Tuần 4
Ngày dạy: 1B: 17/9/2018
1C: 20/9/2018
1A: 21/9/2018
Thủ công 1: XÉ DÁN HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN (T1)
I.Mục tiêu:
- Kiến thức: Biết cách xé dán hình vuông, hình tròn.
- Kĩ năng: Xé dán được hình vuông, hình tròn giác đúng yêu cầu.
- Năng lực: Các đường xé thẳng, dán cân đối vào vở.
- Thái độ: Yêu thích tiết học. Giáo dục HS óc thẩm mĩ, tính tỉ mĩ.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV : Giấy màu, bài xé mẫu, khăn tay
- HS : Giấy màu, hồ dán, bút chì, thước, khăn tay
III.Hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: Nhóm trưởng kiểm tra dụng cụ – báo cáo chủ tịch HĐTQ –
Báo cáo GV
2. Bài mới:
Hoạt động cơ bản
a/ Quan sát, nhận xét:
- GV đưa mẫu lên cho HS quan sát
Em quan s¸t mÉu, tìm vật mẫu có dạng hình vuông và hình tròn.
Việc 1: Trao đổi với các bạn trong nhóm ( nhóm đôi) và trả lời câu hỏi
Việc 2: Em báo cáo với GV.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung ( không trả lời
lặp lại của nhóm bạn)
- GV nhận xét
b/ Cách thực hiện:
Em quan sát vật mẫu hình vuông và hình tròn.
- GV thực hiện làm mẫu xé dán hình vuông theo các bước:
Bước 1: Vẽ mẫu hình vuông
Lật mặt sau tờ giấy đánh dấu điểm A ở góc tờ giấy màu. Từ điểm A đếm ngang qua
8 ô đánh dấu điểm B. Từ B đếm xuống 8 ô đánh dấu điểm C. Từ A đếm xuống 8 ô
đánh dấu điểm D.
Nối các điểm đó lại với nhau ta được hình vuông.
Bước 2: Xé rời hình vuông
Xé hình vuông ra khỏi tờ giấy bằng cách: tay trái giữ chặt tờ giấy, tay phải cầm
hình. Dùng ngón cái và ngón trỏ để xé giấy. Sau khi xé xong, lật mặt có màu lên ta
được một hình vuông.
- GV thực hiện làm mẫu xé dán hình tròn theo các bước:
+ Bước 1: Vẽ hình chữ nhật cạnh dài 8 ô cạnh ngắn 6 ô. Dùng thước và bút chì nối
4 điểm thành hình chữ nhật và đánh dấu vẽ nối với 2 điểm của hình chữ nhật để ta
có hình tam giác.
+ Bước 2: Xé rời hình tam giác ra khỏi tờ giấy màu.
Hoạt động thực hành
- GV yêu cầu HS lấy giấy nháp và tiến hành xé dán hình vuông và hình
tròn - GV yêu cầu HS xé cẩn thận.
3. Đánh giá, nhận xét:
-Trưng bày một số bài xé dán của HS và đặt câu hỏi gợi ý để HS nhận xét, đánh giá
- Nhận xét một số sản phẩm HS đã làm xong.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập và việc chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. Kỹ
năng xé dán của HS
- GV nhắc nhở HS giữ trật tự, vệ sinh sạch sẽ.
* GV nhận xét tiết học.
Hoạt động ứng dụng
- Chia sẻ với người thân những gì đã học.
- Tập xé dán hình vuông và hình tròn.
- Dặn HS chuẩn bị cho bài XÉ DÁN HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN (T2)
*******************
Tuần 4
Ngày dạy: 2C : 18/9/2018
2A : 19/9/2018
2B : 21/9/2018
Thủ công 2:
GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC (T2)
I/ Muc tiêu:
- Kiến thức: Biết cách gấp máy bay phản lực.
- Kĩ năng: Gấp được máy bay phản lực theo đúng yêu cầu.
- Năng lực: Các nếp gấp thẳng, phẳng.
- Thái độ: Có hứng thú gấp hình.
