Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY DỪA THƠM TẠI XÃ THÂN CỬU NGHĨA HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.71 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY DỪA THƠM
TẠI XÃ THÂN CỬU NGHĨA HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH TIỀN GIANG

LÊ ĐỒNG TÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA CÂY DỪA THƠM TẠI XÃ THÂN CỬU NGHĨA, HUYỆN CHÂU
THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG” do Lê Đồng Tân, sinh viên khóa 32, ngành Kinh Doanh
Nông Nghiệp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ________.

TS. THÁI ANH HÒA
Giảng viên hướng dẫn

______________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


_________________________
Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

__________________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cha mẹ, người đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi
khôn lớn thành người, người đã làm chỗ dựa và động viên tôi mỗi khi tôi vấp ngã, cho tôi
niềm tin và nghị lực để thực hiện ước mơ và hoài bão của mình.
Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể thầy cô trên giảng đường Đại Học
Nông Lâm và đặc biệt là thầy cô của Khoa Kinh Tế đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho
tôi những kiến thức quý báu để tôi có thể tự tin trong công việc cũng như trong cuộc sống
sau này.
Xin chân thành biết ơn thầy Thái Anh Hòa, giảng viên Khoa Kinh Tế đã tận tình

giảng dạy, giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình trong suốt khoảng thời gian tôi thực hiện luận
văn.
Xin cảm ơn các cô chú và anh chị trong phòng Nông Nghiệp và Ủy Ban Nhân Dân
xã Thân Cửu Nghĩa huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện luận văn này.
Xin cảm ơn những người thân và tất cả bạn bè thời sinh viên cũng như các bạn từ
những năm học phổ thông đã luôn bên cạnh tôi chia sẻ những khó khăn, ủng hộ về tinh
thần để tôi có thể hoàn thành khóa luận.

TP.HCM, ngày 19 tháng 07 năm 2010
Sinh viên
Lê Đồng Tân


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ ĐỒNG TÂN. Tháng 07 năm 2010. “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Của Cây
Dừa Thơm Tại Xã Thân Cửu Nghĩa, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang”.
LE DONG TAN. July 2010. “Evaluation of The Economic Efficiency of The
Scented Coconut Tree in Than Cuu Nghia Commune, Chau Thanh District, Tien
Giang Province”.
Khóa luận thực hiện nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng dừa thơm
ở xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang thông qua phỏng vấn toàn bộ
các hộ dân trồng dừa thơm cùng với 50 hộ trồng dừa xiêm xanh để lấy số liệu tính toán,
phân tích và so sánh kết quả, hiệu quả của hai giống dừa.
Người dân ở xã hiện đang trồng giống dừa thơm (hay còn gọi là dừa dứa) có giá cả
và thị trường tiêu thụ rất ổn định làm cải thiện đáng kể nguồn thu nhập của người dân nơi
đây. Kết quả và hiệu quả kinh tế do dừa thơm mang lại cao hơn rất nhiều so với dừa xiêm
xanh nói riêng và các loại dừa xiêm khác nói chung, cụ thể là cùng một mức sản lượng
nhưng doanh thu dừa thơm trong một năm đạt đến 76,36 triệu đồng trong khi với dừa
xiêm xanh, con số này chỉ có 19,09 triệu đồng. Do vậy kéo theo lợi nhuận cũng có sự

chênh lệch lớn: 69,64 triệu đồng cho dừa thơm và 12,63 triệu đồng cho dừa xiêm xanh.
Xét về hiệu quả đầu tư của hai dự án, dự án trồng dừa thơm hay dừa xiêm xanh đều mang
tính khả thi nhưng nếu lựa chọn một trong hai thì tất nhiên dừa thơm vẫn được ưu tiên
hơn với những kết quả cụ thể như sau:
-

Hiện giá thu nhập thuần NPV của dừa thơm là 183,95 triệu đồng còn của
dừa xiêm xanh là 24,87 triệu đồng.

-

Suất sinh lợi IRR của dừa thơm là 63% còn dừa xiêm xanh là 38%.

-

Thời gian hoàn vốn của dừa thơm là 4 năm 1 tháng còn dừa xiêm xanh là 6
năm 10 tháng.


Đáng lẽ với khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao như vậy thì dừa thơm phải
được trồng rất rộng rãi nhưng do vẫn còn khó khăn vướng mắc nên dừa thơm vẫn chỉ co
cụm trong địa bàn xã, hay có thể nói xã Thân Cửu Nghĩa đã và đang giữ vị trí độc quyền
về giống dừa thơm này. Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân là do tỷ lệ nảy mầm của dừa
thơm chỉ khoảng 5-10% khiến cho tình trạng cây giống bị thiếu hụt trầm trọng. Hiện nay
giá dừa thơm giống đã lên đến 500.000 đồng/cây nhưng vẫn không đủ nguồn cung trên
địa bàn xã.
Thông qua việc điều tra tìm hiểu, biết được những thuận lợi cũng như khó khăn
của người dân trồng dừa ở xã, từ đó khóa luận đưa ra một số kiến nghị và giải pháp như
nghiên cứu cải thiện giống, nâng cao công tác khuyến nông để giúp bà con nhiều hơn về
khoa học kĩ thuật, mở rộng thị trường tiêu thụ…


