Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.8 KB, 108 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN MỸ HẠNH

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN MỸ HẠNH

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI THỊ MINH HẰNG



THÁI NGUYÊN - 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Phát
triển dịch vụ Tín dụng chứng từ tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên” là trung thực, là kết quả nghiên cứu
của riêng tôi.
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn do Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên cung cấp, và ngoài ra là các số liệu
do cá nhân tôi thu thập khảo sát từ đồng nghiệp và khách hàng của công ty, các kết
quả nghiên cứu co liên quan đến đê tài đa được công bố... Các trích dẫn trong luận
văn đêu đa được chi ro nguồn gốc.
Ngày 15 tháng 05 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Mỹ Hạnh


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đê tài: “Phát triển dịch vụ Tín dụng chứng từ tại
ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thái
Nguyên”, tôi đa nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiêu cá nhân và
tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể
đa tạo điêu kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Quản lý Đào
tạo Sau Đại học, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh

doanh - Đại học Thái Nguyên đa tạo điêu kiện giúp đỡ tôi vê mọi mặt trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới TS. Bùi Thị Minh
Hằng đa chi bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực
hiện và hoàn thành luận văn.
Trong quá trình thực hiện đê tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các
đồng chí tại địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lanh đạoNgân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên, cùng các
anh/chị đồng nghiệp và quý khách hàng.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đa giúp tôi thực
hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đo.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 05 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Mỹ Hạnh


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................vi
DANH

MỤC

BẢNG


.................................................................................................vii DANH MỤC BIỂU
ĐỒ

..........................................................................................

viii

MỞ

ĐẦU

.................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đê tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2
4. Những đong gop của đê tài ..................................................................................... 3
5. Bố cục của luận văn ................................................................................................ 3
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤTÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm, chức năng và đặc điểm của ngân hàng thương mại .......................
4
1.1.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ .......................................................
8
1.1.3. Ưu, nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ .....................................
16
1.1.4. Nội dung phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ ...............................................
17
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ ....................

21
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 28
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ của một số ngân hàng
nước ngoài tại Việt Nam ........................................................................................... 28
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ của một số ngân hàng
trong nước ................................................................................................................. 30
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên ........
32


4

Chương 2 :PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 34
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 34


5

2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 34
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 34
2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin ....................................................... 35
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .................................................................... 35
2.3. Hệ thống chi tiêu nghiên cứu ............................................................................. 36
2.3.1. Nhom chi tiêu định lượng phản ánh sự phát triển dịch vụ tín dụng chứng
từ theo chiêu rộng...................................................................................................... 36
2.3.2. Các chi tiêu đo lường chất lượng dịch vụ tín dụng chứng từ.......................... 37
Chương 3 :THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN......... 38
3.1. Tổng quan vê BIDV Thái Nguyên ..................................................................... 38
3.1.1. Giới thiệu vê BIDV Thái Nguyên ................................................................... 38

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ....................................................................... 39
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Thái Nguyên trong giai đoạn
2014 - 2016 ............................................................................................................... 41
3.2. Thực trạng dịch vụ tín dụng chứng từ ................................................................ 43
3.2.1. Sự phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ theo chiêu rộng ................................ 43
3.2.2. Sự phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ theo chiêu sâu .................................. 47
3.2.3. Kiểm soát rủi ro dịch vụ tín dụng chứng từ .................................................... 53
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng chứng từ .................................. 54
3.3.1. Nhom nhân tố liên quan đến khách hàng ........................................................ 54
3.3.2. Nhom nhân tố từ phía ngân hàng .................................................................... 56
3.3.3. Nhom nhân tố liên quan đến môi trường ........................................................ 64
3.4. Các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong dịch vụ tín
dụng chứng từ tại BIDV Thái Nguyên...................................................................... 67
3.4.1. Những kết quả đạt được .................................................................................. 67
3.4.2. Những hạn chế ................................................................................................ 68
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................................... 68
Chương 4 :GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ TẠI NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN ......................... 72


6

4.1. Phương hướng kinh doanh và định hướng phát triển dịch vụ tín dụng
chứng từ của BIDV Thái Nguyên ............................................................................. 72
4.1.1. Phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh của BIDV Thái Nguyên.................. 72
4.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ tại BIDV Thái Nguyên
trong thời gian tới ...................................................................................................... 73
4.2. Giải pháp phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ tại BIDV Thái Nguyên............ 74
4.2.1. Nhom giải pháp phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ theo chiều rộng .......... 75
4.2.2. Nhom giải pháp phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ theo chiều sâu ............ 76

