Nhận xét, đánh giá của Hội đồng KHGD trường:
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
Nhận xét, đánh giá của Hội đồng KHGD PGD- ĐT:
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
-1-
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
-2-
MỤC LỤC
Trang
Nhận xét đánh giá của hội đồng KHGD.........................................................1
Mục lục...........................................................................................................2
Mở đầu............................................................................................................3
I. Lí do chọn đề tài........................................................................................4
1. Đặt vấn đề................................................................................................4
2. Mục đích đề tài........................................................................................6
3. Lịch sử đề tài............................................................................................7
4. Phạm vi đề tài..........................................................................................7
II. Nội dung công việc đã làm......................................................................7
1. Thực trạng đề tài......................................................................................7
2. Nội dung cần giải quyết ..........................................................................8
3. Biện pháp giải quyết ...............................................................................9
4. Kết quả chuyển biến của dối tượng ........................................................15
III. Kết luận ..................................................................................................16
1. Tóm lược giải pháp..................................................................................16
2. Phạm vi đối tượng áp dụng .....................................................................17
3. Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện..........................................17
Tài liệu tham khảo .........................................................................................18
-3-
MỞ ĐẦU
Đảng và nhà nước đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới mục tiêu, nội dung, hình
thức, phương pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là giáo dục phổ
thông. Thực hiện chính sách đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước đề ra trong
những năm gần đây ngành GD& ĐT đã đạt được những thành tựu to lớn.
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung và mục tiêu tầm quan trọng
của môn Âm nhạc nói riêng. Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển
toàn diện về đức- trí- thể- mĩ (theo nghị quyết TW II của Đảng về mục tiêu giáo dục),
không những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hóa mà còn phát huy năng lực cảm
thụ âm nhạc và những năng khiếu khác.
Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi sự hứng thú
cao và xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực
chủ động sáng tạo của học sinh. Như vậy học sinh mới có điều kiện khắc phục khó
khăn lỉnh hội kiến thức mới.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc giáo dục thị hiếu âm nhạc cho HS để các
em biết yêu thích âm nhạc lành mạnh, giàu tính nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc.
Giáo dục thị hiếu âm nhạc tốt sẽ góp phần làm trong sáng tình cảm đạo đức và làm
phong phú đời sống tinh thần của các em trong hiện tại và tương lai.
Trong thực tế công việc dạy học của giáo viên, học tập của học sinh nông thôn ở
rất ít có điều kiện tiếp nhận tri thức về âm nhạc nhất là những bài hát dân ca đậm đà
bản sắc dân tộc
Chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc bảo tồn, giáo dục các giá trị văn hóa trong đó
có dân ca
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta
quan tâm, coi trọng: Tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 05 về Văn hóa - Văn nghệ
trong cơ chế thị trường trong đó có nội dung về xây dựng và phát triển “Nền văn hóa Việt Nam
-4-
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đến Đại hội X, Đảng xác định tiếp tục phát triển sâu rộng, nâng
cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gắn kết chặt chẽ hơn với
phát triển kinh tế xã hội; làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội; xây dựng
và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam; bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế; bồi dưỡng các giá trị văn
hóa trong thanh niên, sinh viên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo
đức và bản lĩnh văn hóa Việt Nam.
Ngày 22/7/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT và Kế hoạch số
307/KH-BGDĐT về việc phát động và triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực", trong đó có nôi dung đưa dân ca vào trường học. Bộ Giáo dục đã có
hướng dẫn chỉ đạo cụ thể như: Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống vào nhà trường
thông qua trò chơi dân gian, dân ca… Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt
động văn hoá, thể thao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá phù hợp với điều kiện
cụ thể của nhà trường và địa phương.
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, nhiều giá trị văn hoá đang có nguy cơ bị mặt trái của cơ
chế thị trường làm mai một, thì việc giáo dục cho mọi người nói chung và cho học sinh nói riêng
biết phát huy và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc không chỉ là vấn đề của riêng Ngành Giáo dục
và Đào tạo mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Trong đó, việc chú trọng bồi dưỡng, giáo dục cho
thế hệ trẻ biết yêu các làn điệu dân ca, biết chơi các trò chơi dân gian là hết sức cần thiết.
1.3. Ý nghĩa của việc đưa dân ca vào trường học
Như đã nói ở trên, việc đưa các làn điệu dân ca vào giảng dạy và các hoạt động giáo dục trong
nhà trường không những có tác dụng to lớn đối với việc bảo tồn và lưu giữ các giá trị tinh thần to
lớn mà ông cha để lại mà còn mang lại cho các em sự thích thú khi được tìm hiểu về đời sống
tinh thần, những nét văn hóa đặc sắc của quê hương mình, dân tộc mình.
Lúc sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dành cho những khúc hát dân ca quê hương một
tình yêu lớn: Những câu hò, ví, dặm ... quê hương đã theo chân Bác từ thửa ấu thơ cho đến suốt
quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, để đến lúc lâm chung Người cũng chỉ muốn được nghe
một câu hò Huế, một câu ví dặm quê nhà hay một khúc quan họ thôi để mang cả hình ảnh quê
hương xứ sở, hình ảnh miền Nam yêu thương vào cuộc trường sinh. Cả cuộc đời Người sống cho
nhân dân, cho dân tộc, không gợn chút riêng tư, hành trang mà Người mang theo về "thế giới
người hiền" chỉ là ước nguyện bình dị : Mang theo âm hưởng câu hát dân ca vào cõi bất tử.
Người đã để lại cho chúng ta bài học sâu sắc, thấm thía rằng: Muốn yêu Tổ quốc mình, càng yêu
tha thiết những câu hát dân ca. Bởi khúc dân ca là linh hồn, là nơi nắng đọng tình yêu, tinh hoa,
bản sắc văn hoá dân tộc. Nó là nguồn sữa tinh thần bồi đắp và nuôi dưỡng tâm hồn con người.
Trước lúc đi xa Người muốn thế hệ sau hãy yêu những câu hát dân ca, hãy trân trọng và giữ gìn
nền văn hoá của dân tộc.
Đưa âm nhạc dân gian vào học đường là một trong những biện pháp cơ bản và quan trọng để
truyền bá và giáo dục một cách gián tiếp cũng như trực tiếp lòng yêu mến, tự hào với những di
sản âm nhạc dân gian nói riêng, văn hoá dân gian nói chung. Giáo sư Trần Văn Khê – Một trong
những cây đại thụ về nghiên cứu Âm nhạc dân gian nước nhà đã phát biểu trong một Hội thảo về
đưa dân ca vào trường học như sau: “ Nhà nước nên đưa dân ca vào trường học, cần làm cho
học sinh Việt Nam hiểu dân ca nước ta là gì? Và dân ca nước ta hay như thế nào?”
Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc trong đó biện pháp đưa dân
ca vào giảng dạy cho lớp trẻ trong nhà trường lại càng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối
cảnh các thế lực thù địch, các phần tử phản động đã, đang và tiếp tục dùng mọi âm mưu, thủ đoạn
để đưa các loại văn hóa bạo lực, đồi trụy ... để truyền bá lối sống thực dụng, làm cho giới trẻ Việt
Nam sống không có lý tưởng, ích kỷ và trụy lạc, làm cho họ lãng quên nền văn hóa với những giá
trị nhân văn sâu sắc, những giá trị Chân – Thiện – Mỹ tốt đẹp mà ông cha ta đã dày công xây đắp
nên.
-5-
Đưa dân ca vào các hoạt động trong nhà trường như giảng dạy nội khóa trong chương trình Âm
nhạc hay hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động văn nghệ, câu lạc bộ …. sẽ làm các em học
sinh bớt đi những căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ học tập văn hóa trên lớp, giúp cho các em
thêm yêu thích và tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ trong nhà trường.
I.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Đặt vấn đề
Đất nước Việt Nam với hơn bốn ngàn năm lịch sử đã hình thành nên một nền văn hóa đậm đà
bản sắc dân tộc. Trong đó: Âm nhạc dân gian nói chung, dân ca nói riêng là tinh hoa văn hóa đặc
sắc, là linh hồn của dân tộc. Một nhà văn hoá đã ví dân ca “… Như dòng sông mênh mông tình
đất, tình người, chắt lọc từ mạch nguồn cuộc sống, chảy qua nhiều thời đại, phản ánh tâm tư tình
cảm, ước mơ khát vọng của con người trên mảnh đất quê hương của mình…”.Trải qua bao biến
cố thăng trầm của lịch sử, dân ca vẫn có sức sống bền chặt trong lòng mỗi người dân Việt Nam,
là nhịp cầu thời gian để ta trở về với cội nguồn của ông cha, dân tộc.
