Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tuần 3 giáo án lớp 5 soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm 2018 2019 – cô mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.91 KB, 26 trang )

TUẦN 3
Thứ hai 10/9/2018
TẬP ĐỌC:
LÒNG DÂN
I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng: quẹo, rục rịch, ...Biết đọc một văn bản kịch: ngắt giọng,thay đổi
giọng phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. H sinh NK
biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo vai thể hiện được tính cách nhân vật.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu
cán bộ cách mạng.
- Giáo dục H hiểu tấm lòng của người dân Nam Bộ nói riêng và cả nước nói
chung.
- NL: Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ, diễn đạt mạch lạc, tự tin
II. CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

* Khởi động:

Việc 1: - Tổ chức trò chơi Hộp thư lưu động ôn bài trước.
Việc 2: Quan sát bức tranh và cho biết: Tranh vẽ những ai? Vẽ cảnh gì?
Việc 3: Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Đọc thuộc lòng một đoạn hoặc cả bài: Sắc màu em yêu
+ Trả lời đúng nội dung câu hỏi.
- Phương pháp:Tích hợp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, kiểm tra nhanh, nhận xét bằng lời
1. Luyện đọc:
-1HS đọc mẫu toàn bài, cả lớp theo dõi bạn đọc.


- Việc 1: Thảo luận cách chia đoạn
Việc 2: Cùng bạn luyện đọc và sửa lỗi sai. Chú ý đọc phân biệt tên nhân
vật, lời nói của nhân vật và lời chú thích hành động của nhân vật.
- Đọc và tìm hiểu phần chú giải và một số từ ngữ chưa hiểu trong bài.
- Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Việc 2: Thư kí cho các bạn bốc thăm đọc đoạn, nhận xét và bình chọn bạn
đọc tốt.
- Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Việc 2: Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Việc 3: HS theo dõi GV đọc lại toàn bộ bài.
* Đánh giá:


- Tiêu chí đánh giá: + Biết đọc văn bản kịch, phân biệt tên nhân vật, lời nói nhân
vật, thái độ hành động của nhân vật.
+ Ngắt nghỉ đúng; hiểu nghĩa các từ (cai, hổng thấy, thiệt, quẹo, vô, lẹ, ráng).
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
2. Tìm hiểu bài:
- Từng bạn đọc thầm và trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình
- Việc 1: Viết xong, em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên
cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu.
- Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời
- Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý
nghe, đánh giá và bổ sung cho mình.
- Việc 2: Nhóm trưởng cho các bạn nêu nội dung bài.
- Việc 3: Nhóm trưởng, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả
nhóm và báo cáo cô giáo.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài.
Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:

+ Tham gia tích cực, thảo luận cùng các bạn để tìm câu trả lời. Trả lời được câu
hỏi sgk.
Câu 1: Chú cán bộ bị giặc đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm.
Câu 2: Dì Năm vội đưa chú chiếc áo khác để thay, để bọn giặc không nhận ra; rồi
bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú cán bộ là chồng dì.
Câu 3: HS nêu được chi tiết mình thích và giải thích.
+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách
mạng.
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời..
B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
3. Luyện đọc diễn cảm
- Việc 1: Nhóm trưởng phân vai cho các bạn luyện đọc
- Việc 2: Nhận xét và bình chọn các bạn đọc tốt, phù hợp với nhân vật
- Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch
- Việc 2: Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.
Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Đọc đúng một văn bản kịch theo cách phân vai. Giọng đọc thay đổi linh
hoạt theo tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở
kịch.


+ Biết phối hợp nhóm tích cực, chủ động để đọc tốt.
- PP: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Đọc đoạn kịch và trao đổi về nội dung câu chuyện cho người thân nghe.
Đánh giá:
- Tiêu chí: + Giọng đọc lưu loát, phân biệt được lời nhân vật
+ Nói lên được cảm nghĩ của mình về từng nhân vật

- PP: Vấn đáp
- KT: Nhận xét bằng lời.
..........................................................................................
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.
- Rèn H kĩ năng trình bày khoa học.
- Giáo dục H say mê học toán. Vận dụng điều đã học vào thực tế
- NL: PT năng lực tính toán, tư duy
II. CHUẨN BỊ: BT cần làm: Bài 1(2 ý đầu); bài 2 (a,d); bài 3.
Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập tổ chức trò chơi Ô chữ bí mật ôn kiến
thức.
*Đánh giá:
- Tiêu chí: HS biết cách chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính.
- PP:Vấn đáp, quan sát.
- KT: Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1 ( 2 ý đầu): Chuyển các hỗn số sau thành phân số: 2 ; 5
- Em hoàn thành bài tập vào vở.
- Em trao đổi với bạn về kết quả
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ.
Việc 2: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong
nhóm
*Đánh giá:
3

5

- Tiêu chí: Chuyển hỗn số thành phân số, nêu được cách làm: 2 =

13 4 49
;5 =
5 9 9

- PP: quan sát, vấn đáp - KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời
Bài 2(a,d): So sánh các hỗn số:


- Em tự hoàn thành bài tập của mình. Chú ý: Khi so sánh hai hỗn số ta đưa
về so sánh hai phân số tương ứng
- Việc 1: Em trao đổi với bạn cách so sánh
- Việc 2: Báo cáo kết quả làm việc với cô giáo
*Đánh giá:
- Tiêu chí: + Nắm được các cách so sánh: chuyển hỗn số thành phân số rồi so
sánh; So sánh từng phần của hai hỗn số
a) 3

