Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tạo cây con mun (diospyros mun a chev ex lecomte) từ hạt trong giai đoạn vườn ươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.91 MB, 107 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ THỊ MAI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TẠO
CÂY CON MUN (Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte)
TỪ HẠT TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Hạnh Hoa

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Ngô Thị Mai

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn Hạnh Hoa đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Thực vật, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam; đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức VQG Cúc
Phương- Ninh Bình; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ninh Bình; Sở Khoa học
và Công nghệ Ninh Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Ngô Thị Mai

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................. ...i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. . ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................. .. v
Danh mục các bảng .................................................................................................... . vi
Danh mục các biểu đồ ................................................................................................ vii
Danh mục các hình ..................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ...................................................................................................... . ix
Thesis abstract ............................................................................................................ .. x
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
1.2.
Mục tiêu của đề tài.......................................................................................... 1
1.3.
Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.4.
Đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................. 2

1.4.1. Đóng góp mới ................................................................................................. 2
1.4.2. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ 2
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................ 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu ......................................................................................... 3
2.1.
Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ........................................................... 3
2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 3
2.1.2. Lịch sử địa chất và địa hình ............................................................................ 3
2.1.3. Thổ nhưỡng .................................................................................................... 3
2.1.4. Khí hậu thủy văn ............................................................................................ 4
2.1.5. Tài nguyên động thực vật rừng ....................................................................... 5
2.2.
Giới thiệu chung về cây Mun .......................................................................... 5
2.2.1. Vị trí phân loại ................................................................................................ 5
2.2.2. Đặc điểm thực vật học .................................................................................... 6
2.2.3. Đặc điểm sinh thái .......................................................................................... 6
2.3.
Các nghiên cứu về kỹ thuật tạo cây con từ hạt ................................................. 7
2.3.1. Trên thế giới ................................................................................................... 7
2.3.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 8
2.4.
Các nghiên cứu về cây Mun .......................................................................... 12
Phần 3. Vật liệu, nội dung, phương pháp nghiên cứu............................................. 18

iii


3.1.
3.1.1.


Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................... 18
Vật liệu nghiên cứu....................................................................................... 18

3.1.2.
3.1.3.
3.2.
3.2.1.

Địa điểm nghiên cứu ..................................................................................... 18
Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 18
Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 18
Nghiên cứu kỹ thuật hạt giống ...................................................................... 18

3.2.2.
3.2.3.

Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con ................................................................... 18
Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật tạo cây con Mun từ hạt ................... 19

3.3.
3.3.1.
3.3.2.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 19
Phương pháp nghiên cứu chung .................................................................... 19
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể.............................................................. 19

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 28
4.1.
Nghiên cứu về kỹ thuật hạt giống Mun ......................................................... 28

4.1.1. Một số chỉ tiêu gieo ươm của hạt cây Mun .................................................... 28
4.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước ủ đến khả năng nảy mầm của hạt.................... 29
4.1.3. Ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau đến khả năng nảy mầm hạt .......... 30
4.1.4. Ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ bảo quản đến tỷ lệ nảy mầm của hạt .... 31
4.2.
Nghiên cứu về kỹ thuật tạo cây con Mun ...................................................... 32
4.2.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ che sáng đến sinh trưởng của cây Mun trong giai
đoạn vườn ươm............................................................................................. 32
4.2.2. Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây Mun giai đoạn
vườn ươm ..................................................................................................... 38
4.2.3. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng cây Mun giai đoạn
vườn ươm ..................................................................................................... 43
4.2.4. Ảnh hưởng của tuổi cây con xuất vườn khác nhau đến sinh trưởng Mun ở
rừng trồng ..................................................................................................... 47
4.3.
Bước đầu đề xuất biện pháp kỹ thuật tạo cây con Mun .................................. 51
4.3.1. Chuẩn bị hạt giống ........................................................................................ 52
4.3.2. Gieo ươm...................................................................................................... 52
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 53
5.1.
Kết luận ........................................................................................................ 53
5.2.
Kiến nghị ...................................................................................................... 53
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 54
Phụ lục ..................................................................................................................... 60

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CT

Công thức

Dt

Đường kính tán

Do

Đường kính gốc

Hvn

Chiều cao vút ngọn của cây

IUCN

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

OTC


Ô tiêu chuẩn

VQG

Vườn quốc gia

V

Hệ số biến động (%)

X

Giá trị trung bình

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Khối lượng và độ ẩm ban đầu của hạt Mun................................................28
Bảng 4.2. Độ thuần của hạt .......................................................................................28
Bảng 4.3. Thế nảy mầm của hạt Mun ........................................................................29
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước ủ đến khả năng nảy mầm của hạt Mun ........29
Bảng 4.5. Khả năng nảy mầm của hạt Mun ở các giá thể khác nhau ..........................30
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ bảo quản đến tỷ lệ nảy mầm của
hạt Mun.....................................................................................................31
Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của Mun ở các tỷ lệ che sáng ..........................33
Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây Mun ở các công thức hỗn hợp
ruột bầu .....................................................................................................39
Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu sinh trưởng cây Mun ở các công thức tưới nước ................44

Bảng 4.10. Sinh trưởng của Mun ở rừng trồng 1 năm có tuổi cây con xuất vườn
khác nhau ..................................................................................................49

vi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.

Ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ bảo quản đến tỷ lệ nảy mầm

của hạt Mun ..............................................................................................32
Biểu đồ 4.2.

Tỷ lệ sống của Mun ở các công thức che sáng.......................................34

Biểu đồ 4.3.

Chiều cao cây Mun ở các tỷ lệ che sáng ................................................35

Biểu đồ 4.4.

Đường kính cây Mun ở các tỷ lệ che sáng .............................................36

Biểu đồ 4.5.

Sinh khối khô cây Mun ở các tỷ lệ che sáng ..........................................37

Biểu đồ 4.6.


Tỷ lệ sống của Mun ở các công thức hỗn hợp ruột bầu ..........................40

Biểu đồ 4.7.

Chiều cao cây Mun ở các công thức hỗn hợp ruột bầu ..........................41

Biểu đồ 4.8.

Đường kính cây Mun ở các công thức hỗn hợp ruột bầu .......................41

Biểu đồ 4.9.