Sau hơn 20 năm đổi mới, bộ mặt đất nước ta có nhiều thay đổi đáng kể. Kinh tế phát triển kéo
theo sự phát triển của văn hoá, xã hội… bên cạnh những giá trị tích cực do nền kinh tế thị trường
mang lại thì những hạn chế tiêu cực vẫn tồn tại và len lỏi mọi ngóc nghách của đời sống. Tình
trạng xuống cấp về mặt đạo đức ở một số bộ phận thanh, thiếu niên đang là vấn đề bức xúc của
toàn xã hội, bên cạnh đó hầu hết con trẻ hiện nay gần như quên hẳn các trò chơi dân gian, các làn
điệu dân ca vốn rất phong phú và đa dạng mà ông cha ta đã để lại. trong đó hiện tượng lớp trẻ
đang có xu hướng lãng quên các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, bởi lẽ, các em được tiếp
xúc nhiều với luồng văn hóa ngoại lai, nhất là luồng văn hóa Phương Tây. Thực tế cho thấy, đa
phần lớp trẻ ngày nay thích nghe và thích hát những bài hát trẻ trung, sôi động, nhạc ngoại ...
hơn là thưởng thức những làn điệu dân ca, thậm chí không mấy mặn mà với các bài hát dân ca, và
còn có quan niệm rằng: nghe dân ca là không sành điệu, lỗi thời…
Điều đó đặt ra một yêu cầu cấp thiết là đưa dân ca đến gần với thanh, thiếu niên trong đó biện
pháp hữu hiệu và phổ biến nhất là đưa dân ca trở thành một trong những nội dung giáo dục trong
nhà trường. Điều đó sẽ giúp cho lớp trẻ hôm nay nhận ra được những giá trị tinh thần vô cùng to
lớn kết tinh trong các làn điệu dân ca, từ chổ hiểu được các giá trị, các em biết trân trọng, yêu quý
các giá trị những làn điệu dân ca này và có ý thức, trách nhiệm giữ gìn và bảo tồn những di sản
tinh thần to lớn đó.
Nhận thức được tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của dân ca trong việc giáo dục thế hệ trẻ, thực
hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ đạo về việc đưa các
làn điệu dân ca, trò chơi dân gian vào trường học và coi đó là một trong năm tiêu chí xây dựng
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Hưởng ứng phong trào ý nghĩa này, cả nước đã và
đang tích cực thực hiện các biện pháp khác nhau để đưa dân ca vào giảng dạy trong nhà trường
với những tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên để đưa dân ca vào trường học vẫn chưa có tình đồng bộ
và thống nhất, vẫn còn tồn tại thực tế là đưa dân ca của các vùng miền khác để giảng dạy cho học
sinh trong khi đó dân ca của chính quê hương mình thì lại chưa được quan tam đúng, chú ý…
Dân ca nghệ Tĩnh là một trong số dân ca chưa được chú ý quan tâm như thế. Một số nơi cũng đẫ
tiến hành các biện pháp đưa một số làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh vào tập hát cho học sinh nhưng chỉ
-6-
tập hát thôi cho các em mà không cho các em được tìm hiểu nguồn gốc, hiểu được cái hay, cái
đẹp và chất trí tuệ trong dân ca Xứ Nghệ thì khó mà đi vào lòng của trẻ thơ.
Mặt khác, hiện nay vẫn còn thiếu những tài liệu phục vụ và hỗ trợ cho việc đưa dân ca Nghệ Tĩnh
vào trường học. Các trường học mà chủ yếu là đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc
đang lúng túng trong việc tìm kiếm nội dung để giảng dạy cho học sinh.
Xuất phát từ ý nghĩa, vai trò của dân ca nói chung, dân ca Nghệ Tĩnh nói riêng với việc giáo dục
cho thế hệ trẻ cũng như thực tế các biện pháp đưa dân ca Nghệ Tĩnh vào trong nhà trường đang
còn thiếu và chưa hiêu quả. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc, tôi luôn trăn trở, tìm
tòi các giải pháp cùng với nhà trường để thực hiện có hiệu quả việc đưa dân ca vào các hoạt động
giáo dục học sinh. Qua kiểm nghiệm hiệu quả thực tế, tôi mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm của
mình là:“ Sáng kiến kinh nghiệm dạy dân ca Nghệ Tĩnh trong trường Trung học cơ sở”
Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh. Âm nhạc xuất hiện từ rất lâu đời, gắn bó mật
thiết với con người suốt từ nhỏ tới lớn, cho tới khi qua đời. Âm nhạc như một phương tiện
để làm cho đời sống tinh thần phong phú, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc
sống. Âm nhạc đem đến cho con người những khoái cảm thẩm mĩ, làm cho người ta thoải
mái, thích thú, tâm hồn và tình cảm được nâng cao, trí tuệ được mở rộng, con người trở
nên tốt đẹp, cao thượng và hướng thiện, khả năng truyền bá của âm nhạc hết sức rộng lớn.
Vì thế âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Trong những năm qua, từ khi đất nước ta bước sang thế kỉ XXI. Sự nghiệp giáo dục
đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến ngày nay việc
đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích thiết thực của nó trong
việc giáo dục học sinh thành những con người toàn diện.
Bởi vậy việc dạy học âm nhạc ở trường THCS nói chung và việc dạy phân môn học
hát nói riêng mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ
thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hóa âm nhạc làm cho các em yêu thích
nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc
-7-
lành mạnh, tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo giàu tình cảm, hoạt bát nhanh nhẹn và
sống vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lí, những phẩm chất tâm lí của
lứa tuổi học sinh, tạo điều kiện để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể
chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò.
Qua đó phát triển bồi dưỡng mầm non nghệ thuật cho tương lai đất nước. Âm nhạc là
một môn học nghệ thuật cho tương lai đất nước, là một môn học còn rất mới mẻ không
giống như những môn học khác, môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo
phương châm học vui- vui học. Vì thế tạo cho các em say mê hứng thú học tập là rất
cần thiết.
Dạy âm nhạc trong trường phổ thông là dùng một phương tiện nghệ thuật để tác động
vào tâm hồn HS, góp phần vào việc giáo dục toàn diện, hài hoà nhân cách. Âm nhạc là
một bộ môn quan trọng để góp phần giáo dục thẩm mĩ. Muốn đạt được điều này thì người
giáo viên phải hướng dẫn, giảng dạy, tổ chức cho các em hoạt động học tập tốt cả ba phân
môn trong chương trình âm nhạc ở trường THCS, đó là: học hát, nhạc lí- tập đọc nhạc và
âm nhạc thường thức.
a. Lý do khách quan
Hiện nay, với xu hướng mở cửa giao thoa các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới.
Đất nước ta đã và đang tiếp thu những cái hiện đại, văn minh của các nước bạn.Trong
đó, âm nhạc phương tây có những ảnh hưởng khá lớn đối với giới trẻ hiện nay. Âm
nhạc phương tây nói riêng, âm nhạc thị trường nói chung đang phát triển mạnh mẽ với
những bài hát có nội dung thiếu lành mạnh, không mang tính giáo dục, thẫm mỹ kém
nhưng lại được hưởng ứng mạnh mẽ.
-8-
Học sinh Trung học cơ sở có tầm cử giọng được mở rộng hơn học sinh tiểu học, âm
thanh sáng, trong trẻo, khả năng nghe nhạc được phát triển tốt vì đã biết phân biệt
được cao độ và trường độ. Thể chất phát triển mạnh đồng thời tính hiếu động, thích
khám phá, học hỏi phát triển theo. Song, còn nhiều hạn chế: nôn nóng, tính tập trung
chưa cao, khả năng quan sát, so sánh, suy nghĩ, phân tích còn kém, là lứa tuổi dễ bị
cám dỗ, có những sở thích nhất thời, đua với mốt này mốt nọ, thích những gì sôi động,
mạnh mẽ và lãng mạn chứ không hề quan tâm một chút gì đến những bản nhạc dân ca
chân chất, ngọt ngào.
b. Lý do chủ quan
Từ thực tế, trong giờ học môn âm nhạc đa số giáo viên rất ngán ngẫm khi dạy
những bài hát dân ca vì học sinh luyến, láy không được và không thích hát thể loại nhạc
này.
