệu Em tự ôn luyện toán
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động
Việc 1: GV tổ chức cho lớp chơi: Hộp quà bí mật để ôn lại kiến thức. Nêu cách chơi
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.

Đánh giá:
- Tiêu chí: +So sánh, sắp xếp đúng các số thập phân.
+ Viết đúng các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
+ Tích cực tham gia chơi.
- PP: Vấn đáp
- KT:Nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (ÔLT– trang 46)
- Em và bạn đọc bài toán, cùng thảo luận và làm bài
- Ban học tập yêu cầu bạn chia sẻ phỏng vấn lẫn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt:
Đánh giá:
- Tiêu chí:+Biết viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
543 cm = 5,43 m
58 dm = 5,8,m
+ Học sinh tích cực hoạt động tự học và hợp tác nhóm.
- PP: Vấn đáp


- KT: Nhận xét bằng lời.
Bài 4: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (ÔLT – trang 47)
- Em và bạn đọc bài toán, cùng thảo luận và làm bài
- Ban học tập yêu cầu bạn chia sẻ phỏng vấn lẫn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt:
Đánh giá:
- Tiêu chí:+ Biết viết các số đo độ dài, khối lượng dưới dạng số thập phân.
48 m 56 cm = 48,56 m
63 m 82 cm = 638,2 dm
548 g = 0,548 kg

424 dm2 = 4,24 dm2
+ Học sinh tự học và hợp tác nhóm tích cực..
- PP: Quan sát; Vấn đáp
- KT: Ghi chép; Nhận xét bằng lời.
Bài 7: Bài giải (ÔLT – trang 48)
Cá nhân đọc yêu cầu và làm bài.
- Làm bài vào vở
- Chia sẻ trước lớp, phỏng vấn lẫn nhau .
- Nhận xét, chốt
Đánh giá:
- Tiêu chí: :+ Phân tích và xác định các bước giải.
+ HS giải được bài toán có lời văn liên quan đến đơn vị đo diện tích, nêu được
cách làm
Đổi 0,2 km = 200m
Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 3 = 5 (phần)
Chiều rộng mảnh vườn là: 200 : 5 x 2 = 80 (m)
Chiều dài mảnh vườn là: 200 – 80 = 120 (m)
Diện tích mảnh vườn là: 120 x 80 = 9600 m2 = 0,96 ha
+ Học sinh tự học và hợp tác nhóm tích cực..
- PP: Quan sát

- KT: Phiếu đánh giá tiêu chí
Tiêu chí

HTT

1. Xác định
đúng dạng toán
2. Giải được
bài toán về tìm

hai số khi biết
tổng và tỉ số
của hai số đó .
3. Hợp tác tốt
4. Trình bày
đẹp
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

HT

CHT


- Cùng trao đổi thảo luận với người thân để làm thêm phần vận dụng.
Đánh giá:
- Tiêu chí: + Biết giải câu số nhanh, chính xác.
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời.
*****************************************
Thứ tư, ngày 24 tháng 10 năm 2018
Chính tả:
TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I.MỤC TIÊU:
- Ôn luyện cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ ng.
- Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng các khổ thơ , dòng thơ theo thể thơ tự do .
- Giáo dục hs có ý thức ghe viết trình bày đúng - có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp
- Rèn luyện kĩ năng tự học, hợp tác nhóm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thẻ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Khởi động
Việc 1: GV tổ chức cho lớp chơi: Ô cửa bí mật để ôn lại kiến thức. Nêu cách chơi
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
Đánh giá:
- Tiêu chí:+Tìm và viết được các từ có tiếng chứa vần uyên/ uyêt.
+Nhận xét được về cách đánh dấu thanh ở các tiếng đó.
+ Tích cực khi tham gia trò chơi
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
1. Tìm hiểu nội dung đoạn viết
HS đọc đoạn viết chính tả để thuộc lòng đoạn viết chính tả
Trao đổi với bạn nội dung của đoạn viết
Các nhóm chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
+Trình bày các dòng thơ như thế nào ?
+ Những chữ nào phải viết hoa ?
+ Viết tên đàn ba- la- lai- ca như thế nào ?
Đánh giá:
- Tiêu chí : + Hiểu nội dung bài viết.
+ Nắm cách trình bày bài văn xuôi.
+ Trình bày rõ ràng; Hợp tác nhóm tốt.
- PP: Vấn đáp.
- KT: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.