Sinh khối khô cây Mun ở các công thức hỗn hợp ruột bầu ....................42

Biểu đồ 4.10. Tỷ lệ sống của Mun ở các công thức tưới nước .....................................45
Biểu đồ 4.11. Chiều cao cây Mun ở các công thức tưới nước ......................................46
Biểu đồ 4.12. Đường kính cây Mun ở các công thức tưới nước ...................................46
Biểu đồ 4.13. Sinh khối khô cây Mun ở các công thức tưới nước ................................47
Biểu đồ 4.14. Tỷ lệ sống của Mun sau 1 năm trồng ở các tuổi cây con xuất vườn
khác nhau ..................................................................................................49
Biểu đồ 4.15. Sinh trưởng chiều cao của Mun sau 1 năm trồng ở các tuổi cây con
xuất vườn khác nhau .................................................................................50
Biểu đồ 4.16. Sinh trưởng đường kính của Mun sau 1 năm trồng ở các tuổi cây
con xuất vườn khác nhau ...........................................................................51

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm theo dõi nảy mầm của hạt sau khi xử lý ...................22
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm theo dõi nảy mầm của hạt ở các công thức giá thể ..........23
Hình 3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của tỷ lệ che sáng ..............................24
Hình 3.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu .........................26
Hình 3.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của chế độ tưới nước .........................27
Hình 4.1. Mun 9 tháng tuổi ở tỷ lệ che sáng khác nhau ................................................38
Hình 4.2. Cây Mun 6 tháng tuổi trồng thử nghiệm sau 10 tháng...................................48
Hình 4.3. Cây Mun 3 tháng tuổi trồng thử nghiệm sau 10 tháng...................................48

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Mun (Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte) là loài cây bản địa, đặc hữu của Việt
Nam. trước đây loài cây này có phân bố tự nhiên ở nhiều tỉnh trong cả nước như Ninh
Bình, Hòa Bình, Tuyên Quang, Quảng Bình, Khánh Hòa, Ninh Thuận... Hiện nay Mun
chỉ còn ở một số ít Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên, có rất ít công
trình nghiên cứu về loài cây quý này. Vì vậy, việc nghiên cứu một số biện pháp kỹ
thuật tạo cây con Mun từ hạt trong giai đoạn vườn ươm là rất cần thiết, góp phần bảo
tồn và phát triển loài cây gỗ quý này. Việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu truyền
thống phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài. Từ việc nghiên cứu đó, chúng tôi rút
ra một số kết luận chính như sau: Hạt Mun sau khi thu hái có độ thuần trung bình của
hạt là 95,02%, với tỷ lệ nảy mầm sau khi thu hái đạt 48 - 71,7%. Hạt được bảo quản 180
ngày bằng cách để hạt trong túi nilon đen đặt trong tủ lạnh 50C, cho tỷ lệ nảy mầm đạt
25,3%. Nên xử lý hạt bằng cách ngâm hạt trong nước có nhiệt độ ban đầu 600C trong 8
giờ, sau đó vớt ra gieo ủ trong cát ẩm. Chọn giá thể để gieo ươm hạt là cát ẩm, sau 6
ngày hạt bắt đầu nảy mầm, thời gian nảy mầm 20 ngày. Ở giai đoạn vườn ươm, Mun là
cây chịu bóng, tỷ lệ che sáng thích hợp cho cây 3 và 6 tháng tuổi là 50%, cây 9 tháng
tuổi là 25%. Hỗn hợp giá thể thích hợp cho gieo ươm Mun là 87% đất mặt vườn + 10%

phân chuồng hoai + 3% supe lân. Cây con Mun trong giai đoạn vườn ươm cần tưới
nước mỗi ngày 1 lần với lượng nước tưới 6,2 lít/m2 (bầu có kích thước 10 x 15cm) là
thích hợp.
Kết quả nghiên cứu của đề tài bước đầu cho thấy Mun là một loài cây bản
địa sinh trưởng chậm có khả năng tạo cây con bằng hạt. Cây con Mun có thể được
nhân giống bằng hạt. Cây Mun thích hợp cho trồng rừng là cây 9 tháng tuổi, khỏe
mạnh, không bị sâu bệnh, không cụt ngọn, chiều cao tối thiểu 36 cm, đường kính
cổ rễ 4 - 5mm.

ix


THESIS ABSTRACT

Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte (commonname: Ebony) is a native endemic

species of Vietnam. Earlier, this species naturally distributed in various provinces of our
country such as: Ninh Binh, Hoa Binh, Tuyen Quang, Quang Binh, Khanh Hoa, Ninh
Thuan, etc. Currently, Ebony is only in some national parks, nature conservation zones
or protected forests. However, studies on Ebony are still limited. Therefore technical
methods study on Ebony (Diospyros mun A.Chev. Ex Lecomte) seedling breeing
fromseed in nursery stage" are essential nursery contribute to the preservation and
development of Ebony. The application of traditional methods suitable for the content
of the thesis. From results study, author have some conclution that: after- harvested
Ebony seed has average 95% of seed purily, with 48 - 71,7% of germination rate. 180 day- storage in black plastic bag- under 5oC seed has 25,3% of germination rate. Firstly,
It should be heat Ebony seed by deeping in 60oC - water for 8 hours, then they are
sowed in moist sand. Ebony seeds begin to germinate in 6 days after sowing with 20 day - period of germinnation. At nursery stage, Ebony is shade - tolerant tree. The
suitable shading rate for 3 to 6 - month - old tree is 50%, 9 - month - old tree is 25%.
The best potting media formula for sowing of Ebony is 87% of surface soil + 10% of
organic fertilizer + 3% of super phosphate. At nursery stage, Ebony seeding need once

daily watering with 6,2 liters/m2 (plastic pot size 10 x 15 cm).
In conclution, the results of study showed that Ebony was a slow- growing
species. The seeding could be breeded by seed. And, the suitable Ebony tree for
planting was 9- month- old, health, not diseased, no topless, minimun height of 36 cm, 4
-5 mm of rout collar diameters.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Mun (Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte), thuộc họ Thị (Ebenaceae), là
loài cây đặc hữu ở Việt Nam, phân bố tự nhiên ở các vùng của nước ta. Mun là
loài cây gỗ trung bình, lõi gỗ mun khi khô có màu đen bóng, cứng và bền, là gỗ
quý nên thường được làm đồ mộc gia dụng cao cấp. Quả và lá dùng để nhuộm
đen lụa quý. Các sản phẩm của Mun có giá trị thương mại, kinh tế và văn hoá
nên Mun đã và đang bị khai thác rất mạnh, số lượng cá thể trong quần thể ít, kích
thước quần thể rất nhỏ và phân bố tản mạn.
Theo các tiêu chí IUCN (2013) loài Mun (Diospyros mun A.Chev. ex
Lecomte) hiện được xếp ở tình trạng cực kỳ nguy cấp (A1cd) vì có phân bố hẹp,
số cá thể trưởng thành còn lại quá ít và chất lượng cây xấu, tái sinh tự nhiên ít, bị
khai thác và chết dần vì môi trường sống bị xâm phạm và thu hẹp. Cũng vì lý do
trên, tại Việt Nam loài này đã được dẫn trong sách đỏ Việt Nam (2007) ở mức độ
nguy cấp EN A1c,d, B1 + 2a và được pháp luật bảo vệ (nằm trong gỗ nhóm I).
Mun trong tự nhiên đang bị đe dọa nghiêm trọng và đứng trước nguy cơ bị tuyệt
chủng cao. Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu về loài cây quý này, đa số
các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về phân loại hoặc phân bố, đánh giá tài
nguyên và bảo tồn loài mang tính chất chung chung (Lê Đình Khả, Nguyễn
Hoàng Nghĩa, 1990; Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 1998; Nguyễn Hoàng
Nghĩa, 1997, 1999).