9
9
> 2 (vì3 > 2) ;
10
10

d) 3

4

2 2 4
= 3 (vì = )
10
5 5 10

- PP: quan sát, vấn đáp - KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời
Bài 3: Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện phép tính
Em làm bài cá nhân vào vở
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ.
Việc 2: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong
nhóm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
*Đánh giá:
- Tiêu chí: + Chuyển được hỗn số thành phân số rồi tính đúng kq.
+ Tích cực, chủ động hoàn thành bài tập
- PP: quan sát, vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Mẹ có 3 cái bánh chia cho hai anh em. Mẹ để một phần gồm 1 cái bánh
và 2/3 cái bánh, còn phần kia gồm 1 cái bánh và 1/3 cái bánh còn lại. Mẹ nói để cho
em Tí phần nhiều. Vậy em sẽ lấy phần bánh nào?
............................................................................................
Thứ ba 6/9/2017
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp H:
- Chuyển một số phân số thành phân số thập phân. Chuyển hỗn số thành phân
số. chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo có
một tên đơn vị đo.
- Rèn H nhận biết phân số thập phân nhanh, kĩ năng trình bày khoa học.

- Giáo dục H say mê học toán. Vận dụng điều đã học vào thực tế.
- NL: Phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ: BT cần làm: Bài 1; bài 2 (hai hỗn số đầu); bài 3; bài 4; Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN


* Khởi động.- Trưởng ban học tập cho bạn khởi động bằng trò chơi.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài tập 1: Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân
- Em hoàn thành bài tập vào vở.
- Em trao đổi với bạn về cách chuyển các phân số sau thành phân số thập
phân
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ.
Việc 2: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong
nhóm
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: Biết chuyển các phân số thành phân số thập phân. Nêu được
cách làm.
- Phương pháp: vấn đáp, - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài tập 2 ( hai hỗn số đầu): Chuyển các hỗn số thành phân số
- Em tự hoàn thành bài tập của mình.
- Việc 1: Em trao đổi với bạn cách so sánh
- Việc 2: Báo cáo kết quả làm việc với cô giáo
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: Làm BT đúng, nêu được cách chuyển hỗn số thành phân số:
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi-nhận xét bằng lời.

Bài tập 3: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm:
Em làm bài cá nhân vào vở
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ.
Việc 2: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong
nhóm
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
Bài tập 4: Viết các số đo độ dài (HĐ tương tự bài 3)
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
BT 3: Viết phân số thích hợp vào chỗ trống để thể hiện quan hệ giữa các đơn vị đo;
nêu được mqh giữa các đơn vị đo.


- Bt4:Làm đúng BT: chuyển các số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đ. vị
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi-nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Cùng với người thân đo chiều dài, chiều rộng
chiếc giường em nằm rồi viết các số đo dưới dạng hỗn số.
....................................................................................
TẬP ĐỌC:
LÒNG DÂN ( tiếp )
I .MỤC TIÊU
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; Biết đọc ngắt giọng, thay
đổi giọng đọc phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống trong kịch.
- H NK biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai, thể hiện được tính
cách nhân vật
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí
lừa giặc, cứu cán bộ cách mang.(trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
- NL: Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ, diễn đạt mạch lạc, tự tin.
I. CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

* Khởi động:

Việc 1: Tổ chức trò chơi Đóng vai: phân vai đọc vở kịch hoặc các nhóm đóng kịch.
Việc 2: Quan sát bức tranh và cho biết: mỗi nhân vật trong vở kịch “Lòng dân”
đang làm gì?
Việc 3: Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: +Biết đọc theo vai, giọng đọc phù hợp với thái độ, hoàn cảnh,
diễn biến của vở kịch.
+ Đóng kich tự nhiên, đúng vai, thể hiện được thái độ, cử chỉ của từng nhân vật.
- PP: vấn đáp.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
1. Luyện đọc:
-1HS đọc mẫu toàn bài, cả lớp theo dõi bạn đọc.
- Việc 1: Thảo luận cách chia đoạn
Việc 2: Cùng bạn luyện đọc và sửa lỗi sai. Chú ý đọc phân biệt tên nhân
vật, lời nói của nhân vật và lời chú thích hành động của nhân vật. Đọc đúng các từ:
tía, mầy, hổng, chỉ , nè
- Đọc và tìm hiểu phần chú giải và một số từ ngữ chưa hiểu trong bài.
- Việc 1: Nhóm trưởng cho các bạn đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Việc 2: Thư kí cho các bạn bốc thăm đọc đoạn, nhận xét và bình chọn bạn đọc
tốt.
- Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc giữa các nhóm.


- Việc 2: Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Việc 3: HS theo dõi GV đọc lại toàn bộ bài.

* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Biết đọc văn bản kịch, phân biệt tên nhân vật; giọng cai và lính: khi dịu giọng để
mua chuộc dụ dỗ, lúc hống hách để dọa dẫm, lúc ngọt ngào xin ăn. Giọng An: thật
thà, hồn nhiên. Giọng dì Năm và chú cán bộ: tự nhiên, bình tĩnh.
+ Ngắt nghỉ đúng; hiểu nghĩa các từ (tía, mầy, hổng, chỉ, nè,…)
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
2. Tìm hiểu bài:
- Từng bạn đọc thầm và trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình
- Việc 1: Viết xong, em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên
cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu.
- Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời
- Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý
nghe, đánh giá và bổ sung cho mình.
- Việc 2: Nhóm trưởng cho các bạn nêu nội dung bài.
- Việc 3: Nhóm trưởng, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả
nhóm và báo cáo cô giáo.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài.
Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: Trao đổi thảo luận sôi nổi, trả lời đúng các câu hỏi về nội dung
bài:
Câu 1: An đã làm cho bọn giặc mừng hụt ......
Câu 2: Chi tiết cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh: Dì vờ hỏi chú cán bộ để
giấy tờ chỗ nào, rồi nói tên, tuổi của chồng, tên bố chồng để chú cán bộ biết
Câu 3: Vở kịch được đặt tên là lòng dân vì: Thể hiện tấm lòng người dân đối với
cách mạng.
Nội dung: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách
mạng
- PP: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời..

B.HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
3. Luyện đọc diễn cảm
- Việc 1: Nhóm trưởng phân vai cho các bạn luyện đọc
- Việc 2: Nhận xét và bình chọn các bạn đọc tốt, phù hợp với nhân vật
- Việc 1: Trưởng ban học tập tổ chức thi đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch
- Việc 2: Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.


Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Đọc đúng một văn bản kịch theo cách phân vai. Giọng đọc thay đổi linh hoạt
theo tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch.
+ Biết phối hợp nhóm tích cực, chủ động để đọc tốt.
- PP: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Cùng bạn tập diễn lại vở kịch Lòng dân.
..................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN
I. MỤC TIÊU:

- Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp
(BT1)
- Hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt
được câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được (BT3)
- Giáo dục ý thức sử dụng chính xác, hợp lý từ ngữ thuộc chủ điểm.
ĐC: Không làm BT2
- NL: Phát triển NL ngôn ngữ, hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ


Bảng phụ. từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt; Bộ thẻ từ (BT1)
II. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:

- HĐTQ tổ chức cho lớp chơi trò chơi Hộp thư lưu động ôn kiến thức.
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu cơ bản của bài học.
* Hình thành kiến thức mới:
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp.

- Việc 1: Các nhóm chơi thi viết các từ vào nhóm thích hợp. Từng bạn trong
nhóm lấy một trong các thẻ từ, sau đó thiếp nhanh thẻ từ vào một trong 6 nhóm từ
- Việc 2: Bình chọn nhóm thắng cuộc
- Việc 3: NT nêu câu hỏi: theo bạn các từ cần điền là các từ đồng nghĩa
hoàn toàn hay các từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Khi sử dụng các từ đồng nghĩa
này chúng ta phải chú ý điều gì?
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: Hợp tác nhóm tích cực, xếp từ vào đúng nhóm, hiểu nghĩa một
số từ:
a) Công nhân: thợ điện, thợ cơ khí
b) Nông dân: thợ cấy, thợ cày


c) Doang nhân: tiểu thương, chủ tiệm
d) Quân nhân: đại úy, sĩ quan
e) Trí thức: giáo viên, kí sư, bác sĩ
g) Học sinh: học sinh tiểu học, trung học.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.

Bài tập 3: Đọc truyện Con Rồng cháu Tiên và trả lời câu hỏi.
Cá nhân tự làm bài (có thể sử dụng từ điển).
- Chia sẻ với bạn. Cá nhân bổ sung thêm các từ có tiếng đồng các bạn tìm
đúng mà bài mình chưa có.
- Chọn các câu văn hay chia sẻ trước lớp.
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: Đọc và trả lời đúng, hiểu nghĩa một số từ, đặt câu đúng theo
yêu cầu.
a) Người Việt gọi nhau là đồng bào vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.
b) đồng hương, đồng chí, đồng bọn, đồng hành, đồng ca, đồng diễn…
c) Đặt câu:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Nói cho bố mẹ và người thân biết vì sao người Việt gọi nhau là đồng
bào; cùng với người thân tìm thêm các từ có tiếng đồng có nghĩa là cùng.
.................................................................................
TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU

- H tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng
mưa và hạt mưa , tả cây cối ,con vật , bầu trời trong bài Mưa rào; từ đó nắm được
cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả.
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
- Giáo dục học sinh lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo.
TH: Ngữ liệu dùng để luyện tập(Mưa rào) giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi
trường thiên nhiên, có tác dụng GDBVMT.
- NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, NL diễn đạt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu ghi sẵn nội dung chính của 4 đoạn văn tả

cơn mưa.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:

- HĐTQ tổ chức cho cả lớp bài hát: Có cơn mưa nào lạ thế?
- Nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.


B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Mưa rào
Cá nhân tự đọc bài và trả lời các câu hỏi sau:
a) Những dấu hiệu nào báo cơn mưa sắp đến?
b)Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn
mưa?
c) Tìm những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau cơn mưa?
d)Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?
+ Em có nhận xét gì về cách quan sát cơn mưa của tác giả?
+Cách dùng từ trong khi miêu tả có gì hay?
Đánh giá, nhận xét bổ sung cho câu trả lời của bạn.
* Đánh giá:
- Tiêu chí: Đọc đoạn văn; cảm thụ đoạn văn, trả lời đúng các câu hỏi:
a) Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến:
+ Mây: nặng, đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, tản ra…
+ Gió: thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước…
b) Những từ ngữ miêu tả tiếng mưa và hạt mưa:
lẹt đẹt, ù ù, rào rào, đồm độp…
c) Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa.
Lá đào, lá na, lá sói vẫy tay run rẫy.
Con gà trống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú…

d)Tác giả tả cơn mưa rất tinh tế bằng tất cả các giác quan. Quan sát cơn mưa từ
lúc có dấu hiệu báo mưa đến lúc mưa tạnh...
- PP: Quan sát, vấn đáp - KT: ghi chép ngắn, Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài 2: Từ những điều em đã quan sát được, hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cơn
mưa.
Cá nhân tự làm bài.
Đánh giá, nhận xét bổ sung bài dàn ý của bạn.