vi


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ x
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................xi
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... xii
DANH MỤC PHỤ LỤC ....................................................................................... xiii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.3.1. Địa bàn ............................................................................................. 3
1.3.2. Đối tượng ......................................................................................... 3
1.3.3. Thời gian .......................................................................................... 3
1.4. Cấu trúc của khoá luận ................................................................................... 4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ..................................................................................... 6
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu .................................................................. 6
2.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của xã Thân Cửu Nghĩa huyện
Châu Thành tỉnh Tiền Giang ...................................................................... 6
2.1.2. Tình hình đất đai và lao động của xã ............................................... 7
2.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu .............................................................. 9
2.2.1. Giới thiệu về những đặc điểm của cây dừa ...................................... 9
2.2.2. Vài nét về hai giống dừa đang nghiên cứu ..................................... 10
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 15
3.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 15
3.1.1. Các chỉ tiêu đo lường kết quả kinh tế............................................. 15

3.1.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế........................................... 15
vii


3.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư ............................................ 16
3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 18
3.2.1. Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu ................................... 18
3.2.2. Phương pháp điều tra ..................................................................... 18
3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ......................................... 18
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 21
4.1. Đặc điểm của các nông hộ điều tra .............................................................. 21
4.1.1. Quy mô nhân khẩu ......................................................................... 21
4.1.2. Tuổi chủ hộ .................................................................................... 22
4.1.3. Trình độ học vấn ............................................................................ 23
4.1.4. Cách tiếp cận kỹ thuật trồng dừa của các nông hộ......................... 24
4.1.5. Quy mô diện tích đất trồng dừa...................................................... 24
4.1.6. Cơ cấu diện tích dừa....................................................................... 26
4.2. Chi phí trồng và chăm sóc vườn dừa ........................................................... 26
4.2.1. Chi phí vật chất và chi phí lao động trong thời kì XDCB ............. 26
4.2.2. Chi phí vật chất và chi phí lao động trong thời kì kinh doanh ....... 30
4.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hai giống dừa ............................................ 32
4.3.1. Tổng doanh thu của một công dừa trong 40 năm .......................... 32
4.3.2. Hiệu quả kinh tế của một công dừa thơm và dừa xiêm xanh trong
một năm kinh doanh ................................................................................. 33
4.4. Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư dừa thơm so với dừa xiêm xanh ................ 35
4.4.1. Ngân lưu hai giống dừa .................................................................. 35
4.4.2. So sánh hiệu quả của hai giống dừa ............................................... 40
4.4.3. Doanh thu bình quân của hai giống dừa......................................... 41
4.5. Phân tích độ nhạy ảnh hưởng bởi giá và năng suất của hai giống dừa ........ 42
4.5.1. Phân tích độ nhạy của NPV ảnh hưởng bởi giá và năng suất hai

giống dừa .................................................................................................. 42

viii


4.5.2. Phân tích độ nhạy của IRR ảnh hưởng bởi giá và năng suất hai
giống dừa .................................................................................................. 43
4.6. Các kênh tiêu thụ dừa ................................................................................... 45
4.7. Tìm hiểu xu hướng canh tác và những khó khăn của các nông hộ trồng dừa
ở xã ...................................................................................................................... 46
4.7.1. Xu hướng canh tác của các nông hộ trồng dừa ở xã hiện nay ....... 46
4.7.2. Những khó khăn của các nông hộ trồng dừa ở xã .......................... 46
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 50
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 50
5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 51 
5.2.1. Đối với công tác khuyến nông và chính quyền địa phương........... 51
5.2.2. Đối với người dân trồng dừa .......................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 54
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 57

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPLĐ

Chi phí lao động

CPVC


Chi phí vật chất

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

x


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình Hình Sử Dụng Đất Đai ở Xã Thân Cửu Nghĩa ................................ 8 
Bảng 2.2: Hiện Trạng Dân Số của Xã Thân Cửu Nghĩa Năm 2009 ......................... 9 
Bảng 4.1. Quy Mô Nhân Khẩu của Các Hộ Điều Tra ............................................. 21 
Bảng 4.2. Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ Điều Tra ............................................... 23 
Bảng 4.3. Cách Tiếp Cận Kỹ Thuật Trồng Dừa của Các Nông Hộ ........................ 24 
Bảng 4.4. Quy Mô Diện Tích Đất Trồng Dừa của Các Hộ Điều Tra ..................... 25 
Bảng 4.5. Cơ Cấu Diện Tích Dừa Theo Các Nhóm Tuổi ....................................... 26 
Bảng 4.6. Chi Phí Thời Kì XDCB của Một Công Dừa Thơm ................................ 27 
Bảng 4.7. Chi Phí Thời Kì XDCB của Một Công Dừa Xiêm Xanh ....................... 29 
Bảng 4.8. Chi Phí Thời Kì Kinh Doanh của Một Công Dừa Thơm và Dừa Xiêm
Xanh ........................................................................................................................ 31 
Bảng 4.9. Doanh Thu Một Công Dừa Thơm Qua Vòng Đời 40 Năm .................... 32 
Bảng 4.10. Doanh Thu Một Công Dừa Xiêm Xanh Qua Vòng Đời 40 Năm ......... 33 
Bảng 4.11. Các Chỉ Tiêu So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế của Hai Giống Dừa ............ 34 
Bảng 4.12. Bảng Ngân Lưu Dừa Thơm Thời Kì Xây Dựng Cơ Bản...................... 36 
Bảng 4.13. Bảng Ngân Lưu Dừa Thơm Thời Kì Kinh Doanh ................................ 36 