4.2.3. Nhom giải pháp kiểm soát rủi ro trong dịch vụ tín dụng chứng từ................. 81
4.2.4. Nhom giải pháp hỗ trợ .................................................................................... 83
4.3. Một số kiến nghị................................................................................................. 84
4.3.1. Đối với Ngân hàng TMC Đầu tư và Phát triển Việt Nam .............................. 84
4.3.2. Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước................................................... 85
4.3.3. Với các doanh nghiệp là khách hàng của Chi nhánh ...................................... 87
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 90
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 91


7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNNH

: Công nghệ ngân hàng

KH

: Khách hàng

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại


NHTN

: Ngân hàng tư nhân

PTDV

: Phát triển dịch vụ


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh BIDV Thái Nguyên
giai đoạn từ năm 2014 - 2016 .................................................................. 42
Bảng 3.2. Doanh số cung cấp dịch vụ tín dụng chứng từ của Chi nhánh ................. 44
Bảng 3.3 Số lượng dịch vụ tín dụng chứng từ của Chi nhánh .................................. 46
Bảng 3.4. Đánh giá của khách hàng vê nguồn vốn Chi nhánh ................................. 48
Bảng 3.5. Đánh giá của khách hàng vê thái độ phục vụcủa nhân viên CN .............. 49
Bảng 3.6 Đánh giá của khách hàng vê lợi ích nhận được từ Chi nhánh ................... 51
Bảng 3.7. Đánh giá của khách hàng vê công tác phân phối sản phẩmcủa CN ......... 52
Bảng 3.8: Số lượng rủi ro phát sinh tại Chi nhánh................................................... 53
Bảng 3.9. Uy tín thương hiệu của Chi nhánh............................................................ 56
Bảng 3.10: Hệ thống công nghệ của Chi nhánh........................................................ 58
Bảng 3.11: Chính sách khách hàng của Chi nhánh ................................................... 59
Bảng 3.12: Quy trình phát hành thư tín dụng của Chi nhánh ................................... 60
Bảng 3.13: Trình độ của cán bộ nhân viên chi nhánh ............................................... 63


viii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1: Cơ cấu bộ máy BIDV - Chi nhánh Thái Nguyên......................................40

Biêu đổ 3.1: Thị phần cung cấp dịch vụ tín dụng chứng từ tại Chi nhánh ...............44
Biêu đồ 3.2 Thu nhập từ dịch vụ tín dụng chứng từ của Chi nhánh .........................45


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu sắc và mạnh
mẽ, nền kinh tế của Việt Nam cũng co những bước chuyển biến tích cực ro rệt. Đong
gop vào những chuyển biến đó, không thể không kể đến các ngân hàng thương mại
(NHTM) - tổ chức trung gian tài chính của nền kinh tế được biết đến với vai trò quan
trọng là thực hiện huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để thực hiện cung ứng tín dụng
cho nền kinh tế, các dịch vụ ngân hàng cho cá nhân và các tổ chức nhằm tạo ra lợi
nhuận. Một trong những dịch vụ quan trọng để đáp ứng quá trình hội nhập mà ngân
hàng cung cấp là dịch vụ Tín dụng chứng từ L/C (Letter of credit).
Tín dụng chứng từ là một trong những dịch vụ ngân hàng hiện đại đa ra đời
từ khá lâu và được các NHTM ứng dụng phát triển trong những năm qua. Vê phía
khách hàng, Tín dụng chứng từ là kênh để thu thập thông tin vê thị trường, đối tác,
từ đo giảm thiểu rủi ro cho cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Hơn nữa, đo cũng là
phương thức tài trợ vốn không nhỏ cho các hoạt động ngoại thương. Vê phía ngân
hàng, ngoài việc phát triển nguồn thu dịch vụ, bằng dịch vụ thư tín dụng, ngân
hàngmở rộng hoạt động của mình, tăng cường mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng co
lợi với khách hàng, nâng cao uy tín và củng cố danh tiếng thương mại của Ngân
hàng. Đối với nên kinh tế, dịch vụ thư tín dụng gop phần đẩy mạnh hoạt động
thương mại quốc tế, bôi trơn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư trong
nên kinh tế phát triển.
Tinh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc noi riêng,
của vùng trung du miền núi đông bắc noi chung, là cửa ngo giao lưu kinh tế xa hội
giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ và phía Nam tiếp giáp với

thủ đô Hà Nội. Vì vậy, Thái Nguyên co nhiêu tiêm năng phát triển kinh tế, đặc biệt
là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bên cạnh đo, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại
các khu công nghiệp của Thái Nguyên tương đối lớn, nên đây là một trong những
thị trường tiềm năng cho các ngân hàng trong việc kinh doanh dịch vụ tín dụng
chứng từ. Nhận thực được vai trò của phát triển dịch vụ tín dụng chứng từ, trong
những năm qua ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam chi