II/ Đồ dùng dạy học:
- G: Mẫu máy bay phản lực gấp sẵn bằng giấy màu A4.
Quy trình gấp máy bay phản lực có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp.
- H: Giấy màu, Bút màu, giấy nháp.
III/ Hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: Nhóm trưởng kiểm tra ĐDHT- Báo cáo CTHĐTQ- Báo cáo
GV
2.Bài mới:
Hoạt động cơ bản
Em nêu lại các bước gấp máy bay phản lực đã học ở T1
ViÖc 1 : Trao ®æi c¸c b¹n trong nhãm về các bước gấp máy
bay phản lực
ViÖc 2 : Đại diện nhóm b¸o c¸o víi GV.
- GV chốt.
- Tổ chức cho H thực hành trên giấy thủ công.
- Trong quá trình hs gấp, Gv quan sát để sửa sai, động viên học sinh làm đẹp, đúng
quy trình.
- GV quan sát và nhận xét một số lỗi thường thấy ở Hs và hướng dẫn cách sửa sai.
- GV quan sát, uốn nắn, gợi ý giúp đỡ các em còn lúng túng hoàn thành sản phẩm.
3. Đánh giá, nhận xét:
- GV tổ chức cho các nhóm trưng bày SP
- Hướng dẫn cho HS đánh giá SP của bạn, nhóm bạn.
- Gv nhận xét, tuyên dương HS có SP đẹp.
- Nhắc nhớ HS giữu trật tự, vệ sinh lớp học.
* Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí:
+ Biết cách gấp máy bay phản lực theo đúng quy trình.
+ Gấp được các nếp gấp thẳng, phẳng. Trang trí máy bay phản lực theo ý thích
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật:
+ Ghi chép ngắn.
+ Đặt câu hỏi. Nhận xét bằng lời. Tôn vinh học tập.
Hoạt động ứng dụng
- Chia sẻ với người thân về nội dung bài học.
- Gv nhận xét tiết học. Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học GẤP MÁY BAY ĐUÔI
RỜI (T1)
TUẦN 4
****************
Ngày dạy: 3A: 17/9/2018
3B: 21/9/2018
GẤP CON ẾCH ( tiết 2)
Thủ công 3:
I. Mục đích – yêu cầu:
- Kiến thức: Biết cách gấp con ếch.
- Kĩ năng: Gấp được con ếch theo đúng quy trình.
- Năng lực: Gấp được con ếch bằng giấy , nếp gấp tương đối thăng phẳng. Làm cho
con ếch nhảy được.
- Thái độ: Yêu thích kĩ thuật gấp hình.
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Mẫu con ếch được gấp bằng giấy có kích thước đủ lớn để HS cả lớp quan sát
+ Tranh quy trình gấp con ếch bằng giấy.
- HS: Giấy màu hoặc giấy trắng, kéo thủ công. Bút màu đen hoặc bút dạ màu sẫm.
III. Các hoạt động dạy – học:
1.Ổn định tổ chức: Nhóm trưởng kiểm tra ĐDHT- Báo cáo CTHĐTQ- Báo cáo
GV
2.Bài mới:
Hoạt động thực hành
Em nêu lại các bước gấp con ếch đã học ở T1
- GV chốt.
Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông
Bước 2: Gấp hai chân trước con ếch
Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch
- Tổ chức cho H thực hành trên giấy thủ công.
- Trong quá trình hs gấp, Gv quan sát để sửa sai, động viên học sinh làm đẹp, đúng
quy trình.
- GV quan sát và nhận xét một số lỗi thường thấy ở Hs và hướng dẫn cách sửa sai.
- GV quan sát, uốn nắn, gợi ý giúp đỡ các em còn lúng túng hoàn thành sản phẩm.
3. Đánh giá, nhận xét:
- GV tổ chức cho các nhóm trưng bày SP
- Hướng dẫn cho HS đánh giá SP của bạn, nhóm bạn.
- Gv nhận xét, tuyên dương HS có SP đẹp.