Bảng 4.14. Bảng Ngân Lưu Dừa Xiêm Xanh Thời Kì Xây Dựng Cơ Bản ............. 38 
Bảng 4.15. Bảng Ngân Lưu Dừa Xiêm Xanh Thời Kì Kinh Doanh ....................... 38 
Bảng 4.16. So Sánh Hiệu Quả Của Hai Giống Dừa Với Suất Chiết Khấu r=16,77%
................................................................................................................................. 40 
Bảng 4.17. Độ Nhạy của NPV Ảnh Hưởng Bởi Giá và Năng Suất Dừa Thơm ..... 42 
Bảng 4.18. Độ Nhạy của NPV Ảnh Hưởng Bởi Giá và Năng Suất Dừa Xiêm Xanh
................................................................................................................................. 43 
Bảng 4.19. Độ Nhạy của IRR Ảnh Hưởng Bởi Giá và Năng Suất Dừa Thơm ....... 44 
Bảng 4.20. Độ Nhạy của IRR Ảnh Hưởng Bởi Giá và Năng Suất Dừa Xiêm Xanh
................................................................................................................................. 44 
Bảng 4.21. Các Kênh Tiêu Thụ Dừa Trên Địa Bàn Xã........................................... 45 
Bảng 4.22. Xu Hướng Canh Tác Dừa Hiện Tại và Trong Những Năm Tiếp Theo
của Các Nông Hộ Trồng Dừa ở Xã ......................................................................... 46 
Bảng 4.23. Những Yếu Tố Tác Động Chủ Yếu Đến Việc Trồng Dừa ở Địa Phương
................................................................................................................................. 47 

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Cây Dừa Thơm ........................................................................................ 12 
Hình 2.2. Cây Dừa Xiêm Dứa Loại Nhỏ ................................................................. 13 
Hình 2.3. Cây Dừa Xiêm Dứa Loại Trung Bình ..................................................... 13 
Hình 2.4. Cây Dừa Xiêm Xanh ............................................................................... 14 
Hình 4.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Độ Tuổi của Chủ Hộ Trồng Dừa Thơm ...................... 22 
Hình 4.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Độ Tuổi của Chủ Hộ Trồng Dừa Xiêm Xanh ............. 23 
Hình 4.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Chi Phí Vật Chất Giai Đoạn XDCB của Một Công Dừa
Thơm ....................................................................................................................... 28 
Hình 4.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Chi Phí Vật Chất Giai Đoạn XDCB của Một Công Dừa
Xiêm Xanh............................................................................................................... 30 

Hình 4.5. Biều Đồ Doanh Thu Bình Quân Của Dừa Thơm và Dừa Xiêm Xanh .... 41 

xii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1. Bảng Câu Hỏi Tìm Hiểu Nông Hộ Trồng Dừa Ở Thân Cửu Nghĩa - Châu Thành
- Tiền Giang
Phụ Lục 2. Danh Sách 33 Hộ Trồng Dừa Thơm ở Xã Thân Cửu Nghĩa

xiii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nước ta có một nền nông nghiệp truyền thống, từ độc canh cây lương thực đang
chuyển dần sang trồng đa dạng các loại cây nông nghiệp, công nghiệp hàng năm và lâu
năm như mía, các loại cây họ đậu, cao su, chè (trà), cà phê.... Trong đó dừa cũng là một
loại cây trồng lâu năm với đặc thù dễ trồng, dễ thích nghi với nhiều loại đất nên dừa xuất
hiện hầu như trên khắp lãnh thổ cả nước và là nguồn thu nhập, nguồn sống của rất nhiều
hộ nông dân ở nước ta.
Cây dừa được mệnh danh là cây của cuộc sống, cây của 1001 công dụng do tính
chất đa dụng của nó. Có lẽ không có loại cây trồng nào có thể sản xuất ra nhiều loại sản
phẩm bằng cây dừa vì tất cả các phần của cây dừa từ thân, lá, trái, vỏ, xơ, gáo, nước…
đều có thể sử dụng phục vụ đời sống con người. Hơn nữa, cây dừa lại dễ trồng, không kén
đất, không đòi hỏi đầu tư chăm sóc nhiều. Hầu như người trồng dừa rất ít khi bón phân
cho cây dừa, hoặc nếu có thì lượng phân cũng rất khiêm tốn nhưng cây dừa vẫn cho mỗi
tháng một quày mang lại nguồn thu đều đặn hàng tháng cho nông dân chứ không tập