- Nhóm trưởng gọi một số bạn đọc dàn ý miêu tả một cơn mưa, các bạn nhận xét..
- Ban học tập tổ chức cho đại diện một số nhóm đọc bài, nhóm khác nhận xét
* Đánh giá:
- Tiêu chí: Lập được dàn bài miêu tả cơn mưa có đủ 3 phần
- Biết vận dụng nhiều giác quan để quan sát cơn mưa, nêu được các ý chính
định tả
- PP: Quan sát, vấn đáp
- KT: ghi chép ngắn, Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Cùng người thân bổ sung hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả cơn mưa.


Thứ tư ...................
CHÍNH TẢ: Nhớ viết
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC TIÊU:

- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi bài: Thư gửi
các học sinh (từ “Sau 80 năm giời nô lệ...ở công học tập của các em”).
- Chép đúng vần của từng tiếng trong 2 dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần
(BT2), biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính. H khá, giỏi nêu được qui tắc đánh
dấu thanh trong tiếng.

- H có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng, giữ vỡ sạch đẹp.
- NL: BD và phát triển NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chép bài tập 2 vào bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- Tổ chức cho lớp chơi trò chơi: Đố bạn.
Cách chơi: Một bạn nêu 1 tiếng sau đó chỉ định một bạn khác phân tích cấu tạo vần
của tiếng đó. Nếu phân tích đúng, bạn đó được nêu tiếng khác và chỉ định một bạn
khác phân tích, nếu phân tích không đúng bạn đó thua cuộc.
- BHT điều hành
- Nhận xét, đánh giá
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu cơ bản của bài học.
* Hình thành kiến thức mới:
1. Tìm hiểu nội dung đoạn viết
Việc 1: - 2 HS đọc thuộc lòng đoạn viết chính tả.
Việc 2: - Cá nhân đọc ôn lại đoạn chính tả (chú ý các dấu câu).
Trao đổi với bạn nội dung của đoạn viết.
2. Viết từ khó
Cá nhân viết ra vở nháp các từ dễ lẫn khi viết.
- Đổi chéo vở, kiểm tra cho bạn, tự chữa lỗi (nếu viết sai).

Cùng kiểm tra trong nhóm.
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:
+Nắm được nội dung đoạn viết: Trách nhiệm của hs trong công cuộc kiến thiết đât
nước.
+ Viết chính xác từ khó: cường quốc, hoàn cầu, 80 năm giời
- PP: quan sát, vấn đáp; - KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
HĐ1. Viết chính tả


GV đọc bài chính tả cho HS viết bài, dò bài.
HS đổi chéo vở, soát lỗi cho nhau, cá nhân tự chữa lỗi (nếu viết sai).
Trao đổi cách viết đúng các từ mà các bạn trong nhóm viết sai.
Nghe GV đánh giá, nhận xét một số bài.
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: Kĩ năng viết chính tả của HS.+Viết đảm bảo tốc độ, đúng chính
tả, chữ đều, trình bày đẹp.
- PP: vấn đáp, viết
- KT: nhận xét bằng lời, viết nhận xét
HĐ2: Bài tập 2: Chép vần của những tiếng trong hai dòng thơ sau vào mô hình cấu
tạo vần:
Tự làm bài vào vở
Đánh giá, nhận xét bổ sung cho bài làm của bạn.
Trao đổi bài trong nhóm. Thống nhất kết quả.
Bài tập 3: Từ BT trên, em hãy cho biết khi viết một tiếng dấu thanh cần được đặt ở
đâu?

NT gọi các bạn nêu nhận xét, thống nhất ý kiến trong nhóm.
Chia sẻ trước lớp
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: + Chép đúng vần của các tiếng vào mô hình cấu tạo vần.
+ Biết khi viết một tiếng, dấu thanh đặt ở âm chính
+ Hợp tác nhóm tích cực, trình bày kq tự tin.
PP: quan sát, vấn đáp.
KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

Chia sẻ với người thân về cấu tạo vần và cách viết dấu thanh của các
tiếng sau (đánh dấu thanh đúng): Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
............................................................................
TOÁN:
LUYÊN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp H biết
- Cộng, trừ phân số, hỗn số. Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số
đo có một tên đơn vị.
- Giải bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của số đó. BT cần làm: Bài 1
(a,b); bài 2(a,b); bài 4 (3 số đo: 1,3 ,4); bài 5


- Giáo dục H say mê môn học, vận dụng điều đã học vào thực tế để tính toán.
- NL: Phát triển năng lực tính toán; phân tích, giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC

* Khởi động: - Trưởng ban học tập cho bạn khởi động bằng trò chơi.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài tập 1,2 (a,b):Tính

- Em hoàn thành bài tập vào vở.
- Em trao đổi với bạn về cách tính
Đánh giá:
- Tiêu chí: Thực hiện đúng phép cộng, phép trừ các phân số; HSHTT biết chọn
MSC bé nhất:
- PP: quan sát, vấn đáp
- KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi – nhận xét bằng lời

Bài tập 4 (3 số đo: 1,3, 4):Viết các số đo độ dài (theo mẫu)
- Đọc và trao đổi mẫu, giải thích, chia sẻ với bạn
- Em tự hoàn thành bài tập của mình.