Cho đến nay, Mun đã được trồng thử nghiệm bằng cây con từ hạt, song
chưa có quy trình gieo ươm một cách hệ thống, chưa có hướng dẫn kỹ thuật tạo
cây con Mun từ hạt nên chưa đủ cơ sở khoa học để xây dựng giải pháp kỹ thuật
bảo tồn có hiệu quả. Xuất phát từ những lí do đã nêu ở trên, chúng tôi thực hiện
đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tạo cây con Mun (Diospyros
mun A.Chev. ex Lecomte) từ hạt trong giai đoạn vườn ươm”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định một số chỉ tiêu kỹ thuật gieo ươm của hạt Mun.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái (chế độ che sáng, hỗn hợp
ruột bầu, chế độ tưới nước) đến sinh trưởng cây con ở giai đoạn vườn ươm.
- Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật tạo cây con Mun từ hạt.

1


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu thực địa của đề tài chủ yếu được tiến hành tại VQG Cúc
Phương- Ninh Bình.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ
TÀI
1.4.1. Đóng góp mới
Bổ sung, hoàn thiện kỹ thuật tạo cây con Mun từ hạt trong giai đoạn vườn
ươm và trồng thử nghiệm cây Mun ở các giai đoạn tuổi xuất vườn khác nhau (3
tháng, 6 tháng, 9 tháng) đã xác định được tuổi cây con xuất vườn tốt hơn cả là
cây con xuất vườn 9 tháng tuổi.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đã bổ sung, hoàn thiện kỹ thuật tạo cây con Mun từ hạt trong giai
đoạn vườn ươm góp phần cho việc bảo tồn nguồn gen.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài đã xác định và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật tạo cây con Mun

phục vụ cho trồng rừng.
- Những kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp, học sinh, sinh viên, nông dân... trong định hướng
phát triển các loài cây gỗ quý hiếm.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1.1. Vị trí địa lý
Theo Trương Quang Bích (2008) cho thấy VQG Cúc Phương có tọa độ địa
lý từ 20014' đến 20024' vĩ độ Bắc, 105029' đến 105044' kinh độ Đông. VQG Cúc
Phương có tổng diện tích 22.200 ha, chiều dài khoảng 30km, chiều rộng nơi rộng
nhất khoảng 10km, nằm trên địa giới hành chính của ba tỉnh là Ninh Bình, Hòa
Bình và Thanh Hóa trong đó diện tích thuộc tỉnh Ninh Bình là 11.350 ha (chiếm
51,1%), thuộc tỉnh Hòa Bình là 5850 ha (26,4%) thuộc tỉnh Thanh Hóa là 5000ha
(22,5%).
2.1.2. Lịch sử địa chất và địa hình
* Lịch sử địa chất: Có lịch sử địa chất rất lâu đời, là cơ sở cho việc hình
thành tầng đất dầy và rất thuận lợi cho sự phát triển của hệ thực vật.
* Địa hình: Địa hình VQG Cúc Phương được tạo bởi hai dẫy núi đá vôi
chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Giữa hai dẫy núi đá vôi là
những thung lũng hẹp xen kẽ một số đồi gò đất thấp chạy dọc trung tâm Vườn.
Dải thung lũng này đôi chỗ bị ngăn cách bằng những quèn thấp như: quèn Đang,
quèn Voi, quèn Xeo…Khoảng 3/4 diện tích Cúc Phương là núi đá vôi, có độ cao
tuyệt đối trung bình 300 - 400m. Cao nhất là đỉnh Mây Bạc (656m) nằm ở phía
Tây Bắc Vườn.
2.1.3. Thổ nhưỡng
Theo Nguyễn Xuân Quát (1976) đất Cúc Phương gồm 7 loại chính phân

thành hai nhóm:
* Nhóm A: Đất phát triển trên đá vôi hoặc trên sản phẩm chịu ảnh hưởng
nhiều của cacbonat. Trong nhóm này có 4 loại chính:
Loại 1: Đất renzin mầu đen trên đá vôi.
Loại 2: Đất renzin mầu vàng trên đá vôi.
Loại 3: Đất renzin mầu đỏ trên đá vôi.
Loại 4: Đất Macgalit - Feralit vàng.
* Nhóm B: Đất phát triển trên đá không vôi hoặc trên sản phẩm ít chịu ảnh
hưởng của nước Cacbonat. Trong nhóm này có 3 loại chính:

3


Loại 1: Đất Feralit vàng phát triển trên sa thạch.
Loại 2: Đất Feralit vàng, nâu, xám, tím phát triển trên Azgilit.
Loại 3: Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên diệp thạch sét.
2.1.4. Khí hậu thủy văn
2.1.4.1. Chế độ nhiệt
Chế độ nhiệt ở VQG Cúc Phương chịu ảnh hưởng của độ cao và thảm thực
vật rừng. Điều đó được thể hiện từ số liệu quan trắc của 3 trạm khí tượng như sau :
Ở trạm Bống, là trung tâm rừng nguyên sinh có độ cao so với mặt biển
khoảng 300- 400m, thảm thực vật rừng rất tốt, nhiệt độ bình quân năm là 20,60C.
Ở trạm Đang, nằm ở vùng rừng thứ sinh, rừng có chất lượng kém hơn, một
số đã bị khai thác chọn hoặc làm nương rẫy. Độ cao so với mặt biển 200- 250m.
Nhiệt độ bình quân năm là 21,80C, cao hơn ở Bống 1,20C.
Ở trạm Nho Quan, nằm ngoài ranh giới Vườn, cách trung tâm Vườn 20 km,
ở đây không có rừng, độ cao so với mặt biển là 20m, nhiệt độ bình quân năm là
22,70C, cao hơn nhiệt độ bình quân của Bống 2,10C và cao hơn nhiệt độ bình
quân của Đang 0,90C.
2.1.4.2 Chế độ mưa

Lượng mưa bình quân năm của Cúc Phương biến động từ 1800 mm đến
2400 mm, bình quân năm là 2138 mm. Đó là lượng mưa tương đối lớn so với
vùng xung quanh.
2.1.4.3 Độ ẩm không khí
Độ ẩm tương đối không khí trung bình năm ở Cúc Phương là 90%, tháng
thấp nhất không dưới 88%.
2.1.4.4 Chế độ gió
Vườn Quốc gia Cúc Phương nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa,
chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc về mùa đông và gió mùa Đông Nam về
mùa hè. Ngoài ra, về mùa hè nhiều ngày có gió Lào thổi mạnh.
2.1.4.5 Thủy văn
Do ở Cúc Phương là địa hình Castơ nên ở đây có ít dòng chảy mặt, ngoại
trừ sông Bưởi và sông Ngang ở phía Bắc có nước quanh năm, còn lại là các khe
suối có nước theo mùa.