trung vào vài tháng trong năm như các loại cây ăn quả khác. Một ưu điểm khác của cây
dừa là vấn đề sâu, bệnh gây hại không nghiêm trọng như các cây trồng khác. Cây dừa là
cây thích nghi mạnh nên thường có thể dễ dàng vượt qua và phục hồi nhanh chóng sau
khi bị tấn công bởi những loài côn trùng, động vật gây hại hoặc nếu chúng ta phát hiện
kịp thời thì chuyện chữa bệnh và phòng bệnh tương đối đơn giản mà cũng không tốn quá
nhiều chi phí.
Tiền Giang là vương quốc trái cây của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả
nước với những thương hiệu trái cây nổi tiếng như thanh long Chợ Gạo, vú sữa Lò Rèn ở


Vĩnh Kim (Châu Thành), xoài cát Hòa Lộc ở Cai Lậy, bưởi Long Cổ Cò ở Cái Bè
…nhưng chưa ai nhắc đến cây dừa ở Tiền Giang. Điều đó cũng dễ hiểu vì trước đây cây
dừa mang lại nguồn thu nhập rất thấp nên ít người nông dân nào trồng dừa chuyên canh
vào diện tích canh tác của mình, chỉ có ở vùng cù lao sông nước Bến Tre là vùng chuyên
canh duy nhất của cây dừa. Nhưng trong những năm gần đây, người dân ngày càng nhận
thấy ưu điểm của cây dừa cũng như xuất hiện nhiều nhu cầu và nơi tiêu thụ hơn nên
phong trào trồng dừa cũng dần dần lan rộng.
Ở địa bàn xã Thân Cửu Nghĩa huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang trong vài năm
gần đây cũng dấy mạnh phong trào trồng dừa trong đó đặc biệt nhất là giống dừa thơm.
Từ khi xuất hiện giống dừa thơm này, nguồn thu nhập và đời sống của người dân ở đây
hoàn toàn được cải thiện. Cũng có nhiều hộ trồng dừa xiêm xanh cũng đạt thu nhập khá
cao nhưng còn nhiều bất lợi về giá cả và thị trường tiêu thụ nên đa số người dân vẫn ưu
tiên hơn cho dừa thơm. Dừa thơm có năng suất cao cộng với nước dừa có vị dứa đặc biệt
rất được ưa chuộng cũng như có nhiều nơi tiêu thụ rất ổn định nên người dân địa phương
rất yên tâm và ai cũng muốn có một vườn dừa thơm trong diện tích đất canh tác của mình.
Nhưng trên thực tế, số lượng cây dừa thơm được trồng vẫn còn rất hạn hẹp, gần như chỉ
co cụm trong một khu vực nhất định. Câu hỏi đặt ra là giống dừa thơm này thật sự hiệu
quả hơn các giống dừa khác cụ thể như dừa xiêm xanh không? Và tại sao cây dừa thơm
mang lại nguồn thu nhập khả quan cho nông dân như vậy mà vẫn chưa được mở rộng
diện tích canh tác?

Trên cơ sở đó tôi quyết định thực hiện đề tài: “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Của
Cây Dừa Thơm Tại Xã Thân Cửu Nghĩa, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang” với
sự cho phép của khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm
vận dụng những kiến thức đã học được và sự hướng dẫn tận tình của thầy Thái Anh Hòa,
góp một chút công sức để làm rõ những vấn đề còn khúc mắc giúp người dân quê mình
nói chung và cho ba mẹ và gia đình nói riêng bớt vất vả cực nhọc và có được cuộc sống
đầy đủ, từ đó cũng góp một phần nào làm cho quê hương thêm trù phú.

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của cây dừa thơm tại xã Thân Cửu Nghĩa
huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang để so sánh với hiệu quả kinh tế của cây dừa xiêm
xanh cũng ở địa bàn xã.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát tình hình trồng dừa thơm và dừa xiêm xanh của các hộ dân trên địa bàn
xã Thân Cửu Nghĩa.
- Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của dừa thơm và dừa xiêm xanh, bao gồm
tính toán các chỉ tiêu kinh tế như tỷ suất doanh thu trên chi phí, lợi nhuận trên chi phí, lợi
nhuận trên doanh thu… cùng với đánh giá các chỉ tiêu hiện giá thu nhập thuần (NPV),
suất nội hoàn (IRR) và thời gian hoàn vốn (PP). Bên cạnh đó cũng phân tích độ nhạy khi
các yếu tố thay đổi… Trên cơ sở đó so sánh hiệu quả giữa hai giống dừa, biết được giống
dừa nào thích hợp với người dân ở đây hơn.
- Tìm hiểu xu hướng canh tác cũng như những khó khăn vướng mắc chưa giải
quyết được của các hộ trồng dừa ở địa phương hiện nay để từ đó tìm ra giải pháp khắc
phục trong tương lai.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Địa bàn