- Việc 1: Đánh giá bài cho nhau, sửa bài
- Việc 2: Báo cáo kết quả làm việc với cô giáo
- Tiêu chí:Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị.
- PP: quan sát, vấn đáp
Bài tập 5: Giải toán

- KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi – nhận xét bằng lời

Đọc bài, quan sát hình vẽ, TLCH : Muốn tìm quãng đường AB ta phải
biết gì?
- Giải bài toán trên
- Thảo luận, phân tích bài toán
- Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
Đánh giá:
Tiêu chí: Biết phân tích, tìm được hướng giải bài toán; giải đúng


Hợp tác nhóm tích cực để tìm cách giải quyết vấn đề.
- PP: quan sát, vấn đáp
- KT: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Đo độ dài, độ rộng cái bàn rồi viết số đo với đơn vị đo là mét.
................................................................................................
KỂ CHUYỆN:
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

I. MỤC TIÊU

- Kể được một câu chuyện (đã chứng kiến, tham gia hoặc biết qua truyền
hình, phim ảnh hay đã nghe đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng
quê hương đất nước .
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể.
- Cố ý thức làm việc tốt để góp phần xây dựng quê hương.
- NL: Phát triển NL ngôn ngữ, diễn đạt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh gợi ý việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương đất nước.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp hát 1 bài.
- Nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước
HĐ1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài và gợi ý kể chuyện
Việc 1: Đọc đề bài
Việc 2: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đọc phần gợi ý SGK.
Việc 2: NT yêu cầu các bạn nêu trước nhóm câu chuyện mà các bạn sẽ kể
Việc 3: Nhóm trưởng, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và
báo cáo cô giáo.
Lưu ý: Câu chuyện em kể không phải là truyện em đã đọctrên sách báo, mà phải là
những câu chuyện kể em đã tận mắt chứng kiến hoặc thấy trên ti vi, phim ảnh, đó
cũng có thể là câu chuyện của chính em.
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: + Xác định được câu chuyện cần kể: Kể một việc làm tốt góp
phần xây dựng quê hương, đất nước.
Lưu ý: câu chuyện đã tận mắt chứng kiến hoặc thấy trên ti vi, phim ảnh;
- Phương pháp: vấn đáp - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ2: Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- NT cho các bạn lần lượt giới thiệu câu chuyện mình kể.


- Các bạn kể trong nhóm.
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Cả nhóm nêu câu hỏi, nhận xét, đánh giá.
- Chọn bạn kể hay nhất thi kể trước lớp.
HĐ3: Thi kể chuyện trước lớp
- Việc 1: Nghe bạn kể chuyện kết hợp trao đổi câu chuyện cùng các bạn
trong lớp.
- Việc 2: Bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạn KC tự nhiên, hấp dẫn nhất;
bạn đặt câu hỏi thú vị nhất
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:+ Kể câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc; câu chuyện
phù hợp đề bài, nêu được suy nghĩ về nhân vật trong chuyện.
+ Kể chuyện trôi chảy, diễn đạt tự tin…
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời- tôn vinh học tập
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Kể cho người thân nghe câu chuyện về việc làm tốt em đã kể ở lớp.
........................................................................................
Thứ năm ...................
TOÁN:
LUYÊN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU

- Biết nhân, chia hai phân số, chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số
đo dạng hỗn số với một tên đơn vị đo.

- Rèn cho H tính nhanh, chính xác các kiến thức có liên quan.
- Giáo dục H lòng say mê học toán cẩn thận trong làm toán.
- NL: Phát triển năng lực tính toán, tư duy, giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
BT cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

* Khởi động: - Trưởng ban học tập cho bạn khởi động bằng trò chơi Hái hoa dân
chủ chia sẻ kết quả BT vận dụng tiết trước.
- GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài tập 1: Tính

- Em hoàn thành bài tập vào vở.


- Em trao đổi với bạn về cách tính
* Đánh giá:
- Tiêu chí: Thực hiện tính đúng phép nhân và phép chia hai phân số; biết chuyển
hỗn số thành phân số rồi thực hiện tính.
- PP: Quan sát, vấn đáp - KT: ghi chép ngắn, Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài tập 2: Tìm x
- Em tự hoàn thành bài tập của mình.

Đánh giá bài cho nhau, sửa bài
- Việc 1: NT yêu cầu các bạn trao đổi cách tìm thành phần chưa biết.
- Việc 2: Báo cáo kết quả làm việc với cô giáo
* Đánh giá:

- Tiêu chí: Tìm được đúng thành phần chưa biết của phép tính; nêu được cách tìm
số hạng chưa biết; số bị trừ chưa biết; thừa số chưa biết;
- PP: Quan sát, vấn đáp
- KT: ghi chép ngắn, Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài tập3:Viết các số đo độ dài (theo mẫu)
- Thảo luận, cùng bạn phân tích mẫu.
- Em tự hoàn thành bài tập của mình.

- Đánh giá bài cho nhau, sửa bài.
- Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp
* Đánh giá:
- Tiêu chí: Biết chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với
một tên đơn vị đo.
- PP: Quan sát, vấn đáp
- KT:ghi chép ngắn, Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
2

Bố muốn trồng cam trên mảnh đất hình chữ nhật sau vườn. Cứ 3m trồng
1 cây. Em hãy giúp bố tính số cây cam cần trồng. Biết rằng mảnh vườn có chiều dài
1
2

1
5

7 m, chiều rộng 5 m.
* Đánh giá:
- Tiêu chí: biết chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện tính; tính được số cây
cam cần trồng.