4


2.1.5. Tài nguyên động thực vật rừng
2.1.5.1. Hệ thực vật
Theo Trương Quang Bích (2008) cho thấy hệ thực vật ở VQG Cúc Phương
rất phong phú, đa dạng gồm: 2.103 loài thuộc 917 chi, 231 họ của 7 ngành thực
vật bậc cao. trong đó có rất nhiều loài có giá trị: 430 loài cây thuốc, 229 loài cây
ăn được, 240 loài cây có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh nhuộm, 137 loài cho
tanin..., 118 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam (1996) và IUCN (2001).
2.1.5.2. Hệ động vật
Theo Trương Quang Bích, 2008 cho thấy khu hệ động vật có xương sống ở
Cúc Phương cũng rất phong phú và đa dạng, cụ thể như sau: Đã thống kê được:
89 loài thú, 307 loài chim, 67 loài bò sát, 43 loài ếch nhái, 65 loài cá. Diện tích
VQG Cúc Phương so với Việt Nam chỉ chiếm 0,07% nhưng số loài động vật có

xương sống chiếm 30,9%, trong đó có 64 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam
(1996). Vì vậy Cúc Phương được coi là khu bảo tồn thiên nhiên độc đáo với tính
đa dạng sinh học rất cao và chứa đựng trong nó rất nhiều loài quý và đặc hữu.
Như vậy, VQG Cúc Phương có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sự phát
triển của các loài động thực vật như có diện tích lớn, đa dạng về địa hình và khí
hậu, lượng mưa trung bình hàng năm lớn, tổng nhiệt hàng năm tương đối cao,
hơn nữa vườn quốc gia đã được thành lập từ lâu nên vẫn giữ được một hệ động,
thực vật vô cùng phong phú và đa dạng, ở đây có một đội ngũ cán bộ chuyên
môn cũng như cán bộ bảo vệ rừng đông đảo, có trình độ chuyên môn sâu. Những
yếu tố trên là điều kiện rất thuận lợi cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát
triển Mun tại đây.
2.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY MUN
2.2.1. Vị trí phân loại
Theo Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên (2003), Trần Hợp (2002), Nguyễn
Hoàng Nghĩa (1999), Nguyễn Tiến Bân (2003), Vũ Văn Dũng (1987), Le Comte
H (1908- 1942)..., Mun còn có tên là Mun sừng, Mung, Mun đen,...Phân loại theo
hệ thống Takhtajan (1973) Mun có tên khoa học là Diospyros mun A.Chev. ex
Lecomte, thuộc họ Thị (Ebenaceae), bộ Thị (Ebenales), lớp cây hai lá mầm
(Magnoliopsida), ngành thực vật hạt kín (Magnoliophyta).

5


Họ Thị (Ebenaceae) là một họ thực vật có hoa, nó bao gồm các loài cây như
Hồng, Thị, Cậy, Mun. Họ này có khoảng 548 loài cây gỗ và cây bụi thuộc các chi
là Diospyros, Euclea, Lissocarpa và Royena. Các loài phần lớn là cây thường
xanh và có nguồn gốc ở khu vực nhiệt đới hay cận nhiệt đới, chỉ một số ít các
loài cây lá sớm rụng có nguồn gốc ở khu vực ôn đới, đài hoa bền vững trên quả
là đặc trưng của họ này, ở Việt Nam họ Thị có 1 chi Diospyros khoảng 60 loài,
chi Thị Diospyros là một chi có từ khoảng 450-500 loài, có sự phân bố rộng khắp

vùng nhiệt đới, với sự đa dạng lớn nhất về các loài trong khu vực Indomalaya.
Chi này bao gồm một số loài có giá trị thương mại quan trọng, hoặc là để lấy quả
ăn (bao gồm các loài Hồng D. kaki, Thị D. decandra, Cậy D. virginiana) hoặc là
để lấy gỗ. Có hai nhóm gỗ có giá trị thương mại là gỗ mun trơn: loại gỗ mun đen
thuần túy (đáng chú ý là Diospyros ebenum, Diospyros mun...) và gỗ mun sọc
(mun vàng hay mun Macassar - Diospyros celebica). Trong đó, Diospyros mun là
loài rất có giá trị nên đã bị khai thác nhiều, làm cho số lượng Mun tồn tại trong
tự nhiên suy giảm nhanh chóng.
Cây Mun được hai nhà khoa học người Pháp phát hiện tại Phan Rang, Việt
Nam năm 1924. Hiện tiêu bản của loài cây này ở nước ngoài được lưu giữ tại
Bảo tàng thực vật Paris, Trung Tâm sinh học và vườn thực vật Đại học Hamburg
(CHLB Đức) ( />2.2.2. Đặc điểm thực vật học
Mun là cây gỗ trung bình, rụng lá, cao 7–18 m, đường kính đến 0,3 m hay
hơn, cành nhánh nhẵn, tán rậm. Vỏ ngoài đen, nứt dọc nông. Lá đơn mềm, mọc
cách, hình trứng nhọn, gân giữa và gân bên nổi rõ, dài 5,5-6,5 cm; rộng 2-2,2 cm,
khi khô có màu đen. Hoa nhỏ, màu vàng đơn tính; hoa đực mọc thành cụm xim
gồm 3-5 hoa ở nách lá, hoa cái mọc đơn độc. Hoa đực có đài hợp, hình cốc ngắn, ở
phần trên chia thành 4 thùy, màu lục. Tràng hợp thành ống, dài 5 mm, ở trên chia
thành 4 thùy màu vàng. Nhị 8; bao phấn hình mũi dùi, dài khoảng 3 mm. Quả hình
cầu nhỏ, đường kính 1,5–2 cm màu xanh nhẵn, khô màu đen, vỏ dày, mang đài tồn
tại xẻ 4 thuỳ. Mùa hoa Mun thường vào tháng 7. Mun tái sinh bằng hạt và chồi;
nhất là chồi rễ bất định nằm ở gần gốc. Mun là loài cây ưa sáng, mọc chậm, sống
lâu năm (Phạm Hoàng Hộ, 1999).
2.2.3. Đặc điểm sinh thái
Theo Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên (2003), Trần Hợp (2002),
Nguyễn Hoàng Nghĩa (1999), Nguyễn Tiến Bân (2003), Vũ Văn Dũng (1987),