Khóa luận được tiến hành nghiên cứu tại xã Thân Cửu Nghĩa huyện Châu Thành
tỉnh Tiền Giang.
1.3.2. Đối tượng
Khoá luận nghiên cứu đối với những nông hộ trồng dừa thơm và dừa xiêm xanh ở
xã Thân Cửu Nghĩa huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang.
1.3.3. Thời gian
- Thời gian tiến hành điều tra: từ 02/2010 đến 05/2010
- Thời gian làm khoá luận: từ 06/2010 đến 08/2010.

3


1.4. Cấu trúc của khoá luận
- Chương 1: Mở đầu
Nêu lên lý do, ý nghĩa của việc chọn đề tài “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Của Cây
Dừa Thơm Tại Xã Thân Cửu Nghĩa Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang” trong phần đặt
vấn đề.
Bên cạnh đó cũng nêu rõ mục tiêu nghiên cứu gồm mục tiêu chung và các mục tiêu
cụ thể, phạm vi nghiên cứu gồm đối tượng nghiên cứu và thời gian nghiên cứu, cuối cùng
là cấu trúc các chương của khoá luận.
- Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu khái quát về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tình hình dân cư, tỷ lệ lao
động nam nữ của xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Phần còn lại là tổng quan về đối tượng nghiên cứu bao gồm khái niệm cây dừa và
nêu rõ đặc điểm của hai giống dừa mà khóa luận đang nghiên cứu là dừa thơm và dừa
xiêm xanh.
- Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Phần cơ sở lý luận nêu lên những lý thuyết, khái niệm cơ bản có liên quan đến
khoá luận như các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế như chi phí, doanh thu, lợi nhuận; các
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế như tỷ suất doanh thu/chi phí, lợi nhuận/chi phí, lợi

nhuận/doanh thu; các chỉ tiêu đánh giá dự án đầu tư như hiện giá thu nhập thuần NPV,
suất nội hoàn IRR và thời gian hoàn vốn PP.
Phần phương pháp nghiên cứu bao gồm các phương pháp chọn mẫu và thu thập số
liệu, phương pháp điều tra, phương pháp phân tích và xử lý số liệu gồm phương pháp
phân tích chung và các phương pháp có tính đặc thù của dự án đầu tư, tính hiệu quả kinh
tế của cây lâu năm…
- Chương 4: Kết quả và thảo luận
Đây là phần trọng tâm của khoá luận, nêu lên kết quả đạt được trong quá trình
thực hiện và phân tích các kết quả về thực tiễn và lý luận. Qua quá trình điều tra chung về

4


những hộ trồng dừa thơm và dừa xiêm xanh đánh giá được giống dừa nào mang lại hiệu
quả kinh tế khả quan hơn.
Cụ thể là sẽ trình bày các đặc điểm của nông hộ điều tra như quy mô nhân khẩu, cơ
cấu độ tuổi, trình độ học vấn, cách tiếp cận khoa học kĩ thuật, cơ cấu diện tích đất canh
tác dừa,… để biết được thực trạng trồng dừa của bà con nông dân tại địa phương. Tiếp
theo là tính toán các loại chi phí từ thời kì xây dựng cơ bản đến giai đoạn kinh doanh
cũng như sản lượng và doanh thu đạt được của hai giống dừa thơm và dừa xiêm xanh để
từ đó có số liệu so sánh làm nổi bật lên vấn đề cần nghiên cứu. Cuối cùng là cơ cấu xu
hướng canh tác của các hộ dân trồng dừa như giữ nguyên diện tích hay mở rộng hay thay
thế bằng cây trồng khác… và những điều kiện chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến việc
trồng dừa của người dân địa phương.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Rút ra các kết luận chính đạt được như thực trạng trồng dừa ở xã như thế nào, qua
thống kê tính toán thì loại dừa nào có doanh thu cao hơn, có hiệu quả kinh tế tốt hơn để
giúp người dân ở xã có sự lựa chọn đúng đắn góp phần cải thiện thu nhập và đời sống của
gia đình.
Đề xuất các kiến nghị có liên quan, các giải pháp cần thực hiện chẳng hạn như làm

thế nào để giảm bớt chi phí cho phần xây dựng cơ bản cũng như trong giai đoạn kinh
doanh của quá trình trồng dừa, sự quan tâm nhiều hơn của công tác khuyến nông ở xã để
hướng dẫn cách trồng dừa đúng kĩ thuật cho bà con nông dân, cách ươm trồng giống dừa
thơm “khó tính” này để qui mô diện tích trồng dừa thơm ở xã có thể mở rộng ra, không
còn tình trạng thừa đất thiếu giống như thực trạng hiện nay của xã nữa.