- Nhắc nhớ HS giữu trật tự, vệ sinh lớp học.
* Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí:
+ Biết cách gấp con ếch theo đúng quy trình.
+ Gấp được các nếp gấp thẳng, phẳng. Trang trí con ếch theo ý thích.
+ Con ếch nhảy được.
- Phương pháp: vấn đáp, tích hợp
- Kĩ thuật:
+ Đặt câu hỏi. Nhận xét bằng lời. Tôn vinh học tập.
+ Trò chơi.
Hoạt động ứng dụng
- Chia sẻ với người thân về nội dung bài học.
- Gv nhận xét tiết học. Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học tiếp GẤP, CẮT, DÁN
NGÔI SAO NĂM CÁNHVÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG (tiết1)
Tuần 4, 5
Ngày ghi nhật kí: 16/9/2018
Ngày dạy tiết 1: 2B: 18/9/2018; 2C: 18/9/2018; 2A: 19/9/2018
Ngày dạy tiết 2: 2B: 25/9/2018; 2C: 25/9/2018; 2A: 26/9/2018
CHỦ ĐỀ 2:
NHỮNG CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
Thời lượng: 2 tiết
I/ Mục tiêu:
- KT: HS nhận ra và nêu được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số con vật
quen thuộc sống dưới nước.
- KN: Sử dụng các nét đã học để vẽ trang trí một số con vật sống dưới nước theo ý
thích.
- TĐ: Yêu quý, bảo vệ các loài động vật.
- NL: Biểu đạt bằng ngôn ngữ tạo hình. Phát triển năng lực giao tiếp.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên:
- Sách Dạy mĩ thuật lớp 2.
- Hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung chủ đề:
- Một số bài vẽ các con vật sống dưới nước, sử dụng nét để trang trí, hoặc bài nặn,
xé dán con vật của học sinh.
b. Học sinh:
- Sách Học mĩ thuật lớp 2.
- Bút chì, màu vẽ, giấy vẽ A3, A4, đất nặn.
2. Vận dụng quy trình mĩ thuật:
- Xây dựng cốt truyện.
3. Phân bố thời gian các hoạt động dạy học :
- Tiết 1: 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu.
2. Hướng dẫn học sinh thực hiện.
- Tiết 2: 3. Hướng dẫn học sinh thực hành.
4.Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm.
III/ Hoạt động dạy học chủ yếu:
A.Hoạt động cơ bản:
*Khởi động: Cho HS hát bài “Cá vàng bơi”
1. Hướng dẫn tìm hiểu:
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm
2. Hướng dẫn thực hiện
- Vẽ minh họa để HS quan sát từ đó nhận ra cách vẽ
B. Hướng dẫn thực hành.
1. Hoạt động cá nhân.
2. Hoạt động nhóm.
3. Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm
- Hướng dẫn HS trưng bày, nhận xét và đánh giá sản phẩm
- Tổ chức cho các nhóm trình bày câu chuyện
* Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí:
+ Biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số con vật quen thuộc sống
dưới nước; Tích cực hợp tác nhóm
+ Nắm được cách vẽ các con vật sống dưới nước; Tự học tự giải quyết vấn đề.
+ Tạo dáng cân đối,biết phối hợp các nét đã học để trang trí sáng tạo, đẹp mắt;
Lựa chọn và sắp xếp các hình ảnh cân đối trên khổ giấy lớn tạo thành bức tranh
tập thể; Vẽ hoặc xé dán thêm các hình ảnh cho bức tranh thêm sinh động; Xây
dựng được câu chuyện theo nội dung bức tranh.
+ Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm
bạn; Tự tin giao tiếp
- PP: Vấn đáp; Tích hợp
- Kĩ thuật: Trình bày miệng. Nhận xét bằng lời; Trò chơi.
C. Hoạt động vận dụng – Sáng tạo
- Gợi ý HS sáng tạo sản phẩm về các con vật sống dưới nước bằng các chất liệu
khác nhau ( đất nặn, xé dán giấy màu, bìa…)
___________________________________________