Trước thực trạng đó, bản thân tôi cũng như các bạn bè đồng nghiệp có nhiều băn
khoăn, trăn trở làm thế nào để giờ học dân ca thu hút sự chú ý của HS, tránh được sự
nhàm chán cho các em.
Để có được giờ dạy hát dân ca theo mong muốn của mình việc đầu tiên là bản
thân tôi cũng như các đồng nghiệp lựa chọn các phương pháp phù hợp với tiết học, và
phải tính đến khả năng của bản thân, điều kiện của nhà trường, sau đó là việc làm như thế
nào để phối hợp một cách hợp lý, các phương pháp và các trang thiết bị đó cho phù hợp
với từng tiết dạy.
Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “ Một số phương pháp giúp học sinh cảm
nhận được cái hay cái đẹp của dân ca Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích đề tài
-9-
Môn âm nhạc ở trường THCS không nhằm mục đích đào tạo các em thành ca sĩ,
nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chủ yếu thông qua môn học nhằm tác động vào thế giới tinh
thần của các em, giúp các em có sự phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách.
Để nâng cao chất lượng giờ học hát dân ca, giúp HS có những hiểu biết về nghệ
thuật âm nhạc, tác dụng của âm nhạc đối với đời sống xã hội, sự phát triển của âm nhạc,
sự phong phú của các lĩnh vực sáng tác, biểu diễn âm nhạc, các tác giả tác phẩm âm nhạc
nổi tiếng thế giới, trong nước, các lĩnh vực âm nhạc dân gian...
Nhằm mở rộng kiến thức của HS về bộ môn âm nhạc. Bồi dưỡng cho các em về
thị hiếu thẩm mĩ và nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc. Từ đó xác định trách nhiệm công
dân trong việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó có
văn hóa âm nhạc.
3. Lịch sử đề tài
Xuất phát từ thực tế một số học sinh còn xem môn học này là môn phụ, các em
chỉ quan tâm đến môn học mà các em định hướng nghề nghiệp tương lai sau này. Nhận
thấy được vấn đề này nên có rất nhiều giáo viên âm nhạc đã đi sâu nghiên cứu về các
phương pháp đổi mới dạy học âm nhạc theo hướng tích cực, cụ thể như cô Phạm Thị Thu
Hà- Giáo viên trường THCS Cao Bá Quát, huyện Bỉm Sơn, Thanh Hoá; cô Nguyễn Thị
Kim Ngân- Giáo viên trường THCS Hậu Nghĩa, Đức Hoà, Long An.... Tuy nhiên, các
giáo viên này chỉ đi sâu nghiên cứu phương pháp để dạy tốt phân môn âm nhạc thường
thức nhưng chưa quan tâm đến phân môn học hát mà cụ thể là làm sao để giúp các em
cảm nhận được cái hay, cái đẹp của các bài hát dân ca đậm đà bản sắc dân tộc.
4. Phạm vi đề tài
-
Một số phương pháp giúp giáo viên dạy tốt đồng thời học sinh có thể hát chính
xác và thích thú hơn khi học các bài hát dân ca trong chương trình sách giáo khoa
ở trường THCS.
- 10 -
- Giáo viên có thể thực hiện trong các tiết dạy âm nhạc, hoạt động ngoài giờ, hoạt
động ngoại khóa và trong các chương trình văn nghệ do trường và ngành tổ chức.
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
Sau khi đã xây dựng chương trình cũng như trình chuyên môn duyệt nội dung tôi đã tiến hành
cho học sinh tìm hiểu và dạy các bài hát dân ca trong chương trình trên cho học sinh theo quy
trình dạy học hát như sau:
Bước 1: Giới thiệu bài hát: Trong phần giới thiệu bài hát này, một yêu cầu bắt buộc là người dạy
phải giới thiệu và giải thích được cho học sinh về làn điệu và xuất xứ của làn điệu mà các em
đang học. Ví dụ: Ví phường vải là lối hát của hội Phường vải, ví trèo non là lối hát của những
người đi núi lấy củi …. để các em có được những hiểu biết về thể loại và xuất xứ của nó trong lao
động và sinh hoạt văn hóa của người dân xứ Nghệ.
Tiếp theo đó là giới thiệu về bài hát: Giáo viên dùng lời để giới thiệu vài nét ngắn gọn về bài hát,
nội dung, xuất xứ hay là tác giả soạn lời cho làn điệu mà các em đang học…
Cũng có thể giới thiệu bài hát dân ca Nghệ Tĩnh bằng cách phương tiện trực quan như xem tranh
ảnh, xem băng hình diễn tả nội dung của làn điệu dân ca.
Bước 2: Nghe hát mẫu:
Giáo viên có thể thực hiện với các hình thức như sau:
+ Giáo viên trình bày bài hát, làn điệu dân ca: Nếu làm được điều này thì chắc chắn sẽ gây được
ấn tượng mạnh với các em về làn điệu, bài hát mà các em sắp được học.
+ Dùng băng đĩa nhạc sưu tầm được để cho học sinh nghe làn điệu, bài hát
sẽ học.
Bước 4: Tìm hiểu bài hát, giải thích từ khó:
Trước khi học hát giáo viên giới thiệu về cao độ, trường độ trong bài. Những
chổ luyến láy, giải thích các từ khó.
Bước 3: Khởi động giọng:
Trước khi học hát dân ca Nghệ Tĩnh chúng ta nên cho học sinh khởi động giọng bằng cách đọc
thang âm Mi – La – Đô của dân ca Nghệ Tĩnh để các em biết được sơ lược về âm hưởng của bài
dân ca, đôi khi có thể cho các em luyện tập hơi thở với các nguyên âm a,u,ô … vì dân ca Nghệ
Tĩnh đặc biệt là các làn điệu ví rất cần nhiều hơi để hát các câu dài.
Bước 5. Dạy hát:
Với nhiều đối tượng khác nhau có thể hát đúng cao độ, trường độ đã khó, để các em biết
thể hiện tình cảm và các một số chỗ luyến, ngân dài … lại càng khó hơn. Điều này yêu cầu người
dạy cho các em phải là người hát được dân ca Nghệ Tĩnh, có những kỹ năng ca hát nhất định.
Khi tập hát từng câu, người dạy nên hạn chế dùng đàn mà cần phải hát mẫu nhiều hơn để giúp
học sinh hát đúng những chỗ khó, tiếng luyến láy, ngân nghỉ, cũng như thể hiện sắc thái đặc trưng
của bài dân ca.
Để dạy hát dân ca Nghệ Tĩnh cho học sinh chúng ta nên tiến hành theo các bước như sau:
- Phân chia bài hát ra thành từng câu ngắn để các em có đủ hơi và không mệt khi tập. Sau khi hát
mẫu xong kết hợp với phần đệm đàn giáo viên cho các em nhắc lại câu hát. Dạy hát từng câu nối
tiếp nhau sau đó ghép lại từng đoạn và cả bài.
- Ở một số câu hát cần sự luyến, ngân … thì dành nhiều thời gian tập luyện hơn. Sau khi giáo
viên hát mẫu xong, có thể cho một số em hát tốt hát lại, nếu có chỗ chưa đúng thì sửa luôn để cả
lớp cùng nghe và nhận biết.
- Khi dạy hát, để nghe các em hát như thế nào và sửa sai giáo viên không hát cùng với học sinh.
Lúc các em tái hiện lại câu hát thì tôi đệm đàn và lắng nghe để sửa sai và nhắc nhở các em.
- 11 -
- Nếu dạy hát để học sinh hát thuộc và đúng làn điệu, bài hát dân ca thì chưa đủ. Trong quá trình
tập giáo viên cần luôn nhắc nhở các em thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát, làn điệu dân ca.