2

nhánh Thái Nguyên (BIDV Thái Nguyên) đa triển khai nhiêu hoạt động nhằm phát
triển dịch vụ tín dụng như mong đợi. Điêu này do các nguyên nhân chủ quan và
khách quan khác nhau. Trước thực trạng này, tác giả lựa chọn đê tài: “Phát triển
dịch vụ Tín dụng chứng từ tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên” làm đê tài nghiên cứu của mình với mong
muốn phát triển, cải tiến dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng phát huy
tối đa những hiệu quả mà dịch vụ này đem lại cho cả ngân hàng và các đối tác.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng hoạt động Tín dụng chứng từ tại BIDV Thái Nguyên.
Từ đó, thấy được điểm mạnh, điểm yếu trong việc cung cấp dịch vụ nà y, đưa ra
những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ Tín dụng chứng từ tại BIDV Thái
Nguyên đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho các đối tác, đóng góp vào sự phát
triển kinh tế - xa hội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn vê dịch vụ Tín dụng chứng
từ tại các NHTM;
- Phân tích, đánh giá thực trạng dịch vụ Tín dụng chứng từ tại BIDV Thái
Nguyên bao gồm sự phát triển tín dụng chứng từ theo chiêu rộng và sự phát triển tín
dụng chứng từ theo chiêu sâu, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ tín

dụng chứng từ tại ngân hàng BIDV chi nhánh Thái Nguyên.
- Đê xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ Tín dụng chứng
từ tại BIDV Thái Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đê tài là dịch vụ Tín dụng chứng từ tại BIDV
Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi vê nội dung: Nội dung nghiên cứu của đê tài là hoạt động Tín dụng
chứng từ của BIDV Thái Nguyên, bao gồm việc phân tích, đánh giá thực trạng và
các


3

yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ Tín dụng chứng từ. Từ đó, luận văn đưa ra các giải
pháp phát triển hoạt động Tín dụng chứng từ tại BIDV Thái Nguyên đến năm 2020.
- Phạm vi không gian: Đê tài được tiến hành nghiên cứu tại địa bàn tinh Thái
Nguyên, cụ thể tại BIDV Thái Nguyên.
- Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng trong đê tài được thu thập trong phạm vi
thời gian 3 năm, từ năm 2014- 2016.
4. Những đóng góp của đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đê mang tính lý luận vê NHTM, dịch vụ Tín dụng
chứng từ tại NHTM.
- Đánh giá thực trạng dịch vụ phát triển Tín dụng chứng từ, đánh giá những
ưu điểm và những hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ tại BIDV Chi nhánh Thái
Nguyên.
- Đê xuất các giải pháp gop phần khắc phục các hạn chế, kiểm soát rủi ro,
phát triển dịch vụ Tín dụng chứng từ tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên nhằm đem
lại lợi ích cho cả khách hàng và Ngân hàng nhằmduy trì khách hàng hiện tại, thu hút

các khách hàng tiềm năng đồng thời nâng cao uy tín, giá trị thương hiệu của BIDV
noi chung và BIDV Thái Nguyên noi riêng.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo nội dung
của Luận văn gồm 4 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn vê dịch vụ Tín dụng chứng từ tại ngân
hàng thương mại
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Thực trạng phát triểndịch vụ Tín dụng chứng từ tại ngân hàng
Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên
- Chương 4: Các giải pháp phát triển dịch vụ Tín dụng chứng từ tại ngân
hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤTÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1.Khái niệm, chức năng và đặc điểm của ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm
Theo Luật số 47/2010/QH12 vê các tổ chức tín dụng được Quốc hội ban
hành ngày 17 tháng 06 năm 2010, NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất
cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của
Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. Các dịch vụ đo là nhận tiên gửi, cấp tín dụng,
cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.(Luật các tổ chức tín dụng, 2010).
1.1.1.2.Chức năng của ngân hàng thương mại
Qua hàng trăm năm hình thành, tồn tại và phát triểnở các nên kinh tế khác
nhau, các NHTM ngày nay co các chức năng cơ bản sau:

*Chức năng trung gian tín dụng
Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đong vai
trò là "cầu nối" giữa người dư thừa vốn và người co nhu cầu vê vốn.