- PP: vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời.
.............................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:


LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA.
I. MỤC TIÊU

- Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1); hiểu ý nghĩa chung
của một số tục ngữ (BT2)
- Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được đoạn văn
miêu tả sự vật có sử dụng 1,2 từ đồng nghĩa (BT3)
- HS HTT biết dùng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn viết theo BT3
- NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, NL hợp tác và giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Máy chiếu ghi BT1
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:

- Tổ chức cho lớp chơi trò chơi: “Xì điện”.
- Một bạn nói một từ chỉ màu sắc (VD: vàng, trắng, xanh, đen,...) và chỉ vào một
bạn khác. Bạn được chỉ phải nói được từ đồng nghĩa với từ chỉ màu sắc đó. Nếu
không nói được thì bạn đó thua cuộc.(Lưu ý: bạn nêu từ phải có ít nhất 1 đáp án).
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu của bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Tìm từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống
NT điều hành các bạn trong nhóm trao đổi, chọn từ điền vào chỗ
trống cho thích hợp. Các bạn khác lắng nghe và nhận xét bổ sung cho bạn. Thống
nhất kết quả.

* Đánh giá:
- Tiêu chí: Hiểu nghĩa từ và điền đúng:
Thứ tự đúng: Lệ đeo ba lô. Thư xách túi đàn ghi ta, Tuấn vác thùng giấy,
Tân và Hưng khiêng lầu trại, Phượng kẹp báo.
- PP: vấn đáp - KT: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài tập 2: Chọn ý thích hợp trong ngoặc đơn để giải thích ý nghĩa chung của các
câu tục ngữ sau:
Cá nhân tự làm bài (Chọn ý trả lời đúng với từng câu tuch ngữ).
Đánh giá, nhận xét bổ sung
NT gọi các bạn đọc bài của mình. Các bạn khác lắng nghe và nhận xét bổ
sung cho bạn.
Thống nhất kết quả trong nhóm.
* Đánh giá:
- Tiêu chí:+ Hợp tác nhóm tích cực
+ Nêu được ngĩa chung của các câu tục ngữ.
 Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên..
- PP: vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.


Bài tập 3: Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết một đoạn văn
miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn, chú ý sử
dụng những từ đồng nghĩa.
Cá nhân chọn một khổ thơ, dựa theo ý khổ thơ đó viết đoạn văn.
NT gọi các bạn đọc bài của mình. Các bạn khác lắng nghe và nhận xét bổ
sung cho bạn.
Chọn đoạn văn viết hay chia sẻ trước lớp.
* Đánh giá:
- Tiêu chí: Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được đoạn văn
miêu tả sự vật có sử dụng 1,2 từ đồng nghĩa.

Đoạn văn có câu mở đoạn, kết đoạn; câu văn có hình ảnh, có sự liên kết...
- PP: Quan sát, vấn đáp - KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Đọc cho người thân nghe các câu tục ngữ đã học hôm nay, đố người
thân ý nghĩa chung của các câu tục ngữ đó. Tìm thêm các câu tục ngữ khác nói về
tình cảm gắn bó với quê hương.
- Đọc đoạn văn đã viết cho người thân nghe, nhờ người thân góp ý để viết lại
đoạn văn cho hay hơn.
........................................................................................
TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU

- H nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn 1 đoạn để hoàn chỉnh theo yêu
cầu của bài tập 1.
- Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước , viết được
một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lý (BT 2).H khá giỏi biết hoàn chỉnh các
đoạn văn ở BT1 và chuyển 1 phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả khá sinh động
- Giáo dục H lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo.
- NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy chiếu ghi sẵn nội dung chính của 4 đoạn văn tả cơn mưa.
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
- Tổ chức cho cả lớp trò chơi Hộp thư lưu động ôn KT tiết trước
- Nghe Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1: Bạn Quỳnh Liên làm văn tả quang cảnh sau cơn mưa. Bài văn có 4 đoạn
nhưng chưa đoạn nào hoàn chỉnh.

Đọc 4 đoạn và chọn một đoạn và giúp bạn viết thêm vào những chỗ có
dấu(…) để hoàn chỉnh nội dung của đoạn.


Chia sẻ với bạn về bài viết của mình.
- Nhóm lớn cho các bạn nêu ý kiến và thống nhất nhận xét, chốt lại lời giải
đúng.
- Báo cáo cùng với cô giáo.
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:+ Xác định đúng nội dung: Viết tiếp vào chỗ... cho hoàn chỉnh
đoạn văn miêu tả quang cảnh trong cơn mưa, sau cơn mưa.
+ Đoạn văn viết hợp lí, tự nhiên…
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài tập 2: Chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa em vừa trình bày trong
tiết trước, viết thành một đoạn văn.
làm vào vở nháp.
Đánh giá bài cho nhau - sửa bài.
- Nhóm trưởng gọi một số bạn đọc đoạn văn miêu tả một cơn mưa, các bạn
nhận xét..
- Ban học tập tổ chức cho đại diện một số nhóm đọc bài, nhóm khác nhận xét.
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá : Biết chuyển một phần trong dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa (đã
lập trong tiết trước) thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên.
+ Đoạn văn thể hiện sự quan sát riêng, lời văn chân thực, sinh động.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Đọc cho người thân nghe đoạn văn em viết ở lớp. Tìm đọc một số đoạn
văn, bài văn miêu tả cơn mưa.