Bước 6. Luyện tập, củng cố, kiểm tra:
Sau khi đã học bài hát tôi cho các em củng cố, ôn luyện làn điệu, bài hát vừa được học. điều này
không chỉ giúp cho học sinh nhanh thuộc bài, hát chính xác mà còn nâng cao kỹ năng thể hiện
tình cảm, sắc thái của bài. Phần củng cố, luyện tập được lặp đi lặp lại nhiều càng giúp học sinh
cảm thụ, hiểu được cái hay của bài hát, làn điệu dân ca mà các em đang hát.
Nội dung 3: CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC KHÁC
I. Thành lập câu lạc bộ “Hát làn điệu dân ca”:
Trên cơ sở tham mưu của tổ bộ môn Âm nhạc, nơi tôi công tác đã cho thành lập các câu lạc bộ
theo sở trường năng khiếu, trong đó có câu lạc bộ “Hát làn điệu dân ca”.
1. Mục đích:
- Giúp học sinh có thêm những hiểu biết về nguồn gốc, làn điệu, xuất xứ cũng như trong đời sống
hằng ngày của ông cha ngày xưa.
- Rèn luyện kỹ năng hát, biểu diễn và tham gia hoạt động văn nghệ trong nhà trường.
- Từ đó góp phần hình thành tình cảm yêu mến, quý trọng với vốn dân ca của dân tộc và trách
nhiệm gìn giữ, phát huy ở các em.
2. Công tác tổ chức:
+ Tham mưu với nhà trường xây dựng ban chủ nhiệm câu lạc bộ trong đó giáo viên âm nhạc
đóng vai trò chủ chốt.
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động thường kỳ của câu lạc bộ.
+ Xây dựng nội quy của câu lạc bộ.
+ Tuyển chọn các thành viên cho câu lạc bộ: bằng cách các lớp giới thiệu, đề xuất các bạn có
năng khiếu, yêu thích dân ca tham gia với số lượng: từ 30 đến 50 người.
+ Chuẩn bị địa điểm, nhạc cụ, tài liệu … dùng cho các buổi sinh hoạt.
3. Hình thức sinh hoạt:
- Thông qua các buổi sinh hoạt tập hát.
- Nghe kể chuyện về dân ca.
- Tổ chức trò chơi Âm nhạc.
- Xem biểu diễn qua băng đĩa nhạc.
- Các thành viên của Câu lạc bộ sau khi đã biết các làn điệu, bài hát quen thuộc có thể truyền đạt,
tập lại cho các bạn khác hay cho các em trong trường qua các buổi sinh hoạt, tập văn nghệ…
- Luyện tập biểu diễn.
- Tập viết lời mới cho làn điệu: Dựa vào giai điệu của các làn điệu trên, các thành viên trong câu
lạc bộ có thể tìm tòi và viết lời mới với chủ đề về mái trường, quê hương, bè bạn.
4. Thời gian sinh hoạt: Sinh hoạt mỗi tuần một lần vào buổi chiều trong tuần.
II. Mời nghệ nhân, nghệ sỹ nói chuyện, giao lưu về dân ca Nghệ Tĩnh
1. Mục đích:
- Đây là dịp để học sinh được tìm hiểu nhiều hơn, sâu hơn về dân ca Nghệ Tĩnh qua các nghệ
nhân, nghệ sỹ.
- Là một hoạt động ngoại khóa Âm nhạc tạo nên không khí vui vẻ, phấn khới cho học sinh.
2. Hình thức:
- Nghe nghệ sỹ, nghệ nhân nói chuyện về dân ca Nghệ Tĩnh.
- Biểu diễn của nghệ sỹ, nghệ nhân và học sinh.
- Nghệ sỹ, nghệ nhân trả lời câu hỏi và giao lưu cùng với học sinh.
- Tổ chức các câu đố vui, trò chơi Âm nhạc …
3. Để tổ chức thành công buổi giao lưu nói chuyên này cần lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng:
- Thời gian:
- Địa điểm:
- 12 -
- Thành phần:
- Khách mời
- Chuẩn bị về cơ sở vật chất, loa máy, các tiết mục biểu diễn, trang trí … đặc biệt quan trọng nhất
là chuẩn bị về khách mời: Nghệ sỹ hay nghệ nhân về dân ca Nghệ Tĩnh - Người sẽ nói chuyện và
giao lưu cùng học sinh.
4. Tiến trình thực hiện: Có thể thực hiện chương trình giao lưu như sau:
Bước 1: Ổn định tổ chức
Bước 2: Văn nghệ 1 đến 2 tiết mục dân ca Nghệ Tĩnh do học sinh và giáo viên trình bày.
Bước 3: Khai mạc, giới thiệu đại biểu, khách mời.
Bước 4: Giao lưu nói chuyện giữa nghệ nhân, nghệ sỹ và học sinh.
Bước 5: Tổ chức trò chơi, câu đố về dân ca Nghệ Tĩnh.
Bước 6: Biểu diễn nghệ nhân, nghệ sỹ và học sinh.
Bước 7: Kết thúc. Giáo viên có thể dặn dò học sinh về nhà viết bài cảm nghĩ sau khi được nghe
nói chuyện, được xem biểu diễn của nghệ nhân, nghệ sỹ trong buổi giao lưu.
IV. Tổ chức hội thi hát dân ca.
Thực hiện công văn hướng dẫn cũng như chỉ đạo tổ chức hội thi tiếng hát Tuổi hồng cho học
sinh, trường nơi tôi công tác đã tổ chức hội thi tiếng hát Tuổi hồng cho học sinh toàn trường. Mỗi
chi đội dự thi hai tiết mục, một tiết mục bắt buộc phải hát dân ca, một tiết mục tự chon. Hội thi đã
mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Đặc biệt năm học 2009-2010 trường tham gia hội thi Tiếng hát
Tuổi hồng do huyện tổ chức, trường đạt hai tiết mục giải A trong đó một tiết mục dân ca tự biên.
Đạt giải nhất hội thi Tiếng hát Tuổi hồng.
1. Mục đích, ý nghĩa:
- Hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của Bộ giáo dục đào
tạo phát động.
- Tạo không khí vui vẻ, sôi nổi trong nhà trường.
- Giúp học sinh biết được nhiều làn điệu dân ca trong đó có dân ca Nghệ Tĩnh thông qua biểu
diễn và xem biểu diễn trong hội thi.
- Thông qua hội thi có thể phát hiện các mầm non năng khiếu về dân ca để có kế hoạch bồi dưỡng
tập luyện và tham gia biểu diễn Hội thi cấp huyện,cấp Tỉnh.
2. Hình thức tổ chức: Sân khấu hóa
3. Thể loại dân ca: Mỗi lớp chọn 2 tiết mục dân ca của các vùng miền trong cả nước trong đó lớp
8,9 phải có một bài, làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh để dự thi.
4. Chuẩn bị:
- Làm thể lệ hội thi.
- Thành lập ban tổ chức, ban giám khảo.
- Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vất chất như: Sân khấu, âm thanh, nhạc cụ…
5. Đối tượng tham gia: Các lớp cử đại diện là những em có năng khiếu tham gia.
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Hứng thú của học sinh khi tìm hiểu và học hát dân ca Nghệ Tĩnh
Hứng thú của học sinh chiếm vị trí quan trọng trong việc tìm hiểu và học hát của học sinh trung
học. Đây là chỉ số quan trong để đánh giá tính tíchcực nhận thức của các em. Tôi đã tiến hành lấy
ý kiến của các em và thu được kết quả như sau:
Bảng 2: Mức độ hứng thú của học sinh đối với việc tìm hiểu và học hát dân ca Nghệ Tĩnh
Các mức độ hứng thú của học sinh
Khối Tổng số HS
Rất thích
Thích
Thích vừa
Không thích
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
8
171
67
70,5
20
21,0
8
8,5
0
0
- 13 -
9
Tổng
158
328
65
132
76,5
73,3
18
38
21,2
21,1
2
10
2,3
5,6
0
0
0
0
Qua bảng khảo sát trên ta thấy: số học sinh rất thích khi được học và tìm hiểu về dân ca Nghệ
Tĩnh là chiếm phần đa với tỉ lệ 73,3%, mức độ thích là: 21,1%, số thích vừa chiếm: 5,6%, đặc
biệt là số em không thích chiếm tỉ lệ 0%. Điều đó cho thấy các em đã thực sự hứng thú khi được
tìm hiểu và học hát dân ca Nghệ Tĩnh. Tôi cũng đã tiến hành trao đổi và phỏng vấn các em học
sinh, các em thích hoặc rất thích vì:
- Được tìm hiểu và biết thêm nhiều điều bổ ích về đời sống lao động và tinh thần của người dân
xứ Nghệ.