2. Viết từ khó
Cá nhân viết ra vở nháp các từ dễ lẫn khi viết.


- Đổi chéo vở, kiểm tra cho bạn, tự chữa lỗi (nếu viết sai).
Cùng kiểm tra trong nhóm.
Đánh giá:
- Tiêu chí: + Viết đúng các từ khó: ba – la –lai ca ; sông Đà, mái tóc, cạnh, ngẫm nghĩ,...
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình.
- PP: Vấn đáp; Quan sát
- KT: Nhận xét bằng lời; Ghi chép
3. Viết chính tả
HS tự nhớ viết bài Tiếng đàn ba- la- lai- ca (cả bài)
HS đổi chéo vở, soát lỗi cho nhau, cá nhân tự chữa lỗi (nếu viết sai).
Trao đổi cách viết đúng các từ mà các bạn trong nhóm viết sai.
Nghe GV đánh giá, nhận xét một số bài.
Đánh giá:
- Tiêu chí: Kĩ năng viết chính tả của HS
+ Viết chính xác từ khó: ba – la –lai ca ; sông Đà, mái tóc, cạnh, ngẫm nghĩ,...
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp.
-PP: Vấn đáp;Viết
- KT: Nhận xét bằng lời; Viết nhận xét.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 2b:
Nghe GV tổ chức trò chơi thi tìm nhanh từ ngữ chứa tiếng có trong bảng.
- Mỗi nhóm viết một từ ngữ chứa tiếng trong bảng vào bảng phụ.
- Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng.
Đánh giá:
- Tiêu chí:+ Biết tìm đúng các từ Lan man/ mang vác; vần thơ/ vầng trăng; Buôn bán/ buông
xuôi; vươn vai/vương vấn
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình.
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời
Bài tập 3a: Thi tìm nhanh các từ láy có âm đầu l . M: long lanh

Cá nhân làm bài vào vở.
Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
- Nhóm trưởng tổ chức tìm nhanh từ láy âm đầu l; láy có âm cuối ng


-Từ láy âm đầu L: La liệt, lạ lẫm, lạc lõng, lạnh lẽo, lặng lẽ .v.v
-Từ láy vần có âm cuối ng: làng nhàng, vang vang, văng vẳng
- Đại diện các nhóm chơi; lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc
Đánh giá:
- Tiêu chí: + Biết tìm đúng các từ láy có âm đầu l
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn.
- PP: Quan sát
- KT: Phiếu đánh giá tiêu chí
Tiêu chí

HTT

HT

CHT

1.Tìm đúng các từ láy
2. Hợp tác tốt
3. Phản xạ nhanh
3. Trình bày đẹp
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Cùng người thân tìm các từ láy có âm cuối ng, chọn và đặt câu với một số từ em
vừa tìm được.
Đánh giá:
- Tiêu chí: + Biết tìm đúng các từ láy có âm cuối ng.

+ Đặt câu với một số từ em vừa tìm được.
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời
**********************************************
Toán:
VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I.MỤC TIÊU:
- Biết viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Rèn KN viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.yêu thích môn Toán.
H làm được BT:1,2
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.yêu thích môn Toán.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng đơn vị đo diện tích.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
Khởi động:
Việc 1: GV tổ chức cho lớp chơi: Ô cửa bí mật để ôn lại kiến thức. Nêu cách chơi
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
a.34tấn 5 kg = . . .tấn
b) 21tạ 24kg = . . ta
12 tấn 51kg =...tấn
4tạ 32kg = . . .tạ
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
Đánh giá
- Tiêu chí:+ Viết được số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.


+ HS tham gia chơi tích cực.

- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời.
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ1:Ôn lại hệ thống đơn vị đo diện tích.
- Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm nêu lại các đơn vị đo diện tích đã học và mối
quan hệ.
1km2 = .... m2
1km2 = ...ha
1ha = . . . . km2
1ha = ...m2
Đánh giá
-Tiêu chí: + Nêu được các đơn vị đo diện tích.
+ Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích thông dụng.
+ Nói đúng nội dung cần trao đổi.
- PP: Vấn đáp
- KT:Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
HĐ2: Tìm hiểu ví dụ:
Ví dụ 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
3m2 5dm2 = ........ m2
- Thảo luận, nêu cách làm
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
3m2 5dm2 = 3

5
m2 = 3,05m2
100

Ví dụ 2: 42dm2 = ........ m2
Cá nhân làm vào nháp:

Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. Thống nhất kết quả.
Đánh giá
-Tiêu chí:+ Biết cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
+ Tự học và giải quyết vấn đề tốt.
- PP: Vấn đáp
- KT:Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.

Cá nhân làm vào vở:

Đánh giá bài cho nhau, nêu cách làm.
Chia sẻ trước lớp
Đánh giá


-Tiêu chí:+ Nắm chắc cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
+ Viết đúng số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
a) 56 dm2 = 0,56 m2
b) 17 dm223 cm2 = 17,23 dm2
c) 23 cm2 = 0,23 m2
d) 2 cm2 5 mm2 = 2,05 cm2
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn.
- PP: Vấn đáp
- KT:Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài tập 2: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân.
1654m2 = ........ha
5000m2 = .......... ha
1ha = ........km2..
15 ha = ....... km2

NT điều hành nhóm thảo luận cách làm.
Cá nhân làm vào vở
Chia sẻ trong nhóm.
- Củng cố: Cách chuyển đổi từ đơn vị đo diện tích bé về đơn vị lớn dưới dạng STP.
Đánh giá
-Tiêu chí: + Viết đúng số đo dưới dạng số thập phân.
a. 1654m2 = 0, 1654 m2;
b. 5000m2 = 0,5 ha
c. 1ha = 0,01 km2
d. 15 ha = 0,15 km2
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn.
- PP: Vấn đáp
- KT:Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
- HS có năng lực làm các bài tập còn lại
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Cùng bạn: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là héc- ta.
a) 2,3 km2
b) 4ha 5 m2 c) 9ha 123 m2
Đánh giá
-Tiêu chí: + Viết đúng các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là héc- ta.
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời.
**********************************************
Thứ năm, ngày 25 tháng 10 năm 2018
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân.
- Rèn KN viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân.
H làm được BT: 1,2,3

- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. Yêu thích môn Toán.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề.
II.ĐỒI DÙNG DẠY HỌC:
- Thẻ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:


Khởi động:
Việc 1: GV tổ chức cho lớp chơi: Chọn con vật yêu thích để ôn lại kiến thức. Nêu
cách chơi
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
Đánh giá
- Tiêu chí:+ Viết được số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
+ HS tham gia chơi tích cực.
- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời.
- Nghe Gv giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của bài học.
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
a) 42m 34cm = ….m
b) 56m29cm = ….. dm
c) 6m2cm = …….. m
d) 4352m
= …. km

Cá nhân làm vào vở:

Đánh giá bài cho nhau, sửa bài. Nêu cách làm.

Đánh giá
-Tiêu chí:+ Nắm chắc cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
+ Viết đúng số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
a) 42m 34cm = 42,34m
b) 56m29cm = 562,9 dm
c) 6m2cm
= 6,02 m
d) 4352m
= 4,352 km
+ Tự học tốt hoàn thành bài của mình.
+ HS mạnh dạn, tự tin khi trình bày.
- PP: Vấn đáp
- KT:Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài tập 2: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là ki- lô - gam:
Cá nhân làm bài vào vở :
Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
NT điều hành nhóm thống nhất kết quả. Giải thích cách làm. Báo cáo trước lớp kết
quả
Đánh giá
- Tiêu chí:+ HS viết được các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là kg.
+ Hoạt động nhóm tích cực, sôi nổi.
- PP: Quan sát

- KT: Bảng kiểm
Nội dung
a) 500 g = 0,500 kg b) 347 g = 0,347 kg

Đồng ý
c) 1,5 tấn = 1500 kg


Không đồng
ý


×