.............................................................................................
ĐẠO ĐỨC :
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH
I. Mục tiêu : Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc sai biết nhận và sửa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
- Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác,

- NL: Phát triển năng lực nhận thức, NL giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị : Tranh ảnh, thẻ màu.
II. Hoạt động học:


1. Khởi động
Việc 1:Trưởng ban VN lên tổ chức cho các bạn hát bài hát tập thể.
Việc 2: Chia sẻ: Các bạn thấy chúng mình hát có hay không? Để bài hát cất lên
được đều và hay thì mỗi bạn phải như thế nào?
- Giáo viên dẫn dắt vào bài
- Cá nhân đọc mục tiêu bài (2 lần).
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

HĐ1. Tìm hiểu truyện: Chuyện của bạn Đức:

Việc 1: Đọc thầm 2 lần câu chuyện và các câu hỏi 1; 2; 3 SGK/ trang 6; 7.
Việc 2: Trao đổi bài với bạn, cùng nhận xét, bổ sung cho nhau.
Chia sẻ thêm: Bạn đã làm được những việc gì thể hiện tinh thần, trách nhiệm của
bản thân?

*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: Đọc và hiểu nội dung câu chuyện: Đức vô ý đá quả bóng vào

bà Doan và chỉ có Đức và Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức tự thấy phải có trách
nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất..
* Rút ra được ND cần ghi nhớ (sgk)
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
HĐ2 : Làm BT :
BT1 : Những việc nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm :

- Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp ; các nhóm khác nghe chất vấn,
bổ sung
- Kết luận :
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:Thảo luận sôi nổi, xác định được những việc làm là biểu hiện
của người sống có trách nhiệm; biết lập luận để bảo vệ ý kiến:
+ a,b,d,g là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm. c,đ,e không phải là
biểu hiện của người sống có trách nhiệm.
- Phương pháp: vấn đáp - Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
BT2 : Bày tỏ thái độ :


- GV lần lượt nêu ý kiến
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu
- Một số HS giải thích tại sao phản đối/ tán thành ý kiến đó.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá:Biết tán thành : a,đ
Không tán thành : b,c,d ; giải thích.
- Phương pháp: vấn đáp - Kĩ thuật: đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG :
Cùng bạn bè, người thân thực hiện những việc làm có trách nhiệm.

…………………………………………………………………………………
Kĩ thuật:
KỸ THUẬT 5:

THÊU DẤU NHÂN ( T1).
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết cách thêu dấu nhân
2. Kĩ năng: Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau;
Thêu được ít nhất năm dấu nhân, đường thêu có thể bị dúm .
3. Thái độ: Học sinh nghiêm túc, tự giác trong giờ học .
4. Năng lực: Năng lực thực hành, năng lực thao tác với đồ dùng, năng lực giải
quyết vấn đề
II. ĐỒ DÙNG:
1. Giáo viên: - Mẫu thêu dấu nhân.
- Hình hướng dẫn cách thêu.
2. Học sinh: - SGK, bộ đồ dùng CKT
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.

Quan sát mẫu thêu dấu nhân và nhận xét về:
+ Đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái đường thêu?
+ Ưng dụng của đường thêu dấu nhân?

Việc 1: Chia sẻ
Việc 2: Thống nhất ý kiến và báo cáo.
* Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi- trả lời câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn

- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm được đặc điểm của đường thêu dấu nhân.
+ HS nêu được ứng dụng để trang trí hoặc thêu chữ trên các sản phẩm mau mặc..,
+ Mạnh dạn, tự tin khi trình bày.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.


Việc 1: Đọc nội dung mục II (SGK) kết hợp với quan sát tranh quy trình tìm
các bước thêu dấu nhân.
Việc 2: CTHĐ mời đại diện các nhóm chia sẻ.
Việc 3: Báo cáo với cô giáo hoặc hỏi thầy cô những điều chưa biết.
Quan sát cô giáo hướng dẫn lại các thao tác.

* Đánh giá:
- Phương pháp: vấn đáp, quan sát
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi-nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn
- Tiêu chí đánh giá:
+ HS nắm được cách thêu dấu nhân.
+ Mạnh dạn khi trình bày trước lớp.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.

Tập thêu dấu nhân trên giấy nháp hoặc vải.
Chia sẻ cách thêu.

Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ.
Việc 2: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm.
Đánh giá:
- PP: Vấn đáp, tích hợp
- KT: Nhận xét bằng lời, thực hành
- Tiêu chí đánh giá:

+ Hs thêu được các mũi thêu dấu nhân trên giấy kẻ ô ly.
+ Các mũi thêu tương đối đều nhau;Thêu được ít nhất năm dấu nhân, đường thêu có thể bị dúm .
+ Thao tác nhanh, sử dụng các dụng cụ kim an toàn
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Làm một sản phẩm thêu dấu nhân để tặng cho bạn bè, người thân.
*********************************************