5

Cá nhân

Gửi tiên

Ngân



hàng

doanh

thương

nghiệp

C
h


nhân

doanh


mại

nghiệp
Đ

Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền
Ủy thác đầu tư

kinh tế, ngân hàng thương mại hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng
cho nên kinh tế.Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đong vai trò là
người đi vay vừa đong vai trò là người cho vay.
Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đa gop phần tạo
lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiên, ngân hàng và người đi vay, đồng
thời thúc đẩy sự phát triển của nên kinh tế.


• Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của
mình dưới hình thức lai tiên gửi mà ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa, ngân hàng còn
đảm bảo cho họ sự an toàn vê khoản tiên gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán
tiện lợi.
• Đối với người đi vay, họ sẽ thoả mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi
tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiêu vê sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm
nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.
• Đối với ngân hàng thương mại, họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân
mình từ chênh lệch giữa lai suất cho vay và lai suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi
giới.Lợi nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại.
• Đối với nên kinh tế, chức năng này co vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế vì no đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất
được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, ngân

hàng thương mại đa biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích
thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của
ngân hàng thương mại vì no phản ánh bản chất của ngân hàng thương mại là đi vay
để cho vay, no quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời no cũng
là cơ sở để thực hiện các chức năng khác.
* Chức năng trung gian thanh toán
Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi no thực hiện thanh toán
theo yêu cầu của khách hàng như trích tiên từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh
toán tiên hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiên
thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Ở đây ngân hàng thương mại
đong vai trò là người "thủ quỹ" cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là
người giữ tài khoản của họ.
Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở
thực hiện chức năng trung gian tín dụng vì tiên đê để khách hàng thực hiện thanh
toán qua ngân hàng chính là một phần tiên gửi trước đo.Việc các ngân hàng thương
mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán co ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ


nên kinh tế.Với chức năng này, các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng
nhiêu phương tiện thanh toán thuận lợi. Nhờ đo, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm
được rất nhiêu chi phí, thời gian đi tới gặp chủ nợ, người phải thanh toán và lại đảm
bảo được việc thanh toán an toàn. Qua đo, chức năng này thúc đẩy lưu thông hàng
hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đo gop phần phát triển
kinh tế. Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đa giảm
được lượng tiên mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiên mặt
như chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiên...
Đối với ngân hàng thương mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận
cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán. Thêm nữa, no lại làm tăng
nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư co trong tài khoản tiên gửi của

khách hàng.Chức năng này cũng chính là cơ sở hình thành chức năng tạo tiên của
ngân hàng thương mại.
* Chức năng tạo tiền
Khi co sự phân hoá trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân hàng phát
hành và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian không còn thực hiện
chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa. Nhưng với chức năng trung gian tín
dụng và trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại co khả năng tạo ra tiên tín
dụng (hay tiên ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiên gửi thanh toán của khách hàng tại
ngân hàng thương mại. Đây chính là một bộ phận của lượng tiên được sử dụng
trong các giao dịch.
Ban đầu từ những khoản tiên dự trữ tăng lên, ngân hàng thương mại sử dụng
để cho vay bằng chuyển khoản, sau đo những khoản tiên này sẽ được quay lại ngân
hàng thương mại một phần khi những người sử dụng tiền gửi vào dưới dạng tiên gửi
không kỳ hạn. Quá trình này tiễp diễn trong hệ thống ngân hàng và tạo nên một
lượng tiên gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiêu lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức
mở rộng tiên gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiên gửi. Hệ số này, đến lượt no chịu
tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiên
mặt so với tiên gửi thanh toán của công chúng.
Với chức năng tạo tiên, hệ thống ngân hàng thương mại đa làm tăng phương
tiện thanh toán trong nên kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xa hội. Ro


ràng khái niệm vê tiên hay tiền giao dịch không chi là tiên giấy do ngân hàng trung
ương phát hành ra mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng là lượng tiên ghi sổ do
các ngân hàng thương mại tạo ra.
Chức năng này cũng chi ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông
tiền tệ. Một khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cho vay ra làm tăng khả
năng tạo tiên của ngân hàng thương mại, từ đo làm tăng lượng tiền cung ứng.
Các chức năng của ngân hàng thương mại co mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung,
hỗ trợ cho nhau, trong đo chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất,

tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời khi ngân hàng thực hiện
tốt chức năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiên lại gop phần làm tăng
nguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng.
1.1.1.3.Đặc điểm của ngân hàng thương mại
Trước hết, hoạt động ngân hàng thương mại là hình thức kinh doanh kiếm
lời, theo đuổi mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu.Ngân hàng thực hiện hai hình thức
hoạt động là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Trong đó, hoạt động kinh
doanh tiền tệ được biểu hiện ở dịch vụ huy động vốn dưới các hình thức khác
nhau, để cấp tín dụng cho khách hàng co yêu cầu vê vốn với mục tiêu tìm kiếm lợi
nhuận. Ngân hàng thương mại là người “đi vay để cho vay” nhằm mục đích kiếm
lời. Các hoạt động dịch vụ ngân hàng được biểu hiện thông qua các nghiệp cụ sẵn
co vê tiền tệ, thanh toán, ngoại hối, chứng khoán, để cam kết thực hiện công việc
nhất địnhcho khách hàng trong một thời gian nhất định nhằm mục đích thu phí
dịch vụ hoặc hoa hồng.
Hai là, hoạt động ngân hàng thương mại phải tuân thủ theo quy định của
pháp luật, nghĩa là chi khi ngân hàng thương mại thoả man đầy đủ các điêu kiện
khắt khe do pháp luật qui định như điêu kiện vê vốn, phương án kinh doanh...thì
mới được phép hoạt động trên thị trường.
Ba là, hoạt động ngân hàng thương mại là hình thức kinh doanh co độ rủi ro
cao hơn nhiêu so với các hình thức kinh doanh khác và thường co ảnh hưởng sâu
sắc tới các ngành khác và cả nên kinh tế. Sở dĩ như vậy là do trong hoạt động ngân
hàng đặc biệt là hoạt động kinh doanh tiền tệ do các ngân hàng tiến hành huy động


vốn của người khác rồi đem vốn đo để cấp tín dụng cho khách hàng theo nguyên tắc
hoàn trả vốn và lai trong một thời gian nhất định, nên đa tạo rủi ro cho các hoạt
động ngân hàng thương mại. Rủi ro đến từ phía ngân hàng, khách hàng vay tiên, rủi
ro đến từ những yếu tố khách quan.
Bởi vậy, ngân hàng thương mại phải đối mặt với rủi ro cao, kéo theo là rủi ro
đối với những người gửi tiền ở ngân hàng thương mại cũng như rủi ro đối với nền

kinh tế. Đểtránh rủi ro đáng tiếc xảy ra, nhằm kiểm soát, làm giảm nhẹ những tổn
hại do ngân hàngvỡ nợ gây ra, chính phủ các quốc gia dặt ra những đạo luật riêng,
nhằm đẩm bảo cho hoạt động này được vận hành an toàn, hiệu quả trong nền kinh tế
thị trường.
1.1.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
1.1.2.1.Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ
Tín dụng chứng từ (Letter of Credit, gọi tắt là L/C) là phương thức thanh
toán, trong đo theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ phát hành một bức
thư (gọi là thư tín dụng - letter of credit) cam kết trả tiên hoặc chấp nhận hối phiếu
cho một bên thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán
phù hợp với những điều kiện và điêu khoản quy định trong thư tín dụng (Đinh Xuân
Trình & Đặng Thị Nhàn, 2011). Phương thức tín dụng chứng từ co đặc trưng là
ngân hàng và các bên liên quan chi giao dịch trên cơ sở chứng từ mà không dựa trên
hàng hoá hoặc dịch vụ, nghĩa là ngân hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán là
hoàn toàn dựa vào việc kiểm tra bộ chứng từ chứ không phải là trực tiếp kiểm tra
hiện trạng hàng hoá.
Phương thức tín dụng chứng từ được điêu chinh bởi “Quy tắc và thực hành
thống nhất về tín dụng chứng từ”, số xuất bản 600 - UCP 600 của phòng thương
mại quốc tế ICC. Bản quy tắc này mang tính chất pháp lý tuỳ, hoàn toàn do các
chuyên gia thuộc khu vực tư nhân soạn thảo, ra đời nhằm làm giảm sự bất đồng
giữa các bên thuộc các quốc gia khác nhau trong thương mại quốc tế. Điêu đo co
nghĩa là quy tắc này áp dụng cho bất kỳ tín dụng chứng từ nào co nội dung chi ra
một cách ro ràng no phụ thuộc quy tắc này.
Trong phương thức tín dụng chứng từ, thư tín dụng (L/C - Letter of credit)
được coi là một phương tiện thanh toán, một văn bản pháp lý quan trọng trong


phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Đo là bức thư do một ngân hàng lập ra
trên cơ sở yêu cầu của khách hàng là người nhập khẩu, trong đo thể hiện cam kết
thanh toán của ngân hàng cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình được bộ chứng từ

thanh toán phù hợp với các điêu khoản và điều kiện của L/C.
Thư tín dụng được lập ra trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, tuy nhiên khi
L/C đa được mở thì no lại hoàn toàn độc lập với các hợp đồng đo. Đo là vì khi
thanh toán, ngân hàng chi căn cứ vào các chứng từ được quy định trong L/C chứ
không căn cứ vào hợp đồng. Điêu 4 của UCP 600 ghi: “Về bản chất, tín dụng là
một giao dịch riêng biệt với hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà có thể
là cơ sở của tín dụng. Các ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi
các hợp đồng như thế, ngay cả khi tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó”.
Phương thức tín dụng chứng từ đảm bảo quyên lợi cho cả bên mua và bên
bán vì trong phương thức này, ngân hàng không chi là trung gian thu hộ, trả hộ mà
còn là chủ thể đứng ra bảo đảm cho bên xuất khẩu nhận được số tiên tương ứng với
hàng hoá mà họ cung cấp; đồng thời, bảo đảm cho bên nhập khẩu nhận được hàng
hoá tương ứng với số tiên mà họ phải chi trả.
1.1.2.2. Các thành phần tham gia
Thành phần tham gia vào quá trình thanh toán bằng phương thức tín dụng
chứng từ bao gồm:
+ Người yêu cầu mở thư tín dụng
Là người mua, người nhập khẩu hàng hoa. Người yêu cầu mở thư tín dụng co
trách nhiệm pháp lý vê việc trả tiên của ngân hàng cho người bán theo L/C mà họ
yêu cầu mở. Họ cũng co quyền hoàn trả toàn bộ hay một phần số tiên của L/C nếu
xét thấy bộ chứng từ không phù hợp với điêu kiện, điêu khoản của L/C.
+ Ngân hàng mở thư tín dụng
Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, phát hành thư tín dụng theo yêu
cầu của người nhập khẩu. Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm kiểm tra bộ chứng
từ do người xuất khẩu xuất trình và thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho một
xuất trình phù hợp.
+ Người hưởng lợi từ thư tín dung


Là người được hưởng số tiền thanh toán hoặc sở hữu hối phiếu đa co chấp

nhận thanh toán.Người hưởng lợi co thể là người xuất khẩu, người bán hay bất cứ
người nào mà người xuất khẩu chi định. Ngoài các thành phần trên, tuỳ theo điều
kiện cụ thể trong thực tế, co thể co một số ngân hàng khác tham gia quá trình thanh
toán:
- Ngân hàng xác nhận (Confirming bank) Là ngân hàng đứng ra nhận trách
nhiệm sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng đảm bảo việc trả tiên cho người xuất
khẩu khi nhận được xuất trình phù hợp. Ngân hàng xác nhận thường là một ngân
hàng lớn, co uy tín.
- Ngân hàng được chi định (Nominated bank) Là ngân hàng được chi định
trong thư tín dụng để thực hiện việc thanh toán, chiết khấu hoặc chấp nhận bộ
chứng từ hợp lệ của người xuất khẩu. Tuỳ theo nhiệm vụ được chi định mà ngân
hàng này co thể được gọi là ngân hàng chi định thanh toán.
1.1.2.3. Thư tín dụng
* Khái niệm
Thư tín dụng là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập
khẩu, cam kết với người bán vê việc thanh toán một khoản tiền nhất định, trong một
khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ,
đúng theo quy định trong L/C.
Hay thư Tín dụng là một văn bản pháp lý được phát hành bởi một tổ chức tài
chính (thông thường là ngân hàng), nhằm cung cấp một sự bảo đảm trả tiên cho một
người thụ hưởng trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điêu khoản trong tín
dụng thư.
* Các loại L/C
Thư tín dụng bao gồm nhiêu loại, mỗi loại đêu co tính chất, nội dung khác
nhau, quy định quyên và nghĩa vụ của các bên liên quan khác nhau. Do đo, tùy từng
tình huống cụ thể mà lựa chọn loại thư tín dụng phù hợp.
* Các loại L/C cơ bản
Căn cứ vào công dụng của thư tín dụng, người ta phân thành các loại như sau:
+ Thư tín dụng co thể huỷ ngang (Revocable L/C)
Đây là loại L/C mà người yêu cầu mở co toàn quyên đê nghị ngân hàng mở