5


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của xã Thân Cửu Nghĩa huyện Châu Thành
tỉnh Tiền Giang
a) Vị trí địa lí của xã

Xã Thân Cửu Nghĩa thuộc huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang với diện tích tự
nhiên 1.244,81 ha gồm 7 ấp: Ngãi Thuận, Ngãi Lợi, Cửu Hòa, Thân Hòa, Thân Đạo, Thân
Đức, Thân Bình. Ranh giới hành chính được xác định như sau:
- Đông giáp huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
- Nam giáp xã Tam Hiệp và xã Long An huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
- Tây giáp xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
- Bắc giáp xã Tân Lý Đông và thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền
Giang.
Xã gần như nằm trong vùng trung tâm của huyện, liền kề với thị trấn Tân Hiệp và
thành phố Mỹ Tho – là những địa điểm đặc thù khi nhắc tới tỉnh Tiền Giang. Đặc biệt xã
cũng có thể được xem là cửa ngõ ra vào các tỉnh miền Tây vì có quốc lộ 1A chạy xuyên
qua và mới đây, ngày 03/02/2010 đã khánh thành đường cao tốc Trung Lương – TPHCM
trên địa bàn xã.

b) Địa hình và đất đai
Xã nằm trong vùng có địa hình thấp của huyện, địa hình tương đối bằng phẳng,
chênh lệch giữa vùng thấp với vùng cao không nhiều. Xã nằm cận sông Tiền với sự phân
bố dồi dào của đất phù sa rất tốt cho cây trồng, mặt khác cũng có một phần đất mặn phân


bố rãi rác trên địa bàn xã. Với đặc tính thích hợp với nhiều loại đất và chịu mặn cao thì
dừa là loại cây trồng rất thích hợp ở xã.
c) Khí hậu - thời tiết
- Nhiệt độ
Nóng ẩm quanh năm, thích hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển, chênh lệch
giữa hai mùa không lớn. Nhiệt độ trung bình trong năm là 29,15oC cao nhất là 38,9oC
thấp nhất là 19,4oC. Tháng nóng nhất trong năm là tháng 3 – 4 (từ 38,2oC - 38,9oC).
- Bức xạ và chiếu sáng
Lượng bức xạ trung bình 425 cal/cm2/ngày, thời gian chiếu sáng thay đổi bình
quân 11h/ngày. Dài nhất là tháng 5 trên 12h/ngày và ngắn nhất là tháng 10 dưới
10h/ngày. Thời gian chiếu sáng có tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của một số
loại cây trồng, nhất là những loại cây có ảnh hưởng quang kỳ như dừa.
- Mưa và ẩm độ
+ Mưa: chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4-11 dương lịch, mùa khô bắt đầu
từ tháng 12 đến tháng 4 dương lịch năm sau.
+ Ẩm độ: trung bình trong năm là 79,2 %, tháng 8-10 có độ ẩm cao nhất (82,5 %),
thấp nhất là tháng 3-7 (74,1 %), đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây
trồng.
2.1.2. Tình hình đất đai và lao động của xã
a) Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất nông
nghiệp và là một yếu tố không thể thiếu trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Theo số
liệu thống kê năm 2009 của xã về tình hình sử dụng đất như sau:


7


Bảng 2.1. Tình Hình Sử Dụng Đất Đai ở Xã Thân Cửu Nghĩa
Khoản mục

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất

1.244,81

100,00

1. Đất nông nghiệp

968,77

77,82

+ Đất trồng lúa

156,23

16,12

+ Đất trồng rau màu


278,52

28,75

+ Đất trồng cây lâu năm

532,09

54,92

+ Đất nuôi trồng thủy sản

1,92

0,21

276,04

22,18

0

0

2. Đất phi nông nghiệp
3. Đất sử dụng cho mục đích khác

Nguồn tin: UBND xã
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1.244,81 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm
77,82% với diện tích 968,77 ha. Do xã ở gần vùng đô thị nên trong cơ cấu đất nông

nghiệp, diện tích trồng lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản không nhiều mà phần lớn là
đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 54,92% chủ yếu là trồng các vườn cây ăn
trái như mận, nhãn, xoài, cam, quýt và dừa. Chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng qua
quá trình nghiên cứu tìm hiểu biết được diện tích dừa đang được mở rộng do các hộ dân
thay thế dừa vào các vườn trái cây kém hiệu quả để cải thiện thu nhập.
Còn lại là đất phi nông nghiệp với 276,04 ha chiếm 22,18% trong tổng diện tích
đất của xã gồm có đất ở và đất chuyên dùng cho quốc phòng, sản xuất kinh doanh phi
nông nghiệp, y tế, giáo dục…
b) Tình hình dân số - lao động
Toàn xã có 7 ấp với tổng dân số là 19.534 người. Với tổng số 4.973 hộ thì trung
bình mỗi hộ sẽ có 4 nhân khẩu. Vì người dân ở xã phần lớn làm nghề nông, làm vườn nên
đây là con số phù hợp cho mỗi gia đình vì không sợ thiếu lao động cũng như ít lo hơn về
gánh nặng kinh tế.