- Được nghe những làn điệu dân ca khi thì thiết tha, sâu lắng, khi thì vui vẻ, sôi nổi nhưng không
kém phần hóm hỉnh và giàu chất trí tuệ của người dân xứ Nghệ.
- Các em được học hát và có thể tập hát lại cho nhiều người trong đó có các em nhỏ ở lớp dưới …
- Sau khi học hát, các em đã tự tin tham gia các hoạt động văn nghệ của nhà trường, được đại
diện cho lớp mình tham gia hội thi Tiếng hát dân ca toàn trường…
2. Kết quả học sinh biết hát các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh(Về mặt số lượng làn điệu)
Sau khi đã áp dụng các giải pháp trên, tôi đã thu lại được kết quả như sau:
Bảng 3: Mức độ biết hát các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh
Kết quả
Tổng
Khối số HS Biết hát trên 2 làn Biết hát 2 làn điệu Biết hát 1 làn điệu Hát nhầm hoặc
học
điệu DCNT
DCNT
DCNT
không biết bài nào
SL
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
K8
171
65
68,4
25
26,3
3
3,2
2
2,1
K9
158
61
71,8
19
22,3
4
4,7
1
1,2
Tổng
328
126
70
44
24,4
7
3,9
3
1,7
Bảng khảo sát trên đây cho chúng ta thấy được tỉ lệ các em có những hiểu biết và hát được nhiều
làn điệu, bài hát dân ca Nghệ Tĩnh đã chiếm phần lớn: chiếm tỉ lệ 70%, số em biết hát 2 làn điệu
dân ca Nghệ Tĩnh trở lên chiếm 24,4%, trong khi đó số em biết hát 1 làn điệu giảm xuống còn
3,9%, số em hát nhầm hoặc không biết hát bài nào là 1,7%. Điều đó cho thấy rằng các em học
sinh khối 4, 5 sau khi được học hát cũng tìm hiểu qua việc tham gia các hoạt động khác về dân ca
Nghệ Tĩnh của nhà trường đã có những hiệu quả tốt đẹp.
3. Những kết quả khác:
Dân ca Nghệ Tĩnh đã đến gần hơn với các em, nhiều em đã biết sưu tầm, ghi chép cẩn thận
những làn điệu được học vào sổ tay, đã biết đặt lời mới cho một số làn điệu quen
thuộc...
Trong các chương trình biểu diễn văn nghệ của nhà trường trong thời gian gần đây nhằm chào
mừng các ngày lễ lớn, đón tiếp các vị khách quý, đại biểu về thăm và làm việc tại trường thì
không thể thiếu dân ca Nghệ Tĩnh với các tiết mục như: “Hát nói mục đồng”, Xẩm thương:
“Thập ân phụ mẫu”, Giận thương: “Hà Tĩnh yêu thương” .... do các thầy cô và các em trong câu
lạc bộ “Em yêu làn điệu dân ca” của nhà trường trình bày luôn được sự đón nhận nhiệt tình của
giáo viên, phụ huynh và học sinh toàn trường.
1. Thực trạng đề tài
- 14 -
- Trong thời gian vừa qua, tôi được phân công về công tác tại trường TH& THCS
Thạnh An do cơ sở vật chất còn hạn chế nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc
dạy. Học sinh ở đây đa số là con em nhà làm nông nghiệp, cho nên phụ huynh
cũng không có điều kiện đầu tư cho con em mình học tập các môn học được tốt
so với các trường THCS khác thuộc địa bàn huyện Thạnh Hóa. Vì vậy việc tiếp
nhận tri thức Âm nhạc ở các em còn rất hạn chế.
- Qua thực tế cho thấy chất lượng giáo dục ở đây khá cao nhưng cũng chưa đồng
bộ về chất lượng học sinh trong các môn học, đặc biệt là môn âm nhạc. Trong tư
tưởng các em có quan niệm rằng " môn học âm nhạc là môn học phụ" nên các
em chưa chú trọng quan tâm đến môn học. Một phần nữa là cơ sở vật chất của
nhà trường đang còn thiếu thốn nên có ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học
của giáo viên và học sinh.
- Hiện nay, tình trạng băng đĩa nhạc được in lậu và bày bán khắp nơi với những
bài hát thiếu tính giáo dục và thẫm mỹ kém nhưng lại được học sinh thích thú và
hưởng ứng mạnh mẽ.
- Các yếu tố trên có ảnh hưởng đến chất lượng học tập môn âm nhạc. Điều này
đòi hỏi bản thân tôi luôn luôn phải tự học tập nâng cao tri thức, thường xuyên áp
dụng phương pháp mới vào tiết dạy để mỗi giờ lên lớp học sinh thấy hứng thú
với những tiết học âm nhạc và giáo viên kịp thời uốn nắn, rèn luyện kĩ năng cho
học sinh.
- Âm nhạc quê hương nói chung, dân ca nói riêng như dòng suối trữ tình có tác
dụng giáo dục tình cảm, đạo đức làm người và góp phần hình thành nên nhân
cách của con người, nó bồi bổ cho tâm hồn dân tộc. Do vậy, chúng ta phải có
- 15 -
trách nhiệm giữ gìn không để lai căn nhưng đồng thời phải biết tiếp thu có chọn
lọc những cái hay, cái đẹp, cái hiện đại của các nước bạn .
2. Nội dung cần giải quyết
- Giúp học sinh THCS hứng thú và yêu thích các bài hát dân ca.Từ đó cảm nhận được
cái hay, cái đẹp trong từng nội dung bài hát.
- Giúp học sinh THCS rèn luyện khả năng cảm thụ âm nhạc, biết chọn lọc những
dòng nhạc phù hợp với lứa tuổi. Tiếp thu nền âm nhạc hiện đại của thế giới đồng
thời giữ gìn và phát triển nền âm nhạc dân tộc.
3. Biện pháp giải quyết
Các phương pháp
a. Phương pháp kể chuyện
Trong các giờ học âm nhạc, ngoài những thông tin đã có trong sách giáo khoa,
nếu giáo viên có những câu chuyện về tác giả, tác phẩm hay các tư liệu về sinh hoạt âm
nhạc, tính chất dân ca của từng vùng miền thì sẽ thu hút được sự tập trung chú ý của học
sinh vào bài học, giúp các em dễ nhớ hơn nội dung bài học và góp phần tích cực trong
việc giáo dục đạo đức, tình cảm cho các em thông qua bộ môn.
Kể chuyện âm nhạc nhằm bổ sung cho học sinh sự hiểu biết và cảm xúc âm
nhạc, giúp các em nhận thức được vai trò của âm nhạc trong cuộc sống. Kể chuyện còn
phát triển tư duy, trí tưởng tượng, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức cho học sinh, dạy các em
cách chăm chú lắng nghe mà không ngắt lời người khác.
Giáo viên có thể tiến hành kể chuyện theo các bước sau:
Bước 1: Giới thiệu về câu chuyện
Giáo viên giới thiệu tên, xuất xứ hoặc khái quát về câu chuyện, có thể đưa ra
các bức tranh trước khi bắt đầu câu chuyện, nhằm kích thích trí tưởng tượng của
học sinh.
- 16 -
Bước 2: Giáo viên kể chuyện
Đây là bước quan trọng nhất khi dạy nội dung này, những điều giáo viên
cần lưu ý là:
- Nắm vững nội dung câu chuyện.
- Ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu, có cảm xúc.
- Biết thêm bớt tình tiết để câu chuyện trở nên sinh động, tự nhiên và hấp dẫn
hơn.
- Biết sử dụng ánh mắt và cử chỉ để diễn đạt câu chuyện.
Nếu không có tranh, giáo viên cũng có thể đặt một vài câu hỏi trước khi kể
chuyện
Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân
Giáo viên rút ra bài học hoặc đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh tự rút ra bài học cho bản
thân.