6



Le Comte H (1922- 1933), cây Mun mọc rải rác hay thành từng đám trong
trảng cây bụi cao rậm, chịu hạn, ở vùng núi đá vôi dưới 800 m. Đây là loài đặc
hữu của Việt Nam, đã phát hiện Mun tại Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng
Sơn, Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Bình, Khánh Hòa, Ninh Thuận,...(Bộ Khoa
học và Công nghệ, 2007).
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KỸ THUẬT TẠO CÂY CON TỪ HẠT
2.3.1. Trên thế giới
2.3.1.1. Nghiên cứu phương pháp xử lý hạt nảy mầm
Hạt của nhiều loài cây gỗ nảy mầm dễ dàng khi có điều kiện thuận lợi về độ
ẩm và nhiệt độ. Sự nảy mầm chậm trễ và không đều ở vườn ươm là một khó
khăn lớn trong sản xuất cây con. Tuy nhiên, hạt loài cây khác nhau sẽ có thời kỳ
ngủ ở mức độ khác nhau, cần áp dụng các biện pháp xử lý hạt để làm cho hạt nảy
mầm với tỷ lệ cao, đồng đều trong thời gian ngắn nhằm tiết kiệm được thời gian
và chi phí, thời gian tạo cây con. Xử lý hạt giống bằng cách ngâm vào nước ở
nhiệt độ phù hợp thì sẽ giúp quá trình nảy mầm của hạt được nhanh hơn và sẽ
loại trừ được những hạt có phẩm chất kém. Ở Ấn Độ, ngâm hạt trong khoảng từ
2 - 48 giờ tùy theo loài cây đã làm cho hạt Acacia mearnsii nảy mầm nhanh hơn
(Willan R.L., 1992). Hạt giống Căm xe mới thu hoạch, xử lý bằng nước lạnh, sau
thời gian 4-11 ngày tỉ lệ nảy mầm 70 – 90% (Troup RS and Joshi HB, 1983).
Cách xử lý nảy mầm hạt cây Giáng hương, theo Piewluang C. và Liengsiri
C. (1991) hạt ngâm trong H2SO4 đậm đặc khoảng 3 phút, tỷ lệ nảy mầm đạt 98%.
Hạt ngâm trong nước ấm khoảng 24 giờ hoặc chà sát hạt bằng giấy nhám, kết quả
nảy mầm cũng tốt. Hạt ngâm trong nước lạnh ở các thời gian 6, 24, 36 giờ, có tỷ
lệ nảy mầm nhanh hơn đối chứng, nhưng nói chung là thấp (Switachart S.,
Sakarinta B. 1972). Hạt ngâm trong nước 300C khoảng 8 giờ là thích hợp cho
Giáng hương (Liengsiri và Hellum, 1988). Như vậy, ngâm hạt trong H2SO4 cho
tỷ lệ nảy mầm cao nhất, tuy nhiên xử lý hạt bằng H2SO4 thì vừa nguy hiểm đến
tính mạng lại vừa tốn kém, nên việc nghiên cứu các biện pháp nảy mầm khác
nhằm nâng cao tỷ lệ nảy mầm của hạt giống và bảo đảm an toàn cho người lao
động cũng như đầu tư kinh phí không cao là điều cần thiết.

Trong phòng thí nghiệm, hạt giống Giáng hương được xử lý bằng nước
lạnh, bắt đầu nảy mầm vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 thì cho tỷ lệ nảy mầm cao

7


nhất, thời gian nảy mầm kết thúc ít nhất sau 2 tuần, tỷ lệ nảy mầm cao nhất có
thể đạt 73 - 85% (Kiengsiri C et al., 1990; Saw C. Doo, 1984).
2.3.1.2. Nghiên cứu phương pháp bảo quản hạt giống
Theo Troup và Joshi (1983), Sosef và cs (1998) cho biết hạt giống Căm xe
cất trữ trong bao vải để nơi khô ráo bảo quản được 3 tháng. Theo Coles J. F. và
Boyle T. J. B., 1999 khi nghiên cứu về quả và hạt Giáng hương thì thấy rằng quả
được thu hái khi mới chín tới và có màu nâu. Thu hái xong, quả được phơi trong
3 - 5 nắng, cất trữ tạm thời trong bao tải ở nơi râm mát, tách hạt bằng tay. Cất trữ
quả trong bao tải giữ được tỷ lệ nảy mầm ít nhất là 1 năm, cất trữ trong thùng kín
ở nhiệt độ trong phòng 200C - 300C có khả năng bảo quản lâu hơn. Có thể phơi
khô quả và hạt dưới ánh sáng trực xạ đến độ ẩm 5 - 8% trước khi cất trữ. Hạt để
trong chai, lọ hoặc túi nilon bịt kín cất trữ trong điều kiện lạnh 0 - 100C có thể
giữ được khả năng sống trong 3 năm (Saw C. Doo, 1993).
Như vậy, qua những nghiên cứu trên các tác giả cho thấy: Phương pháp xử
lý hạt nảy mầm chủ yếu và tốt nhất là dùng nhiệt độ kèm theo thời gian, ngoài ra
còn xử lý bằng H2SO4; đối với phương pháp bảo quản hạt chủ yếu là trong bao
vải, bao tải và bảo quản ở nhiệt độ 0 - 100C.
2.3.2. Ở Việt Nam
2.3.2.1. Nghiên cứu phương pháp xử lý hạt nảy mầm
Xử lý hạt nảy mầm là một trong những khâu quan trọng nhằm tạo được
nhiều cây mầm tốt nhất cho mỗi lô hạt. Năm 1996, Lê Đình Khả đã tiến hành thí
nghiệm các phương pháp xử lý nảy mầm khác nhau đối với hạt của một số cây
họ Đậu là Lim xanh, Lim xẹt và Ràng ràng, 7 công thức thí nghiệm được tiến
hành là để nguyên hạt ngâm nước lạnh 5 giờ, cắt một phần vỏ hạt ngâm nước

lạnh 5 giờ, cắt một phần vỏ hạt ngâm nước ấm 400C trong 5 giờ, không cắt vỏ hạt
nhúng nước sôi 30 giây, 1 phút, 2 phút sau đó ngâm nước lạnh 5 giờ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy hạt của cả 3 loài có tỷ lệ nảy mầm cao nhất khi cắt một phần
vỏ hạt ngâm trong nước ấm 400C (tỷ lệ nảy mầm của Lim xanh và Ràng ràng là
100%, Lim xẹt là 66,7%), hạt khi đã cất trữ qua tủ lạnh không nên dùng nước sôi
để xử lý.
Theo Lê Đình Khả (1996) đối với những hạt có vỏ cứng như hạt Gõ đỏ
(Afzelia xylocarpa) và Gõ mật (Sindora siamensis) cần dùng tác động cơ giới phá
bỏ một phần lớp vỏ cứng sau đó ngâm hạt vào nước có nhiệt độ 300C trong 48