8


Bảng 2.2: Hiện Trạng Dân Số của Xã Thân Cửu Nghĩa Năm 2009
Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Số lượng

Tỷ trọng (%)

Người

19.534


100

Hộ

4.973

Số nhân khẩu/hộ

Người

4

Ngoài tuổi lao động

Người

10.213

52,28

Trong tuổi lao động

Người

9.321

47,72

Lao động nam


Người

4.793

51,42

Lao động nữ

Người

4.528

48.58

Tổng dân số
Số hộ

Nguồn tin: UBND xã
Về cơ cấu dân số, theo thống kê thì có tới 10.213 người ngoài tuổi lao động chiếm
52,28% tổng dân số ở xã. Như vậy trong tổng số 4 nhân khẩu chỉ có 2 người trong tuổi
lao động, còn lại là người cao tuổi hoặc trẻ vị thành niên. Bên cạnh đó số lao động nữ là
4.528 người chiếm 48,58% tổng số lao động, gần xấp xỉ số lao động nam. Đây là điều
kiện không thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp ở xã vì thiếu khá nhiều lao động chân
tay phù hợp cho công việc đồng án. Tình hình địa phương là thế nên có lẽ đó là lí do các
vườn cây ăn trái và đặc biệt là dừa được người dân ở đây lựa chọn. Không phải chăm sóc
vất vả hay quá phức tạp, không cần lao động nam có sức khỏe mà chỉ cần lao động nữ hay
thậm chí người trên tuổi lao động cũng có thể trồng được một vườn dừa và có thu nhập
đều đặn mỗi tháng. Đây là đặc điểm khá đặc biệt của lao động và ngành nghề ở xã.
2.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Giới thiệu về những đặc điểm của cây dừa

a. Cây dừa
Dừa là một loại cây lớn, thân đơn trục có thể cao tới 30 m, với các lá đơn xẻ thùy
lông chim một lần, cuống và gân chính dài 4-6 m, các thùy với gân cấp hai có thể dài 6090 cm, lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân, các lá già khi rụng để lại vết
sẹo trên thân.

9


Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó
ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng
năm), điều này giúp dừa trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách
tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70-80%) để có thể phát triển một cách tối ưu
nhất, điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp
thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao.
Hoa của dừa là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả
hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Dừa ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt. Dừa
là loại cây thụ phấn chéo là chủ yếu, mặc dù một vài giống dừa lùn lại là tự thụ phấn.
b. Lợi ích cho sức khỏe
Trong nước dừa có gần như toàn bộ dưỡng chất cần cho cơ thể, nhiều vitamin
nhóm B và chất khoáng. Hàm lượng kali và magiê trong nước dừa tương tự như dịch tế
bào của người nên thường được dùng cho bệnh nhân bị tiêu chảy.
Nước dừa làm đẹp da, đen mượt tóc. Nhân dừa non chứa nhiều enzym tốt cho tiêu
hóa, dùng chữa các bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan, đái tháo đường ,.. . Polysacharit của
nước dừa kích thích miễn dịch đối với bệnh lao phổi.
Nước quả dừa xanh còn non được các nhà khoa học gọi là “nước khoáng thực vật”
vì chứa nhiều vi lượng khoáng cần thiết cho cơ thể và đường ở dạng dễ tiêu hóa, lượng
vitamin C đủ cho nhu cầu một ngày. Nước trong trái dừa 6-7 tuần tuổi là ngon và bổ nhất.
Các phần khác của cây dừa như vỏ xanh, xơ ở ngoài được dùng rửa vết thương,
bỏng, chàm, lở. Vỏ cứng (sọ dừa) đốt thành than cầm tiêu chảy, chống phóng xạ. Cùi non
ăn bổ tâm tỳ. Cùi già ép lấy dầu, bó chữa gẫy xương, chế mỹ phẩm. Rễ dừa cầm máu, lợi

tiểu và chữa được nhiều chứng bệnh thông thường khác.
2.2.2. Vài nét về hai giống dừa đang nghiên cứu
a. Dừa thơm
Dừa thơm là loại dừa đặc biệt với hương thơm lá dứa tự nhiên nên còn được gọi là
dừa dứa. Dừa thơm chủ yếu dùng để uống nước như các giống dừa lùn khác nhưng nhờ
mùi thơm đặc trưng nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng, do đó dừa thơm thường có
10