Ví dụ: Khi dạy về bài hát "Hò ba lí"- Dân ca Quảng Nam. Trước khi dạy học sinh
hát bài hát này giáo viên có thể kể cho học sinh nghe câu chuyện về nguồn gốc hình
thành bài hát từ một câu ca dao:
" Trèo lên trên rẫy khoai lang
Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai"
Từ câu ca dao trên ông cha ta đã sáng tác ra một khúc dân ca mang đậm đà bản sắc
dân tộc, thường được hát trong khi lao động, để thúc đẩy nhịp độ lao động, để động
viên cổ vũ, để giải trí trong khi làm việc mệt nhọc và được ông cha ta truyền miệng từ
đời này sang đời khác. Qua đó giáo dục cho các em phải biết yêu quý lao động, tinh
thần lạc quan yêu đời, trân trọng giữ gìn những thành quả mà ông cha ta đã để lại và
tiếp tục lưu truyền cho thế hệ sau.
b. Phương pháp sử dụng tranh ảnh:
- 17 -
Mỗi bài hát trong sách giáo khoa các em đều có tranh ảnh minh họa nhưng chất
lượng của nó chưa cao, chủ yếu là hình trắng đen. Việc phóng to những bức tranh đó và
tạo màu sắc cho các bức tranh sẽ giúp cho các em quan sát rõ hơn, hấp dẫn hơn hoặc giáo
viên có thể tìm những tranh ảnh đẹp, sinh động hơn phù hợp với bài dạy. Điều này sẽ góp
phần làm cho giờ học sinh động và hiệu quả hơn . Ngoài ra, giáo viên có thể sưu tầm các
tranh ảnh từ các tư liệu khác để giới thiệu cho học sinh.
Ví dụ:
c. Phương pháp nghe nhạc
Trong phân môn học hát thì nghe nhạc là một phần không thể thiếu được. Tùy
từng tiết học, tùy vào điều kiện trang thiết bị ở trường mà cho học sinh nghe nhạc bằng
nhiều hình thức khác nhau:
- Học sinh hát
- Giáo viên hát
- Sử dụng đàn Organ
- Nghe băng đĩa
Học sinh hát
Trong các bài hát dân ca và ca khúc mang âm hưởng dân ca trong chương trình
có rất nhiều ca khúc Vì vậy, giáo viên cần tạo điều kiện, khuyến khích các em trình bày
các ca khúc này, điều này làm các em thực sự hứng thú. Thực tế giảng dạy có một số học
sinh rất thích hát, mặt khác các học sinh trong lớp cũng mong muốn được nghe bạn mình
hát. Giáo viên nên khơi gợi khả năng, năng khiếu của các em từ các bài hát thiếu nhi. Một
số học sinh còn nhút nhát, khi được nghe bạn mình hát thì các em bị lôi cuốn vào không
khí học tập và cũng mạnh dạn xung phong lên hát. Như vậy, hình thức nghe nhạc này đã
lôi cuốn được sự chú ý của các em trong học tập và có hiệu quả cao. Ngoài ra, qua việc
- 18 -
trình bày các ca khúc của các nhạc sĩ, các em sẽ nhớ hơn tên tác giả của các ca khúc đó,
hiểu rõ hơn cái hay cái đẹp của từng tác phẩm mà các em thể hiện. Có thể cho các em hát
theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca hoặc cả lớp cùng hát tùy theo tính chất của từng
bài.
Giáo viên hát
Qua quá trình giảng dạy học sinh ở trường THCS tôi nhận thấy các em rất thích
được nghe thầy cô mình hát mặc dù có thể giáo viên hát không hay bằng các ca khúc
trong băng đĩa nhưng sẽ tạo cho các em sự hứng thú trong học tập, thực tế trong tiết dạy
khi đến phần giới thiệu bài hát, tôi đã hát cho các em nghe một vài bài hát, mặc dù tôi hát
không hay như các ca khúc trong băng đĩa nhưng các em rất tập trung lắng nghe và sau
mỗi lần hát xong các em đều vỗ tay. Như vậy tôi thấy tiết học rất sinh động, đã lôi cuốn
được sự chú ý của các em. Tuy nhiên cũng tùy vào sức khỏe của giáo viên, nếu lúc nào
sức khỏe không được tốt thì ta có thể sử dụng hình thức nghe nhạc khác.
Sử dụng đàn Organ
Với những bài giới thiệu nhạc cụ, để cho học sinh nghe và phân biệt âm sắc của
các nhạc cụ giáo viên có thể sử dụng tiếng đàn được cài sẵn trong đàn organ để giới thiệu
cho các em. Ngoài ra giáo viên có thể đánh đàn cho các em nghe bài độc tấu sử dụng
bằng tiếng loại nhạc cụ mà các em vừa được giới thiệu. Qua đó cho học sinh phân biệt và
đưa ra những nhận xét về màu sắc âm thanh của từng loại nhạc cụ.
Nghe băng đĩa
Việc cho học sinh nghe nhạc qua băng đĩa trong giờ học âm nhạc thường thức là
rất quan trọng bởi chất lượng âm thanh, phối khí của các tác phẩm trong băng đĩa khá tốt
tạo điều kiện kích thích phát triển khả năng cảm thụ cho các em học sinh. Một khó khăn
thực tế là các tác phẩm âm nhạc mà giáo viên cần tìm nằm rải rác ở các băng đĩa khác
nhau, để tránh thực hiện nhiều thao tác khi dạy giáo viên nên sưu tầm, tập hợp các bài hát
vào một đĩa để giới thiệu cho học sinh dễ dàng hơn.
- 19 -
d. Phương pháp vấn đáp
- Từ những kiến thức có trong sách giáo khoa, giáo viên đặt những câu hỏi mang
tính suy luận, sáng tạo, hiểu biết sẽ thu hút được sự chú ý của các em.
Ví dụ: Ở phần giới thiệu nhạc cụ dân tộc (Tiết 15 lớp 6) khi giáo viên giới thiệu
đàn nhị thì nên đặt câu hỏi vui vì sao người ta còn gọi đàn nhị là đàn cò?
Ví dụ: Khi giới thiệu tác giả, tác phẩm thì giáo viên nên hỏi thêm về những tác
phẩm của nhạc sĩ ngoài những bài có trong sách giáo khoa…
Phối hợp các phương pháp trong tiết dạy
Sự phối hợp các phương pháp trong tiết học là rất quan trọng. Chúng ta phải lựa chọn
phương pháp phù hợp cho từng tiết học cụ thể, sử dụng phối hợp các phương pháp đó như
thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Có thể chia phân môn âm nhạc thường thức thành 3
dạng bài như sau:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu một số nhạc cụ.
- Giới thiệu một số thể loại âm nhạc.
Đối với bài giới thiệu về tác giả, tác phẩm
Trước hết chúng ta phải giới thiệu chân dung nhạc sĩ, ngoài việc giới thiệu
nhạc sĩ, tác phẩm âm nhạc qua sách giáo khoa, đặt các câu hỏi có liên quan đến tác giả,
giáo viên kể cho học sinh nghe những câu chuyện về tác giả, sự ra đời của các tác phẩm.
Tiếp đến, giáo viên cho các em trình bày các ca khúc của các nhạc sĩ mà các em thuộc.
Giáo viên hát trích đoạn một vài ca khúc tiêu biểu cho các em nghe và cuối cùng là cho
học sinh nghe qua băng đĩa.
Đối với bài giới thiệu các nhạc cụ:
- 20 -
Đối với dạng bài này giáo viên nên sử dụng tranh ảnh của các loại nhạc cụ
khác nhau, ngoài những thông tin trong sách giáo khoa, giáo viên tìm thêm những tư liệu
về nguồn gốc của các loại đàn và kể cho các em nghe.
Ở các tiết học này giáo viên nên sử dụng đàn Organ để các em phân biệt màu sắc
âm thanh của từng loại đàn. Các em rất thích khi được nghe giáo viên độc tấu một tác
phẩm âm nhạc có các âm thanh của các loại nhạc cụ vừa giới thiệu. Bên cạnh đó, giáo
viên cho học sinh nghe các bản nhạc không lời để các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp
về âm thanh của các loại nhạc cụ trong những bản nhạc đó.