L/C sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ no mà không cần báo trước cho người hưởng lợi
biết. Việc này đương nhiên phải diễn ra trước khi thư tín dụng được thanh toán.


Thư tín dụng co thể huỷ ngang không đảm bảo quyên lợi cho người xuất
khẩu. Trong khi đo, người nhập khẩu lại co sự thuận lợi, chủ động trong hoạt động
kinh doanh của mình do co thể sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ L/C trước khi việc
thanh toán được thực hiện. Như vậy, loại L/C này thuộc loại cam kết không bị ràng
buộc trách nhiệm pháp lý. Do đo, no ít được sử dụng trong thực tế và thường chi
được sử dụng trong quan hệ thương mại giữa công ty mẹ và công ty con, giữa người
mua và người bán co quan hệ tín dụng rất tốt.
+ Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C)
Thư tín dụng không thể huỷ ngang là loại thư tín dụng mà sau khi đa được
phát hành thì ngân hàng phát hành chi co thể sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ no trên cơ
sở sự thoả thuận của các bên co liên quan. Điêu này co nghĩa là nếu không co sự
đồng ý của người xuất khẩu thì ngân hàng phát hành không được phép chinh sửa
nội dung của L/C theo yêu cầu đơn phương của người nhập khẩu.
Như vậy, thư tín dụng không thể huỷ ngang thể hiện sự ràng buộc trách
nhiệm pháp lý của ngân hàng phát hành đối với cam kết thanh toán của no với
người nhập khẩu. Do đo, loại thư tín dụng này đảm bảo được quyền lợi cho người
xuất khẩu và được áp dụng rất phổ biến trong thương mại quốc tế.
+ Thư tín dụng không thể huỷ ngang, co xác nhận (Confirmed IrrevocableL/C)
Đây là loại L/C không thể huỷ ngang, được một ngân hàng khác co uy tín
hơn,gọi là ngân hàng xác nhận, đứng ra đảm bảo thanh toán tiền cho người thụ
hưởng, theo yêu cầu của ngân hàng phát hành thư tín dụng đo. Yêu cầu xác nhận
L/C không xuất phát từ mong muốn của người mở L/C mà xuất phát từ yêu cầu của
người hưởng lợi khi họ không tin tưởng vào tình hình tài chính và uy tín của ngân
hàng phát hành hoặc lo lắng vê khả năng an toàn ở nước người nhập khẩu. Việc lựa
chọn ngân hàng xác nhận là tuỳ theo thoả thuận giữa người xuất khẩu, người nhập
khẩu và ngân hàng phát hành L/C.

Với loại thư tín dụng này, co hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiên cho
người hưởng lợi nên đây là loại thư tín dụng rất đảm bảo quyền lợi cho bên bán.
Khi ngânhàng xác nhận đa trả tiên cho người hưởng lợi thì ngân hàng này co quyền
truy đòi số tiên đa thanh toán từ ngân hàng phát hành. Do vậy, để đảm bảo an toàn,


ngân hàng xác nhận thường yêu cầu ngân hàng phát hành phải ký quỹ, co khi bằng
100% giá trị L/C, tại ngân hàng xác nhận.
Việc trả phí xác nhận tùy thuộc vào thoả thuận giữa các bên.Vê nguyên tắc,
người nhập khẩu phải trả phí xác nhận, nhưng trên thực tế, người xuất khẩu mới là
người phải chịu khoản phí này.
+ Thư tín dụng không thể huỷ ngang, miễn truy đòi
Đây là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, trong đo quy định sau khi
người thụ hưởng đa được trả tiền thì ngân hàng phát hành không co quyền đòi lại số
tiên đo trong bất kỳ trường hợp nào.
Với loại thư tín dụng này, người xuất khẩu phải ghi trên hối phiếu miễn truy
đòi người ký phát (Without recourse to drawers) và trong thư tín dụng cũng phải
được ghi như vậy.
* Các loại L/C đặc biệt
+ Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)
Đây là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, trong đo quy định ngân hàng
trả tiên co thể trả toàn bộ hay một phần số tiền của thư tín dụng cho một hoặc nhiêu
người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.
Loại L/C này được sử dụng trong trường hợp người hưởng lợi đầu tiên
không tự cung cấp được hàng hoá mà chi là trung gian môi giới giữa người cung
cấp hàng hoá và người mua cuối cùng.Như vậy loại L/C này giúp cho người xuất
khẩu co thể cung cấp hàng hoá cho đối tác mà không cần đến vốn của mình.
Với thư tín dụng chuyển nhượng, việc chuyển nhượng chi được thực hiện
một lần, nghĩa là người hưởng lợi thứ hai không được chuyển nhượng cho người
hưởng lợi thứ ba. Phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên trả.

+ Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)
Là loại L/C không thể huỷ ngang mà sau khi đa sử dụng xong hoặc đa hết
thời hạn hiệu lực thì sẽ tự động khôi phục khôi phục lại giá trị như cũ và tiếp tục
được sử dụng như vậy cho tới khi hết tổng giá trị L/C. L/C tuần hoàn cần chi ro
ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng , số lần tuần hoàn và giá trị mỗi lần đo.
L/C tuần hoàn chi được sử dụng trong việc mua bán hàng hoá với số lượng
đều đặn và nhiều lần trong năm, do co thể xảy ra những biến động không tốt trên thị


trường tiêu thụ mặt hàng đo dẫn đến người nhập khẩu vẫn phải tiếp tục nhận hàng
trong khi hàng hoá bị ứ đọng. Mặt khác, trong một khoảng thời gian dài, tình hình tài
chính của người nhập khẩu co thể bị xấu đi, gây ra rủi ro cho ngân hàng phát hành.
+ Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C)
Đây là loại L/C được mở ra dựa trên cơ sở một L/C khác đa được mở trước
đo; nghĩa là sau khi nhận được một L/C (L/C gốc) do người nhập khẩu mở cho
mình, người xuất khẩu dùng L/C này làm căn cứ để mở một L/C khác (L/C giáp
lưng) cho người hưởng lợi khác với nội dung gần giống L/C gốc.
Lý do của việc dùng L/C giáp lưng là người hưởng lợi thứ nhất không thể tự
mình cung cấp hàng hoá mà chi đóng vai trò như một người trung gian để hưởng hoa
hồng. Tuy nhiên, no khác với L/C chuyển nhượng ở chỗ L/C gốc và L/C giáp lưng
hoàn toàn độc lập với nhau, tức là trách nhiệm thanh toán cho bộ chứng từ hợp lệ
của L/C giáp lưng thuộc vê ngân hàng phát hành L/C giáp lưng. Do đo, quyên lợi
của người cung cấp hàng hoá (người hưởng lợi L/C giáp lưng) sẽ được đảm bảo hơn.
Như đa noi ở trên, người hưởng lợi thứ nhất đong vai trò như một người
trung gian để hưởng hoa hồng. Do đo, giá trị L/C giáp lưng thường nhỏ hơn L/C
gốc và phần chênh lệch này để bù đắp chi phí phát sinh và hoa hồng. Thời hạn giao
hàng của L/C giáp lưng phải sớm hơn L/C gốc. Số chứng từ của L/C giáp lưng phải
nhiểu hơn L/C gốc.
+ Thư tín dụng dự phòng (Stand by L/C)
Đây là loại thư tín dụng do người nhập khẩu yêu cầu người xuất khẩu, thông

qua ngân hàng phục vụ họ mở cho người nhập khẩu hưởng; theo đo ngân hàng phát
hành L/C dự phòng cam kết sẽ bồi hoàn cho người nhập khẩu vê những thiệt hại do
người xuất khẩu không thực hiện được nghĩa vụ của họ. Như vậy, đối với L/C dự
phòng, việc xuất trình chứng từ nhằm mục đích chứng minh việc người xuất khẩu vi
phạm hợp đồng thương mại và gây thiệt hại cho người nhập khẩu để ngân hàng mở
L/C dự phòng thanh toán tiên cho người nhập khẩu.
+ Thư tín dụng co điêu khoản đỏ (Red clause L/C)
Là loại L/C co một điều khoản đặc biệt, cho phép người thụ hưởng được ứng
trước một số tiền nhất định trong tổng số tiên của thư tín dụng đa mở để co thể sản


×