8


giờ đạt tỷ lệ nảy mầm là 90,2% và 94% còn những hạt không xử lý thì có tỷ lệ
nảy mầm chỉ là 25% và 9%. Hạt Muồng hoa đào (Cassia javanica) được chà
nhám và ngâm trong nước ở 300C có tỷ lệ nảy mầm là 94% trong khi đối chứng
chỉ là 5%.
Theo Công ty giống và phục vụ trồng rừng (1995) thì trước khi gieo hạt
Giáng hương cần chà xát hạt, sau đó ngâm trong nước ấm 35 - 400C để nguội
dần, sau 8 giờ vớt ra ủ trong cát, đến khi hạt nứt nanh đem gieo vào bầu kích
thước 10 x 15 cm, độ sâu lấp đất 0,5 - 1,0 cm, thời gian nuôi cây trong vườn 8
tháng đến 1 năm. Trong ba tháng đầu mỗi ngày tưới 1 lần, lượng nước tưới 3 - 4
lít/m2 đối với bầu có kích thước 7 x 14cm, 15 ngày làm cỏ phá váng và tưới phân
chuồng hoai hoặc phân NPK pha loãng 1%, che bóng 50%. Dùng thuốc Boocđô
0,5 - 1,0% để phòng trừ bệnh thối cổ rễ. Theo Vũ Văn Cần (1981), trước khi
gieo nên ngâm hạt trong nước lã 1 ngày, vớt ra rắc đều trên mặt luống, lấp đất
mỏng và ủ cỏ khô. Nếu trời nắng phải tưới nước vào sáng sớm và chiều mát, giữ
cho mặt luống luôn ẩm. Khi cây ra lá thật thì tiến hành tỉa thưa theo cự ly cho cây
con 1 tuổi là 20 x 20cm, cho cây 1,5 tuổi là 25 x 25cm.
Phạm Văn Bốn (2011), nghiên cứu nhân giống cây Thanh thất thì thấy hạt

Thanh thất rất dễ xử lý nảy mầm, chỉ cần ngâm hạt trong nước lạnh hoặc nước ấm
(2 sôi + 3 lạnh) trong thời gian 8 giờ, sau đó đem đi ủ trong cát ẩm là được.
2.3.2.2. Nghiên cứu phương pháp bảo quản hạt giống
Phạm Quang Tuyến và Bùi Thanh Hằng (2011), nghiên cứu nhân giống
Chò xanh tại Tây Bắc cho thấy: Hạt giống sau khi được thu hái phải xử lý ngay,
hạt có thể bảo quản trong chum vại hoặc tủ lạnh sau 5 tháng hạt vẫn còn khả
năng nảy mầm, nhưng vào tháng thứ 5 sức nảy mầm của hạt đã bắt đầu giảm. Hạt
giống xử lý tốt nhất trong nước ấm 400C (2 sôi: 3 lạnh) ngâm trong 8 tiếng sau
đó vớt ra ủ khoảng 2 đến 3 ngày rồi đem gieo.
Theo Nguyễn Huy Sơn (2007), khi nghiên cứu về phương pháp bảo quản
hạt Giổi xanh cho thấy hạt Giổi thuộc nhóm hạt ưa ẩm, điều kiện bảo quản tốt
nhất là độ ẩm hạt phải đạt từ 27-33%, nhiệt độ môi trường bảo quản từ 5-150C,
trong điều kiện này có thể bảo quản được trong thời gian dài 9 tháng với tỷ lệ nảy
mầm đạt từ 55-71%, nếu ở độ ẩm 9,25% thì hạt hoàn toàn mất sức nảy mầm ngay
từ ban đầu, nếu độ ẩm của hạt dưới 15% thì hạt hoàn toàn mất sức nảy mầm
trong tháng thứ nhất, khi hạt ở độ ẩm cao (từ 20-33,6%) trong điều kiện nhiệt độ
phòng thì hạt hoàn toàn mất sức nảy mầm trong giai đoạn từ 3-6 tháng.

9


Hoàng Xuân Tý và Nguyễn Đức Minh (2011), nghiên cứu về cây Huỷnh và
cây Giổi kết quả cho thấy: Trong 3 phương pháp bảo quản hạt cây Huỷnh (bảo
quản thông thường; bảo quản lạnh; bảo quản trong cát) thì phương pháp bảo quản
trong cát ẩm 20% cho kết quả tốt nhất (tỷ lệ nảy mầm sau 3 tháng 65-70%). Hạt
Giổi xanh thu hái xong nên gieo ngay, nếu phải để lại thì nên bảo quản trong cát
ẩm 20% với tỷ lệ 1 hạt : 4 cát, không quá 3 tháng.
Hạt Giáng hương cất trữ trong các bao bịt kín ở điều kiện bình thường hoặc
nơi có nhiệt độ 4 - 60C hoặc trong hũ bịt kín sau 1 năm vẫn còn sức sống (Vũ
Văn Cần, 1981). Hạt Giáng hương có tỷ lệ nảy mầm ban đầu 70%, sau 5 tháng cất

trữ trong tủ lạnh 10 - 150C tỷ lệ nảy mầm vẫn còn 66% (Lê Đình Khả, 1996).
Hạt giống Thanh Thất có thể mất sức nẩy mầm sau 2-3 tháng ở điều kiện
thông thường, còn khi được bảo quản trong môi trường lạnh ở nhiệt độ 100C thì
sau 12 tháng tỷ lệ nẩy mầm còn 70% (Phạm Văn Bốn và cs, 2012).
Nguyễn Thị Hải Hồng và cs (2013), nghiên cứu chọn, nhân giống và kỹ
thuật gây trồng Dầu rái (Dipterocarous alatus Roxb.) và Sao đen (Hopea odorata
Roxb.) cho thấy hạt Dầu rái nảy mầm tốt nhất ở 20 - 250C, còn nhiệt độ tồn trữ
hạt tốt nhất là ở 5 - 100C, trong khi đó hạt Sao đen cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất ở
nhiệt độ phòng (96,7%) và 200C (93,3%), nhiệt độ tồn trữ duy trì khả năng nảy
mầm lâu nhất là ở 100C sau 180 ngày tồn trữ.
Qua nghiên cứu trên các tác giả cho thấy: Phương pháp xử lý hạt nảy mầm
chủ yếu là dùng nhiệt độ kèm theo thời gian; đối với phương pháp bảo quản chủ
yếu là trong bao tải, chum vại, tủ lạnh ở nhiệt độ 5 - 150C, từ đó rút ra được
phương pháp xử lý hạt nảy mầm và bảo quản hạt tốt nhất cho từng loài nghiên cứu.
2.3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng
của cây con từ hạt trong vườn ươm
Đối với công tác gieo ươm cây thân gỗ, trong giai đoạn cây mầm và cây
con được coi là giai đoạn khó khăn nhất đời sống của cây, do đó các nhà lâm học
chủ yếu quan tâm đến ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái như ánh sáng, hỗn
hợp ruột bầu, chế độ tưới nước và chế độ chăm sóc đến sinh trưởng của cây con
và tiêu chuẩn cây giống xuất vườn.
Theo Vương Hữu Nhi (2002) đã tiến hành gieo ươm Căm xe ở Krông Năng
với các mức độ che bóng khác nhau, che bóng 0%, 25%, 50%, 75%. Kết quả cho