ÔN LUYỆN TV:
LUYỆN ĐỌC HIỂU VÀ LTVC
I. Mục tiêu: Giúp H
- Đọc và hiểu truyện Bánh chưng, bánh giầy. Biết chia sẻ hiểu biết về những tục lệ
cổ truyền của người Việt Nam.; Hiểu nghĩa và sử dụng được các từ đồng nghĩa.
HS Làm được các BT 3ª,b,c; 5.
HSNK: Làm thêm BT 3d, 6.
- Rèn kĩ năng đọc-hiểu và sử dụng từ đồng nghĩa đúng.
- NL: Phát triển NL ngôn ngữ, NL hợp tác, giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị: Tài liệu: Em tự ôn luyện TV trang 15.
III. Hoạt động dạy học: (Nhất trí các hình thức học như tài liệu).
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, tư vấn hướng dẫn,nhận xét bằng lời.
Tiêu chí đánh giá :
Đọc hiểu chuện Bánh chưng, bánh giầy; trả lời đúng các câu hỏi về nội dung:
a. Vua Hùng muốn chọn người có thể thay mình gánh vác việc nước, “người nối
ngôi phải nối được chí ta”
b. Lang Liêu chọn gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, đậu xanh, thịt lợn, lá dong...
c. Hai thứ bánh Lang Liêu được chọn để cúng Trời, Đất, Tiên vương vì bánh hình
tròn tượng trưng cho Trời, bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, các thứ thịt mỡ,
dưa hành, lá dong tượng trưng cho muông thú, cây cỏ muôn loài.

d. Ý nghĩa của câu chuyện: Giải thích về những tục lệ cổ truyền của người Việt
Nam.
BT5: Tìm được từ đồng nghĩa, hiểu nghĩa từ:
- gánh vác (đảm nhận một công việc: gánh vác việc nước-> đảm đương
- đùm bọc nhau:-> che chở
BT6: Đặt được câu với từ: óng ánh, lóng lánh
.....................................................................................................
ÔN LUYỆN TOÁN:
ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỀ PHÂN SỐ
I. Mục tiêu:
-Thực hiện đúng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các phân số, hỗn số; Giải được
bài toán liên quan đến phân số: HS cả lớp: Làm được các BT: 2,3;6 HSNK: Làm
thêm BT vận dụng.
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính và giải toán.
- GD học sinh tính toán cẩn thận và trình bày bài khoa học.
- NL: Phát triển năng lực tính toán, tư duy , phân tích.
II. Hoạt động học: ( Nhất trí các hình thức học như tài liệu)
* Đánh giá:
Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, tư vấn hướng dẫn,nhận xét bằng lời.
Tiêu chí đánh giá :
BT2 : Chuyển các phân số thành phân số thập phân :
21 21 : 3 7
=
= ;
30 30 : 3 10

63
9
77

308
=
=
;
700 100
250 1000


BT3 : Thực hiện đúng các phép tính, nêu được cách thực hiện :
5 4 50 28 78 39
1 5 9 30 39
+
=
+
=
=
+ =
+
=
;
7 10 70 70 70 35
6 9 54 54 54
8 3 56 27 29
3 5 19 5 57 20 37
− =

=
; 2 − = − = − =
9 7 63 63 63
8 6 8 6 24 24 24


BT6 : Viết số đo độ dài dưới dạng hỗn số có đơn vị là mét :
9
9
m=3 m
10
10
19
19
m=2
m
c. 2m19cm = 2m +
100
100

a. 3m9dm = 3m +

BT vận dụng : Biết phân tích để giải được bài toán :
1
1
số cá mẹ mua bằng kg
4
2
1
Mẹ bạn Tí đã mua : x 4 =2(kg)
2

Đáp số : 2kg

*************************************

Thứ sáu 9/9/2017
TOÁN:
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU

- Giúp H làm được bài tập dạng tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai
số đó.
- Rèn H cách nhận dạng toán và giải nhanh, chính xác
- Giáo dục H say mê học toán
- NL: Phát triển năng lực phân tích, tính toán và giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
BT cần làm: bài 1
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
*Khởi động:

- Tổ chức cho HS chơi Hộp thư lưu động ôn lí thuyết về cách tìm 2 số khi biết
tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
* Ôn tập các dạng toán cơ bản:
a) Bài toán 1:
Đọc nội dung và tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng vào nháp.
Việc 1: - Nêu lại nội dung BT, phân tích bài toán cùng bạn:
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán điển hình nào đã học ở lớp 4? Giải bài toán vào nháp.
Giải bài toán


- Nhóm trưởng huy động kq, hỏi các bạn dạng toán và các bước giải của
dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

b) Bài toán 2.
Tương tự bài 1a.
 Nghe GV chốt các bước giải của hai dạng toán trên.
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: + Nắm được hai dạng toán cơ bản là “Tìm hai số khi biết tổng
và tỉ số của hai số đó. Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”
+ Nêu được các bước giải của hai dạng toán.
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài 1:
Đọc nội dung và tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng và giải vào vở.
- Nhóm trưởng huy động kq, hỏi các bạn dạng toán và các bước giải của
dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
* Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: Xác định đúng 2 dạng toán; nắm chắc các bước giải và giải
đúng bài toán.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
- Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Chia sẻ với bạn các dạng toán đã học và các bước giải.
...........................................................................................
HĐTT:
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU
- Đánh giá các hoạt động trong tuần 3, đề ra kế hoạch tuần 4
- HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu
trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các ban: Điểm thi đua trong tuần
- CTHĐTQ: Nhận xét tuần
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
* Sinh hoạt văn nghệ:
Trưởng ban văn nghệ cho lớp hát tập thể và chơi một số trò chơi.
* Sinh hoạt lớp: Nhận xét hoạt động tuần 03
- Đại diện các ban nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần.


×