Đối với bài giới thiệu thể loại âm nhạc
Hướng dẫn cho các em tìm hiểu về tính chất, nhịp điệu, âm điệu cũng như hình
thức biểu diễn các tác phẩm của từng thể loại âm nhạc. Giáo viên nên hỏi thêm những tác
phẩm khác không có trong sách thuộc từng thể loại và động viên các em trình bày các tác
phẩm đó. Giáo viên có thể trình bày thêm một số tác phẩm của từng thể loại, sau đó cho
học sinh nghe các tác phẩm âm nhạc tiêu biểu qua băng đĩa và nhận xét các tác phẩm đó
thuộc thể loại nào.
4. Kết quả chuyển biến của đối tượng:
Với việc áp dụng các biện pháp nói trên, trong năm qua tôi thấy đa số học sinh
đều rất ham thích học phân môn âm nhạc thường thức, các lớp qua kiểm tra đạt kết quả
cao.
Cụ thể như sau:
Kết quả năm học vừa qua ( chưa áp dụng các biện pháp trên):
Khối
Giỏi
Khá
Tb
6
33,5%
51,5%
15 %
7
44,6%
41,4%
14%
8
38%
50,5%
11,5%
- 21 -
9
33,5%
50%
16, 5%
Học kì I năm học 2011-2012
Giỏi
Khối
SL
Khá
%
SL
Tb
% SL
Yếu
%
SL
Kém
%
SL
%
6 13
35%
22
59,6% 2
5,4% 00
00
00
00
7 13
44,8% 14
48,3% 2
6,9% 00
00
00
00
8 10
38,5% 21
58,5% 1
3,2% 00
00
00
00
9 9
35%
58%
7%
00
00
00
15
2
00
Khi so sánh hai kết quả trên ta thấy, dạy học phân môn âm nhạc thường thức có
áp dụng các phương pháp nêu trên thì kết quả học tập của học sinh có tiến bộ hơn nhiều
so với khi chưa thực hiện. Cụ thể là số lượng học sinh khá, giỏi tăng lên một cách rõ rệt,
học sinh trung bình giảm hẳn so với trước đó.
II.
KẾT LUẬN
Phần II- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Theo sách giáo khoa hiện hành, học sinh Tiểu học được học 55 bài hát, trong đó có 11 bài dân ca, đó
là:
- Quê hương tươi đẹp (dân ca Nùng)
- Lí cây xanh (dân ca Nam Bộ)
- Xoè hoa (dân ca Thái)
- Bắc kim thang (dân ca Nam Bộ)
- Gà gáy (dân ca Cống)
- Ngày mùa vui (dân ca Thái)
- Bạn ơi lắng nghe (dân ca Ba na)
- Cò lả (dân ca đồng bằng Bắc Bộ)
- Chim sáo (dân ca Khmer)
- Màu xanh quê hương (dân ca Khmer)
- Hát mừng (dân ca Hrê)
Ngày mới vào nghề, tôi thấy có nhiều khó khăn khi dạy bài hát dân ca cho học sinh, khó dạy
hay được. Ví dụ: học sinh thường hát rất buồn, không biết hát những tiếng có luyến, hát sai giai điệu
cả về cao độ và trường độ, các em chưa yêu thích bài dân ca… Trong quá trình dạy học, tôi đã suy
nghĩ để tìm biện pháp khắc phục những hạn chế nào. Đến nay, việc dạy những bài này đã trở nên dễ
- 22 -
dàng hơn, đó là nhờ việc áp dụng dạy bài hát dân ca với quy trình gồm 7 bước, kèm theo một số kĩ
thuật cụ thể trong từng bước.
Bước 1: Giới thiệu bài hát
Bước 2: Nghe hát mẫu
Bước 3: Đọc lời ca
Bước 4: Khởi động giọng
Bước 5: Tập hát từng câu
Bước 6: Hát cả bài
Bước 7: Củng cố, kiểm tra
Tuy quy trình dạy học giống với việc dạy hát các bài hát thiếu nhi và nước ngoài, nhưng kĩ
thuật dạy hát những bài hát dân ca có nhiều khác biệt. Sự khác biệt này mới tạo nên những phong
cách, màu sắc khác nhau của mỗi bài hát.
Về áp dụng những kĩ thuật mới trong dạy hát dân ca, ở bước giới thiệu bài hát, tôi thường
dùng bản đồ, tranh ảnh để giới thiệu vị trí địa lí và đời sống của đồng bào các dân tộc. Bước này rất
hấp dẫn học sinh và mang lại cho các em nhiều kiến thức bổ ích.
Trong bước nghe hát mẫu, tôi thường sưu tầm băng đĩa hình để cho học sinh xem bài hát trên băng
đĩa hình, để các em biết về trang phục và động tác múa hát đặc trưng của từng vùng miền. Vì vậy, khi
dạy các em trình bày bài hát kết hợp vận động, các em đã thể hiện được những động tác múa hát đặc
trưng của mỗi dân tộc thêm tự nhiên và hiệu quả hơn.
Trong bước đọc lời ca, tôi thường giải thích những từ khó trong bài hát, ví dụ từ Xoè hoa trong bài
cùng tên có nghĩa là múa hoa. Bài Gà gáy, từ té le là một cách cảm nhận của đồng bào Cống về tiếng
gáy te te của chú gà trống choai. Bài Bắc kim thang, từ kèo là thanh gỗ hoặc tre nằm trên cột nhà, làm
khung đỡ trần nhà; té nghĩa là ngã; làm chi nghĩa là làm gì; le le nghĩa là con vịt trời; bìm bịp là một
loài chim. Bài Cò lả, từ phủ là chỉ đơn vị hành chính ngày xưa, tương đương như quận huyện ngày
nay. Việc hiểu ý nghĩa những từ đó giúp học sinh thấy gần gũi với bài hát hơn.
Trong bước khởi động giọng, trước đây tôi thường sử dụng gam trưởng hoặc gam thứ của âm nhạc
phương Tây cho học sinh khởi động giọng, ví dụ:
Tuy nhiên, mỗi bài dân ca của Việt Nam có màu sắc riêng, và thường viết bằng thang âm ngũ cung,
như Pha Son La Đô Rê (Quê hương tươi đẹp), Đô Rê Mi Son La (Lí cây xanh)…, vì thế việc sử dụng
gam trưởng, thứ của phương Tây là không phù hợp. Tôi thường sử dụng chính thang âm của từng bài
làm mẫu âm khởi động. Thậm chí có bài tôi đã dùng giai điệu của bài hát làm mẫu để học sinh khởi
động giọng, ví dụ bài Chim sáo tôi đã sử dụng câu hát cuối là mẫu âm:
Việc sử dụng mẫu âm này vừa giúp học sinh bước đầu được nghe âm hưởng của bài hát, ngoài ra còn
giúp các em được tiếp xúc với giai điệu để học bài hát dễ dàng hơn.
Khi dạy bài hát dân ca, việc chia các câu hát trong bài dân ca phải hết sức linh hoạt, có thể có câu hát
dài, có câu hát ngắn vì bài dân ca thường được xây dựng từ thơ lục bát, lời ca đệm thêm bằng những
hư từ nên cấu trúc không cân đối. Ví dụ bài Xoè hoa được chia thành 4 câu hát với độ dài ngắn không
đều nhau:
Bùng bong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang.
Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng.
Nghe tiếng khèn tiếng sáo vang lừng.
Tay nắm tay ta cùng xoè hoa.
Hoặc bài Cò lả cũng được chia thành 4 câu hát dài ngắn khác nhau.
Con cò cò bay lả lả bay la,
Bay từ từ cửa phủ, bay ra ra cánh đồng.
Tình tính tang tang tính tình ơi bạn rằng ơi bạn ơi,
Rằng có biết biết hay chăng, rằng có nhớ nhớ hay chăng.
- 23 -
Tập hát từng câu là bước trọng tâm của việc dạy hát. Khi dạy các bài dân ca, tôi thường tăng cường
hát mẫu để hướng dẫn học sinh hát đúng những tiếng có dấu luyến cũng như thể hiện được sắc thái
của bài. Cũng vì có câu hát dài ngắn không đều, nên khi dạy từng câu, có những câu phải dạy khá kĩ
các em mới hát đúng giai điệu, cũng như những tiếng hát luyến. Ví dụ bài Cò lả, câu hát Rằng có biết
biết hay chăng, rằng có nhớ nhớ hay chăng là câu hát dài và có nhiều tiếng hát luyến nên tôi thường
cho học sinh tập hát nhiều lần hơn, kĩ hơn so với 3 câu khác. Ngoài ra, tôi cũng hướng dẫn các em
cách lấy hơi 2 lần, ở đầu câu và giữa câu hát.