10


thấy cây con 3 và 5 tháng tuổi ở tỉ lệ che bóng 50% cây sinh trưởng tốt nhất, 7 tháng
tuổi ở tỉ lệ giàn che 25% cây con sinh trưởng tốt hơn.
Mức độ che sáng khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của Dẻ đỏ, Dẻ đỏ

giai đoạn 0-1 tuổi che 75% ánh sáng trực xạ thì tỷ lệ cây sống đạt tới 100%. Dẻ
đỏ giai đoạn 1-2 tuổi che 50% ánh sáng trực xạ thì tỷ lệ cây sống đạt rất cao từ
98,89% - 100%, nhu cầu che ánh sáng trực xạ ở 2 độ tuổi khác nhau đều cho tỷ lệ
sống là khác nhau, Dẻ đỏ 0-1 tuổi nhu cầu che ánh sáng trực xạ cao hơn so với 12 tuổi (Hà Thị Hiền, 2008).
Mức độ che sáng phù hợp với Thanh thất trong điều kiện vườn ươm, giai
đoạn 6 tháng tuổi là từ 25-50%. Hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh
trưởng của cây Thanh thất trong giai đoạn gieo ươm 6 tháng tuổi. Hai công thức
hỗn hợp ruột bầu có hiệu quả tương đương nhau, vượt trội so với công thức đối
chứng và các công thức khác là 90% đất + 10% phân bò hoai hoặc 89% đất + 10%
phân bò hoai + 1% phân vi sinh (Phạm Văn Bốn, 2011).
Khi gieo ươm cây con Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai) có thể
cải thiện tình trạng dinh dưỡng của ruột bầu bằng cách trộn thêm vào các loại
phân NPK 16:16:8; phân Super photphat 1%, phân hữu cơ hoai là 15 - 20% sẽ
giúp cây con sinh trưởng tốt hơn trong giai đoạn 6 tháng (Nguyễn Văn Thêm
và Phạm Thanh Hải, 2004). Khi thử nghiệm liều lượng phân super lân từ 0 10% (so với trọng lượng bầu) để bón cho cây con Dầu song nàng thì kết quả
cho thấy liều lượng 3% cây sinh trưởng tốt hơn. Đối với liều lượng NPK từ 0 6% thì mức bón thích hợp là từ 1 - 3% đối với Dầu song nàng (Nguyễn Tuấn
Bình, 2002).
Nguyễn Huy Sơn và Nguyễn Văn Tiến (2012), nghiên cứu ảnh hưởng của
phân bón và ánh sáng đến sinh trưởng của cây Re gừng trong giai đoạn vườn
ươm đã rút ra kết luận rằng cây con được bón thúc bằng cách tưới phân NPK (tỷ
lệ 5:10:3) với nồng độ 5% (100g NPK hoà tan trong 2 lít nước) có tỷ lệ sống và
khả năng sinh trưởng tốt hơn tưới nước phân chuồng ngâm và không bón thúc
(Đối chứng). Trong 2 tháng đầu cây con Re gừng thích hợp ở tỷ lệ che sáng 50%,
nhưng sau đó thích hợp với tỷ lệ che sáng 25%. Phương thức trồng có thể nuôi
cây trong vườn ươm từ 6-9 tháng.
Phạm Quang Tuyến và Bùi Thanh Hằng (2011), nghiên cứu nhân giống
Chò xanh tại Tây Bắc cho thấy, thành phần ruột bầu tốt nhất cho cây con Chò

11



xanh trong giai đoạn vườn ươm 4 tháng tuổi với công thức 90% đất + 7% phân
chuồng hoai + 3% phân lân.
Theo Đỗ Anh Tuân (2013a), nghiên cứu ảnh hưởng của che sáng và thành
phần ruột bầu đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con Giổi ăn hạt (Michelia
tonkinensis A.Chev) cho rằng các nhân tố che sáng và thành phần ruột bầu có
ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Giổi ăn hạt ở giai đoạn vườn
ươm. Việc che sáng có ảnh hưởng rõ rệt đối với cả tỷ lệ sống và sinh trưởng
đường kính gốc và chiều cao vút ngọn. Mức che sáng phù hợp biến động theo
giai đoạn tuổi của cây con Giổi ăn hạt. Ở giai đoạn 4 tháng tuổi mức che sáng
75% là phù hợp nhất, đến giai đoạn 6 và 8 tháng tuổi thì mức che sáng tốt nhất là
50%. Trộn thêm phân bón vào đất mặt làm ruột bầu nuôi cây chưa ảnh hưởng rõ
đối với chỉ tiêu tỷ lệ sống, nhưng có tác dụng làm tăng sinh trưởng về đường
kính gốc và chiều cao vút ngọn của cây con Giổi ăn hạt, trong đó công thức ruột
bầu tạo từ 95% đất mặt và 5% phân vi sinh có ảnh hưởng tốt nhất với các chỉ tiêu
sinh trưởng chiều cao và đường kính gốc.
Những kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu về ánh sáng, phân bón là rất
cần thiết cho cây trong vườn ươm. Tuy nhiên để xác định được tỷ lệ che bóng
và lượng phân bón có hiệu quả, tiết kiệm chi phí thì phải thử nghiệm các công
thức với tỷ lệ khác nhau để chọn ra được tỷ lệ che sáng và mức bón phân phù
hợp hơn.
Qua các nghiên cứu trên, các tác giả đều cho thấy vai trò quan trọng của các
nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây con trong vườn
ươm, với các công thức thử nghiệm nhân tố ánh sáng (các tỷ lệ che sáng khác
nhau), nhân tố phân (hỗn hợp ruột bầu khác nhau) thì các tác giả đều rút ra được
công thức tốt hơn cả cho cây sinh trưởng, phát triển với loài nghiên cứu. Mặc dù
nước có vai trò rất quan trọng nhưng trong các nghiên cứu trên thì nhân tố nước
chưa được đề cập nghiên cứu.
2.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÂY MUN
Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997), trong công trình nghiên cứu “Bảo tồn

nguồn gen cây rừng”; có đề cập đến Mun như là loài cây cần được quan tâm
trong công tác bảo tồn nguồn gen. Với các mô tả về hình thái, phân bố của loài
đã được tác giả mô tả cũng như một vài đặc điểm về tái sinh tự nhiên của loài.