giá trị cao hơn gấp nhiều lần so với trái dừa Xiêm. Không chỉ có nước dừa có mùi thơm lá
dứa mà các bộ phận khác như lá, hoa và thậm chí là vỏ dừa cũng có mùi thơm tương tự.
Trái dừa thơm thường có kích thước nhỏ tương đương như trái dừa xiêm xanh, và thường
có rất ít quả to. Đặc biệt là dừa thơm rất khó ươm trồng, tỷ lệ nảy mầm của trái dừa giống
rất thấp, chỉ khoảng 10% nên đó là lí do khiến giá dừa thơm giống có giá quá đắt, điều đó
dẫn đến giá trái dừa thơm cũng không ngừng tăng lên vượt xa giá các loại dừa xiêm và
dừa khác.
Về nguồn gốc của giống dừa thơm này vẫn còn nhiều khúc mắc. Vì về hình dáng
thân cây hay đặc điểm đặc biệt nhất là có mùi thơm lá dứa từ nước dừa đến các bộ phận
của cây đều giống với giống dừa xiêm dứa được du nhập từ Thái Lan hiện đang được
trồng khá phổ biến ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long như Vĩnh Long, Bến
Tre…Riêng ở địa bàn nghiên cứu tức là xã Thân Cửu Nghĩa, các hộ dân đều nói đây là
giống dừa thơm xuất xứ từ Việt Nam chứ không phải loại dừa xiêm dứa Thái Lan đó, và
qua phỏng vấn gần như tất cả các hộ trồng dừa thơm ở xã đều chắc chắn là giống dừa
thơm này hiện chỉ tồn tại trên địa bàn xã. Cũng qua quá trình điều tra được biết tất cả cây
dừa thơm đang trồng ở xã hiện nay đều bắt nguồn từ nhà ông Nguyễn Văn Hòa (Sáu
Hòa). Theo ông, nhà ông có những cây dừa thơm già cỗi đã bị đốn bỏ từ lâu và hiện
những cây còn tồn tại cũng đã đạt đến 60-70 tuổi.
Điều đó không phải chỉ là ý kiến chủ quan của các hộ dân trồng dừa, vì ngay cả
các nơi tiêu thụ trong địa bàn tỉnh nói riêng và các tỉnh miền Tây lân cận nói chung cũng
có sự phân biệt đối xử với hai loại dừa này. Chẳng hạn như trạm dừng chân Mê Kông hay

nhà hàng Trung Lương tại thành phố Mỹ Tho là những nơi tiêu thụ chính của dừa thơm ở
xã qui định rằng chỉ mua dừa thơm Việt Nam chứ không mua dừa xiêm dứa Thái Lan.
Hay thậm chí những nơi bán cây giống, có rất nhiều cây dừa ươm xiêm dứa Thái Lan mà
không có hoặc có rất ít giống dừa thơm này trong khi cây dừa thơm bán được đến
500.000 đ/cây giống còn dừa xiêm dứa Thái Lan chỉ có 50.000 đ/cây.
Trả lời cho câu hỏi làm sao phân biệt được dừa thơm với dừa xiêm dứa thì hầu như
đều nhận được câu trả lời là dừa xiêm dứa có mùi vị nhạt hơn, để hơi lâu ngoài không khí
11


thì nước dừa xiêm dứa sẽ không còn mùi thơm nữa còn dừa thơm thì vẫn đậm đà hương
vị dứa. Còn về hình dáng bên ngoài thì rất khó phân biệt nên người thương lái đi thu mua
dừa thường chỉ dựa vào uy tín của chủ hộ, nếu đem về uống thấy nhạt biết là dừa xiêm
dứa thì sẽ không thu mua hộ đó nữa. Bởi vậy ở xã người dân có muốn trồng dừa xiêm dứa
thay dừa thơm để đỡ được phần chi phí giống thì cũng không tìm được chỗ tiêu thụ.
Theo tài liệu mà tác giả nghiên cứu, trái dừa xiêm dứa được chia thành ba kích
thước trái: trái nhỏ (như dừa xiêm xanh), trái trung bình (như dừa dâu) và trái to (như dừa
ta). Hương thơm của dừa tỷ lệ nghịch với kích thước của nó, tức là trái thuộc nhóm nhỏ
có mùi dứa đậm đà nhất, kế đến là trái trung bình và to, nhóm trái càng to mùi thơm càng
giảm. Ngược lại tỷ lệ nảy mầm lại tỷ lệ thuận với kích thước, cụ thể là trái càng to thì xác
suất nảy mầm càng cao (80-90%) và nhóm trái nhỏ có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất (10-20%).
Theo nhận định của tác giả, có thể giống dừa thơm ở xã chính là loại dừa xiêm dứa nhóm
trái nhỏ như tài liệu đề cập vì có vị hương dứa đậm đà và cũng có khả năng nảy mầm rất
thấp. Điều đó giải thích được vì sao có những sự giống và khác nhau giữa dừa thơm và
dừa xiêm dứa như nhận định của người dân ở xã.
Hình 2.1. Cây Dừa Thơm

Nguồn tin: kết quả điều tra

12



Hình 2.2. Cây Dừa Xiêm Dứa Loại Nhỏ

Nguồn tin: kết quả điều tra
Hình 2.3. Cây Dừa Xiêm Dứa Loại Trung Bình

Nguồn tin: kết quả điều tra

13


×