Trong quá trình áp dụng một số kĩ thuật mới trong dạy hát dân ca cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 ở
trường Tiểu học Đồng Nhân, tôi đã điều tra và lưu lại những kết quả thử nghiệm, nhằm so sánh về
mức độ học sinh đạt được các yêu cầu về hát dân ca. Cụ thể là:
Kết quả ở những lớpKết quả ở những lớp có
Các mức độ yêu cầu
không áp dụng kĩ thuật áp dụng kĩ thuật
Hát đúng giai điệu, lời ca
khoảng 75%
khoảng 90%
Biết hát kết hợp với gõ đệm theo 3 cách (nhịp,
khoảng 80%
khoảng 95%
phách, tiết tấu lời ca)
Biết hát kết hợp với vận động theo nhạc
khoảng 75%
khoảng 90%
Thuộc tên các bài dân ca đã học
khoảng 60%
khoảng 85%
Yêu thích các bài dân ca
khoảng 65%
khoảng 90%
Phần III- Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
- Sáng kiến kinh nghiệm này được xây dựng không chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân, mà còn căn cứ
vào cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn việc dạy học Âm nhạc ở Tiểu học cũng như tham khảo một số tài
liệu về dạy hát dân ca cho học sinh phổ thông.
- Sáng kiến kinh nghiệm đã trình bày về phương pháp và một số kĩ thuật dạy hát dân ca cho học sinh
Tiểu học nhằm gây hứng thú cho học sinh, giúp các em hát đúng giai điệu, lời ca và thêm yêu thích
các bài dân ca Việt Nam.
- Sáng kiến kinh nghiệm đã được trao đổi giữa giáo viên dạy Âm nhạc tại một số trường Tiểu học ở
quận Hai Bà Trưng. Kết quả cho thấy, đó là những vấn đề có tính khả thi và phù hợp với điều kiện
dạy học hiện nay. Giáo viên có thể dễ dàng thực hiện, học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng, hầu hết các
em hoàn thành mục tiêu tiết học.
2. Kiến nghị
Để sáng kiến kinh nghiệm trên phát huy được hiệu quả cao hơn trong hoạt động dạy hát dân ca cho
học sinh Tiểu học, chúng tôi đề nghị Ban giám hiệu trường Tiểu học Đồng Nhân tiếp tục trang bị
những phương tiện dạy học cần thiết như: tranh ảnh, băng đĩa hình về múa hát dân ca các dân tộc.
Việc dạy hát dân ca có thể đạt hiệu quả cao hơn nếu được thực hiện trên giáo án điện tử, điều này
giúp học sinh được học bằng đa giác quan: nghe, nhìn, cảm nhận, vận động…
Dạy hát dân ca là góp phần gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hoá của dân tộc. Nhận thức được
vấn đề này, tôi đã suy nghĩ và có nhiều tìm tòi trong việc dạy hát dân ca cho học sinh. Trên đây là một
số kinh nghiệm tôi thu được trong quá trình dạy học, chúng hoàn toàn có tính khả thi, phù hợp với
điều kiện dạy học thực tế. Tôi đã chia sẻ những kinh nghiệm dạy học của mình với đồng nghiệp, họ
cũng áp dụng và thu được những kết quả tốt hơn trong dạy học. Nhờ thực hiện những kinh nghiệm
này, học sinh của chúng tôi đã biết trình bày những bài dân ca được hay hơn và các em cũng ngày
càng yêu thích các bài hát dân ca Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4, 5. Nhà xuất bản Giáo dục.
- Sách Giáo viên Âm nhạc lớp 1, 2, 3, 4, 5. Nhà xuất bản Giáo dục.
- Phương pháp dạy học các môn học ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.
- 24 -
- Phương pháp dạy học Âm nhạc, Hoàng Long, Nhà xuất bản Giáo dục.
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Âm nhạc ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục.
Và một số tài liệu khác.
III.
Kết luận
Trên đây là cá nhân tôi đã tham mưu cho Ban giám hiệu, chuyên môn nhà trường để tổ
chức triển khai nội dung lồng ghép đưa dân ca Nghệ Tĩnh vào trườngổtung học cơ sở đặc biệt là
giảng dạy trong chương trình Âm nhạc địa phương hay hoạt động ngoại khóa âm nhạc trong
chương trình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Từ thực tế triển khai các nội dung và hình thức trên, tôi rút ra những kết luận sau:
Dân ca Nghệ Tĩnh vốn phong phú và đa dạng, để tìm hiểu và học hết các làn điệu cần nhiều thời
gian. Trong phạm vi hạn hẹp cho phép, tôi đã sưu tầm một số nội dung về dân ca xứ Nghệ phù
hợp với nhận thức cũng như lứa tuổi của các em học sinh trung học để góp phần đưa dân ca Nghệ
Tĩnh vào trường trung học.
Dạy hát dân ca đã khó, việc dạy hát dân ca Nghệ Tĩnh lại càng không phải dễ dàng, đặc biệt là
đối tượng học hát ở đây lại là các em học sinh trung học. Chính vì vậy, người dạy hát cần phải có
những kỹ năng nhất định về hát dân ca Nghệ Tĩnh, biết cách làm cho giờ học hát dân ca luôn gần
gũi, vui vẻ, tạo cho các em có cảm giác như đang sống trong không khí lao động, sinh hoạt của
người dân lao động xứ Nghệ.
Giáo viên âm nhạc cần tìm tòi, sáng tạo và lồng ghép cùng với các hoạt động khác để tạo cho học
sinh niềm vui, hứng thú và tự hào khi được tìm hiểu và học hát dân ca của quê hương mình.
Việc dạy hát các bài, các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh cho các em học sinh không chỉ dừng lại ở
chỗ các em hát thuộc, biết tên bài, hát đúng cao độ ..... của bài mà còn phải làm cho các em hiểu
được nguồn gốc xuất xứ cũng như những nét đẹp tâm hồn, cốt cách của con người xứ Nghệ trong
những làn điệu, bài hát mà các em được học.
Kiến nghị
Để triển khai thực hiện lồng ghép đưa dân ca Nghệ Tĩnh vào trường trung học có hiệu quả góp
phần vào hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường như đã trình bày trong phần đặt vấn đề tôi
xin được đề xuất một số ý kiến sau:
Đưa dân ca Nghệ Tĩnh vào trường Tiểu học là một nội dung không hề đơn giản. Cần có sự hướng
dẫn, chỉ đạo đồng bộ từ Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục cho đến các nhà trường và đội
ngũ giảng dạy bộ môn Âm nhạc.
Cần tìm nội dung các bài hát, làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh cơ bản, gần gũi, phù hợp với nhận thức
cũng như khả năng của các em để tập hợp thành một tập tài liệu hỗ trợ cho việc đưa dân ca Nghệ
Tĩnh vào trường học.
Cần tổ chức các đợt chuyên đề, tập huấn cho đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc về
dân ca Nghệ Tĩnh để họ có thể truyền lại cho các em học sinh trong quá trình dạy học và tổ chức
các hoạt động Âm nhạc ngoại khóa trong nhà trường.
Không chỉ là dạy hát, học hát, chúng ta cần đa dạng hóa các hoạt động để các em được tìm hiểu
nhiều hơn về dân ca Nghệ Tĩnh như: tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, phát thanh măng non, mời
nghệ nhân về nói chuyện, tổ chức hội thi Tiếng hát dân ca trong đó khuyến khích các tiết mục dân
ca Nghệ Tĩnh .... với mục đích đưa dân ca Nghệ Tĩnh đến gần hơn với các em.
Có thể tổ chức cuộc vận động sưu tầm các làn điệu, bài hát trong kho tàng ca dao dân ca xứ Nghệ
hay cuộc thi viết lời mới cho các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh trong học sinh để các em thêm hiểu
biết và yêu mến dân ca của quê hương mình.
Cuối cùng, để đưa dân ca Nghệ Tĩnh vào nhà trường nói chung và trường trung học nói riêng thì
cần có sự vào cuộc và sự nỗ lực thực sự của các cấp ngành, các nhà trường và toàn xã hội. Để các
- 25 -