12


Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa và Phí Hồng Hải (2011) đã nghiên cứu công tác
bảo tồn nguồn gen cây rừng giai đoạn 1996 - 2010 cho thấy: Trong giai đoạn
2000 - 2005 Mun đã được bảo tồn tại Trung tâm nghiên cứu giống ở Cầu HaiPhú Thọ. Ngoài ra, trong giai đoạn 2000 - 2010 tại các quần thể Mun cần được
bảo tồn đã xây dựng 1,1 ha Mun ở Lang Hang- Lâm Đồng và ở Yên Bái. Mun
với diện tích 300 ha rừng tự nhiên chủ yếu ở Cam Ranh- Khánh Hòa, đây được
coi là một nơi có thể cung cấp nguồn giống phong phú để mở rộng gây trồng cho
các vùng khác.
Theo Phùng Văn Phê và Nguyễn Văn Lý (2009), khi điều tra đánh giá sơ bộ
hệ thực vật ở KBTTN Hang Kia – Pà Cò, tỉnh Hoà Bình đã cho thấy hệ thực vật
ở KBTTN Hang Kia - Pà Cò không những đa dạng về thành phần loài mà còn đa
dạng về giá trị sử dụng tài nguyên rừng, đa dạng các loài cây bị đe doạ. Ở khu
vực khảo sát đã ghi nhận được 42 loài thực vật đang bị đe doạ. Trong đó có 35
loài thực vật được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), với 15 loài đang nguy
cấp điển hình như Pơ mu (Fokienia hodginsii), Bách xanh (Calocedrus
macrolepis), Mun (Diospyros mun)...13 loài được xếp trong Danh lục Sách đỏ
thế giới IUCN (1998) trong đó có 1 loài rất nguy cấp là Mun (Diospyros mun).
Mun phân bố lác đác ở một số điểm thuộc xã Pà Cò và Cun Pheo thuộc phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt của KBTTN; Chưa gặp cây lớn, chỉ bắt gặp một số cây nhỏ
hoặc cây tái sinh, tình trạng bảo tồn của loài ở KBTTN này là rất thấp.
Theo Do Anh Tuan et al. (2008), khi điều tra khảo sát tại KBTTN Ngọc
Sơn- Ngổ Luông- Hòa Bình thấy rằng có 28 loài được liệt kê trong cuốn sách
này, trong đó, xác nhận có một loài cực kỳ nguy cấp của IUCN (2008) là
Diospyros mun được nhóm tác giả mô tả.

Theo báo cáo tổng kết của khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Tuyên Quang
(2009) thì khu bảo tồn này còn khoảng 68% diện tích là rừng ẩm nhiệt đới vẫn còn
ở tình trạng nguyên sinh hoặc chỉ thay đổi chút ít bởi sự tác động của con người.
Trong đó có khoảng 70% là rừng trên núi đá vôi. Cho đến nay đã xác định được
trên 2.000 loài thực vật, trong đó có nhiều loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam
như Trai (Garcinia fragraeoides), Mun (Diospyrus mun), Nghiến
(Burretiodendron hsienmu), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Đinh (Markhamia
stipulata), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Hoàng đàn (Cupressus torulosa).
Theo Trương Quang Bích (2008) trong khi nghiên cứu về loài Mun
(Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte), tác giả đã rút ra một số kết quả như sau:
Mật độ Mun trên toàn bộ diện tích rừng tại Cúc Phương không cao 29,3 cây/km2,

13


phân bố chủ yếu ở núi đá vôi (99,3%), mọc trên đất Renzin màu xám vàng phát
triển trên đá vôi, độ dày tầng đất trung bình, có số lượng cây tái sinh là 275
cây/ha. Tuy nhiên đề tài chưa nghiên cứu sâu về các đặc điểm sinh học và kỹ
thuật tạo cây con của loài Mun mà mới chỉ nghiên cứu một cách khái quát về một
số ít đặc điểm sinh vật học của Mun.
Theo Phạm Quang Tùng (2013), khi nghiên cứu quản lý đa dạng sinh học
tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình, kết quả nghiên cứu cho thấy có
loài Mun (Diospyros mun) được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở mức độ
nguy cấp EN A1c,d, B1 + 2a và ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2012) ở mức độ
cực kỳ nguy cấp A1cd.
Theo Văn bản số 4428/BNN-TCLN về việc lấy ý kiến tham vấn Dự thảo
Nghị định thay thế Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật, động vật
hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Trong Dự thảo đã bổ sung thêm nhiều loài, trong
đó có loài Mun (Nghị định 32/2006/NĐ-CP không có loài này) nêu rõ loài Mun
là thực vật hoang dã nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Như vậy, các nghiên cứu về cây Mun ở trên cho thấy ở các khu vực nghiên
cứu xác định có loài Mun phân bố và xác định được tầm quan trọng của loài
(trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới IUCN).
Năm 2012 đã có công trình nghiên cứu về một số biện pháp kỹ thuật gieo
ươm và chăm sóc cây Mun (Diospyros mun A.Chev.ex Lecomte) trong giai đoạn
06 tháng tuổi ở vườn ươm của tác giả Lê Thanh Hồng (2012), kết quả nghiên cứu
cho thấy:
- Về một số chỉ tiêu gieo ươm của hạt cây Mun thu hái tại tỉnh Ninh
Thuận vào tháng 9- 10/2010 và cất trữ hạt ở tủ lạnh với nhiệt độ khoảng 160C
cho thấy, hạt Mun có độ thuần rất cao (99,04%), lượng nước chứa trong hạt khá
thấp (15,5%) nên có thể áp dụng phương pháp cất trữ khô. Tỷ lệ nảy mầm của
hạt rất cao (97,83%), hạt có sức sống rất tốt với năng lực nảy mầm của hạt là
71,75%, tỷ lệ cây con sản xuất thuộc loại trung bình (79,76%), mặc dù hạt có sức
sống tốt nhưng do hạt mỏng, nhẹ, cây mầm yếu nên khả năng sống sót sau khi
gieo bị hạn chế.
- Hạt Mun dễ nảy mầm và chỉ cần xử lý đơn giản bằng nước ấm (70oC) là có
thể cho tỷ lệ nảy mầm rất cao (98,0%), với thời gian bắt đầu nảy mầm là 4-5 ngày và
thời gian kết thúc nảy mầm từ 10 - 14 ngày. Như vậy, ta thấy thời gian nảy mầm của

14


×